intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lâm nghiệp: Nghiên cứu tình trạng, sinh thái và bảo tồn loài voọc quần đùi trắng (Trachypithecus delacouri (Osgood, 1932)) tại khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:20

4
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lâm nghiệp "Nghiên cứu tình trạng, sinh thái và bảo tồn loài voọc quần đùi trắng (Trachypithecus delacouri (Osgood, 1932)) tại khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình" được nghiên cứu với mục tiêu: Cung cấp dẫn liệu khoa học và cập nhật về kích thước quần thể, cấu trúc đàn và các đặc điểm sinh thái, tập tính xã hội làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp quản lý và bảo tồn lâu dài quần thể VQĐT tại khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long - Ninh Bình.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lâm nghiệp: Nghiên cứu tình trạng, sinh thái và bảo tồn loài voọc quần đùi trắng (Trachypithecus delacouri (Osgood, 1932)) tại khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình

  1. BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP ------------------------- LÂM NGHIỆP PHẠM GIA THANH NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG, SINH THÁI VÀ BẢO TỒN LOÀI VOỌC QUẦN ĐÙI TRẮNG (Trachypithecus delacouri (Osgood, 1932)) TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN ĐẤT NGẬP NƯỚC VÂN LONG, HUYỆN GIA VIỄN, TỈNH NINH BÌNHNGỌC HOÀN Ngành: Quản lý tài nguyên rừng Mã số: 9620211 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LÂM NGHIỆP G ƯỜI HƯỚ Hà Nội, 2024
  2. Luận án được hoàn thành tại: Trường Đại học Lâm nghiệp Người hướng dẫn: PGS.TS. Đồng Thanh Hải TS. Nguyễn Vĩnh Thanh Phản biện 1:......................................................................................................... Phản biện 2:......................................................................................................... Phản biện 3:......................................................................................................... Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp cơ sở tại: Trường Đại học Lâm nghiệp Vào hồi..........giờ..........ngày..........tháng.........năm.......... Có thể tìm hiểu luận án tại: -Thư viện Trường Đại học Lâm Nghiệp - Thư viện Quốc gia Việt Nam
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của luận án Voọc quần đùi trắng (Trachypithecus delacouri) (VQĐT) là loài linh trưởng đặc hữu của Việt Nam. Loài này được phân loại là linh trưởng quý hiếm, đặc hữu của riêng Việt Nam nhưng cũng là loài bị đe dọa ở mức "cực kỳ nguy cấp" trong Danh mục đỏ quốc tế IUCN. VQĐT liên tục được xếp hạng trong số các loài linh trưởng bị đe dọa cao nhất (Nadler et al., 2015; Schwitzer et al., 2015). KBTNĐNN Vân Long thuộc huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình được thành lập năm 2001 với mục đích chính là bảo tồn quần thể VQĐT và các giá trị đa dang sinh học khác ở đây. Khu bảo tồn được thiên nhiên kiến tạo là một khu vực núi đá vôi có thảm thực vật bao phủ và có vách đá dựng đứng được bao bọc bởi đầm nước tạo nên địa hình lý tưởng, bảo đảm an toàn cho sự sống sót của loài Voọc này [6, 7]. Tuy nhiên, sống trên một khu vực rừng bị cô lập và thường xuyên bị con người tác động, quần thể linh trưởng quý hiếm này đang bị đe dọa biến mất do sinh cảnh có nguy cơ bị thu hẹp bởi sự hiện diện của con người và các hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên, phát triển kinh tế ngày càng nhiều.Về nghiên cứu đặc điểm sinh thái, tập tính của VQĐT, đa số các nghiên cứu trước đây được thực hiện trong điều kiện nuôi nhốt [83, 89]. Các nghiên cứu trong thiên nhiên hoang dã rất ít và chủ yếu là nghiên cứu về tình trạng, cấu trúc quần thể hay các đặc điểm sử dụng vùng sống của loài. Một số nghiên cứu về tập tính, cấu trúc đàn, sinh thái thức ăn đã được thực hiện bởi Nguyễn Vĩnh Thanh, 2008 [48]; Workman, 2010 [116]; Agmen, 2014 [55] nhưng còn hạn chế đề cập tới cấu trúc xã hội và sinh cảnh của loài VQĐT. Ở KBTTNĐNN Vân Long, hầu hết những nghiên cứu đã được thực hiện cách đây gần một thập kỷ. Trong những năm gần đây, chưa có công trình nghiên chuyên sâu nào được thực hiện về tình trạng quần thể, đặc điểm sinh thái và bảo tồn của loài. Đây là những vấn đề cấp thiết hiện nay, vì các đặc điểm sinh thái và tập tính của VQĐT tại KBTTNĐNN Vân Long còn chưa đầy đủ gây khó khăn cho công tác bảo tồn loài một cách hiệu quả. Trong khi đó, loài VQĐT vẫn đang chịu áp lực từ các hoạt động của con người như khai thác trái phép tài nguyên thiên nhiên, sử dụng đất không bền vững, khai thác đá vôi sản xuất xi măng,… Xuất phát từ thực tế trên, để cập nhật những thông tin khoa học về hiện trạng, vùng phân bố và các tác động đến loài VQĐT nhằm góp phần vào công tác quản lý và bảo tồn loài tại Khu BTTNĐNN Vân Long – Ninh Bình, nghiên cứu sinh (NCS) tiến hành thực hiện luận án nghiên cứu: “Nghiên cứu tình trạng, sinh thái và bảo tồn loài Voọc quần đùi trắng (Trachypithecus delacouri (Osgood, 1932)) tại khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình”. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Cung cấp dẫn liệu khoa học và cập nhật về kích thước quần thể, cấu trúc đàn và các đặc điểm sinh thái, tập tính xã hội làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp quản lý và bảo tồn lâu dài quần thể VQĐT tại khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long - Ninh Bình. 2.2. Mục tiêu cụ thể 1) Cập nhật thông tin về kích thước quần thể, sự phân bố và cấu trúc đàn VQĐT tại vùng nghiên cứu 2) Mô tả một số tập tính xã hội, đặc điểm sinh cảnh và thức ăn của loài tại vùng nghiên cứu 3) Xác định các đe dọa trực tiếp và đánh giá sự ảnh hưởng của các đe dọa này đến loài và sinh cảnh của chúng 4) Đề xuất các giải pháp quản lý nhằm bảo tồn và phát triển bền vững quần thể VQĐT ở KBTTNĐNN Vân Long 3. Phạm vi, giới hạn nghiên cứu Điều tra thực địa được thực hiện trong ranh giới của Khu BTTNĐNN Vân Long – huyện Gia Viễn – tỉnh Ninh Bình. Phỏng vấn, tham vấn được thực hiện tại các xã trong vùng lõi của KBT. 4. Những đóng góp mới của luận án
  4. 2 Luận án đã cập nhật số liệu về kích thước, phân bố và cấu trúc xã hội của quần thể Voọc quần đùi trắng tại khu vực nghiên cứu. Luận án đã ghi nhận một số tập tính mới của loài Voọc quần đùi trắng như: tập tính uống nước, chăm sóc hộ con non và tập tính giao phối của loài Voọc quần đùi trắng. Luận án đã xác định được các dạng sinh cảnh chính và mô tả được cấu trúc lâm học các dạng sinh cảnh của Voọc quần đùi trắng tại khu vực nghiên cứu. Luận án đã cập nhật và phân tích về các mối đe dọa hiện tại đối với loài VQĐT và đề xuất các giải pháp nhằm giảm thiểu các mối đe dọa đó. Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Trên cơ sở tổng quan các công trình nghiên cứu đã công bố trên thế giới và trong nước theo các chủ điểm (1) Kích thước quần thể và phân bố của Voọc quần đùi trắng, (2) Tập tính và cấu trúc xã hội, (3) Thức ăn và tập tính ăn, (4) Sinh cảnh và sự suy thoái sinh cảnh, (5) Các tác động đe dọa quần thể, (6) Các công trình nghiên cứu về bảo tồn loài. Từ những kết luận được rút ra trong quá trình nghiên cứu tổng quan, cho phép luận án xác định các vấn đề sau: Loài Voọc này đang đứng trước nhiều nguy cơ đe dọa như: hoạt động săn bắn lấy các bộ phận của chúng làm thuốc và nạn khai thác tài nguyên núi đá vôi, khai thác rừng bừa bãi. “Hơn một nửa số tiểu quần thể Voọc đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi tình trạng săn bắn", Tilo Nadler - Giám đốc Trung tâm Cứu hộ linh trưởng nguy cấp (EPRC) thành lập 10 năm trước để thúc đẩy bảo tồn VQĐT: "Sự mất sinh cảnh và xé nhỏ các quần thể hiện có làm cho chúng càng dễ tuyệt chủng". [95]. Bên cạnh đó, nhà máy xi-măng công suất 2,7 triệu tấn/năm hoạt động gần kề ngay phía Đông Nam của khu bảo tồn. Nổ mìn, phá đá làm đường, khói bụi từ nhà máy đến khu bảo tồn phủ lên rừng cây, vách đá, mặt nước... gây nên những hậu quả môi trường ảnh hưởng đến loài rất khó kiểm soát. Đồng thời, việc ngăn chặn suy giảm diện tích rừng hay diện tích sinh cảnh, nhất là nạn khai thác đá, xâm lấn để trồng trọt và chăn nuôi hay việc quy hoạch vùng nghỉ dưỡng sinh thái phục vụ du lịch cho Vân Long – Ninh Bình cũng rất quan trọng trong phương án bảo tồn loài. Tổng kết các công trình nghiên cứu cho thấy, trong thiên nhiên Việt Nam ước tính chỉ còn khoảng 270-302 cá thể VQĐT [96, 97]. Đã thế, chúng sống rất phân tán với 49-53 nhóm và điều đó đồng nghĩa với rất ít cơ hội cho chúng quần tụ để bảo vệ lẫn nhau và phối giống duy trì giống nòi. “Có tới 60% trong tổng số các cá thể VQĐT sinh sống trong các tiểu quần thể bị cách ly với số cá thể của mỗi tiểu quần thể tối đa chỉ khoảng 20 cá thể” [94], khả năng giao phối cận huyết có thể xảy ra. Vì thế về di truyền, chất lượng giống nòi cũng có nguy cơ suy giảm. Tình trạng các tiểu quần thể bị cách ly và áp lực săn bắn mạnh đang là mối đe dọa trước mắt nguy hiểm nhất đối với sự sống sót của loài này trong thiên nhiên bảo vệ rừng, chống săn bắn và xử lý nghiêm những người vi phạm để hạn chế các tác động tiêu cực đến loài là một trong những giải pháp đặt ra cho các đơn vị và tổ chức chính quyền. Quần thể VQĐT hiện đang ở mức báo động cao và có nguy cơ bị diệt vong nếu không được bảo vệ bằng các biện pháp phù hợp. Do đó, cần sự vào cuộc của các cấp, ngành và toàn bộ người dân để bảo vệ đa dạng sinh học nơi đây. Mặc dù đã có quá trình nghiên cứu khá dài về loài VQĐT nhưng kết quả nghiên cứu về hiện trạng quần thể trong một vài năm trở lại đây hầu như là chưa xuất hiện, các dẫn liệu khoa học nghiên cứu về tập tính xã hội của loài này còn rất hạn chế. Đặc biệt, những nghiên cứu này mới chỉ bắt đầu trong những năm gần đây với thời gian nghiên cứu chưa đủ dài và chưa có nhiều tư liệu khoa học được công bố một cách có hệ thống. Từ những lập luận tổng quát nêu trên cho thấy thực hiện luận án “Nghiên cứu tình trạng, sinh thái và bảo tồn loài Voọc quần đùi trắng (Trachypithecus delacouri (Osgood, 1932)) tại khu BTTN đất ngập nước Vân Long, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình” sẽ có ý nghĩa khoa học và thực tiễn để khắc phục những khoảng khuyết khoa học dẫn chứng trong tổng quan. Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Nội dung nghiên cứu 2.1.1. Nghiên cứu kích thước, cấu trúc và đặc điểm phân bố của loài VQĐT 2.1.2. Các hoạt động chính trong ngày và một số tập tính xã hội của loài VQĐT
  5. 3 2.1.3. Thành phần thức ăn và đặc điểm sinh cảnh của loài VQĐT 2.1.4. Các mối đe dọa đến quần thể Voọc quần đùi trắng 2.1.5. Đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát triển bền vững loài 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Phương hướng giải quyết vấn đề của luận án Luận án xuất phát từ việc kế thừa, thu thập các thông tin và tài liệu đã có, trên cơ sở phỏng vấn các đối tượng liên quan, theo kết quả nghiên cứu và điều tra thực địa và thu thập các số liệu cần thiết, luận án xác định phương hướng giải quyết các vấn đề nghiên cứu được tóm tắt trong hình 3.1 (trang 36 của luận án). 2.2.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu chung bao gồm: (1)Phương pháp kế thừa số liệu; (2)Phương pháp phỏng vấn; (3)Phương pháp xác định kích thước quần thể, cấu trúc; (4) Phương pháp nghiên cứu đặc điểm sinh thái thức ăn của loài VQĐT; (5)Phương pháp nghiên cứu đặc điểm sinh cảnh (6)Phương pháp đánh giá các mối đe dọa Thực hiện theo phương pháp của Margoluis và Salafsky (2001), trên cơ sở xếp hạng và cho điểm từ 1 đến n, sau đó sắp xếp giảm dần theo mức độ ảnh hưởng của các mối đe dọa theo 3 tiêu chí: (1) Diện tích, (2) cường độ và (3) tính cấp thiết của mối đe dọa (7) Phương pháp xử lý số liệu Phân tích và xử lý số liệu dựa trên việc ứng dụng các phần mềm thông thường: Mapinfo 15.5 và ArcGIS 10.1 cho việc phân tích, xử lý và thể hiện các điểm ghi nhận Voọc trên bản đồ số,… Phân tích thống kê được ứng dụng và xử lý thông qua phần mềm SPSS 20.0 và ứng dụng các phần mềm khác như Word, Excel,… Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Kích thước, cấu trúc và phân bố quần thể Voọc quần đùi trắng 4.1.1. Kích thước quần thể Nghiên cứu đã ghi nhận tổng số 25 đàn với 212 cá thể VQĐT tại khu vực nghiên cứu. Kích thước đàn dao động từ 4 đến 22 cá thể. Kích thước trung bình là 8,5 cá thể/ đàn. Tỷ lệ con đực trưởng thành so với con cái trưởng thành là 1:1,4. Tỷ lệ con chưa trưởng thành so với con cái trưởng thành là 1:3,1. Tỷ lệ con trưởng thành so với con chưa trưởng thành là 6,1:1 (Bảng 4.1) Bảng 4.1. Kích thước và cấu trúc các đàn VQĐT tại khu vực nghiên cứu Tỉ lệ cấu trúc đàn Tổng số cá thể quan sát, điều tra phỏng vấn Tổng số Số đàn Tổng số cá thể ĐTT: Chưa TT: TT: Chưa (Kí hiệu) Cái Con Con sơ Con TT Đực TT cá thể ước tính CTT CTT TT TT non sinh CXĐGT QS Đàn 1 2 2 0 0 0 4 5 1:1 0:4 4:0 Đàn 2* - - - - - - 6 - - - Đàn 3 1 2 1 0 3 7 7 1:2 1:2 7:1 Đàn 4 1 3 0 0 0 4 4 1:3 0:3 4:0 Đàn 5 2 3 0 0 2 7 7 1:1,5 0:3 7:0 Đàn 6 2 4 0 0 0 6 6 1:2 0:4 6:0 Đàn 7 2 3 0 1 2 8 8 1:1,5 1:3 7:1 Đàn 8 5 6 2 0 2 15 15 1:1,2 1:3 6,5:1 Đàn 9 1 5 1 1 0 8 8 1:5 1:2,5 3:1 Đàn 10 3 5 1 0 0 9 9 1:1,67 1:5 8:1 Đàn 11 3 6 2 1 0 12 12 1:3 1:3 3:1 Đàn 12** 4 5 3 1 0 13 15 1:1,25 1:1,25 2,25:1
  6. 4 Tỉ lệ cấu trúc đàn Tổng số cá thể quan sát, điều tra phỏng vấn Tổng số Số đàn Tổng số cá thể ĐTT: Chưa TT: TT: Chưa (Kí hiệu) Cái Con Con sơ Con TT Đực TT cá thể ước tính CTT CTT TT TT non sinh CXĐGT QS Đàn 13** 7 5 3 0 3 18 22 1:0,71 1:1,67 5:1 Đàn 14** 4 0 0 0 0 4 4 4:0 0:4 4:0 Đàn 15 2 5 0 1 0 8 8 1:2,5 1:5 4:0 Đàn 16** 2 4 2 2 0 10 10 1:2 1:1 1,5:1 Đàn 17 2 2 1 0 0 5 5 1:1 1:2 4:1 Đàn 18 2 4 0 0 0 6 6 1:2 0:4 6:0 Đàn 19 1 5 0 0 0 6 1:5 0:5 6:0 6 Đàn 20 4 3 1 0 3 11 1,3:1 1:3 10:1 11 Đàn 21 2 0 0 0 5 7 2:0 0:0 7:0 8 Đàn 22* - - - - - - 7 - - - Đàn 23 1 3 0 0 0 4 1:3 0:3 4:0 4 Đàn 24 4 5 2 0 1 12 1:1,25 1:2,5 4,5:1 12 Đàn 25* - - - - - - 5 - - - Đơn vị 1* - - - - - - 1 - - - Đơn vị 2* - - - - - - 1 - - - Tổng 57 80 19 7 21 184 212 1:1,4 1:3,1 6,1:1 Mean±SD 2,1±1,7 3±2,1 0,7±1 0,3±0,5 1,4±1,6 6,8±4,8 7,9±4,5 Ghi chú: (*) Thông tin do phỏng vấn; (**) Đàn tập trung quan sát; TT – Trưởng thành; CXĐGT – Chưa xác định giới tính; QS – Quan sát; ĐTT – Đực trưởng thành; CTT – Cái trưởng thành So sánh thống kê số lượng cá thể VQĐT trong nghiên cứu này với kết quả ghi nhận vào các năm 2000 - 2008 – 2010- 2011- 2018 [70] cho thấy số lượng cá thể có sự thay đổi theo chiều hướng gia tăng, từ 53 cá thể năm 2000, đến 100 cá thể năm 2010, đến 184 cá thể năm 2018 và đến nay là 212 cá thể. Trong đó có 184/212 cá thể được quan sát trực tiếp với 158 cá thể trưởng thành, 26 cá thể chưa trưởng thành (trong số này có 19 con non và 7 con sơ sinh) Bảng 4.2. So sánh số lượng đàn và cá thể của loài VQĐT tại Vân Long với một số KBT khác Địa điểm Thời gian điều tra VQG CP KBTTN Pù Luông KBTTN Vân Long Kết quả điều tra năm 2002 SL đàn 4-5 8-9 7-10 [89] SL cá thể 20-25 40-45 52-67 Kết quả điều tra năm 2011 SL đàn 2 6-7 14 [92] SL cá thể 8-11 31-38 137-147 Trong nghiên cứu này (2022) SL đàn Chưa có báo cáo Chưa có báo cáo 25 SL cá thể 184-212 Kết quả so sánh trên cho thấy: Chỉ có quần thể VQĐT tại Vân Long là đang có xu hướng phát triển và mở rộng quần thể cả về số lượng đàn và cá thể qua các năm trong vòng 20 năm số lượng đàn đã tăng lên gấp 2-3 lần và số lượng cá thể đã tăng lên gấp 3-4 lần. Điều này phần nào đã phản ánh công tác bảo vệ và bảo tồn loài trong khu vực đang phát huy hiệu quả tốt 4.1.2. Cấu trúc quần thể VQĐT 4.1.2.1. Cấu trúc quần thể
