intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngữ Văn: Định ngữ nghệ thuật trong tiếng Việt (qua một số tác phẩm văn xuôi Việt Nam)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

12
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung Luận án này nghiên cứu về định ngữ nghệ thuật nhằm làm rõ các đặc điểm về ngữ pháp, ngữ nghĩa và vai trò của thành phần này trong câu văn tiếng Việt. Để hiểu rõ hơn mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết của Luận án này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngữ Văn: Định ngữ nghệ thuật trong tiếng Việt (qua một số tác phẩm văn xuôi Việt Nam)

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH TRẦN THỊ MỸ HẠNH ĐỊNH NGỮ NGHỆ THUẬT TRONG TIẾNG VIỆT (QUA MỘT SỐ TÁC PHẨM VĂN XUÔI VIỆT NAM) Chuyên ngành: Ngôn ngữ Việt Nam Mã số: 922 01 02 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ VIỆT NAM NGHỆ AN - 2021
  2. Luận án được hoàn thành tại Trường Đại học Vinh Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. PHAN MẬU CẢNH 2. TS. NGUYỄN HOÀI NGUYÊN Phản biện 1. Phản biện 2. Phản biện 3. Luận án được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ cấp Trường Địa điểm: Trường Đại học Vinh Thời gian: Vào hồi giờ, ngày tháng năm 2021 Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia - Trung tâm Thông tin - Thư viện Nguyễn Thúc Hào, Trường Đại học Vinh
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Về cấu tạo ngữ pháp, câu trong tiếng Việt gồm thành phần chính (nòng cốt câu) và các thành phần phụ; việc phân loại các kiểu câu về mặt ngữ pháp cơ bản là dựa vào các thành phần đó. Thành phần chính giữ vai trò quan trọng, quyết định và chi phối sự xuất hiện của các thành phần phụ trong câu. Thành phần phụ với vai trò bổ sung thông tin nhưng trong nhiều trường hợp nó có khả năng làm biến đổi ý nghĩa, nâng cấp chất lượng thông tin và tình thái của câu. Định ngữ (ĐN) trong tiếng Việt là một trong những thành phần phụ có vai trò như vậy. Tìm hiểu, khảo sát định ngữ theo hướng gắn liền với sự hành chức trong thực tế giao tiếp vừa góp phần vào việc phân tích ngữ pháp vừa làm rõ sự hoạt động của các đơn vị ngôn ngữ trong hoạt động giao tiếp. 1.2. Trong tổ chức lời nói, nội dung thông báo thường được thể hiện rõ ở các thành phần chính, việc bổ sung, làm rõ nội dung nào đó cho vị trí trung tâm thường là do các thành phần phụ đảm nhiệm. Trong tác phẩm văn học, câu văn có xu hướng mở rộng thành phần với nhiều cách diễn đạt linh hoạt, sinh động, có tính thẩm mĩ. Một trong những thành phần mở rộng thể hiện rõ tính thẩm mĩ trong tác phẩm văn học là định ngữ nghệ thuật (ĐNNT). Có thể nói, ĐNNT là một trong những yếu tố đã góp phần làm nên vẻ đẹp văn chương, thể hiện một phần phong cách ngôn ngữ nghệ thuật và phong cách tác giả. Ở mỗi giai đoạn của văn học Việt Nam, chúng ta đều có thể nhận thấy các dấu ấn sáng tạo của các nhà văn thông qua việc sử dụng ngôn từ và định hình phong cách tác giả. 1.3. Trong các công trình nghiên cứu ngữ pháp, định ngữ được xếp vào thành tố phụ của từ hoặc thành phần phụ của câu, là thành phần mở rộng nằm ngoài trung tâm kiến trúc của câu. Khi phân tích thành phần câu từ góc độ phong cách học hay từ góc nhìn lý luận phê bình văn học, tên gọi “định ngữ”, “định ngữ nghệ thuật” cũng là một trong những thuật ngữ được nhắc đến để phân tích, bình giá... Như vậy, có thể thấy, ĐN (trong đó có ĐNNT) trong tiếng Việt vẫn là một vấn đề thú vị cần được tiếp tục tìm hiểu, phân tích thấu đáo để thấy rõ hơn vai trò chuyển tải thông tin, tính chất nghệ thuật của đơn vị thông báo. Việc tiếp tục hệ thống hoá, làm sáng tỏ các khía cạnh chưa được khảo cứu đầy đủ (về cấu tạo, ý nghĩa, vai trò) của ĐNNT là thiết thực góp phần vào việc nghiên cứu lí thuyết về thành phần câu và trong một phạm vi nhất định, còn giúp ích cho việc tìm hiểu phong cách ngôn ngữ văn chương và phong cách tác giả. Thêm nữa, tìm hiểu về ĐNNT còn góp phần vào việc thực hành tiếng Việt, tập làm văn và dạy học ngữ văn trong nhà trường. Từ các lí do chính trên đây, chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài luận án: Định ngữ nghệ thuật trong tiếng Việt (qua một số tác phẩm văn xuôi Việt Nam). 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu định ngữ nghệ thuật nhằm làm rõ các đặc điểm về ngữ pháp, ngữ nghĩa và vai trò của thành phần này trong câu văn tiếng Việt.
  4. 2 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, luận án đề ra các nhiệm vụ cụ thể như sau: a) Tổng quan tình hình và kết quả nghiên cứu về ĐNNT; làm rõ cơ sở lí luận và hướng tiếp cận của đề tài; b) Phân tích, miêu tả cách thức tổ chức cấu tạo và cách thức tổ chức ngữ nghĩa của ĐNNT trong tiếng Việt; c) Phân tích vai trò của định ngữ nghệ thuật trong tiếng Việt. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là các định ngữ nghệ thuật trong tiếng Việt. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Các ĐNNT sẽ được tìm hiểu ở các phương diện ngữ pháp (cấu tạo, từ loại), ngữ nghĩa và vai trò của nó trong tiếng Việt. Đơn vị làm đối tượng phân tích và miêu tả của luận án giới hạn trong phạm vi là các câu có cụm danh từ chứa ĐNNT trong tiếng Việt (khảo sát trong một số tác phẩm văn xuôi Việt Nam). 4. Nguồn ngữ liệu Định hướng lựa chọn ngữ liệu của luận án là những tác phẩm văn xuôi có xu hướng thiên về lối văn miêu tả (tiểu thuyết, truyện ngắn) và giàu tính biểu cảm (tùy bút, ký). Các câu văn có cụm danh từ (DT) chứa ĐNNT trong 14 công trình của các tác giả thuộc 3 thể loại như sau: tiểu thuyết, tùy bút và truyện ngắn. Số lượng đơn vị được thống kê dùng trong luận án là 2.000 đơn vị (câu có cụm DT chứa ĐNNT). 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp miêu tả Phương pháp này dùng để miêu tả đặc điểm của ĐNNT xét trong ngữ cảnh những câu văn nghệ thuật trên các bình diện cấu tạo và bình diện chức năng - ngữ nghĩa. - Một số thủ pháp đi kèm: + Thủ pháp phân tích ngữ nghĩa, ngữ cảnh, ngôn cảnh. + Thủ pháp thử nghiệm: thay thế, lược bỏ, cải biến, so sánh, đối chiếu. + Thủ pháp phân tích thành tố trực tiếp. 5.2. Phương pháp phân tích diễn ngôn Phương pháp phân tích diễn ngôn phân xuất các đơn vị trong văn bản thành các thành tố; chúng được trích xuất, trừu tượng hoá để thống kê, phân loại, phân tích các loại ĐNNT xuất hiện trong câu, đoạn văn, tác phẩm; xem xét vai trò, hiệu quả, các mối liên hệ, tác động qua lại của ĐN với các thành phần khác cũng lấy các tác phẩm, với tư cách là các diễn ngôn độc lập để đánh giá. Cơ cấu hành chức của tổ hợp từ chứa ĐNNT xuất phát từ tác phẩm để rút ra đặc điểm và ảnh hưởng của đặc điểm đó đến hệ thống chung. 5.3. Thủ pháp thống kê - phân loại Thủ pháp thống kê - phân loại dùng để thống kê các ngữ liệu thu thập, nhằm phục vụ cho quá trình nghiên cứu của luận án. Các ngữ liệu có nguồn gốc, xuất xứ và độ tin cậy cao,
