intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch ở Bạc Liêu

Chia sẻ: Nguyễn Kim Tuyền Hoa | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:32

30
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận án là phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch Bạc Liêu và thực trạng du lịch tỉnh Bạc Liêu, từ đó đề xuất các hàm ý quản trị để nâng cao năng lực cạnh tranh của các điểm đến du lịch ở Bạc Liêu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch ở Bạc Liêu

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã ngành: 62340102 NGUYỄN THANH SANG NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH Ở BẠC LIÊU Cần Thơ, 2020
  2. CÔNG TRÌNH ĐƢỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ Người hướng dẫn chính: PGS.TS. Nguyễn Phú Son Luận án sẽ được bảo vệ trước hội đồng bảo vệ luận án cấp Trường Họp tại:……………………………………………………. Vào lúc ……giờ ……phút, ngày.…..tháng…...năm 20…. Phản biện 1:…………………………………………….… Phản biện 2:…………………………………………….… Phản biện 3: ………………………………………………. Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: Trung tâm Học liệu, Trường Đại học Cần Thơ. Thư viện Quốc gia Việt Nam.
  3. DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ 1. Nguyễn Thanh Sang, 2014. “Đánh giá tiềm năng tuyến du lịch sinh thái tỉnh Bạc Liêu”, Tạp chí Khoa học trường Đại học Cần Thơ, số 30, trang 73-83. 2. Nguyễn Thanh Sang, Nguyễn Trọng Nhân, Phan Việt Đua, Nguyễn Thị Kim Thoa, Lê Thị Nữ, 2015. “Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ du lịch tỉnh Bạc Liêu”, Tạp chí khoa học Trường đại học Cần Thơ, số 41, trang 43-50. 3. Nguyễn Thanh Sang, Nguyễn Phú Son, 2018. “Năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch: Đề xuất mô hình cấu trúc đo lường năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Bạc Liêu”, Tạp chí khoa học Trường đại học Cần Thơ, số 1D, trang 241-247. 4. Nguyễn Thanh Sang, Nguyễn Phú Son, 2018. “Các nhân tố xác định năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch tỉnh Bạc Liêu”, Tạp chí khoa học Trường đại học Cần Thơ, số 4D, trang 229-236. 5. Nguyễn Thanh Sang, Nguyễn Phú Son, 2020. “Nghiên cứu các nhân tố quản lý điểm đến ảnh hưởng năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch ở Bạc Liêu”, số 563, Tạp chí Châu Á Thái Bình Dương, trang 94-96. 6. Nguyễn Thanh Sang, Nguyễn Phú Son, 2020. “Thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch ở Bạc Liêu”, Tạp chí Lao động Xã hội, số 621, trang 15-17. 7. Nguyễn Thanh Sang, Nguyễn Phú Son, 2020. “Kiểm định sự khác biệt về các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch ở Bạc Liêu”, Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 4, trang 55-57. 1
  4. CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ Du lịch thế giới tiếp tục tăng trưởng mạnh và có ảnh hưởng lớn đến đời sống kinh tế - xã hội trên toàn cầu. Du lịch trở thành một trong những trụ cột chính của thương mại quốc tế, là nguồn thu nhập quan trọng cho nhiều nước đang phát triển. Năm 2018, Việt Nam đón gần 15,5 triệu khách quốc tế, được đánh giá là mức tăng trưởng nóng so với thế giới và khu vực. Cùng với lượng khách du lịch tăng nhanh, du lịch Bạc Liêu cũng được nhiều người biết đến, với các loại hình du lịch đặc trưng, có nguồn tài nguyên có giá trị nhất định để phát