  7. 5 Kết quả quan sát và ghi nhận các hoạt động của VQĐT tại khu vực nghiên cứu đã xác định trong tổng số 212 cá thể Voọc có đầy đủ các độ tuổi và giới tính khác nhau, cụ thể có 57 con đực trưởng thành, 80 con cái trưởng thành, 21 con trưởng thành chưa xác định giới tính, 19 con non (con non ghi nhận bắt gặp cả 12 tháng trong năm, dễ bắt gặp vào tháng 1 đến tháng 3), 7 con sơ sinh còn bám mẹ (Con sơ sinh phát hiện vào hầu hết các tháng trong năm) Cấu trúc quần thể VQĐT tại Vân Long tính đến 6/2022 80 80 57 60 40 19 21 20 7 0 Đực TT Cái TT Con non Con sơ sinh Con TT CXĐGT Hình 4.2. Biểu đồ cấu trúc quần thể VQĐT theo giới tính và độ tuổi So sánh kết quả nghiên cứu của Nguyễn Vĩnh Thanh (2008) [48], số đàn xác định tại Vân Long trong nghiên cứu này (2022) là 25 đàn nhiều hơn 14 đàn so với nghiên cứu năm 2008, trong đó đàn có số lượng nhiều nhất là 15 cá thể và thấp nhất là 3 cá thể so với kết quả trong nghiên cứu này đàn lớn nhất là 22 cá thể và nhỏ nhất là 4 cá thể. 4.1.2.2. Cấu trúc xã hội Cấu trúc xã hội của VQĐT được ghi nhận tại khu vực nghiên cứu là một đực nhiều cái, nhiều đực nhiều cái và các đàn toàn đực. Cụ thể như sau: (1) Đàn gồm nhiều con đực và nhiều cái: Do không phân biệt được cá thể đực trưởng thành và cá thể đực chưa trưởng thành nên tổng số có 16 đàn VQĐT được ghi nhận là nhiều đực - nhiều cái, bao gồm từ 2 - 7 đực, 2 - 6 con cái và 0 - 3 con non (Hình 4.3). Kích thước dao động từ 4 - 22 cá thể. Kích thước trung bình đàn nhiều đực nhiều cái là 10,1 cá thể/đàn. (2) Đàn gồm 01 con đực và nhiều con cái: Tổng số có 5 đàn VQĐT được ghi nhận là một đực nhiều cái, bao gồm 01 đực, 2 - 5 con cái và 0 - 4 con non và sơ sinh (Hình 4.4 - 4.5). Kích thước dao động từ 4 - 8 cá thể. Kích thước trung bình đàn một đực nhiều cái 5,8 cá thể/ đàn. Đây là những đàn có kích thước nhỏ hơn so với đàn nhiều đực nhiều cái (3) Đàn gồm toàn bộ con đực trưởng thành: Nhóm kích thước nhỏ gồm 4-5 cá thể với toàn bộ là con trưởng thành và là con đực, ghi nhận trường hợp có 3-4 con đực trưởng thành cùng ăn và hoạt động xã hội cùng nhau, không có ghi nhận hoạt động chung của nhóm toàn cá thể cái. 4.1.3. Đặc điểm phân bố các đàn VQĐT 4.1.3.1. Khu vực phân bố của các đàn Luận án đã xác định được vị trí phân bố của 25 đàn VQĐT, các đàn phân bố rải rác ở các khu vực khác nhau của khu bảo tồn nhưng tập trung với số lượng cá thể và đàn nhiều nhất là khu vực dãy núi Đồng Quyển với 12 đàn và 111-117 cá thể, khu vực Hang Tranh có 6 đàn và ước tính khoảng 46 - 48 cá thể. Bảng 4.5. Bảng phân bố VQĐT tại KBTTN ĐNN Vân Long Diện tích Tổng số Tổng số Diện tích TB TT Khu vực phân bố (ha) cá thể đàn (ha/đàn) 1 Kẽm Trăm – Trà Lai 75 4-11 2 35,5 2 Núi Đồng Quyển 250 111-117 12 20,8 3 Núi Mèo Cào 77 0 0 - 4 Hang Tranh 105 46-48 6 17,5 5 Ba Non - Thung Giếng 830 23-36 5 207,5
  8. 6 Nguyên nhân dẫn đến sự phân bố không đồng đều của các đàn theo các khu vực sinh sống có thể được xem xét trên các khía cạnh sau: + Hiện tại khu vực núi Đồng Quyển và Hang Tranh tập trung nhiều tiểu quần thể VQĐT nhất. Đây là 2 khu vực có thảm thực vật là các trảng cây bụi dây leo khá thấp, xung quanh là các kênh nước tự nhiên và nhân tạo ngăn cách với khu vực chân núi, đảm bảo vùng an toàn ít bị tác động của ngoại cảnh đến hoạt động sống của loài. + Tại khu Kẽm Chăm - Đồi Sỏi: Là khu vực giáp ranh với nhà máy xi măng Vissai nơi mà nguồn thức ăn của loài bị ảnh hưởng bởi khói bụi và vùng sống của loài bị ảnh hưởng lớn bởi tiếng ồn, do bên cạnh là vùng nguyên liệu của nhà máy Vissai thường xuyên đánh đá, nổ mìn gây ra những tiếng động lớn làm rung chuyển và ảnh hưởng đến khu vực lân cận; + Tại khu vực Mèo Cào: Đây là khu vực biệt lập, hoàn toàn bao quanh bởi đầm và kênh nước với đường đê khu dân sinh, sinh cảnh ở đây nghèo nàn hầu hết là núi trọc và rất ít thực vật tồn tại, do đó không đủ thức ăn cho loài tồn tại. - Khu vực Gia Hưng: Là nơi giáp ranh với xã Xích Thổ, huyện Nho Quan và xã Đồng Tâm, huyện Lạc Thủy tỉnh Hòa Bình vì là vùng giáp ranh nên địa giới hành chính ngoài thực địa còn chưa được rõ ràng. Bên trong khu vực xã Gia Hưng người dân tại địa phương vào canh tác sản suất trồng màu tại (khu vực Đồ Ngô) làm ảnh hưởng đến môi trường sống của Voọc, sinh cảnh bị thu hẹp đây chính là nguyên nhân khiến cho các đàn Voọc di chuyển về phía Tây Bắc. Đặc biệt, toàn bộ diện tích rừng của xã Gia Hưng theo quy hoạch đến năm 2020 với gần 50 ha là rừng trồng chủ yếu với các loài cây chính là Keo, Lát, Sưa, Lim là những loài cây không phải là thức ăn ưa thích của loài Voọc. 4.1.3.2. Phân bố các đàn theo các dạng sinh cảnh (1) Sinh cảnh (1): Rừng thứ sinh trên núi đá vôi đã qua tác động mạnh Đặc trưng cho dạng sinh cảnh này chủ yếu nằm ở phía Tây Bắc của KBT và một phần nhỏ phía Nam KBT với tổng diện tích khoảng 565,11ha. Quá trình điều tra và phỏng vấn đã xác định trong sinh cảnh (1) có 03 đàn VQĐT với ước tính khoảng 16-21 cá thể sinh sống trong diện tích của khu vực nghiên cứu và 04 đàn với 35-38 cá thể đang sinh sống ở khu vực giáp ranh thuộc xã Đồng Tâm, tỉnh Hòa Bình (2). Sinh cảnh (2): Rừng thứ sinh trên núi đá vôi phục hồi sau khai thác kiệt Qua điều tra đã xác định được 04 đàn sống trong khu vực phân bố của sinh cảnh này (đàn 5-14- 16-17 với khoảng 26 cá thể). Tổng diện tích ước tính cho toàn bộ khu vực khoảng 423,93ha. Thảm thực vật của sinh cảnh này chiếm khoảng 22% tổng diện tích rừng tự nhiên của KBTNĐNN Vân Long (3). Sinh cảnh (3): Trảng cỏ, cây bụi và cây gỗ rải rác thứ sinh trên núi đá vôi Với diện tích khoảng 740,6 ha phân bố trên những dãy núi đá vôi rộng lớn. VQĐT phân bố rải rác ở đây với tổng số 07 đàn với ước tính khoảng 52-60 cá thể. Đây là sinh cảnh có diện tích rộng lớn nhất trong 5 dạng sinh cảnh có VQĐT sinh sống, nguồn thức ăn phong phú và thành phần loài đa dạng 4). Sinh cảnh (4): Trảng cây bụi và trảng cỏ thứ sinh trên các thung khô hạn Với tổng số diện tích khoảng 233,15 ha. Nhóm nghiên cứu đã xác định được 09 đàn VQĐT sinh sống trong sinh cảnh này, ước tính khoảng 89 - 105 cá thể, cao nhất trong các sinh cảnh. Tầng cây gỗ thưa thớt, không tạo tán liên tục nên có nhiều khoảng trống trong sinh cảnh tạo điều kiện dễ dàng cho Voọc quan sát, tỷ trọng các loài cây là thức ăn cho Voọc rất cao, tầng cây bụi thấp phù hợp và dễ dàng cho loài hoạt động di chuyển tìm nguồn thức ăn hàng ngày, không nằm giáp ranh với các tỉnh khác, lại gần Ban Quản lý rừng đặc dụng Hoa Lư - Vân Long và các trạm bảo vệ rừng của khu vực. (5). Sinh cảnh (5): Đất núi đá không cây Với diện tích khoảng 17,2 ha, sinh cảnh này chủ yếu là núi đá trọc, gần như không có cây sống hoặc không đáng kể, với các loài cây sinh trưởng phát triển chậm, do đó khả năng tạo ra sinh khối của quần xã thực vật không lớn. Trong quá trình điều tra thực địa nhóm nghiên cứu đã quan sát và xác định được 1 đàn (Đàn số 1) với 04 cá thể ở khu vực Núi Miễu (6). Bản đồ phân bố của của VQĐT theo sinh cảnh Kết quả nghiên cứu này ghi nhận chỉ thấy VQĐT xuất hiện và thực hiện tất cả hoạt động sống trên 05 sinh cảnh đã thống kê. Ở các dạng hệ sinh thái mặt nước, đất rừng trồng hay đất trống và đất thổ cư nhóm nghiên cứu chưa xác định thấy có sự phân bố của loài VQĐT
  9. 7 Hình 4.10. Phân bố của VQĐT theo sinh cảnh tại khu BTTNĐNN Vân Long 4.1.3.3. Phân bố các đàn VQĐT tại Vân Long theo các đai cao Căn cứ vào đặc điểm địa hình cùng với khu vực phân bố của các đàn VQĐT, luận án chia khu vực nghiên cứu thành bốn nhóm địa hình chính trong đó vùng đồi núi thấp là nơi tập trung số lượng đàn nhiều nhất với 19 đàn. Đây là dạng địa hình có vai trò quan trọng trong việc bảo tồn loài VQĐT trong khu vực Vân Long, bởi vì dạng địa hình này ngoài việc có diện tích rộng lớn, nó còn được phân bố trải đều, bao quanh các dãy núi cao là vật cản tự nhiên để cho VQĐT di chuyển, kiếm ăn và trú ẩn an toàn. Bảng 4.10. Đặc điểm địa hình phân bố các đàn VQĐT ở khu vực nghiên cứu TT Địa hình Vị trí phân bố chính Độ cao Đàn phân bố Đỉnh núi Ba Chon (426m); đỉnh Vùng đồi núi 1 núi Đồng Quyển (328m); đỉnh 250m trở lên Đàn số 17 cao Cô Tiên (250m), núi Sim (233m), sườn - chân Vùng đồi núi 2 núi Đồng Quyển (226m), núi 150m-250m Đàn số 21-22-24-25 trung bình Mèo Cào (206m), núi Một (100m), núi Mây Đàn số 2-3-4-5-6-7- Vùng đồi núi 3 (138m), núi Lương (128m) và 50-150m 8-9-10-11-12-13-14- thấp núi Miếu (72m). 15-16-18-19-20-23 Vùng đất ngập thung Tranh, thung Đầm Bái, 4 nước và bán < 50m Đàn số 1 thung Mâm Xôi,… ngập nước 4.2. Các hoạt động chính trong ngày và một số tập tính xã hội của loài VQĐT 4.2.1. Quỹ thời gian hoạt động trong ngày VQĐT dành nhiều thời gian nhất cho nghỉ ngơi chiếm 33,16%, tiếp đến tiếp đến là ăn 20,37%, hoạt động xã hội chỉ với 16,3% và di chuyển 12,74% và quan sát 4,09%, uống nước với 143 lần quan sát chiếm 3,75% đây cũng là quỹ thời gian thấp nhất trong các hoạt động chính của loài và còn lại 9,59% cho các hoạt động khác Bảng 4.11. So sánh quỹ thời gian hoạt động của các loài giống Trachypithecus Loài Hoạt động (%) Nguồn Ăn Nghỉ UN QS XH DC Khác T.delacouri Nghiên cứu này 20,37 33,16 3,75 4,09 16,30 12,74 9,59 VQĐT (2022) T.germaini Lê Hồng Thía 45 25 - 14,3 5,7 7,6 1,3 Voọc bạc ĐD (2019) [50]
  10. 8 Loài Hoạt động (%) Nguồn Ăn Nghỉ UN QS XH DC Khác T.delacouri Nghiên cứu này 20,37 33,16 3,75 4,09 16,30 12,74 9,59 VQĐT (2022) T.crepusculus Nguyễn Đình Hải 48,8 21,8 - - 15,0 6,2 0,61 Voọc xám (2018) [26] T. poliocephalus R.L. Hendershott 19 55 - - 12 12 2 Voọc Cát Bà (2017) [69] T. margarita Trần Văn Bằng 37,7 26,5 - - 8,6 7,5 0,11 Voọc bạc TS (2013) [3] T. francoisi Q. Zhou,et 23,1 51,5 - - 7,5 17,3 0,6 Voọc Hà Tĩnh (2006)[110] T. delacouri Workman 29 61 - - 6 4 - VQĐT (2010) [107] T. delacouri Nguyễn Vĩnh Thanh 15,3 47,5 - 6,3 14,4 14,5 1,9 VQĐT (2008) [ 48] Ghi chú: UN – Uống nước; QS – Quan sát; XH – Xã hội; DC- Di chuyển; ĐD- Đông dương; TS – Trường Sơn Hầu hết các loài Voọc trong giống Trachypithecus có sự tương đồng về quỹ thời gian hoạt động đó là sử dụng thời gian ăn nhiều hơn so với hầu hết các hoạt động khác, trong khi các loài Voọc khác sử dụng thời gian nhiều cho hoạt động nghỉ ngơi (51-61%) hơn. 4.2.2. Mô tả các hoạt động 4.2.2.1. Di chuyển Kết quả nghiên cứu đã ghi nhận được 4 kiểu di chuyển của VQĐT, bao gồm di chuyển bằng 4 chân, di chuyển bằng 3 chân, nhảy bằng 2 chân và nhảy tự do tùy thuộc vào vị trí di chuyển trên mặt đất, nền đá hay di chuyển cùng một cây hoặc giữa các cây. Kết quả quan sát giá đỡ trong quá trình di chuyển của loài VQĐT cho thấy, giá đỡ được sử dụng nhiều nhất là mặt nền đá vôi chiếm 50% 4.2.2.2. Hoạt động kiếm ăn Thời gian kiếm ăn của VQĐT thay đổi đáng kể trong ngày. VQĐT bắt đầu hoạt động trong ngày từ lúc khoảng 05 giờ 15 phút sáng, di chuyển khỏi nơi ngủ đêm để tìm kiếm thức ăn, thời gian hoạt động tìm kiếm thức ăn cũng thay đổi theo mùa (hình 4.14), vào mùa Đông – Xuân thời tiết lạnh và âm u có nhiều sương muối vào sáng sớm nên chúng thường hoạt động muộn hơn (khoảng từ 06:00 – 06:30). Chúng thường ăn ngay sau khi tìm thấy khu vực có thức ăn của loài. VQĐT ăn trải dài trong suốt cả ngày nhưng tập trung ăn nhiều nhất vào buổi sáng, cụ thể: VQĐT ăn tập trung vào khoảng 7 giờ - 9 giờ sáng (chiếm khoảng 30, 88% thời gian ăn, n=240) và buổi chiều tập trung dần từ 14 giờ đến 15 giờ (chiếm khoảng 24,71% tổng thời gian ăn trong ngày, n = 192). 4.2.2.3. Hoạt động uống nước Trong nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu đã quan sát được 143 lần VQĐT xuống khu vực có nước để uống trong đó 129 lần xuống uống nước ở khu vực đầm hoặc vũng nước dưới chân núi đá vôi và 14 lần xuống trực tiếp vườn của nhà dân dưới chân núi Đồng Quyển để uống nước từ các xô chậu đựng nước cho vật nuôi của gia đình. Kết quả phân tích từ 26 video theo dõi biểu diễn trên hình 4.17 cho thấy: VQĐT uống nước vào nhiều thời gian khác nhau trong ngày. Số lượng cá thể cùng xuống uống nước ở điểm chân núi cô Tiên và đỉnh núi cô Tiên dao động từ 1- 4 cá thể. Đàn hang Bà Nghiệp lần uống nước đông nhất tập trung 6 cá thể. Còn lại hầu hết là các lần cá thể đơn lẻ xuống uống nước. Bên cạnh đó VQĐT còn thực hiện rất nhiều các hoạt động khác trong ngày được luận án nghiên cứu và đề cập tới như: Hoạt động nghỉ ngơi, quan sát, ngủ đêm (trang 83-87 luận án) 4.2.3. Một số tập tính xã hội của VQĐT Kết quả nghiên cứu đã ghi nhận VQĐT có một số tập tính xã hội sau:
  11. 9 Bảng 4.16. Các hoạt động xã hội của VQĐT Stt Hoạt động Tần suất (n) Tỉ lệ % 1 Bảo vệ vùng lãnh thổ 55 8,84 2 Giao phối 46 7,40 3 Tiền giao phối 32 5,14 4 Bế và chăm con sơ sinh 88 14,15 5 Chăm sóc hộ con sơ sinh 74 11,90 6 Tự chải lông 26 4,18 7 Chải lông cho nhau 84 13,50 8 Chơi đùa một mình 51 8,20 9 Chơi đùa cùng nhóm 106 17,04 10 Hoạt động khác 60 9.46 11 Tổng 622 100 Qua nghiên cứu với 622 lần quan sát các tập tính xã hội của loài, chiếm tỉ lệ cao nhất là hoạt động chơi đùa cùng cả nhóm 17,04%, tiếp đến là hoạt động bế con sơ sinh chiếm 14,15% và hoạt động chải lông cho nhau chiếm 13,5%, chăm sóc con sơ sinh chiếm 11,9%. Còn lại các hoạt động xã hội khác chiếm tỉ lệ từ 4,18% đến 8,84%. 4.2.3.1. Tập tính bảo vệ vùng lãnh thổ Tập tính xã hội của VQĐT được thể hiện rõ rệt trong việc bảo vệ lãnh thổ trước sự xâm lấn của các đàn khác. Xung đột giữa các đàn chủ yếu được giải quyết bằng sự biểu hiện đe dọa của các con đầu đàn. VQĐT có tinh thần bảo vệ “lãnh thổ” rất cao. Mỗi đàn đều có quy định riêng về phạm vi lãnh thổ. Nếu “lãnh thổ” bị xâm phạm thì các bên sẽ phải chiến đấu. Voọc đầu đàn chính là chiến binh duy nhất ra trận để tranh hùng. Va chạm ở mức độ nhẹ sẽ là gầm gừ cảnh báo, nặng là 2 con đực đầu đàn lao vào đánh nhau để phân thắng bại. 4.2.3.2. Tập tính giao phối và tiền giao phối Tổng số 78 lần quan sát hoạt động giao phối (n=78). Đàn 16 với tổng số 10 cá thể. Quan sát thấy tiền giao phối con CTT này di chuyển sang mỏm đá bên cạnh, 4 chi chống xuống nền đá vôi, mông chếch lên cao và đuôi vểnh lên trên. Con ĐTT gần đó di chuyển lại gần, đứng bằng 2 chi sau, 2 chi trước ôm lấy phần thân sau của con CTT, úp thân trước của mình vào phần đuôi của con CTT và bắt đầu tiến hành hoạt động giao phối. Sau khoảng 6-8s thì cả 2 con ngồi bệt mông xuống trên nền mặt đá vôi và vẫn tiếp tục dính chặt phần mông của con CTT với bụng dưới của con ĐTT trong khoảng thời gian 36s tiếp theo. Sau đó, chúng tự rời nhau di chuyển lên các vị trí khác ngồi nghỉ ngơi 4.2.3.3. Tập tính chăm sóc hộ con sơ sinh Trong tổng số 162 lần quan sát tập tính bế và chăm sóc con sơ sinh của 2 đàn (đàn 12 – Hang Cá và đàn 16 – Đàn Cửa Đền nhà ông Thỏa), chúng tôi đã ghi nhận được 46 lần VQĐT mẹ trao con sơ sinh cho các cá thể trưởng thành khác trong đàn. Trong đó, 12 lần trao cho cá thể cái trưởng thành trong đàn, 34 lần trao cho cá thể trưởng thành trong đàn không xác định giới tính Ngoài các tập tính theo dõi ở trên, luận án thực hiện nghiên cứu theo dõi các tập tính khác của VQĐT như: Tập tính bế và chăm sóc con của VQĐT, tập tính chải chuốt, tập tính nô đùa. 4.3. Thành phần thức ăn và đặc điểm sinh cảnh của loài VQĐT 4.3.1. Thành phần loài thức ăn Kết quả nghiên cứu đã ghi nhận được 46 loài thực vật thuộc 21 họ được VQĐT sử dụng làm thức ăn. Họ thực vật có số loài cây VQĐT ăn nhiều nhất là họ Dâu tằm (Moraceae) với 10 loài chiếm 21,74% số tổng loài VQĐT ăn. Trong số 46 loài cây VQĐT ăn có 8 loài cây gỗ lớn 2-30m (chiếm
  12. 10 17,4%), có 10 loài cây gỗ nhỡ (chiếm 21,7%), còn lại là 28 loài cây thuộc dạng cây gỗ nhỏ, cây bụi và dây leo lâu năm chiếm 60,87%. Như vậy, có thể thấy các loài cây gỗ nhỏ và cây bụi và dây leo chiếm tỉ lệ rất cao trong thành phần cây thức ăn của VQĐT. Kết quả quan sát thực tế cho thấy, VQĐT chọn ăn đa dạng các bộ phận của các loài cây làm thức ăn như sau: Lá non của 34 loài (chiếm 36,5%), lá trưởng thành của 25 loài (chiếm 26,9%), hoa của 8 loài (chiếm 8,6%), quả xanh của 8 loài (chiếm 8,6%), quả chín của 15 loài (chiếm 16,1%), và thấp nhất là chồi của 3 loài (chiếm 3,23%). Trong nghiên cứu này chưa quan sát thấy VQĐT ăn vỏ thân cây hay hạt của các loài thực vật ở ngoài tự nhiên CÁC BỘ PHẬN THỰC VẬT VQĐT ĂN 3,23% Lá non Lá trưởng thành 16,1% 36,6% Hoa Quả xanh Quả chín 8,6% 3 2.5 8,6% TỈ LỆ % 2 1.5 26,9% 1 0.5 0 T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12 Lá non Lá trưởng thành Hoa Quả xanh CÁC THÁNG TRONG NĂM Hình 4.29. Tỉ lệ % các bộ phận thực vật VQĐT chọn ăn 4.3.2. Đặc điểm các sinh cảnh 4.3.2.1. Một số đặc điểm cấu trúc lâm học các dạng sinh cảnh Bảng 4.23. Kết quả thống kê một số nhân tố điều tra lâm phần Sinh Tổng số N (cây/ha) Số loài ̅ 𝟏.𝟑 𝑫 ̅ 𝒗𝒏 𝑯 G M cảnh ONC cây (cm) (m) (m2/ha) (m3/ha) SC 1 25 360 - 1340 126 8,91 - 19,21 6,08 - 9,86 4,66 - 21,04 18,11 - 128,34 SC 2 25 540 - 1460 86 9,22 – 22,35 5,41 – 9,32 5,96 – 27,69 19,43 – 156,31 SC 3 25 60 - 520 87 10,38 – 32,19 7,61- 9,50 2,43 – 8,28 14,34 – 40,45 SC 4 10 80-360 21 5,2-8,2 4,2 -6 ,8 - - SC 5 5 10-36 12 6,8 5,6 - - Mật độ cây gỗ trên các ONC ở các dạng sinh cảnh là khác nhau: Đối với sinh cảnh (1) dao động từ 360 - 1340 cây/ha cây, sinh cảnh (2) dao động từ 540 - 1460 cây/ha. Sinh cảnh (3) có mật độ cây gỗ thấp nhất dao động từ 40-520 cây/ha. 4.3.2.2. Tổ thành loài cây theo giá trị IV% Kết quả xác định tổ thành tầng cây cao được tổng hợp trong bảng 4.24 Bảng 4.24. Công thức tổ thành tầng cây cao theo giá trị IV% của các sinh cảnh Sinh Số Số loài Tổ thành Số loài Tổ thành cảnh loài tham gia Nhóm loài ưu thế nhóm loài VQĐT ăn có nhóm loài vào CTTT ưu thế (%) trong CTTT VQĐT ăn 3-9 Sảng nhung (15,56%), Re (15,5%), (1) 129 44,13 Trâm (7,51%), Muồng (5,56) 0 10,26 Sảng nhung (20,64%), Re (11,78%), (2) 86 4-9 Mạy tèo (8,68%), Dướng (5,01%), 56,11 2 12,54 Sung (5,00%), Muồng (5,00%) Sảng nhung (14,88%), Re (12,17%), (3) 77 22,41 2-10 Mạy tèo (7,00%), Tỳ bà rừng (5,20%), 49,51 0
  13. 11 Sinh Số Số loài Tổ thành Số loài Tổ thành cảnh loài tham gia Nhóm loài ưu thế nhóm loài VQĐT ăn có nhóm loài vào CTTT ưu thế (%) trong CTTT VQĐT ăn Xoan nhừ (5.15%), Vàng Anh (5,11%) Duối ô rô, Mé cò ke, Dướng, Ô đước (4) 21 2-4 - 4 36,42 thường. (5) 12 - Dướng, Dây tiết dê, Hoa Giun… - - - Kết quả trên bảng 4.24 cho thấy: Hầu hết các loài cây VQĐT chọn ăn chưa có trong CTTT của các dạng sinh cảnh, điều này cho thấy trong tổng số 46 loài cây VQĐT chọn ăn hầu hết là những cây có sự xuất hiện ít trong các ONC 4.3.3. Khả năng cung cấp thức ăn cho VQĐT của các dạng sinh cảnh 4.3.3.1. Khả năng cung cấp thức ăn của thảm thực vật Vân Long Kết quả khảo sát theo ONC và phỏng vấn đã ghi nhận 152 loài thực vật phấn bố trên các sinh cảnh núi đá vôi khu BTTNĐNN Vân Long, trong đó có 46 loài được VQĐT chọn làm thức ăn quan sát thấy tại khu vực nghiên cứu. Các loài thực vật được Voọc ăn phân bố với mật độ và thành phần khác nhau trên các sinh cảnh, trong đó có 15 loài ở sinh cảnh (1) chiếm 11,63% số loài làm thức ăn; 20 loài ở sinh cảnh (2) chiếm 23,26%; 17 loài ở sinh cảnh (3) chiếm 22,08% , 14 loài ở sinh cảnh (4) chiếm 66,67% và chỉ 5 loài ở sinh cảnh (5) chiếm 41,67% (Hình 4.31). Quần thể VQĐT tìm kiếm thức ăn chủ yếu ở bốn sinh cảnh có số loài thực vật làm thức ăn phong phú (1-2-3-4). 4.3.3.2. Sinh khối thức ăn cho loài Phương pháp tính toán sinh khối thức ăn cho loài dựa trên tương quan đường kính ngang ngực, chiều cao và sinh khối theo phương trình của Yakamura cho kết quả sinh khối như sau: Bảng 4.26. Bảng tổng hợp sinh khối thực vật các dạng sinh cảnh của VQĐT Sinh khối các bộ phận cây gỗ Tổng sinh Dạng sinh Mật độ Tổng số loài cây (Tấn/ha) khối cảnh (Cây/ha) (cây/ha) Thân Cành Lá (Tấn/ha) SC (1) 754 126 78,47 12,75 3,19 94,41 SC (2) 867 86 81,20 13,60 4,11 98,91 SC (3) 300 87 50,17 8,35 2,86 61,38 SC (4) 107 21 15,37 3,56 1,56 20,49 SC (5) 84 12 8,62 1,72 1,19 11,53 Tổng sinh khối 233,84 39,97 12,91 286,72 Như vậy có thể thấy, mặc dù tổng sinh khối các loài thực vật làm thức ăn cho loài VQĐT là khá lớn lên tới 286,72 tấn/ha trên toàn sinh cảnh, nhưng phần sinh khối các loài có thể sử dụng làm thức ăn thường xuyên lại chiếm tỉ trọng rất nhỏ, mật độ sinh khối thức ăn (lá cây) cho loài chỉ chiếm xấp xỉ 4,50%. Ở dạng sinh cảnh (1), luận án xác định được tổng số sinh khối là 94,41 tấn/ha, trong đó sinh khối lá 3,19 tấn chiếm 3,38 % tổng sinh khối. 4.3.3.3. Chỉ số phong phú thức ăn của VQĐT ở các dạng sinh cảnh Theo kết quả nghiên cứu nội dung 4.3.1, VQĐT ăn bộ phận của 46 loài cây khác nhau, trong đó 32 loài cây gỗ. Để đánh giá được khả năng cung cấp thức ăn của các dạng sinh cảnh rừng luận án lựa chọn các chỉ số đánh giá như sau: Trong 5 sinh cảnh có VQĐT phân bố sinh cảnh (3) và (4) có khả năng cung cấp số cây làm thức ăn cho VQĐT lớn nhất, mặc dù đây không phải là các sinh cảnh có độ phủ cao hay sinh khối lá lớn. Đặc biệt với sinh cảnh (4) là sinh cảnh có khả năng cung cấp nguồn thức ăn phong phú nhất cho VQĐT với 66,67% tổng số loài, 63,55% tổng số cây; 63,54% độ phủ và 67,64% tổng sinh khối lá của các cây gỗ thống kê được. 4.3.3.4. Các loài cây làm thức ăn quan trọng Kết quả nghiên cứu với tổng số 90 ONC được phân bố ở các dạng sinh cảnh kiếm ăn của VQĐT ở khu vực nghiên cứu, nhóm nghiên cứu đã thống kê được 1460 Cây gỗ thuộc 152 loài; trong số đó VQĐT lựa
  14. 12 chọn ăn bộ phận của 603 cây, thuộc 46 loài. Kết quả tính toán độ phủ, độ phủ tương đối và tỷ lệ độ phủ của 16 loài cây làm thức ăn thường xuyên của VQĐT cho thấy: Trong 5 sinh cảnh ở khu vực nghiên cứu, có thể xem 6 loài cây gỗ và 3 loại dây leo trên là thức ăn quan trọng cho VQĐT bao gồm: Bưởi bung, Đỏ ngọn, Mỏ chim cuống ngắn, Sung, Dướng, Sung bộng và Dây khế, Dây mật, Tiết dê. Trong 6 loài cây gỗ này loài cây Sung là loài cây có độ phủ lớn nhất, tuy nhiên tỷ lệ hầu hết các loài cây VQĐT chọn ăn có độ phủ không cao vượt trội so với nhau và các loài cây có độ phủ lớn hơn cũng đã nhiều lần quan sát thấy VQĐT ăn ngoài thực địa (đặc biệt Sung và Dướng) 4.4. Các mối đe dọa đến quần thể Voọc quần đùi trắng 4.4.1. Mối đe dọa trực tiếp 4.4.1.1. Sự chia cắt quần thể (1) Dân cư sống trong vùng lõi của khu bảo tồn. Theo thống kê của BQL khu BTTNĐNN Vân Long hiện tại trong vùng lõi của KBT vẫn còn 400 hộ với khoảng 2.500 nhân khẩu đang sinh sống thuộc 05 thôn: Hoa Tiên, Cọt (xã Gia Hưng), vườn Thị, đồi Ngô, Gọng Vó (xã Gia Hòa). Mật độ dân số trung bình ở khu vực này còn rất cao 724 người/km2 (2) Hình thành các tuyến đường trong khu bảo tồn. Các tuyến đường dân sinh hình thành để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân địa phương trong vùng. Đây chính là mối đe dọa đáng kể cho quần thể VQĐT tại khu vực nghiên cứu. Thực tế điều tra cho thấy khu dân cư ở khu vực Đá Hàn xây dựng tuyến đường nối liền từ Đầm Cút vào Đá Hàn đã chia tách hoàn toàn dãy núi Hang Tranh với Ba Chon thành hai khu vực riêng rẽ và độc lập (1) Hình thành vùng đất ngập nước và bán ngập rộng lớn Việc xây dựng các tuyến đê ngăn lũ từ Gia Hưng đến Gia Lập từ lịch sử để lại đã hình thành những đầm nước nhỏ và lớn đan xen nhau giữa các dãy núi, chính điều này trở thành vật ngăn cách các núi Hang Tranh, Mèo Cào, Đồng Quyển và khu vực phía Nam của KBT nằm độc lập với nhau. Đây chính là những vật cản tự nhiên ngăn cách sự di chuyển nơi cư trú của các đàn Voọc tại Vân Long. Sự chia cắt sinh cảnh là những mối đe dọa lớn đối với sự tồn tại lâu dài của các quần thể Voọc. Số lượng VQĐT hiện còn là không nhiều (khoảng 212 cá thể) và bị chia cắt nghiêm trọng 4.4.1.2. Khai thác trái phép các nguồn tài nguyên thiên nhiên Nông nghiệp vẫn là hoạt động kinh tế chủ yếu tại vùng giáp ranh và trong vùng lõi của KBT. Do năng suất thấp và thiếu đất canh tác nên tỷ lệ hộ nghèo còn cao. Qua điều tra và giám sát từ năm 3/2021 – 11/2022 cho thấy hầu như các tuyến điều tra, giám sát trên 90 ONC và khu vực có phân bố của loài VQĐT ghi nhận 4 yếu tố tác động trên 17 tuyến điều tra giám sát và ở 04 khu vực nghiên cứu tại khu BTTNĐNN Vân Long. Việc khai thác các loại lâm sản đã ảnh hưởng trực tiếp đến sinh cảnh cũng như làm giảm nguồn thức ăn của loài Voọc quần đùi trắng như: Xáo trộn sinh thái, quấy nhiễu nơi cư trú của các loài, phá hủy hệ sinh thái rừng làm giảm đáng kể số lượng cá thể các loài động vật hoang dã. Ngoài ra, sự xuất hiện của con người trong KBT đã làm Voọc sợ không đến tìm thức ăn ở khu vực thường xuyên có sự xuất hiện của con người làm môi trường sống bị thu hẹp lại. 4.4.1.3. Ô nhiễm môi trường từ sản xuất xi măng Nguồn gốc lịch sử tự nhiên khu BTTN ĐNN Vân Long chủ yếu là diện tích rừng trên các núi đá vôi nối với các vùng đá vôi giáp ranh của Hòa Bình và Hà Nam. Vì thế, các nhà máy và bãi khai thác đá nằm giáp ranh và chạy dọc khu BTTN Vân Long rất nhiều.
  15. 13 2% 120% 100% 100% 90% 10% 80% 62% 60% 32% 44% 40% 24% 28% 20% 44% 0% Không bụi Ít bụi Bụi Rất bụi Hình 4.32. Đánh giá của người dân về mức độ ô nhiễm và ảnh hưởng đến loài VQĐT Sự sinh tồn của quần thể VQĐT ở Vân Long hiện đang chịu tác động trực tiếp từ hoạt động khai thác đá làm nguyên liệu sản xuất xi măng với quy mô lớn trong khu vực và khu vực lân cận. Hoạt động khai thác đá gây ô nhiễm không khí, phá hoại thảm thực vật, đây là một thảm họa sinh thái; đồng thời gây tình trạng ô nhiễm không khí nghiêm trọng 4.4.1.4. Sử dụng đất không bền vững Vân Long nằm ở khu vực đông dân cư và chịu nhiều áp lực từ phía các cộng đồng dân cư sinh sống trong và xung quanh vùng. Nhiều thôn bản nằm trong vùng lõi của khu bảo tồn thiên nhiên: Thôn Hoa Tiên và Cọt ở xã Gia Hưng, thôn Đồi Ngô, Gọng Vó và Vườn Thị ở xã Gia Hòa. Các thôn này canh tác trên diện tích đất tổng cộng khoảng 300 ha trong vùng lõi. 4.4.1.5. Cháy rừng Trong những năm gần đây, nguy cơ cháy rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long đã giảm đáng kể. Số vụ cháy rừng trung bình từ 4 đến 5 vụ/năm đã giảm xuống còn 1 đến 2 vụ, có năm không xảy ra cháy rừng. Tuy nhiên, nguy cơ cháy rừng vẫn luôn tiềm ẩn Bảng 4.33. Phân vùng trọng điểm nguy cơ cháy rừng Xã Khu vực Phân bố Xã Gia Hưng Thung Cận, Đầm Bái, khu Quèn Cả và các điểm có đình chùa SC (1) và (2) Đồng Rộng - Thung Hóa, núi Ba Chon, Núi Hoàng Quyển và khu vực giáp ranh xã Gia Vân xã Liên Sơn Xã Gia Hòa Ao Lươn - Giếng Méo, khu vực giáp ranh với xã Đồng Tâm, SC (1) – (2) – Ba Non - Hang tranh và Trại Cuốn giáp ranh xã Gia Thanh (3) Xã Gia Vân Núi Hoàng Quyển - khu vực Hang Bóng SC (3) và (4) Xã Gia Lập Rừng trồng - Xã Gia Thanh Trèo Cằm - Vũng Lang - Vũng Vần SC (4) – (2) – Trà Lai - Kẽm Chăm (5) 4.4.1.6. Cạnh tranh loài Các loài động vật nuôi của người dân (chó nhà hay dê thả trên núi) và khỉ vàng sống chung với Voọc quần đùi trắng trên núi Hoàng Quyển và Hang Tranh. 4.4.1.7. Sinh cảnh bị tác động và dần thu hẹp Qua quá trình khảo sát, đã bắt gặp 264 trường hợp khai thác gỗ củi; 165 trường hợp khai thác cây làm thuốc và làm cảnh... Hoạt động này đã tác động đến sinh cảnh và nguồn thức ăn của VQĐT. Khu vực bị tác động nhiều nhất từ hoạt động này thuộc vùng sống của đàn 12, 14, 16 và ảnh hưởng
  16. 14 nhiều nhất là đàn 14. Bên cạnh đó sinh cảnh của loài cũng dần bị thu hẹp một phần do các cá thể, quần thể VQĐT tăng lên, nhu cầu tất yếu về không gian sống tăng lên 4.4.1.8. Hoạt động du lịch Đây là một địa điểm du lịch nổi tiếng, thu hút nhiều khách du lịch đến thăm quan và ngắm Voọc trên các tuyến du lịch bằng thuyền, các hoạt động như quan sát, trêu đùa, chụp ảnh, hú gọi của khách du lịch diễn ra hàng ngày đã làm ảnh hưởng đến tập tính hoang dã của Voọc quần đùi trắng. Kết quả khảo sát cho thấy đàn 6-7-8-9-10-11 bị ảnh hưởng bởi hoạt động này rõ nhất: Cá thể của các đàn này thường không sợ người xung quanh, chúng thực hiện các hoạt động xã hội, ăn, di chuyển, nghỉ ngơi bình thường. Chúng chỉ bỏ chạy khi có ai dọa hoặc ném đá. 4.4.2. Mối đe dọa gián tiếp 4.4.2.1. Các vấn đề thực thi pháp luật Công tác quản lý, bảo tồn ĐDSH tại KBTTNĐNN Vân Long được dựa trên cơ sở các chủ trương, chính sách của Đảng, văn bản pháp luật của Nhà nước. Hệ thống văn bản pháp luật tương đối đầy đủ, việc xử phạt được thực hiện nghiêm minh nhưng các vụ vi phạm vẫn xảy ra. Trong 5 năm gần trở lại đây, BQLR đặc dụng Vân Long phối hợp với chi cục kiểm lâm đã ngăn chặn và xử lý trên 100 vụ vi phạm, tịch thu 04 khẩu súng săn các loại, 20 bẫy thú, 04 da thú nhồi quý hiếm, 200 cá thể chim các loại, gần 1000 kg than củi, 33 kích điện, hàng chục riu tép và đăng, đó, lưới mắt nhỏ các loại, trong đó đã xử lý một số vụ vi phạm điển hình như vụ: khai thác than tại khu Quèn Cả, khai thác gỗ sưa tại đình Chung xã Gia Hưng, vụ khai thác cây cảnh ở Đá Hàn xã Gia Hòa, khai thác huyết giác ... 4.4.2.2. Nhận thức của người dân về loài VQĐT Do được tuyên truyền, giáo dục nhiều qua các năm nên nhận thức của người dân về các hoạt động bị cấm trong KBT cũng được nâng lên: Có tới 80,57% người dân được phỏng vấn biết được đâu là hành vi bị cấm trong KBT, 100% người dân biết đến sự tồn tại của loài VQĐT, 90,24% biết về mức độ nguy cấp của loài, 42,85% biết các quy định về bảo vệ loài, 72,45% biết ý nghĩa của bảo tồn loài, tỉ lệ số người được phỏng vấn biết về các loài cây VQĐT ăn chiếm tỉ lệ thấp nhất 36,25%, đa số chỉ là người dân ở quanh khu vực Vườn Thị - nơi VQĐT sống rất gần với nhà người dân, thậm chí loài này còn xuống tận vườn nhà dân tìm thức ăn và uống nước. 1,33 8,00 24,00 Giải trí hàng ngày 15,33 Phục vụ săn bắn 2,67 Phục vụ tương lai 1,33 Thức ăn 18,00 2,00 Thuốc chữa bệnh 27,33 Bán lấy tiền mặt Trang trí trong nhà Khai thác du lịch Quảng bá hình ảnh của khu vực Giữ rừng và bảo vệ rừng Hình 4.41. Nhận thức của người dân về tầm quan trọng của loài VQĐT 4.4.2.3. Quản lý du lịch tham quan Voọc quần đùi trắng Ngay nay, Vân Long trở thành một vùng sơn thủy hữu tình thu hút khách du lịch trong và ngoài nước đến thăm quan. Điều lý thú nhất là du khách đi thuyền trên đầm Vân Long sẽ được tận mắt ngắm đàn VQĐT khi chúng xuống chân núi uống nước hoặc ngồi phơi nắng trên đỉnh núi. 4.4.3. Đánh giá và phân hạng các mối đe dọa Kết quả điều tra, nghiên cứu thực địa tại Khu BTTN ĐNN Vân Long, nhóm nghiên cứu đã ghi nhận và xác định được tổng số 8 mối đe dọa chính tới quần thể VQĐT và những sinh cảnh của chúng. Kết quả đánh giá và cho điểm các mối đe dọa tới loài và sinh cảnh được thể hiện ở bảng dưới đây.
  17. 15 Bảng 4.38. Tổng hợp các mối đe dọa theo mức độ tác động khác nhau Tiêu chí xếp hạng Tổng Xếp TT Các mối đe dọa điểm hạng (1) (2) (3) 1 Nguy cơ cháy rừng 8 2 3 13 IV 2 Sự chia cắt quần thể 7 8 8 23 I 3 Hoạt động du lịch 6 1 5 12 V 4 Cạnh tranh loài 2 3 4 9 VII 5 Khai thác trái phép các nguồn TNTN 5 5 6 16 III 6 Vấn đề sử dụng đất không bền vững 4 6 1 11 VI 7 Nguy cơ ô nhiễm môi trường 1 4 2 7 VIII 8 Sinh cảnh bị tác động và thu hẹp 3 7 7 17 II Như vậy, thông qua kết quả đánh giá xếp hạng từ bảng 4.38 cho thấy rằng: Sự chia cắt quần thể là mối đe dọa nghiêm trọng nhất tới sự tồn tại của loài VQĐT hiện nay, động vật hoang dã nói chung và sinh cảnh loài VQĐT ở khu BTTN ĐNN Vân Long nói riêng. Hiện tại, các tiểu quần thể Voọc sống thành các đàn nhỏ ở các khu vực khác nhau. Các đàn còn lại là nhỏ và có những đàn chỉ có toàn các cá thể đực và các thể riêng lẻ bị cô lập không thể đáp ứng chức năng sinh sản, góp phần vào tăng kích thước quần thể 4.5. Đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát triển bền vững loài VQĐT 4.5.1. Nhóm các giải pháp duy trì và phát triển cấu trúc quần thể VQĐT Dựa trên các kết quả nghiên cứu về hiện trạng quần thể VQĐT. Luận án xác định một số giải pháp chi tiết cho các đàn với từng đặc điểm đặc trưng được thể hiện trong bảng 4.39 (trang 136 luận án). Bên cạnh các giải pháp phân tích ở trên cần có hoạt động theo dõi thường xuyên về sự biến động kích thước quần thể đàn, tình hình sinh sản, hiện tượng tách, nhập đàn, biến động sinh cảnh, các yếu tố tác động khác liên quan đến vùng sống, cư trú, hoạt động của loài VQĐT với các động vật khác. Trên các tuyến 2- 4-5-6-9 đặt 10 máy bẫy ảnh để điều tra giám sát sự di chuyển của các đàn cũng như sự biến động kích thước quần thể và sinh cảnh VQĐT, ngoài ra ở các địa hình phức tạp, khó đi có thể dùng flycam giám sát/1 tuần/lần trên khu vực nơi có vùng sống của đàn. 4.5.2. Nhóm các giải pháp cải thiện nguồn thức ăn cho loài 4.5.2.1. Giám sát hoạt động kiếm ăn của VQĐT và các cây thức ăn quan trọng Trồng thêm các cây gỗ nhỏ như Núc nác (Oroxylum indicum (L.) Vent), Chân chim núi đá, Tai chua, Muồng ràng ràng, Vàng Anh, Kháo thơm, Sung… và một số dây leo như Dây mật, Phèn đen và Muỗm leo ở các khu vực chân núi thấp điều kiện địa hình thuận lợi để trồng bổ sung. Tiến hành trồng theo phương thức trồng hỗn hợp giữa các loại cây nhằm mô phỏng sinh cảnh tự nhiên của khu vực núi đá vôi. Mật độ trồng phụ thuộc vào đặc tính các loại cây, với các cây gỗ nhỏ có thể trồng với mật độ 5- 10 cây/100 m2, các loại cây dây leo có thể trồng xen kẽ giữa các cây gỗ. Trong giai đoạn đầu, để giúp các cây trồng tăng trưởng nhanh, có thể kết hợp tưới nước và bón phân đặc biệt vào giai đoạn mùa khô. Bảo tồn 6 loài thực vật cây gỗ và 3 loài dây leo VQĐT ăn cả năm 4.5.2.2. Tạo hành lang xanh để cải thiện thêm sự đa dạng về nguồn thức ăn cho loài Tạo hành lang xanh khu vực từ dưới chân núi đến độ cao 2m bằng việc trồng các cây gỗ nhỏ như Dướng, Sung bộng, Bưởi bung… và một số dây leo như Dây tiết dê, dây mật, dây khế…. đặc biệt vào giai đoạn mùa khô. Tăng mật độ cây trên sinh cảnh (3) và (4) thông qua trồng bổ sung. Trồng bổ sung một số loại cây làm thức ăn cho VQĐT ở những khu vực giáp ranh liền kề các dạng sinh cảnh như: Khu vực nối giữa Đồi Chẻo với núi Cô Tiên, khu vực nối Ba Chon với Quèn Cả, khu vực nối dãy Hoàng Quyển ở phía Vườn Thị với khu vực núi Mây và núi Lương để tạo hành lang xanh kết nối giữa các khu vực và các dạng sinh cảnh của loài. Thuận tiện cho loài dịch chuyển khi áp
  18. 16 lực về nguồn thức ăn và số lượng cá thể tăng cao. Các khu vực này ưu tiên chọn các loài cây gỗ lớn để trồng tạo kết nối hành lang đồng thời tăng thêm nguồn thức ăn cho loài như: Sung, Xoài rừng, Trám hồng…Một số khu vực như Đầu Voi, Ba Chon, Đá Hàn khả năng tiếp cận nguồn nước uống khó hơn so với Đồng Quyển do đó cần tạo các máng nước nhân tạo trên sườn núi thấp để VQĐT đảm bảo nguồn nước uống thường ngày đặc biệt vào các tháng mùa nắng nóng (6-7-8). 4.5.3. Nhóm các giải pháp phục hồi và cải tạo sinh cảnh của loài 4.5.3.1. Bảo vệ nghiêm ngặt các sinh cảnh VQĐT hiện còn ở khu bảo tồn. Để bảo vệ sinh cảnh cần tăng cường các hoạt động tuần tra bảo vệ rừng của cán bộ kiểm lâm và nhân viên bảo vệ khu bảo tồn; xử lý nghiêm các vụ việc vi phạm xảy ra. Cần tăng cường các hoạt động tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức bảo tồn cho người dân địa phương về tầm quan trọng của việc bảo tồn VQĐT, bảo vệ rừng và các quy định pháp lý liên quan của nhà nước và của khu bảo tồn. Cần xây dựng hệ thống biển báo ranh giới Khu bảo tồn để mọi người dân dễ dàng nhận biết phạm vi, ranh giới của Khu bảo tồn. 4.5.3.2. Phục hồi và cải tạo các sinh cảnh bị suy thoái trong khu bảo tồn Trước tiên, xác định kết nối các sinh cảnh trong khu vực nghiên cứu bằng các giải pháp kỹ thuật lâm sinh như: Áp dụng các giải pháp phục hồi và cải tạo các sinh cảnh này theo hướng đáp ứng các yêu cầu sinh thái của VQĐT. Cụ thể, cần bảo vệ tốt để các diện tích rừng đã bị suy thoái có thể tái sinh tự nhiên, đồng thời tiến hành một số biện pháp lâm sinh để thúc đẩy sự phát triển của các cây gỗ, đặc biệt là các cây thức ăn của VQĐT. Cần tiến hành trồng các loài cây bản địa, đặc biệt là các loài cây thức ăn của VQĐT ở những khu vực không còn rừng. 4.5.3.3. Nghiên cứu mở rộng sinh cảnh VQĐT ra ngoài phạm vi KBT Vân Long Mở rộng diện tích sinh cảnh của VQĐT trong KBT bằng cách tạo lập hành lang kết nối sinh cảnh nhằm tạo điều kiện cho VQĐT mở rộng vùng hoạt động ra các sinh cảnh phù hợp ở bên ngoài ranh giới Khu BTTNĐNN Vân Long. Mở rộng không gian sống lên phía Tây Nam khu bảo tồn (Xã Gia Hưng, huyện Gia Viễn và xã Đồng Tâm, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình). Xây dựng hành lang sinh thái xanh kết nối giữa các khu vực như dãy Đồng Quyển với Hang Tranh, giữa Hang Tranh với Ba Chon… bằng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh làm giàu rừng với các loài cây đa mục đích có khả năng làm thức ăn và vùng hoạt động cho VQĐT 4.5.4. Nhóm các giải pháp khắc phục những mối đe dọa ảnh hưởng đến loài 4.5.4.1. Các hoạt động khai thác trái phép nguồn TNTN Các khu vực trong KBT cần nghiêm cấm mọi hành vi tác động, khai thác lâm sản ngoài ngỗ, cấm tuyệt đối mở rộng, xâm lấn vào diện tích rừng tự nhiên để làm khu vực ao nuôi thủy sản và trồng cây ăn quả. Kiểm soát người ra vào với mục đích săn bắn, bẫy, thu hái cây thuốc, LSNG. Hạn chế hoặc nghiêm cấm xây dựng mới, mở rộng đường dân sinh trong vùng lõi KBT. Dưới chân núi khu vực Vườn Thị có nhiều đường mòn tại vị trí này cần dựng 4 biển cảnh báo có VQĐT sinh sống để tăng cường ý thức của người dân; dự kiến tổ đội tuần rừng ở các thôn sau khi thành lập có thể tuần rừng, kiểm tra khu vực giáp ranh giữa các vùng chuyển tiếp của các thôn, xã, trên các tuyến gỡ bẫy động vật và trồng cây bổ sung, tuyên truyền và tuần tra hàng tháng trên các đường mòn, hạn chế người dân ra vào rừng với mục đích tiêu cực. Quy hoạch khu vực chăn thả gia súc trong khu bảo tồn. Nghiêm cấm người dân trong các thôn của vòng lõi KBT thả gia súc tự do trên các dãy núi có VQĐT phân bố và sinh sống 4.5.4.2. Quản lý các hoạt động du lịch Cần dựng biển nghiêm cấm, khuyến cáo mọi người dân hạn chế tác động tới sinh cảnh và môi trường sống. Tại khu vực có sự xuất hiện của VQĐT cần đặt biển thông báo người dân di chuyển nhẹ nhàng, yên lặng cho VQĐT có thể di chuyển qua lại giữa 3 khu vực rừng của dãy Đồng Quyển – Hang Tranh – Ba Chon. Ngoài ra, cần làm thùng rác, biển cảnh báo cháy rừng dọc đường theo đường mòn từ Hang Cá lên hết đồi Chẻo, cách 200m dài có một biển cảnh báo cháy rừng và biển cảnh báo có VQĐT sinh sống, 500m có một thùng rác. Để phục vụ các tuyến du lịch theo đường mòn đang hình thành nhiều trong khu vực Vườn Thị. Cấm khách du lịch sử dụng loa, đài, đốt lửa, nướng đồ ăn trên khu vực có
  19. 17 đường mòn du lịch sinh thái, nơi tiếp giáp vùng hoạt động của loài VQĐT đặc biệt vào mùa khô, ngày nắng nóng, nhiệt độ cao. 4.5.4.3. Đẩy mạnh các chương trình bảo tồn loài VQĐT Nâng cao năng lực quản lý, giám sát: Cần tăng cường thi hành luật nghiêm hơn và chế tài đủ sức răn đe đối với việc săn, bẫy, bắt các loài động vật hoang dã trong khu bảo tồn. Tăng cường hợp tác quốc tế với các tổ chức nước ngoài, các chuyên gia về linh trưởng để có cơ sở nghiên cứu sâu hơn về loài VQĐT cũng như các biện pháp bảo tồn loài. 4.5.4.4. Phát triển sinh kế bền vững Việc tạo cơ hội cho cộng đồng dân cư địa phương phát triển sinh kế có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác bảo tồn loài VQĐT. Hiện nay, cộng đồng dân cư sống quanh khu bảo tồn nhận được rất ít sự hỗ trợ nhằm phát triển sinh kế, đó là nguyên nhân tại sao họ vẫn phải tìm cách để khai thác tài nguyên trong khu bảo tồn. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp nên giữ nguyên hiện trạng để đảm bảo an ninh lương thực đồng thời với việc bảo tồn tập quán sinh hoạt, tri thức bản địa trong đời sống cư dân đến thích nghi với điều kiện thiên nhiên khắc nhiệt 4.5.4.5. Thu hút cộng đồng tham gia Tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng người dân địa phương trong công tác bảo tồn thiên nhiên cũng như bảo tồn loài VQĐT tại Vân Long cũng như một số khu vực khác. Duy trì và nâng cao hiệu quả hoạt động của lực lượng cộng đồng tham gia vào công tác bảo vệ rừng và bảo tồn thiên nhiên 4.5.5. Các giải pháp ưu tiên (1) Xác định “khu vực ưu tiên” để bảo tồn và phát triển quần thể VQĐT ở Vân Long bao gồm Hang Tranh, núi Đồng Quyển (2)Tăng cường tuần tra “khu vực ưu tiên” để ngăn chặn các tác động từ con người và tháo gỡ các loại bẫy (3) Nghiêm cấm các hộ dân khai thác gỗ củi, LSNG và đốt thực bì ở sát ranh giới “khu vực ưu tiên” vào các tháng khô hạn trong năm (6-7-8) 4) Trồng bổ sung thêm các loài cây thuộc họ dâu tằm Moraceae là thức ăn quan trọng của quần thể VQĐT để bổ sung nguồn thức ăn cho các đàn trong mùa khô hạn như Sung, Si, Dướng (5) Tạo ra một số điểm trữ nước tự nhiên bên trong “khu vực ưu tiên” giống như điểm uống nước trong các xô chậu của nhà dân hoặc giống các vũng nước nhỏ để các đàn VQĐT có thể đến uống nước trong mùa khô mà không cần di chuyển đi ra khu vực đầm nước ở xa vùng sống (6) Quy hoạch các tuyến du lịch sinh thái tham quan quan sát VQĐT theo các tuyến an toàn và có quy định điểm quan sát VQĐT với khoảng cách tối thiểu 100 m để đảm bảo không làm xáo trộn hoạt động sống của loài trong khu vực KẾT LUẬN - KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận (1) Kết quả nghiên cứu đã ghi nhận được tổng số có 25 đàn VQĐT với 212 cá thể tại khu vực nghiên cứu. Cũng giống như các loài khác trong họ phụ Voọc, cấu trúc xã hội của VQĐT bao gồm một đực nhiều cái (n=5), nhiều đực nhiều cái (n=16), đàn toàn đực (n=1) (2) Các đàn VQĐT phân bố không đồng đều tại khu vực nghiên cứu. Tất cả các đàn ghi nhận được đều thuộc khu vực dãy Đồng Quyển và Hang Tranh nơi có các sinh cảnh Trảng cỏ và cây bụi, cây gỗ rải rác thứ sinh trên núi đá vôi và Trảng cây bụi và trảng cỏ thứ sinh trên các thung khô hạn (3) Nghiên cứu đã mô tả một số tập tính của VQĐT trong quá trình nghiên cứu bao gồm tập tính di chuyển, tập tính kiếm ăn, tập tính uống nước, chăm sóc hộ con non và tập tính giao phối của loài VQĐT tại khu vực nghiên cứu. VQĐT dành nhiều thời gian cho hoạt động nghỉ ngơi và ăn (33,16% và 20,37% tổng quỹ thời gian trong ngày), lần lượt tiếp đến là các hoạt động xã hội, di chuyển, quan sát, uống nước và các hoạt động khác (4) Nghiên cứu này đã cập nhật bổ sung thành phần loài thức ăn cho loài VQĐT tại khu vực nghiên cứu. Tổng số có 46 loài thực vật được VQĐT sử dụng làm thức ăn. Giống như các loài khác trong giống
  20. 18 Trachypithecus, khẩu phần ăn của VQĐT chủ yếu là lá non (36,5%), tiếp đến lần lượt là lá trưởng thành, quả chín,hoa,quả xanh và chồi (5) Mối đe dọa chính đối với quần thể VQĐT tại khu vực điều tra là tình trạng chia cắt sinh cảnh sống, cạnh tranh loài, nguy cơ cháy rừng ô nhiễm khói bụi, nổ mìn tại các khu mỏ khai thác khoáng sản vùng giáp ranh, sử dụng súng săn, chăn thả gia súc…trong đó sự chia cắt quần thể là một những mối đe dọa nghiêm trọng nhất tới sự tồn tại của loài VQĐT (6) Nghiên cứu đã đưa ra 05 nhóm giải pháp giúp cho công tác quản lý và bảo tồn quần thể VQĐT tại khu vực nghiên cứu. Phục hồi sinh cảnh và hành lang kết nối giữa các sinh cảnh với nhau là các giải pháp ưu tiên và lâu dài giúp đảm bảo sự tồn tại của quần thể VQĐT tại KBTTN ĐNN Vân Long. Các giải pháp quản lý và bảo tồn cần thực hiện thường xuyên. Ưu tiên giải pháp bảo vệ, phục hồi rừng và tạo hành lang sinh cảnh để đảm bảo nguồn thức ăn và môi trường sống cho quần thể VQĐT đang phát triển tại KBTTN ĐNN Vân Long 2. Khuyến nghị Bảo vệ nghiêm ngặt các khu vực rừng tại khu bảo tồn, ưu tiên các khu vực có ghi nhận VQĐT, nhằm khôi phục độ tàn che của các khu vực đó, bởi Voọc quần đùi trắng chủ yếu di chuyển trên tán cây, ít có ghi nhận chúng di chuyển trên mặt đất. Trong tương lai có thể mở rộng sinh cảnh sống sang phía Tây của Khu bảo tồn để duy trì phát triển bền vững cho VQĐT và các loài động vật khác. Trong thời gian tới, ưu tiên tập trung nguồn nhân lực nhằm thực hiện nhiệm vụ tiếp theo của đợt điều tra lần này chưa thực hiện được là thu thập thông tin về vách ngủ, thu thập mẫu phân để làm xét nghiệm di truyền xem có giao phối cận huyết hay không. Thu thập thông tin vật hậu học và các loài thực vật làm thức ăn cho VQĐT ở những khu vực núi cao và sâu phía trong các dãy núi đá vôi. Phối hợp chặt chẽ giữa hoạt động du lịch với hoạt động bảo tồn. Tiếp tục nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái và sinh cảnh sống của Voọc quần đùi trắng, cụ thể đi sâu nghiên cứu sinh sản, hệ tiêu hóa, di truyền và sự gia tăng số lượng… để phục vụ cho các hoạt động bảo tồn Voọc DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ 1. Phạm Gia Thanh, Đồng Thanh Hải, Nguyễn Vĩnh Thanh, Bùi Thị Vân, Nguyễn Văn Linh.(2023) “Cấu trúc xã hội và tập tính của loài Voọc mông trắng Trachypithecus delacouri tại khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long”. Tạp chí Nông nghiệp và PTNT Số 1+2/2023. Trang 148-157 2. Phạm Gia Thanh, Bùi Thị Vân, Nguyễn Hữu Mạnh, Mai Văn Quyền (2023). “Đặc điểm phân bố loài Voọc mông trắng Trachypithecus delacouri tại khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long”. Tạp chí khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp. Số 1/2023. Trang 85-94. 3. Phạm Gia Thanh, Bùi Thị Vân, Đồng Thanh Hải, Mai Văn Quyền (2023). “Thành phần thức ăn của loài Voọc mông trắng (Trachypithecus delacouri Osgood, 1932) tại khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long”. Tạp chí khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp. Số 2/2023. Trang 86-94.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2