intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Biểu thức ngôn ngữ so sánh trong tiếng Mường

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:28

14
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận án "Biểu thức ngôn ngữ so sánh trong tiếng Mường" là làm sáng rõ đặc điểm của các biểu thức ngôn ngữ so sánh trong tiếng Mường về phương diện cấu tạo, chức năng phản ánh và đặc trưng văn hóa của người Mường ở Việt Nam; góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị của ngôn ngữ, văn hóa Mường; cung cấp tài liệu tham khảo cần thiết trong nghiên cứu, dạy học về tục ngữ, dân ca Mường nói riêng và ngôn ngữ, văn hóa dân tộc Mường nói chung.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Biểu thức ngôn ngữ so sánh trong tiếng Mường

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI LƢU VĂN MINH BIỂU THỨC NGÔN NGỮ SO SÁNH TRONG TIẾNG MƢỜNG Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số: 9.22.90.20 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN (Ngôn ngữ học) Hà Nội - 2023
  2. CÔNG TRÌNH ĐƢỢC HOÀN THÀNH TẠI: TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. GS. TS. Đỗ Việt Hùng 2. PGS. TS. Hà Quang Năng Phản biện 1: GS.TS Nguyễn Văn Khang Viện Ngôn ngữ học Phản biện 2: PGS.TS Tạ Văn Thông Viện Từ điển và Bách khoa Thư Việt Nam Phản biện 3: PGS.TS Trần Kim Phƣợng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Luận án sẽ đƣợc bảo vệ trƣớc Hội đồng chấm luận án cấp Trƣờng họp tại: Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội vào hồi …..giờ … ngày … tháng… năm 2023 Có thể tìm hiểu luận án tại thƣ viện: Thƣ viện Quốc Gia, Hà Nội hoặc Thƣ viện Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội
  3. DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 1. Lƣu Văn Minh – Trần Thị Oanh (2016), Một số miền nguồn cơ bản của miền đích “con người” trong mô hình so sánh “A như B” ở thành ngữ của người Việt, Tạp chí Ngôn ngữ và đời sống, số 1 (243) 2016, tr.21-23. 2. Lƣu Văn Minh (2021), Quan niệm về mối quan hệ trong gia đình người Mường qua biểu thức ngôn ngữ so sánh, Tạp chí Thế giới trong ta, CĐ212/6-2021, tr.27-33. 3. Lƣu Văn Minh (2021), Nhân sinh quan của người Mường được thể hiện qua biểu thức ngôn ngữ so sánh, Tạp chí Ngôn ngữ và đời sống, số 8 (315) 2021, tr.150-156. 4. Lƣu Văn Minh (2022), Văn hóa Mường thể hiện qua biểu thức ngôn ngữ so sánh có thực thể so sánh là thảm thực vật (Khảo sát trong tục ngữ, dân ca Mường), Tạp chí Ngôn ngữ, số 4 (278) 2022, tr.33-40.
  4. 1 MỞ ĐẦU I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1. So sánh là một phạm trù của tƣ duy. So sánh cũng là hiện tƣợng quen thuộc trong cuộc sống nên trở thành đối tƣợng của nhiều ngành nghiên cứu khác nhau trong ngôn ngữ học. Với ngôn ngữ học, cụ thể là phân ngành phong cách học, so sánh là một biện pháp tu từ nhằm thể hiện một lối tri giác mới mẻ về đối tƣợng hƣớng tới hiệu quả thẩm mĩ. Do đó, nghiên cứu các biểu thức so sánh có thể chỉ ra đƣợc quan điểm tri nhận thế giới theo nguyên tắc “dĩ nhân vi trung” của mỗi dân tộc, cộng đồng. So sánh có thể có từ chỉ ra sự so sánh hoặc không có từ để so sánh, thậm chí có những biểu thức ngôn ngữ không nói về so sánh nhƣng lại nhằm mục đích để so sánh. Tuy nhiên, không phải bao giờ ngƣời ta dùng so sánh cũng chỉ để cho biết cái này giống/khác cái kia mà có khi dùng so sánh để hƣớng tới một đích khác ngoài việc chỉ ra sự giống và khác nhau giữa các đối tƣợng. Với mong muốn tìm hiểu xem đằng sau việc chỉ ra cái này giống/khác với cái kia, ngƣời Mƣờng muốn hƣớng tới những đích gì, chúng tôi chọn các biểu thức ngôn ngữ so sánh (BTNNSS) trong tiếng Mƣờng để nghiên cứu. 2. Với mỗi dân tộc, yếu tố văn hóa có vai trò và vị trí vô cùng quan trọng. Văn hóa đƣợc tạo thành từ nhiều yếu tố và ngôn ngữ là một yếu tố rất quan trọng của văn hóa. Ngôn ngữ có vai trò lƣu trữ, bảo tồn, sáng tạo và phát triển văn hóa. Qua ngôn ngữ của một dân tộc, chúng ta có thể hiểu đƣợc những đặc trƣng văn hóa của dân tộc đó. Từ những lí do trên, đề tài nghiên cứu “Biểu thức ngôn ngữ so sánh trong tiếng Mường” đƣợc chọn dùng cho luận án này. II. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 1. Mục đích nghiên cứu Đề tài “Biểu thức ngôn ngữ so sánh trong tiếng Mường” mong muốn đạt đƣợc các mục đích sau: làm sáng rõ đặc điểm của các BTNNSS trong tiếng Mƣờng về phƣơng diện cấu tạo, chức năng phản ánh và đặc trƣng văn hóa của ngƣời Mƣờng ở Việt Nam; góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị của ngôn ngữ, văn hóa Mƣờng; cung cấp tài liệu tham khảo cần thiết trong nghiên cứu, dạy học về tục ngữ, dân ca Mƣờng nói riêng và ngôn ngữ, văn hóa dân tộc Mƣờng nói chung. 2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt đƣợc mục đích nghiên cứu trên, luận án xác định các nhiệm vụ chính cần hoàn thành nhƣ sau: - Tổng quan tình hình nghiên cứu về so sánh, tình hình nghiên cứu về tiếng Mƣờng và BTNNSS trong tiếng Mƣờng. - Xác lập cơ sở lí thuyết cần thiết cho việc nghiên cứu BTNNSS trong tiếng Mƣờng. - Thống kê, phân loại và mô tả đặc điểm của các BTNNSS trong tiếng Mƣờng.