triển du lịch. Trong những năm gần đây, ngành du lịch của tỉnh có những kết quả đáng khích lệ về tăng trưởng du lịch, doanh thu đạt 1.600 tỷ đồng/năm, đóng góp 2,68% vào GDP của tỉnh. Với doanh thu và tỷ trọng đóng góp vào GDP của tỉnh còn khiêm tốn. Chính vì vậy, ngành du lịch Bạc Liêu cần có bước đột phá, giúp cho du lịch tỉnh nhà có bước phát triển mạnh. Qua số liệu thống kê, năm 2018, Bạc Liêu có lượng khách khá thấp trong những điểm đến du lịch của khu vực ĐBSCL. Điều này cho thấy trong thời gian qua, du lịch Bạc Liêu chưa thật sự thu hút khách trước áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt từ các điểm đến khác. Chính vì vậy, việc nghiên cứu năng lực cạnh tranh (NLCT) điểm đến du lịch Bạc Liêu là cần thiết, sẽ giúp cho các nhà 2
  5. hoạch định chính sách có những giải pháp, giúp ngành du lịch có bước đi phù hợp, nhằm thu hút du khách đến Bạc Liêu ngày càng nhiều hơn, đưa Bạc Liêu thành điểm đến hấp dẫn, có vị thế cạnh tranh trong khu vực ĐBSCL, góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương trong thời kỳ hội nhập. Cho nên tác giả chọn nội dung: “Nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch ở Bạc Liêu” làm luận án. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT của điểm đến du lịch Bạc Liêu và thực trạng du lịch tỉnh Bạc Liêu, từ đó đề xuất các hàm ý quản trị để nâng cao NLCT của các điểm đến du lịch ở Bạc Liêu. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể (i) Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT điểm đến du lịch ở Bạc Liêu. (ii) Đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT điểm đến du lịch ở Bạc Liêu. (iii) Phân tích thực trạng NLCT điểm đến du lịch tỉnh Bạc Liêu. (iv) Đề xuất một số hàm ý quản trị nhằm nâng cao NLCT các điểm đến du lịch ở Bạc Liêu. 3
  6. 1.3 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đối tƣợng nghiên cứu Nghiên cứu tập trung phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT điểm đến du lịch ở Bạc Liêu. Phạm vi nghiên cứu Địa bàn nghiên cứu: Với mục tiêu nghiên cứu đặt ra, luận án nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu. Về thời gian: - Nghiên cứu bắt đầu tiến hành từ tháng 6 năm 2014. - Thời gian thu thập số liệu sơ cấp từ năm 10/2017 – 1/2018. - Nghiên cứu sử dụng số liệu thứ cấp từ năm 2014 - 2018. Về đối tượng khảo sát: Đối tượng khảo sát của nghiên cứu du khách nội địa là người Việt Nam từ 18 tuổi trở lên đã từng đi du lịch tại các điểm đến ở Bạc Liêu. Về nội dung: Nghiên cứu của đề tài tập trung vào khảo sát, đánh giá NLCT điểm đến du lịch ở Bạc Liêu (Chủ yếu ở các huyện, thị xã, thành phố Bạc Liêu thuộc địa bàn tỉnh Bạc Liêu). 4
  7. Giới hạn nghiên cứu: Do số lượng khách quốc tế đến tham quan Bạc Liêu rất ít, chiếm 2,86% trên tổng số khách đến tham quan Bạc Liêu, nên tác giả chỉ tập trung nghiên cứu du khách là người Việt Nam để lấy ý kiến khảo sát. Bên cạnh đó, điểm đến Bạc Liêu, chủ yếu là du lịch văn hóa tâm linh, khách nước ngoài ít quan tâm đến loại hình du lịch này, nên tác giả tập trung lấy ý kiến du khách là người Việt Nam để phục vụ cho việc điều tra, nghiên cứu. Những nghiên cứu tiếp theo có thể mở rộng bằng việc nghiên cứu thêm những đối tượng du khách là người nước ngoài khi số lượng khách quốc tế tăng cao. 5
