Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Điều dưỡng: Phản ứng không mong muốn của người hiến máu tình nguyện và một số yếu tố liên quan
lượt xem 1
download
Luận văn mô tả đặc điểm chung và biểu hiện phản ứng không muốn ở người hiến máu tình nguyện; đánh giá một số yếu tố liên quan đến các phản ứng không mong muốn ở người hiến máu tình nguyện.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Điều dưỡng: Phản ứng không mong muốn của người hiến máu tình nguyện và một số yếu tố liên quan
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG TRẦN ĐĂNG KHÔI PHẢN ỨNG KHÔNG MONG MUỐN CỦA NGƯỜI HIẾN MÁU TÌNH NGUYỆN VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Chuyên nghành: Huyết học – Truyền máu Mã số: 8.72.03.01 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐIỀU DƯỠNG HÀ NỘI - 2019
- 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Ngày nay an toàn truyền máu cần được hiểu là một khái niệm tổng quát bao gồm những khía cạnh như: An toàn với người cho máu, người nhận máu, cán bộ y tế và tình nguyện viên . Người hiến máu phải được coi là “khách hàng đặc biệt” vì họ tham gia với dịch vụ truyền máu hoàn toàn tự nguyện, không vụ lợi; Người hiến máu mang đến cho cơ sở truyền máu nguồn máu để cung cấp cho nhu cầu cấp cứu và điều trị tại các bệnh viện. Đảm bảo an toàn sức khỏe của người hiến máu là vấn đề quan trọng trong đảm bảo an toàn truyền máu. Việc có được nguồn người hiến máu an toàn là quan trọng nhất đó chính là người hiến máu tình nguyện, hiến máu thường xuyên vì họ là những người khỏe mạnh, đảm bảo các tiêu chuẩn hiến máu, họ được tư vấn, có kiến thức phòng tránh các bệnh lây truyền qua đường truyền máu và được làm xét nghiệm sàng lọc mỗi lần hiến máu. Người hiến máu được quản lý bởi các trung tâm máu và họ là nguồn máu cung cấp ổn định và chất lượng. Tuy nhiên người hiến máu cũng phải đối mặt với một số nguy cơ đó là vấn đề về một số phản ứng lâm sàng có thể xảy ra khi hiến máu. Vì vậy, một điều quan trọng là người làm truyền máu thể hiện được việc nhận thức rõ giá trị về việc làm của mình qua việc chăm sóc người hiến máu một cách chu đáo trước, trong và sau khi hiến máu. Việc phát hiện sớm, xử lý và cấp cứu đúng, kịp thời những phản ứng không mong muốn xảy ra ở người hiến máu tại các điểm hiến máu là việc rất quan trọng. Tại Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu đề cập một cách hệ thống và đầy đủ về đặc điểm chung, các biểu hiện và một số yếu tố liên quan đến người hiến máu khi có các phản ứng lâm sàng không mong muốn. Do vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Phản ứng không mong muốn của người hiến máu tình nguyện và một số yếu tố liên quan” với mục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm chung và biểu hiện phản ứng không muốn ở người hiến máu tình nguyện. 2. Đánh giá một số yếu tố liên quan đến các phản ứng không mong muốn ở người hiến máu tình nguyện.
- 2 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Lịch sử truyền máu và hiến máu tình nguyện 1.1.1. Lịch sử phát triển truyền máu thế giới - Năm 1628 William Harvey (Anh) đã phát hiện ra bộ máy tuần hoàn, mở ra một kỷ nguyên mới cho ngành truyền máu. - Năm 1965 Richard Lower (Mỹ) đã thành công trong việc truyền máu giữa hai con chó. - Năm 1967 Denis J.A đã truyền hai lần cho một bệnh nhân trẻ tuổi bị suy nhược và thành công, nhưng đến lần thứ ba thì bệnh nhân tử vong. - Năm 1818 James Blundell đã thực hiện truyền máu cho hai người, người thứ nhất tử vong sau 2 ngày, người thứ hai là bệnh nhân bị thiếu máu đã thành công. Sau đó ông còn tiếp tục truyền máu cho 10 người nữa thì có 5 người thành công, có thể do ngẫu nhiên phù hợp nhóm máu. Từ đó việc truyền máu trở nên thông dụng hơn. Tuy nhiên đây là phương pháp truyền máu trực tiếp bằng cách nối một ống thông giữa tĩnh mạch người cho với tĩnh mạch người nhận, không kiểm soát được lượng máu truyền và tình trạng máu bị đông nên còn xảy ra rất nhiều tai biến. - Đến năm 1901 Karl Landsteier phát hiện ra hệ nhóm máu ABO và các yếu tố gây ngưng kết tương ứng. Sau đó học trò của ông là Decastello phát hiện nhóm máu AB. Tiếp theo năm 1913 Ottenberg đã nêu vấn đề hòa hợp nhóm máu trong truyền máu và đưa ra sơ đồ truyền máu mang tên ông. - Từ năm 1927 – 1947 Landsteier và học trò đã phát hiện thêm các hệ nhóm máu ngoài ABO, đó là M, N, P,…và vào năm 1940 phát hiện hệ Rh (Rhesus) đã có ý nghĩa lớn làm giảm rủi ro trong truyền máu. - Năm 1936 Fantus xây dựng ngân hàng máu đầu tiên trên thế giới tại Chicago. Cùng năm ở Nga cũng có ngân hàng máu, Yudin lấy máu từ tử thi, những người đột tử hoặc chấn thương, đây là một nguồn máu có thể dùng được nhưng rất hạn chế. Tuy nhiên thành công này của Yudin đã có tác dụng mạnh đến việc xây dựng ngân hàng máu. Ở đại chiến thế giới thứ hai do nhu cầu máu quá lớn, năm 1940 ở Mỹ, nước đầu tiên đã tổ chức chương trình thu gom máu qua hội Chữ thập đỏ. Từ đó nhiều bệnh viện đã tổ chức thu gom máu và bảo quản máu như một ngân hàng máu. Nhờ vậy người cho máu tình
