intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận án tiến sĩ: Quản lý di tích lịch sử văn hóa ở Bắc Ninh trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa

Chia sẻ: Mộng Như | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

137
lượt xem
21
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bản tóm tắt luận án tiến sĩ "Quản lý di tích lịch sử văn hóa ở Bắc Ninh trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa" cung cấp cho người đọc những nội dung chính trong luận án; lý do chọn đề tài, mục đích, phương pháp nghiên cứu,.... Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận án tiến sĩ: Quản lý di tích lịch sử văn hóa ở Bắc Ninh trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM Trần Đức Nguyên QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA Ở BẮC NINH TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, ĐÔ THỊ HÓA TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC Hà Nội - 2015
  2. Công trình được hoàn thành tại: VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. ĐẶNG VĂN BÀI Phản biện 1: PGS. TS BÙI HOÀI SƠN Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam Phản biện 2: TS. TRẦN ĐÌNH LUYỆN Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Ninh Phản biện 3: TS. NGUYỄN VĂN TÌNH Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Viện, họp tại Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam Số 32 Hào Nam, Ô Chợ Dừa, Đống Đa, Hà Nội Vào hồi…….giờ………ngày……tháng……năm……… Có thể tìm đọc luận án tại: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Thư viện Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Bắc Ninh là tỉnh nằm ở vùng châu thổ sông Hồng, điều kiện thiên nhiên ưu đãi, đất đai màu mỡ, hệ thống sông ngòi thuận tiện cho việc giao thương với các địa phương khác trong khu vực. Bắc Ninh là một trong những địa phương có bề dày văn hiến, có truyền thống lịch sử. Những yếu tố về tự nhiên, lịch sử xã hội như trên đã góp phần tạo cho Bắc Ninh có một kho tàng di sản văn hóa đa dạng, độc đáo, giàu giá trị còn được lưu truyền đến ngày nay. Một trong những thành tố của kho tàng di sản văn hóa quý giá đó phải kể tới hệ thống di tích lịch sử văn hóa phong phú với nhiều loại hình khác nhau. Theo thống kê, hiện nay Bắc Ninh có gần 2.000 di tích lịch sử văn hóa phân bố ở khắp các huyện, thị xã, thành phố trong toàn tỉnh. Trong những năm qua, nhất là từ khi Luật di sản văn hóa được ban hành (2001), công tác quản lý di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh có nhiều chuyển biến tích cực. Các di tích trọng điểm của tỉnh đã được quản lý, đầu tư trùng tu, tôn tạo, phát huy tác dụng đáp ứng được nhu cầu hưởng thụ văn hóa của cộng đồng trong và ngoài tỉnh. Tuy nhiên, công tác quản lý di tích vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế như việc chống xuống cấp, xử lý lấn chiếm đất đai, khoanh vùng bảo vệ di tích, nhiều di tích còn bị mất cắp cổ vật, di vật; việc tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về di tích đến cộng đồng còn chưa thực hiện đầy đủ, có kế hoạch… Hiện nay, Bắc Ninh là địa phương có tốc độ phát triển kinh tế - xã hội nhanh, quá trình CNH, ĐTH diễn ra mạnh mẽ. Điều này có những tác động tích cực đến bảo tồn, phát huy giá trị di tích như tăng nguồn ngân sách để trùng tu, tôn tạo cho các di tích, làm cho nhiều di tích tránh được sự xuống cấp, hủy hoại. Tuy nhiên, nó cũng có những tác động tiêu cực như tình trạng di tích bị lấn át, hư hỏng, biến dạng
  4. 2 hoặc bị hủy hoại... Đây là các vấn đề đặt ra đối với cơ quan quản lý, đứng trước một áp lực đối với việc bảo vệ, khai thác và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống một cách bền vững, nhưng vẫn đảm bảo phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho cộng đồng dân cư. 2. Mục đích nghiên cứu - Nghiên cứu thực trạng hoạt động quản lý di tích lịch sử văn hóa với những thành công, hạn chế và xác định nguyên nhân của các hạn chế ấy. Đồng thời nghiên cứu sự tác động của CNH, ĐTH tới các di tích, hoạt động quản lý di tích ở Bắc Ninh. - Đề xuất một số giải pháp nhằm đạt hiệu quả cao hơn nữa trong công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị của các di tích lịch sử văn hóa ở tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn hiện nay. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là toàn bộ các vấn đề liên quan đến quản lý di tích lịch sử văn hóa ở Bắc Ninh trong những năm qua, trong đó tập trung vào nghiên cứu các chính sách của Đảng, Nhà nước và địa phương về bảo tồn di tích và chính sách đối với cộng đồng tham gia bảo tồn di tích, cơ cấu tổ chức bộ máy và các hoạt động trong lĩnh vực quản lý di tích lịch sử văn hóa, vai trò của cộng đồng trong quản lý; những tác động quá trình CNH, ĐTH đến quản lý di tích lịch sử văn hóa. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: các di tích thuộc địa bàn tỉnh Bắc Ninh. - Phạm vi thời gian: từ khi Luật di sản văn hóa được ban hành năm 2001 cho đến nay. 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Văn hóa học, Quản lý văn hóa, Sử học, Bảo tồn di tích lịch sử văn hóa... - Phương pháp khảo sát, điền dã thực địa:
  5. 3 - Áp dụng phương pháp nghiên cứu của xã hội học văn hóa: phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng - Phương pháp tổng hợp, phân tích, thống kê, phân loại và so sánh 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Đề tài luận án góp phần hệ thống hóa lý luận về di sản văn hóa, quản lý di sản văn hóa; các quan điểm, cơ sở lý thuyết về quản lý di tích. Luận án cung cấp thông tin, tư liệu về hệ thống các di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Làm rõ thực trạng tổ chức bộ máy và hoạt động quản lý di tích lịch sử văn hóa, những tác động của sự phát triển CNH, ĐTH đối với các di tích. Từ đó đưa ra các nhóm giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý di tích lịch sử văn hóa, tạo nguồn lực thúc đẩy phát triển kinh tế trong thời kỳ CNH, ĐTH. 6. Cấu trúc của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung của luận án được kết cấu làm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý thuyết về quản lý di tích, tổng quan về hệ thống di tích lịch sử văn hóa ở tỉnh Bắc Ninh Chương 2: Thực trạng quản lý di tích lịch sử văn hóa ở Bắc Ninh Chương 3: Quan điểm và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý di tích lịch sử văn hóa ở Bắc Ninh trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa
  6. 4 Chương 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUẢN LÝ DI TÍCH, TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA Ở TỈNH BẮC NINH 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1. Các công trình nghiên cứu về quản lý di sản văn hóa vật thể 1.1.2 Các công trình nghiên cứu về di tích lịch sử văn hóa ở Bắc Ninh 1.1.3. Các công trình nghiên cứu về quản lý di tích lịch sử văn hóa ở Bắc Ninh Đến nay, các nghiên cứu về quản lý di tích chưa đề cập sâu về một số vấn đề như đối tượng quản lý và công cụ quản lý, việc quản lý môi trường cảnh quan thiên nhiên và không gian kiến trúc, vấn đề chiến lược bảo tồn, phát huy giá trị của di tích, các quy hoạch hệ thống, quy hoạch tổng thể và các dự án bảo tồn chưa được đi sâu nghiên cứu, bàn luận.Trong trường hợp cụ thể của Bắc Ninh, ngoài những hạn chế trên, chưa có công trình nghiên cứu một cách cụ thể, có hệ thống về các vấn đề quản lý di tích lịch sử văn hóa, nhất là là trong điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, quá trình CNH, ĐTH với những tác động theo cả hai chiều tích cực và tiêu cực tới các di tích, đây là một thách thức không nhỏ đối với các nhà quản lý ở địa phương. Vì vậy, những vấn đề mà các nghiên cứu đi trước chưa tiếp cận, còn bỏ ngỏ sẽ là một khoảng trống nhất định mà luận án sẽ tiếp tục tìm hiểu, nghiên cứu. 1.2. Cơ sở lý thuyết của đề tài luận án 1.2.1. Cơ sở lý thuyết Có nhiều quan điểm khác nhau về bảo tồn di sản văn hóa, trong đó nổi lên 3 quan điểm: quan điểm bảo tồn nguyên gốc, quan điểm bảo tồn trên cơ sở kế thừa và quan điểm bảo tồn – phát triển. Trong trường hợp nghiên cứu của luận án, đối tượng của hoạt động quản lý, bảo tồn là các di tích lịch sử văn hóa ở địa phương cụ thể, với những đặc trưng
  7. 5 về loại hình, về vật liệu xây dựng, việc bảo tồn cần tôn trọng tính nguyên gốc, tính chân xác, tính toàn vẹn và sự bền vững của di tích trong những điều kiện cho phép. Việc bảo tồn di tích phải vì mục tiêu và gắn với phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt bảo tồn di tích cần gắn với cộng đồng, tôn trọng và đề cao vai trò của cộng đồng với tư cách là chủ thể sáng tạo văn hóa, chủ sở hữu của di sản, người hưởng thụ giá trị của di sản đó nhưng đồng thời lại đóng vai trò chủ động trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa. Các di tích cần được khai thác, phát huy giá trị để tuyên truyền, giáo dục về truyền thống, bản sắc văn hóa, quảng bá hình ảnh địa phương, góp phần thiết thực phục vụ sự phát triển chung về kinh tế - xã hội của địa phương, đặc biệt là phải mang lại lợi ích thiết thực cả về tinh thần và vật chất cho cộng đồng cư dân nơi có di tích, di sản. Đây chính là quan điểm lý thuyết sẽ được tác giả luận án vận dụng trong quá trình nghiên cứu đề tài. 1.2.2. Một số khái niệm cơ bản * Di sản văn hóa * Di tích lịch sử văn hóa * Quản lý, Quản lý di tích lịch sử văn hóa * Văn hóa quản lý * Cộng đồng * Phát triển bền vững * Công nghiệp hóa, Đô thị hóa 1.2.3. Cơ sở pháp lý về quản lý di tích lịch sử văn hóa Cơ sở pháp lý quan trọng nhất cho hoạt động quản lý di tích lịch sử văn hóa là Luật di sản văn hóa năm 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa năm 2009. 1.3. Tổng quan về hệ thống di tích lịch sử văn hóa ở Bắc Ninh 1.3.1. Vài nét về tỉnh Bắc Ninh 1.3.1.1. Vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên 1.3.1.2. Cư dân
  8. 6 1.3.1.3. Kinh tế - xã hội 1.2.1.4. Đặc điểm lịch sử văn hóa 1.3.2. Tổng quan về hệ thống di tích lịch sử văn hóa ở tỉnh Bắc Ninh 1.3.2.1. Số lượng và loại hình di tích - Về số lượng di tích: Hiện nay, toàn tỉnh có tổng số 1.545 di tích các loại, trong đó có 498 di tích được xếp hạng (194 di tích xếp hạng cấp quốc gia, 304 di tích xếp hạng cấp tỉnh). Về phân bố: các di tích được phân bố trên địa bàn toàn tỉnh; mật độ trung bình khoảng 18 di tích/1km2. - Về loại hình di tích ở Bắc Ninh: các di tích có thể phân chia thành 3 loại hình di tích: 1/Loại hình khảo cổ; 2/Loại hình di tích lịch sử; 3/Loại hình di tích kiến trúc nghệ thuật. 1.3.2.2. Hiện trạng và tình trạng kỹ thuật của di tích Các di tích lịch sử văn hóa chia thành các loại như sau: 1/Loại di tích là phế tích, chiếm khoảng 3% tổng số di tích; 2/Loại di tích trong tình trạng xuống cấp trầm trọng, chiếm khoảng 20% tổng số di tích; 3/Loại di tích có biểu hiện xuống cấp, chiếm khoảng 65% tổng số di tích; 4/Loại di tích hiện đang trong tình trạng tốt: chiếm khoảng 12%. 1.3.2.3. Hình thức sở hữu di tích Có hai hình thức sở hữu: 1/Di tích thuộc quyền sở hữu tập thể; 2/Di tích thuộc quyền sở hữu tư nhân. 1.3.2.4. Các di tích lịch sử văn hóa có tổ chức lễ hội Bắc Ninh có khoảng 547 lễ hội, phần lớn những địa điểm tổ chức lễ hội của các làng xã ở Bắc Ninh đều là những di tích đã được nhà nước công nhận và cấp bằng di tích lịch sử văn hóa. Tiểu kết Các nghiên cứu về di tích và quản lý di tích lịch sử văn hóa ở Bắc Ninh nói riêng đã cho một cái nhìn tương đối tổng thể về vấn đề nghiên cứu mà luận án quan tâm. Tuy nhiên chưa có công trình nào tiếp cận dưới góc độ quản lý một cách đầy đủ có hệ thống, toàn diện
  9. 7 về quản lý di tích lịch sử văn hóa ở Bắc Ninh và nghiên cứu thực trạng quản lý các di tích trong sự tác động của quá trình CNH, ĐTH. Luận án áp dụng khung về lý thuyết quản lý di sản văn hóa để tiến hành nghiên cứu hoạt động quản lý di tích, nhìn nhận các di tích là đối tượng quản lý cần có những biện pháp phù hợp nhằm bảo tồn, gìn giữ đồng thời phát huy được giá trị của chúng phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ của cộng đồng. Với hệ thống di tích gồm 3 loại hình là di tích lịch sử, di tích kiến trúc nghệ thuật và và khảo cổ học - có những đặc trưng khác nhau do vậy cần có những phương thức quản lý phù hợp nhằm phát huy hiệu quả giá trị của các di tích đó góp phần vào sự phát triển chung của địa phương. Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA Ở TỈNH BẮC NINH 2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý di tích 2.1.1. Ủy ban nhân dân các cấp UBND tỉnh chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về di sản văn hóa cao nhất ở địa phương theo phân cấp của Chính phủ. UBND cấp huyện, thị xã, phường, xã chịu trách nhiệm quản lý, xây dựng và tổ chức thực hiện bảo tồn và phát huy giá trị di tích, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia trong địa bàn quản lý. 2.1.2. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Sở VHTTDL là cơ quan chuyên môn, tham mưu, giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh về di sản văn hóa”. Trách nhiệm của Sở VHTTDL trong quản lý di tích lịch sử văn hóa được quy định rõ trong Quy định về quản lý di tích, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Bộ phân chịu trách nhiệm quản lý di tích chính hiện nay là BQL di tích tỉnh Bắc Ninh.
