Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Sinh học: Nghiên cứu thành phần loài, phân bố và độc tính cấp của họ nấm Amanitaceae R.Heim ex Pouzar ở Tây Nguyên
lượt xem 4
download
Mục tiêu của đề tài: Xác định một số đặc điểm sinh học, sinh thái của các loài nấm thuộc họ Amanitaceae phân bố ở khu vực Tây Nguyên. Xác định độc tính cấp của một loài nấm độc thuộc chi Amanita. Mời các bạn tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Sinh học: Nghiên cứu thành phần loài, phân bố và độc tính cấp của họ nấm Amanitaceae R.Heim ex Pouzar ở Tây Nguyên
- 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ----------------------------- TRẦN THỊ THU HIỀN NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI, PHÂN BỐ VÀ ĐỘC TÍNH CẤP CỦA HỌ NẤM AMANITACEAE R.HEIM EX POUZAR Ở TÂY NGUYÊN Chuyên ngành: Thực vật học Mã số: 9 42 01 11 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC Hà Nội, 2018
- 2 Công trình được hoàn thành tại: Học viện Khoa học và Công nghệ - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Người hướng dẫn khoa học 1: PGS.TS. Trần Huy Thái Người hướng dẫn khoa học 2: PGS.TS. Lê Bá Dũng Phản biện 1: GS.TS Phạm Quang Thu Phản biện 2: PGS.TS Trần Thế Bách Phản biện 3: TS. Hà Minh Tâm Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ cấp Học viện, họp tại Học viện Khoa học và Công nghệ - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam vào hồi … giờ ..’, ngày … tháng … năm 201…. Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Học viện Khoa học và Công nghệ - Thư viện Quốc gia Việt Nam
- 3 Mở Đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Nấm là những sinh vật sống hoại sinh trong môi trường sinh thái. Nấm có khả năng tiết ra các enzyme vào môi trường để phân giải các phân tử phức tạp thành các chất đơn giản, vì thế chúng có vai trò rất lớn trong việc thúc đẩy tốc độ chu trình tuần hoàn vật chất trong tự nhiên, khoáng hoá các hợp chất hữu cơ, làm sạch môi trường sinh thái và tăng độ phì nhiêu cho đất thông qua đó làm tăng năng suất cây trồng và cây rừng. Tây Nguyên là vùng cao nguyên, phía Bắc giáp tỉnh Quảng Nam, phía Đông giáp các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, phía Nam giáp các tỉnh Đồng Nai, Bình Phước, phía Tây giáp với các tỉnh Attapeu (Lào) và 2 tỉnh Ratanakiri và Mondulkiri - Campuchia, chiếm 1/6 diện tích nước ta gồm 5 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng. Địa hình Tây Nguyên bị phân cắt nhiều bởi các dãy núi khác nhau (dãy Ngọc Linh, dãy An Khê, dãy Chư Dju, dãy Chư Yang Sin...) độ cao trung bình từ 400-2200 m so với mực nước biển. Khí hậu Tây Nguyên chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa từ tháng 5 tới tháng 11 trong năm, mùa khô từ tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau. Lượng mưa trung bình khá lớn từ 1500- 3600 mm/năm. Khoảng 95% lượng mưa đổ xuống vào mùa mưa tạo nên độ ẩm khá cao trong thời điểm này, nhiệt độ trung bình hàng năm ở vùng có độ cao 500-800m dao động từ 21-230C, ở những vùng có độ cao lớn hơn nhiệt độ trung bình từ 18- 210C, độ ẩm trung bình từ 80-86% . Hệ sinh thái ở Tây Nguyên rất đa dạng với 6 kiểu hệ sinh thái chính gồm hệ sinh thái rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới, rừng kín rụng lá hơi ẩm nhiệt đới, rừng kín nửa rụng lá ẩm nhiệt đới, rừng lá kim, rừng hỗn giao tre nứa, hệ sinh thái trảng cây bụi và đồng cỏ, hệ sinh thái đồng ruộng và khu dân cư đã tạo nên các hệ động vật, thực vật và hệ nấm khá đa dạng và phong phú trong đó có rất nhiều loài có trong sách đỏ và một số loài đang trong tình trạng báo động tuyệt chủng. Với điều kiện tự nhiên ở Tây Nguyên rất thuận lợi cho sự phát triển của nấm lớn nói chung và chi nấm Amanita nói riêng. Nấm lớn Việt Nam hiện nay có rất ít tác giả nghiên cứu, nếu có nghiên cứu chủ yếu tập trung ở khu vực đồng bằng trung du. Đối với khu vực Tây Nguyên chủ yếu tập trung nghiên cứu ở Nam Tây Nguyên còn ở các khu vực còn lại hầu như chưa có tác giả nào nghiên cứu Họ nấm Amanitaceae đóng vai trò rất quan trọng trong khu hệ nấm lớn nói chung, chúng có ý nghĩa rất lớn về tính đa dạng và đặc biệt là độc tính của chúng đây là loài nấm có hàm lượng độc tố cao và rất dễ nhầm lẫn với một số loài nấm ăn được.