- 3 nguyện ngày cằng tăng, thu gom máu ngày càng được nhiều hơn, các dụng cụ thu gom máu do đó cũng phát triển nhanh chóng. - Năm 1952 Walter và Murphy mô tả kỹ thuật lấy máu kín vào túi nhựa polyvinyl. Sau đó Gibson và cộng sự phát triển hệ thống lấy máu bằng túi dẻo và tìm ra chất chống đông CPD làm cho việc lấy máu được khép kín, an toàn và thời gian lưu trữ máu được dài hơn. - Ngày nay việc tiếp nhận máu được tiến hành một cách thuận lợi và rộng rãi nhờ túi lấy máu bằng chất dẻo, nên máu và các sản phẩm máu được sử dụng rộng rãi góp phần vào việc cứu sống bệnh nhân. Tuy nhiên các nhà khoa học cũng phát hiện ra các bệnh lây truyền qua đường truyền máu như virus HIV, HBV, HCV,… do đó cần phải sàng lọc các bệnh nhiễm trùng qua đường truyền máu 100% các đơn vị máu trước khi truyền. Ngoài ra trong truyền máu hiện đại còn phải sử dụng máu và các sản phẩm máu một cách đúng đắn, hợp lý nhằm phát huy tối đa hiệu quả và hạn chế tối thiều những tai biến truyền máu 1.1.2. Lịch sử phát triển truyền máu Việt Nam - Trước năm 1954 ở Việt Nam, ngân hàng máu do quân đội Pháp thành lập, tổ chức đầu tiên tại bệnh viện Đồn Thủy cung cấp máu cho quân đội Pháp, sau hòa bình, ta tiếp quản thủ đô và đổi tên là Quân y viện108. - Năm 1956 bệnh viện Việt Đức mở khoa lấy máu và truyền máu, tiếp đó nhiều bệnh viện cũng tổ chức thu gom máu. - Từ năm 1975 – 1992: Nhu cầu máu gia tăng, nguồn máu thu được chủ yếu là từ người bán máu (>90%), phương tiện thu gom máu bằng chai, an toàn truyền máu chủ yếu là làm phản ứng chéo và định nhóm máu, tìm đơn vị máu tương đồng. Các cơ sở truyền máu chỉ sàng lọc: sốt rét, giang mai; một vài cơ sở sàng lọc HBV, truyền máu toàn phần chiếm 100%, nước ta chưa có chương trình quốc gia về an toàn truyền máu. - Tháng 1 năm 1995 chúng ta thay chai bằng túi chất dẻo như quốc tế. Đến năm 1999, 100% đơn vị máu được sàng lọc HIV, HBV, HCV, giang mai, sốt rét ở tất cả các bệnh viện tuyến tỉnh và huyện có dùng máu. - Hiện nay, đã áp dụng kỹ thuật NAT được thực hiện trên máy xét nghiệm sinh học phân tử hoàn toàn tự động sàng lọc vi rút HBV, HCV, HIV cho độ chính xác, độ nhạy cao, đem hiệu quả rõ rệt trong
- 4 việc rút ngắn thời gian phát hiện ở giai đoạn cửa sổ của các vi rút. Kỹ thuật này góp phần mở ra kỷ nguyên mới bảo đảm an toàn truyền máu, cung cấp nguồn máu an toàn, kịp thời. 1.1.3. Lịch sử phong trào hiến máu tình nguyện - Phong trào hiến máu tình nguyện trên thế giới: Từ năm 1921 những trung tâm truyền máu được thành lập ở Anh, Hà Lan, Úc. Ngày 8/5/1974 được lấy làm ngày vận động “hiến máu cứu người” trên toàn thế giới. Hiện nay có rất nhiều các nước làm tốt công tác vận động hiến máu tình nguyện và nhắc lại. - Việt Nam đang là một trong số ít nước còn tồn tại hình thức cho máu lấy tiền. Đã từ lâu (1986) ngành truyền máu nước ta đã chủ trương tuyên truyền vận động và phát động phong trào hiến máu tình nguyện mà bước đầu dựa vào chiến lược thuyết phục người thân, bạn bè, đồng nghiệp. Song đến năm 1994 lượng máu này cũng chỉ đạt được 12 – 13% so với tổng lượng máu truyền trong toàn quốc. - Năm 1995 Bộ Y tế và Hội Chữ thập đỏ quyết định lấy ngày 06 tháng 01 là ngày bầu cử khóa quốc hội đầu tiên 1946 làm ngày động viên toàn dân tham gia hiến máu, tới năm 2000 Chính phủ quyết định đổi sang ngày 07 tháng 4 ngày sức khỏe toàn cầu dành cho an toàn truyền máu làm ngày cổ động hiến máu toàn quốc. Kể từ đó phong trào hiến máu tình nguyện ở nước ta ngày càng phát triển, số lượng máu tiếp nhận và tỷ lệ người hiến máu tình nguyện ngày càng tăng. - Trong vòng 10 năm (2008 – 2017) số máu tiếp nhận trong toàn quốc xu hướng tăng lên rất rõ rệt, theo thống kê của Ban Chỉ đạo quốc gia vận động hiến máu tình nguyện năm 2008 tiếp nhận được 518.325 đơn vị máu (tỷ lệ người hiến máu tình nguyện đạt 71,6%), năm 2012 tiếp nhận được 1.073.020 đơn vị máu (tỷ lệ người hiến máu tình nguyện đạt 91%), cho đến năm 2017 tiếp nhận được 1.456.958 đơn vị máu (tỷ lệ người hiến máu tình nguyện đạt 98%) 1.2. Thực trạng người hiến máu và công tác tiếp nhận máu 1.2.1. Thực trạng người hiến máu - Người hiến máu quyết định đến số lượng máu của các trung tâm truyền máu. Thực tế trên thế giới và ở Việt Nam, một trong những chỉ số quan trọng để đánh giá năng lực hoạt động của hệ thống truyền máu là số đơn vị máu tiếp nhận và tỷ lệ máu đáp ứng được với nhu cầu điều trị.