  5. 3 được mô tả và phân tích thông qua những tiêu chí rõ ràng, cụ thể. Sau khi thống kê, các ngữ liệu sẽ được phân loại và tập hợp theo một hệ thống nhất định để sử dụng cho từng chương, từng luận điểm của luận án. 6. Đóng góp của luận án Nghiên cứu về ĐNNT ở các lĩnh vực ngữ pháp và ngữ nghĩa sẽ góp phần giải quyết những vấn đề lí luận và thực tiễn sau: 6.1. Về mặt lí luận - Xác định rõ các đặc điểm về hình thức, nội dung và vai trò của ĐNNT trong tổ chức của cụm từ tiếng Việt, làm rõ mối quan hệ giữa ĐNNT với câu văn nói riêng, trong tác phẩm văn học nói chung. - Góp phần bổ sung những khía cạnh lí thuyết về ĐN và ĐNNT trong hành chức; nêu rõ các giá trị và hiệu quả nghệ thuật của ĐNNT trong tác phẩm văn học. 6.2. Về thực tiễn - Nguồn ngữ liệu ĐNNT sử dụng trong luận án được chọn lọc và phân loại dựa trên những tiêu chí nhất định đủ tin cậy để phân tích, miêu tả đặc điểm của ĐNNT, là nguồn tham khảo tin cậy để có thể thực hiện các công trình nghiên cứu tiếp theo; - Kết quả nghiên cứu ĐNNT có thể ứng dụng vào việc dạy học ngữ văn trong trường phổ thông: các giờ tiếng Việt (thực hành viết câu văn, phân tích ngữ pháp) và các tiết học đọc - hiểu (phân tích tác phẩm, tìm hiểu phong cách ngôn ngữ văn chương và phong cách tác giả) trong các nhà trường. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận án gồm có 3 chương: Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lí thuyết của đề tài Chương 2. Cách thức tổ chức của định ngữ nghệ thuật trong tiếng Việt (qua một số tác phẩm văn xuôi Việt Nam) Chương 3. Vai trò của định ngữ nghệ thuật trong tiếng Việt (qua một số tác phẩm văn xuôi Việt Nam). CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu định ngữ và định ngữ nghệ thuật 1.1.1. Tình hình nghiên cứu định ngữ ở ngoài nước Thuật ngữ định ngữ (Atribute) được dùng trong nghiên cứu của Ngữ pháp học, liên quan đến việc miêu tả cấu tạo ngữ pháp, phân loại và phân tích thành phần câu. Các nhà ngôn ngữ học Nga (A.A. Potebnja, A.A. Shakhmatov, F.I. Buslaev...) coi định ngữ là thành phần bị hợp dạng. JU.X. Xtepanop đưa ra mô hình: A+N  N (trong đó, A: tính từ - định ngữ, N: danh từ. Các nhà nghiên cứu của Mỹ, Đức, Anh không hoặc ít quan tâm đến định ngữ. M. Halliday đưa ra các khái niệm tính ngữ (epithet) và phân loại tố
  6. 4 (classifier). Beatrice Warren cho rằng ngoài chức năng miêu tả, phân loại, định ngữ còn có chức năng định dạng. 1.1.2. Tình hình nghiên cứu định ngữ ở Việt Nam 1.1.2.1. Định ngữ trong mối quan hệ với câu Hiện nay có hai loại ý kiến phân tích về ĐN tiếng Việt. Loại ý kiến thứ nhất xem ĐN thuộc thành phần của câu; tiêu biểu cho loại ý kiến này là: Phan Khôi (1955), Nguyễn Minh Thuyết và Nguyễn Văn Hiệp (1981, 1992). Loại ý kiến thứ hai xem ĐN là thành phần phụ thuộc của từ (từ tổ, cụm từ); tiêu biểu cho loại ý kiến này là: Hoàng Tuệ (1962), Nguyễn Kim Thản (1964), các tác giả I.S. Bưstrov, Nguyễn Tài Cẩn, N.V. Stankevich (1975), Cao Xuân Hạo (1999)… Trong luận án, chúng tôi theo quan niệm coi ĐN là thành phần phụ trong cụm danh từ (còn gọi là danh ngữ - DN), có chức năng và ý nghĩa phụ thuộc, liên quan trực tiếp đến danh từ trung tâm. 1.1.2.2. Định ngữ trong mối quan hệ với cụm danh từ a. Vị trí của định ngữ trong cụm danh từ Hầu hết, các tác giả đều thống nhất gọi các thành phần phụ đứng trước hoặc sau danh từ trung tâm (DTTT) là ĐN (còn gọi là định tố, phụ tố, bổ tố…). Tiêu biểu là các tác giả: M.B. Emeneau (1951), Nguyễn Tài Cẩn (1975), Đái Xuân Ninh (1978)… b. Về vai trò của định ngữ trong cụm danh từ Nhiều nhà Việt ngữ học thống nhất quan điểm của tác giả Nguyễn Tài Cẩn (1975) coi ĐN là “thành phần phụ bổ sung ý nghĩa cho DTTT trong cụm DT”. Tuy nhiên, khi bàn đến các chức năng khác của ĐN như ĐN tiểu cú, ĐN chỉ loại… quan điểm của các nhà nghiên cứu có những điểm khác biệt nhau, các tiêu chí phân loại và nhận diện chưa nhất quán, ranh giới phân loại chưa rõ ràng. Tóm lại, thành tố phụ sau của cụm DT (vị trí 1 trong sơ đồ cụm DT của Nguyễn Tài Cẩn) phong phú về số lượng, đa dạng về kiểu cấu tạo và ngữ nghĩa nên việc phân loại chúng khá phức tạp và thiếu đồng nhất trong quan điểm của các nhà nghiên cứu. 1.1.3. Tình hình nghiên cứu định ngữ nghệ thuật trong tiếng Việt a. Từ góc độ thi pháp học, văn học Khái niệm ĐNNT đã được nhắc đến trong công trình nghiên cứu của tác giả Trần Đình Sử (1998), Từ điển thuật ngữ văn học của nhóm tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi chủ biên (2004) cho rằng định ngữ nghệ thuật là kết quả sự phát hiện của nhà văn. Khi tiếp nhận tác phẩm văn học, mặc dù không gọi tên chính danh định ngữ nghệ thuật, nhưng qua phân tích, có thể thấy rõ vai trò của nó trong việc “tu sức” cho câu văn. b. Từ góc độ ngôn ngữ học Chức năng thẩm mỹ của ĐNNT đã được nhắc đến trong một số công trình nghiên cứu của các tác giả Nguyễn Cao Đàm, Cao Xuân Hạo, Bùi Tất Tươm, Hoàng Dũng, Nguyễn Thị Ly Kha,… Chức năng thẩm mỹ của ĐNNT thể hiện bằng việc tạo hình nghệ thuật, mang lại những hiệu quả nghệ thuật và góp phần tạo nên nhạc điệu cho câu văn. Khi phân tích phong cách ngôn ngữ trong tác phẩm văn học, nhiều người đã nêu rõ vai trò của ĐNNT trong bài văn, câu văn. Tiêu biểu là công trình nghiên cứu của Đinh Trọng Lạc,
  7. 5 Đỗ Việt Hùng, Nguyễn Thị Ngân Hoa, Đặng Lưu, Nguyễn Thị Mai, Nguyễn Thị Nhung… Trong luận án này, ĐNNT sẽ được xem xét một cách hệ thống cả về cấu trúc lẫn chức năng (trên cả bình diện ngữ nghĩa và bình diện phong cách). Từ đó cho thấy ĐNNT không chỉ làm rõ hơn về ý nghĩa cho danh từ mà còn có vai trò tác động, ảnh hưởng đến cả hệ thống mà nó hiện hữu trong các tác phẩm văn học và thể hiện giá trị thẩm mĩ của tác phẩm. 1.2. Cơ sở lí thuyết của đề tài 1.2.1. Câu và cụm từ tiếng Việt 1.2.1.1. Câu trong tiếng Việt a. Về khái niệm câu Câu là đơn vị giao tiếp nhỏ nhất có tính thông báo, do từ cấu tạo nên theo quy tắc ngữ pháp nhất định. b. Các loại câu và thành phần câu - Về các loại câu trong giao tiếp, xét về cấu tạo gồm có: câu đơn, câu ghép; về dung lượng: câu tối giản, câu mở rộng (câu dài/ câu ngắn). Đối tượng của luận án chính là những câu có hiện tượng mở rộng khai triển các thành phần câu, mà trọng tâm là loại mở rộng từ trung tâm của cụm danh từ trong câu. - Về thành phần câu, các nhà Việt ngữ học phân loại thành: nòng cốt câu, các thành phần phụ của câu và thành phần phụ của từ. Mỗi thành phần câu giữ một chức vụ cú pháp nhất định, đảm nhiệm một chức năng nhất định trong câu. c. Về ngữ nghĩa của câu Trong ngữ pháp học hiện nay, việc nghiên cứu câu được quan tâm ở cả ba bình diện: kết học, nghĩa học và dụng học. Khi nghiên cứu câu không thể tách rời việc phân tích và miêu tả ngữ nghĩa của câu và cụm từ (CT). 1.2.1.2. Cụm từ trong tiếng Việt a. Khái niệm cụm từ Cụm từ theo (nghĩa rộng) là một tổ hợp từ tự do, gồm có ba loại quan hệ: chính phụ, chủ vị và đẳng lập. b. Về cấu tạo của cụm danh từ Cụm DT là một cụm từ do danh từ làm thành tố trung tâm, có cấu tạo ở dạng đầy đủ gồm: thành tố phụ trước, thành tố chính, thành tố phụ sau, được phân bố thành 6 vị trí. Cụm từ là một thành phần của câu (loại câu mở rộng); dạng tối giản của cụm từ (CT) là một từ, giữ một chức vụ cú pháp nào đó trong câu. 1.2.2. Một số khái niệm lí thuyết về Phong cách học và phong cách ngôn ngữ nghệ thuật 1.2.2.1. Phong cách học a. Khái niệm phong cách học Thuật ngữ Phong cách học được dùng để chỉ bộ môn nghiên cứu những cách sử dụng có tính chất mĩ học của ngôn ngữ, đặc biệt là cách sử dụng ngôn ngữ trong văn học. b. Phương tiện tu từ Phương tiện tu từ là những phương tiện ngôn ngữ mà ngoài ý nghĩa cơ bản ra chúng còn có ý nghĩa bổ sung, có màu sắc tu từ. c. Các biện pháp tu từ thường gặp
  8. 6 Biện pháp tu từ là những cách phối hợp sử dụng trong lời nói các phương tiện ngôn ngữ (không kể trung hoà hay diễn cảm) để tạo ra hiệu quả tu từ (tức tác dụng gợi hình, gợi cảm, nhấn mạnh, làm nổi bật...) do sự tác động qua lại của các yếu tố trong một ngữ cảnh rộng. Biện pháp tu từ từ vựng - ngữ nghĩa: là những cách phối hợp sử dụng các đơn vị từ vựng trong phạm vi của một đơn vị khác thuộc bậc cao hơn, có khả năng mang lại hiệu quả tu từ do mối quan hệ giữa các đơn vị trong ngữ cảnh. Các biện pháp tu từ từ vựng - ngữ nghĩa gồm: ẩn dụ, hoán dụ, so sánh, điệp ngữ,… 1.2.2.2. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật a. Các phong cách chức năng Ngôn ngữ có các chức năng cơ bản là phương tiện giao tiếp và là công cụ tư duy, trên cơ sở đó, người ta phân loại ngôn ngữ thành các phong cách chức năng. b. Khái niệm phong cách ngôn ngữ nghệ thuật Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật là một loại phong cách chức năng của ngôn ngữ được dùng để sáng tạo hình tượng nghệ thuật và các tác phẩm nghệ thuật nhằm phục vụ cho nhu cầu về đời sống tinh thần của con người. c. Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật Các đơn vị ngôn ngữ trong phong cách ngôn ngữ nghệ thuật có chức năng tác động hình tượng, có tính thẩm mĩ, từ đó, tác phẩm văn học mang tính sinh động và biểu cảm cao, làm nên chất trữ tình của văn bản nghệ thuật và tạo cầu nối cảm xúc giữa nhà văn và bạn đọc. d. Màu sắc tu từ và tính thẩm mĩ trong ngôn ngữ nghệ thuật - Màu sắc tu từ là chỉ phần thông tin có tính chất bổ sung bên cạnh phần thông tin cơ bản của một thực từ, thông tin bổ sung vốn hình thành từ những thành tố: biểu cảm, cảm xúc, bình giá và phong cách (còn gọi là tu từ học chức năng). - Tính thẩm mĩ (chức năng thẩm mỹ) thể hiện trên hai phương diện: bổ sung thêm một nét “ý nghĩa mới”, một cách tiếp nhận mới về đối tượng được nói đến; “trang trí, làm đẹp” cho câu văn, ngôn bản, tạo nên tính nghệ thuật cho câu văn. Tóm lại, cả hai tính chất: màu sắc tu từ và tính thẩm mĩ có mối quan hệ tương liên; chúng góp phần làm nên tính nghệ thuật của tác phẩm văn học. 1.2.3. Định ngữ nghệ thuật trong tiếng Việt 1.2.3.1. Định ngữ trong tiếng Việt a. Về tên gọi, hiện có hai tên gọi được dùng: định tố (Hoàng Trọng Phiến, Nguyễn Thị Nhung) và định ngữ (Nguyễn Tài Cẩn, Cao Xuân Hạo, Diệp Quang Ban, Nguyễn Thiện Giáp). b. Về cấu tạo, định ngữ có thể là một từ, cụm từ hay kết cấu chủ vị. Về từ loại, định ngữ có thể là danh từ, động từ, tính từ, hoặc các đại từ xác định, các từ có ý nghĩa thời gian, vị trí và số từ, từ chỉ trỏ, từ chỉ vị trí và từ chỉ con số, các số từ xác định, số từ thứ tự, đại từ, thời - vị từ. c. Về phân loại vị trí định ngữ trong cụm từ, các nhà nghiên cứu căn cứ vào vị trí, chức năng để phân loại thành: định ngữ chỉ lượng (đứng trước danh từ) và định ngữ miêu tả (đứng sau danh từ); định ngữ hạn định, định ngữ miêu tả và định ngữ chỉ xuất…
  9. 7 d. Về chức năng của định ngữ, hầu hết các nhà nghiên cứu đều thống nhất rằng định ngữ có chức năng hạn định, chức năng miêu tả. Ngoài ra, còn một số ý kiến đề cập đến chức năng chỉ xuất, chức năng trang trí… của ĐN. 1.2.3.2. Định ngữ nghệ thuật a. Nhận xét chung Hiện nay, việc nghiên cứu về ĐNNT của các nhà Việt ngữ học chưa nhiều; một số bài viết chỉ dừng lại ở định nghĩa và được điểm qua trong các công trình nghiên cứu về phong cách ngôn ngữ tác giả cụ thể. b. Về định nghĩa Định ngữ nghệ thuật là phương thức chuyển nghĩa, trong đó một từ (hoặc một cụm từ) đóng vai trò phụ nghĩa cho một từ (hoặc cụm từ) khác nhằm làm nổi bật một đặc điểm nào đó của đối tượng để tạo ra ấn tượng thẩm mĩ. c. Phân biệt định ngữ và định ngữ nghệ thuật - Về vị trí: ĐN có thể xuất hiện ở các vị trí: (-3), (-2), (-1), (1) (2). Ví dụ: Tất cả những cái con mèo đen ấy ĐNNT chỉ xuất hiện ở vị trí (1) ngay sau danh từ trung tâm. Ví dụ: Tất cả những cái con mèo đen tuyền, đáng yêu ấy. - Về cấu tạo và từ loại, định ngữ thường có các từ loại phụ thuộc vào các vị trí trước và sau, có cấu tạo và ý nghĩa đơn giản. ĐNNT có cấu tạo đa dạng, từ, tiểu cụm từ, tiểu cú; các từ loại tham gia đa dạng, nhất là tính từ và các cấu trúc so sánh có tính từ làm hạt nhân. - Về ý nghĩa, ĐN thường chỉ có ý nghĩa xác định đặc điểm vốn có của sự vật, hiện tượng, mang tính khách quan. Ví dụ: tóc dài, bàn vuông, mèo đen... ĐNNT có màu sắc tu từ, đem lại hiệu quả thẩm mỹ. Ví dụ: Đầu xanh đã tội tình gì... Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san. Có thể so sánh một số cụm danh từ để làm rõ sự khác biệt giữa định ngữ thông thường và định ngữ nghệ thuật. Ví dụ: Trong cụm DT những cuốn sách tôi đọc khi còn nhỏ đó, ở vị trí (1) có kiểu cấu tạo là tiểu cú, nêu lên thời gian xảy ra sự kiện gắn liền với đối tượng được nói đến ở DTTT (cuốn sách). Với cụm DT những cuốn sách đầy ắp kỉ niệm tuổi thơ ngọt ngào của tôi, ĐNNT không chỉ nhắc đến thời gian mà còn chứa đựng trong đó những cảm xúc, những rung cảm mạnh mẽ của người viết đối với đối tượng. Như vậy, chúng tôi xác định: Định ngữ nghệ thuật là loại định ngữ nằm trong cấu trúc của cụm danh từ, là thành phần mang màu sắc tu từ và tính thẩm mĩ cho câu văn thuộc văn bản nghệ thuật. d. Các bình diện nghiên cứu định ngữ nghệ thuật ĐNNT được xem xét một cách toàn diện cả về mặt ngữ pháp, ngữ nghĩa và phong cách của nó đặt trong ngữ cảnh hẹp (CT) và ngữ cảnh rộng (câu, văn bản- tác phẩm văn học).
  10. 8 - Bình diện cấu tạo của định ngữ nghệ thuật Tìm hiểu vị trí, cấu tạo, số lượng và các thành tố có thể xuất hiện trong cụm DT và quan hệ của chúng. - Bình diện ngữ nghĩa của ĐNNT ĐNNT là loại định ngữ không chỉ có chức năng hạn định và miêu tả cho danh từ mà còn có chức năng thẩm mĩ (mang màu sắc tu từ và tính thẩm mĩ). - Bình diện phong cách của định ngữ nghệ thuật Thứ nhất, ĐNNT sẽ được đặt trong mối quan hệ với các đơn vị khác có liên quan như DN, câu và ngôn bản (tức các ngữ cảnh hiện hữu bao quanh của ĐNNT). Thứ hai, ĐNNT thể hiện dấu ấn, thói quen của nhà văn trong việc chọn lựa và sử dụng từ ngữ trong câu nhằm đạt được hiệu quả nghệ thuật cao nhất trong sáng tác, thể hiện cả phong cách và đặc trưng thể loại của tác phẩm văn học. 1.3. Tiểu kết chương 1 Trong các công trình của Ngôn ngữ học đại cương và Ngữ pháp học, khái niệm định ngữ đã có khá nhiều tác giả bàn tới. Tuy nhiên, các tài liệu ở ngoài nước hay trong nước viết rất ngắn gọn, sơ lược về cương vị, vai trò, đặc điểm của định ngữ trong tổ chức cú pháp của câu hoặc trong mối quan hệ với câu. Hiện có hai loại ý kiến: hoặc là xếp định ngữ vào thành phần thứ yếu của câu hoặc không xem nó là thành phần của câu mà thuộc tổ chức của cụm từ (hay từ tổ, đoản ngữ, ngữ). Trong luận án, chúng tôi theo quan niệm coi định ngữ là thành phần phụ trong cụm danh từ, có chức năng và ý nghĩa phụ thuộc, liên quan trực tiếp đến danh từ trung tâm. Để tìm hiểu định ngữ nghệ thuật, luận án làm rõ các cơ sở lí thuyết có liên quan trực tiếp đến đề tài là: Ngữ pháp học (gồm các khái niệm về câu, thành phần câu, ngữ pháp, ngữ nghĩa của câu, tổ chức của cụm từ) và Phong cách học (gồm các biện pháp tu từ, ngôn ngữ nghệ thuật, màu sắc tu từ, tính thẩm mĩ). Định ngữ là một thành phần của cụm danh từ, đến lượt mình, cụm danh từ lại là một bộ phận của câu, đương nhiên có ý nghĩa và vai trò nhất định. Khi định ngữ nằm trong các câu thuộc văn bản nghệ thuật, mang đến màu sắc tu từ và chức năng thẩm mỹ cho câu văn thì chúng được xem là định ngữ nghệ thuật - đối tượng nghiên cứu của đề tài. ĐNNT là loại định ngữ không chỉ có chức năng hạn định và miêu tả cho danh từ như ĐN thông thường mà còn có chức năng thẩm mĩ (mang màu sắc tu từ và tính thẩm mĩ). CHƯƠNG 2 CÁCH THỨC TỔ CHỨC CỦA ĐỊNH NGỮ NGHỆ THUẬT TRONG TIẾNG VIỆT (QUA MỘT SỐ TÁC PHẨM VĂN XUÔI VIỆT NAM) 2.1. Cách thức tổ chức ngữ pháp của định ngữ nghệ thuật trong tiếng Việt 2.1.1. Vị trí của định ngữ nghệ thuật trong cụm danh từ Các ĐNNT có vị trí liền sau các DTTT như: Bàn tay nhỏ nhắn, cái đêm xa xăm ấy, chén trà sương, một mớ tóc mây, làn nước ghen oán…
  11. 9 Các ĐNNT đứng sau các ĐN khác: một ông giáo cấp tiểu học hiền lành chăm chỉ, những khung cảnh chém giết cuồng dại, méo xệch tâm hồn và nhân dạng, con đường Tòa Án ngan ngát mùi hoa sữa… 2.1.2. Số lượng các định ngữ nghệ thuật trong cụm danh từ a. Trường hợp có 1 đơn vị làm ĐNNT đứng sau DTTT: hai bờ vai tròn trĩnh, con chim cuốc đen trùi trũi, cuộc đời bừa bộn những oan trái… Nhiệm vụ của các ĐNNT là bổ sung ý nghĩa cho DTTT trong cụm DT. Đối với các cụm từ, sẽ có một yếu tố giữ vị trí là yếu tố chính trực tiếp phụ nghĩa cho DTTT, các thành phần còn lại (đứng trước hoặc đứng sau) phụ cho yếu tố đó. b. Trong trường hợp ĐNNT được cấu tạo bởi cụm đẳng lập, chúng tôi nhận thấy có hai hiện tượng: Đối với các ĐNNT mà các từ có mối quan hệ đẳng lập, kiểu cấu tạo là: Cái rét êm êm ngòn ngọt Đối với các ĐNNT được tạo thành từ các cụm chính phụ có mối quan hệ đẳng lập, cấu tạo của chúng đa dạng và phức tạp. 2.1.3. Cấu tạo của định ngữ nghệ thuật trong cụm danh từ Cấu tạo của ĐNNT được phân loại thành các dạng là: các từ, các tiểu cụm từ, các tiểu cú,… Ta có: Bảng 2.3. Bảng thống kê phân loại cấu tạo ĐNNT trong cụm DT STT Cấu tạo Số lượng Tỉ lệ 1. Từ 1.052 52,6% 2. Tiểu cụm từ 837 41,9% 3. Tiểu cụm hỗn hợp 84 4,2% 4. Tiểu cú 27 1,3% Tổng 2.000 100,0% 2.1.3.1. Định ngữ nghệ thuật có cấu tạo là từ a. Đặc điểm về cấu tạo của từ trong định ngữ nghệ thuật Trong 2.000 ngữ liệu được khảo sát, có 1.052 ĐNNT có hình thức là là từ, chiếm 52,6%. Các ĐN này có thể là từ đơn, từ ghép và từ láy. Bảng 2.4. Bảng thống kê các kiểu cấu tạo từ của ĐNNT STT Cấu tạo từ Số lượng Tỉ lệ 1. Từ ghép 628 59,7% 2. Từ láy 281 26,7% 3. Từ đơn 143 13,6% Tổng 1.052 100,0% - ĐNNT có cấu tạo là từ đơn như: những luồng sinh khí chết ấy, cái máu giang hồ vặt…
  12. 10 - ĐNNT có cấu tạo là từ ghép như: các hồn ma rách nát, người đàn bà đức hạnh, căn lều ẩm thấp… - ĐNNT có cấu tạo là từ láy như: cái đau rùng rợn, anh bạn quay phim táo tợn nào, những đám cỏ rậm rạp, mùi da thịt khắm lặm của mình… Có thể thấy, ĐNNT có cấu tạo là từ rất phong phú và đa dạng; trong đó, kiểu cấu tạo là từ ghép được sử dụng nhiều nhất (59,7%) nhờ khả năng linh hoạt trong miêu tả; các từ láy có khả năng gợi hình và giá trị biểu cảm cao nên được dùng tương đối nhiều (26,7%); các từ đơn ít được sử dụng (13,6%) do khả năng miêu tả của nó có phần hạn chế so với từ ghép và từ láy. b. Đặc điểm của định ngữ nghệ thuật về từ loại Trong 1.052 trường hợp ĐNNT có cấu tạo là từ có thể thuộc các dạng: danh từ, tính từ, động từ,… Ta có bảng thống kê các kiểu từ loại của ĐNNT như sau: Bảng 2.5. Bảng thống kê các từ loại của ĐNNT STT Từ loại Số lượng Tỉ lệ 1. Tính từ 923 87,7% 2. Danh từ 119 11,3% 3. Động từ 10 1,0% Tổng 1.052 100,0% - ĐNNT là danh từ như: các anh hùng rơm, một tiếng còi sương, tiếng cười ma quỷ, mười năm xương máu… Mô hình cụm DT thường là: ĐN trước + DTTT + ĐNNT (DT). - ĐNNT là động từ như: ánh sáng thức tỉnh, ánh sáng cứu rỗi của đời anh, cặp uyên ương mất trí này, người tình mong đợi, bãi sông tiễn đưa… Mô hình cụm DT thường là: DTTT + ĐNNT (ĐT). - ĐNNT là tính từ như: câu chuyện đau thương này, tên vua dâm dật, cái thú vui ích kỉ, cỗ xe tải đen ngòm,… Mô hình của các cụm DT thường là: ĐN trước + DTTT + ĐNNT (TT) + ĐN sau. Kết quả khảo sát cho thấy, các TT làm ĐNNT trong DN chiếm tỉ lệ lớn (87,7%). Tỉ lệ này cho thấy vai trò làm yếu tố mở rộng trong cụm DT (định ngữ) của TT được thể hiện rõ nét. Các từ loại DT, ĐT có số lượt xuất hiện ít hơn trong các ĐNNT do sự chi phối của ý nghĩa mà các từ biểu thị. 2.1.3.2. Định ngữ nghệ thuật có cấu tạo là tiểu cụm từ Trong tổng số 2.000 trường hợp được khảo sát, có 837 ĐNNT có cấu tạo là tiểu cụm từ, chiếm tỉ lệ 41,9%. Các ĐNNT cấu tạo là tiểu cụm từ này có thể là tiểu cụm chính phụ, tiểu cụm đẳng lập. Bảng 2.6. Bảng thống kê dạng cấu tạo của các ĐNNT là tiểu cụm từ STT Tiểu cụm từ Số lượng Tỉ lệ 1. Tiểu cụm chính phụ 563 67,3% 2. Tiểu cụm đẳng lập 274 32,7% Tổng 837 100,0%
  13. 11 a. Định ngữ nghệ thuật có cấu tạo là tiểu cụm chính phụ a1. Các kiểu cấu tạo của tiểu cụm chính phụ làm định ngữ nghệ thuật Trong số 837 trường hợp ĐNNT có cấu tạo là tiểu cụm từ, có 563 tiểu cụm chính phụ, chiếm 67,3%. a2. Dạng cấu tạo của tiểu cụm chính phụ làm định ngữ nghệ thuật Bảng 2.7. Bảng thống kê phân loại tiểu cụm chính phụ làm ĐNNT STT Tiểu cụm chính phụ Số lượng Tỉ lệ 1. Tiểu cụm tính từ 369 65,5% 2. Tiểu cụm động từ 138 24,5% 3. Tiểu cụm danh từ 56 10,0% Tổng 563 100,0% Có thể thấy, tính từ và tiểu cụm tính từ rất thích hợp trong vai trò làm ĐNNT trong cụm DT do đặc điểm chỉ đặc trưng (tính chất, màu sắc, đặc điểm) của sự vật, hiện tượng được nói đến. b. Định ngữ nghệ thuật có dạng cấu tạo là tiểu cụm đẳng lập Có 274 trường hợp được cấu tạo bởi các tiểu cụm đẳng lập (chiếm tỉ lệ là 32,7%), chủ yếu là các tính từ có quan hệ đồng đẳng hay đối lập sau DTTT. Ví dụ: một cô gái Di- gan phóng khoáng và man dại, con sông Tây Bắc hung bạo và trữ tình,… Bảng tổng hợp cho thấy sự phong phú, đa dạng trong cách xây dựng ĐNNT của các nhà văn. Trong đó, chiếm số lượng lớn nhất vẫn là tiểu cụm tính từ (44,1%) và tiểu cụm đẳng lập (32,7%), tiếp đến là tiểu cụm động từ. Sử dụng ít nhất vẫn là các tiểu cụm danh từ (6,7%). Điều này một lần nữa khẳng định lợi thế của các tính từ trong việc bổ sung một phẩm chất, thể hiện một đặc trưng nào đó của đối tượng được nói đến trong cụm DT nói riêng và trong câu nói chung. 2.1.3.3. Định ngữ nghệ thuật có cấu tạo là tiểu cụm hỗn hợp Các ĐNNT là tiểu cụm hỗn hợp có thể có những dạng cấu tạo như sau: 1/ ĐN trước + DTTT + ĐNNT (từ, tiểu cụm đẳng lập, tiểu cụm chính phụ) + ĐN sau; 2/ ĐN trước + DTTT + ĐNNT (tiểu cụm đẳng lập; tiểu cụm chính phụ) + ĐN sau; 3/ ĐN trước + DTTT + ĐNNT (tiểu cụm đẳng lập; tiểu cú) + ĐN sau… 2.1.3.4. Định ngữ nghệ thuật có cấu tạo là tiểu cú Trong 2.000 ngữ liệu, có 27 ĐNNT là tiểu cú chiếm tỉ lệ 1,3% như: một cái nắp ấm một ấm nước sôi khổng lồ, mép một chiếc lá rừng bị vứt vào một cốc pha lê nước khổng lồ vừa rút lên cái gậy đánh phèn, những người đàn bà mắt hơi hiêng hiếng lại đong đưa... * Tóm lại, cấu tạo ngữ pháp của các ĐNNT có sự đa dạng và phong phú, nhưng không đồng đều giữa các hình thức cấu tạo; trong đó, phổ biến nhất vẫn là kiểu cấu tạo là từ (52,6%) và tính từ chính là dạng từ loại được sử dụng nhiều hơn cả. Tương đối phổ biến là kiểu cấu tạo bằng các tiểu cụm từ (chiếm 41,9%) và thấp nhất là các tiểu cú. Các tiểu cụm hỗn hợp thường có sự kết hợp của nhiều dạng cấu tạo, trong đó, xuất hiện nhiều nhất vẫn là sự xuất hiện của tiểu cụm chính phụ và tiểu cụm đẳng lập trong ĐNNT. 2.1.4. Các dạng biểu hiện của định ngữ nghệ thuật trong cụm danh từ Ngoài hình thức thông thường, ĐNNT có thể tồn tại dưới một số dạng thức đặc biệt
