intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Phương pháp lượng giác trong việc giải toán thuộc chương trình trung học phổ thông

Chia sẻ: Dien_vi09 Dien_vi09 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

41
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài hệ thống lớp các bài toán giải được bằng phương pháp lượng giác; đưa ra quy trình giải cho từng lớp bài toán; định hướng cho học sinh cách nhận biết các dấu hiệu trong một bài toán có thể vận dụng phương pháp lượng giác để giải... Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Phương pháp lượng giác trong việc giải toán thuộc chương trình trung học phổ thông

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br /> ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG<br /> − − − − − − −−<br /> <br /> PHAN THỊ ĐỊNH<br /> <br /> PHƯƠNG PHÁP LƯỢNG GIÁC TRONG VIỆC<br /> GIẢI TOÁN THUỘC CHƯƠNG TRÌNH<br /> TRUNG HỌC PHỔ THÔNG<br /> <br /> Chuyên ngành: Phương pháp Toán sơ cấp<br /> Mã số: 60.46.40<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC<br /> <br /> Đà nẵng, năm 2011<br /> <br /> Công trình được hoàn thành tại<br /> ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG<br /> <br /> Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN NGỌC CHÂU<br /> <br /> Phản biện 1: TS. Lê Hoàng Trí<br /> Phản biện 2: PGS.TS. Huỳnh Thế Phùng<br /> <br /> Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ<br /> Khoa học họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 28 tháng 5 năm 2011.<br /> <br /> * Có thể tìm hiểu luận văn tại:<br /> - Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng<br /> - Thư viện trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng.<br /> <br /> 1<br /> <br /> MỞ ĐẦU<br /> 1. Lí do chọn đề tài<br /> Dạy học toán có vai trò quan trọng trong việc thực hiện các mục đích và<br /> chức năng của giáo dục toán học. Đối với học sinh phổ thông, giải toán là<br /> một trong những hình thức chủ yếu của hoạt động toán học. Đây là một loại<br /> hình hoạt động riêng biệt, phổ biến và rất cần thiết nhằm giúp học sinh nắm<br /> vững kiến thức và ứng dụng chúng vào thực tiễn một cách có hiệu quả.<br /> Một trong những nhiệm vụ cơ bản của dạy học toán là bồi dưỡng cho<br /> học sinh kỹ năng tìm tòi, phát hiện và vận dụng các phương pháp vào việc<br /> giải toán. Vận dụng phương pháp lượng giác vào việc giải toán là một trong<br /> những biện pháp để giải quyết nhiệm vụ này. Trong chương trình toán học<br /> phổ thông, học sinh cũng đã được làm quen với phương pháp lượng giác, tuy<br /> nhiên với một thời lượng không nhiều và chỉ ở một mức độ nhất định. Hơn<br /> nữa sách giáo khoa cũng không chỉ ra việc định hướng, tìm tòi lời giải bằng<br /> phương pháp lượng giác và cũng chưa chú trọng đến rèn luyện kỹ năng này.<br /> Bên cạnh đó trong các kỳ thi tuyển sinh đại học, thi học sinh giỏi toán trong<br /> và ngoài nước thường xuất hiện những bài toán mà lời giải của chúng có thể<br /> tìm được bằng phương pháp lượng giác.<br /> Với mục đích tìm hiểu phương pháp lượng giác và hệ thống một cách đầy<br /> đủ những ứng dụng của phương pháp lượng giác trong chương trình toán<br /> trung học phổ thông, tôi chọn đề tài luận văn cho mình là: "Phương pháp<br /> lượng giác trong việc giải toán thuộc chương trình trung học phổ thông. "<br /> <br /> 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu<br /> - Hệ thống lớp các bài toán giải được bằng phương pháp lượng giác.