- 5 - Người hiến máu quyết định đến chất lượng, an toàn truyền máu. Họ có nhận thức đầy đủ để “tự sàng lọc” một cách nghiêm túc hiệu quả, được tuyển chọn và chăm sóc tốt sẽ là một biện pháp cơ bản nhất để đảm bảo an toàn truyền máu. Ngược lại, nếu người hiến máu bị nhiễm bệnh nhất là trong “giai đoạn cửa sổ” thì nguy cơ lây nhiễm cho người nhận máu. - Nước ta hiện nay cũng như một số nước đang phát triển, máu được lấy từ 4 đối tượng sau: + Người cho máu chuyên nghiệp: là những người vì cần tiền nên đi cho máu. Đa số đối tượng này đều có cuộc sống khó khăn, thu nhập thấp nên họ đi hiến máu khá đều đặn trong năm thậm chí trong nhiều năm. Tuy nhiên vì mục đích cần tiền họ có thể che giấu tiền sử bản thân hoặc cho máu nhiều nơi, chưa đủ thời gian hiến máu nhắc lại nên họ được xếp vào nhóm người cho máu không an toàn. + Người nhà cho máu: là người thân của người bệnh cho máu khi bệnh viện yêu cầu. Về mặt lý thuyết thì đây là người cho máu an toàn nhưng trên thực tế vì mong muốn cứu được người thân nên họ tìm cách để được cho máu, thậm chí là “mua người nhà”. Vì vậy đối tượng này cũng xếp vào nhóm người cho máu không an toàn. + Người cho máu tự thân: là người hiến máu cho chính bản thân mình. Cho máu tự thân chiếm tỷ lệ rất ít do phải có những yêu cầu về sức khỏe nên hầu hết các bệnh nhân cần truyền máu không đủ điều kiện để cho máu tự thân mặc dù cho máu tự thân có những ưu việt nổi trội hơn cho máu khác cá thể. + Người cho máu tình nguyện: là những người hoàn toàn tự nguyện cho máu của mình để cứu người bệnh khi có nhận thức đầy đủ về sự cần thiết và ý nghĩa cao đẹp của hiến máu cứu người, họ đã tự sàng lọc trước khi hiến máu. Người hiến máu tình nguyện mà nhất là người hiến máu tình nguyện nhắc lại là đối tượng cho máu an toàn nhất. Đối tượng này có những ưu điểm rất quan trọng, hơn các loại hình hiến máu khác như: Người hiến máu tình nguyện, không lấy tiền không phải chịu các áp lực về hiến máu; Việc hiến máu một cách thường xuyên, điều này rất quan trọng với việc duy trì khả năng cung cấp máu một cách đầy đủ cho điều trị; Những người hiến máu thường xuyên (nhắc lại) thì ít có khả năng nhiễm các các bệnh lây truyền qua đường truyền máu vì họ đã được giáo dục về tầm quan trọng của vấn đề máu an toàn và đã được xét nghiệm mỗi lần lặp lại khi họ đến hiến
- 6 máu. Người hiến máu dễ dàng hưởng ứng trước lời kêu gọi đối với việc hiến máu trong trường hợp thiếu máu khẩn cấp vì họ đã nhận thức rõ ràng về việc hiến máu tình nguyện [12], [18]. Do đó ở bất kỳ quốc gia nào trên thế giới, việc xây dựng và phát triển nguồn người hiến máu tình nguyện không lấy tiền là chính sách ưu tiên hàng đầu trong hoạt động truyền máu. Thống kê toàn quốc tỷ lệ người hiến máu tình nguyện năm 2017 là 98%, còn lại chủ yếu đối tượng cho máu chuyên nghiệp, người nhà cho máu tỷ lệ 2%. 1.2.2. Các điểm hiến máu tình nguyện tại Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương là Viện chuyên khoa đầu ngành, thực hiện các hoạt động chuyên khoa, chương trình, dự án liên quan đến các hoạt động Huyết học - Truyền máu trên toàn quốc, với nhiều hợp tác quốc tế. Phong trào hiến máu nhân đạo phát triển mạnh mẽ, chủ yếu là người hiến máu tình nguyện, đối tượng và địa bàn hiến máu ngày càng rộng. Trong những năm qua Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương đã xây dựng và tổ chức các điểm hiến máu tình nguyện bao gồm: - Điểm hiến máu cố định: Là điểm hiến máu được tổ chức thường xuyên hàng tuần, hàng tháng đặt tại địa điểm cố định và đối tượng tham gia hiến máu chủ yếu đã được xác định. Tuy nhiên số lượng máu tiếp nhận mỗi ngày không nhiều, theo nghiên cứu của Hà Hữu Nguyện và cộng sự năm 2014 kết quả tiếp nhận máu tại điểm hiến máu cố định giảm dần theo từng năm, năm 2009 là 2,8%, năm 2011 là 1,1%, năm 2013 là 0,1%. - Điểm hiến máu lưu động: Là điểm hiến máu được tổ chức tiếp nhận máu tại các cơ quan, trường học, xã/phường, các sự kiện ngày hội hiến máu,… một cách không thường xuyên thường gắn liền với các đợt hoặc chiến dịch truyền thông hay các sự kiện tại đơn vị, địa phương tổ chức hiến máu; một điểm hiến máu có thể tổ chức một ngày hay nhiều ngày liên tục (tuần lễ hiến máu). Có nhiều ưu điểm thuận tiện cho người hiến máu vì điểm được đặt tại nơi làm việc, học tập hoặc sinh sống của họ; thuận tiện truyền thông thu hút được nhiều người hiến máu, do đó chiếm tỷ lệ lớn về số lượng đơn vị máu tiếp nhận, năm 2013 tỷ lệ máu tiếp nhận được chiếm 87,2% tổng máu tiếp nhận các điểm hiến máu.