- 4 Với thói quen sử dụng nấm ngoài tự nhiên và từ rừng làm thực phẩm là khá phổ biến đối với người dân ở địa phương nơi đây. Và đây cũng là vùng có nền kinh tế còn nhiều khó khăn, mức sống của người dân còn rất thấp đa số là hộ nghèo sống phụ thuộc vào rừng là chủ yếu. Vì vậy rừng là nguồn cung cấp thức ăn chủ yếu cho sinh hoạt của người dân sống ở gần rừng, trong các nguồn thức ăn từ rừng nấm là một loại thực phẩm mà người dân cho rằng là đặc sản, nấm ngoài tự nhiên làm thực phẩm rất ngon và thơm hàm lượng dinh dưỡng rất cao vì vậy đây là món ăn ưa thích của họ. Bên cạnh đó cũng là mối đe doạ tính mạng và sức khoẻ của người dân ở đây, vì sự nhầm lẫn đáng tiếc giữa nấm độc và nấm ăn được. Trong tự nhiên có nhiều loài nấm độc thuộc các chi khác nhau như Amanita, Galerina, Lepiota, inobybe, Agaricus… chẳng hạn các loài thuộc chi Amanita như loài Amanita verna (nấm độc tán trắng), Amanita virosa (nấm độc hình nón), Amanita phalloides… là những loài có thể gây nên sự nhầm lẫn cho người dân khi sử dụng nấm ngoài tự nhiên làm thức ăn mà thực tế đã diễn ra rất nhiều trường hợp ngộ độc nấm gây chết người vì không hiểu biết về nấm độc trong thời gian qua đã gây xôn xao dư luận ở nước ta. Việc cung cấp về kiến thức cho người dân am hiểu và phân biệt nấm độc và nấm ăn được là hết sức cần thiết và cấp bách hiện nay. Vì lẽ đó, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu thành phần loài, phân bố và độc tính cấp của họ nấm Amanitaceae R.Heim ex Pouzar ở Tây Nguyên”. 2. Mục tiêu của đề tài - Xác định một số đặc điểm sinh học, sinh thái của các loài nấm thuộc họ Amanitaceae phân bố ở khu vực Tây Nguyên - Xác định độc tính cấp của một loài nấm độc thuộc chi Amanita. 3. Ý nghĩa khoa học - Nghiên cứu đặc điểm sinh học của chi nấm Amanita - Góp phần bổ sung vào danh mục nấm lớn ở Tây Nguyên nói riêng và Việt Nam nói chung, đồng thời làm cơ sở cho các hướng nghiên cứu khác sâu hơn. 4. Ý nghĩa thực tiễn Nhận diện được các loài nấm độc ngoài tự nhiên hạn chế sự ngộ độc do nấm độc. 5. Những điểm mới của luận án Lần đầu tiên nghiên cứu họ nấm Amanitaceae, lập danh mục các loài nấm thuộc họ Amanitaceae ở khu vực Tây Nguyên. Định danh tên được 13 loài trong số 25 loài và kiểm tra định danh loài bằng sinh học phân tử 12 loài thuộc họ Amanitaceae ở khu vực Tây Nguyên. Ghi nhận mới bổ sung 6 loài
- 5 vào danh mục nấm lớn Việt Nam và 06 loài có thể là loài mới cho khoa học Xác định các đặc điểm sinh học, sinh thái của các loài nấm thuộc chi Amanita. - Xây dựng phương trình hồi qui đa biến dự báo sự xuất hiện của các loài nấm thuộc chi Amanita là Tansoxuathien = C + a*l + b*m + c*h - d*t - Xác định được độc tính cấp của loài Amanita sp.1, nghiên cứu gây chết động vật thí nghiệm theo đường uống với liều gây chết 50% động vật thí nghiệm (LD50) là 4750 mg/kg thể trọng. 6. Bố cục luận án Luận án bao gồm 159 trang 12 bảng 37 hình, 1 bản đồ và các phần phụ lục. Luận án bao gồm các phần: Mục lục, danh mục các bảng, danh mục hình của luận án, Danh mục ký hiệu viết tắt, danh mục các biểu đồ. Mở đầu (3 trang); Chương 1: Tổng quan tài liệu (30 trang); Chương 2: Đối tượng địa điểm, nội dung và phương pháp nghiên cứu (23 trang); Chương 3: kết quả nghiên cứu (90 trang); Kết luận và kiến nghị (2 trang); danh mục các công trình đã công bố của tác giả có liên quan đến luận án (2 trang); Tài liệu tham khảo (8 trang); phụ lục. CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Hệ thống phân loại nấm 1.1.1. Lược sử phân loại nấm 1.1.2. Nấm đảm và hệ thống phân loại 1.1.3. Hệ thống nấm đảm theo Trịnh Tam Kiệt Ngành Basidiom cota R. T. Moore 1980 - Nấm đảm Họ Amanitaceae R. Heinn ex Puozar (1983):3 chi (+23 syns) Đặc điểm của họ: Quả thể chất thịt, dễ thối nát. Mũ nấm dạng ô dù,
- 6 cuống nấm đính trung tâm, cuống nấm dễ tách rời mũ nấm. Bào tầng dạng phóng xạ trên phiến nấm. Phiến nấm tự do. Bào tử nhẵn bóng, dưới kính hiển vi thì không màu, khi thành đám có màu phấn hồng. Quả thể khi non có hai màng bao quanh, khi lớn lên còn để lại vết tích ở gốc và trên cuống.[ Error! Reference source not found.] * Chi Amanita Pers. (1987): phân bố rộng. Rất nhiều loài tạo rễ nấm, một số loài sống hoại sinh. Chi Amanita có các đặc điểm gồm: - Có màu sắc đa dạng và phong phú như: đỏ, cam, vàng,... - Mũ nấm chất thịt, dạng ô dù - Phiến nấm lớn, màu trắng, vàng,.. - Cuống nấm chất thịt, đính trung tâm và dễ tách khỏi mũ nấm. - Bào tử không màu, hình cầu đến hình bầu dục, nhẵn bóng. - Nấm mọc hoại sinh trên đất. - Khi hình thành quả thể ở giai đoạn nấm non thường có bao chung và bao riêng nối liền mép mũ và cuống nấm. Sau đó bị tách ra hình thành nên bao gốc và vòng nấm – đây là đặc điểm nổi bật của các loài nấm thuộc chi Amanita * Chi Limacella Murrill (1911): gồm 3 loài * Chi Catatrama Franco-Mol. 1991gồm 02 loài Theo điều tra của một số tác giả Trịnh Tam Kiệt, Lê Bá Dũng, Ngô Anh, Lê Văn Liễu hiện tại liệt kê 37( 33loài có tên khoa học và 04 loài sp) loài nấm thuộc họ Amanitaceae trong đó đã mô tả chi tiết được 12 loài CHƢƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tƣợng, vật liệu và địa điểm nghiên cứu 2.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu Các loài nấm thuộc họ Amanitaceae ngoài tự nhiên phân bố ở khu vực Tây Nguyên 2.1.2. Vật liệu nghiên cứu - Kính hiển vi Olympus (Nhật), kính lúp Olympus (Nhật), bảng so màu, dung dịch KOH… - Các dụng cụ: + Ngoài tự nhiên như: Đục, dao, túi ni lông, máy ảnh… + Trong phòng thí nghiệm: Banh, dao lam, lamen, lam kính… + Kim để cho uống có đầu tù, ống eppendof, nước cất vô trùng, cân phân tích và các hóa chất cần thiết khác.