  5. 2 - Tìm hiểu các đặc trƣng văn hóa của ngƣời Mƣờng đƣợc thể hiện và lƣu trữ trong các BTNNSS trong tiếng Mƣờng. Ở một mức độ nhất định, luận án có liên hệ với với BTNNSS của tiếng Việt để tìm ra những tƣơng đồng và khác biệt về phƣơng diện ngôn ngữ và văn hóa giữa hai dân tộc. III. ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI TƢ LIỆU KHẢO SÁT 1. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của luận án là các BTNNSS trong tiếng Mƣờng (khảo sát trong tục ngữ, dân ca Mƣờng). 2. Phạm vi nghiên cứu Luận án nghiên cứu đặc điểm cấu tạo của BTNNSS trong tiếng Mƣờng và tìm hiểu đặc trƣng văn hóa của dân tộc Mƣờng thể hiện ở các BTNNSS. Ngoài ra, luận án bƣớc đầu đối chiếu với các BTNNSS trong tiếng Việt để tìm ra sự tƣơng đồng và khác biệt giữa ngƣời Mƣờng và ngƣời Việt. 3. Phạm vi tƣ liệu khảo sát Để thực hiện đề tài “Biểu thức ngôn ngữ so sánh trong tiếng Mường”, luận án đã khảo sát tổng số 1.571 BTNNSS từ các công trình nghiên cứu về tục ngữ và dân ca Mƣờng đã đƣợc Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam sƣu tầm và xuất bản. IV. PHƢƠNG PHÁP VÀ THỦ PHÁP NGHIÊN CỨU Luận án sử dụng các phƣơng pháp và thủ pháp chủ yếu sau: 1. Các phƣơng pháp nghiên cứu 1.1. Phương pháp miêu tả Phƣơng pháp miêu tả đƣợc sử dụng để miêu tả đặc điểm mô hình cấu trúc, các dạng thức của BTNNSS trong tiếng Mƣờng và đặc điểm văn hóa của ngƣời Mƣờng đƣợc lƣu giữ trong các BTNNSS. 1.2. Phương pháp phân tích thành tố ngôn ngữ Phƣơng pháp phân tích thành tố ngôn ngữ đƣợc sử dụng để phân tích từng thành tố có trong mô hình cấu trúc và các dạng thức của BTNNSS trong tiếng Mƣờng. 2. Các thủ pháp nghiên cứu 2.1. Thủ pháp thống kê, phân loại và hệ thống hóa Thủ pháp này đƣợc vận dụng trong việc khảo sát, thống kê các BTNNSS, các thực thể so sánh trong trong tục ngữ, dân ca Mƣờng, sau đó phân loại và hệ thống hóa chúng trên các bình diện để tiến hành miêu tả. 2.2. Thủ pháp so sánh đối chiếu Thủ pháp so sánh đối chiếu: Ở một mức độ nhất định, luận án sử dụng để liên hệ, so sánh BTNNSS trong tiếng Mƣờng với BTNNSS trong tiếng Việt, để từ đó thấy đƣợc nét tƣơng đồng và điểm khác biệt về văn hóa. 2.3. Thủ pháp phân tích ngữ cảnh Thủ pháp phân tích ngữ cảnh đƣợc vận dụng khi đặt các thực thể so sánh trong từng ngữ cảnh cụ thể mà nó xuất hiện để tìm ra giá trị biểu đạt của chúng.
  6. 3 V. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN 1. Về mặt lí luận Luận án góp phần củng cố thêm cách tiếp cận trong nghiên cứu về so sánh theo hƣớng liên ngành ngôn ngữ học, tâm lý học và văn hóa học. Lần đầu tiên BTNNSS trong tiếng Mƣờng đƣợc nghiên cứu theo hƣớng tìm đến các dạng cấu trúc biểu thức so sánh. Thông qua việc tìm hiểu nội dung của các BTNNSS trong tiếng Mƣờng có thể nhận ra các dấu ấn văn hóa về thế giới quan và nhân sinh quan của ngƣời Mƣờng. 2. Về mặt thực tiễn Những kết quả đã trình bày trong luận án có giá trị thực tiễn đối với việc nghiên cứu, học tập và giảng dạy về so sánh. Các kết quả này rất hữu ích với ngƣời học tập, nghiên cứu về tiếng Mƣờng và văn hóa Mƣờng. Đồng thời, những đóng góp của luận án cũng rất hữu dụng đối với việc tạo lập và sử dụng BTNNSS trong giao tiếp đời thƣờng cũng nhƣ trong sáng tác thơ ca. VI. BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, luận án gồm 3 chƣơng: Chƣơng 1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu và cơ sở lí luận Chƣơng 2. Cấu tạo của biểu thức ngôn ngữ so sánh trong tiếng Mƣờng Chƣơng 3. Biểu thức ngôn ngữ so sánh và đặc trƣng văn hóa Mƣờng
  7. 4 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1.1. Tình hình nghiên cứu về so sánh 1.1.1.1. Nghiên cứu về so sánh từ góc độ phong cách học Từ xa xƣa, so sánh là đối tƣợng nghiên cứu của lĩnh vực ngôn từ trong thơ ca. Lịch sử nghiên cứu phƣơng thức nghệ thuật trong văn thơ nói chung và thủ pháp so sánh nói riêng gắn liền với tên tuổi của nhà triết học, nhà hùng biện lỗi lạc của Hy Lạp cổ đại Aristotle (384-322 TCN). Ở Trung Hoa cổ đại, thời kì trƣớc Aristotle, tƣ tƣởng về so sánh cũng đƣợc quan tâm từ rất sớm, cụ thể bộc lộ qua những lời bình giải về hai thể tỉ và hứng trong thơ ca dân gian. Ở Việt Nam, từ năm 1958 khi Bộ môn Tu từ học chính thức đƣợc đƣa vào giảng dạy ở bậc đại học thì tên gọi thủ pháp so sánh mới ra đời. Bộ môn Tu từ học ra đời đã tạo điều kiện cho việc nghiên cứu các biện pháp tu từ trong đó thủ pháp so sánh đƣợc sâu hơn. Cho đến nay, so sánh là đối tƣợng nghiên cứu thuộc nhiều phân ngành của ngôn ngữ học. Nhƣng tiêu biểu hơn vẫn là xu hƣớng