  8. CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU Qua tổng hợp các nghiên cứu về NLCT điểm đến du lịch trên thế giới cho thấy: 1) NLCT là khả năng tạo ra giá trị gia tăng, nhờ đó cải thiện sự thịnh vượng của quốc gia và phát triển kinh tế xã hội (Ritchie & Crouch, 2000). NLCT thường kết hợp khái niệm quy hoạch tiếp thị và chiến lược phát triển cạnh tranh (Buhalis, 2000). 2) NLCT của một địa điểm du lịch là khả năng cung cấp sản phẩm và dịch vụ tốt hơn so với các địa điểm khác dựa trên những trải nghiệm của khách du lịch (Dwyer & Kim, 2003). Theo Enright & Newton (2005) NLCT của điểm đến cũng sẽ được tạo ra một chu i các giá trị về chất lượng sản phẩm và dịch vụ. Theo Macchiavelli (2009) NLCT của điểm đến du lịch là gia tăng khả năng thu hút khách du lịch. 3) NLCT của điểm đến du lịch là tăng cường hiệu quả quản lý điểm đến (Armenski, 2011). Theo Steven Pikea & Stephen J.Page (2014) NLCT của điểm đến là thúc đẩy năng lực marketing điểm đến để phát triển bền vững trong tương lai. 4) Cho đến nay nhiều nhà nghiên cứu du lịch đã chứng minh lợi ích từ du lịch mang lại là do nâng cao NLCT điểm đến (Ritchie & Crouch, 2003). Thông tin thu thập về NLCT điểm đến được xác định tài nguyên tự nhiên (lợi thế so 6
  9. sánh) và khả năng khai thác tài nguyên (lợi thế cạnh tranh). Mô hình của Crouch & Ritchie bao gồm 5 nhóm chính: nhân tố đáp ứng nhu cầu; chính sách, quy hoạch và phát triển điểm đến; quản lý điểm đến; nguồn lực cốt lõi và các nhân tố thu hút khách; các nhân tố và nguồn lực h trợ. Đồng thời mô hình cũng xác định các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT của điểm đến bao gồm các nhân tố vĩ mô (kinh tế thế giới, khủng bố, dịch bệnh...) và môi trường vi mô (các nguồn lực, kết cấu hạ tầng, xây dựng thương hiệu, marketing điểm đến, nguồn nhân lực phục vụ du lịch...) của điểm đến. Bên cạnh đó, các nhân tố môi trường, tài nguyên thiên nhiên, văn hóa đa dạng, di tích lịch sử, các sự kiện đặc biệt, … có ảnh hưởng đến tính cạnh tranh của điểm đến. Để phát triển và quảng bá điểm đến du lịch thì cần tạo ra những nguồn lực du lịch có giá trị nhằm nâng cao NLCT của điểm đến. 7
  10. Bảng 2.1 Tổng hợp các bài nghiên cứu về NLCT và điểm đến du lịch TÁC GIẢ BÀI NGHIÊN CỨU Poon (1993) Chiến lược cạnh tranh đổi mới công nghệ trong du lịch, của Oxon, UK: CAB International. Crouch & Cạnh tranh du lịch và xã hội thịnh vượng, được đăng Ritchie (1999) trên tạp chí Journal of Business Research. Mihalic (2000) Quản lý môi trường điểm đến du lịch: Nhân tố cạnh tranh trong du lịch, được đăng trên tạp chí Tourism Management Hassan (2000) Những yếu tố quyết định của thị trường cạnh tranh trong một môi trường kinh doanh du lịch bền vững, được đăng trên tạp chí Journal of Travel Research. Ritchie & Một điểm đến cạnh tranh phải có lợi thế của điểm Crouch (2000) đến, được đăng trên tạp chí Travel and Tourism Research Association. Yoon (2002) Nghiên cứu mô hình cấu trúc cạnh tranh của điểm đến du lịch từ các có bên liên quan của Đại học Virginia Polytechnic Institute and State University, Blacksburg. Dwyer & Kim Các nhân tố quyết định mô hình cạnh tranh của điểm (2003) du lịch, được đăng trên tạp chí Current Issues in Tourism. Ritchie & Cạnh tranh điểm đến du lịch - Quan điểm du lịch Crouch (2003) bền vững của Oxon: CABI Publishing Craigwell Nghiên cứu NLCT của các hòn đảo du lịch nhỏ đang (2007) phát triển tại Mỹ, được đăng trên unu-wider Research Paper. Omerzel- Khả năng cạnh tranh điểm đến du lịch - Áp dụng Gomezelj & trường hợp của Slovenia, được đăng trên tạp chí Mihalic (2008) Tourism Management 8
  11. Armenski Mô hình tích hợp về năng lực cạnh tranh điểm đến Tanja & cộng du lịch Serbia, được đăng trên tạp chí Tourism and sự (2011), Hotel Management Yakin & cộng Tính cạnh tranh của điểm đến du lịch: Trường hợp của sự (2015) Dalyan - Thổ Nhĩ Kỳ, được đăng trên tạp chí international Journal of Business, humanities and technology. Zaliha & cộng Nghiên cứu khả năng cạnh tranh điểm đến đảo sự (2016) Langkawi, Malaysia. Goffi (2017) Các yếu tố quyết định khả năng cạnh tranh của điểm đến du lịch Ý: mô hình lý thuyết và bằng chứng thực nghiệm, được đăng trên tạp chí Università politecnica delle marche. Stankova & Nghiên cứu các mô hình cạnh tranh điểm đến du lịch Vasenska Bulgaria, được đăng trên tạp chí Tourism and (2017) Travelling. Abreu (2018) Khả năng cạnh tranh của điểm đến du lịch: Quan điểm về cung và cầu du lịch. Luận án Tiến sĩ của Trường Đại học Queensland. Nguồn: Tổng hợp từ các bài nghiên cứu. 9
  12. Bảng 2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT điểm đến du lịch ở Bạc Liêu. Nhân tố Nguồn Nhu cầu khách du lịch Dwyer & Kim (2003), Goffi (2016), Armenski Tanja & cộng sự (2011) Phát triển sản phẩm Ritchie & Crouch (2003), Baidal, Sanchez & Rebello (2013), Armenski Tanja & cộng sự (2011). Xây dựng thương hiệu Crouch & Ritchie (1999), Ritchie & Crouch (2003), Armenski Tanja & cộng sự (2011) Marketing điểm đến Ritchie & Crouch (2003), Armenski Tanja & cộng sự (2011) Hấp dẫn về tự nhiên Crouch & Ritchie (1999), Dwyer & Kim (2003), Orams (2002), Hấp dẫn về lịch sử văn Crouch & Ritchie (1999), Murphy & cộng sự hóa (2000) Các sự kiện điểm đến Dwyer & Kim (2010), Armenski Tanja & cộng sự (2011) Nhân tố thu hút khách Ritchie & Crouch (2003), Dwyer & Kim (2003), du lịch Hoạt động kinh doanh Crouch & Ritchie (1999), Hassan (2000), Cooper du lịch (1998) Kết cấu hạ tầng Crouch & Ritchie (1999), Dwyer & Kim (2003) Nguồn nhân lực phục Crouch & Ritchie (1999), Craigwell (2007) vụ du lịch Quản lý điểm đến Armenski Tanja & cộng sự (2011), Mihalic (2000) Năng lực cạnh tranh (Poon, 1993; Kozak, 2001; Crouch & Ritchie, điểm đến 2003; Craigwell, 2007). Nguồn: Đề xuất qua lược khảo. 10
  13. Xây dựng khung nghiên cứu: Để tập hợp các khái niệm mô tả, giải thích về NLCT điểm đến được xây dựng dựa trên các mô hình thực nghiệm đã có trước và thực trạng điểm đến du lịch Bạc Liêu, nhằm tìm ra những yếu tố ảnh hưởng NLCT điểm đến, xem mối quan hệ giữa các khái niệm trong mô hình. Đồng thời xác định tầm quan trọng của các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT điểm đến du lịch Bạc Liêu. XÂY DỰNG KHUNG NGHIÊN CỨU Nhu cầu khách du lịch Phát triển sản Marketing phẩm điểm đến Xây dựng thương hiệu Các nhân tố nhân khẩu học Hấp dẫn về tự nhiên Các sự kiện Năng lực Nhân tố thu hút cạnh tranh điểm đến khách du lịch điểm đến Hấp dẫn lịch sử, văn hóa Hoạt động kinh doanh du lịch Quản lý Kết cấu hạ điểm đến tầng Nguồn nhân lực phục vụ du lịch Nguồn: Đề xuất của tác giả. Hình 2.1 Khung nghiên cứu 11