  10. 8 Tại các xã, phường, thị trấn có di tích được xếp hạng đều thành lập BQL di tích để trực tiếp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị các di tích đó. * Về cơ chế phối hợp của cơ quan quản lý các cấp: quản lý di tích được tổ chức theo cấp hành chính, theo chiều dọc từ tỉnh xuống đến các cấp huyện/thị xã, xã/phường, thôn/khu dân cư. * Về mô hình quản lý - Mô hình mang tính chất cộng đồng tự quản: thành phần tham gia BQL di tích địa phương có đại diện chính quyền xã, thôn giữ vai trò giám sát, còn việc quản lý di tích chủ yếu là do cộng đồng với thành phần gồm hội người cao tuổi, hội phụ nữ, đoàn thanh niên...đảm nhiệm. - Mô hình quản lý hoàn toàn do nhà nước đảm nhận: Nhà nước đảm nhận việc quản lý đối với các di tích lịch sử cách mạng, danh nhân. Toàn bộ các hoạt động như: tu bổ, tôn tạo, trưng bày, giới thiệu về di tích đều được nhà nước xây dựng kế hoạch, triển khai. - Mô hình tư nhân điều hành đối với một số trường hợp di tích là các nhà cổ dân gian, nhà thờ họ, một số đền, miếu … 2.2. Nguồn nhân lực quản lý di tích lịch sử văn hóa - Đội ngũ cán bộ của BQL di tích tỉnh: được đào tạo chuyên môn bảo tàng học, cơ bản đảm nhận và thực hiện tốt công việc quản lý như tiến hành khảo sát, nghiên cứu, sưu tầm, kiểm kê, lập hồ sơ di tích, đề nghị xếp hạng, tư vấn kiểm định hồ sơ dự án trùng tu, tu bổ di tích… - Đội ngũ cán bộ BQL di tích tại địa phương: 100% các di tích đã được nhà nước xếp hạng đều thành lập BQL di tích. Trình độ của đội ngũ này là không thống nhất, không đồng đều, cần được đào tạo bồi dưỡng về kiến thức bảo vệ, phát huy di sản văn hóa. - Đội ngũ cán bộ văn hóa thông tin ở cấp huyện, thị xã phụ trách quản lý di tích có trình độ đại học và trên đại học chiếm 100%. Tuy nhiên, lĩnh vực được đào tạo chưa phù hợp với yêu cầu của công tác quản lý. 2.3. Các hoạt động quản lý di tích lịch sử văn hóa ở Bắc Ninh 2.3.1. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch, dự án bảo tồn di tích
  11. 9 2.3.1.1. Xây dựng quy hoạch bảo tồn di tích Tiến hành đưa nhiều di tích vào quy hoạch tổng thể, tiến hành việc trùng tu, tu bổ một số di tích trọng điểm…Quan điểm quy hoạch tu bổ, tôn tạo một số di tích trọng điểm chú trọng gắn với phát triển du lịch. Mục tiêu cần hướng tới của việc tổ chức quy hoạch là đảm bảo giữ gìn tối đa các yếu tố nguyên gốc của di tích, đồng thời khai thác phát huy giá trị di tích phục vụ sự phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội, đáp ứng được nhu cầu hưởng thụ văn hóa của người dân 2.3.1.2. Xây dựng kế hoạch bảo tồn di tích Việc trùng tu, tôn tạo nhằm bảo tồn các di tích lịch sử văn hóa hiện nay được thực hiện bằng các kế hoạch cụ thể theo kế hoạch ngắn hạn hàng năm và các kế hoạch trung, dài hạn. Năm 2007, phê duyệt kế hoạch Quản lý, bảo tồn và phát huy di tích lịch sử cách mạng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2007 - 2010. Năm 2010, phê duyệt Kế hoạch tu bổ di tích lịch sử văn hóa tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2010 - 2015. 2.3.2. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về di tích lịch sử văn hóa Xuất phát từ đặc điểm và tình hình thực tế tại địa phương, tỉnh Bắc Ninh đã ban hành ra một số văn bản phục vụ cho hoạt động quản lý di sản văn hóa nói chung, di tích lịch sử văn hóa nói riêng. Năm 2008, ban hành Quy chế quản lý và sử dụng di tích Lịch sử - Văn hoá ỉnh Bắc Ninh. Năm 2014, ban hành Quy định về quản lý di tích, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. 2.3.3. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về di tích Tổ chức các lớp tập huấn tuyên truyền, hướng dẫn về các văn bản pháp quy về di sản văn hóa cho các cán bộ văn hóa, thành viên BQL tại địa phương. Ngoài ra còn tổ chức Hội nghị thông báo danh sách các di tích được chống xuống cấp bằng nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia, hướng dẫn quy trình, thủ tục lập hồ sơ tu bổ di tích. Ở các địa phương
  12. 10 việc tuyên truyền về bảo vệ bảo vệ di tích lịch sử văn hóa được thực hiện chủ yếu thông qua hệ thống đài phát thanh hoặc một số hình thức khác. 2.3.4. Tổ chức hoạt động nghiệp vụ nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa 2.3.4.1. Hoạt động bảo tồn di tích Kiểm kê, lập hồ sơ khoa học di tích được tiến hành hàng năm, trên địa bàn các huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn, thôn và từng di tích. Hoạt động nghiên cứu, lập hồ sơ xếp hạng cho di tích: tính đến nay, Bắc Ninh đã có 498 di tích được công nhận xếp hạng, trong đó có 194 di tích xếp hạng quốc gia, 304 di tích xếp hạng cấp tỉnh, hai di tích là chùa Dâu và chùa Bút Tháp được công nhận là các di tích quốc gia đặc biệt. Hoạt động tu bổ, tôn tạo di tích: tổ chức lập dự án bảo quản, tu bổ, tôn tạo di tích đảm bảo đúng nguyên tắc, tính khoa học, thực hiện đúng quy trình đã được quy định. Nhiều di tích đã được đầu tư kinh phí để tu bổ, chống xuống cấp tiêu biểu như đình Phù Lưu, Đền Đô, chùa Dâu … 2.3.4.2. Hoạt động quản lý cổ vật tại các di tích: BQL di tích Bắc Ninh đã tiến hành kiểm kê, thống kê di vật, cổ vật tại một số điểm di tích. Đối với các cổ vật có giá trị đặc biệt tiêu biểu, đã nghiên cứu, lập hồ sơ khoa học và trình Chính phủ công nhận là bảo vật quốc gia. Hiện nay, phần lớn tại các di tích, di vật, cổ vật tại di tích được giao hội người cao tuổi, các cụ từ, thủ nhang hoặc các sư trụ trì quản lý. Các di vật, cổ vật chưa được thống kê, giám định niên đại. Biện pháp bảo vệ, chủ yếu là trông nom, lau chùi cho các di vật, cổ vật. Nhìn chung, việc quản lý còn nhiều lỏng lẻo, chưa được chú ý. Nhiều vụ trộm cắp di vật, cổ vật xảy ra tại nhiều điểm di tích. 2.3.4.3. Hoạt động phát huy giá trị di tích Việc phát huy giá trị di tích được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như: hướng dẫn tham quan tại các điểm di tích; tổ chức các hoạt động, các sự kiện nhằm phát huy giá trị của di tích; khai thác giá trị các di tích phục vụ phát triển du lịch trong đó đã chú ý khai thác tiềm
  13. 11 năng du lịch văn hóa tâm linh, du lịch di sản văn; gắn các di tích với hoạt động giảng dạy, học tập của các nhà trường, các cuộc thi tìm hiểu về truyền thống lịch sử của địa phương...Bước đầu tổ chức việc giới thiệu, quảng bá về di tích trên các phương tiện thông tin đại chúng. 2.3.5. Tổ chức, quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học về di tích Việc tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học được tiến hành dưới một số hình thức như: Phối hợp tổ chức các hội thảo chuyên ngành về di tích lịch sử văn hóa; Tổ chức nghiên cứu, viết bài, xuất bản ấn phẩm giới thiệu về giá trị của các di tích; Tổ chức các hoạt động khảo sát, nghiên cứu, đánh giá về giá trị các di tích… 2.3.6. Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để bảo tồn, phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa Việc tu bổ, tôn tạo di tích được thực hiện chủ yếu bằng hai nguồn: Ở nguồn thứ nhất - thông qua sự hỗ trợ của nhà nước, đối với nguồn kinh phí này, việc quản lý phải tuân thủ đúng các nguyên tắc tài chính. Để đầu tư cho việc tu bổ một di tích phải trải qua quá trình thầm định, xét duyệt hồ sơ thực trạng của di tích đến quyết định phân bổ ngân sách. Việc sử dụng ngân sách phải đúng mục đích và có hiệu quả. Ở nguồn thứ hai huy động các nguồn lực từ cộng đồng – sự đóng góp đóng góp tiền của, nhân lực của cộng đồng để tham gia bảo tồn,phát huy giá trị di tích. Vai trò của cộng đồng trong việc tham gia bảo tồn, phát huy giá trị di tích được thể hiện rõ nét, điển hình nhất là trường hợp khôi phục, tôn tạo khu di tích các vua nhà Lý ở Đình Bảng. Tuy nhiên, nguồn kinh phí lại chỉ tập trung vào các di tích gắn với tôn giáo - tín ngưỡng như đình, chùa, đền, miếu…. còn đối các di tích thuộc loại hình khảo cổ, lịch sử, lưu niệm danh nhân… thì ít thu hút được sự quan tâm đầu tư của cộng đồng. Việc quản lý nguồn kinh phí huy động từ cộng đồng như việc đặt hòm công đức, việc thu chi tại các di tích cũng là vấn đề đặt ra. Có những di tích thực hiện có hiệu quả việc quản lý nguồn kinh phí này như tại đền Đô, chùa Tiêu Sơn (Từ
  14. 12 Sơn)... Tuy nhiên, cũng có những di tích việc quản lý chưa có sự rõ ràng, minh bạch, còn đặt hòm công đức một cách tràn lan… 2.3.7. Phối hợp, hợp tác về bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa Việc phối hợp, hợp tác được thực hiện dưới hai hình thức chính đó là phối hợp với các cơ quan, tổ chức trong nước và hình thức phối hợp với các tổ chức quốc tế nhằm thực hiện các chương trình bảo tồn, phát huy giá trị di tích hoặc kêu gọi, huy động những nguồn tài trợ cho các chương trình này. 2.3.8. Tổ chức thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo về di tích lịch sử văn hóa Cơ quan quản lý di tích đã xây dựng kế hoạch thanh tra kiểm tra các vấn đề có liên quan đến chấp hành pháp luật về bảo vệ, phát huy giá trị di tích lịch sử, văn hóa như: tu bổ, tôn tạo di tích, bảo vệ di vật, cổ vật trong di tích, lấn chiếm đất đai, nạn mê tín dị đoan trong lễ hội…; Theo dõi, tiếp nhận thông tin phản ánh từ nhân dân về những vi phạm có liên quan đến việc quản lý di tích để có biện pháp kịp thời hoặc kiến nghị các cấp có thẩm quyền giải quyết, xử lý theo pháp luật. Phối hợp với các đơn vị có liên quan để tổ chức kiểm tra theo định kỳ và xử lý đơn thư khiếu nại các vụ vi phạm trong di tích. 2.4. Đánh giá những ưu điểm, hạn chế trong công tác quản lý di tích lịch sử văn hóa ở Bắc Ninh * Về ưu điểm - Về bộ máy cơ cấu tổ chức quản lý: đã phân cấp quản lý đến cấp xã, phường. Xây dựng được cơ chế phối hợp giữa các đơn vị trong công tác quản lý di tích lịch sử văn hóa. - Vai trò quản lý của nhà nước được thể hiện qua các hoạt động: + Nhiều văn bản pháp lý được ban hành mang tính chỉ đạo, định hướng cho hoạt động bảo tồn - gìn giữ di sản văn hóa.
  15. 13 + Thường xuyên tổ chức các lớp tuyên truyền về các văn bản luật, dưới luật về di sản văn hóa, tập huấn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý ở các cấp. + Việc nghiên cứu, lập hồ sơ, tiến hành xếp hạng di tích là biện pháp quan trọng và có hiệu quả. + Nguồn vốn của nhà nước cấp cho việc trùng tu, tu bổ, tôn tạo di tích đã được sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả. Huy động được các nguồn lực từ cộng đồng tham gia vào việc tu bổ, tôn tạo di tích. + Tổ chức nghiên cứu, sưu tầm về những giá trị văn hóa phi vật thể như lễ hội, thần tích, thần phả liên quan đến di tích làm cho giá trị của di tích được nâng lên, phù hợp với nhu cầu của cộng đồng. + Tư vấn, giúp đỡ cho các địa phương tổ chức lễ hội tại các di tích theo đúng phong tục truyền thống, văn minh, lịch sử, đảm bảo an ninh trật tự cho du khách. + Thanh tra, kiểm tra và xử lý các vi phạm về di tích, giải quyết đơn thư khiếu nại, tranh chấp di tích, di vật tại các địa phương. Đã có những hình thức khen thưởng, biểu dương các cá nhân, tập thể có thành tích trong bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa. - Vai trò của cộng đồng: các BQL di tích tại địa phương đều có thành phần đại diện của cộng đồng tham dự. Di tích do cộng đồng sáng tạo ra, tồn tại cùng cộng đồng nên việc để cộng đồng quản lý là phương thức hợp lý và đem lại hiệu quả cao. Cộng đồng đóng góp kinh phí để tu bổ, tôn tạo các di tích, phục hồi các lễ hội hoặc các nghi lễ diễn ra tại di tích. Thể hiện vai trò giám sát các hoạt động bảo vệ, gìn giữ di sản văn hóa. Những việc làm sai lệch, vi phạm di tích được phát hiện và phản hồi đến chính quyền địa phương. * Về hạn chế Về khách quan: điều kiện khí hậu, thiên nhiên khắc nghiệt, hậu quả của chiến tranh đã làm cho các di tích bị xuống cấp, hư hại. Về chủ quan
  16. 14 - Vai trò quản lý của cơ quan quản lý bộc lộ nhiều hạn chế: + Việc tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn Luật di sản văn hóa chưa có kế hoạch cụ thể, chưa thường xuyên tập trung vào các BQL di tích còn cộng đồng địa phương thì chưa được quan tâm + Kiểm kê di tích, cắm mốc giới các khu vực di tích, lập hồ sơ khoa học xếp hạng di tích, lập quy hoạch khảo cổ, quy hoạch tổng thể… thực hiện còn chậm. + Tình trạng xuống cấp của nhiều di tích vẫn còn tồn tại ở nhiều địa phương. Việc quản lý dự án trùng tu, tu bổ bằng nguồn xã hội hóa còn lỏng lẻo. + Nhiều vụ việc về xâm phạm đất đai, tranh chấp di tích, di vật trong di tích… chưa được xử lý kịp thời hoặc xử lý chưa hợp lý. + Chưa có kế hoạch kiểm kê, lập hồ sơ cho các cổ vật cho các di tích. Hiện tượng mất cắp di vật, cổ vật còn xảy ra ở các di tích, việc điều tra, truy tìm gặp nhiều khó khăn. + Hiện tượng mê tín dị đoan, đồng cốt, đốt vàng mã tùy tiện, các tệ nạn xã hội vẫn diễn ra ở nhiều di tích, nhiều lễ hội hàng năm. + Việc tổ chức khai thác phát huy giá trị của di tích còn yếu kém, chưa có định hướng, sản phẩm du lịch chủ yếu dựa vào những giá trị sẵn có. - Nhận thức của cộng đồng trong quản lý, bảo vệ di tích chưa cao nên đã tự ý tu bổ, tôn tạo di tích, không xin phép cơ quan chuyên môn, làm sai lệch tính nguyên gốc của di tích. Một số trường hợp, cộng đồng bị kích động, có biểu hiện thiếu lòng tin vào cơ quan quản lý. Ảnh hưởng của sư trụ trì còn lớn hơn nhiều so với BQL di tích, thậm chí xung đột với cộng đồng, với chính quyền địa phương. * Nguyên nhân của các hạn chế - Việc tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về di sản văn hóa chưa được quan tâm đúng mức. Một bộ phận lãnh đạo ở địa phương chưa nhận thức đầy đủ tầm quan
  17. 15 trọng của di tích và những yêu cầu khoa học trong tu bổ di tích dẫn đến việc ứng xử đối với di tích còn tùy tiện. - Sự phối hợp giữa BQL di tích tỉnh, các phòng văn hóa, BQL di tích địa phương và cộng đồng chưa đồng bộ, chặt chẽ. Việc kiểm tra, phát hiện, xử lý còn chậm. - Đội ngũ cán bộ quản lý còn mỏng, chuyên môn, nghiệp vụ cần được nâng cao. - Sự phối hợp liên ngành giữa các cơ quan trong hoạt động quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa chưa chặt chẽ và có hiệu quả. - Thiếu những định hướng, những chính sách, chế tài cụ thể nhằm khuyến khích, kêu gọi sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động bảo vệ, phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa. - Việc quản lý di tích, quản lý các di vật, cổ vật còn lỏng lẻo, theo kiểu “khoán trắng”. Tiểu kết Việc phân cấp quản lý di tích lịch sử văn hóa ở Bắc Ninh đến nay đã tới cấp xã, phường, thể hiện sự thống nhất, tập trung, tạo sự thuận lợi khi triển khai các kế hoạch, nhiệm vụ về quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị của di tích. Các mô hình quản lý khi được áp dụng vào thực tiễn sẽ có những thay đổi tùy theo đặc trưng của từng loại hình di tích. Tuy nhiên, nhà nước vẫn giữ vai trò chủ đạo, điều tiết, định hướng cho các thành phần khác khi tham gia hoạt động quản lý. Hoạt động quản lý di tích được tiến hành theo những quy định của Luật di sản văn hóa. Luận án đã tiếp cận các hoạt động quản lý trên những khía cạnh cụ thể như việc ban hành và triển khai các văn bản liên quan đến di tích lịch sử văn hóa vào thực tế, việc xây dựng các quy hoạch, kế hoạch bảo tồn tôn tạo hệ thống di tích, các hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị di tích trong điều kiện hiện nay... Vai trò của cộng đồng đối với việc bảo vệ di tích là điều rất quan trọng
  18. 16 điều đó được thể hiện qua việc huy động các nguồn lực để trùng tu, tu bổ cho các di tích ở địa phương. Trên thực tế, hoạt động quản lý di tích đã có những hiệu quả tích cực là đáp ứng được nhu cầu của cộng đồng về đời sống văn hóa. Tuy nhiên, do một số yếu tố khác nhau, việc bảo tồn gìn giữ di tích còn bộc lộ những hạn chế. Đó là những vấn đề cần có những giải pháp cụ thể để giải quyết nhằm góp phần gìn giữ, phát huy những di sản văn hóa nhiều giá trị này. Chương 3 QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA Ở BẮC NINH TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, ĐÔ THỊ HÓA 3.1. Tác động của công nghiệp hóa, đô thị hóa đối với hoạt động quản lý di tích lịch sử văn hóa ở Bắc Ninh hiện nay 3.1.1. Tình hình công nghiệp hóa, đô thị hóa ở Bắc Ninh Trong những năm qua, kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Ninh đã phát triển mạnh mẽ, vươn lên tốp đầu của các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Trước đây chủ yếu là sản xuất nông nghiệp. Bắc Ninh đã chuyển sang phát triển công nghiệp - đô thị - dịch vụ; cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực. Sự phát triển như vậy có được là nhờ kết quả của quá trình phát triển CNH. Hiện nay, Bắc Ninh có 15 khu công nghiệp tập trung với tổng diện tích là 6.847 ha. Cùng với các khu công nghiệp, các cụm công nghiệp làng nghề hình thành và phát triển trên tất cả các huyện, thành phố trong tỉnh là nhân tố cơ quản để tiến hành CNH. Nhiều làng nghề truyền thống được khôi phục, duy trì, đồng thời phát triển nhiều nghề mới. Hiện nay có 62 làng nghề tiểu thủ công nghiệp với hơn 200 ngành nghề khác nhau. Cùng với CNH, quá trình ĐTH ở Bắc Ninh cũng diễn ra mạnh mẽ. Quá trình ĐTH tập trung nhất tại thành phố Bắc Ninh và thị xã Từ Sơn. Tốc độ ĐTH bình quân giai đoạn 2006 - 2010 đạt 15%/năm. Quá
  19. 17 trình ĐTH đang diễn ra khá mạnh ở các khu vực đông dân cư, các khu công nghiệp tập trung, các khu vực ven đường quốc lộ 1A, 18, 38 là tiền đề mở rộng các đô thị và hình thành các khu ở tập trung cho nhu cầu lao động trên địa bàn, đặc biệt là lao động công nghiệp. 3.1.2. Những tác động của công nghiệp hóa, đô thị hóa đối với quản lý di tích lịch sử văn hóa * Những tác động tích cực - Ngân sách đầu tư của địa phương cho việc trùng tu, tu bổ được đảm bảo. - Đời sống vật chất của người dân tăng lên rõ rệt, có điều kiện để ủng hộ, hỗ trợ bảo tồn, phát huy giá trị di tích tại địa phương. - Lợi ích của cộng đồng thay đổi, do đó có những ứng xử khác đối với di tích: gắn bó với di tích, quan tâm và bảo vệ di tích của địa phương. * Những tác động tiêu cực - Phá vỡ cảnh quan, không gian thiêng của di tích; xâm lấn đất đai, vi phạm di tích. - Các tệ nạn xã hội phát sinh, hiện tượng trộm cắp di vật, cổ vật tại di tích xảy ra ở nhiều nơi. - Xây dựng cơ sở hạ tầng ảnh hưởng trực tiếp đến di tích: di tích bị thu hẹp, đường xá cao hơn di tích gây úng ngập… - Môi trường không khí, nguồn nước bị ô nhiễm ảnh hưởng tới cảnh quan, không gian của các di tích, lễ hội. - Sự phát triển kinh tế xã hội, kinh tế thị trường cũng dẫn đến sự thương mại hóa, thị trường hóa lễ hội của nhiều di tích. 3.2. Một số quan điểm và căn cứ để đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý di tích lịch sử văn hóa 3.2.1. Về quan điểm quản lý 3.2.1.1. Quan điểm thống nhất vai trò quản lý di tích 3.2.1.2. Quan điểm bảo tồn và phát huy giá trị di tích phải đảm bảo tính trung thực, tính nguyên gốc của các di tích.
  20. 18 3.2.1.3. Quan điểm bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể gắn với các giá trị văn hóa phi vật thể. 3.2.1.4. Quan điểm bảo tồn và phát huy giá trị di tích gắn với cộng đồng, vì cộng đồng 3.2.1.5. Quan điểm bảo tồn, phát huy di tích gắn với sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương 3.2.2. Những căn cứ để đưa ra giải pháp - Căn cứ vào Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020 đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt bằng quyết định số 581/QĐ-TTg ngày 6/5/2009. - Căn cứ vào các cơ chế, chính sách của tỉnh Bắc Ninh về bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa…được thể hiện thông qua các một số quy hoạch phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh. 3.3. Một số giải pháp 3.3.1. Kiện toàn bộ máy quản lý - Đối với BQL di tích tỉnh: cần mở rộng chức năng, nhiệm vụ về bảo vệ phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh. Có thể nâng BQL di tích tỉnh thành Trung tâm bảo tồn di sản văn hóa. - Đối với BQL di tích địa phương: nâng cao vai trò của các bên tham gia, trong đó chú ý tới vai trò tự quản của cộng đồng. Thiết lập đường dây nóng với số điện thoại của ông/bà trưởng ban hoặc cán bộ phụ trách thường trực 24/24h, tổ chức đặt các hòm thư tố giác sai phạm tại các điểm di tích. Xây dựng kế hoạch phối hợp thực hiện bảo vệ di tích giữa BQL di tích địa phương với các thủ nhang, thủ từ và cộng đồng địa phương. 3.3.2. Tăng cường, đẩy mạnh việc giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng về di tích lịch sử văn hóa Những năm qua, việc tuyên truyền, tập huấn về quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị di tích chủ yếu tập trung cho các cán bộ làm công tác quản lý, còn người dân thì chưa được chú ý. Do vậy, cần tăng cường
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2