- 7 - Điểm hiến máu bằng xe ô tô chuyên dụng: là điểm hiến máu mà các hoạt động hiến máu diễn ra chủ yếu trên xe ô tô chuyên dụng. Loại điểm hiến máu này có thể đặt cố định tại một điểm nhất định hoặc di chuyển đến những nơi có các sự kiện, nơi đông người hay các cơ quan, trường học, khu dân cư,…Có nhiều ưu điểm thuận lợi cho người hiến máu không phải đi xa, là loại hoạt động tuyên truyền vận động hiên máu trực quan, hiệu quả tuy nhiên chỉ lấy máu với số lượng nhất định, phụ thuộc vào nhiều thời tiết, năm 2013 tỷ lệ máu tiếp nhận được chiếm 5,7% tổng máu tiếp nhận các điểm hiến máu. - Điểm hiến máu tại Trung tâm Máu Quốc gia: có vị trí ổn định lâu dài gần trung tâm cộng đồng mà những người hiến máu được gọi đến. Điểm hiến máu được tổ chức thường xuyên hàng ngày tại khoa Tiếp nhận máu và các thành phần máu - Trung tâm Máu Quốc gia. Tại đây hàng ngày tiếp nhận người hiến máu đến tham gia hiến máu toàn phần, từng phần; chủ yếu là người hiến máu tình nguyện, một phần là người hiến máu có nhận tiền bồi dưỡng và người nhà hiến máu (tùy từng thời điểm) năm 2013 tỷ lệ máu tiếp nhận được chiếm 7% tổng máu tiếp nhận các điểm hiến máu [7]. 1.3. Công tác vận động, tuyển chọn người hiến máu và lấy máu 1.3.1. Vận động tuyên truyền người hiến máu - Một nguồn máu đảm bảo nhất cho một Trung tâm truyền máu là những người hiến máu tình nguyện, không lấy tiền được xác định là an toàn hơn những người nhà, người thân hiến máu và những người hiến máu có nhận tiền bồi dưỡng. - Cũng như vậy, những người hiến máu thường xuyên thì an toàn hơn những người hiến máu mới, hoặc những người hiến máu một lần thụ động, bởi vì người hiến máu thường xuyên được thông tin tốt, được xét nghiệm sàng lọc thường xuyên các bệnh nhiễm trùng có thể truyền qua đường truyền máu. Do đó xây dựng được hệ thống người hiến máu thường xuyên, tình nguyện, không lấy tiền là biện pháp tốt nhất để đảm bảo cung cấp máu đầy đủ, an toàn trên cơ sở liên tục. - Việc hiến máu còn tương đối mới mẻ ở nhiều quốc gia, và người dân thì thường e ngại và không sẵn sàng hiến máu bởi họ chưa bao giờ được đề nghị hiến máu, hoặc ảnh hưởng tới sức khỏe bản thân họ,… Việc tuyên truyền, giáo dục là một phần tất yếu của công tác tuyển chọn người hiến máu. Giúp cho họ thay đổi nhận thức quan điểm vì sao hiến máu là cần thiết cho sự sống của người bệnh, họ sẵn
- 8 sàng hiến máu thường xuyên, tình nguyện, không lấy tiền, họ cũng hiểu được tầm quan trọng của máu an toàn để họ không nên hiến máu nếu họ có sức khỏe kém hoặc có nguy cơ truyền các bệnh qua đường truyền máu. 1.3.2. Tuyển chọn người hiến máu Công tác truyền máu đạt được hiệu quả khi đáp ứng được hai vấn đề đó là đảm bảo được hiệu quả điều trị và an toàn cho người nhận máu, đảm bảo an toàn sức khỏe cho người hiến máu, chất lượng đơn vị máu thu được và yếu tố tác động tích cực để người cho máu có thể hiến máu nhắc lại và thường xuyên. Trong hoàn cảnh cụ thể nước ta trong giai đoạn hiện nay với nhiều yếu tố không thuận lợi như: điều kiện kinh tế xã hội; yếu tố dân trí và thói quen sinh hoạt, điều kiện môi trường, đặc điểm khí hậu tự nhiên; sự hiểu biết và ý thức của người dân về hành động hiến máu. Do đó công tác tuyển chọn người hiến máu là một mắt xích quan trọng và then chốt của những người làm công tác truyền máu [21]. 