  14. CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 PHƢƠNG PHÁP PHÂN THU THẬP SỐ LIỆU - Số liệu thứ cấp Luận án sử dụng các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tỉnh Bạc Liêu, các báo cáo, thống kê hàng năm của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch; số liệu thống kê của Cục Thống kê tỉnh; các báo cáo, nghị quyết và số liệu thống kê của UBND tỉnh Bạc Liêu. Bài báo, tài liệu hội thảo, công trình nghiên cứu có liên quan của các Viện, Trường trong và ngoài nước. Những website có liên quan đến lĩnh vực nâng cao năng lực cạnh tranh các điểm đến du lịch. - Số liệu sơ cấp Nguồn dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua phỏng vấn sâu 30 chuyên gia. Trong đó, một nhóm 13 chuyên gia là cán bộ, lãnh đạo các sở, cơ quan, ban ngành trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu, những người làm việc có liên quan đến ngành du lịch. Một nhóm 06 chuyên gia là cán bộ lãnh đạo, quản lý Trường Đại học Bạc Liêu, Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Bạc Liêu là những Trường đào tạo chuyên ngành văn hóa du lịch, hướng dẫn du lịch, nghiệp vụ nhà hàng khách sạn, quản lý kinh doanh nhà hàng và dịch vụ ăn uống. Một nhóm 11 chuyên gia là những cán bộ, quản lý doanh nghiệp du lịch, dịch vụ, nhà hàng, khách sạn, khu du 12
  15. lịch, cơ sở kinh doanh du lịch. Kích cỡ mẫu cho nghiên cứu luận án này là 450 quan sát. Bảng 3.1 Bảng thống kê số lượng quan sát cần thu thập tại m i địa điểm tiến hành phỏng vấn. (Nguồn: Sở Văn hóa, thể thao và du lịch Bạc Liêu, 2018) Trong nghiên cứu NLCT điểm đến, tác giả sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện. M i một đoàn (nhóm), chúng ta phỏng vấn 1 người mang tính đại diện. Phỏng vấn khi nào hết số lượng quan sát nhóm thu thập thông tin dừng lại. 3.2 PHƢƠNG PHÁP PHÂN TÍCH SỐ LIỆU Các phương pháp phân tích số liệu được sử dụng trong bài nghiên cứu gồm có: (i) Thống kê mô tả, phương pháp so sánh, tổng hợp từ các kết quả phân tích của nghiên cứu. (ii) Kiểm định Cronbach’s Alpha để kiểm định độ tin cậy của thang đo. 13
  16. (iii) Phân tích nhân tố khám phá (EFA) giúp rút gọn một tập K biến quan sát thành một tập F (F
  17. CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1 PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG DU LỊCH TỈNH BẠC LIÊU 4.1.1 Tình hình khách du lịch Theo số liệu thống kê cho thấy, lượng khách du lịch đến Bạc Liêu m i năm đều tăng, từ năm 2014 đến năm 2018, đã đón khoảng 6.600.000 lượt khách, trong đó có 195.000 lượt khách quốc tế, tăng bình quân trên 16%/năm. Riêng năm 2018, khách du lịch đạt khoảng 1,8 triệu lượt, tăng gần 02 lần so với năm 2014 và đứng thứ 7/13 tỉnh, thành phố thuộc Khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long. - Khách du lịch Bảng 4.1 Lượng khách đến tham quan Bạc Liêu (Nguồn: Sở Văn hóa, thể thao và du lịch Bạc Liêu, 2018) 15
  18. - Doanh thu ngành du lịch Bảng 4.2 Doanh thu ngành du lịch Bạc Liêu Đơn vị tính: Triệu đồng (Nguồn: Sở Văn hóa, thể thao và du lịch Bạc Liêu, 2018) 4.1.2 Tình hình hoạt động kinh doanh du lịch Hiện nay, các Công ty du lịch đã xây dựng một số chương trình du lịch trong và ngoài tỉnh, liên kết với một số Công ty du lịch ngoài tỉnh tổ chức đưa khách đến Bạc Liêu. Qua nghiên cứu thực tế, hoạt động lữ hành nội địa chưa phát triển mạnh, việc thực hiện các tour du lịch trọn gói còn hạn chế, thiếu phương tiện chất lượng cao. Các công ty du lịch chưa quan tâm nhiều đến khai thác sân chim Bạc Liêu, sân chim Lập Điền, vườn nhãn Bạc Liêu, biển - Nhà Mát,… Cho nên hầu như các tuyến điểm du lịch trên mang tính tự phát, chưa đầu tư xây dựng thành một điểm du lịch thật sự. Do đó, việc nghiên cứu các tuyến du lịch của tỉnh là rất cần thiết, giúp cho các nhà đầu tư, nhà quản lý có kế hoạch phát triển thành tuyến du lịch thật sự hấp dẫn nhằm thu hút khách du lịch trong và ngoài nước. 16
  19. 4.1.3 Hệ thống khách sạn Toàn tỉnh hiện có 35 khách sạn, với 1.500 phòng, trong đó có 400 phòng đạt tiêu chuẩn từ 3- 4 sao, là các khách sạn New Palace, Khu du lịch sinh thái Hồ Nam, khách sạn Sài Gòn Bạc Liêu, khách sạn Trần Vinh. Ngoài ra các khách sạn khác có quy mô vừa và nhỏ từ 30 phòng đến 50 phòng, chủ yếu tập trung ở nội ô thành phố Bạc Liêu và huyện Vĩnh Lợi. Nhìn chung hệ thống khách sạn ở Bạc Liêu đã đáp ứng nhu cầu về số lượng, nhưng quy mô còn nhỏ, chưa gắn được giữa nhu cầu lưu trú với các nhu cầu về giải trí cho du khách. Chất lượng phục vụ các cơ sở lưu trú ở mức trung bình, chưa đáp ứng tốt được yêu cầu của khách. 4.1.4 Hệ thống nhà hàng Toàn tỉnh hiện có 50 nhà hàng. Bao gồm 6 nhà hàng trong khách sạn và 44 nhà hàng độc lập do doanh nghiệp tư nhân quản lý, với sức chứa 8.500 thực khách. Ngoài số nhà hàng đăng ký kinh doanh theo doanh nghiệp trên, Bạc Liêu còn có mạng lưới các quán ăn uống với quy mô nhỏ từ 30- 300 khách/quán, bán các món ăn với mọi giá tùy theo khả năng và nhu cầu của khách. Những năm qua, việc kinh doanh nhà hàng ăn uống chủ yếu là tập trung trên địa bàn thành phố Bạc Liêu, chưa chú ý đến khu vực vùng ven dọc theo tuyến quốc lộ 1A, chưa đầu tư cơ sở vật chất tại đây, nên chưa đáp ứng được một lượng khách đi ngang qua địa bàn của tỉnh. Do đó, cần xây dựng thêm một số nhà hàng 17
  20. có trang thiết bị hiện đại dọc theo tuyến quốc lộ 1A, để phục vụ khách tham quan du lịch. 4.1.5 Lực lƣợng lao động và trình độ chuyên môn trong ngành du lịch Tổng số lao động trực tiếp trong toàn ngành du lịch năm 2018 là 519.000 lao động, trong đó đại học chiếm 12 %, trung cấp: 13 %, sơ cấp: 17%, chưa qua trường lớp là 58%. Trong thời gian qua, một số nhân viên trong ngành đã được đào tạo và đào tạo lại các khóa huấn luyện về nghiệp vụ du lịch, nhưng vẫn còn yếu về nghiệp vụ du lịch, chưa đáp ứng được cả về số lượng và chất lượng theo tiêu chuẩn của ngành đề ra. 4.1.6 Sản phẩm du lịch Bạc Liêu Du lịch văn hóa của Bạc Liêu có thể được coi là thế mạnh so với các địa phương trong khu vực ĐBSCL với những tài nguyên du lịch nhân văn độc đáo, các giá trị văn hóa từ Dạ cổ hoài lang, Không gian văn hóa của 3 dân tộc Kinh - Khmer – Hoa, Nhà Công tử Bạc Liêu, Quảng trường Hùng Vương, Khu lưu niệm cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu, Hệ thống di tích lịch sử văn hóa, Du lịch Lễ hội, Văn hóa ẩm thực… Bên cạnh đó còn có du lịch sinh thái tham quan hệ thống các vườn chim, vườn cò, du lịch vườn nhãn, du lịch gắn với dải rừng ngập mặn và sinh thái nông ngư nghiệp, du lịch kết hợp với điện gió. Tuy nhiên, thực trạng hiện nay các điểm du lịch này chưa được đầu tư đồng bộ để phát 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0