i<br />
<br />
Hiện nay, thẻ thanh toán là một trong những phương tiện thanh toán không<br />
dùng tiền mặt đang được sử dụng phổ biến nhất. Việc các ngân hàng, trong đó có<br />
BIDV đẩy mạnh hoạt động kinh doanh thẻ là hướng đi đúng, phù hợp với xu thế<br />
phát triển của khu vực và thế giới. Vì vậy, việc phân tích thực trạng phát triển dịch<br />
vụ thẻ nhằm tìm ra nguyên nhân của những tồn tại và đề ra những giải pháp nhằm<br />
đưa hoạt động kinh doanh thẻ tại BIDV phát triển bền vững là một việc hết sức cần<br />
thiết trong giai đoạn này. Đó chính là lý do em lựa chọn đề tài: “Phát triển dịch vụ<br />
thẻ tại Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu cho luận<br />
văn tốt nghiệp của mình. Luận văn đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu như<br />
phân tích định lượng, phân tích định tính và thống kê so sánh.<br />
CHƯƠNG 1: PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THẺ CỦA CÁC NGÂN HÀNG<br />
THƯƠNG MẠI<br />
1.1. Tổng quan về thẻ ngân hàng<br />
Thẻ ngân hàng là một phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt mà người<br />
chủ thẻ có thể sử dụng để rút tiền mặt tại các Ngân hàng đại lý, các máy rút tiền tự<br />
động hoặc thanh toán tiền mua hàng hoá, dịch vụ tại các điểm chấp nhận thanh toán<br />
bằng thẻ.<br />
Thẻ ngân hàng có những đặc điểm cơ bản: tính linh hoạt, tính tiện lợi, tính an<br />
toàn. Thẻ ngân hàng có thể phân làm nhiều loại dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau<br />
như thẻ băng từ và thẻ thông minh; thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ; thẻ trong nước và thẻ<br />
quốc tế…<br />
1.2. Dịch vụ thẻ của ngân hàng thương mại<br />
Dịch vụ thẻ của ngân hàng thương mại là việc ngân hàng cung ứng các dịch<br />
vụ sử dụng thẻ ngân hàng tới từng cá nhân, doanh nghiệp và tổ chức thông qua<br />
mạng lưới chi nhánh hoặc các phương tiện công nghệ thông tin, điện tử viễn thông<br />
với đối tượng khách hàng chủ yếu là khách hàng cá nhân. Dịch vụ thẻ có đặc điểm<br />
là số lượng khách hàng lớn và phân tán, quy mô giao dịch nhỏ, hoạt động chủ yếu<br />
dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại và có tính nhạy cảm đối với chính sách<br />
marketing<br />
<br />
ii<br />
<br />
Hoạt động phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ diễn ra theo một chu trình<br />
khép kín, bao gồm nhiều thành viên tham gia: ngân hàng phát hành, ngân hàng<br />
thanh toán, chủ thẻ, đơn vị chấp nhận thẻ và tổ chức phát hành thẻ quốc tế. 5 chủ<br />
thể này đều giữ một vai trò nhất định trong quá trình sử dụng thẻ ngân hàng, mà cụ<br />
thể là quá trình phát hành thẻ và thanh toán thẻ,<br />
Dịch vụ thẻ đóng một vai trò nhất định trong phát triển kinh tế xã hội. Đối<br />
với ngân hàng, dịch vụ thẻ đem lại lợi nhuận tương đối ổn định và ít rủi ro, tạo ra<br />
một kênh huy động vốn đáng kể với chi phí thấp, giúp ngân hàng mở rộng thị<br />
trường,và thu lời nhiều hơn nhưng cũng đòi hỏi ngân hàng phải không ngừng hoàn<br />
thiện, nâng cao trình độ, trang bị thêm các thiết bị kỹ thuật mới. Đối với chủ thẻ, thẻ<br />
ngân hàng là một “ví tiền” hết sức an toàn, gọn nhẹ và linh hoạt. Đối với ĐVCNT,<br />
việc chấp nhận thanh toán qua thẻ giúp tăng khả năng thu hút khách hàng, tăng<br />
doanh số cung ứng hàng hoá dịch vụ của ĐVCNT. Đối với nến kinh tế, phát triển<br />
dịch vụ thẻ làm giảm khối lượng tiền mặt trong lưu thông, tiết kiệm thời gian và chi<br />
phí giao dịch xã hội, là một kênh thu hút vốn nhàn rỗi trong dân cư, kích thích tiêu<br />
dùng, xây dựng một nền văn minh thanh toán và tiêu dùng, từ đó tạo điều kiện<br />
thuận lợi hơn cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.<br />
1.3. Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển dịch vụ thẻ của một ngân hàng<br />
Cho đến nay chưa có một hệ thống chính thức nào được xây dựng để đánh<br />
giá sự phát triển trong dịch vụ thẻ của một ngân hàng thương mại nhưng chúng ta<br />
có thể sử dụng một số chỉ tiêu định lượng như số lượng thẻ phát hành phản ánh quy<br />
mô hoạt động phát hành thẻ của ngân hàng, tốc độ tăng trưởng nhanh hay chậm của<br />
hoạt động phát hành thẻ; thị phần của từng loại thẻ thể hiện thế mạnh về loại thẻ<br />
nào đó của ngân hàng; số lượng máy ATM/POS cho thấy mạng lưới thanh toán thẻ<br />
của ngân hàng có mạnh và rộng khắp hay không; trong khi đó tổng giá trị giao dịch<br />
qua thẻ và thu nhập từ dịch vụ thẻ là kết quả tổng hợp của chất lượng dịch vụ, sự đa<br />
dạng dịch, sự phát triển dịch vụ cũng như hiệu quả hoạt động kinh doanh thẻ của<br />
từng NHTM... Bên cạnh đó, có thể sử dụng một số chỉ tiêu định tính như sự thoả<br />
mãn, hài lòng của khách hàng, tính chính xác, an toàn, bảo mật của các giao dịch,<br />
<br />
iii<br />
<br />
tiện ích của dịch vụ thẻ, thời gian thực hiện nghiệp vụ… để đánh giá chất lượng<br />
dịch vụ thẻ của ngân hàng.<br />
1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển dịch vụ thẻ<br />
Sự phát triển dịch vụ thẻ chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố, gồm các nhân tố<br />
khách quan như môi trường kinh tế, môi trường pháp lý, môi trường khoa học kỹ<br />
thuật, thói quen sử dụng tiền mặt trong thanh toán của người dân, và mức độ cạnh<br />
tranh trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Đồng thời hoạt động kinh doanh thẻ chịu<br />
ảnh hướng lớn của các nhân tố chủ quan gồm định hướng phát triển, các chính sách<br />
của ngân hàng, năng lực tài chính, uy tín của ngân hàng, trình độ nguồn nhân lực,<br />
trình độ công nghệ, tính đa dạng, tiện ích của các sản phẩm thẻ và mạng lưới phân<br />
phối.<br />
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THẺ TẠI<br />
NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ & PHÁT TRIỂN VIỆT NAM<br />
2.1. Khái quát về BIDV và Trung tâm thẻ<br />
Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam được thành lập năm 1957. Đến<br />
nay, BIDV đã trở thành NHTM Nhà nước hàng đầu Việt Nam, hoạt động theo mô<br />
hình Tổng Công ty Nhà nước hạng đặc biệt với tính hệ thống thống nhất cao, gồm<br />
NHTM (114 chi nhánh và gần 600 phòng giao dịch), công ty chứng khoán, bảo<br />
hiểm, đầu tư tài chính... Trải qua hơn 50 hoạt động, BIDV không ngừng mở rộng và<br />
phát triển, đứng thứ tư trong số các ngân hàng về quy mô vốn điều lệ, quy mô lợi<br />
nhuận cũng luôn gia tăng, năm 2010 tăng hơn 6 lần so với năm 2006.<br />
Ttháng 6/2006, Trung tâm thẻ của BIDV đã được thành lập trực thuộc hội sở<br />
chính. Hiện tại, trung tâm thẻ BIDV được cấu gồm 3 phòng: Phòng Phát triển kinh<br />
doanh, Phòng Nghiệp vụ, Phòng Quản lý rủi ro với chức năng tham mưu cho ban<br />
lãnh đạo BIDV trong việc hoạch định chính sách, giải pháp phát triển kinh doanh<br />
dịch vụ thẻ, quản lý vận hành hoạt động kinh doanh thẻ, phát hành các loại thẻ<br />
thanh toán cho toàn hệ thống...<br />
<br />
iv<br />
<br />
2.2. Thực trạng phát triển dịch vụ thẻ của BIDV giai đoạn 2006 – tháng<br />
6/2011<br />
Đến tháng 6/2002 dịch vụ thẻ BIDV – ATM được chính thức khai trương<br />
phục vụ khách hàng, BIDV trở thành một trong những ngân hàng đầu tiên tại Việt<br />
Nam phát hành thẻ ghi nợ nội địa. Hiện nay BIDV đã phát hành nhiều sản phẩm thẻ<br />
ghi nợ nội địa như thẻ BIDV eTrans, BIDV Power, BIDV Harmony… và hai loại<br />
thẻ tín dụng quốc tế là thẻ BIDV Precious và BIDV Flexi.<br />
Quy mô thị trường thẻ của BIDV đang ngày càng phát triển, thể hiện trước<br />
hết ở số lượng thẻ BIDV phát hành ngày càng tăng. Số lượng thẻ ghi nợ nội địa phát<br />
hành tăng trung bình hơn 31%/năm, song tốc độ tăng trưởng không đều, đặc biệt<br />
nhảy vọt giai đoạn cuối năm 2007, đầu năm 2008 khi Chính phủ ban hành quyết<br />
định trả lương qua tài khoản cho cán bộ hưởng lương từ ngân sách Nhà nước. Sau<br />
đó đến năm 2009 số lượng thẻ phát hành giảm sút và tăng lên trong năm 2010 khi<br />
BIDV tập trung quảng bá thương hiệu và cho ra đời sản phẩm mới là thẻ ghi nợ<br />
Harmony. Tốc độ tăng trưởng thẻ phát hành mới của BIDV không cao nếu so với<br />
mặt bằng thị trường dẫn đến vị trí và thị phần của BIDV về thẻ ghi nợ nội địa liên<br />
tục suy giảm qua các năm từ vị trí thứ 2 năm 2005 xuống thứ 6 tính đến tháng<br />
6/2011 với thị phần 11%.<br />
Đến tháng 3/2009, BIDV mới chính thức bước vào thị trường thẻ tín dụng<br />
bằng việc ra mắt thẻ BIDV Precious, tiếp đến là thẻ BIDV Flexi vào tháng 12/2009.<br />
Do gia nhập thị trường thẻ tín dụng tương đối muộn, sản phẩm thẻ của BIDV còn<br />
hạn chế, công tác marketing cho thẻ của BIDV chưa được thực sự chú trọng, sự<br />
cạnh tranh giữa các ngân hàng trong lĩnh vực thẻ ngày càng gay gắt nên thẻ tín dụng<br />
của BIDV chưa tạo được nhiều dấu ấn trên thị trường thẻ Việt Nam, thị phần thẻ tín<br />
dụng của BIDV giữ một vị trí khá khiêm tốn.<br />
Với nhiều nỗ lực phát triển mạng lưới thanh toán thẻ, hệ thống máy ATM<br />
của BIDV không ngừng tăng lên, tăng 3 lần từ năm 2006 đến nửa đầu năm 2011.<br />
Song do nhiều ngân hàng khác như Ngân hàng NNo&PTNT, Ngân hàng Ngoại<br />
thương, Ngân hàng Đông Á… cũng đầu tư mạnh để mở rộng mạng lưới ATM, thị<br />
<br />
v<br />
<br />
phần máy ATM của BIDV trong những năm qua có xu hướng giảm từ 14,3% năm<br />
2006 xuống còn 9,4% nửa đầu năm 2011. Tuy nhiên, BIDV vẫn duy trì vị trí một<br />
trong những ngân hàng có số lượng ATM lớn nhất Việt Nam và luôn được đánh giá<br />
là ngân hàng có mạng lưới ATM rộng, phân bố khá đều trên toàn quốc. Trong giai<br />
đoạn hiện nay, BIDV có thể cân nhắc việc kết nối để tận dụng mạng lưới thanh toán<br />
chung của hệ thống ngân hàng để tiết kiệm nguồn lực, tập trung cho việc hiện đại<br />
hóa hệ thống máy móc thiết bị hiện có hay công tác marketing sản phẩm thẻ.<br />
Năm 2007, mạng lưới đơn vị chấp nhận thẻ của BIDV bắt đầu hình thành với<br />
550 máy POS trên 33 tỉnh, thành phố, đến 6 tháng đầu năm 2011 đã tăng lên 2.728<br />
POS, đặc biệt năm 2010 số lượng máy POS tăng gần gấp đôi năm 2009. Điều này<br />
cho thấy BIDV đang tập trung rất nhiều nỗ lực để mở rộng mạng lưới chấp nhận<br />
thẻ, tạo điều kiện để phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng.<br />
Là một ngân hàng có quy mô, uy tín lớn, cùng với mạng lưới ATM trải khắp<br />
cả nước, BIDV được đánh giá là ngân hàng có thế mạnh về thẻ ghi nợ. Tổng giá trị<br />
giao dịch thẻ ghi nợ của BIDV không ngừng tăng mạnh qua các năm với tốc độ tăng<br />
trưởng bình quân 30 – 40%/năm. Riêng năm 2010 tốc độ tăng trưởng giá trị giao<br />
dịch thẻ ghi nợ của BIDV vẫn tiếp tục tăng cao (hơn 31%) nhưng có phần giảm sút<br />
so với tốc độ tăng năm 2009 do BIDV đã tập trung nhiều hơn vào hướng phát triển<br />
thẻ tín dụng.<br />
Giá trị giao dịch thẻ tín dụng Visa của BIDV cũng đạt mức khá cao, đặc biệt<br />
tăng mạnh trong ba năm trở lại đây. Do đến tháng 8/2007, BIDV mới bắt đầu triển<br />
khai mạng lưới POS nên giá trị giao dịch thẻ tín dụng năm 2007 còn khá khiêm tốn,<br />
chỉ đạt mức 68 tỷ đồng. Năm 2010, thẻ tín dụng quốc tế có tốc độ tăng trưởng<br />
mạnh, gần 67%, khi các cá nhân gặp khó khăn trong mua ngoại tệ tiền mặt tại ngân<br />
hàng thời gian qua. hạ tầng về thẻ tăng cao, cũng như người dân đã ý thức được các<br />
lợi ích của thẻ như tiêu trước trả sau, miễn lãi trong vòng 45 ngày hay các lợi ích<br />
cộng thêm như tặng tiền mặt và quay số trúng thưởng khi mở thẻ, giảm giá khi<br />
thanh toán bằng thẻ, tích điểm tặng quà…<br />
Cùng với sự mở rộng của hoạt động kinh doanh thẻ, thu nhập từ hoạt động<br />
này cũng liên tục đạt được mức tăng trưởng khá cao với tốc độ tăng bình quân 25 –<br />
<br />