<br /> - Đưa ra quy trình giải cho từng lớp bài toán.<br /> - Định hướng cho học sinh cách nhận biết các dấu hiệu trong một bài toán<br /> có thể vận dụng phương pháp lượng giác để giải.<br /> - Nhằm nâng cao năng lực tư duy cho học sinh, cần thiết phải xây dựng<br /> <br /> 2<br /> <br /> chuỗi các bài toán từ một bài toán gốc nào đó (bằng phương pháp tương tự<br /> hóa, tổng quát hóa...).<br /> <br /> 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br /> - Chương trình toán bậc trung học phổ thông, đặc biệt là bộ môn lượng<br /> giác.<br /> - Phương pháp lượng giác trong đại số, giải tích và hình học.<br /> - Các ứng dụng của phương pháp lượng giác.<br /> <br /> 4. Phương pháp nghiên cứu<br /> - Nghiên cứu tư liệu: sách giáo khoa, sách giáo viên, sách tham khảo, các<br /> tạp chí toán học tuổi trẻ và các tài liệu liên quan.<br /> - Phương pháp tiếp cận: sưu tầm, phân tích, tổng hợp, hệ thống.<br /> <br /> 5. Nội dung luận văn<br /> Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được chia thành 3 chương<br /> Chương 1, trình bày sơ lược các kiến thức về lượng giác như: một số định<br /> nghĩa, tính chất, các công thức lượng giác cơ bản...Ngoài ra để làm cơ sở<br /> cho các chương sau, các bổ đề thường dùng và các bất đẳng thức lượng giác<br /> quen thuộc trong tam giác cũng được giới thiệu trong chương này.<br /> Chương 2, trình bày phương pháp lượng giác trong đại số và giải tích,<br /> bao gồm ứng dụng của phương pháp lượng giác trong chứng minh đẳng thức<br /> và bất đẳng thức; trong giải phương trình, bất phương trình và hệ phương<br /> trình; trong bài toán cực trị; trong bài toán tìm nguyên hàm và tính tích<br /> phân.<br /> Các ứng dụng của phương pháp lượng giác trong hình học được trình bày<br /> trong chương 3 bao gồm ba phần: các bài toán về đường tròn; các bài toán<br /> về elip và hypebol; các bài toán hình học phẳng khác.<br /> <br /> 3<br /> <br /> Chương 1<br /> KIẾN THỨC CHUẨN BỊ<br /> Chương này nhắc lại sơ lược những kiến thức cơ bản về lượng giác như:<br /> Một số định nghĩa, các tính chất cơ bản. Phần cuối của chương trình bày<br /> một số bất đẳng thức lượng giác trong tam giác và các bổ đề sẽ được dùng<br /> trong các chương sau.<br /> <br /> 1.1<br /> <br /> Một số định nghĩa<br /> <br /> 1.1.1<br /> <br /> Góc và cung lượng giác<br /> <br /> 1.1.2<br /> <br /> Hệ thức Sa-lơ<br /> <br /> 1.1.3<br /> <br /> Giá trị lượng giác của góc (cung) lượng giác<br /> <br /> 1.2<br /> <br /> Các tính chất cơ bản<br /> <br /> 1.3<br /> <br /> Các bổ đề thường dùng<br /> <br /> Bổ đề 1.1. Cho x, y, z là các số dương thỏa: x + y + z = xyz , khi đó tồn<br /> tại tam giác nhọn ABC sao cho: x = tan A; y = tan B; z = tan C<br /> Bổ đề 1.2. Cho x, y, z ∈ R+ thỏa: xy + yz + zx = 1. Khi đó tồn tại tam<br /> giác ABC sao cho: x = tan A2 ; y = tan B2 ; z = tan C2<br /> Bổ đề 1.3. Cho x, y, z ∈ R+ thỏa: x2 + y 2 + z 2 + 2xyz = 1. Khi đó tồn tại<br /> tam giác nhọn ABC sao cho: x = sin A2 ; y = sin B2 ; z = sin C2<br /> <br /> 1.4<br /> <br /> Các bất đẳng thức cơ bản trong tam giác<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1