nghiên cứu so sánh nhƣ một biện pháp tu từ với những gƣơng mặt điển hình nhƣ: Đinh Trọng Lạc, Bùi Minh Toán, Nguyễn Thế Lịch, Cù Đình Tú, Nguyễn Thái Hòa, Đào Thản, Hoàng Trọng Phiến, Hữu Đạt. Trong công trình nghiên cứu của mình, các tác giả này đã đề cập đến việc hình thành khái niệm so sánh, cấu trúc so sánh, các kiểu so sánh và hiệu quả sử dụng của so sánh. Những lí thuyết về so sánh trên đây là cơ sở quan trọng để các nhà nghiên cứu sau tham khảo theo hƣớng đi sâu vào nghiên cứu biện pháp so sánh trong thơ ca. 1.1.1.2. Nghiên cứu về so sánh từ góc độ liên ngành tâm lí học - ngôn ngữ học - văn hóa học Vào những năm đầu thế kỉ XXI, bên cạnh hƣớng tiếp cận so sánh theo lối truyền thống của phong cách học, một số hƣớng tiếp cận mới về so sánh đã manh nha xuất hiện. Trong đó, đáng chú ý là cách tiếp cận của nhà nghiên cứu ngôn ngữ Nguyễn Đức Tồn. Ông đã tiếp cận so sánh theo hƣớng ngôn ngữ học tâm lí và lí thuyết giao tiếp để nghiên cứu về Chiến lược liên tưởng - so sánh có định hướng [143, 533]. Những kết quả nghiên cứu của tác giả đã mở ra cách tiếp cận mới trong nghiên cứu về so sánh: tiếp cận liên ngành giữa ngôn ngữ học và tâm lí học. Những năm gần đây, việc nghiên cứu so sánh theo hƣớng tiếp cận liên ngành của tâm lí học, ngôn ngữ học và văn hóa học đã đƣợc quan tâm. Luận án Biểu thức so sánh trong tiếng Việt [103] của Trần Thị Oanh đã tiếp cận theo hƣớng này. Qua nghiên cứu BTNNSS trong tiếng Việt, tác giả khẳng định mục đích của so sánh không dừng lại ở việc chỉ ra sự giống / khác nhau; hơn / kém nhau; hoặc là bằng / không bằng nhau mà so sánh có thể để tả, kể, xác nhận, khen, chê, yêu cầu, đề nghị,… hƣớng tới những hành động ngôn ngữ cụ thể. Thông qua
  8. 5 việc tìm hiểu nội dung của các BTNNSS, tác giả đã chỉ ra dấu ấn văn hóa thế giới quan và nhân sinh quan của ngƣời Việt. Hƣớng tiếp cận này là một gợi ý tốt cho chúng tôi nghiên cứu luận án này. 1.1.2. Tình hình nghiên cứu về tiếng Mường và biểu thức ngôn ngữ so sánh trong tiếng Mường 1.1.2.1. Nghiên cứu về tiếng Mƣờng Mặc dù từ 2016 trở về trƣớc, tiếng Mƣờng “chƣa có chữ viết chính thức” (chƣa có đƣợc một cách ghi thống nhất), nhƣng tiếng Mƣờng đã đƣợc các nhà nghiên cứu quan tâm. - Nghiên cứu của học giả nước ngoài: M. L. Cadière (1905), M.A. Chéon (1905) là những ngƣời đầu tiên, từ những năm đầu của thế kỉ XX đã giới thiệu về các thổ ngữ Mƣờng ở thƣợng nguồn sông Gianh, ở Ba Vì (Sơn Tây cũ). Tƣ liệu do hai ông cung cấp trong các bài báo của mình có lẽ là những tƣ liệu về tiếng Mƣờng xƣa hơn cả mà chúng ta có đƣợc trên sách báo từ trƣớc đến nay. Cả hai ông đều cho thổ ngữ Nguồn thuộc tiếng Mƣờng. Tiếp đến là các công trình nghiên cứu của H. Maspero (1912), J. Cuisiner (1946,1951), E. P. Hamp (1966), L. C. Thompson (1967), M. E. Barker (1963, 1966, 1970), M. Ferlus (1974, 1975), N.K Xokolovxkaya (1978),.. Nhờ có các công trình này mà giới Đông phƣơng học biết rõ hơn về tiếng Mƣờng và tiếng Mƣờng đƣợc định vị trong việc nghiên cứu lịch sử của nhóm ngôn ngữ mà nó là một thành viên. - Nghiên cứu của học giả trong nước: Ở Việt Nam, nghiên cứu liên quan đến tiếng Mƣờng có một quá trình khá dài, với sự ghi nhận qua một số công trình tiêu biểu ở một số phƣơng diện: + Về nguồn gốc, mối quan hệ của tiếng Mường có một số tác giả nghiên cứu nhƣ: Nguyễn Thế Phƣơng, Phạm Đức Dƣơng,.. Nghiên cứu của các tác giả dừng lại ở phạm vi những bài báo đề cập đến nguồn gốc, mỗi quan hệ của tiếng Mƣờng với các ngôn ngữ trong nhóm Việt Mƣờng. + Vấn đề ngữ âm tiếng Mường đã đƣợc nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Các nghiên cứu về ngữ âm tiếp cận ở những phạm vi và góc độ khác nhau. Nguyễn Văn Tài là tác giả có nhiều nghiên cứu về ngữ âm tiếng Mƣờng. Trong đó đặc biệt, năm 2012, ông đã xuất bản công trình Ngữ âm tiếng Mường qua các phương ngôn [121]. Bên cạnh nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Tài, một số tác giả khác có nghiên cứu về ngữ âm tiếng Mƣờng nhƣ: Đoàn Thiện Thuật, Nguyễn Phan Cảnh, Nguyễn Kim Thản, Nguyễn Minh Đức, Nguyễn Thị Minh Châu,… + Về từ vựng tiếng Mường, các tác giả chủ yếu tập trung nghiên cứu, tìm hiểu từ trong phạm vi nhỏ gắn với một địa phương là chủ yếu. Các nhà nghiên cứu có công trình đƣợc kể đến nhƣ: Nguyễn Văn Tài, Hoàng Văn Hành, Nguyễn Văn Khang, Nguyễn Thị Kim Thoa,… Nhƣ vậy, các công trình nghiên cứu về tiếng Mƣờng thời gian qua chủ yếu là các bài viết tập trung vào một số khía cạnh cụ thể của tiếng Mƣờng nhƣ: nguồn gốc, mối quan hệ, ngữ âm, từ vựng của tiếng Mƣờng.