1.3.3. Lấy máu từ người hiến máu - Nhiều cơ sở truyền máu đã theo dõi về những biểu hiện của người hiến máu, nhận thấy họ thường e ngại khi thấy kim lấy máu và sợ những phản ứng bất thường hoặc ngất xỉu trong khi lấy máu, đó là điều chủ yếu làm họ e ngại trước khi hiến máu. - Trong thực tế một số người rất sợ ánh sáng của cái kim lấy máu ngay cả trong ảnh. Như vậy rõ ràng là bất kỳ người nào thực hiện chọc ven đều phải có kỹ năng tay nghề, nếu kỹ thuật của họ kém, người hiến máu sẽ bị đau và có thể họ sẽ không muốn hiến máu nhắc lại nữa. Họ cũng có thể ngăn cản người khác hiến máu khi họ nói với người đó những ấn tượng sợ hãi của họ khi hiến máu. Nhiều cơ sở truyền máu hoặc ngân hàng máu bệnh viện luôn đảm bảo là nhân viên bộ phận tiếp nhận máu thực hiện việc chọc ven phải được đào tạo một cách thuần thục. 1.4. Chăm sóc người hiến máu sau hiến máu - Để đảm bảo sức khỏe người hiến máu và chăm sóc sức khỏe người hiến máu để họ tiếp tục hiến máu nhắc lại thường xuyên điều dưỡng lấy máu cần phải chăm sóc họ khi đã hoàn thành hiến máu, người hiến máu phải được nghỉ ngơi tối thiểu 20 phút để cơ thể có thể bổ sung được lượng máu đã cho. Trong thời gian này, cần cung
- 9 cấp một ít nước hoa quả để bổ sung cho lượng dịch bị mất đi, hoặc một bữa ăn nhẹ nếu có thể. - Khi một người hiến máu cảm thấy choáng váng hoặc chóng mặt thì nên để cho họ nằm đầu thấp, chân cao để tăng lượng máu cung cấp cho não. Trước khi rời cơ sở lấy máu người hiến máu cần phải được kiểm tra lại bởi nhân viên được đào tạo để đảm bảo rằng họ đã hoàn toàn khoẻ và cảm thấy là đã được chăm sóc chu đáo. - Một việc cần thiết là nhân viên lấy máu phải hướng dẫn người hiến máu về việc tự chăm sóc sau khi hiến máu như: Họ nên uống nhiều nước hơn thông lệ trong vòng 4 giờ trước và sau khi lấy máu. Họ nên giữ bông/băng dính cầm máu ở chỗ chọc ven khoảng 12 giờ. Không nên uống rượu bia hoặc chất kích thích sau khi hiến máu. Nếu chỗ chọc ven chảy máu, nên đưa tay lên cao và ấn vào chỗ bông cầm máu cho tới khi máu ngừng chảy. Nếu máu vẫn chảy thì họ nên quay lại cơ sở truyền máu để gặp bác sĩ hoặc điều dưỡng của cơ sở truyền máu. - Cần theo dõi và ghi nhận quá trình diễn biến của người hiến máu như việc chọc ven hoặc những phản ứng ở người hiến máu được lưu lại trong hồ sơ của họ để có thể chăm sóc tốt hơn hoặc quan tâm đặc biệt trong lần hiến máu sau. - Phải luôn cám ơn người hiến máu về việc hiến máu của họ trước khi họ ra về. Nếu trung tâm máu có sử dụng một hệ thống hẹn, thì nên đưa ra một lời hẹn cho lần đến sau nếu họ sẵn sàng và vui lòng hiến máu. Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo khoảng cách thời gian hiến máu 3 tháng với nam và 4 tháng với nữ. - Với những người hiến máu đến điểm lấy máu lưu động, họ cần được thông tin trước là khi nào sẽ có buổi lấy máu tới tại địa phương của họ và động viên họ tới tham dự. 1.5. Phản ứng không mong muốn ở người hiến máu 1.5.1. Ngất do phản ứng thần kinh phế vị (phản ứng vasovagal) 1.5.2. Phòng ngừa tai biến chọc vào động mạch 1.5.3. Phòng ngừa đau vết chọc kim và tụ máu khi hiến máu 1.6. Quy trình tổ chức buổi hiến máu tại Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương 1.7. Các nghiên cứu về phản ứng không mong muốn ở người hiến máu tình nguyện 1.7.1. Phản ứng không mong muốn ở người hiến máu tình nguyện trên thế giới
- 10 - Trên thế giới có nhiều nghiên cứu về vấn đề phản ứng không mong muốn ở người hiến máu. Theo nghiên cứu của Hamdan Almutairi và cộng sự (2017) tại Ả Rập Saudi, trong số 18.936 người hiến máu, 208 (1,1%) người hiến máu có phản ứng, trong đó 0,65% có các triệu chứng nhẹ (ớn lạnh, buồn nôn, xanh xao, chóng mặt, hồi hộp, đau đầu), trong khi 0,45% có các triệu chứng mức độ trung bình và nặng (tụt huyết áp, co giật, suy hô hấp). - Theo nghiên cứu của Sultan S và cộng sự (2016) tại Pakistan trong số 41.759 người hiến máu, 537 (1,3%) người hiến máu có phản ứng bất thường. Độ tuổi trung bình của người hiến máu có các phản ứng bất thường là 26,0 ± 6,8 tuổi. Trong số 537 người hiến máu, 429 (80%) có phản ứng của thần kinh phế vị (vasovagal-VVR), 133 (25%) bị buồn nôn, 63 (12%) bị ngất, 35 (6%) bị giảm thông khí, 9 (2%) bị chậm ngất 9 (2%) phát triển khối máu tụ. Không xuất hiện bất thường như chọc động mạch, chấn thương thần kinh, ngừng tim và co giật. Những người hiến máu ở độ tuổi dưới 30 và cân nặng dưới 70 kg có liên quan đáng kể với VVR, giảm thông khí và buồn nôn (p