- 7 Động vật: chuột thuần chủng dòng BALB/c khoẻ mạnh, được nuôi tại khu nuôi động vật của Viện Công nghệ sinh học thuộc viện Hàn lâm Khoa học và công nghệ Việt Nam. Chuột được cho ăn thức ăn tiêu chuẩn và nước uống tự do. Dụng cụ, hóa chất: kim để cho uống có đầu tù, ống eppendof, nước cất vô trùng, và các hóa chất cần thiết khác. Một số hóa chất thông dụng dùng trong sinh học phân tử của các hãng Sigma, Merck,...CTAB, Tris base, Boric acid, NaCl, dNTPs, EDTA, 6X orange loading dye solution, Taq Polymeraza, Ethanol, 2-propanol, Acetic acid glacial, Phenol, Chloroform, isoamyalcohol, Agarose, các mồi ITS. Danh sách các mồi ITS (White et al. 1989) TT Trình tự Nucelotid ITS1 Mồi TCCGTAGGTGAACCTGCGG ITS4 TCCTCCGCTTATTGATATGC 2.1.3. Địa điểm thu mẫu Khu vực Tây Nguyên (Vườn Quốc Gia Chư Yang Sin, Vườn Quốc Gia York Đôn, Khu Bảo tồn Thiên nhiên Ea Sô tỉnh Đăk Lăk, Vườn Quốc Gia Bidoup Núi Bà tỉnh Lâm Đồng, Vườn Quốc Gia Chư Mom Ray tỉnh Kon Tum, Vườn Quốc Gia Kon Ka Kinh tỉnh Gia Lai). 2.2. Nội dung nghiên cứu - Điều tra và thu thập mẫu nấm thuộc họ Amanataceae tại khu vực Tây Nguyên - Phân tích các đăc điểm sinh học, sinh thái của các loài nấm thuộc họ Amanitaceae thu thập được tại khu vực Tây Nguyên. - Định danh tên loài các mẫu nấm thu thập được và xây dựng danh lục các loài nấm thuộc họ Amanataceae tại khu vực Tây Nguyên. - Phân tích độc tính cấp của 1 loài nấm độc thuộc họ Amanataceae. 2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu 2.3.1. Phƣơng pháp thu thập mẫu nấm ngoài thực địa - Thu mẫu nấm độc thuộc họ Amanataceae theo tuyến xương cá trên các sinh cảnh khác nhau (rừng lá rộng, rừng lá kim, rừng hỗn giao...) ở khu vực Tây Nguyên - Thu mẫu: vào các tháng mùa mưa (từ tháng 6 đến tháng 11 trong năm) Khi thu mẫu chúng tôi dựa vào một số đặc điểm cơ bản của họ nấm Amanitaceae để làm cơ sở thu mẫu. 2.3.2. Phƣơng pháp xử lý mẫu bảo quản mẫu vật Mẫu lấy được bảo quản nơi thoáng mát. Nếu giấy bọc bị bẩn hay ướt thì được thay thế, mô tả, ghi chép tiếp những đặc điểm của nấm vào phiếu điều tra:
- 8 kích thước, hình dạng, màu sắc, các đặc điểm của mặt mũ, mép mũ, bào thể, bụi bào tử, cuống nấm, thịt nấm... Những mẫu chưa phân tích được và đủ tiêu chuẩn thì cần tiến hành làm bách thảo nấm (bách thảo ngâm). 2.3.3. Phƣơng pháp phân tích mẫu 2.3.3.1. Phân tích các đặc điểm về hình thái ngoài Khi thu thập mẫu vật ngoài tự nhiên chúng tôi ghi chép đầy đủ các chi tiết như hình dạng, kích thước, màu sắc mùi vị, các phản ứng với dung dịch hoá học ngay tại nơi thu mẫu (đặc biệt ghi nhận đầy đủ các đặc điểm dễ mất khi bảo quản tiêu bản ở trạng khô). Quan sát bằng mắt thường với sự trợ giúp của kính lúp độ phóng đại 20, 50 lần, lần lượt xem xét và mô tả những đặc điểm về hình thái, màu sắc của nấm 2.3.3.2. Phân tích các đặc điểm hiển vi trong phòng thí nghiệm Phân tích đặc điểm hiển vi của mẫu vật thuận lợi nhất là dùng các mẫu tươi vừa mới thu hái được. Trước hết ta cắt lấy một quả thể gồm mô mũ nấm và bào tầng (phiến nấm hay ống nấm). Từ phần quả thể này chúng tôi phân tích được mối quan hệ giữa mô của quả thể ngoài ra còn phân tích được màu sắc, mùi vị và độ dày thịt nấm. Cũng từ phần quả thể này ta dùng kim nhọn tách một phần nhỏ đặt lên lam kính để phân tích cấu trúc của hệ sợi (hoặc phân lập giống để quan sát hệ sợi). Dùng dao nhọn cắt vuông gốc với phiến nấm hay ống nấm (cắt song song với chiều thẳng đứng của quả thể) để quan sát và phân tích các hình thái và cấu trúc của các yếu tố trên bào tầng như đảm, đảm bào tử, liệt bào, gai nhọn … trên kính hiển vi với độ phóng đại từ 400 tới 1000 lần. 2.3.4. Định danh 2.3.4.1 Định danh theo phƣơng pháp hình thái so sánh giải phẫu Dựa trên tư liệu của tác giả Trịnh Tam Kiệt (2012,2013) [Error! Reference source not found.,Error! Reference source not found.], Lê Bá Dũng (2003) [Error! Reference source not found.], Teng (1964) [Error! Reference source not found.], Singer R.(1986) [Error! Reference source not found.], Jiri Baier (1991) [Error! Reference source not found.], Denis R. Benjamin (1995) [Error! Reference source not found.], Theodor Wieland (1986) [Error! Reference source not found.], Rodham e. Tulloss (2009)[Error! Reference source not found. ]. 2.3.4.2. Định danh theo phƣơng pháp sinh học phân tử Trong số mẫu nấm thu thập được có một số loài có đặc điểm hình thái gần tương đồng nhau vì vậy để phân biệt và định danh những loài này chúng tôi tiếp hành định danh bằng phương sinh học phân tử để thể hiện sự khác biệt giữa các loài có hình thái tương đồng nhau. 2.3.5. Phƣơng pháp thử độc tính cấp Nguyên lý
- 9 Phương pháp thử độc tính cấp liên quan đến việc xác nhận tính độc ở các liều khác nhau của chất thử nghiệm khi thử nghiệm trên động vật được phân thành các nhóm khác nhau. Các động vật trong mỗi nhóm nhận được 01 mức liều cụ thể, tăng liều tiến triển từ nhóm này sang nhóm khác (bắt đầu từ nhóm 1 nhận được liều thấp nhất). Ghi nhận số lượng động vật tử vong trong mỗi nhóm, sự khác biệt giữa liều của mỗi nhóm và số lượng động vật tử vong trong mỗi nhóm là thông số quan trọng trong phương pháp thử độc cấp Đỗ Trung Đàm [Error! Reference source not found.], (Dodehe Yeo và cộng sự, 2012).[Error! Reference source not found.] Trong thí nghiệm của chúng tôi, độc tính cấp được tiến hành theo phương pháp của Dodehe Yeo và cộng sự (2012)[Error! Reference source not found.], N’dia Kouadio Frédéri và cộng sự (2013)[Error! Reference source not found.], Aristide Traore và cộng sự (2014)[Error! Reference source not found.]. 2.3.6. Phƣơng pháp xác định các nhân tố sinh thái Phương pháp xác định các nhân tố sinh thái (nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, độ cao) sử dụng các thiết bị như Tiger Direct HMAMT-110 (USA), TigerDirect LMLX1010B (USA), GPS Garmine Trex Vista HCx (USA) 2.3.7. Phƣơng pháp phân tích mối tƣơng quang của các nhân tố sinh thái Phần mềm MS TAT 2009 và Excel để xử lý thống kê. Sử dụng phần mềm Statgraphic Centurion XV để thiết lập các hàm hồi quy đa biến và phân tích mối quan hệ mật độ, tần số xuất hiện các loài Nấm với các nhân tố sinh thái CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Đặc điểm phân loại của họ Amanitaceae R. Heinn ex Puozar (1983) Họ Amanitaceae R. Heinn ex Puozar (1983): gồm 2 chi Đặc điểm của họ: Quả thể chất thịt, dễ thối nát. Mũ nấm dạng ô dù, cuống nấm đính trung tâm, cuống nấm dễ tách rời mũ nấm. Bào tầng dạng phóng xạ trên phiến nấm. Phiến nấm tự do. Bào tử nhẵn bóng, dưới kính hiển vi thì không màu, khi thành đám có màu phấn hồng. Quả thể khi non có hai màng bao quanh, khi lớn lên còn để lại vết tích ở gốc và trên cuống. Đặc điểm chi Amanita Dill. ex Boehm. 1760 Bao gồm một trong số các loài nấm độc nhất được biết đến phân bố trên toàn thế giới. Phần lớn các vụ ngộ độc nấm ngộ độc nấm do bởi chi nấm Amanita này. Chi Amanita có các đặc điểm gồm: - Có màu sắc đa dạng và phong phú như: đỏ, cam, vàng,... - Mũ nấm chất thịt, dạng ô dù - Cuống nấm chất thịt, đính trung tâm và dễ tách khỏi mũ nấm.
- 10 - Bào tử không màu, hình cầu đến hình bầu dục, nhẵn bóng. - Kích thước bào tử từ 5-7 x 10-12 µm - Nấm mọc hoại sinh, cộng sinh trên đất. - Lỗ nảy mầm lệch từ 20 - 300 - Khi hình thành quả thể ở giai đoạn nấm non thường có bao chung và bao riêng nối liền mép mũ và cuống nấm. Sau đó bị tách ra hình thành nên bao gốc và vòng nấm – đây là đặc điểm nổi bật của các loài nấm thuộc chi Amanita. Chi Limacella Murrill 1911 có số các loài ít (03 loài) và rất ít xuất hiện ở vùng châu á Chi Catatrama Franco-Mol. 1991trên thế giới có 02 loài 3.2. Danh mục các loài nấm thuộc họ Amanitaceae tại khu vực Tâ Ngu ên Đề tài đã điều tra, thu thập, mô tả, định danh và lập danh mục được 25 loài thuộc chi Amanita, họ Amanitaceae được trình bày trong bảng 3.1. Bảng 3.1: Danh mục các loài nấm thuộc họ Amanitaceae tại khu vực Tâ Ngu ên Sinh cảnh RH G ST RT RB TC, Tên loài RT LK Ghi chú T X TX CB &L R ++ 1 Amanita caesarea Gillet 1874 + ++ + Amanita caesareoides Lj.N. Ghi nhận mới ở 2 + ++ +++ Vassiljeva 1950 Việt Nam Amanita crocea Quél. Singer ++ Ghi nhận mới ở 3 + ++ 1951 + Việt Nam 4 Amanita eliae Quél. 1872 ++ + Amanita excelsa Fr. Bertill. ++ 5 ++ 1866 + Amanita flavoconia G.F. Atk. Ghi nhận mới ở 6 ++ ++ 1902 Việt Nam ++ 7 Amanita fulva Fr. 1815 + ++ + Amanita multisquamosa Peck ++ Ghi nhận mới ở 8 1901 + Việt Nam Amanita pantherina D.T. ++ 9 + ++ Jenkins 1977 + Amanita phalloides (Fr.) Secr. 10 + + + + 1833 Amanita pilosella Corner & Bas Ghi nhận mới ở 11 + ++ ++ 1962 Việt Nam ++ Ghi nhận mới ở 12 Amanita similis Boedijn 1951 ++ + Việt Nam
- 11 13 Amanita spreta Peck& acc 1887 + ++ ++ ++ 14 Amanita sp1. + + ++ + 15 Amanita sp2. + + ++ ++ 16 Amanita sp3. ++ + ++ 17 Amanita sp4. ++ + + 18 Amanita sp5. + +++ ++ 19 Amanita sp6. + +++ + ++ 20 Amanita sp7. (DL274) ++ + + ++ 21 Amanita sp8. (DL89) + + + ++ 22 Amanita sp9. (DH048) + + 23 Amanita sp10. (DL001) + + + ++ 24 Amanita sp11. (DL127) + ++ + 25 Amanita sp12. (DL019) + + +++ + (RT: Rừng thông; RTX: Rừng thường xanh; RBTX: Rừng bán thường xanh; RHGLK&LR: Rừng hỗn giao lá kim và lá rộng; TC, CB: Thảm cỏ, cây bụi) Trong đó: +: Loài ghi nhận bắt gặp ít , ++: Loài bắt nhiều , +++: Loài bắt gặp rất nhiều 3.3. Khóa phân loại đến loài Chi Amanita 1. Cuống nấm hoàn chỉnh, có bao gốc dạng đế hoa ........................................................... 1. Cuống nấm hoàn chỉnh, có bao gốc không phải dạng đế hoa ........................................ 2. Cuống nấm có vòng dạng cổ áo .................................................................................... 2. Cuống nấm có vòng không dạng cổ áo .......................................................................... 3. Bao gốc dạng hình củ, cuống nấm có vòng .................................................................... 3. Bao gốc dạng hình củ, cuống nấm không có vòng ......................................................... 