  9. 6 1.1.2.2. Nghiên cứu về biểu thức ngôn ngữ so sánh trong tiếng Mƣờng Trong quá trình tìm hiểu lịch sử nghiên cứu về BTNNSS trong tiếng Mƣờng, chúng tôi nhận thấy mặc dù tiếng Mƣờng đƣợc rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, tuy nhiên, cho đến nay, chƣa có một công trình nào nghiên cứu về BTNNSS trong tiếng Mƣờng. Năm 2019, trong công trình nghiên cứu Đặc điểm tục ngữ Mường [68], tác giả Hoàng Thị Liên Hƣơng có đề cập đến những đặc điểm về cấu trúc và ngữ nghĩa của tục ngữ Mƣờng. Khi nghiên cứu về những kiểu cấu trúc thƣờng sử dụng để xây dựng hình tƣợng trong tục ngữ Mƣờng, tác giả nhận thấy kiểu cấu trúc so sánh là rất phổ biến. Cấu trúc so sánh của tục ngữ Mƣờng thƣờng là sự so sánh định nghĩa, so sánh ngang bằng, so sánh hơn kém. Đây là công trình duy nhất đề cập đến cấu trúc so sánh trong tục ngữ Mƣờng. Tóm lại, trong các tƣ liệu hiện có, cho đến nay chƣa có công trình, bài viết nào nghiên cứu về BTNNSS trong tiếng Mƣờng theo hƣớng tiếp cận liên ngành của tâm lí học, ngôn ngữ học và văn hóa học. Trên cơ sở kế thừa những thành tựu nghiên cứu của các tác giả đi trƣớc, chúng tôi lựa chọn đề tài Biểu thức ngôn ngữ so sánh trong tiếng Mường để nghiên cứu, với mong muốn đóng góp thêm những nghiên cứu mới mẻ về khía cạnh ngôn ngữ thú vị này. 1.2. KHÁI QUÁT TỤC NGỮ, DÂN CA MƢỜNG 1.2.1. Dân ca Mƣờng Dân ca là một thể loại đặc sắc nhất của dòng chảy văn hóa dân tộc Mƣờng. Ngƣời Mƣờng hát dân ca khi lao động sản xuất ngoài nƣơng rẫy; hát ru và răn dạy con cái, ngƣời thân trong nhà; trong lễ hội truyền thống; khi gặp bạn bè; ở tiệc rƣợu; lúc tỏ tình nam, nữ… Ngƣời Mƣờng sử dụng các làn điệu dân ca tùy thuộc vào bối cảnh cụ thể để có nội dung phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh đó. Trong đó nổi bật là các làn điệu dân ca: Hát Xắc bùa, Rằng thƣờng, Bộ mẹng, Ví đúm,… 1.2.2. Tục ngữ Mƣờng Tục ngữ cũng là thể loại văn học dân gian có giá trị của ngƣời Mƣờng. Tục ngữ Mƣờng đó là một kho trí tuệ, một kho “cái khôn”, “cái khéo” của ngƣời Mƣờng [dẫn theo IV, 19]. Tục ngữ Mƣờng đúc kết những kinh nghiệm hiểu biết về thời tiết, về sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, săn bắt, quy tắc ứng xử với cộng đồng và với chính bản thân mình,… 1.3. CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.3.1. Cơ sở ngôn ngữ học 1.3.1.1. Khái niệm về so sánh a) So sánh theo quan niệm của các nhà ngôn ngữ học trên thế giới Trong giới Anh ngữ học, quan niệm về so sánh (comparison) có hai khuynh hƣớng. Khuynh hƣớng thứ nhất tách so sánh (comparison) ra khỏi đối chiếu (contrast) với các đại diện nhƣ Oshima, Hogue, Jordan, A. Macdonal,... Khuynh hƣớng thứ hai không tách đối chiếu khỏi so sánh: trong so sánh đã bao hàm đối chiếu. b) So sánh theo quan niệm của các nhà Việt ngữ học Qua tìm hiểu, chúng tôi thấy đã có nhiều quan niệm khác nhau về so sánh: quan niệm của các tác giả Hoàng Phê, Đào Thản, Đinh Trọng Lạc, Cù
  10. 7 Đình Tú, Hữu Đạt, Lƣu Quý Khƣơng,… Các nhà nghiên cứu về ngôn ngữ của Việt Nam đều cho rằng so sánh là lối nói hoặc biện pháp tu từ, có mục đích tìm ra sự giống nhau, khác nhau, hơn kém của các đối tƣợng đƣợc so sánh. 1.3.1.2. Cấu tạo của cấu trúc so sánh a) So sánh logic và so sánh tu từ So sánh logic (so sánh luân lý) đƣợc xác lập trên cơ sở tƣ duy khoa học để biểu thị mối tƣơng đồng giữa hai đối tƣợng. So sánh logic chỉ có giá trị thông báo, không tạo ra giá trị biểu cảm. So sánh tu từ lựa chọn cái đƣợc so sánh trong mối quan hệ với cái so sánh. So sánh tu từ vừa mang chức năng nhận thức vừa có giá trị biểu cảm. b) Các kiểu so sánh và cấu trúc so sánh Về kiểu so sánh, dựa vào mục đích và các từ so sánh, so sánh gồm có so sánh ngang bằng và so sánh hơn kém. Về cấu trúc so sánh, so sánh bao giờ cũng có hai vế: vế A (nêu tên sự vật, sự việc đƣợc so sánh); vế B (nêu tên sự vật, sự việc dùng để so sánh với sự vật, sự việc nói ở vế A). Giữa hai vế của so sánh thƣờng có từ ngữ chỉ phƣơng diện so sánh, từ ngữ so sánh, hoặc có thể vắng từ ngữ chỉ phƣơng diện so sánh, hoặc vắng từ ngữ so sánh, hoặc cả hai. Bên cạnh những so sánh tƣờng minh có đủ vế A và vế B, còn có loại so sánh ngầm. 1.3.1.3. Cấu tạo của biểu thức ngôn ngữ so sánh a) Cấu tạo của biểu thức ngôn ngữ so sánh dạng đầy đủ Những quan niệm và vấn đề trình bày ở trên là tiền đề cơ sở để chúng tôi đi đến quan niệm về BTNNSS. So sánh là thao tác của tƣ duy. Kết quả của thao tác so sánh sẽ đƣợc thể hiện cụ thể bằng biểu thức ngôn ngữ. Biểu thức ngôn ngữ thể hiện kết quả của thao tác so sánh trong tư duy gọi là BTNNSS. Ví dụ, khi phát ngôn BTNNSS sau: Ló tỏ nhừ thồm luộc (Lúa đỏ nhƣ tôm luộc) [IV, 67], ngƣời Mƣờng đã sử dụng ngôn ngữ để thực hiện thao tác so sánh trong tƣ duy. Thao tác này xem xét hai đối tƣợng ló tỏ (lúa đỏ) và thồm luộc (tôm luộc - tôm đã luộc chín) về tính chất. Kết quả của thao tác tƣ duy so sánh đƣợc ngƣời Mƣờng nói ra thành một BTNNSS nhƣ sau: Ló tỏ nhừ thồm luộc. Một cách khái quát, BTNNSS dạng đầy đủ có cấu trúc chung gồm 4 yếu tố nhƣ sau: Thực thể đƣợc so sánh, viết tắt bằng TTĐSS và đƣợc kí hiệu bằng A; Phƣơng diện đƣợc so sánh (phƣơng diện của thực thể đƣợc so sánh), viết tắt bằng PDĐSS và đƣợc kí hiệu bằng x; Từ ngữ so sánh, viết tắt bằng TNSS và đƣợc kí hiệu bằng T; Thực thể so sánh (thực thể làm chuẩn để so sánh), viết tắt bằng TTSS và đƣợc kí hiệu bằng B. Cụ thể mô hình sau: TTĐSS PDĐSS TNSS TTSS A x T B Thồ dai nhừ slới thắc (Râu) (dài) (nhƣ) (sợi tóc)