- 11 tới một số yếu tố như thức khuya, không ăn sáng, ngủ ít, lo lắng/hồi hộp khi hiến máu. - Theo nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Chi Lan (2013) chọn ngẫu nhiên 900 người hiến máu hiến với các thể tích khác nhau, phản ứng bất thường xảy ra chiếm tỷ lệ 4,7%, nhóm tuổi có tỷ lệ phản ứng bất thường cao nhất (75%), nam gặp bất thường (4,4%) thấp hơn so với nữ (8,5%), người hiến máu lần đầu gặp phản ứng bất thường (56,2%) nhiều hơn so với hiến máu nhắc lại (43,8%), căn nặng người hiến máu < 50kg gặp nhiều hơn so với các nhóm khác (31,2%), yếu tố hồi hộp/lo lắng cũng có liên quan đến các phản ứng (16,7%), tỷ lệ người hiến máu hiến thể tích 250ml gặp phản ứng cao nhất (9,3%). CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng - Người hiến máu tình nguyện tại các điểm hiến máu máu lưu động, xe buýt lấy máu chuyên dụng, tại Trung tâm Máu Quốc gia. - Người hiến máu có đủ điều kiện tiêu chuẩn sức khỏe theo quy định Thông tư số 26/2013/TT-BYT của Bộ Y tế “Hướng dẫn hoạt động Truyền máu”. - Người hiến máu toàn phần, thể tích hiến 250ml, 350ml, 450ml. 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ - Đối tượng hiến máu: có nhận tiền bồi dưỡng, người nhà cho máu, người hiến máu tự thân. - Người hiến máu hiến các thành phần máu bằng gạn tách. - Người hiến máu không đủ điều kiện tham gia hiến máu: bản thân không muốn tham gia hiến máu; bị trì hoãn hiến máu; bị loại lâm sàng, loại xét nghiệm trước hiến máu như thiếu huyết sắc tố, test nhanh HBsAg dương tính, huyết tương đục. - Những người máu có tụ máu (bầm tím) trong và sau khi hiến máu. - Người hiến máu không đồng ý tham gia nghiên cứu; - Bảng thu thập số liệu không đủ thông tin và dữ liệu nghiên cứu, không thuộc phạm vi thời gian nghiên cứu. 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu - Thời gian nghiên cứu từ tháng 01/01/2019 – 31/5/2019.
- 12 - Địa điểm nghiên cứu: tại các điểm tiếp nhận máu (lưu động, xe buýt lấy máu chuyên dụng, tại Trung tâm Máu Quốc gia), được tiếp nhận tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương. 2.3. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, có phân tích. 2.4. Phương pháp chọn mẫu 2.4.1. Chọn mẫu thuận tiện 2.4.2. Cỡ mẫu Z2(1-α/2) x p(1-p) n= d2 - n: cỡ mẫu nghiên cứu - Z2(1-α/2): (hệ số tin cậy 95%) = 1,96 - p: tỷ lệ phản ứng lâm sàng không mong muốn (tham khảo tài liệu nghiên cứu tác giả Nguyễn Ngọc Chi Lan (2013) qua nghiên cứu ở người hiến máu tham gia hiến máu với các thể tích khác nhau, thì tỷ lệ phản ứng không mong muốn chiếm tỷ lệ 4,7%). p = 0,047. - d: khoảng sai lệch cho phép giữa mẫu nghiên cứu và quần thể. Lấy d = 0,6%. - Thay vào công thức ta tính được n = 2439. Cỡ mẫu được thu nhận trong nghiên cứu là 2891 người hiến máu tình nguyện. 2.3. Quy trình nghiên cứu Bước 1: Lên danh sách và lựa chọn ngẫu nhiên các điểm tiếp nhận máu (lưu động, xe buýt lấy máu chuyên dụng, tại Trung tâm Máu Quốc gia) trong thời gian nghiên cứu. Bước 2: Người hiến máu sau khi đăng ký được tư vấn, khám tuyển chọn, xét nghiệm sàng lọc trước hiến máu (bao gồm kiểm tra huyết sắc tố, huyết tương đục, test viêm gan B), người hiến máu đủ điều kiện tham gia hiến máu. Bước 3: Tiến hành lấy máu túi dẻo cho người hiến máu với thể tích 250ml/350ml/450ml. Chăm sóc người hiến máu sau hiến máu. Bước 4: Thu thập số liệu người hiến máu có các phản ứng không mong muốn tại điểm hiến máu đã được chọn. 2.4. Phương pháp thu thập và phân tích số liệu: Bằng “Phiếu thu thập số liệu” đã được thiết kế trước bao gồm đặc điểm chung người hiến máu, và các biểu hiện phản ứng không mong muốn ở người hiến máu. Số liệu được đưa vào bằng phần mềm Epidata 3.1; được xử lí và phân tích bằng phần mềm Stata 13.1.