4. Mũ nấm và cuống nấm có màu vàng nghệ đậm ngả về màu rỉ sắt, vòng nấm có dạng cổ áo đính ở 1/3 cuống nấm về phía trên. Kích thước bào tử 5-7 x 8-10 µm ............ ............................................................................................................................. Amanita 4. Mũ nấm và cuống nấm có màu trắng đục, trên bề mặt có những vảy nhỏ gợn sóng, vòng nấm đính 1/3 cuống nấm gần gốc nấm, kích thước bào tử 6-8 x 8-10 µm ...... ................................................................................................................................................ Amanita 5. Cuống nấm không có vảy ............................................................................................................... 5. Cuống nấm có vảy rõ ràng, bề mặt mũ nấm có mụn cóc có kích thước nhỏ hơn 2 cm .......... 6. Mũ nấm có mụn cóc kích thước nhỏ lơn hơn 2 cm ..................................................................... 6. Mũ nấm có các hạt mụn cóc có kích thước lớn hơn 2 cm ...........................................................
- 12 7. Mũ nấm màu nâu nhạt Kích thước bào tử nhỏ hơn 9 μm: Mụn cóc trên bề mặt mũ nấm thưa, tập trung nhiều ở trung tâm, Bào tử có hình elip kéo dài ra kích thước bào tử 5-6×7-9 μm, nội chất màu vàng, ................................................................... Aman 7 . Kích thước bào tử lớn hơn 9 μm ................................................................................... 8. Mũ nấm phẳng hơi lõm hình long chảo. Cuống nấm có vòng rõ ràng; Bào tử hình cầu kích thước 7-9 x 10-12 µm, nội chất hạt tinh dầu nổi cộm .......................................... ................................................................................................................................. Aman 8. Mũ nấm có màu da rám nắng, cuống nấm hình trụ màu trắng nhạt, hệ sợi trong suốt, không có vách ngăn Cuống nấm không có vòng rõ, bào tử có kích thước 5-8 x 9-12 µm,. ............................................................................................................................ ..................................................................................................................... Amanita mul 8. Mũ nấm có màu nâu đậm hơn ở trung tâm Cuống nấm có vòng, bề mặt mũ nấm có chất nhày, bào tử có kích thước 6-8 x 8-10 µm, ............................................ Amanita 9. Mũ nấm dạng bán cầu lồi, có màu trắng, mép mũ có viền nếp gấp, Hệ sợi bắt màu vàng nhạt, có vách ngăn, bào tử có kích thước 6-8 x 9-12 µm, nội chất bào tử có nhiều hạt màu xanh .................................................................................................................. Am 9. Mũ nấm dạng ô dù, màu trắng, có vảy dạng mùn màu trắng; Cuống nấm màu trắng, có vòng nấm. Hệ sợi trong suốt, không có vách ngăn, bào tử có kích thước 8 - 10m đường kính, nội chất bào tử đồng nhất màu xanh không có hạt .............................. .................................................................................................................................... Ama 10. Mụn cóc trên bề mặt mũ nấm dày đặc, có nhiều loại đốm có màu sắc khác nhau từ đốm trắng đến đốm đen, ở cuống nấm có vòng dạng cổ áo rất rõ nét, Bào tử có kích thước 6-9 x 8-11 µm, bên trong có nhiều nội chất hạt hạt tinh dầu nổi cộm.............. ........................................................................................................................ Amanita sp 10. Mụn cóc trên bề mặt mũ nấm dày đặc và đồng đều có màu trắng, cuống nấm phình to ở giữa, Bào tử có kích thước 7-9 x 8-12 µm, có nội chất hạt dầu ........................ ......................................................................................................................................... A 10. Mụn cóc thưa, không tập trung, bào tử dày hình cầu kích thước 6-8 x 9-11 µm, nội chất có các hạt màu vàng đến xanh, mũ nấm có màu nâu xám nhạt ............................ ........................................................................................................................... Amanita 11. Mũ nấm dạng chuông, màu xám tro đến xám nâu, cuống nấm tròn dài, vòng nấm màu trắng, dạng vành khăn. Kích thước bào tử 6-8 x 8-10 µm. Hệ sợi không có vách ngăn ....................................................................................................... Amanita 11. Bề mặt mũ nấm nhẵn bóng, mũ nấm màu vàng cam.................................................... 11. Bề mặt mũ nấm không nhẵn bóng ................................................................................ 12. Quả thể dạng hình nón ................................................................................................. 12. Quả thể dạng hình chuông ............................................................................................ 12. Qủa thể dạng ô dù ........................................................................................................
- 13 13. Mũ nấm dạng ô dù, trên bề mặt mũ nấm có nhiều mụn nhỏ li ti màu trắng, bào tử hình elip chứa hạt tinh dầu, 4-6 x 8-10 µm. Bào tầng màu hồng phấnVòng mọc sát mũ nấm, hệ sợi không có vách ngăn ngang (4-6µm đường kính) .......................... Am 13. Bào tầng màu trắng kem............................................................................................... 14. Mũ nấm dạng ô dù, màu vàng nghệ, vàng ở đỉnh mũ nấm. Bào tử màu vàng, không có nội chất, kích thước 5-7 x 9-12 µm, hệ sợi không có vách ngăn ngang . ............................................................................................................................... Amani 14. Mũ nấm có dạng ô dù, màu vàng nghệ ở trung tâm mũ; cuống nấm màu vàng nhạt hoặc màu trắng kem; Bào tử có nội chất hạt màu vàng, kích thước 5-7 x 8-10 µm; hệ sợi có vách ngăn ngang .......................................................................................... ......................................................................................................................................... A 15. Mũ nấm dạng ô dù, có màu trứng trắng đến màu hồng nhạt, bào tử hình elip có chứa nội chất dạng hạt màu xanh, kích thước 5,4-7 x 9-11µm, hệ sợi có vách ngăn ngang ............................................................................................................................. Am 16. Mũ nấm có 2 màu phân biệt: Vòng ngoài màu nâu đậm và có vân, vòng trong màu trắng sữa không vân, bào tử hình elip, có chứa nội chất dạng hạt tinh dầu màu vàng, kích thước 8,2-10,5 x 6-8µm, hệ sợi trong suốt, có vách ngăn, kích thước 3-4 µm ...................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... Am 16. Mũ nấm đồng nhất 1 màu............................................................................................. 17. Mũ nấm màu nâu vàng, cuống nấm sần sùi có nhiều vảy nhỏ, bào tử dạng e lip có chứa nội chất, Kích thước bào tử 6-8 x 9-12µm........................................ Amanita Sp 17. Bào tử hình cầu ............................................................................................................ 18. Rìa mũ nấm có nếp vân dạng tia phóng xạ................................................................... 18. Rìa mũ nấm không có nếp vân dạng tia phóng xạ........................................................ 19. Mũ nấm màu nâu nhạt, bào tử hình cầu màu xanh, có nhiều nội chất hạt tinh dầu. Kích thước bào tử 5,5-7 x 8-9µm ............................................................................... ....................................................................................................................... Amanita Ca 19. Bào tử hình elip ............................................................................................................ 20. Mũ nấm màu vàng mật ong nhạt, bào tử hình elip, có chứa nội chất dạng hạt tinh dầu màu xanh nhạt, kích thước 6,5-7,5 x 10-12,8µm ............................ Amanita sp. 20. Mũ nấm màu trắng đục, sần sùi, rìa mép nấm có các khía xếp khít nhau. Bào tử dạng elip, kích thước 7-9x 10-12µm, có chứa nội chất dạng hạt tinh dầu, ........................ ...................................................................................................................... Amanita Sp.1
- 14 21. Mũ nấm màu đỏ son, trơn nhẵn, cuống nấm màu vàng cháy, rìa mép nấm có các khía sâu. Bào tử dạng cầu, có nội chất hạt tinh dầu, kích thước 6-7 x 8-9µm, hệ sợi trong suốt (3-4 µm), có vách ngăn ................................................................... Amanita C 21. Mũ nấm màu trắng đục ở trung tâm màu nâu, mép nấm có nếp gấp rõ ràng, bào tử hình cầu, 7,5-8x 9-10µm, không nội chất, hệ sợi không có vách ngăn màu vàng nhạt ..................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... A 22. Mũ nấm màu trắng đục, trung tâm màu vàng nhạt, và hơi lõm ở trung tâm,bào tử hình cầu, nhẵn, không nội chất (đường kính 8-12 µm) hệ sợi có vách ngăn, phân nhánh (2,2-4 µm) ................................................................................................................ ...................................................................................................................................... Am 22. Bào tử hình elip ............................................................................................................ 23. Mũ nấm có màu nâu, có vảy màu trắng, cuống nấm có màu trắng đến nâu; bào tử hình oval hoặc hình trứng (6-8 x 8-10µm)có chứa nội chất hạt dầu màu xanh, hệ sợi phân nhánh có vách ngăn (3-4 µm) ...............................................................Amanita 23. Bào tử hình elip ............................................................................................................ 24. Mũ nấm có màu vàng, trung tâm màu vàng đậm, cuống nấm màu vàng rơm có rãnh sâu, sần sùi, bào tử hình elip, có chứa nội chất dạng hạt tinh dầu màu nâu, kích thước 6-8 x 10-12µm, hệ sợi không có vách ngăn, kích thước 5-6 µm ..................... Ama 24. Hệ sợi có nhánh ............................................................................................................ 25. Mũ nấm màu nâu xám, trung tâm màu nâu xám đậm, bào tử hình elip, có nội chất màu vàng nhạt, kích thước 5-7x 10-12µm, hệ sợi có nhánh.................................... A 25. Mũ nấm màu kem, trung tâm màu nâu nhạt, bào tử hình elip, có nhiều nội chất hạt tinh dầu, kích thước 6-8 x 8-10µm, hệ sợi màu vàng nhạt, có vách ngăn, có nhánh (4-6 µm) ........................................................................................................... Am 26. Mũ nấm có màu vàng, trung tâm màu vàng cam nhạt hơn lề, cuống nấm màu vàng cháy, có vảy phấn màu vàng, Bào tử dạng elip, kích thước 7,5- 8 x 8-10 µm, có chứa nội chất dạng hạt tinh dầu, hệ sợi có vách ngăn ........................................... Ama 26. Hệ sợi không phân nhánh .............................................................................................
- 15 27. Mũ nấm có hình ô dù, phẳng và hơi lõm ở trung tâm, có màu trắng đến màu vàng kem, bào tử có kích thước 2,3 – 3,5 x 4- 6µm, có nội chất, hệ sợi không phân nhánh ............................................................................................................ Amanita Sp 27. Mũ nấm có màu vàng kem, trung tâm lõm màu tối hơn, cuống nấm màu kem. Bào tử dạng elip, kích thước 5-7x 9-11µm, có chứa nội chất dạng hạt tinh dầu, hệ sợi trong suốt, không phân nhánh(4-6 µm) .......................................................... ..........A 3.4. Mô tả chi tiết các loài nấm thuộc chi Amanita thu đƣợc tại ở Tâ Ngu ên 3.5. Ảnh hƣởng của các nhân tố sinh thái đến sự phân bố của chi nấm Amanita 3.5.1. Ảnh hƣởng của nhiệt độ đến sự phân bố các loài nấm thuộc chi Amanita Từ kết quả của bảng 2 và biểu đồ 1 ta nhận thấy rằng nhiệt độ là nhân tố sinh thái ảnh hưởng rất rõ đến sự xuất hiện của các loài nấm thuộc chi Amanita Ở ngưỡng nhiệt độ 19-22 0C có tần số xuất hiện của các loài nấm là chiếm ưu thế, chiếm 68% so với ngưỡng nhiệt độ còn lại chiếm 24% ở ngưỡng nhiệt độ nhỏ hơn 19 0C và 8% ở ngưỡng nhiệt độ lớn hơn 22 0C trong khoảng nhiệt độ nghiên cứu. 3.5.2. Ảnh hƣởng của độ ẩm đến sự phân bố các loài nấm thuộc chi Amanita Qua kết quả của bảng 3.3, biểu đồ 2 về phân bố và tỉ lệ phần trăm của các loài nấm thuộc chi Amanita chúng tôi đã nhận định rằng vai trò của của độ ẩm tác động rất rõ nét đến sự xuất hiện của các loài nấm thuộc chi Amanita cụ thể ở độ ẩm 85-90% chiếm tỉ lệ 78% số loài nấm xuất hiện, đây cũng là độ ẩm thích hợp nhất
- 16 cho sự sinh trưởng phát triển của các loài nấm thuộc chi Amanita trong ngưỡng độ ẩm nghiên cứu. Còn đối với độ ẩm lớn hơn 90% và nhỏ hơn 85% chiếm tỉ lệ 5%, 17% số loài nấm xuất hiện điều này có thể giải thích là trong điều kiện độ ẩm nhỏ hơn 90% thường đi kèm với nhiệt độ môi trường lớn hơn 22 0C điều kiện này không phải là điều kiện tối ưu cho sự sinh trưởng và phát triển của các loài nấm chi Amanita . Đối với độ ẩm quá cao lớn hơn 90% môi trường quá ẩm ướt, dẫn đến lượng nước trong cơ chất nhiều, đây là điều kiện không thuận lợi cho các phản ứng phân huỷ và sự sinh trưởng của hệ sợi nấm. Với hai khoảng độ ẩm nhỏ hơn 85% và lớn hơn 90% không thuận lợi cho các loài nấm chi Amanita dẫn đến tần suất bắt gặp ở môi trường này ít. Điều này có nghĩa là ở khu vực Tây Nguyên độ ẩm không khí từ 85-90% là độ ẩm thích hợp cho các loài nấm thuộc chi Amanita. 3.4.3. Ảnh hƣởng của độ cao đến sự phân bố các loài nấm thuộc chi Amanita Từ kết quả nghiên cứu ở bảng 3.4 và biểu đồ 3 về ảnh hưởng của độ cao đến sự xuất hiện của các loài nấm thuộc chi Amanita ta nhận thấy rằng, trong khoảng độ cao nghiên cứu từ 200 đến lớn hơn 1100m so với mặt nước biển thì tần số xuất hiện của các loài nấm thuộc chi Amanita có xu hướng giảm dần theo độ cao. Nấm xuất hiện nhiều nhất ở độ cao từ 500 đến 800m chiếm 74%, tiếp đó là 17% ở độ cao 200 đến 500m, tần số xuất hiện của nấm giảm dần và nhanh hơn ở độ cao 800-1100m là 7% và còn 2% ở độ cao lớn hơn 1100m. Điều này được lý giải là lên cao trên 800m thì hơi nước tăng cao, lượng ôxy thấp dẫn đến độ ẩm không khí tăng cao đến 95-100%. Với điều kiện trên thì không phù hợp cho hệ sợi và quả thể nấm chi Amanita phát triển. Từ kết quả trên chỉ ra rằng độ cao từ 500-800 m là độ cao phù hợp cho các loài nấm thuộc chi Amanita sinh trưởng và phát triển. 3.5.4. Ảnh hƣởng của ánh sáng đến sự phân bố các loài nấm thuộc chi Amanita
- 17 Từ kết quả nghiên cứu ở bảng 3.5 biểu đồ 4 thấy rõ rằng ánh sáng ảnh hưởng rõ đến sự xuất hiện quả thể của các loài nấm thuộc chi Amanita. Các loài nấm chi Amanitaở khu vực Tây Nguyên xuất hiện chủ yếu ở cường độ ánh sáng nhỏ hơn 8000 -10000lux chiếm tỉ lệ 66% so với 22% ở cường độ ánh sáng nhỏ hơn 8000 lux và 6% khi ánh sáng lớn hơn 10000 lux trong ngưỡng ánh sáng nghiên cứu. Sự hình thành quả thể của các loài nấm thuộc chi Amanita tốt nhất ở cường độ ánh sáng từ 8000-10000 lux như vậy kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với thực tế điều tra các loài nấm này chỉ xuất hiện ở các kiểu rừng lá kim và rừng thưa, sau những cơn mưa trời nắng trở lại thì các loài nấm thuộc chi chi Amanita xuất hiện nhiều nhất. 3.5.5. Ảnh hƣởng của sinh cảnh đến sự phân bố các loài nấm thuộc chi Amanita Từ kết quả nghiên cứu ở bảng 3.6 biểu đồ 5 thấy rõ rằng sinh cảnh có ảnh hưởng đến sự xuất hiện quả thể của các loài nấm thuộc chi Amanita. Các loài nấm chi Amanita ở khu vực Tây Nguyên xuất hiện chủ yếu ở các sinh cảnh rừng thông, rừng hỗn giao và thảm cỏ cây bui là chủ yếu so với 5 kiểu rừng đã điều tra. 3.5.6. Mô hình hồi qu đa biến dự báo tần số xuất hiện mật độ của các loài nấm liên quan tới các nhân tố sinh thái nhiệt độ, độ ẩm, độ cao và cƣờng độ chiếu sáng Bảng 3.6. Số liệu điều tra của các nhân tố sinh thái với các loài nấm chi Amanita tại khu vực Tây Nguyên. Nhi Tansoxu Kieu Doca Doa Anh Stt Tên khoa học et athien rung o m sang do 1 Amanita spreta Peck& acc 1887 34 3 200 24 90 8200 2 Amanita sp.6 35 3 200 25 75 10600 3 Amanita pantherina D.T. Jenkins 1977 33 3 250 21 80 8800 4 Amanita spreta Peck& acc 1887 37 3 250 22 75 11460 5 Amanita pilosella Corner & Bas 1962 28 3 250 24 90 5500