  11. 8 b) Cấu tạo của biểu thức ngôn ngữ so sánh dạng khuyết thiếu Bên cạnh mô hình cấu trúc dạng đầy đủ nhƣ trên, BTNNSS còn có dạng khuyết thiếu. BTNNSS có thể khuyết thiếu một hoặc hai yếu tố, cụ thể nhƣ sau: b.1) BTNNSS khuyết thiếu một yếu tố cấu thành: - BTNNSS khuyết thiếu yếu tố thực thể đƣợc so sánh (A): Ác/ nhừ (nhờ)/ lịnh lế - Tế/ nhừ/ còn puồn (Ác/ nhƣ/ lính lệ - Tệ/ nhƣ/ con buôn) [IV, 43]. - BTNNSS khuyết thiếu yếu tố phƣơng diện đƣợc so sánh (x): Quần thân lồi tì /nhừ/ páy cạ - Quần xĩa lồi tì/ nhừ/ đạm mầy (Quân thần kéo đi/nhƣ/vảy cá - Quân xã kéo đi/nhƣ/đám mây) [I, 438]. b.2) BTNNSS khuyết thiếu hai yếu tố cấu thành: - BTNNSS khuyết thiếu thực thể đƣợc so sánh (A) và phƣơng diện đƣợc so sánh (x): Lúc tì rềng tực rềng cại - tlở lái nhừ/ cại châm mionh (Lúc đi nên trai nên gái - trở lại nhƣ/ cái thuổng mòn) [IV, 109]. - BTNNSS khuyết thiếu phƣơng diện đƣợc so sánh (x) và từ ngữ chỉ kết quả so sánh (T): Nang úch thại, mặt/ tlại tlôi - Mồi mồi/ tlại tlạm (Nàng Út Thái, mặt/ quả trôi - Môi, môi/ quả trám) [II, 322]. - BTNNSS khuyết thiếu phƣơng diện đƣợc so sánh (x) và thực thể so sánh (B): Chông chà cạy vớ/ thi hờn (Cha chồng mẹ vợ/ thì hơn) [II, 64]. Ngoài các biểu thức ngôn ngữ thể hiện thao tác so sánh trong tƣ duy đã trình bày trên còn có biểu thức ngôn ngữ thể hiện thao tác so sánh trong tƣ duy, nhƣng đồng thời khuyết thiếu 3 yếu tố: thực thể đƣợc so sánh (A), phƣơng diện đƣợc so sánh (x) và từ ngữ so sánh (T); chúng tôi không lựa chọn biểu thức dạng này là đối tƣợng nghiên cứu. Ví dụ: Thuyền về có nhớ bến chăng? Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền (Ca dao). Từ những nội dung trình bày và phân tích ở trên, chúng tôi chỉ lựa chọn đối tượng nghiên cứu là các BTNNSS tường minh (dạng đầy đủ hoặc khuyết thiếu), có thể là so sánh logic hoặc so sánh tu từ. Các biểu thức ngôn ngữ thể hiện thao tác so sánh nhƣng đồng thời khuyết thiếu 3 yếu tố cấu thành (BTNNSS dạng khuyết thiếu 3 yếu tố) nhƣ ví dụ trên không thuộc đối tƣợng nghiên cứu của luận án. 1.3.2. Cơ sở tâm lí học Theo tâm lí học, tháo tác so sánh là một trong những thao tác thuộc về tƣ duy và đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển nhận thức của con ngƣời nói chung, quá trình tƣ duy nói riêng. Vì vậy, việc tìm hiểu cấu trúc của các BTNNSS đòi hỏi phải bàn đến thao tác so sánh trong tƣ duy. 1.3.3. Cơ sở văn hóa học 1.3.3.1. Khái niệm văn hóa Khi nghiên cứu về văn hóa, chúng tôi thấy có rất nhiều khái niệm, định nghĩa về văn hóa. Chúng tôi sử dụng cách tiếp cận về văn hóa theo định nghĩa của Trần Ngọc Thêm: “VĂN HÓA là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực
  12. 9 tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội.” [135, 10]. 1.3.3.2. Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa Ngôn ngữ và văn hóa có mối quan hệ mật thiết với nhau. Thứ nhất, ngôn ngữ là sản phẩm văn hóa nhƣng đồng thời lại là công cụ, phƣơng tiện để ghi lại, phản ánh văn hóa. Thứ hai, do là một bộ phận của văn hóa nên mọi thuộc tính của văn hóa đều ẩn chứa trong ngôn ngữ. Sự biến đổi và phát triển của ngôn ngữ đi đôi với sự biến đổi và phát triển của văn hóa. F. de Saussure cho rằng: “Phong tục của một dân tộc có tác động đến ngôn ngữ, và mặt khác, trong một chừng mực khá quan trọng, chính ngôn ngữ làm nên dân tộc” [114, 47]. 1.3.3.3. Vài nét về văn hóa của tộc ngƣời Mƣờng Việt Nam Ngƣời Mƣờng là một dân tộc trong cộng đồng 54 dân tộc của Việt Nam. Ngƣời Mƣờng có cùng nguồn gốc với ngƣời Việt cổ, cƣ trú rải rác ở các tỉnh miền núi phía Bắc, tập trung đông nhất là ở tỉnh Hòa Bình và một số huyện miền núi của tỉnh Thanh Hóa, Phú Thọ. Ngƣời Mƣờng có nét văn hóa đặc trƣng và rất độc đáo. Trong quá trình giao thoa giữa các nền văn hóa, tuy có bị ảnh hƣởng, song dân tộc Mƣờng vẫn giữ đƣợc những nét văn hóa truyền thống của mình. Tiểu kết chƣơng 1 Chƣơng 1 dành cho việc tổng quan tình hình nghiên cứu và tập trung giới thiệu những vấn đề lí luận liên quan trực tiếp đến đề tài của luận án. Phần tổng quan vấn đề, luận án đề cập đến ba nội dung: tình hình nghiên cứu về so sánh (nghiên cứu về so sánh từ góc độ phong cách học, nghiên cứu về so sánh từ góc độ liên ngành tâm lí học - ngôn ngữ - văn hóa học); tình hình nghiên cứu về tiếng Mƣờng và BTNNSS trong tiếng Mƣờng); khái quát về tục ngữ, dân ca Mƣờng. Các nội dung đƣợc đề cập trong phần tổng quan có ý nghĩa quan trọng trong việc định hình những vấn đề đã đƣợc nghiên cứu và những vấn đề chƣa đƣợc nghiên cứu liên quan đến đề tài của luận án. Phần cơ sở lí luận, luận án đề cập đến cơ sở ngôn ngữ học, cơ sở tâm lí học học và cơ sở văn hóa học. Về cơ sở ngôn ngữ học, luận án tập trung tìm hiểu so sánh nhìn từ góc độ ngôn ngữ học (khái niệm về so sánh, đặc điểm của cấu trúc so sánh, quan niệm về BTNNSS và mô hình cấu trúc của BTNNSS). Đây là những cơ sở quan trọng để luận án đi vào tìm hiểu đặc điểm cấu tạo của BTNNSS trong tiếng Mƣờng và đặc trƣng văn hóa Mƣờng. Bên cạnh cơ sở ngôn ngữ học, luận án cũng quan tâm tới cơ sở tâm lý học. Những thành tựu nghiên cứu của ngành Tâm lí học là cơ sở cần thiết đối với việc triển khai đề tài của luận án. Cơ sở văn hóa học đƣợc nêu trong luận án là căn cứ để chúng tôi tìm hiểu đặc điểm văn hóa của ngƣời Mƣờng đƣợc thể hiện trong các BTNNSS.
  13. 10 Chƣơng 2 CẤU TẠO CỦA BIỂU THỨC NGÔN NGỮ SO SÁNH TRONG TIẾNG MƢỜNG 2.1. DẪN NHẬP Chƣơng 2 luận án tập trung tìm hiểu đặc điểm cấu tạo của BTNNSS trong tiếng Mƣờng. Trong đó, luận án phân tích rõ mô hình cấu trúc BTNNSS dạng đầy đủ và mô hình BTNNSS dạng khuyết thiếu. Từ đó, luận án đi đến những khái quát chung về mô hình cấu trúc của BTNNSS trong tiếng Mƣờng. 2.2. THỐNG KÊ VÀ CẤU TẠO CỦA BIỂU THỨC NGÔN NGỮ SO SÁNH TRONG TIẾNG MƢỜNG Khảo sát BTNNSS trong tục ngữ, dân ca Mƣờng, chúng tôi nhận thấy có BTNNSS dạng đầy đủ và BTNNSS dạng khuyết thiếu, cụ thể nhƣ sau: Trong tổng số 1.571 BTNNSS khảo sát có: - 723 BTNNSS dạng đầy đủ, chiếm 46%; - 848 BTNNSS dạng khuyết thiếu, chiếm 54%. 2.2.1. THỐNG KÊ VÀ CẤU TẠO BIỂU THỨC NGÔN NGỮ SO SÁNH DẠNG ĐẦY ĐỦ TRONG TIẾNG MƯỜNG Khảo sát trong tục ngữ, dân ca Mƣờng, chúng tôi nhận thấy BTNNSS trong tiếng Mƣờng ở dạng đầy đủ nhất gồm có 4 yếu tố: thực thể đƣợc so sánh (A), phƣơng diện đƣợc so sánh (x), từ ngữ chỉ kết quả so sánh (T) và thực thể so sánh (B). Trong tục ngữ, dân ca Mƣờng, BTNNSS ở dạng đầy đủ có mô hình chung và các biến thể, cụ thể: (i) BTNNSS dạng đầy đủ (mô hình chung); (ii) BTNNSS dạng đầy đủ có yếu tố đảo lộn trật tự (biến thể 1); (iii) BTNNSS dạng đầy đủ có một hoặc hai yếu tố đƣợc lặp lại (biến thể 2); (iv) BTNNSS dạng đầy đủ có một, hai hoặc ba yếu tố gồm nhiều thành phần cấu tạo khác nhau (biến thể 3); (v) BTNNSS dạng đầy đủ biểu thức chồng biểu thức (biến thể 4). Trong tổng số 723 BTNNSS dạng đầy đủ đƣợc khảo sát có: BTNNSS dạng (i): 538 BTNNSS, chiếm 74,4%; BTNNSS dạng (ii): 49 BTNNSS, chiếm 6,8%; BTNNSS dạng (iii): 16 BTNNSS, chiếm 2,2%; BTNNSS dạng (iv): 119 BTNNSS, chiếm 16,5%; BTNNSS dạng (v): 01 BTNNSS, chiếm 0,1%. Nhƣ vậy, trong tục ngữ, dân ca Mƣờng, BTNNSS mô hình dạng (i) chiếm số lƣợng nhiều nhất 74,4%, tiếp đến là mô hình BTNNSS dạng biến thể 3, chiếm 16,5%. Mô hình BTNNSS dạng biến thể 4 chiếm tỷ lệ ít nhất 0,1%. 2.2.1.1. Biểu thức ngôn ngữ so sánh dạng đầy đủ (mô hình chung) Mô hình BTNNSS dạng có đủ 4 yếu tố A, x, T, B, các yếu tố đƣợc sắp xếp theo trình tự thông thƣờng chiếm tỉ lệ rất lớn. Cấu trúc của BTNNSS dạng này có mô hình nhƣ sau:
  14. 11 Mô hình 1: TTĐSS PDĐSS TNSS TTSS A x T B Trong đó: A (Thực thể đƣợc so sánh); x (Phƣơng diện đƣợc so sánh); T (Từ ngữ so sánh); B (Thực thể so sánh). 2.2.1.2. Biểu thức ngôn ngữ so sánh dạng đầy đủ có biến thể a) Biến thể 1: Biểu thức ngôn ngữ so sánh dạng đầy đủ có yếu tố đảo lộn trật tự Khi đi vào tìm hiểu mô hình BTNNSS dạng đầy đủ trong tục ngữ, dân ca Mƣờng, chúng tôi nhận thấy bên cạnh BTNNSS dạng đầy đủ, có đủ 4 yếu tố đƣợc sắp xếp theo trình tự thông thƣờng, còn có BTNNSS dạng có đủ 4 yếu tố, nhƣng có yếu tố (x) và yếu tố (A) bị đảo lộn trật tự trong biểu thức. Mô hình cấu trúc của biểu thức ngôn ngữ dạng này nhƣ sau: Mô hình 2: PDĐSS TTĐSS TNSS TTSS x A T B b) Biến thể 2: Biểu thức ngôn ngữ so sánh dạng đầy đủ có một hoặc hai yếu tố lặp lại Nhƣ chúng tôi đã trình bày ở phần đầu mục 2.2.1, trong tổng số 723 BTNNSS dạng đầy đủ đƣợc khảo sát, chỉ có 16 BTNNSS dạng đầy đủ có một hoặc hai yếu tố lặp lại, chiếm 2,2%. b.1) Biểu thức ngôn ngữ so sánh dạng đầy đủ có một yếu tố lặp lại * Biểu thức ngôn ngữ so sánh dạng đầy đủ có yếu tố (x) lặp lại Mô hình cấu trúc của BTNNSS dạng này nhƣ sau: Mô hình 3: TTĐSS PDĐSS TNSS TTSS A x T1 B1 x T2 B2 * Biểu thức ngôn ngữ so sánh dạng đầy đủ có yếu tố (T) lặp lại Mô hình cấu trúc của BTNNSS dạng này nhƣ sau: Mô hình 4: TTĐSS PDĐSS TNSS TTSS A x T B1 T B2... T Bn b.2) Biểu thức ngôn ngữ so sánh dạng đầy đủ có hai yếu tố lặp lại * Biểu thức ngôn ngữ so sánh dạng đầy đủ có yếu tố (A) và yếu tố (T) lặp lại Mô hình cấu trúc của BTNNSS dạng này nhƣ sau: Mô hình 5: TTĐSS PDĐSS TTĐSS PDĐSS TNSS TTSS TNSS TTSS A x1 A x2 T B1 T B2
  15. 12 * Biểu thức ngôn ngữ so sánh dạng đầy đủ có yếu tố (x) và yếu tố (T) lặp lại BTNNSS dạng này có các mô hình cấu trúc nhƣ sau: Mô hình 6a: TTĐSS PDĐSS TNSS TTSS A x T B1 x T B2 Mô hình 6b: TTĐSS PDĐSS TNSS TTSS A x x T B1 x T B2 T B3 c) Biến thể 3: Biểu thức ngôn ngữ so sánh dạng đầy đủ có một, hai hoặc ba yếu tố gồm nhiều thành phần cấu tạo khác nhau Qua khảo sát thực tế, chúng tôi thấy tục ngữ, dân ca Mƣờng không chỉ có BTNNSS dạng đầy đủ lặp lại một hoặc hai yếu tố, mà còn có BTNNSS dạng đầy đủ trong đó có một, hai hoặc ba yếu tố gồm nhiều thành phần cấu tạo khác nhau. Số BTNNSS dạng này là 119/723 BTNNSS, chiếm 16,5%. c.1) Biểu thức ngôn ngữ so sánh dạng đầy đủ có một yếu tố gồm nhiều thành phần cấu tạo khác nhau BTNNSS dạng đầy đủ có một yếu tố gồm nhiều thành phần cấu tạo khác nhau gồm có 03 dạng sau: - BTNNSS dạng đầy đủ có yếu tố TTĐSS (A) gồm nhiều thành phần cấu tạo khác nhau (A1, A2); - BTNNSS dạng đầy đủ có yếu tố TTSS (B) gồm nhiều thành phần cấu tạo khác nhau (B1, B2, ... Bn); - BTNNSS dạng đầy đủ có yếu tố PDĐSS (x) gồm nhiều thành phần cấu tạo khác nhau (x1, x2, ... xn). * Biểu thức ngôn ngữ so sánh đạng đầy đủ có yếu tố TTĐSS (A) gồm nhiều thành phần cấu tạo khác nhau (A1, A2) Mô hình cấu trúc của BTNNSS dạng này nhƣ sau: Mô hình 7: TTĐSS TTĐSS PDĐSS TNSS TTSS A1 A2 x T B * Biểu thức ngôn ngữ so sánh đạng đầy đủ có yếu tố TTSS (B) gồm nhiều thành phần cấu tạo khác nhau (B1, B2, B3, ...Bn) BTNNSS dạng này có các mô hình cấu trúc nhƣ sau: Mô hình 8a: TTĐSS PĐĐSS TNSS TTSS TTSS A x T B1 B2
  16. 13 Mô hình 8b: TTĐSS PDĐSS TNSS TTSS PDĐSS TNSS TTSS A x T B1 x T B2 * Biểu thức ngôn ngữ so sánh dạng đầy đủ có yếu tố PDĐSS (x) gồm nhiều thành phần cấu tạo khác nhau (x1, x2,... xn) BTNNSS dạng này có các mô hình cấu trúc nhƣ sau: Mô hình 9a: PDĐSS TTĐSS PDĐSS TNSS TTSS x1 A x2 T B Mô hình 9b TTĐSS PDĐSS PDĐSS PDĐSS TNSS TTSS A x1 x2... xn T B c.2) Biểu thức ngôn ngữ so sánh dạng đầy đủ có hai yếu tố gồm nhiều thành phần cấu tạo khác nhau Qua khảo sát, thống kê trong tục ngữ, dân ca Mƣờng, chúng tôi thấy BTNNSS dạng đầy đủ có hai yếu tố gồm nhiều thành phần cấu tạo khác nhau, có các 3 dạng sau: - BTNNSS dạng đầy đủ có yếu tố TTĐSS (A) và yếu tố PDĐSS (x) gồm nhiều thành phần cấu tạo khác nhau: (A1, A2) và (x1, x2); - BTNNSS dạng đầy đủ có yếu tố PDĐSS (x) và yếu tố TTSS (B) gồm nhiều thành phần cấu tạo khác nhau: (x1, x2) và (B1, B2); - BTNNSS dạng đầy đủ có yếu tố TNSS (T) và yếu tố TTSS (B) gồm nhiều thành phần cấu tạo khác nhau: (T1,T2) và (B1, B2). * Biểu thức ngôn ngữ so sánh dạng đầy đủ có yếu tố TTĐSS (A) và yếu tố PDĐSS (x) gồm nhiều thành phần cấu tạo khác nhau (A1, A2) và (x1, x2) Mô hình cấu trúc của BTNNSS dạng này nhƣ sau: Mô hình 10: TTĐSS PDĐSS TTĐSS PDĐSS TNSS TTSS A1 x1 A2 x2 T B * Biểu thức ngôn ngữ so sánh dạng đầy đủ có yếu tố PDĐSS (x) và yếu tố TTSS (B) gồm nhiều thành phần cấu tạo khác nhau (x1, x2) và (B1, B2) BTNNSS dạng này có các mô hình cấu trúc nhƣ sau: Mô hình 11a: TTĐSS PDĐSS TTĐSS PDĐSS TNSS TTSS TNSS TTSS A x1 A x2 T B1 T B2 Mô hình 11b: TTĐSS PDĐSS TNSS TTSS PDĐSS TNSS TTSS A x1 T B1 x2 T B2
  17. 14 Mô hình 11c: TTĐSS PDĐSS PDĐSS PDĐSS TNSS TTSS TTSS A x1 x2 x3 T B1 B2 * Biểu thức ngôn ngữ so sánh dạng đầy đủ có yếu tố TNSS (T) và yếu tố TTSS (B) gồm nhiều thành phần cấu tạo khác nhau (T1, T2) và (B1, B2) BTNNSS dạng này có các mô hình cấu trúc nhƣ sau: Mô hình 12a: TTĐSS PDĐSS TNSS TTSS PDĐSS TNSS TTSS A x T1 B1 x T2 B2 Mô hình 12b: TTĐSS TNSS TTSS PDĐSS TNSS TTSS A T1 B1 x T2 B2 c.3) Biểu thức ngôn ngữ so sánh dạng đầy đủ có yếu tố TTĐSS (A), yếu tố PDĐSS (x) và yếu tố TTSS (B) gồm nhiều thành phần cấu tạo khác nhau (A1, A2), (x1, x2) và (B1, B2) Mô hình 13: TTĐSS PDĐSS TTĐSS PDĐSS TNSS TTSS TNSS TTSS A1 x1 A2 x2 T B1 T B2 d) Biến thể 4: Biểu thức ngôn ngữ so sánh dạng đầy đủ biểu thức chồng biểu thức Khảo sát BTNNSS trong tục ngữ, dân ca Mƣờng, chúng tôi còn thấy có BTNNSS dạng đầy đủ biểu thức chồng biểu thức. Mô hình cấu trúc BTNNSS dạng này nhƣ sau: Mô hình 14: TTĐSS PDĐSS TNSS TTSS PDĐSS TNSS TTSS PDĐSS TNSS TTSS A x T B (A) TTĐSS (x1) (T) (B1) (x2) (T) (B2) Qua việc tìm hiểu cấu tạo của BTNNSS dạng đầy đủ trong tục ngữ, dân ca Mƣờng, chúng tôi có một số nhận xét sau: 1. Trong tục ngữ, dân ca Mường, BTNNSS dạng đầy đủ có mô hình chung và các biến thể khác nhau, cụ thể: (i) BTNNSS dạng đầy đủ (mô hình chung); (ii) BTNNSS dạng đầy đủ có yếu tố đảo lộn trật tự (biến thể 1); (iii) BTNNSS dạng đầy đủ có một hoặc hai yếu tố lặp lại (biến thể 2); (iv) BTNNSS dạng đầy đủ có một, hai hoặc ba yếu tố gồm nhiều thành phần cấu tạo khác nhau (biến thể 3); (v) BTNNSS dạng đầy đủ biểu thức chồng biểu thức (biến thể 4).