  14. 12 như: nằm trong ngoặc kép, tồn tại dưới dạng bị tách ghép, dạng cặp song đôi như thành ngữ, dạng cùng DTTT lồng trong một cụm DT chứa ĐNNT khác… 2.1.5. Cấu tạo của cụm danh từ chứa định ngữ nghệ thuật 2.1.5.1. Trung tâm của cụm danh từ có định ngữ nghệ thuật Cụm DT có ĐNNT thường có một trung tâm và trung tâm đó thường có mặt. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp, cụm DT có nhiều trung tâm và có trường hợp trung tâm bị tỉnh lược. 2.1.5.2. Các thành tố phụ đứng trước định ngữ nghệ thuật Luận án xem xét cả hai trường hợp các thành tố phụ trước trong cụm DT và các thành tố phụ sau DTTT. Trong 2.000 ngữ liệu được khảo sát, có 1.146 cụm DT có ĐN đứng trước ĐNNT (57,3%). Kết quả cho thấy: vị trí -2 là vị trí xuất hiện phổ biến trong các cụm DT có ĐNNT. Vị trí này cũng cho phép người viết có nhiều lựa chọn để sử dụng những từ ngữ thích hợp nhất với dụng ý nghệ thuật của mình trong câu văn. Vị trí -1 dễ bị nhầm lẫn với DT chỉ loại giữ vị trí (T1) trong DTTT. Tuy nhiên, đằng sau vị trí -1, chúng ta thường thấy xuất hiện loại từ (T1) đứng trước ĐNNT trong các cụm DT có ĐNNT. 2.1.5.3. Thành tố phụ đứng sau định ngữ nghệ thuật (vị trí 1) Có 432 cụm DT có thành tố phụ đứng sau ĐNNT (ở vị trí 1), chiếm 21,6%, bao gồm nhiều loại khác nhau về cấu trúc, từ loại và ý nghĩa. Các thành tố phụ có thể đi kèm sau ĐNNT rất phong phú, đa dạng về loại và tiểu loại; trong đó, các thành tố phụ là DT và tiểu cụm DT có lượt sử dụng cao nhất, tiếp đến là các chỉ từ và tổ hợp chỉ từ. Thấp nhất là các động từ, số từ và các phụ từ chỉ chiếm tỉ lệ 2,6% và 3,0% trong các lượt sử dụng. 5.2.1.4. Các thành tố phụ ở vị trí (2) Có 160 cụm DT có xuất hiện các thành tố ở vị trí (2) chiếm tỉ lệ là 8,0%, gồm các chỉ từ, tổ hợp có chỉ từ, đại từ phiếm chỉ. Chẳng hạn: những buổi tối hiếm hoi đó, một định mệnh huyền cơ nào đấy, người khách lẻ loi kia… * Kết quả khảo sát cho thấy, khả năng kết hợp của DTTT trong cụm DT có chứa ĐNNT với các vị trí có sự khác biệt tương đối rõ nét. Chúng có khả năng rất lớn để kết hợp với các ĐN ở vị trí -2 (đặc biệt là với những và một). Vị trí -1 có ít khả năng kết hợp nhất trong các vị trí ĐN đứng trước DTTT và ĐNNT. Vị trí (2) có nhiệm vụ kết thúc cụm DT với các chỉ từ và đại từ phiếm chỉ. 2.2. Cách thức tổ chức ngữ nghĩa của định ngữ nghệ thuật trong tiếng Việt 2.2.1. Chức năng ngữ nghĩa của định ngữ nghệ thuật 2.2.1.1. Khái niệm ngữ nghĩa Ngữ nghĩa là cái được tổng hợp từ một chuỗi, một loạt lớp chức năng. Trong trường hợp này, cái làm nên ĐNNT chính là những giá trị thẩm mỹ mà ĐNNT mang lại cho câu văn, hay còn gọi là chức năng thẩm mỹ của ĐNNT. 2.2.1.2. Chức năng thẩm mỹ của định ngữ nghệ thuật trong tiếng Việt a. Khái niệm chức năng thẩm mỹ của định ngữ nghệ thuật Chức năng thẩm mỹ của ĐNNT là bổ sung thêm một nét nghĩa mới, một cách tiếp
  15. 13 cận mới về đối tượng được nói đến trong câu và có tác dụng làm đẹp, làm nên tính nghệ thuật cho câu văn. b. Đặc điểm ngữ nghĩa của định ngữ nghệ thuật có chức năng thẩm mỹ Bảng 2.12. Bảng tổng hợp các ý nghĩa do chức năng thẩm mỹ biểu thị STT Các ý nghĩa biểu thị Số lượng Tỉ lệ 1. Biểu thị hỗn hợp (nhiều loại) 570 28,5% 2. Biểu thị màu sắc 538 26,9% 3. Biểu thị cảm giác, cảm xúc 354 17,7% 4. Biểu thị hình dáng 248 12,4% 5. Biểu thị âm thanh 172 8,6% 6. Khác 118 5,9% Tổng 2.000 100% Kết quả khảo sát cho thấy, những ĐNNT chỉ màu sắc chiếm số lượng lớn, được sử dụng với tần số nhiều trong nhóm ĐNNT này. Đó là những ĐNNT như: một nền trời xanh ngăn ngắt một màu, dòng đạn đỏ đòng đọc,… Các ĐNNT kết hợp nhiều từ ngữ có ý nghĩa miêu tả khác nhau: âm thanh, màu sắc, hình dáng,… có số lượt sử dụng lớn nhằm góp phần tạo nên tầng tầng, lớp lớp các giá trị biểu cảm, chứng tỏ ưu thế trong việc tạo nên giá trị thẩm mỹ của nhóm từ này. Chẳng hạn: bầu trời thâm xám, thấp và tối như vòm hang, mảng lưng trần gầy guộc, ướt loáng, những vết thương đỏ lòm, toác hoác,… c. Phân loại định ngữ nghệ thuật có chức năng thẩm mỹ c1. Nhóm định ngữ nghệ thuật có các từ ngữ chỉ màu sắc, hình dáng, hình ảnh... Hầu hết, các ĐNNT đều có khả năng khắc họa những đường nét, những đặc điểm về màu sắc, về hình khối,…; từ đó, giúp cho người đọc có thể hình dung một cách rõ ràng, cụ thể, chân thực hơn về sự vật được nêu ở DTTT. Ngoài ra, còn có các ĐNNT đảm nhận chức năng trang trí cho DTTT trong cụm DT. c2. Nhóm định ngữ nghệ thuật có các từ ngữ mang tính biểu cảm Khi tạo giá trị biểu cảm cho câu văn, các ĐNNT quan tâm đến cảm xúc, tình cảm về đối tượng, sự vật được nói đến trong DTTT. Cụ thể các ĐNNT cụ thể hóa/ trừu tượng hóa cảm xúc, tình cảm c3. Định ngữ nghệ thuật có các từ ngữ góp phần tạo nhạc điệu cho câu văn Các ĐNNT còn góp phần tạo nên nhạc điệu cho câu văn, tạo nên nhịp điệu cân đối, hài hòa bẳng hình thức biểu hiện: các cặp sóng đôi, từ láy hoặc hình thức liệt kê như: những cuộc ân ái đẹp như trăng thu, trắng như tuyết núi, những lá non bé tí tẹo, xanh mươn mướt, những ngày đông tháng giá,… * Tóm lại, ĐNNT thường vừa có tác dụng tạo hình, tạo giá trị biểu cảm riêng cho câu văn, vừa góp phần tăng cường nhạc điệu cho câu văn. Sự xuất hiện của các ĐNNT cũng thể hiện khả năng, trình độ sử dụng ngôn từ nghệ thuật mang tính chủ quan và sáng tạo của nhà văn trong tác phẩm văn học.
