intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Quá trình thực hiện chính sách an sinh xã hội tại thành phố Hải Phòng từ năm 2001 đến năm 2015

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

20
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của Luận án này nhằm làm sáng tỏ quá trình thực hiện chính sách ASXH từ năm 2001 đến năm 2015 tại Thành phố Hải Phòng. Từ đó, rút ra những đặc điểm, đánh giá tác động của quá trình thực hiện chính sách đối với vấn đề kinh tế và xã hội trên địa bàn thành phố. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Quá trình thực hiện chính sách an sinh xã hội tại thành phố Hải Phòng từ năm 2001 đến năm 2015

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI NGUYỄN NGỌC MẠNH QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI TẠI THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2015 Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam Mã số: 9.22.90.13 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ HÀ NỘI – 2020
  2. Công trình được hoàn thành tại TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Nguyễn Ngọc Cơ Phản biện 1: PGS.TS Nguyễn Đình Lê Trường Đại học KHXH&NV, ĐHQG Hà Nội Phản biện 2: PGS.TS Đinh Quang Hải Viện Sử học Phản biện 3: PGS.TS Hoàng Hải Hà Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường họp tại Đại học Sư phạm Hà Nội vào hồi..........giờ......phút, ngày.......tháng........năm 2020 Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
  3. DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ 1) Nguyễn Ngọc Mạnh, Đảng bộ Thành phố Hải Phòng lãnh đạo thực hiện công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân, Tạp chí Lịch sử Đảng, năm 2015, Số 4 2) Nguyễn Ngọc Mạnh, Chính sách an sinh xã hội đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam, Tạp chí Giáo dục Lý luận, năm 2018, Số 5 3) Nguyễn Ngọc Mạnh, Quyền an sinh xã hội - từ nhận thức đến thực tiễn ở Việt Nam, Tạp chí Giáo dục và Xã hội, năm 2018, Số 2 4) Nguyễn Ngọc Mạnh, Những đặc trưng trong chính sách an sinh xã hội của Đảng Cộng sản Việt Nam, Tạp chí Giáo dục Lý luận, năm 2018, Quý III + IV 5) Nguyễn Ngọc Mạnh, Kinh tế tư nhân với công tác đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn thành phố Hải Phòng, Đăng trong Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia "Phát triển kinh tế tư nhân ở Hải Phòng - Vấn đề lý luận và thực tiễn", Đại học Hải Phòng tổ chức, 10/2019.
  4. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền năm 1948 của Liên Hợp quốc tại Điều 22.Quyền An sinh xã hội của con người khẳng định: “Mọi người, như một thành viên của xã hội, có quyền an sinh xã hội và được quyền thực hiện, thông qua nỗ lực quốc gia và hợp tác quốc tế và phù hợp với tổ chức và các nguồn lực của mỗi quốc gia, các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa không thể thiếu cho nhân phẩm của mình và sự phát triển tự do của nhân cách của mình”. Điều đó đồng nghĩa, các quốc gia với tư cách là thành viên của Liên Hợp quốc khi gia tham gia ký kết thỏa thuận phải có trách nhiệm pháp lý, hành động cụ thể để hiện thực hóa các mục về ASXH đảm bảo quyền an sinh cho người dân. Đối với Việt Nam, ASXH không chỉ là thực hiện các cam kết quốc tế, những hoạt động về mặt ngoại giao hay xây dựng hình ảnh quốc gia mà còn được nhìn nhận như một vấn đề thuộc về bản chất của nhà nước - nhà của dân do dân và vì dân, gắn với mục tiêu cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa mà Đảng và Nhà nước Việt Nam phấn đấu thực hiện. Do đó, ngay từ khi ra đời năm 1945, Nhà nước Việt Nam đã khẳng định mục tiêu theo đuổi nhất quán và xuyên suốt là: “độc lập - tự do - hạnh phúc”. Trong điều kiện đặc biệt khó khăn, “thù trong giặc ngoài” đe dọa đến sự tồn tại của chính quyền non trẻ nhưng những vấn đề về an sinh như: “diệt gặc đói”, “diệt giặc dốt” - xóa nạn mù chữ, mở mang trường học, tăng gia sản xuất, cải thiện đời sống của người dân đã được đề ra và từng bước thực hiện. Chính điều này đã tạo được niềm tin, sự ủng hộ của người dân đối với chế độ mới, đó là cơ sở để chính quyền vượt qua được tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”. Bước vào hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, mục tiêu hàng đầu là hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, nhưng Đảng và Nhà nước Việt Nam vẫn quan tâm chăm lo đến đời sống của người dân ở vùng tự do hay ở hậu phương như phát triển giáo dục, y tế, chăm lo cho các gia đình chính sách… Điều đó đã góp phần quan trọng trong việc giữ gìn kỹ cương và an ninh xã hội, hoàn thành nghĩa vụ của hậu phương lớn đối với tiền tuyến lớn. Đồng thời, thể hiện sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng trong giải quyết các vấn đề xã hội với điều kiện chiến tranh kéo dài. Bước vào thời kỳ hòa bình, xây dựng và phát triển đất nước, vượt qua những khó khăn khủng hoảng kinh tế - xã hội, Đảng và Nhà nước Việt Nam quyết tâm đổi mới toàn diện và triệt để, trong đó đổi mới kinh tế là trọng tâm từng bước đổi mới các vấn đề xã hội. Cùng với quá trình đổi mới, nhận thức của Đảng và Nhà nước về ASXH ngày càng rõ ràng và cụ thể hơn khi coi đây vừa là mục tiêu vừa là động lực để ổn định chính trị - xã hội, góp phần đất nước phát triển bền vững. Bảo đảm an sinh xã hội là một trong những yếu tố phản ánh rõ nét bản chất tốt đẹp của chế độ xã hội, thể
  5. 2 hiện đậm nét tính định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường. Cụ thể những vấn đề trên, Nghị Quyết số 15-NQ/TW, ngày 1-6-2012, của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI Một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012 - 2020 đã đặt ra yêu cầu: phấn đấu đến năm 2020 cơ bản hình thành hệ thống an sinh xã hội bao phủ toàn dân; bảo đảm người dân có việc làm, thu nhập tối thiểu; tham gia bảo hiểm xã hội; bảo đảm hỗ trợ những người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; bảo đảm cho người dân tiếp cận được các dịch vụ xã hội cơ bản; góp phần từng bước nâng cao thu nhập, bảo đảm cuộc sống an toàn, bình đẳng và hạnh phúc của nhân dân. Tuy nhiên, để hiện thực hóa được yêu cầu trên, Việt Nam đã và đang gặp nhiều khó khăn, thử thách không nhỏ như: sự biến động bất lợi từ nền kinh tế thế giới; các khoản vay ưu đãi, các khoản viện trợ quốc tế bị cắt giảm do đạt mốc quốc gia có thu nhập trung bình; chịu ảnh nặng nề của biến đổi khí hậu; xu hướng già hóa dân số diễn ra nhanh; cách thức và kết quả thực hiện chính sách ASXH đã bộc lộ nhiều bật cập và hạn chế… Xuất phát từ những yếu tố đó, tìm hiểu nghiên cứu ASXH ở Việt Nam trong điều kiện mới là một vấn đề cấp thiết đặt ra cho các cá nhân, cơ quan và tổ chức khoa học. Thành phố Hải Phòng ngày từ khi thành lập (năm 1988) đã có vai trò chiến lược trong phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng của Việt Nam. Vai trò chiến lược của thành phố càng được thể hiện và khẳng định trong giai đoạn hiện nay khi là 1 trong 5 thành phố trực thuộc trung ương, đô thị loại I, lớn thứ 2 miền Bắc, thứ 3 Việt Nam. Trong tương lai, Hải Phòng được định hướng phát triển là: Một trong những trung tâm công nghiệp, thương mại lớn của cả nước và trung tâm dịch vụ, du lịch, giáo dục và y tế của vùng duyên hải Bắc Bộ; một pháo đài bất khả xâm phạm về quốc phòng - an ninh, đời sống nhân dân ngày một nâng cao. Bởi vậy, đi liền với việc phát triển kinh tế, giải quyết những vấn đề về ASXH, bảo đảm thu nhập và các thiết yếu cơ bản tối thiểu của người dân cũng chính là một trong những yếu tố quan trọng để hiện thực hóa những mục tiêu và định hướng. Đồng thời, khơi dậy những nghĩa cử cao đẹp trong các tầng lớp nhân dân với mục đích, ý nghĩa tốt đẹp “chung tay vì cộng đồng” và “không để ai bị bỏ lại phía sau”. Từ những vấn đề trên, nghiên cứu sinh quyết định chọn: "Quá trình thực hiện chính sách an sinh xã hội tại thành phố Hải Phòng từ năm 2001 đến năm 2015" làm đề tài luận án tiến sĩ lịch sử. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích Tái hiện một cách có hệ thống, toàn diện, khách quan quá trình thực hiện an sinh xã hội từ năm 2001 đến năm 2015 tại Thành phố Hải Phòng, chỉ ra những thành tựu, hạn chế trong quá trình thực hiện. Từ đó, rút ra những đặc điểm, đánh giá tác động và nên lên vấn đề đặt ra.
  6. 3 Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích trên, luận án thực hiện những nhiệm vụ sau: - Trình bày có hệ thống những vấn đề lý luận về ASXH, như: vai trò, chức năng, các trụ cột cơ bản của ASXH; - Phân tích những đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Hải Phòng. Từ việc phân tích các đặc điểm này, luận án chỉ ra những thuận lợi và khó khăn tác động đến quá trình thực hiện chính sách ASXH. - Tái hiện tiến trình lịch sử lãnh đạo, tổ chức thực hiện chính sách ASXH của Đảng bộ và Chính quyền thành phố Hải Phòng từ năm 2001 đến năm 2015 - Rút ra những đặc điểm, đánh giá những tác động của quá trình thực thi chính sách. - Tham quan, thực tế, tiến, khảo sát, phỏng vấn các đối tượng có liên quan. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là quá trình thực hiện chính sách an sinh xã hội ở thành phố Hải Phòng từ năm 2001 đến năm 2015. Phạm vi nghiên cứu Về thời gian: từ năm 2001 đến năm 2015. Về mặt không gian. Luận án nghiên cứu trên địa bàn thành phố Hải Phòng, Về nội dung. Nội dung nghiên cứu của luận án tập trung vào quá trình thực hiện chính sách ASXH ở thành phố Hải Phòng được thể hiện qua các trụ cột chính gồm: 1) Chính sách giải quyết việc làm; 2) Chính sách xóa đói, giảm nghèo; 3) Chính sách bảo hiểm xã hội; bảo hiểm y tế; 4) Chính sách trợ giúp xã hội; 5) Chính sách đảm bảo các dịch vụ xã hội cơ bản (giáo dục; y tế; nhà ở; nước sạch; thông tin). 4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu Nguồn tài liệu Đề hoàn thành luận án, tác giả dựa vào các nguồn tài liệu chính sau: - Tài liệu lưu trữ. Cương lĩnh;văn kiện đại hội, hội nghị Ban Chấp hành Trung ương; các chỉ thị của Đảng Cộng sản Việt Nam từ Đại hội VI (1986) đến Đại hội XII (2016). Các văn bản quy phạm pháp luật như: Hiến Pháp, Luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội; các nghị định, thông tư, quyết định, các chương trình, đề án… của Chính phủ và các Bộ ngành có liên quan đến ASXH. Bên cạnh đó là các văn kiện, nghị quyết, quyết định, đề án, chương trình… của Đảng bộ, HĐND, UBND thành phố Hải Phòng.
  7. 4 - Tài liệu báo cáo, thống kê. Báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội của UBND thành phố; Báo cáo tổng kết, sơ kết của Sở Lao động, Thương binh xã hội, Bảo hiểm xã hội, Sở Y tế, v.v… Niên giám Thống kê của Tổng cục Thống kê Việt Nam, Niên giám thống kê thành phố Hải Phòng của Cục Thống kê thành phố. - Tài liệu tham khảo. Bao gồm: sách chuyên khảo, sách tham khảo, bài viết đăng trên tạp chí, kỷ yếu hội thảo khoa học, luận án của các nghiên cứu sinh ở các cơ sở đào tạo. - Tài liệu điền dã: Những thông tin, những nhận xét, đánh giá và thái độ của người dân thông qua tham quan thực tế, phỏng vấn trực tiếp các đối tượng có liên quan về quá trình thực hiện ASXH. - Tài liệu từ Internet. Gồm nguồn thông tin được công bố công khai trên các Cổng thông tin điện tử của các cơ quan, tổ chức của nhà nước. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp luận Đề tài được thực hiện trên cơ sở thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng của Triết học Mác-Lênin. Đồng thời vận dụng phương pháp luận sử học mácxít, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam trong công tác nghiên cứu lý luận và lịch sử. Phương pháp nghiên cứu - Tác giả sử dụng chủ yếu phương pháp lịch sử và phương pháp logic. Thông qua phương pháp lịch sử, tái hiện chân thực quá trình thực hiện chính sách an sinh xã hội theo trình tự không gian và thời gian. Phương pháp logic giúp chỉ ra các đặc điểm, các vấn đề có tính bản chất và quy luật hoạt động của chính sách an sinh xã hội. - Đề tài còn vận dụng các phương pháp khác như: phương pháp thống kê, phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh và phương pháp điền dã. 5. Đóng góp của luận án - Góp phần làm rõ thêm các vấn đề lý luận về chính sách an sinh xã hội; - Chỉ ra những đặc điểm, sự thuận lợi và khó khăn tác động đến quá trình thực hiện chính sách an sinh xã hội ở thành phố Hải Phòng từ năm 2001 đến năm 2015. - Góp phần làm rõ vai trò của các tổ chức trong quá trình thực hiện chính sách an sinh xã hội ở Hải Phòng từ năm 2001 đến năm 2015. - Luận án chỉ ra những điểm nghẽn, những trở ngại mà thành phố Hải Phòng cần phải vượt qua trong những giai đoạn phát triển tiếp theo
  8. 5 - Luận án là tài liệu hữu ích cho việc tổng kết thực tiễn hoạch định chính sách an sinh xã hội và là tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu, học tập lịch sử địa phương. 6. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận án được chia làm 5 chương. Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Những công trình nghiên cứu có liên quan đề đề tài 1.1.1. Những công trình nghiên cứu ở nước ngoài Công trình: “An sinh xã hội ở các nước đang phát triển”, (Social security in Developing Countries) của các nhóm tác giả Ehtisham Ahmad, Jean Drèze, John Hills và Amartya Sen, Nhà xuất bản Đại học Oxford, Mỹ, năm 1991; Công trình của Peter A.Diamond và Peter R.Orszag (là hai trong số các nhà kinh tế hàng đầu của Mỹ) “Tiết kiệm an sinh xã hội: Một cách tiếp cận cân bằng” (Saving Social Security: A Balanced Approach), Nhà xuất bản Brookings Institution Press, Mỹ, năm 2005; Cuốn “Các chương trình an sinh xã hội và hưu trí trên toàn thế giới” (Social Security Programs and Retirement around the World) của nhóm tác giả Jonathan Gruber và David A Wise, Nhà xuất bản Đại học Chicago, Mỹ với các phần “Ý nghĩa của cải cách tài chính” (Fiscal implications of reform), năm 2007 và “Mối quan hệ với việc làm của thanh niên” (The relationship to youth employment), năm 2010; Cuốn sách “An sinh xã hội: Kinh tế và phát triển (Social Security, the Economy and development) của tác giả James Midgley, Nhà xuất bản Palgrave Macmillan, Vương quốc Anh, 2008. Ngoài ra, tác giả James Midgley còn có cuốn sách (cộng tác với Mitsuhiko Hosaka) “Cơ sở an sinh xã hội ở châu Á: Hỗ trợ lẫn nhau, bảo hiểm vi mô và an sinh xã hội” (Basis of social security in Asia: mutual aid, micro-insurance and social security), Nhà xuất bản Palgrave Macmillan, Mỹ, 2012; Cuốn sách “Sự bảo vệ: Một nguyên tắc chung của luật an sinh xã hội ở châu Âu” (Security: A General Principle of Social Security Law in Europe) của nhóm tác giả Ulrich Becker, Danny Pieters, Friso Ross, Paul Schoukens, Nhà xuất bản Luật Europa, năm 2010; Cuốn sách “An sinh xã hội, chăm sóc y tế và nhà ở xã hội”, (Social Security, Medicare & Government Pensions), của Joseph Matthews Attorney, Dorothy Matthews Berman, Nhà xuất bản Nolo, Mỹ, 2013). Các công trình của các học giả nước ngài đã làm rõ những vấn đề cơ bản như vai trò, chức năng của ASXH; những nguy cơ, thách thức đang đặt ra đối với quá
  9. 6 trình thực thi ASXH ở các nước trên thế giới; vai trò của nhà nước, các tổ chức và cá nhân trong đảm bảo ASXH. Mặt khác, các học giả nước ngoài đã tập trung làm rõ một số vấn đề cụ thể của ASXH như bảo hiểm, lương hưu, nhà ở, y tế…đó đều là mối quan tâm thường trực và đặt ra nhiều áp lực cho người dân ở các nước. Từ đó, những lời khuyên, sự tư vấn hay khuyến cáo được đưa ra để họ chủ động giải quyết các vấn đề của chính bản thân mình 1.1.2. Những công trình nghiên cứu ở Việt Nam Cuốn: “Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách an sinh xã hội ở Việt Nam” của tác giả Mai Ngọc Cường, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 2009; Cuốn “An sinh xã hội ở Việt Nam hướng tới năm 2020” của Vũ Văn Phúc, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 2012. Cuốn “Cơ sở khoa học của việc xây dựng sàn an sinh xã hội ở Việt Nam trong thời gian tới” của tác giả Doãn Mậu Diệp, Nhà xuất bản Lao động Xã hội, 2015; Luận án tiến sĩ Kinh tế chính trị “Đảm bảo an sinh xã hội gắn với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam” của NCS Nguyễn Thị Tâm, 2015; Luận án tiến sĩ Triết học “Vai trò của an sinh xã hội đối với tiến bộ xã hội ở Việt Nam hiện nay” của NCS Nguyễn Tiến Hùng, 2016. Các công trình trên đã chỉ ra được những vấn đề về ASXH như: khái niệm, lịch sử ra đời, chức năng, ý nghĩa cũng như những nét đặc thù của chính sách ASXH ở Việt Nam. Luận án tiến sĩ Lịch sử “Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo thực hiện an sinh xã hội từ năm 2001 đến năm 2011” của NCS Nguyễn Mai Phương, 2014; Luận án tiến sĩ Triết học “Chính sách An sinh xã hội và vai trò của Nhà nước trong việc thực hiện chính sách an sinh xã hội ở Việt Nam” của NCS Nguyễn Văn Chiều, 2013. Các công trình này đã trình bày vai trò của Đảng và Nhà nước với tư cách là chủ thể ban hành đường lối và tổ chức thực hiện chính sách ASXH: Cuốn sách “An sinh xã hội đối với nông dân trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam” của tác giả Mai Ngọc Anh, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 2010; Luận án tiến sĩ Kinh tế chính trị “Vai trò của nhà nước về an sinh xã hội đối với nông dân ở Việt Nam” của NCS Phan Thị Kim Oanh, 2014; Luận án tiến sĩ Kinh tế “Chính sách an sinh xã hội với người nông dân sau khi thu hồi đất để phát triển các khu công nghiệp (Nghiên cứu tại Bắc Ninh), của NCS Nguyễn Văn Nhường, 2010. Những công trình này đã cho thấy tính cấp thiết của việc đảm bảo ASXH cho người nông dân, một trong những đối tượng dễ bị tổn thương trước sự tác động của các yếu tố kinh tế và tự nhiên. Đồng thời, các tác giả nêu ra những kiến nghị để đảm bảo ASXH cho người nông dân
  10. 7 như: hỗ trợ vốn, dạy nghề, pháp lý, khoa học kỹ thuật và các dịch vụ xã hội cơ bản như y tế, giáo dục, nước sạch Cuốn sách “Lý thuyết và mô hình an sinh xã hội (Phân tích thực tiễn ở Đồng Nai)” của Sở khoa học và công nghệ Đồng Nai, 2009; Luận án tiến sĩ Kinh tế “Đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội” của NCS Đồng Thị Hồng, 2015; Luận án tiến sĩ Lịch sử “Quá trình thực hiện chính sách an sinh xã hội ở tỉnh Hải dương từ năm 1997 đến năm 2010” của NCS Nguyễn Văn Tuân, 2015. Các công trình đã góp phần làm rõ những vấn đề ASXH ở một địa phương cụ thể. 1.1.3. Các công trình nghiên cứu ở Hải Phòng Công trình của nhóm tác giả Lưu Văn Hân, Trần Minh Quốc, Bùi Đức Tuyến Thành phố Hải Phòng: Tiềm năng và triển vọng những năm đầu thế kỷ 21, Nhà xuất bản Hải Phòng, 2000. Thông qua công trình cho thấy, thành phố Hải Phòng có nhiều tiềm năng, lợi thế xuất phát từ vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và xã hội để thực hiện chính sách ASXH nói riêng Luận án Tiến sĩ Kinh tế Nhân tố dân số và lao động trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Hải Phòng của NCS Hoàng Văn Kế, 1995; Cuốn Việc làm cho thanh niên ở khu vực chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp và nhu cầu tìm việc làm của thanh niên nông thôn ở khu công nghiệp tại Hải Dương, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc và Hải Phòng của Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội, Nhà xuất bản Lao động - Xã hội, Hà Nội, 2008; Đề tài khoa học cấp thành phố Môi trường sống, điều kiện lao động của công nhân làm việc trong các khu công nghiệp, khu chế xuất trên địa bàn thành phố Hải Phòng của Liên đoàn Lao động TP Hải Phòng, năm 2011; Đề tài khoa học cấp thành phố Nghiên cứu đề xuất các giải pháp đảm bảo dân chủ và an sinh xã hội phục vụ xây dựng nông thôn mới ở Hải Phòng của Trường Đại học Hải Phòng, năm 2015; Luận án Nguồn lao động và sử dụng lao động ở thành phố Hải Phòng, Chuyên ngành: Địa lý học, của nghiên cứu sinh Tô Thị Hồng Nhung bảo vệ tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, năm 2017. Kết quả nghiên cứu của những công trình nêu trên phần nào làm rõ những vấn đề liên quan đến ASHX ở thành phố Hải Phòng 1.2. Những kết quả nghiên cứu được luận án kế thừa Nhìn chung, nguồn tài liệu đã xuất bản liên quan đến ASXH khá phong phú, đa dạng, số lượng lớn, bao gồm các công trình, bài viết của học giả trong và ngoài nước. Từ kết quả của những công trình trên, nghiên cứu sinh tham khảo và kề thừa một số nội dung sau:
  11. 8 - Những vấn đề lý thuyết về ASXH như: các quan niệm; đối tượng thụ hưởng của ASXH; các chức năng và vai trò của ASXH. - Những thành tựu, hạn chế của chính sách ASXH ở Việt Nam hiện hành và phương hướng, giải pháp cụ thể để hoàn thiện hệ thống chính sách ASXH trong tương lai. - Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Hải Phòng - một trung tâm công nghiệp ở phía Bắc; - Những quan điểm, chủ trương và biện pháp của thành phố trong phát triển kinh tế - xã hội nói chung và giải quyết các vấn đề cụ thể có liên quan an sinh xã hội nói riêng; một số thành tựu và hạn chế trong công tác thực hiện một số nội dung của vấn đề ASXH. 1.4. Những vấn đề đặt ra cho luận án tiếp tục nghiên cứu Vấn đề ASXH đã được các nhà nghiên cứu làm rõ ở nhiều phương diện khác nhau, nhưng ở góc độ thực hiện ASXH tại địa phương cụ thể là thành phố Hải Phòng vẫn còn là khoảng trống, có nhiều điều cần được giải đáp thỏa đáng, đó cũng chính là nhiệm vụ cơ bản đặt ra cho luận án nghiên tiếp tục cứu: - Phân tích và làm rõ các yếu tố tác động đến quá trình thực hiện chính sách ASXH tại thành phố Hải Phòng từ năm 2001 đến năm 2010. - Làm rõ thực trạng việc thực hiện chính sách ASXH trên một số trụ cột quan trọng như: giải quyết việc làm; xóa đói giảm nghèo, bảo hiểm xã hội; trợ giúp xã hội và đảm bảo các dịch vụ xã hội cơ bản. - Rút ra những đặc điểm, đánh giá sự tác động quá trình thực hiện chính sách ASXH đối với các lĩnh vực khác của đời sống xã hội. Chương 2 NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI Ở THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2015 2.1. Những vấn đề chung về chính sách an sinh xã hội 2.1.1. Khái niệm, trụ cột và chức năng của chính sách an sinh xã hội - Khái niệm. Chính sách ASXH là hệ thống các quan điểm, mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ và giải pháp do Đảng và Nhà nước Việt Nam ban hành để bảo vệ đời sống cho nhân dân; đảm bảo những điều kiện tối thiểu về thu nhập, nhà ở, y tế, giáo dục,
  12. 9 nước sạch và thông tin cho những người yếu thế trong xã hội; một yếu tố quan trọng góp phần vào phát triển bền vững của đất nước. - Các trụ cột chính của chính sách ASXH ở Việt Nam Thứ nhất, chính sách giải quyết việc. Thứ hai, chính sách xóa đói, giảm nghèo. Thứ ba, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Thứ tư, chính sách trợ giúp xã hội. Thứ năm, chính sách đảm bảo các dịch vụ xã hội cơ bản (giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch và thông tin). - Chức năng của chính sách an sinh xã hội Thứ nhất, phòng ngừa rủi ro Thứ hai, giảm thiểu rủi ro Thứ ba, khắc phục rủi ro 2.1.2. Đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về an sinh xã hội Trong thời kỳ đổi mới, đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước về ASXH được hình thành, bổ sung phát triển và hoàn thiện, điều này được thể hiện ở một số mặt: - Quan điểm chỉ đạo Một là, bảo đảm an sinh xã hội là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng của Ðảng, Nhà nước, của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Hai là, chính sách an sinh xã hội phải phù hợp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội và khả năng huy động, cân đối nguồn lực của đất nước trong từng thời kỳ; ưu tiên người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số. Ba là, hệ thống an sinh xã hội phải đa dạng, toàn diện, có tính chia sẻ giữa Nhà nước, xã hội và người dân, giữa các nhóm dân cư trong một thế hệ và giữa các thế hệ. Bốn là, Nhà nước bảo đảm thực hiện và giữ vai trò chủ đạo trong việc tổ chức thực hiện; đẩy mạnh xã hội hóa, khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp và người dân tham gia. Ðồng thời tạo điều kiện để người dân nâng cao khả năng tự bảo đảm an sinh. Năm là, tăng cường hợp tác quốc tế để có thêm nguồn lực, kinh nghiệm trong việc xây dựng và thực hiện các chính sách an sinh xã hội. - Chủ trương thực hiện một số lĩnh vực cụ thể của ASXH. + Giải quyết việc là là yếu tố quyết định để phát huy nhân tố con người, đảm bảo sự ổn định và phát triển kinh tế, làm lành mạnh xã hội, đáp ứng nguyện vọng và yêu cầu chính đáng của nhân dân.
  13. 10 + Khuyến khích mọi người làm giàu hợp pháp đi đôi với tích cực xóa đói giảm nghèo. Coi một bộ phần dân cư giàu trược là cần thiết cho sự phát triển. + Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là yếu tố cơ bản để phát triển xã hội. Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, tạo điều kiện để ai cũng được học hành nhất là trẻ em vùng khó khăn, trẻ em nữ, người khuyết tật, đồng bào dân tộc thiểu số. + Sức khỏe là vốn quý nhất của mỗi người dân và của cả xã hội; xây dựng hệ thống y tế công bằng, chất lượng, hiệu quả, hướng tới thực hiện mục tiêu mọi người dân đều được quản lý, chăm sóc sức khỏe. + Đổi mới cơ chế quản lý và phương thức cung ứng các dịch vụ xã hội cơ bản. Trên cơ sở đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước đã thể chế hóa thành những văn bản quy phạm pháp luật như Hiến pháp, pháp luật, … và các chương trình, đề án cụ thể, tạo cơ sở cho các địa phương tổ chức thực hiện. 2.2. Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội tác động đến quá trình thực hiện chính sách an sinh xã hội ở thành phố Hải Phòng 2.2.1. Điều kiện tự nhiên - Vị trí địa lý. Hải Phòng là thành phố ven biển, nằm phía Đông vùng Duyên hải Bắc bộ. Là một trong 3 đỉnh của tam giác tăng trưởng kinh tế miền Bắc: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh; là đầu mối giao thông quan trọng, cửa ngõ thương mại chính bằng đường biển của miền Bắc Việt Nam. Đây là lợi thế lớn của Hải Phòng để phát triển kinh tế, tạo nguồn lực đảm bảo ASXH - Đặc điểm về khí hậu. Khí hậu Hải Phòng mang đầy đủ đặc điểm của của khí hậu miền Bắc Việt Nam: cận nhiệt đới, gió mùa, ẩm. Thời tiết có diễn biến thất thường nhưng, mức độ thiệt hại về tính mạng và tài sản của người dân không nặng nề như một số vùng khác. Do đó, có sự thuận lợi nhất định trong hoạt động sản xuất và định cư của người dân. - Tài nguyên thiên nhiên. Hải Phòng có tài nguyên thiên nhiên tương đối phong phú và đa dạng, tuy nhiên trữ lượng không lớn.Một số loại tài nguyên đã và đang khai thác đem lại những hiệu quả về phát triển kinh tế và đảm bảo ASXH như: tài nguyên đất, nước, khoáng sản (chủ yếu đá vôi).Trong đó, tài nguyên biển - yếu tố quan trọng nhất và tác động sâu sắc nhất đến các hoạt động kinh tế - xã hội của thành phố Hải Phòng. Dựa vào tài nguyên biển Hải Phòng đã xây dựng cơ cấu kinh tế biển đa dạng, góp phần quan trọng vào giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập đảm bảo ASXH cho người dân.
  14. 11 2.2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội - Đặc điểm về kinh tế Hải Phòng là thành phố cảng biển, thành phố công nghiệp, giữ vị trí quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của cả miền Bắc và cả nước; Hải Phòng cơ cấu kinh tế đa dạng, năng động; cơ sở hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, ngày càng được đầu tư phát triển hiện đại. Tuy nhiên, kinh tế Hải Phòng phát triển chưa tương xứng với vị trí, tiềm năng, lợi thế vốn có, thiếu sự ổn định; cơ sở hạ tầng chưa thực sự đáp ứng của phát triển. - Đặc điểm về xã hội Về dân số: Năm 2015, là 1.963,3 nghìn người. chiếm 9,4% dân số Đồng bằng Sông Hồng (đứng thứ hai sau Hà Nội); trên 2,1% dân số cả nước, xếp thứ 7 trong tổng số 63 tỉnh thành phố. Hải Phòng đang trong thời kỳ dân số vàng, năm 2015, nhóm dân số trong độ tuổi 15 - 60 chiếm tỷ lệ 63,7%; nhóm dân số trong độ tuổi 0 - 14 là 22,8%; nhóm dân số trên 60 tuổi là 13,5%. Tuy nhiên, dân số Hải Phòng có sự phân bố không đồng đều giữa đất liền và hải đảo; giữa nông thôn và thành thị; mật độ bình quân các huyện đảo là xấp xỉ 102 người/km2, đất liền là 1.565 người/km2; khu vực thành thị: 3.479 người/km2, nông thôn: 806 người/km2. Hải Phòng là số ít những địa phương có tỷ lệ nhập cư dương. Tính cách con người Hải Phòng. 1) Cương trực, dũng cảm, có nghĩa khí; 2) Năng động, sáng tạo, nhạy bén với cái mới; 3) Thẳng thắn, cởi mở, hòa đồng. Bên cạnh đó là: “Sự bảo thủ, ương ngạnh, thậm chí có phần liều lĩnh và thiếu tính kỷ luật; không kiên trì, ưa làm việc lớn nhưng thiếu tính kiên nhẫn, không đi đến cùng của mọi việc; tính cầu thị và học hỏi không cao”. Nhưng nhìn chung những đặc điểm về tính cách con người là một yếu tố tích cực trong năng lực tự an sinh cho người dân. 2.2.3. Tình hình thực hiện chính sách an sinh xã hội tại thành phố Hải Phòng sau 15 năm đầu đổi mới (1986 - 2000) Vượt qua khó khăn của những năm đầu đổi mới và sau 10 năm thực hiện Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội (1991 - 2000), Hải Phòng khẳng định vai trò là vùng kinh tế trọng điểm của khu vực phía Bắc. Bên cạnh đó, các vấn đề của an sinh xã hội được quan tâm thực hiện và đạt kết quả quan trọng trên các mặt như: giải quyết việc làm thực hiện có hiệu quả; hệ thống giáo dục, y tế có sự phát triển đa dạng; chương trình xóa đói giảm nghèo đạt kết quả tốt. Tuy nhiên, một số vấn đề về an sinh xã hội còn bức xúc và gay gắt chậm được giải quyết: tỷ lệ thất nghiệp ở thành
  15. 12 thị và thiếu việc làm ở nông thôn còn ở mức cao; chất lượng giáo dục, y tế còn thấp so với yêu cầu; vẫn còn hộ đói, tỷ hộ nghèo còn tương đối cao. Điều này đặt ra yêu cầu thành phố phải quan tâm thực hiện trong giai đoạn phát triển tiếp theo. Chương 3 QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI TẠI THÀNH PHỐ HẢI PHÕNG GIAI ĐOẠN 2001 - 2010 3.1. Bối cảnh lịch sử và chủ trương của thành phố Hải Phòng về thực hiện chính sách an sinh xã hội 3.1.1. Bối cảnh lịch sử Mặt dù kinh tế thành phố Hải Phòng có sự phát triển và khẳng định vai trò quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam. Nhưng, tốc độ tăng trưởng thiếu ổn định; dễ bị tổn thương bởi sự tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, cùng với đó là sự diễn biến phức tạp của thiên tai và dịch bệnh đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình thực hiện chính sách ASXH trong giai đoạn này. 3.1.2. Chủ trương của thành phố Hải Phòng Chủ trương chung là đẩy mạnh nhanh quá trình công nghiệp hóa xây dựng Hải Phòng thành thành phố cảng văn minh, hiện đại, trung tâm công nghiệp cả nước, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân lên một bước. Xây dựng và triển khai hệ thống cơ chế, chính sách an sinh xã hội đa dạng và phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, từng bước thực hiện công bằng xã hội. 3.2. Thành phố Hải Phòng triển khai thực hiện chính sách ASXH giai đoạn 2001 - 2010 3.2.1. Giải quyết việc làm - Tạo điều kiện các cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế phát triển. Giai đoạn 2000 - 2009, số lượng doanh nghiệp trên địa bàn thành phố tăng từ 1.089 doanh nghiệp lên 5.646 doanh nghiệp (tăng 5,1 lần). Sự gia tăng số lượng các doanh nghiệp kéo theo sự gia tăng số lượng lao động làm việc tại các doanh nghiệp từ 17,28% lên 30,06%. - Hỗ trợ vốn cho người lao động thông qua Chương trình vay vốn từ Quỹ quốc giải quyết việc làm của Trung ương và các nguồn vốn từ địa phương. Năm 2001, Quỹ quốc gia giải quyết việc làm được thực hiện là 17 tỷ đồng đã giải quyết việc làm cho 5.420 người; năm 2010 số vốn đã huy đồng được hơn 57 tỷ đồng góp phần giải quyết việc làm cho hơn 8.230 lao động. - Đa dạng hóa hoạt động giới thiệu việc làm. Tình đến năm 2008, thành phố có 3 trung tâm dịch vụ việc làm Trong giai đoạn 2001 - 2005, bình quân mỗi năm các
  16. 13 đơn vị giới thiệu việc làm trên địa bàn thành phố tư vấn cho 19.890 lượt người, giới thiệu việc làm cho 7.933 lượt người lao động, trong đó số người có việc làm đạt 60% - Thực hiện xuất khẩu lao động: Trong giai đoạn 2001 - 2005, có 12 đơn vị và 2 chi nhánh đóng trên địa bàn thành phố cùng với 5 đơn vị Trung ương đã đưa được 12.670 người đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, trong đó lao động là người Hải Phòng là 5.321 người, chiếm 42%. Đến năm 2010, Hải Phòng có 11 đơn vị tham gia hoạt động xuất khẩu lao động. Số lao động đi làm việc tại nước ngoài trong năm 2008 là 1.022, năm 2.009 là 2201 người. Tổng hợp các giải pháp nêu trên đã góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị từ 7,13% năm 2002 xuống còn 5% năm 2010. - Song song là công tác đào tạo nghề được quan tâm. Tính đến năm 2010, Hải Phòng có 58 cơ sở dạy nghề, chiếm 8% số cơ sở đào tạo nghề của cả nước.Trong công tác dạy nghề, vấn đề nâng cao chất lượng có những tín hiệu tích cực, mối quan hệ giữa các trường nghề với doanh nghiệp được tăng cường, dạy nghề cho lao động nông thôn thuộc diện thu hồi đất, hộ nghèo, người tàn tật được thực hiện. 3.2.2. Xóa đói, giảm nghèo a. Thực hiện hỗ trợ hộ nghèo - Hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, đến năm 2010, Hải Phòng đã cơ bản xoá 95% số nhà tranh vách đất, 70% số nhà tạm, nhà dột nát cho người nghèo. - Tín dụng cho người nghèo, thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội Hải Phòng giai đoạn (2003 - 2007), nguồn vốn đạt hơn 500 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn Trung ương gần 485 tỷ đồng, nguồn vốn địa phương hơn 16 tỷ đồng, giúp 13.896 hộ sản xuất kinh doanh có hiệu quả, thoát nghèo. Tỷ lệ hộ vay vốn so với hộ nghèo trên địa bàn chiếm 97%. - Chuyển giao công nghệ và dạy nghề cho người nghèo với các các chương trình khuyến nông hướng dẫn sử kỹ thuật; hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi cho 2.583 hộ, giải quyết việc làm cho 17.000 lao động nghèo. - Hỗ trợ người nghèo trong các dịch vụ xã hội, năm 2009, thành phố dành 43 tỷ đồng mua thẻ bảo hiểm y tế và trợ cấp thường xuyên cho gần 30 nghìn hộ nghèo; thực hiện chính sách miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp cho 45.000 hộ nghèo với kinh phí 9 tỷ đồng và miễn giảm học phí cho 78.416 học sinh nghèo với kinh phí 9,4 tỷ đồng. Với việc thực hiện đồng bộ có hiệu quả các chương trình trên, tỷ lệ hộ nghèo liên tục giảm qua các thời kỳ, năm 2001, tỷ lệ hộ nghèo của thành phố là 7,6% đến
  17. 14 năm 2005 giảm xuống 4.3%. Năm 2006 (áp dụng chuẩn nghèo mới) tỷ lệ hộ nghèo là 7,8% và sau 5 năm thực hiện giảm xuống còn 5%. b. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho các vùng khó khăn Đối với huyện đảo Cát Hải: Xây dựng đường điện lưới quốc gia 35KV, hoàn thành việc đưa điện tới 11/12 xã của huyện (trừ xã Việt Hải); hoàn thành dự án đường xuyên đảo (năm 2002); dự án cấp nước cho thị trấn Cát Bà; dự án làm đường và hồ, trạm xử lý nước thải; dự án tuyến đường du lịch Gia Luận - Cát Cò 3. Trong giai đoạn 2001 - 2007, tổng mức đầu tư phát triển toàn xã hội tăng từ 106,7 tỷ đồng (năm 2001) lên 345,3 tỷ đồng; có 15 dự án đầu từ trên địa bàn huyện với tổng vốn đầu tư 5.152 tỷ đồng. Đối với huyện đảo Bạch Long Vỹ. Cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội của đảo đã được đầu tư đồng bộ: hệ thống giao thông; máy phát điện; hệ thống cấp nước; chuyển đổi Trung tâm Y tế thành Bệnh viện huyện; có 01 trường Mầm non - Tiểu học, đảm bảo 100% trẻ em trong độ tuổi được đi học, sau khi kết thúc bậc tiểu học, học sinh được chuyển về đất liền học ở bậc cao hơn; tuyển thêm hộ dân ra đảo, đảm bảo 100% lao động có việc làm. 3.2.3. Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế Về bảo hiểm xã hội. Năm 2006, Luật Bảo hiểm xã hội ra đời là tạo cơ sở pháp lý để nâng cao hiệu quả thực thi chính sách BHXH. Với sự ra đời của Luật Bảo hiểm xã hội đã góp phần gia tăng số lượng người tham gia BHXH ở thành phố Hải Phòng. Năm 2005, toàn thành phố có 171.549 lao động tham gia BHXH, chiếm 13% lao động toàn thành phố, tăng 31,3% so với năm 2000. Đến năm 2010, có 251.260 lao động tham gia BHXH chiếm 19% tổng số lao động toàn thành phố. Công tác quản lý sổ BHXH và giải quyết chế độ BHXH được thực hiện tốt, 99% số người tham gia BHXH được cấp sổ, chi đủ và đúng đối tượng. Công tác kiểm tra được tăng cường. Về bảo hiểm y tế. Nhiều giải pháp được thực hiện như: đẩy mạnh công tác tuyên truyền; mở rộng thêm đại lý thu; giao chỉ tiêu thực hiện cho các cơ quan đơn vị, các quận huyện; hỗ trợ kinh phí mua thẻ cho các đối tượng chính sách do đó số lượng đối tượng tham gia tăng lên. Tính đến năm 2010, có trên 1 triệu người tham gia BHYT, chiếm tỷ lệ 64% dân số, số tiền thu được là 630 tỷ đồng. Bên cạnh đó, công tác tiếp nhận, quản lý BHYT từ Sở Y tế được thực hiện tốt, đẩy mạnh công tác giám định hạn chế lạm dụng quỹ BHYT. 3.2.4. Trợ giúp xã hội Thành phố Hải Phòng đã tổ chức thực hiện nghiêm túc, đầy đủ và có hiệu quả; góp phần quan trọng ổn định đời sống cho đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Tính năm 2010, Hải Phòng có 74.825 cá nhân, hộ gia đình được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng từ ngân sách địa phương; có 730 người đang được chăm sóc, nuôi dưỡng
  18. 15 tại các cơ sở bảo trợ xã hội gồm: Làng Nuôi dạy trẻ mồ côi Hoa Phượng, Trung tâm Điều dưỡng người tâm thần; Trung tâm Nuôi dưỡng bảo trợ xã hội. Công tác cứu trợ đột xuất cũng được triển khai trương kịp thời, góp phần ổn định cuộc sống của đối tượng bị rủi ro do thiên tai, tại nạn lao động, tai nạn giao thông và do hỏa hoạn. Nhìn tổng thể, chính sách trợ giúp xã hội ở thành phố Hải Phòng đã đạt được thành quả tích cực góp phần bảo đảm an sinh xã hội cho người yếu thế trong xã hội. 3.2.5. Đảm bảo các dịch vụ xã hội cơ bản a. Về giáo dục - Đầu tư xây dựng sở vật chất, tăng tỷ lệ học sinh các cấp học, năm 2010 toàn thành phố 478 trường học các cấp, 16.513 giáo viên, 282.245 học sinh. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp phổ thông đạt trên 95% cho cả giai đoạn 2002 - 2010; - Công tác phổ cập giáo dục thực hiện có hiệu quả, thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở vào năm 2001 (cùng với Hà Nội, Đà Nẵng là 1 trong 3 thành phố dẫn đầu cả nước), năm 2008 cơ bản hoàn thành phổ cập trung học và nghề; - Công tác giáo dục cho các đối tượng thuộc diện chính sách được quan tâm. Ngày 12/7/2001, Thành lập Trường trung học phổ thông Nội trú Đồ Sơn. Trường có nhiệm vụ nuôi dạy học sinh từ lớp 6 đến lớp 12, là con em các huyện đảo Cát Hải, Bạch Long Vĩ, 6 xã miền núi thuộc huyện Thủy Nguyên và những học sinh có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt. Trường Khiếm thính và trường Khiếm thị được tăng cường cơ sở vật chất, dạy chữ kết hợp với dạy nghề, tạo điều kiện cho học sinh hòa nhập với cộng đồng. - Chủ trương xã hội hóa giáo dục được đẩy mạnh thực hiện. Các trường tư thực ra đời, tính đến năm học 2006 - 2007, thành phố Hải Phòng có 250 trường mầm non tư thục, số trẻ huy động đến trường là 63.969 trẻ. Đẩy nhanh tốc độ xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia, tính năm 2008, toàn thành phố đã có 184/706 trường đạt chuẩn quốc gia, chiếm tỷ lệ 26%. b. Về y tế - Đầu tư, xây dựng hệ thống cơ sở vật chất, đến năm 2010, toàn thành phố có 24 bệnh viện, với 1.403 bác sĩ và 5.915 giường bệnh; tỷ lệ bác sĩ/1 vạn dân đạt: 7,6; tỷ lệ giường bệnh/1 vạn dân: 29,8; tỷ lệ dược sĩ cao cấp/1 vạn dân đạt: 0,38. Chất lượng khám và chữa bệnh được nâng cao, nhiều kỹ thuật mới, tiên tiến được áp dụng. Điều chuyển có thời hạn các bác sĩ có trình độ cao từ tuyến thành phố xuống tuyến quận, huyện; từ quận huyện xuống xã phường nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ y tế ở tuyến dưới - Bên cạnh đó, mạng lưới y tế cơ sở được đầu tư. Tính đến năm 2010, thành phố có 224 trạm y tế xã với 1.120 giường; 100% trạm y tế xã có bác sĩ, các trạm y tế đều được xây mới, hoặc cải tạo nâng cấp; 100% xã đạt chuẩn quốc gia về y tế;
  19. 16 196/224 trạm y tế xã, phường, thị trấn đạt chuẩn quốc gia (chiếm tỷ lệ 87,5% tổng số trạm y tế xã, phường, thị trấn trên toàn thành phố), đáp ứng yêu cầu chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân - Công tác xã hội hóa y tế được khuyến khích phát triển, tính đến 2010, toàn thành phố có 1.103 cơ sở hành nghề y, dược ngoài công lập. Trong đó có 2 Bệnh viện tư nhân với 57 giường bệnh, 38 phòng khám đa khoa, 619 phòng khám chuyên khoa, 19 cơ sở cận lâm sàng, 427 cơ sở kinh doanh dược phẩm; c. Về nhà ở Từ năm 2003 đến năm 2010, việc đảm bảo nhà ở cho người dân của thành phố có nhiều chuyển biến tích cực. Đến năm 2010, điện tích bình quân được nâng lên 10,4m2/người, thành phố không còn nhà tranh, vách đất. Hoàn thành 4 khu nhà ở mới dành cho người thu nhập thấp; 03 khu ký túc xá cho công nhân. Các trường Đại học Hàng hải, Đại học Hải Phòng, Đại học Y, Đại học Dân lập có khu ký túc xá riêng cho sinh viên. d. Về nước sạch Tỷ lệ dân cư nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh từ 49,5% năm 2003 lên 81% năm 2010; trong đó gần 60% dân số nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt đạt quy chuẩn Việt Nam (QCVN 02/BYT). c. Về thông tin Tính đến năm 2009, Hải Phòng có 7 tờ báo; có 01 nhà xuất bản; 161 điểm bưu điện văn hóa; 03 kênh phát hình của Đài Phát thanh và Truyền hình thành phố. Các đài phát thanh, truyền hình phát triển đến các huyện. Đài truyền thanh xã, phường, thị trấn được nâng cấp quy mô nhỏ lên trung bình. Hoàn hoàn chỉnh trạm thu phát sóng di động, mạng điện thoại được mở rộng đến vùng sâu, vùng xa và các hải đảo. Tạo điều kiện cho người dân ở mọi khu vực của Hải Phòng tiếp cận được thông tin. Chương 4 ĐẨY MẠNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI TẠI THÀNH PHỐ HẢI PHÕNG GIAI ĐOẠN 2011 - 2015 4.1. Bối cảnh lịch sử mới và chủ trương của thành phố Hải Phòng trong thực hiện chính sách an sinh xã hội 4.1.1. Bối cảnh lịch sử mới Đối với Việt Nam, năm 2010 là một mốc quan trọng trong quá trình phát triển: “đất nước đã ra khỏi tình trạng kém phát triển, bước vào nhóm nước đang phát triển có thu nhập trung bình”. Thành phố Hải Phòng trở thành là một cực tăng trưởng quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ; một trọng những trung tâm công nghiệp,
  20. 17 thương mại lớn của cả nước; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ổn định và giữ vững; hoạt động của chính quyền được nâng cao về hiệu lực, hiệu quả; dân chủ xã hội được mở rộng. Tuy nhiên, bên cạnh những điều kiện thuận lợi trên là những thách thức lớn. Về kinh tế: Sự cạnh tranh gay gắt trong thu hút đầu tư và lao động trình độ cao ở các địa phương lân cận; Cách mạng công nghiệp 4.0 phát triển mạnh, nhu cầu lao động giản đơn giảm xuống, lao động trình độ cao tăng lên; Nguy cơ rơi vào “Bẫy thu nhập trung bình”; Về tự nhiên. Hải Phòng là thành phố ven biển chịu ảnh hưởng nặng nền của hiện tượng nước biển dâng, sự diễn biến bất thường của thời tiết; Có nguy cơ cao bùng phát dịch bệnh, do tính chất là thành phố mở, đầu mối giao thông dày đặc. Về xã hội. Xu hướng già hóa dân số gây áp lực đối với BHXH; Sự thay đổi trong lối sống, mối quan hệ các thành viên trong gia đình và cộng đồng theo hướng độc lập, tự chủ, sự bình đẳng, tôn trọng sự riêng tư; Lao động trong nông nghiệp dôi dư và lao động di cư gia tăng. 4.1.2. Chủ trương của thành phố Hải Phòng Yêu cầu đặt ra cho quá trình thực hiện chính sách ASXH tại Hải Phòng giai đoạn này cần được chú trọng hơn, đi vào chất lượng đảm bảo hiệu quả cao. Do đó, quan điểm và định hướng được Thành phố nêu ra: giải quyết tốt các vấn đề xã hội bức xúc, thực hiện có hiệu quả tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm ASXH trong từng bước và từng chính sách phát triển; giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo, tạo việc làm, hỗ trợ người mất việc làm và đảm bảo các dịch vụ xã hội cơ bản cho các đối tượng bảo trợ xã hội. 4.2. Những chuyển biến trong thực hiện chính sách ASXH tại thành phố Hải Phòng giai đoạn 2011 - 2015 4.2.1. Giải quyết việc làm - Vấn đề giải quyết việc làm được gắn liền phát triển, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu lao động. Giai đoạn 2011 - 2015, cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế có sự dịch chuyển tích cực. Lao động trong CN, XD giảm từ 33,9% xuống 31%; lao động trong NN giảm từ 30% xuống 26%; lao động trong ngành dịch vụ tăng 36,1% lên 43%. - Nâng cao giá trị xuất khẩu lao động với việc hướng vào các nước, vùng lãnh thổ phát triển như Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2