  18. 15 2. Điểm giống và khác nhau giữa 5 loại mô hình cấu trúc BTNNSS dạng đầy đủ trong tiếng Mường (mô hình i, ii, iii, iv, v): - 5 loại mô hình BTNNSS có điểm chung là có đầy đủ bốn yếu tố: Thực thể đƣợc so sánh (A); Phƣơng diện đƣợc so sánh (x); Từ ngữ so sánh (T); Thực thể đƣợc so sánh (B). - 5 loại mô hình BTNNSS chia làm 2 nhóm: nhóm 1 (mô hình i, ii); nhóm 2 (mô hình iii, iv, v). Về đặc điểm, BTNNSS trong các mô hình nhóm 1 đƣợc cấu tạo bởi bốn yếu tố (các yếu tố không có sự lặp lại, hoặc không có nhiều thành phần cấu tạo khác nhau). BTNNSS trong các mô hình nhóm 2 có điểm khác biệt so với nhóm 1 là có một hoặc hai yếu tố đƣợc lặp lại; hoặc có một, hai hoặc ba yếu tố gồm nhiều thành phần cấu tạo khác nhau. 2.2.2. THỐNG KÊ VÀ CẤU TẠO BIỂU THỨC NGÔN NGỮ SO SÁNH DẠNG KHUYẾT THIẾU TRONG TIẾNG MƯỜNG Khảo sát BTNNSS trong tục ngữ, dân ca Mƣờng, chúng tôi nhận thấy bên cạnh mô hình cấu trúc BTNNSS dạng đầy đủ còn có BTNNSS dạng khuyết thiếu. BTNNSS có thể khuyết thiếu một yếu tố hoặc khuyết thiếu hai yếu tố cấu thành. Trong tổng số 848 BTNNSS dạng khuyết thiếu đƣợc khảo sát có: - 841 BTNNSS dạng khuyết thiếu một yếu tố cấu thành, chiếm 99,2%; - 07 BTNNSS dạng khuyết thiếu hai yếu tố cấu thành, chiếm khoảng 0,8%. 2.2.2.1. Biểu thức ngôn ngữ so sánh dạng khuyết thiếu một yếu tố Trong tục ngữ, dân ca Mƣờng, BTNNSS khuyết thiếu một yếu tố gồm có các dạng sau: - BTNNSS khuyết thiếu yếu tố thực thể đƣợc so sánh (A); - BTNNSS khuyết thiếu yếu tố phƣơng diện đƣợc so sánh (x). Trong tổng số 841 BTNNSS khuyết thiếu một yếu tố đƣợc khảo sát có: 146/841 BTNNSS khuyết thiếu yếu tố thực thể đƣợc so sánh (A), chiếm khoảng 17%; 695/841 BTNNSS khuyết thiếu yếu tố phƣơng diện đƣợc so sánh (x), chiếm tỷ lệ 82,6%. a) Biểu thức ngôn ngữ so sánh dạng khuyết thiếu yếu tố thực thể được so sánh (A) BTNNSS dạng này có các mô hình cấu trúc nhƣ sau: Mô hình 15a: PDĐSS TNSS TTSS x T B Mô hình 15b: PDĐSS TNSS TTSS TTSS x T B1 B2 Mô hình 15c: PDĐSS TNSS TTSS TNSS TTSS TNSS TTSS x T B1 T B2... T Bn b) Biểu thức ngôn ngữ so sánh dạng khuyết thiếu yếu tố phương diện được sánh (x)
  19. 16 BTNNSS dạng này có các mô hình cấu trúc nhƣ sau: Mô hình 16a: TTĐSS TNSS TTSS A T B Mô hình 16b: TTĐSS TTĐSS TNSS TTSS A1 A2 T B Mô hình 16c: TTĐSS TNSS TTSS TNSS TTSS A T B1 T B2 Mô hình 16d: TTĐSS TNSS TTSS TNSS TTSS TNSS TTSS A T B1 T B2 T B3 Mô hình 16e: TTĐSS TNSS TTSS TNSS TTSS TNSS TTSS (A) (T) (B1) (T) (B2) T B A 2.2.2.2. Biểu thức ngôn ngữ so sánh dạng khuyết thiếu hai yếu tố Qua khảo sát thực tế trong tục ngữ, dân ca Mƣờng, chúng tôi thấy BTNNSS dạng khuyết thiếu hai yếu tố có số lƣợng rất ít, trong tổng số 848 BTNNSS khuyết thiếu, chỉ có 07 BTNNSS khuyết thiếu 02 yếu tố, chiếm 0,8%. BTNNSS khuyết thiếu hai yếu tố gồm có các dạng sau: - BTNNSS khuyết thiếu yếu tố thực thể đƣợc so sánh (A) và yếu tố phƣơng diện đƣợc so sánh (x); - BTNNSS khuyết thiếu yếu tố phƣơng diện đƣợc sánh (x) và yếu tố từ ngữ so sánh (T); - BTNNSS khuyết thiếu yếu tố phƣơng diện đƣợc so sánh (x) và thực thể so sánh (B). a) Biểu thức ngôn ngữ so sánh dạng khuyết thiếu yếu tố thực thể được so sánh (A) và yếu tố phương diện được so sánh (x) BTNNSS dạng khuyết thiếu yếu tố thực thể đƣợc so sánh (A) và yếu tố phƣơng diện đƣợc so sánh (x) có mô hình cấu trúc nhƣ sau: Mô hình 17: TNSS TTSS T B b) Biểu thức ngôn ngữ so sánh dạng khuyết thiếu yếu tố phương diện được so sánh (x) và yếu tố từ ngữ so sánh (T) BTNNSS dạng này có các mô hình cấu trúc nhƣ sau: Mô hình 18: TTĐSS TTSS A B
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2