  16. 14 2.2.2. Cách thức tổ chức ngữ nghĩa của định ngữ nghệ thuật Để có được hiệu quả khi vận dụng ĐNNT trong sáng tác, các nhà văn phải sử dụng những cách thức tổ chức ngữ nghĩa riêng nhằm tạo ra những nét cá biệt. Những cách thức tổ chức ngữ nghĩa đó có thể là: ẩn dụ, hoán dụ, sóng đôi (liên hợp), so sánh,… Bảng 2.13. Bảng tổng hợp các cách thức tổ chức ngữ nghĩa của ĐNNT STT Cách thức tổ chức ngữ nghĩa Số lượng Tỉ lệ 1. Biện pháp tu từ liệt kê 1.037 51,9% 2. Biện pháp ẩn dụ tu từ 493 24,6% 3. Biện pháp tu từ so sánh 265 13,3% 4. Biện pháp tu từ điệp cú pháp 164 8,2% 5. Biện pháp tu từ khác 41 2,0% Tổng 2.000 100% 2.2.2.1. Định ngữ nghệ thuật sử dụng biện pháp tu từ liệt kê a. Khái niệm biện pháp tu từ liệt kê Liệt kê là sự sắp xếp nối tiếp những đơn vị cú pháp cùng loại (cụm từ, thành phần câu). b. Biện pháp tu từ liệt kê trong định ngữ nghệ thuật Có 1.037 trường hợp ĐNNT có sử dụng biện pháp tu từ liệt kê, chiếm 51,9%. Chẳng hạn: một mùi hương dìu dịu, man mát lại chua chua, những con người xảo trá, tham tàn, độc ác, mặt đường hanh hao xào xạc, mấy quả cà nghệ thanh thanh, mằn mặn,… ĐNNT giúp cho người đọc cái nhìn đa chiều bằng cách cung cấp thêm các đặc điểm của nó nhờ phép liệt kê, giúp người đọc có cái nhìn toàn diện hơn, cảm thụ đầy đủ hơn về đối tượng. 2.2.2.2. Định ngữ nghệ thuật sử dụng biện pháp ẩn dụ tu từ a. Khái niệm biện pháp ẩn dụ tu từ Ẩn dụ là cách thức chuyển đổi tên gọi dựa trên sự so sánh ngầm giữa hai sự vật có nét tương đồng hay giống nhau về một nét hay một đặc điểm nào đó. Trong 2.000 ngữ liệu, có 493 ĐNNT có sử dụng biện pháp ẩn dụ tu từ, chiếm 24,6%. Chẳng hạn: tiếng khóc xé ruột xé lòng, làn nước ghen oán, một phiến trăng sầu, cái mặt xanh lè thất vọng,… b. Phân loại ẩn dụ tu từ trong định ngữ nghệ thuật Bảng 2.14. Bảng thống kê phân loại các biện pháp ẩn dụ tu từ trong ĐNNT STT Biện pháp ẩn dụ tu từ Số lượng Tỉ lệ % 1. Ẩn dụ bổ sung 323 65,5% 2. Ẩn dụ hình tượng 75 15,3% 3. Ẩn dụ nhân hóa 62 12,5% 4. Ẩn dụ tượng trưng 33 6,7% Tổng 493 100% b1. Ẩn dụ bổ sung Ẩn dụ bổ sung là sự kết hợp của hai hay nhiều từ chỉ cảm giác, khiến cho cảm giác
  17. 15 trở nên đa chiều, đa vị, đa nghĩa. Theo kết quả khảo sát, có 323 trường hợp ĐNNT sử dụng biện pháp ẩn dụ bổ sung, chiếm tỉ lệ 65,5%. Chẳng hạn: những con mắt ngọt ngào, một gốc đèn rầu rĩ, một cái giường mệt nhọc, quầng sáng thân mật, con sông Tây Bắc hung bạo và trữ tình, những câu mát mẻ,… b2. Ẩn dụ hình tượng Ẩn dụ hình tượng là loại ẩn dụ sử dụng hình ảnh có sự tương đồng nào đó để thay thế tên gọi của đối tượng được nêu ở DTTT. Chẳng hạn: mười năm xương máu, những bản nhạc ma, tiếng cười ma quỷ, dòng thác hùm beo, một bông hoa máu, những tia sáng yêu ma, cái lão cáo già này,… Kết quả khảo sát cho thấy, có 75 trường hợp, chiếm 15,3%. b3. Ẩn dụ nhân hóa Nhân hóa là gán cho sự vật những thuộc tính của con người, được hình thành trên cơ sở những liên tưởng những nét giống nhau giữa đối tượng được nói đến và con người. Trong khảo sát của chúng tôi, ẩn dụ nhân hóa trong ĐNNT được dùng 62 lượt, chiếm tỉ lệ 12,5% trong số các ĐNNT có sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ. Chẳng hạn: những cái giếng sâu nước ặc lên như vừa rót dầu sôi vào, tất cả bấy nhiêu cái luồng giận dữ của một con thác, làn nước ghen oán,… b4. Ẩn dụ tượng trưng Ẩn dụ tượng trưng là sự kết hợp của một khái niệm trừu tượng với một khái niệm về cảm giác nhờ đó, cụ thể hóa cảm xúc, tình cảm được miêu tả trong DTTT. Kết quả khảo sát cho thấy, có 21 trường hợp sử dụng ẩn dụ tượng trưng trong ĐNNT, chiếm 6,7%. Chẳng hạn: sự ngất lịm thô rắn, những tiên cảm đau đớn, sự ngu ngốc tàn bạo của tôi, niềm đau êm dịu, một nỗi tiếc nuối cay đắng,… 2.2.2.3. Định ngữ nghệ thuật sử dụng biện pháp tu từ so sánh a. Khái niệm biện pháp tu từ so sánh Biện pháp tu từ so sánh là dùng thuộc tính hay tình trạng của sự vật hay hiện tượng này giải thích cho thuộc tính hay tình trạng của sự vật khác. b. Phân loại định ngữ nghệ thuật có sử dụng biện pháp tu từ so sánh Từ kết quả khảo sát 2.000 ngữ liệu, chúng tôi thu được 265 ngữ liệu có phép tu từ so sánh trong ĐNNT, chiếm tỉ lệ là 13,3%. Ta có bảng thống kê sau: Bảng 2.15. Bảng thống kê các kiểu so sánh trong ĐNNT STT Kiểu so sánh trong ĐNNT Số lượng Tỉ lệ So sánh ĐNNT là một vế so sánh 204 77,0% 1. ngang ĐNNT là tiểu cú có cấu trúc so sánh 13 4,8% bằng ĐNNT không có yếu tố biểu thị tính chất 6 2,4% so sánh 2. So sánh cao nhất 42 15,8% Tổng 265 100% b1. Định ngữ nghệ thuật có kiểu so sánh ngang bằng Hình thức so sánh được sử dụng nhiều nhất trong các cụm DT là so sánh ngang bằng
  18. 16 (223 lượt với 84,2%). Chẳng hạn: một không khí khói tỏa như đám cháy nhà, những đêm xanh như tóc những cô gái tuyết trinh, những đêm trăng êm mượt như nhung, hai dãy đồi sừng sững như thành quách,… i. Định ngữ nghệ thuật là một vế của so sánh Cụm DT trong trường hợp này sẽ mang cấu trúc Ay - X - B và DTTT trở thành yếu tố được so sánh. DTTT là đối tượng được miêu tả trực tiếp trong cụm DT, các đặc điểm, tính chất đặc trưng của DTTT có thể được khai thác đến mức tối đa, câu văn nhờ vậy dài hơn và “chở” được nhiều đặc điểm hơn. Kiểu cấu trúc mà ĐNNT là một vế của so sánh còn cho phép tác giả lựa chọn một trong một số đặc điểm của DTTT để so sánh với một đối tượng, sự vật khác. ii. Định ngữ nghệ thuật là một tiểu cú có cấu trúc so sánh hoàn chỉnh Đối với dạng so sánh này, toàn bộ cấu trúc so sánh là ĐNNT, làm thành một tiểu cú trong cụm DT. Ví dụ: một không khí khói tỏa như đám cháy nhà, một ông cụ già râu tóc lông mi trắng xốp như bông… Như vậy, đặc riêng, dấu hiệu nhận biết của DTTT lúc này là nhờ vào một đặc điểm của sự vật khác. Cấu trúc so sánh trong ĐNNT vừa là dấu hiệu nhận biết đặc điểm riêng của DTTT vừa mang giá trị biểu cảm. iii. Định ngữ nghệ thuật có cấu trúc so sánh không có yếu tố biểu thị tính chất của vật được so sánh Trong phép so sánh, cần có yếu tố biểu thị tính chất của sự vật được so sánh. Tuy nhiên, trong một số ĐNNT có phép tu từ so sánh lại xuất hiện kiểu cấu trúc A - X - B. Ví dụ: hạt mưa như ngậm chì, cái câu như thể đánh đố ấy… Điểm chung của kiểu so sánh này là không tuân theo mô hình cấu tạo chung của hình thức so sánh Ay - X - B mà yếu tố B hoàn toàn vắng bóng. Thay vào đó, tác giả sử dụng cấu trúc so sánh A - X - y. Và các động từ trong cụm từ trở thành một đặc điểm của sự vật được nói đến trong DTTT. b2. Định ngữ nghệ thuật có cấu trúc so sánh cao nhất Mô hình so sánh bậc cao nhất trong ĐNNT có kiểu cấu tạo Ay nhất, nhất đời… Trong đó, yếu tố được so sánh với đặc điểm được coi là giữ vị trí cao nhất, độc tôn, không gì có thể sánh bằng. Chẳng hạn: kỉ niệm bi thảm, thương tâm và hiểm nghèo nhất trong kí ức chiến tranh của Kiên, khúc quanh tăm tối nhất trên con đường hầm,,… Kết quả khảo sát ngữ liệu cho thấy kiểu cấu trúc mà ĐNNT là một vế của so sánh chiếm ưu thế trong khi sử dụng (77,0%). Kiểu cấu trúc so sánh cao nhất được sử dụng tương đối lớn (15,4%). Kiểu cấu trúc so sánh này vừa mang tính chất so sánh vừa là sự khẳng định về tính duy nhất của đặc điểm được nói đến trong DTTT. Kiểu cấu trúc so sánh mà ĐNNT là tiểu cú và cấu trúc so sánh vắng yếu tố biểu thị tính chất ít được sử dụng trong các cụm DT. 2.2.2.4. Định ngữ nghệ thuật sử dụng biện pháp tu từ điệp cú pháp a. Khái niệm biện pháp tu từ điệp cú pháp Điệp cú pháp (còn gọi là phép lặp cấu trúc, lặp cú pháp) là lặp lại có ý thức kiểu cấu trúc cú pháp nhằm mục đích nhấn mạnh, mở rộng ý, gây ấn tượng mạnh hoặc gợi ra những xúc cảm trong lòng người đọc.
  19. 17 b. Biện pháp tu từ điệp cú pháp trong định ngữ nghệ thuật Có 164 trường hợp các ĐNNT có sử dụng biện pháp tu từ điệp cú pháp, chiếm 8,2% trong tổng số 2.000 ngữ liệu. Đây là một sáng tạo độc đáo của nhà văn nhằm tăng thêm khả năng miêu tả và góp phần làm nên nhạc điệu cho câu văn. Chẳng hạn: những căn nhà nhỏ bé xanh um cây cối, trắng xóa tường vôi, thời thơ ấu vô cùng hạnh phúc và vô cùng buồn đau, một bầu không khí vừa vừa lạnh, hiu hiu gió, biêng biếc sầu,... Khi sử dụng ĐNNT có biện pháp tu từ điệp cú pháp, câu văn dài hơn và có nhạc điệu. Những đặc điểm của sự vật (DTTT) được miêu tả liên tiếp, tạo nên nhịp điệu trùng điệp, kéo dài như những đợt sóng. Hình thức điệp cú pháp này không chỉ cho phép nhà văn “nói” được nhiều hơn về những đặc trưng của không gian đó mà còn có thể cảm nhận được một cách đầy đủ và toàn vẹn các cung bậc của giác quan trong bầu không khí đặc biệt đó. * Trong những cách thức tổ chức ngữ nghĩa của ĐNNT, hình thức liệt kê được các tác giả sử dụng nhiều khi tổ chức cấu tạo ĐNNT (51,9%). Hình thức ẩn dụ tu từ được dùng tương đối nhiều, chiếm tỉ lệ 24,6%, các phép tu từ so sánh, phép tu từ điệp ngữ dùng tương đối ít. Ngoài ra, một số hình thức cấu tạo như tách biệt, đảo đối chỉ xuất hiện ở một vài trường hợp và không làm thành quy luật khi cấu tạo ĐNNT nên chúng tôi không xem xét trong luận án này. 2.3. Tiểu kết chương 2 Khảo sát cách thức tổ chức ngữ pháp của ĐNNT, luận án tiến hành mô tả về vị trí, số lượng, cấu tạo, dạng biểu hiện và cấu tạo của cụm DT chứa ĐNNT. Về vị trí, ĐNNT đứng sau DTTT, thường là liền sau DTTT hoặc có trường hợp được gián cách với một số ĐN khác trong cụm DT. Về số lượng, các ĐNNT có thể có một hoặc một vài ĐNNT trong một cụm DT. Về cấu tạo, các ĐNNT có cấu tạo là từ, tiểu cụm từ, tiểu cụm hỗn hợp và tiểu cú. Chúng có thể có nhiều dạng biểu hiện khác nhau trong cụm DT. Về từ loại, tính từ là từ loại thường xuyên xuất hiện, chiếm tỉ lệ lớn trong các lượt khảo sát, nó góp phần làm nên màu sắc tu từ và tính thẩm mĩ cho ĐNNT. Tỉ lệ này khẳng định chức năng của của tính từ không chỉ làm vị ngữ trong câu mà còn làm định ngữ bổ sung ý nghĩa cho DTTT trong cụm DT. Về cấu tạo của cụm DT chứa ĐNNT, chúng tôi xem xét vai trò của từng vị trí và sự tác động qua lại giữa các vị trí đó đối với ĐNNT trong cụm DT. Cũng trong chương hai, chúng tôi tìm hiểu cách thức tổ chức ngữ nghĩa của ĐNNT. Trước hết, đó là những kiểu cấu tạo nhằm góp phần tạo nên chức năng thẩm mỹ - một yếu tố không thể thiếu - cho ĐNNT. Theo đó, những phương thức tổ chức cấu tạo của ĐNNT là các biện pháp tu từ gồm: ẩn dụ, so sánh, điệp ngữ, liệt kê. Từ khái niệm của các phép tu từ đó, chúng tôi xác định các đặc điểm của chúng và tiến hành phân loại, tập trung phân tích hiệu quả nghệ thuật của các cách thức tổ chức của ĐNNT thông qua các dẫn chứng cụ thể, chọn lọc. Cách thức tổ chức ngữ pháp và ngữ nghĩa của ĐNNT sẽ là cơ sở để xác định vai trò của nó đối với cụm DT, với câu văn nghệ thuật và cả phương diện chức năng thể loại và thói quen sử dụng ngôn ngữ của nhà văn. Nội dung này chúng tôi sẽ trình bày ở chương ba của luận án.
  20. 18 CHƯƠNG 3 VAI TRÒ CỦA ĐỊNH NGỮ NGHỆ THUẬT TRONG TIẾNG VIỆT (QUA MỘT SỐ TÁC PHẨM VĂN XUÔI VIỆT NAM) 3.1. Vai trò của định ngữ nghệ thuật trong cụm danh từ Trong tổ chức của cụm DT, mỗi thành tố đều có vị trí và vai trò khác nhau. Xem xét ĐNNT trong mối quan hệ với DTTT và các thành phần phụ khác cũng góp phần làm rõ vai trò của nó về cấu tạo và ngữ nghĩa trong tổ chức cụm DT tiếng Việt. 3.1.1. Vai trò của định ngữ nghệ thuật đối với trung tâm cụm danh từ (DTTT) Trong cụm DT, DTTT sẽ quyết định lựa chọn yếu tố xuất hiện sau nó trong từng ngữ cảnh cụ thể, phù hợp với những đặc điểm về ngữ pháp, logic ngữ nghĩa và cả thói quen nói năng (văn hóa) của dân tộc. Chẳng hạn như ngựa ô, chó mực, mèo mun, mắt huyền… trong cách sử dụng của người Việt. Trong mối quan hệ với DTTT, ĐNNT trước hết thực hiện chức năng “truyền thống” của nó là phụ nghĩa, bổ sung một đặc điểm, tính chất, đặc trưng nào đó cho DTTT, giúp nhận diện đối tượng. Ví dụ: Cái thằng không cha không mẹ này, cái cụ Bá thét ra lửa ấy, một thằng đầu bò đầu bướu, những giọng uống máu người không tanh… Tiếp đến, những thông tin do ĐNNT mang đến đều mới mẻ và mang tính thẩm mỹ cao, có khả năng tạo cho người đọc những liên tưởng bất ngờ, độc đáo. Ví dụ: những ngày mưa sầu thảm thể hiện những cảm xúc, dòng tâm trạng buồn đau đượm màu tang thương, u uất bao trùm lên mỗi người trong không gian tràn ngập mưa giăng. Như vậy, trong mối quan hệ với DTTT, ĐNNT phát huy được vai trò sáng tạo, mang đến những kiểu kết hợp độc đáo để tạo ra hiệu quả thẩm mỹ, từ đó mang đến màu sắc tu từ, giá trị thẩm mỹ, những ý nghĩa mới mẻ cho cụm DT cũng như câu văn nghệ thuật. 3.1.2. Vai trò của định ngữ nghệ thuật đối với các thành tố phụ trong cụm danh từ Các thành tố phụ trong cụm DT, dù trực tiếp hay gián tiếp ít nhiều đều có liên quan thậm chí là ảnh hưởng đến nhau về cấu tạo và ngữ nghĩa. - ĐNNT với các thành tố phụ trước: Quan hệ giữa ĐNNT và thành tố phụ ở vị trí -3, -1 là mờ nhạt, không có mối quan hệ hay ảnh hưởng đến nhau trong cụm DT. Các từ xuất hiện ở -2 có mối quan hệ tương liên khá rõ với ĐNNT. Trường hợp khi vị trí -2 xuất hiện từ những hay một thì thường là có ĐNNT đi kèm (72,9%); ngược lại, với các không cần thiết phải có ĐN đằng sau DTTT phụ nghĩa. - Ở vị trí 2, phần cuối của cụm DT, các từ chỉ định (này, kia, ấy...) đều có khả năng xuất hiện trong các trường hợp có sự hiển diện của ĐNNT. Tuy nhiên, những từ như nay, nãy, nấy… sẽ không đồng thời xuất hiện cùng các ĐNNT trong cụm DT. 3.2. Vai trò của định ngữ nghệ thuật đối với câu văn nghệ thuật ĐNNT có mối quan hệ với câu văn cả về phương diện nội dung ý nghĩa cũng như giá trị biểu cảm, mang đến màu sắc tu từ, góp phần làm đẹp, làm tăng tính nghệ thuật cho câu văn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2