- 13 2.5. Đạo đức nghiên cứu: Nghiên cứu được sự đồng ý của Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương và được chấp thuận bởi Hội đồng đạo đức Trường Đại học Thăng Long. Người hiến máu đồng ý và chấp nhận tham gia nghiên cứu. Dữ liệu thu thập chỉ phục vụ cho nghiên cứu. CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Bảng 1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu Đặc điểm Số lượng Tỷ lệ % Giới tính Nam 1518 52,5 Nữ 1373 47,5 Nhóm tuổi 18 - 24 1168 40,4 25 - 35 1051 36,4 36 - 49 556 19,2 ≥50 116 4,0 TB ± ĐLC 19,5 ± 0,95 Nghề nghiệp Lao động tự do 1125 38,9 Sinh viên 848 29,4 Cán bộ công nhân viên 676 23,4 Nông dân 142 4,9 Lực lượng vũ trang 100 3,4 Cân nặng
- 14 Đặc điểm Số lượng Tỷ lệ % Số lần hiến máu Lần đầu tiên 1111 38,4 Hai lần 685 23,7 Ba lần 375 13,0 4 - 10 lần 631 21,8 Trên 10 lần 89 3,1 TB ± ĐLC 2,92 ± 3,14 Nhóm máu A 588 20,3 B 823 28,5 O 1355 46,9 AB 125 4,3 Tỷ lệ nam và nữ tương ứng là 52,5% và 47,5%. Phần lớn người hiến máu tình nguyện từ 18 đến 35 tuổi. Các nhóm nghề chủ yếu của người hiến máu tình nguyện là lao động tự do, sinh viên và cán bộ công nhân viên. Phần lớn người hiến máu có cân nặng trên 50kg. Thể tích máu hiến phổ biến là 250 ml và 350 ml. Phần lớn người hiến máu hiến nhắc lại. Nhóm máu O là phổ biến nhất. Bảng 2. Tỷ lệ phản ứng không mong muốn (n = 2891) Phản ứng không mong muốn Số lượng Tỷ lệ (%) Có phản ứng 71 2,5 Không có phản ứng 2820 97,5 Có 71 người hiến máu tình nguyện có phản ứng không mong muốn, chiếm tỷ lệ 2,5%.
- 15 Bảng 3. Biểu hiện các phản ứng không mong muốn (n = 71) Biểu hiện Số lượng Tỷ lệ (%) Lo lắng 45 63,4 Môi và da nhợt nhạt 68 95,8 Vã mồ hôi 44 62,0 Choáng váng 67 94,4 Thở dài / thở ngáp 12 16,9 Buồn nôn 32 45,1 Nôn 3 4,2 Ngất xỉu 8 11,3 Cơn co giật 5 7,0 Tiểu tiện không tự chủ 0 0,0 Các biểu hiện của 71 người hiến máu có phản ứng không mong muốn bao gồm: 68 người hiến máu có môi và da nhợt nhạt, chiếm tỷ lệ 95,8%. Có 67 người hiến máu choáng váng, chiếm tỷ lệ 94,4%. Có 44 người hiến máu vã mồ hôi, chiếm tỷ lệ 62,0%. Có 45 người hiến máu lo lắng, chiếm tỷ lệ 63,4%. Không có trường hợp nào tiểu tiện không tự chủ. Bảng 4. Mức độ phản ứng không mong muốn (n = 71) Mức độ phản ứng Số lượng Tỷ lệ (%) Mức độ nhẹ 58 81,7 Mức độ trung bình 8 11,3 Mức độ nặng 5 7,0 Phần lớn người hiến máu có phản ứng không mong muốn ở mức độ nhẹ, chiếm tỷ lệ 81,7%. Có 11,3% người hiến máu có phản ứng không mong muốn ở mức độ trung bình và có 7,0% người hiến máu có phản ứng không mong muốn ở mức độ nặng.
- 16 Bảng 5. Thời điểm xuất hiện phản ứng không mong muốn (n = 71) Thời điểm xuất hiện phản ứng Số lượng Tỷ lệ (%) Trong hiến máu 7 9,9 Sau khi hiến máu 64 90,1 Phần lớn người hiến máu xảy ra phản ứng mong muốn sau khi hiến máu (90,1%). Có 7 trường hợp xuất hiện phản ứng không mong muốn trong quá trình hiến máu (9,9%). Bảng 6. Liên quan giữa tuổi và phản ứng không mong muốn (n = 2891) Tuổi Phản ứng không mong muốn OR, 95%CI p Có Không
- 17 Tỷ suất chênh phản ứng không mong muốn ở những người hiến máu ít hơn hoặc bằng 250 ml cao gấp 1,75 (95%CI 1,09-2,83) lần so với những người hiến máu trên 250 ml. Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa lượng máu đã hiến và phản ứng không mong muốn (p
- 18 cáo của tác giả Hamdan Almutairi tại một trong những trung tâm hiến máu lớn nhất ở Ả Rập Xê Út (2015), khi tỷ lệ phản ứng không mong muốn trong nghiên cứu này là 1,1%. Trong đó, 0,65% có các triệu chứng nhẹ (ớn lạnh, buồn nôn, xanh xao, chóng mặt, hồi hộp, đau đầu), trong khi 0,45% có các triệu chứng nghiêm trọng (hạ huyết áp, co giật; ngất, suy hô hấp, suy nhược). Khi so sánh với một nghiên cứu tại 3 trung tâm hiến máu lớn tại Ả Rập Xê Út của tác giả Nazli S và cộng sự (2013), kết quả của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu này; cụ thể, tỷ lệ có phản ứng không mong muốn là 2,8% được ghi nhận trong tổng số 11.941 lượt hiến máu (toàn bộ máu và apheresis), trong đó 2,5% có liên quan đến hiến máu toàn phần. Sự khác biệt về phương pháp nghiên cứu, cũng như các đặc trưng cá nhân, văn hóa, cũng như lối sống khác nhau giữa các nghiên cứu ở các khu vực khác nhau có thể là một trong những giải thích cho việc báo cáo tỷ lệ phản ứng không mong muốn khác nhau. Tuy nhiên, tỷ lệ các sự kiện bất lợi sau hiến máu vẫn là một chỉ số chất lượng quan trọng đối với bất kì trung tâm nào trên thế giới; chỉ số này cần được báo cáo hàng năm ở trong các quốc gia và trên thế giới. Chúng tôi cũng cân nhắc so sánh với tỷ lệ phản ứng không mong muốn trong các nghiên cứu trước tại Việt Nam. Theo kết quả nghiên cứu của tác giả Cao Minh Phương và cộng sự tại trung tâm Huyết học – Truyền máu Thái Nguyên trong thời gian từ tháng 1 đến hết tháng 9 năm 2010, tỷ lệ phản ứng lâm sàng không mong muốn ở người hiến máu tình nguyện trong nghiên cứu này là 2,40%. Tỷ lệ phản ứng lâm sàng trong nghiên cứu của chúng tôi (2,5%) hoàn toàn phù hợp với kết quả nghiên cứu của tác giả Cao Minh Phương (2,40%). So với nghiên cứu khác của tác giả Ngô Mạnh Quân tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương thì tỷ lệ phản ứng lâm sàng không mong muốn ở người hiến máu tình nguyện là 2,06%; tỷ lệ trong nghiên cứu của chúng tôi
- 19 cao hơn không đáng kể. Có sự khác biệt giữa hai nghiên cứu có thể do nghiên cứu của tác giả Ngô Mạnh Quân khảo sát trên đối tượng chủ yếu là học sinh sinh viên đang học tập trên địa bàn thành phố Hà Nôi, trong khi đó nghiên cứu của chúng tôi được thực hiện trên các nhóm đối tượng thuộc các nhóm nghề khác nhau. Khi thực hiện trên nhóm đối tượng là học sinh sinh viên thì tỷ lệ phản ứng lâm sàng không mong muốn thấp hơn bởi đây là nhóm thường xuyên có phong trào vận động và hiến máu tình nguyện được phát triển mạnh ở các trường Đại học, cao đẳng, nên công tác tuyên truyền vận động hiến máu tốt hơn, cũng như nhận thức của nhóm này về công việc hiến máu nói chung, và phản ứng nói riêng sẽ rõ ràng hơn. Mặc dù việc thu thập máu toàn phần đã được thực hiện trong nhiều thập kỷ và do đó được coi là an toàn, nhưng việc thu thập thủ công có liên quan đến nhiều biến chứng tiềm ẩn. Đầu tiên là về các biến chứng xảy ra ngay lập tức hoặc trong vài giờ sau khi làm thủ thuật hiến tặng như các biến chứng liên quan đến tĩnh mạch hoặc tác dụng tuần hoàn. Thứ hai là về tác dụng lâu dài như thiếu sắt ở người đã hiến máu. Phản ứng co mạch đối với hiến máu đã được báo cáo kể từ khi bắt đầu thu thập máu có tổ chức. Các triệu chứng là yếu, chóng mặt, xanh xao, hạ huyết áp, e ngại, nhịp tim chậm. Những phản ứng này xảy ra trong hoặc ngay sau khi hiến máu. Tỷ lệ lưu hành chung là 1,4% đến 7% (trung bình) và 0,1% đến 0,5% (phản ứng nặng). Nghiên cứu của chúng tôi hoàn toàn phù hợp với các bằng chứng đã báo cáo ở các khu vực khác nhau trên thế giới. Chúng tôi đã ghi nhận cụ thể biểu hiện lâm sàng không mong muốn đối với 71 người hiến máu. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi là quan trọng để cân nhắc chăm sóc thật tốt, cũng như hạn chế các yếu tố nguy cơ cho người tham gia hiến máu tự nguyện.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 789 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Hoạch định chiến lược kinh doanh dịch vụ khách sạn tại công ty cổ phần du lịch - dịch vụ Hội An
26 p | 422 | 83
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản tại Công ty TNHH Thẩm định giá và Dịch vụ tài chính Đà Nẵng
26 p | 504 | 76
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 544 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 527 | 47
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Cải cách thủ tục hành chính ở ủy ban nhân dân xã, thị trấn tại huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
26 p | 342 | 41
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Dầu khí Toàn Cầu
26 p | 307 | 39
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng chương trình tích hợp xử lý chữ viết tắt, gõ tắt
26 p | 331 | 35
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 350 | 27
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 247 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 287 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Phân tích và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác lập dự án đầu tư ở Công ty cổ phần tư vấn xây dựng Petrolimex
1 p | 116 | 10
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra ở Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang
26 p | 228 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Lý thuyết độ đo và ứng dụng trong toán sơ cấp
21 p | 220 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển thương hiệu Trần của Công ty TNHH MTV Ẩm thực Trần
26 p | 100 | 8
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 264 | 7
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Các cấu trúc đại số của tập thô và ngữ nghĩa của tập mờ trong lý thuyết tập thô
26 p | 233 | 3
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu tính chất hấp phụ một số hợp chất hữu cơ trên vật liệu MCM-41
13 p | 201 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn