HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH<br />
<br />
HOÀNG MINH HỘI<br />
<br />
hoµn thiÖn ph¸p luËt vÒ gi¸m s¸t cña nh©n d©n<br />
®èi víi c¬ quan hµnh chÝnh nhµ níc ë ViÖt Nam<br />
<br />
Chuyên ngành : Lý luận và lịch sử Nhà nước và pháp luật<br />
Mã số<br />
: 62 38 01 01<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC<br />
<br />
HÀ NỘI - 2014<br />
<br />
Công trình được hoàn thành tại<br />
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh<br />
<br />
Người hướng dẫn khoa học: PGS, TS Trịnh Đức Thảo<br />
<br />
Phản biện 1:.........................................................<br />
.........................................................<br />
<br />
Phản biện 2:.........................................................<br />
.........................................................<br />
<br />
Phản biện 3:.........................................................<br />
.........................................................<br />
<br />
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện<br />
họp tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh<br />
Vào hồi...... giờ....... ngày...... tháng...... năm 2014<br />
<br />
Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia và<br />
Thư viện Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh<br />
<br />
1<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài<br />
Trong bộ máy nhà nước, hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước<br />
(CQHCNN) có vị trí và vai trò đặc biệt quan trọng. Hoạt động của hệ thống cơ<br />
quan này diễn ra trên tất cả các lĩnh vực của đời sống, tác động trực tiếp và thường<br />
xuyên đến quyền, lợi ích của tổ chức và cá nhân ở mọi thành phần xã hội. Do vậy,<br />
hoạt động kiểm tra, giám sát đối với cơ quan hành chính là yêu cầu khách quan,<br />
cần thiết và không chỉ đơn thuần từ phía các cơ quan nhà nước mà quan trọng hơn<br />
là cần phải thiết lập cơ chế giám sát bên ngoài, trước hết là cơ chế giám sát thường<br />
xuyên và có hiệu quả từ phía nhân dân đối với cán bộ, công chức, viên chức,<br />
CQHCNN để bảo đảm quyền lực nhà nước thực sự thuộc về nhân dân.<br />
Từ yêu cầu trên, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách và<br />
văn bản pháp luật nhằm không ngừng tăng cường hoạt động giám sát của nhân<br />
dân đối với CQHCNN. Chính vì vậy, hoạt động giám sát của nhân dân đối với<br />
CQHCNN ngày càng được hoàn thiện hơn, mở ra nhiều phương thức, cách thức<br />
để nhân dân thực hiện quyền giám sát, phát huy tính tích cực chính trị, quyền làm<br />
chủ của nhân dân, hướng tới bảo đảm pháp chế và kỷ luật trong quản lý hành<br />
chính, bảo vệ quyền, lợi ích của nhà nước, xã hội, cá nhân, tổ chức. Tuy nhiên,<br />
nhìn một cách tổng quát, hoạt động giám sát của nhân dân đối với CQHCNN còn<br />
mang tính hình thức, chưa hiệu quả. Do đó, tình trạng quan liêu, tham nhũng,<br />
lãng phí, vô trách nhiệm, lạm quyền xâm phạm đến quyền, lợi ích của nhân dân<br />
đang diễn ra ở một số cơ quan hành chính và chưa được khắc phục. Có nhiều<br />
nguyên nhân của tình trạng này nhưng cơ bản là pháp luật về giám sát của nhân<br />
dân đối với CQHCNN còn nhiều bất cập, tản mạn trong nhiều văn bản pháp luật,<br />
có những quy định pháp luật dưới dạng quy chế nên giá trị pháp lý thấp, có<br />
những quy định chồng chéo, mâu thuẫn hoặc đã lỗi thời và thiếu ổn định; đồng<br />
thời, tồn tại một số quy định chỉ dừng ở những nguyên tắc chính trị - pháp lý<br />
chung, mang tính luật khung, thiếu các quy định cụ thể. Trong khi hậu quả pháp<br />
lý của hoạt động giám sát nhân dân đối với CQHCNN chỉ mang tính kiến nghị,<br />
không có tính bắt buộc cưỡng chế của Nhà nước, pháp luật lại chưa có quy định<br />
về các biện pháp theo dõi, kiểm tra việc thực hiện kiến nghị, đề nghị đối với cơ<br />
quan hành chính. Cũng vậy, cơ chế pháp lý về hoạt động giám sát quyền lực nhà<br />
nước chưa có sự phối hợp giữa giám sát nhà nước với giám sát nhân dân. Hoạt<br />
động giám sát trực tiếp của công dân đối với cơ quan hành chính đang thiếu<br />
những văn bản pháp lý quy định về thẩm quyền, thủ tục, trình tự thực hiện bảo<br />
đảm hiệu quả giám sát.<br />
<br />
2<br />
Trên phương diện nghiên cứu, chủ đề giám sát của nhân dân và pháp luật về<br />
giám sát của nhân dân đối CQHCNN không phải hoàn toàn mới. Tuy nhiên,<br />
những vấn đề lý luận căn bản của pháp luật trong lĩnh vực này đều chưa được nhìn<br />
nhận một cách toàn diện và giải quyết thấu đáo; do đó, một mô hình lý thuyết cho<br />
pháp luật về giám sát của nhân dân đối với CQHCNN chưa được nhận diện thật rõ<br />
nét. Trên thực tiễn, lộ trình và các bước đi của hoạt động lập pháp chưa thật sự tích<br />
cực, đồng bộ để có thể hiện thực hóa kịp thời đường lối, chủ trương của Đảng và<br />
Nhà nước tiến đến hoàn thiện cơ chế giám sát của nhân dân đối với cơ quan hành<br />
chính, góp phần bảo đảm quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.<br />
Từ những lập luận trên đây và trước yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp<br />
quyền xã hội chủ nghĩa (XHCN) của dân, do dân, vì dân, việc tăng cường, nâng<br />
cấp và hoàn thiện pháp luật về giám sát của nhân dân đối với cơ quan nhà nước<br />
nói chung và CQHCNN nói riêng ở Việt Nam lại càng có ý nghĩa hết sức cấp<br />
thiết cả về lý luận và thực tiễn. Góp phần bảo đảm, nâng cao chất lượng hoạt<br />
động giám sát của nhân dân đối với CQHCNN tôi chọn đề tài “Hoàn thiện<br />
pháp luật về giám sát của nhân dân đối với cơ quan hành chính nhà nước ở<br />
Việt Nam” làm luận án tiến sỹ luật học, chuyên ngành Lý luận và lịch sử Nhà<br />
nước và pháp luật.<br />
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu<br />
2.1. Mục đích<br />
Từ việc nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn hoàn thiện pháp luật về giám<br />
sát của nhân dân đối với CQHCNN, luận án đề xuất các quan điểm và giải pháp<br />
hoàn thiện pháp luật về giám sát của nhân dân đối với CQHCNN ở Việt Nam<br />
hiện nay.<br />
2.2. Nhiệm vụ<br />
Để thực hiện được mục đích trên đây, luận án thực hiện nhiệm vụ sau đây:<br />
Phân tích và làm sáng tỏ khái niệm, đặc điểm, nội dung điều chỉnh của pháp<br />
luật và xác định các tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thiện của pháp luật về giám sát<br />
của nhân dân đối với CQHCNN cũng như vai trò, các yếu tố ảnh hưởng; đồng<br />
thời, nghiên cứu pháp luật về giám sát của nhân dân đối với cơ quan hành pháp ở<br />
một số nước và chỉ ra những giá trị tham khảo cho Việt Nam.<br />
Nghiên cứu quá trình hình thành, phát triển và phân tích, đánh giá thực<br />
trạng pháp luật về giám sát của nhân dân đối với CQHCNN ở Việt Nam.<br />
Phân tích và đề xuất những quan điểm và giải pháp hoàn thiện pháp luật về<br />
giám sát của nhân dân đối với CQHCNN ở Việt Nam hiện nay.<br />
<br />
3<br />
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br />
3.1. Đối tượng nghiên cứu<br />
Dưới góc độ lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật, Luận án nghiên cứu<br />
những vấn đề lý luận và thực tiễn của pháp luật và hoàn thiện pháp luật về giám<br />
sát của nhân dân đối với CQHCNN. Từ đó, luận án luận chứng cơ sở khoa học và<br />
đề xuất các quan điểm, giải pháp hoàn thiện pháp luật về giám sát của nhân dân<br />
đối với CQHCNN ở Việt Nam hiện nay.<br />
3.2. Phạm vi nghiên cứu<br />
Về không gian: Luận án chỉ tập trung phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật<br />
về giám sát của nhân dân đối với hoạt động của CQHCNN ở Việt Nam (thông qua<br />
Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận là Công<br />
đoàn, Đoàn Thanh niên Cộng sản (TNCS) Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ<br />
(LHPN) Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Cựu chiến binh (CCB) Việt Nam;<br />
Ban Thanh tra nhân dân (TTND), Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng (GSĐTCCĐ)<br />
giám sát trực tiếp của cá nhân).<br />
Về thời gian: Luận án nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của<br />
pháp luật về giám sát của nhân dân đối với CQHCNN; đặc biệt nghiên cứu, phân<br />
tích, đánh giá thực trạng pháp luật về giám sát của nhân dân đối với CQHCNN từ<br />
năm 1992 đến nay.<br />
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu<br />
4.1. Cơ sở lý luận<br />
Cơ sở lý luận của việc nghiên cứu đề tài luận án dựa trên quan điểm của chủ<br />
nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật, quan điểm<br />
của Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức quyền lực nhà nước, về vai trò của nhân dân<br />
đối với nhà nước; về củng cố kiện toàn hệ thống chính trị, xây dựng bộ máy nhà<br />
nước, hoàn thiện hệ thống pháp luật; về giám sát của nhân dân đối với cơ quan cơ<br />
nhà nước nhà nước nói chung và CQHCNN nói riêng đáp ứng yêu cầu xây dựng<br />
và hoàn thiện nhà nước pháp quyền XHCN<br />
4.2. Phương pháp nghiên cứu<br />
Trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, luận án sử dụng phương pháp<br />
phân tích, tổng hợp, hệ thống, phương pháp quy nạp-diễn dịch, thống kê, so<br />
sánh…để nghiên cứu, phân tích, luận giải các khái niệm, phạm trù có tính lý luận<br />
của hoàn thiện pháp luật về giám sát của nhân dân đối với CQHCNN; phân tích<br />
quá trình hình thành, phát triển và đánh giá thực trạng và nguyên nhân; luận giải<br />
và đề xuất các quan điểm, giải pháp hoàn thiện pháp luật về giám sát của nhân dân<br />
đối với CQHCNN ở Việt Nam hiện nay.<br />
<br />