- 18 Nhi Tansoxu Kieu Doca Doa Anh Stt Tên khoa học et athien rung o m sang do 6 Amanita sp.1 33 3 250 24 95 6890 7 Amanita sp.9 31 2 250 25 90 6600 8 Amanita sp.12 40 3 250 25 75 12600 9 Amanita similis Boedijn 1951 35 1 250 25 60 12200 10 Amanita sp.8 31 1 300 22 90 6500 11 Amanita sp.4 33 4 300 22 85 7900 12 Amanita solitaria sensu NCL 1960 37 3 300 24 90 9000 13 Amanita phalloides (Fr.) Secr. 1833 34 4 300 24 85 8200 14 Amanita sp.2 33 3 300 24 85 7870 15 Amanita sp.12 36 2 300 25 80 9690 16 Amanita caesarea Gillet 1874 32 3 300 25 90 6790 17 Amanita sp.5 32 4 300 25 85 6967 18 Amanita sp.1 34 4 300 25 85 8000 19 Amanita sp.8 35 2 300 26 98 7000 20 Amanita sp.2 34 3 350 20 99 6400 21 Amanita sp.11 39 2 400 21 80 10800 22 Amanita sp.3 33 3 400 22 90 6650 23 Amanita sp.7 39 3 400 22 91 9230 24 Amanita sp.8 36 3 400 23 90 7800 25 Amanita pantherina D.T. Jenkins 1977 39 4 400 23 85 9890 26 Amanita sp.10 34 4 400 23 95 6500 27 Amanita caesarea Gillet 1874 34 3 400 23 100 6000 28 Amanita crocea 34 3 450 20 89 7050
- 19 Nhi Tansoxu Kieu Doca Doa Anh Stt Tên khoa học et athien rung o m sang do 29 Amanita sp. 12 35 4 450 22 85 7800 30 Amanita sp.9 40 3 450 22 89 9500 31 Amanita calyptroderma 41 4 450 22 90 9700 32 Amanita sp.1 35 4 450 22 90 7000 33 Amanita sp.5 33 3 450 22 85 6670 Amanita caesareoides Lj.N. Vassiljeva 34 41 4 450 23 97 9000 1950 35 Amanita sp.7 34 3 500 17 97 6000 36 Amanita excelsa 38 2 500 19 91 8080 37 Amanita spreta Peck& acc 1887 38 1 500 21 90 7900 38 Amanita sp.6 38 3 500 21 90 8200 39 Amanita eliae 34 4 500 21 90 6500 40 Amanita sp.11 34 4 500 21 95 6000 41 Amanita similis (Boedijn 1951) 38 4 500 22 98 7200 42 Amanita sp.3 32 3 500 23 90 5500 43 Amanita similis Boedijn 1951 36 4 550 22 90 7000 44 Amanita sp.5 40 4 560 19 94 8340 45 Amanita pantherina D.T. Jenkins 1977 38 4 600 17 95 7000 46 Amanita sp.5 40 1 600 18 95 7900 47 Amanita flavoconia G.F. Atk. 1902 39 2 600 18 98 7000 Amanita cokeri E.-J. Gilbert & Kühner 48 36 2 600 19 90 6870 ex E.-J. Gilbert 1940 49 Amanita phalloides (Fr.) Secr. 1833 37 4 600 19 90 7112 50 Amanita sp.10 42 1 600 20 90 9200 51 Amanita sp.12 36 2 600 21 95 5900
- 20 Nhi Tansoxu Kieu Doca Doa Anh Stt Tên khoa học et athien rung o m sang do 52 Amanita fulva 39 2 600 21 90 7700 53 Amanita phalloides (Fr.) Secr. 1833 38 1 620 18 98 6500 54 Amanita multisquamosa Peck 1901 37 1 650 19 90 7000 55 Amanita sp.12 40 4 700 17 90 7700 56 Amanita sp.11 38 2 700 17 99 6100 57 Amanita flavoconia G.F. Atk. 1902 38 1 700 18 94 6500 58 Amanita sp.5 39 2 700 18 95 6900 59 Amanita excelsa 37 1 700 18 95 6000 60 Amanita sp.2 42 2 700 18 97 8000 61 Amanita fulva 39 1 700 18 95 7000 Amanita caesareoides Lj.N. Vassiljeva 62 41 2 700 19 92 7800 1950 63 Amanita sp.10 39 2 700 19 85 7800 64 Amanita similis Boedijn 1951 38 2 700 19 90 7000 65 Amanita flavoconia G.F. Atk. 1902 38 2 700 20 90 6800 66 Amanita pilosella Corner & Bas 1962 45 2 710 20 90 10000 67 Amanita sp.3 40 1 750 17 95 7000 68 Amanita multisquamosa Peck 1901 39 1 750 17 100 6000 69 Amanita sp.4 41 1 800 17 95 7000 70 Amanita solitaria (sensu NCL 1960) 38 2 800 18 90 6500 71 Amanita caesarea (Gillet 1874) 41 2 800 18 95 7000 72 Amanita sp.8 35 1 800 19 85 5800 73 Amanita sp.2 41 2 850 20 95 6700 74 Amanita sp.6 39 1 900 17 95 5500
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: An ninh tài chính cho thị trường tài chính Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
25 p | 306 | 51
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển tư duy vật lý cho học sinh thông qua phương pháp mô hình với sự hỗ trợ của máy tính trong dạy học chương động lực học chất điểm vật lý lớp 10 trung học phổ thông
219 p | 288 | 35
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chiến lược Marketing đối với hàng mây tre đan xuất khẩu Việt Nam
27 p | 183 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 268 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 269 | 16
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p | 154 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán ứng suất trong nền đất các công trình giao thông
28 p | 223 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam
28 p | 177 | 9
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p | 149 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 54 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p | 199 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
32 p | 183 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay
26 p | 136 | 5
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam thông qua mô hình hấp dẫn thương mại
28 p | 16 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 119 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu cơ sở khoa học và khả năng di chuyển của tôm càng xanh (M. rosenbergii) áp dụng cho đường di cư qua đập Phước Hòa
27 p | 8 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ phương pháp tiếp cận hồi quy phân vị và phân rã Oaxaca – Blinder
28 p | 27 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin kế toán môi trường tại các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Việt Nam
25 p | 173 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn