i<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN VĂN<br />
Các ngân hàng thương mại (NHTM) nói chung và Ngân hàng Thương mại cổ<br />
phần (TMCP) Đông Nam Á nói riêng là những trung gian tài chính quan trọng trong<br />
nền kinh tế. Hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ và dịch vụ ngân hàng, quản lý một khối<br />
lượng lớn vốn và tài sản, các NHTM không thể tránh khỏi những rủi ro trong hoạt động<br />
tín dụng, thanh toán, nguồn vốn, quỹ…Để ngăn ngừa rủi ro, hoàn thiện tổ chức kiểm<br />
toán nội bộ (KTNB) là một yêu cầu cũng như một nhân tố góp phần vào sự ổn định và<br />
phát triển của các NHTM.<br />
Đối với Ngân hàng TMCP Đông Nam Á, bộ phận KTNB được thành lập ngày<br />
ngày 15/2/2007 theo Quyết định số 54/2007/QĐ –HĐQT ngày 12/02/2007, tuy nhiên<br />
trong thực tế hiện nay, hoạt động KTNB đang gặp nhiều khó khăn, bất cập. Khó khăn<br />
lớn nhất mà KTNB trong các NHTM đang gặp phải là thiếu chiến lược rõ ràng và dài<br />
hạn cho KTNB; việc tổ chức KTNB chưa đảm bảo tính hợp lý và hiệu quả, có quy<br />
trình KTNB chưa phù hợp. Do đó, việc nghiên cứu Đề tài “Tổ chức kiểm toán nội bộ<br />
trong Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Nam Á” mang tính cấp bách trong hoạt<br />
động kinh doanh của Ngân hàng hiện nay.<br />
Ngoài Lời mở đầu và Kết luận, nội dung Luận văn gồm ba phần chính được<br />
trình bày trong 3 chương:<br />
Chương 1: Cơ sở lý luận của tổ chức kiểm toán nội bộ trong ngân hàng thương<br />
mại;<br />
Chương 2: Thực trạng tổ chức kiểm toán nội bộ trong Ngân hàng Thương mại<br />
cổ phần Đông Nam Á;<br />
Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện tổ chức kiểm toán nội bộ<br />
trong Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Nam Á.<br />
<br />
ii<br />
<br />
Trong Chương 1, Cơ sở lý luận của tổ chức kiểm toán nội bộ trong ngân<br />
hàng thương mại, Luận văn trình bày những nội dung sau đây:<br />
Thứ nhất, vai trò và nội dung của kiểm toán nội bộ nói chung và kiểm toán<br />
nội bộ trong các ngân hàng thương mại nói riêng.<br />
KTNB chính thức ra đời năm 1941 tại Hoa Kỳ với sự ra đời của Viện Kiểm toán<br />
nội bộ (IIA). Trong quá trình hình thành và phát triển, vai trò của KTNB dần được phát<br />
triển theo các khái niệm của các tổ chức, hiệp hội nghề nghiệp kế toán – kiểm toán.<br />
Theo khái niệm được sử dụng phổ biến hiện nay thể hiện trong các chuẩn mực thực<br />
hành KTNB do IIA ban hành vào năm 1999 thì KTNB là hoạt động đưa ra sự đảm bảo<br />
và tư vấn mang tính độc lập và khách quan được thiết kế nhằm mang lại giá trị và tăng<br />
cường hoạt động của một tổ chức. KTNB trợ giúp một tổ chức đạt được các mục tiêu<br />
của mình thông qua phương pháp tiếp cận có hệ thống và có nguyên tắc để đánh giá và<br />
tăng cường tính hiệu quả của công tác quản trị rủi ro, của hệ thống kiểm soát nội bộ<br />
(KSNB) và của các chu trình quản lý. Cùng với sự phát triển không ngừng và ngày<br />
một phức tạp của nền kinh tế, vai trò của KTNB trong việc kiểm soát rủi ro đã dần<br />
được công nhận và phát triển từ vai trò đảm bảo sang cả hỗ trợ, tư vấn và gia tăng giá<br />
trị.<br />
Ở Việt Nam, trong lĩnh vực kiểm tra, kiểm soát Luật Doanh nghiệp nhà nước năm<br />
1995 đã có quy định liên quan đến KTNB và ban kiểm soát do hội đồng quản trị thành<br />
lập. Tuy nhiên chức năng nhiệm vụ của các bộ phận này chưa rõ ràng, chưa đề cập cụ<br />
thể đến hoạt động của KTNB. Trong lĩnh vực ngân hàng, để tạo điều kiện phát huy hơn<br />
nữa hiệu quả hoạt động của hệ thống KTNB, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ban<br />
hành Quyết định Số 37/2006/QĐ –NHNN ngày 01/08/2006 về Quy chế mới của<br />
KTNB của tổ chức tín dụng (TCTD). Theo đó, KTNB trong các TCTD là hoạt động<br />
kiểm tra, rà soát, đánh giá một cách độc lập, khách quan đối với hệ thống kiểm tra,<br />
KSNB; đánh giá độc lập về tính thích hợp và sự tuân thủ các chính sách, thủ tục quy<br />
trình đã được thiết lập trong TCTD, thông qua đó đơn vị thực hiện KTNB đưa ra các<br />
<br />
iii<br />
<br />
kiến nghị, tư vấn nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các hệ thống, các<br />
quy trình, quy định, góp phần đảm bảo TCTD hoạt động an toàn, hiệu quả, đúng pháp<br />
luật.<br />
Thứ hai, về đặc điểm tổ chức kiểm toán nội bộ trong NHTM. Hoạt động kinh<br />
doanh của ngân hàng rất đa dạng bao gồm hoạt động huy động vốn, hoạt động tín<br />
dụng, hoạt động đầu tư, hoạt động dịch vụ thanh toán, hoạt động ngân quỹ và các hoạt<br />
động khác. NHTM phải đối mặt rất nhiều rủi ro: các rủi ro về sản phẩm – dịch vụ và<br />
các rủi ro hoạt động như rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất, rủi ro ngoại hối, rủi ro thanh<br />
khoản. NHTM với những đặc điểm kinh doanh như sự phân tán địa điểm giao dịch, sự<br />
phức tạp trong hệ thống KSNB, mục tiêu doanh số lợi nhuận cao …có ảnh hưởng lớn<br />
đến hoạt động của KTNB.<br />
Để thực hiện vai trò của mình, KTNB trong các NHTM thực hiện ba loại kiểm<br />
toán gồm kiểm toán hoạt động, kiểm toán báo cáo tài chính và báo cáo quản trị, kiểm<br />
toán tuân thủ. Tùy theo yêu cầu của ban lãnh đạo và đơn vị được kiểm toán, tùy năng<br />
lực và hoàn cảnh, KTNB có thể thực hiện ba hoặc một trong ba công việc hoạt động<br />
kiểm toán trên. Tổ chức KTNB gồm 2 nội dung: tổ chức công tác KTNB và tổ chức<br />
bộ máy KTNB.<br />
Trong mọi trường hợp, tổ chức công tác kiểm toán được tiến hành theo một quy<br />
trình chung với bốn bước cơ bản: Chuẩn bị kiểm toán, thực hiện kiểm toán, kết thúc<br />
kiểm toán và cuối cùng là theo dõi thực hiện khuyến nghị. Bước chuẩn bị kiểm toán<br />
bao gồm việc KTNB phải xác định, phân tích, đánh giá những rủi ro và xây dựng hồ<br />
sơ rủi ro cho từng hoạt động của TCTD. Đây chính là căn cứ để KTNB lập kế hoạch<br />
kiểm toán hàng năm và kế hoạch cho từng cuộc kiểm toán và trình hội đồng quản trị<br />
thông qua. Trong quá trình thực hiện kiểm toán, chương trình kiểm toán sẽ được lập<br />
đối với mỗi nội dung kiểm toán gồm thủ tục kiểm toán thực hiện, mục tiêu, quy mô,<br />
nội dung chính cần đạt được…Kết quả của cuộc kiểm toán được thể hiện trên hồ sơ<br />
kiểm toán và được lập thành báo cáo kiểm toán trong giai đoạn kết thúc kiểm toán.<br />
<br />
iv<br />
<br />
Khác với các cuộc kiểm toán thông thường, tổ chức KTNB không chỉ dừng lại ở lập<br />
báo cáo kiểm toán mà còn có trách nhiệm theo dõi việc khắc phục, chỉnh sửa của đơn<br />
vị được kiểm toán để hạn chế tối đa nhất rủi ro mà TCTD có thể gặp phải.<br />
Căn cứ quy mô, mức độ và đặc điểm hoạt động của TCTD và trên cơ sở đề nghị<br />
của Ban Kiểm soát, Hội đồng quản trị quyết định tổ chức bộ máy của KTNB. Bộ máy<br />
KTNB trong NHTM thường phân theo ngành dọc, theo khu vực địa lý (như miền Bắc,<br />
Trung, Nam) hoặc theo nghiệp vụ (tín dụng, kế toán, rủi ro…). Để bộ phận KTNB có<br />
thể thực hiện đầy đủ nhiệm vụ và chức năng của mình, bộ máy kiểm toán phải có<br />
nguồn lực và nhân lực đầy đủ và có khả năng. Tiêu chuẩn đặt ra đối với kiểm toán viên<br />
(KTV) bao gồm tính trung thực, tính khách quan, kiến thức chuyên môn và khả năng<br />
phân tích, đánh giá, tổng hợp. Ngoài ra, TCTD được thuê các chuyên gia, tổ chức bên<br />
ngoài có đủ khả năng để thực hiện một phần công việc nếu cần thiết. Tổ chức bộ máy<br />
kiểm toán cần có sự luân chuyển KTV nội bộ định kỳ nhằm tăng cường tính khách<br />
quan và độc lập của bộ phận KTNB.<br />
Cuối cùng, về kinh nghiệm quốc tế, kết quả khảo sát của Ủy ban giám sát ngân<br />
hàng Basel và Viện kiểm toán nội bộ Hoa kỳ đã khái quát những đặc điểm tổ chức<br />
KTNB về phạm vi, vai trò, nguyên tắc và quy trình KTNB tại một số NHTM lớn trên<br />
thế giới. Qua đó, NHTM Việt Nam nói chung và Ngân hàng TMCP Đông Nam Á nói<br />
riêng có thể rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu về tổ chức KTNB như việc nhận<br />
thức đúng về vị trí và lợi ích của KTNB cũng như xây dựng lộ trình để tổ chức KTNB<br />
tốt nhất, phù hợp với thông lệ quốc tế.<br />
Như vậy, những cơ sở lý luận chung được trình bày trong chương 1 giúp chúng ta<br />
hình dung tổng quan về tổ chức kiểm toán nội bộ nói chung và kiểm toán nội bộ trong<br />
ngân hàng thương mại nói riêng. Đặc biệt, Luận văn còn nêu được những kinh nghiệm<br />
quốc tế trong các ngân hàng trên thế giới về tổ chức kiểm toán nội bộ.<br />
<br />
v<br />
<br />
Trong Chương 2, thực trạng tổ chức kiểm toán nội bộ trong Ngân hàng<br />
TMCP Đông Nam Á, Luận văn trình bày những nội dung sau:<br />
Thứ nhất, đặc điểm chung của Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á<br />
với tổ chức kiểm toán nội bộ.<br />
Ngân hàng TMCP Đông Nam Á tên giao dịch quốc tế là Southeast Asia Bank<br />
(SeABank) được NHNN cấp giấy phép thành lập ngày 25/3/1994. Trải qua hơn 15 năm<br />
phát triển, SeABank đã có những bước phát triển vượt bậc về vốn điều lệ, tài sản, mạng<br />
lưới hoạt động và đạt được những thành công hết sức khả quan. SeAbank hiện đang là<br />
một trong tốp 10 ngân hàng TMCP lớn nhất Việt Nam với số vốn điều lệ là 5.068 tỷ<br />
đồng, 1.100 nhân viên và gần 80 điểm giao dịch trên toàn quốc.<br />
Là một NHTM đa năng, SeABank cung ứng đầy đủ và phong phú các sản phẩm<br />
dịch vụ ngân hàng truyền thống và hiện đại như các dịch vụ nhận tiền gửi, dịch vụ tín<br />
dụng, dịch vụ thẻ, dịch vụ thanh toán, kinh doanh tiền tệ…và hoạt động đầu tư ở các<br />
công ty con. Năm 2009, SeAbank đã đạt được những thành công đáng ghi nhận qua<br />
mức lợi nhuận trước thuế đạt 600,3 tỷ đồng, tăng 152% so với năm 2008; sức sinh lời<br />
vốn, tài sản đạt mức cao và các giải thưởng trong và ngoài nước.<br />
Với chiến lược kinh doanh mới tập trung bán lẻ, quy mô vốn lớn, SeAbank càng<br />
mở rộng mạng lưới giao dịch; các hình thức huy động vốn, cho vay, thanh toán, kinh<br />
doanh tiền tệ...với loại hình, tính chất đa dạng. Huy động vốn luôn có tốc độ tăng<br />
nhanh qua các năm do SeAbank liên tục mở ra các chương trình khuyến mãi, ưu đãi<br />
khách hàng như Mừng xuân sang đón lộc vàng, Mùa hè tuyệt vời, lộc vàng nhân<br />
đôi...Từ nghiệp vụ cho vay truyền thống, đến nay, SeAbank có thể cung cấp hầu hết<br />
các dịch vụ tài chính ngân hàng hiện có tại Việt Nam. Đặc biệt đối với nhóm khách<br />
hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhóm khách hàng cá nhân, SeAbank phát triển hàng<br />
loạt sản phẩm mới đa dạng, hấp dẫn, phù hợp khả năng từng đối tượng, giúp khách<br />
hàng dễ dàng tiếp cận được nguồn vốn với chi phí hợp lý. Tổng dư nợ của SeAbank<br />
năm 2009 đạt gần 25.000 tỷ đồng, tăng 43% so với năm 2008. Ngoài ra, hoạt động thẻ<br />
<br />