intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận án Tiến sĩ Luật học: Thẩm quyền hỗ trợ tư pháp của tòa án Việt Nam đối với trọng tài thương mại

Chia sẻ: Juijung Jone Jone | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:28

50
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án làm rõ những vấn đề lý luận về thẩm quyền hỗ trợ tư pháp của tòa án đối với trọng tài thương mại, phân tích và đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện thẩm quyền hỗ trợ tư pháp của tòa án đối với trọng tài thương mại, đề xuất phương hướng và các giải pháp cụ thể để hoàn thiện pháp luật, và nâng cao hiệu quả hoạt động thực thi quyền thẩm hỗ trợ tư pháp của tòa án Việt Nam đối với trọng tài thương mại.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận án Tiến sĩ Luật học: Thẩm quyền hỗ trợ tư pháp của tòa án Việt Nam đối với trọng tài thương mại

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRẦN NGUYNNnNGVInNNỆT HÀ NGUYỄN THỊ THU TRANG THẨM QUYỀN HỖ TRỢ TƢ PHÁP CỦA TÒA ÁN VIỆT NAM ĐỐI VỚI TRỌNG TÀI THƢƠNG MẠI Chuyên ngành: Luật Kinh tế Mã số: 93.80.10.7 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI, 2021
  2. Công trình được hoàn thành tại: Học viện Khoa học Xã hội Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: GS. TS. Nguyễn Thị Mơ PGS.TS Tôn Thị Thảo Miên 2. PGS.TS Nguyễn Thị Bích Thu Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện, tại: Học viện Khoa học Xã hội, 477 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội Vào hồi giờ ngày tháng năm 2021 Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Thư viện Học viện Khoa học Xã hội
  3. DANH MỤC CÁC BÀI BÁO LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Nguyễn Thị Thu Trang (2020), Thực Trạng Pháp Luật Việt Nam Về Thẩm Quyền Hỗ Trợ Tư Pháp Của Tòa Án Liên Quan Đến Áp Dụng Biện Pháp Khẩn Cấp Tạm Thời Trong Tố Tụng Trọng Tài, Tạp Chí Nhân Lực Và Khoa Học Xã Hội, Số 1/2020. 2. Nguyễn Thị Thu Trang (2020), Các Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Thực Hiện Thẩm Quyền Hỗ Trợ Tư Pháp Của Tòa Án Việt Nam Đối Với Trọng Tài Thương Mại, Tạp Chí Nhân Lực Và Khoa Học Xã Hội, số 6/2020. 3. Nguyen Ngoc Minh, Nguyen Thi Thu Trang & Nguyen Thi Mai Anh (2020), Enforceability of arbitral awards in Vietnam- alarming practice, The Asia-Pacific Arbitration Review 2021, Law Business Research, U.K, p.103-109. 4. Nguyen Manh Dzung, Nguyen Thi Thu Trang (2018), International Investment Dispute Resolution in Vietnam: Opportunities and Challenges in Julien Chaisse and Luke Nottage (2018), International Investment Treaties and Arbitration Across Asia, Brill Nijhoff, p. 280-302. Also being published at Vol. 18, Issue 5-6, The Journal of World Investment and Trade, 2017, p. 918. 5. Ho Ngoc Hien, Nguyen Thi Thu Trang (2020) The Interpretation And Application Of The New York Convention 1958 For Recognition And Enforcement Of Foreign Arbitral Awards In Vietnam. Journal of Critical Review, 7 (5), p. 2191-2197.
  4. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Do TTTM là cơ quan tài phán tư do các bên thỏa thuận lựa chọn để giải quyết tranh chấp nên khác với Tòa án (TA) là cơ quan tài phán công do Nhà nước thành lập, thẩm quyền của trọng tài thương mại (TTTM) có những giới hạn theo quy định của pháp luật. Do đó, pháp luật các nước cũng như pháp luật quốc tế đã ghi nhận thẩm quyền của TA trong việc hỗ trợ tư pháp (HTTP) đối với TTTM trong các trường hợp đó. Thẩm quyền HTTP của TA đối với hoạt động TTTM cũng được ghi nhận trong pháp luật Việt Nam nhưng các quy định trong các văn bản nêu trên còn chưa thống nhất và cụ thể, chưa phù hợp với Công ước New York và Luật Mẫu UNCITRAL, khiến cho các TA Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn khi thực thi và áp dụng pháp luật về thẩm quyền HTTP đối với TTTM. Việc thực thi hiệu quả thẩm quyền HTTP của TA đối với TTTM sẽ thúc đẩy TTTM phát triển tại Việt Nam và điều này sẽ có tác động tích cực đến môi trường đầu tư của Việt Nam. Do đó, việc nghiên cứu về vấn đề này đóng vai trò rất quan trọng. Đây là lý do nghiên cứu sinh (NCS) đã lựa chọn vấn đề “Thẩm quyền hỗ trợ tư pháp của Tòa án Việt Nam đối với Trọng tài thương mại” để làm để tài nghiên cứu cho luận án. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu: làm rõ những vấn đề lý luận về thẩm quyền HTTP của TA đối với TTTM, phân tích và đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện thẩm quyền HTTP của TA đối với TTTM, đề xuất phương hướng và các giải pháp cụ thể để hoàn thiện pháp luật, và
  5. nâng cao hiệu quả hoạt động thực thi quyền thẩm HTTP của TA Việt Nam đối với TTTM. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: Luận giải để làm rõ những vấn đề lý luận về thẩm quyền HTTP của TA đối với TTTM, pháp luật về thẩm quyền HTTP của TA đối với TTTM ; phân tích và đánh giá thực trạng các quy định của pháp luật Việt Nam về thẩm quyền HTTP của TA đối với TTTM và thực tiễn thực hiện thẩm quyền HTTP của TA Việt Nam đối với hoạt động TTTM nhằm chỉ ra những bất cập của pháp luật và những vướng mắc trong quá trình thực hiện thẩm quyền này; Đề xuất phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật về thẩm quyền HTTP của TA đối với TTTM và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực thi thẩm quyền HTTP của TA Việt Nam đối với TTTM trong thời gian tới. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận án là những vấn đề liên quan đến thẩm quyền HTTP của TA đối với TTTM, các quy định của pháp luật Việt Nam, Công ước New York 1958, Luật Mẫu UNCITRAL và của một số nước về TTTM, về HTTP của TA Việt Nam và các quy định pháp luật của một số nước về thẩm quyền HTTP của TA đối với TTTM. 3.2 Phạm vi nghiên cứu: Về nội dung, luận án giới hạn ở việc phân tích các quy định về thẩm quyền HTTP của TA đối với TTTM trong nước và nước ngoài được ghi nhận trong Luật Trọng tài Thương mại (LTTTM) và Bộ luật Tố tụng Dân sự (BLTTDS) 2015. Về thời gian, luận án giới hạn phạm vi nghiên cứu từ năm 2003 là năm có Pháp lệnh Trọng tài Thuong mại (PLTTTM) cho đến nay. Về không gian, luận án nghiên cứu
  6. các quy định của pháp luật Việt Nam, và các quy định tương ứng của Công Ước New York 1958, Luật Mẫu của UNCITRAL và quy định pháp luật của một số quốc gia khác. 4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án Luận án được trình bày trên cơ sở nghiên cứu phương pháp luận của chủ nghĩa Mác- Lênin về duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, về Nhà nước và pháp luật và các quan điểm của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế và cải cách tư pháp. Ngoài ra, luận án còn sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu như phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp luật học so sánh, phương pháp hệ thống hóa, phương pháp phân tích tình huống. 5. Đóng góp mới của luận án Luận án đã làm rõ khái niệm về thẩm quyền tư pháp, thẩm quyền HTTP của TA đối với TTTM và chỉ ra những đặc điểm, nội dung của thẩm quyền HTTP của TA đối với TTTM, những vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến quan niệm về thẩm quyền tư pháp và thẩm quyền HTTP của TA đối với TTTM. Luận án đã luận giải về sự cần thiết phải có các quy định của pháp luật về thẩm quyền hỗ trợ tư pháp của TA đối với TTTM và vai trò của việc thực thi thẩm quyền hỗ trợ tư pháp của TA theo quy định của pháp luật đối với TTTM. Luận án đã phân tích thực trạng các quy định của pháp luật Việt Nam về thẩm quyền HTTP của TA Việt Nam đối với TTTM trong mối quan hệ so sánh với Công ước New York và Luật Mẫu UNCITRAL, và
  7. phân tích thực tiễn áp dụng pháp luật liên quan đến các quy định này. Từ đó, chỉ ra những bất cập trong các quy định của pháp luật cũng như những hạn chế trong việc thực thi thẩm quyền HTTP của TA Việt Nam đối với TTTM trên thực tế. Luận án đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam về thẩm quyền HTTP của TA Việt Nam đối với TTTM và các giải pháp để thực thi hiệu quả thẩm quyền của TA Việt Nam đối với TTTM một cách hiệu quả trong thời gian tới. 6. Ý nghĩa lý luận Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm sáng tỏ các vấn đề lý luận và thực tiễn về thẩm quyền HTTP của TA Việt Nam đối với TTTM; là tài liệu tham khảo có giá trị trong nghiên cứu, giảng dạy và học tập, dùng làm tài liệu tham khảo trong việc áp dụng LTTTM và BLTTDS. Các kiến nghị được đưa ra trong luận án còn là tài liệu tham khảo bổ ích cho TA, TTV, cơ quan ban hành pháp luật và cả các bên tranh chấp trong TTTM. 7. Cấu trúc của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án gồm 4 chương Chƣơng 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý thuyết liên quan đến đề tài luận án Chƣơng 2. Những vấn đề lý luận về thẩm quyền HTTP của TA đối với TTTM. Chƣơng 3. Thực trạng pháp luật và thực tiễn thực thi thẩm quyền HTTP của TA đối với TTTM.
  8. Chƣơng 4. Phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi thẩm quyền HTTP của TA Việt Nam đối với TTTM. CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÍNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1.Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án 1.1.1. Các công trình nghiên cứu về Trọng tài thương mại nói chung Các công trình nghiên cứu về TTTM nói chung bao gồm: (i) Nhóm công trình nghiên cứu về khái niệm và đặc điểm của TTTM như “Fouchard Gaillard Goldman on International Commercial Arbitration” (Fouchard Gaillard Goldman về TTTM Quốc tế) của các tác giả E. Gaillard và J. Savage hay bộ tài liệu “Course on Dispute Settlement” (Khoá học về giải quyết tranh chấp) của UNCTAD, v.v… và (ii) Nhóm công trình nghiên cứu về phân biệt TTTM trong nước và TTTM nước ngoài như Hướng dẫn của Ban thư ký UNCITRAL về Công ước về công nhận và thi hành PQTT nước ngoài, Sổ tay pháp luật về Trọng tài và hòa giải” của TANDTC và Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC), v.v… 1.1.2. Các công trình nghiên cứu về thẩm quyền hỗ trợ tư pháp của Tòa án đối với Trọng tài thương mại Các công trình nghiên cứu về thẩm quyền HTTP của TA đối với TTTM được tổng quan theo các nhóm sau: (i), nhóm các công trình nghiên cứu về thẩm quyền của TA đối với TTTM nói chung; (ii) nhóm công trình nghiên cứu về nội dung cụ thể của thẩm quyền HTTP của TA
  9. đối với TTTM trước khi bắt đầu và trong quá trình tố tụng trọng tài; (iii) nhóm công trình nghiên cứu về thẩm quyền HTTP của TA liên quan đến thi hành PQTT, và (iv) nhóm các công trình nghiên cứu giải pháp hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả thực thi thẩm quyền HTTP của TA đối với TTTM. 1.1.3. Nhận xét về tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án Những vấn đề đã được giải quyết trong các công trình nghiên cứu trước mà Luận án đã kế thừa và tiếp tục phát triển bao gồm: Liên quan đến lý luận chung về TTTM: Các công trình nghiên cứu đã giải quyết cơ sở lý luận, phân tích và làm rõ về khái niệm, đặc điểm và vai trò của TTTM; về thẩm quyền của TTTM nói chung và thẩm quyền của hội đồng trọng tài (HĐTT) khi giải quyết tranh chấp cũng như phạm vi giải quyết tranh chấp của TTTM; về mối quan hệ giữa TA và TTTM và đặc biệt là cơ sở của thẩm quyền HTTP của TA đối với TTTM; Liên quan đến nội dung và phạm vi thẩm quyền HTTP của TA đối với TTTM: về cơ bản, đã có những nghiên cứu đơn lẻ liên quan đến mối quan hệ giữa thẩm quyền hỗ trợ và giám sát của TA nói chung và của TA Việt Nam nói riêng đối với TTTM trong nước và TTTM nước ngoài; Ngoài ra, đã có những nghiên cứu chỉ ra những bất cập của pháp luật và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật về thẩm quyền HTTP của TA đối với TTTM. Các vấn đề còn bỏ ngỏ hoặc chưa được giải quyết thấu đáo và cần được tiếp tục nghiên cứu là những vấn đề sau đây: Thứ nhất, chưa nghiên cứu, phân tích một cách đầy đủ về một số vấn đề lý luận liên quan đến TTTM từ đó lý giải được vai trò HTTP của
  10. TA đối với TTTM; chưa xác định và phân định được thẩm quyền HTTP của TA Việt Nam đối với TTTM trong nước và TTTM nước ngoài. Thứ hai, chưa có công trình nghiên cứu nào phân tích để làm rõ cơ sở lý luận về thẩm quyền HTTP của TA Việt Nam đối với TTTM cũng như sự cần thiết phải có quy định của pháp luật về thẩm quyền HTTP của TA đối với TTTM; Thứ ba, chưa có nghiên cứu một cách đầy đủ và toàn diện các quy định của pháp luật Việt Nam về thẩm quyền HTTP đối với TTTM cũng như về thực trạng thực thi thẩm quyền HTTP của TA Việt Nam đối với TTTM Thứ tư, chưa có đề xuất giải pháp có tính tổng thể và toàn diện để hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam về thẩm quyền HTTP của TA Việt Nam đối với TTTM và các giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi về thẩm quyền HTTP của TA Việt Nam đối với TTTM. 1.2. Cơ sở lý thuyết và hướng tiếp cận của đề tài nghiên cứu 1.2.1. Lý thuyết nghiên cứu Luận án dựa trên cơ sở của các lý thuyết, học thuyết pháp lý sau: lý thuyết về quyền tự do thỏa thuận của các bên, lý thuyết về quyền tài phán của TA quốc gia, lý thuyết về nguyên tắc xét xử một lần, học thuyết Mác- Lênin về Nhà nước và pháp luật và lý thuyết pháp luật. 1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu Khái niệm, đặc điểm và nội dung của thẩm quyền HTTP của TA đối với TTTM? Vì sao cần có quy định của pháp luật về thẩm quyền HTTP của TA đối với TTTM? Thực trạng pháp luật và thực tiễn thực thi thẩm quyền HTTP của TA Việt Nam đối với TTTM trong nước nước
  11. ngoài hiện nay như thế nào? Phương hướng và giải pháp nào để hoàn thiện các quy định của pháp luật về thẩm quyền HTTP của TA Việt Nam đối với TTTM và nâng cao chất lượng thực thi thẩm quyền HTTP của TA Việt Nam đối với TTTM? 1.2.3. Giả thuyết nghiên cứu Thẩm quyền HTTP là thẩm quyền của TA trong việc giải quyết các yêu cầu của một bên hoặc của HĐTT liên quan đến TTTM, nhằm trợ giúp cho hoạt động TTTM trong nước và nước ngoài. Nội dung thẩm quyền HTTP của TA Việt Nam đối với TTTM còn chưa được quy định một cách rõ ràng, dẫn đến việc thực thi thẩm quyền này của TA còn nhiều khó khăn. Cần có quy định của pháp luật về thẩm quyền HTTP của TA đối với TTTM để ấn định các nguyên tắc, quy tắc, quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ HTTP với TA cũng như để giảm thiểu những hạn chế của TTTM trong quá trình giải quyết tranh chấp. Các quy định của pháp luật Việt Nam về thẩm quyền HTTP của TA Việt Nam đối với TTTM vẫn còn nhiều bất cập vì quy định chưa cụ thể, rõ ràng. Thực trạng thực hiện thẩm quyền này còn nhiều vướng mắc, khó khăn. Trong khi đó, chưa có biện pháp hiệu quả để khắc phục những hạn chế trong thực tiễn thực hiện thẩm quyền HTTP của TA Việt Nam đối với cả TTTM trong nước và nước ngoài. 1.2.4. Hướng tiếp cận của đề tài nghiên cứu Hướng tiếp cận của luận án là hướng tiếp cận đa ngành (ngành Kinh tế, Thương mại và Luật học), đa lĩnh vực (lĩnh vực Kinh tế và lĩnh vực Luật học), và liên ngành (giữa chuyên ngành kinh doanh thương mại và ngành tư pháp).
  12. Kết luận Chƣơng 1 Đã có nhiều công trình nghiên cứu ở nước ngoài đề cập đến TTTM nói chung và thẩm quyền HTTP của TA đối với TTTM trong nước và nước ngoài nhưng lại chưa có nhiều tài liệu nghiên cứu chuyên sâu về thẩm quyền HTTP của TA Việt Nam đối với TTTM. Bốn vấn đề còn bỏ ngỏ hoặc chưa được làm rõ mà luận án đã chỉ ra chính là nhiệm vụ nghiên cứu của luận án. Chưa có nghiên cứu nào ở tầm luận án tiến sĩ Luật học nghiên cứu chuyên sâu và cụ thể về thẩm quyền HTTP của TA Việt Nam đối với TTTM (kể cả đối với TTTM trong nước và TTTM nước ngoài). Đây là luận án tiến sĩ đầu tiên nghiên cứu vấn đề này. CHƢƠNG 2 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THẨM QUYỀN HỖ TRỢ TƢ PHÁP CỦA TÒA ÁN ĐỐI VỚI TRỌNG TÀI THƢƠNG MẠI 2.1. Khái niệm và đặc điểm của thẩm quyền hỗ trợ tƣ pháp của Tòa án đối với trọng tài thƣơng mại 2.1.1. Khái niệm về thẩm quyền hỗ trợ tư pháp của Tòa án đối với trọng tài thương mại Thẩm quyền HTTP của TA đối với TTTM là quyền lực của TA với vai trò cơ quan tư pháp của Nhà nước thực hiện việc giúp đỡ, trợ giúp, hỗ trợ TTTM thông qua việc giải quyết các yêu cầu liên quan đến hoạt động TTTM theo các thủ tục tố tụng do pháp luật quy định để một mặt đảm bảo tố tụng trọng tài diễn ra một cách công bằng và hiệu quả, mặt khác, bảo đảm giải quyết yêu cầu chính đáng của các bên khi mà TTTM không thể đáp ứng. Thẩm quyền HTTP của TA đối với TTTM cũng chính là quyền lực của TA. Quyền lực này do pháp luật quy định và chỉ có TA,
  13. với tư cách là cơ quan tài phán công mới có. TTTM không thể có quyền lực này vì TTTM chỉ là cơ quan tài phán tư. 2.2.2. Đặc điểm của thẩm quyền hỗ trợ tư pháp của Tòa án đối với Trọng tài thương mại Thẩm quyền HTTP của TA đối với TTTM có bốn đặc điểm sau đây. Thứ nhất, TA sẽ chỉ thực thi quyền lực của mình, tức là thực thi thẩm quyền HTTP đối với TTTM khi đương sự hoặc của HĐTT. Thứ hai, thẩm quyền HTTP của TA đối với TTTM bị giới hạn theo quy định của pháp luật về cả mặt không gian, thời gian và nội dung thẩm quyền cụ thể. Về không gian, chỉ TA ở quốc gia nơi PQTT được tuyên hoặc ở nước nơi được yêu cầu công nhận và cho thi hành PQTT, hoặc TA nơi có tài sản liên quan đến việc giải quyết tranh chấp bằng TTTM mới có thẩm quyền hỗ trợ TTTM. Về thời gian, có thể trước khi tố tụng trọng tài bắt đầu, trong quá trình giải quyết tại TTTM và sau khi PQTT được ban hành. Về nội dung thì tùy theo quy định của pháp luật mỗi quốc gia mà TA sẽ có các thẩm quyền HTTP đối với TTTM khác nhau. Thứ ba, việc TA HTTP sẽ đem lại lợi ích cho hoạt động TTTM nói chung, các bên tham gia giải quyết tranh chấp và các trọng tài viên (TTV). Thứ tư, việc giải quyết các yêu cầu liên quan đến HTTP đối với TTTM cũng thường phải đảm bảo không ảnh hưởng tới tố tụng trọng tài. 2.2. Sự cần thiết phải có quy định của pháp luật về thẩm quyền hỗ trợ tƣ pháp của Tòa án đối với Trọng tài thƣơng mại 2.2.1. Cần có quy định của pháp luật để ấn định các nguyên tắc, quy tắc, quy định về quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của các bên trong quan hệ hỗ trợ tư pháp của Tòa án đối với Trọng tài thương mại.
  14. Thứ nhất, xuất phát từ khái niệm của pháp luật về thẩm quyền HTTP của TA đối với TTTM thì pháp luật về thẩm quyền HTTP của TA đối với TTTM là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ về thẩm quyền HTTP của TA đối với TTTM. Do vậy, cần có quy định của pháp luật về thẩm quyền HTTP của TA đối với TTTM để ấn định các nguyên tắc, quy tắc, quy định về quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của các TA, các bên tranh chấp và TTTM trong mối quan hệ này. Thứ hai, xuất phát từ các đặc trưng cơ bản của pháp luật về thẩm quyền HTTP của TA đối với TTTM, có thể thấy rằng, các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ về thẩm quyền HTTP của TA đối với TTTM được quy định rải rác trong các văn bản quy phạm pháp luật khác nhau, quy định của mỗi nước về vấn đề này cũng khác nhau nhưng đều là bộ phận không thể thiếu của pháp luật về giải quyết tranh chấp bằng TTTM. Hơn nữa, các quy định này chưa được hệ thống, còn rời rạc, thậm chí chưa rõ ràng, đòi hỏi phải được xây dựng, tiếp tục sửa đổi, bổ sung, nhằm hoàn thiện các quy định này. 2.2.2. Quy định của pháp luật về thẩm quyền hỗ trợ tư pháp của Tòa án đối với Trọng tài thương mại nhằm giảm thiểu những hạn chế của Trọng tài thương mại trong giải quyết tranh chấp Thứ nhất, vì bản chất “tư” của TTTM nên các quyết định, phán quyết của HĐTT cần có sự HTTP của TA để có thể đảm bảo hiệu lực cưỡng chế thi hành. Thứ hai, HĐTT sẽ không có thẩm quyền đối với bên thứ ba không tham gia thỏa thuận trọng tài nên trong một số trường hợp nhất định, các bên trong trọng tài hoặc HĐTT sẽ cần tới sự hỗ trợ của TA khi cần hạn
  15. chế quyền của bên thứ ba. Thứ ba, có nhiều trường hợp mà các bên phải cần đến sự hỗ trợ của TA khi HĐTT chưa được thành lập. Thứ tư, thẩm quyền của HĐTT theo pháp luật tại nước nơi có địa điểm giải quyết tranh chấp bằng TTTM vẫn có những giới hạn nhất định. Thứ năm, TA với vai trò là cơ quan tư pháp công, có chức năng và nhiệm vụ HTTP đối với TTTM để đảm bảo công lý, quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tranh chấp. Thứ sáu, xem xét dưới phương diện kinh tế và phương diện hợp tác quốc tế thì việc TA HTTP đối với TTTM trong nước và nước ngoài tại Việt Nam sẽ thúc đẩy thị trường thương mại, tạo ra một môi trường pháp lý thuận lợi để thu hút đầu tư nước ngoài, và góp phần tăng cường sự phối hợp giữa Việt Nam và các quốc gia khác trong việc thực thi thẩm quyền HTTP nói chung. 2.3. Những nội dung cơ bản của pháp luật về thẩm quyền hỗ trợ tƣ pháp của Tòa án đối với Trọng tài thƣơng mại 2.3.1. Các yêu cầu thuộc thẩm quyền hỗ trợ tư pháp của Tòa án đối với trọng tài thương mại Theo Luật Mẫu UNCITRAL, các trường hợp mà TA có thể tham gia vào tố tụng trọng tài để hỗ trợ hay giám sát TTTM phải được nêu trong Luật Mẫu. Trong một số trường hợp, khó có thể phân định một cách rạch ròi đâu là thẩm quyền HTTP và đâu là thẩm quyền giám sát đối với TTTM mà cần phải căn cứ vào mục đích áp dụng và cách thức TA thực thi thẩm quyền đó để xác định khi nào TA đang thực hiện thẩm quyền HTTP của
  16. mình, ví dụ, trong quá trình TA quốc gia xem xét khiếu nại đối với quyết định về thẩm quyền của HĐTT hay yêu cầu hủy một PQTT thì về một số phương diện nhất định, TA cũng có thể thực hiện thẩm quyền HTTP đối với TTTM. 2.3.2. Các nội dung cụ thể của thẩm quyền hỗ trợ tư pháp của Tòa án đối với trọng tài thương mại Thẩm quyền HTTP của TA đối với TTTM ở giai đoạn trước khi bắt đầu và trong quá trình tố tụng trọng tài bao gồm: (i) thi hành thỏa thuận trọng tài, (ii) chỉ định và thay thế TTV trọng tài vụ việc, (iii) áp dụng BPKCTT, (iv) thu thập chứng cứ và triệu tập người làm chứng. Thẩm quyền HTTP của TA đối với TTTM ở giai đoạn sau khi tố tụng trọng tài kết thúc bao gồm (i) Công nhận khả năng thi hành đương nhiên của PQTT trong nước thể hiện thông qua việc TA sẽ chỉ xem xét việc hủy PQTT dựa trên các căn cứ được pháp luật quy định; TA cho phép HĐTT sửa chữa, bổ sung PQTT và TA HTTP trong việc đăng ký PQTT vụ việc và (ii) Công nhận và cho thi hành PQTT nước ngoài thông qua việc chỉ từ chối thi hành khi PQTT nước ngoài theo các trường hợp được quy định và cho phép công nhận và cho phép thi hành một phần PQTT nước ngoài. So với Luật Mẫu UNCITRAL, TA Việt Nam còn có thêm thẩm quyền hỗ trợ TTTM trong việc đăng ký PQTT vụ việc. Kết luận Chƣơng 2 Việc quy định về thẩm quyền HTTP của TA đối với TTTM là hết sức cần thiết để đảm bảo hiệu quả tố tụng trọng tài cũng như quyền lợi của các bên trong TTTM. Vì vậy, pháp luật TTTM của các nước trên thế giới và Việt Nam đều có quy định cụ thể về thẩm quyền HTTP của TA đối với
  17. cả TTTM trong nước và nước ngoài theo hai giai đoạn cơ bản là trước khi bắt đầu và trong quá trình tố tụng trọng tài và sau khi tố tụng trọng tài kết thúc. Thực trạng pháp luật Việt Nam và thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về thẩm quyền HTTP của TA Việt Nam đối với TTTM sẽ được phân tích tại Chương 3 của luận án dựa trên các nội dung cụ thể này. CHƢƠNG 3 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN THỰC THI THẨM QUYỀN HỖ TRỢ TƢ PHÁP CỦA TÒA ÁN VIỆT NAM ĐỐI VỚI TRỌNG TÀI THƢƠNG MẠI 3.1. Thực trạng pháp luật và thực tiễn thực thi thẩm quyền hỗ trợ tƣ pháp của Tòa án Việt Nam đối với Trọng tài thƣơng mại trƣớc khi bắt đầu và trong quá trình tố tụng trọng tài 3.1.1. Về Thẩm quyền hỗ trợ tư pháp của Tòa án trong việc thi hành thỏa thuận trọng tài Thứ nhất, TA trả lại đơn khởi kiện hoặc đình chỉ giải quyết tranh chấp nếu giữa các bên đã có thỏa thuận trọng tài được quy định tại Điều 6 LTTTM và điểm a khoản 1 Điều 472 BLTTDS Quy định này của pháp luật Việt Nam về cơ bản, phù hợp với các quy định của Luật Mẫu UNCITRAL và Công ước New York 1958. Điểm bất cập là ở chỗ có sự không thống nhất khi sử dụng thuật ngữ giữa LTTTM với BLTTDS. Thứ hai, TA hướng dẫn các bên đưa vụ tranh chấp ra TTTM để giải quyết theo khoản 1 Điều 8 Luật Mẫu UNCITRAL và khoản 3 Điều II Công ước New York. Tuy nhiên, LTTTM hiện nay không có quy định về thẩm quyền này của TA. Đây là một bất cập của pháp luật Việt Nam và là nguyên nhân dẫn đến sự không thống nhất trong việc xét xử giữa các TA
  18. ở Việt Nam. Thứ ba, TA giải quyết khiếu nại đối với quyết định về thẩm quyền của HĐTT được quy định tại Điều 44 LTTTM và Điều 10 của Nghị quyết 01/2014. Theo quy định tại khoản 5 Điều 5 Nghị quyết 01/2014 thì TA Việt Nam cũng có thẩm quyền HTTP trong việc giải quyết khiếu nại liên quan đến quyết định về thẩm quyền hay về hiệu lực pháp lý của thỏa thuận trọng tài của HĐTT nước ngoài có địa điểm giải quyết tại Việt Nam. Tuy nhieen, việc không quy định rõ là bên còn lại cũng có cơ hội để trình bày, nêu ý kiến liên quan đến yêu cầu của bên đưa ra khiếu nại là không hợp lý. Tương tự, việc chỉ để cho một thẩm phán duy nhất toàn quyền quyết định về việc chấp nhận hay không chấp nhận khiếu nại về thẩm quyền của HĐTT và hiệu lực của thỏa thuận trọng tài, trong khi đó, quyết định của TA trong loại việc này lại không thể bị kháng cáo hay xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm cũng là một trong những bất cập của pháp luật trọng tài Việt Nam hiện nay. 3.1.2. Về thẩm quyền hỗ trợ tư pháp của Tòa án trong việc chỉ định và thay thế trọng tài viên trọng tài vụ việc Thẩm quyền này được quy định tại tại khoản 5 Điều 5 Nghị quyết 01/2014, Điều 41 LTTTM và Điều 42 LTTTM. Tuy nhiên, bất cập là ở chỗ chưa có hướng dẫn cụ thể về quy trình, tiêu chí chỉ định TTV. Thực tiễn áp dụng quy định nêu trên tại Việt Nam cho thấy, việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài vụ việc ở Việt Nam chưa phổ biến nên hiện nay chưa có báo cáo chính thức nào về số lượng vụ việc TA hỗ trợ chỉ định hay thay thế TTV trọng tài vụ việc. 3.1.3. Về thẩm quyền hỗ trợ tư pháp của Tòa án trong việc áp
  19. dụng, thay đổi hay hủy bỏ các biện pháp khẩn cấp tạm thời Thứ nhất, về phạm vi của thẩm quyền áp dụng, thay đổi hay hủy bỏ các BPKCTT của TA để HTTP đối với TTTM, TA Việt Nam có thẩm quyền áp dụng, thay đổi, hay hủy bỏ các BPKCTT để hỗ trợ hoạt động TTTM trong nước và cả hoạt động TTTM nước ngoài có địa điểm giải quyết tranh chấp tại Việt Nam. Quyền yêu cầu TA áp dụng BPKCTT này của các bên chỉ phát sinh sau khi đã nộp đơn khởi kiện ra TTTM. Thứ hai, TA có thể áp dụng mười một biện pháp quy định tại Điều 49.2 LTTTM và Điều 114 BLTTDS 2015 theo yêu cầu của các bên tranh chấp trong tố tụng trọng tài. Thứ ba, chưa có quy định về điều kiện để TA áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khi HTTP đối với TTTM, dẫn đến tình trạng một số TA áp dụng BPKCTT còn theo cách chủ quan, cảm tính, thậm chí là tùy tiện. 3.1.4. Về thẩm quyền hỗ trợ tư pháp trong việc thu thập chứng cứ và triệu tập người làm chứng Đối với thẩm quyền thu thập chứng cứ, mặc dù quy định tại Điều 46 LTTTM về cơ bản là tương thích, phù hợp với Luật Mẫu UNCITRAL nhưng pháp luật Việt Nam vẫn đặt ra điều kiện cao hơn so với Luật Mẫu để TA Việt Nam có thẩm quyền HTTP đối với TTTM liên quan đến việc thu thập chứng cứ. Đối với thẩm quyền triệu tập người làm chứng đã được tại Điều 47 nhưng pháp luật hiện nay chưa có quy định cụ thể về cách thức TA tiếp tục hỗ trợ HĐTT như thế nào hoặc chế tài xử lý ra sao trong trường hợp người làm chứng vẫn vắng mặt mà không có lý do chính đáng. LTTTM cũng chưa có hướng dẫn về việc TA xác định sự cần thiết của người làm
  20. chứng trong vụ tranh chấp do TTTM giải quyết như thế nào. Về phạm vi áp dụng, theo theo quy định tại khoản 5 Điều 5 Nghị quyết 01/2014 pháp luật Việt Nam cho phép mở rộng thẩm quyền HTTP của TA trong việc thu thập chứng cứ và triệu tập người làm chứng đối với cả TTTM trong nước và nước ngoài. Về thực trạng áp dụng, nhìn chung, số lượng yêu cầu TA HTTP đối với TTTM Việt Nam trong việc thu thập chứng cứ và triệu tập người làm chứng còn chưa nhiều, nhưng đang có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây. TANDTC hiện nay cũng không có tổng kết hay thống kê chi tiết về kết quả thụ lý và giải quyết của từng loại việc cụ thể liên quan đến TTTM trong nước và nước ngoài. 3.2. Thực trạng pháp luật và thực tiễn thực thi thẩm quyền hỗ trợ tƣ pháp của Tòa án đối với Trọng tài thƣơng mại liên quan đến thi hành phán quyết trọng tài 3.2.1. Công nhận khả năng thi hành đương nhiên của phán quyết trọng tài trong nước Thẩm quyền HTTP của TA Việt Nam trong việc công nhận khả năng thi hành đương nhiên của PQTT trong nước được thể hiện qua những nội dung sau: Thứ nhất, TA chỉ xem xét việc hủy PQTT dựa trên các căn cứ đã được quy định tại Điều 68 LTTTM. Về cơ bản, các trường hợp để hủy PQTT mà pháp luật Việt Nam ghi nhận cũng tương thích với các căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 34 Luật Mẫu UNCITRAL. Tuy nhiên, trên thực tế, tỷ lệ PQTT trong nước bị hủy vẫn còn cao, một trong những nguyên nhân là do (i) chưa có cách giải thích rõ ràng và cụ thể về căn cứ vi phạm
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2