intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế phát triển: Phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam

Chia sẻ: Dien_vi09 Dien_vi09 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

153
lượt xem
45
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của nghiên cứu "Phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam" là đề xuất các giải pháp nhằm phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn huyện Tây Giang của tỉnh Quảng Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế phát triển: Phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG<br /> TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ<br /> <br /> NGUYỄN THỊ THANH MÂY<br /> <br /> PHÁT TRIỂN BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN<br /> TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TÂY GIANG,<br /> TỈNH QUẢNG NAM<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ PHÁT TRIỂN<br /> Mã số: 60.31.01.05<br /> <br /> ĐÀ NẴNG, NĂM 2018<br /> <br /> Công trình được hoàn thành tại<br /> TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG<br /> <br /> Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Hiệp<br /> <br /> Phản biện 1: TS. Lê Bảo<br /> Phản biện 2: TS. Hoàng Hồng Hiệp<br /> <br /> Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt<br /> nghiệp thạc sĩ Kinh tế phát triển họp tại Trường Đại học Kinh<br /> tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 11 tháng 08 năm 2018.<br /> <br /> Có thể tìm hiểu luận văn tại:<br /> − Trung tâm Thông tin-Học liệu, Đại học Đà Nẵng<br /> − Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng<br /> <br /> 1<br /> MỞ ĐẦU<br /> 1. Tính cấp thiết của đề tài<br /> Trong xã hội hiện đại, các quốc gia, một mặt nỗ lực hướng vào<br /> và phát huy mọi nguồn lực, nhất là nguồn nhân lực cho tăng trưởng<br /> kinh tế, nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, tạo ra bước<br /> phát triển bền vững và ngày càng phồn vinh cho đất nước; mặt khác,<br /> không ngừng hoàn thiện hệ thống (an sinh xã hội) ASXH, trước hết<br /> là bảo hiểm xã hội (BHXH) để giúp cho con người, người lao động<br /> có khả năng chống đỡ với các rủi ro xã hội, đặc biệt là rủi ro trong<br /> kinh tế thị trường và rủi ro xã hội khác. Kinh tế ngày càng phát<br /> Huyện Tây Giang có 10 xã, trong đó có 8 xã biên giới giáp với<br /> nước bạn Lào. Dân số của huyện khoảng 17.780 người, cư dân sinh<br /> sống ở đây chủ yếu là dân tộc C’tu (chiếm hơn 93%), còn lại là dân<br /> tộc Kinh lên công tác và ̀ buôn bán.<br /> Bảo hiểm xã hội tự nguyện ra đời từ năm 2008, mở ra cơ hội<br /> cho người lao động được hưởng lương hưu, góp phần bảo đảm cuộc<br /> sống của họ khi về già. Tính ưu việt của chính sách là rất rõ. Tuy<br /> nhiên, đã 10 năm trôi qua số lượng người tham gia bảo hiểm xã hội<br /> tự nguyện tại huyện Tây Giang còn hạn chế (tháng 12 năm 2016 là<br /> 315 người) số lượng người lao động tham gia này chưa xứng với kỳ<br /> vọng và tiềm năng, nhiều người dân chưa được tiếp cận với thông tin<br /> về bảo hiểm xã hội tự nguyện.<br /> Đối tượng tham gia BHXH tự nguyện chủ yếu là người đã có<br /> thời gian tham gia BHXH bắt buộc, đóng tiếp BHXH tự nguyện để<br /> đủ điều kiện hưởng lương hưu; số người tham gia BHXH tự nguyện<br /> mới còn hạn chế, hàng năm phát triển rất chậm.<br /> Từ những lý do trên, tác giả chọn đề tài "Phát triển Bảo hiểm<br /> <br /> 2<br /> xã hội tự nguyện trên địa bàn huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam"<br /> để nghiên cứu thực trạng vấn đề này và đưa ra những giải pháp góp<br /> phần nâng cao hiệu quả chính sách an sinh xã hội tại huyện Tây<br /> Giang.<br /> 2. Mục tiêu nghiên cứu<br /> Mục tiêu của nghiên cứu là đề xuất các giải pháp nhằm phát<br /> triển bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn huyện Tây Giang của<br /> tỉnh Quảng Nam.<br /> Để đạt được mục tiêu này, đề tài xác định triển khai 3 nhiệm<br /> vụ sau:<br /> - Khái quát hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển<br /> BHXH TN làm cơ sở cho việc đánh giá thực trạng và đề xuất giải<br /> pháp của nghiên cứu.<br /> - Mô tả thực trạng phát triển BHXH TN trên địa bàn huyện<br /> Tây Giang, đánh giá những thành công và hạn chế cùng các nguyên<br /> nhân nhằm có cơ sở để xuất các giải pháp phù hợp trong thời gian<br /> tới.<br /> - Làm rõ quan điểm về tổ chức dịch vụ bảo hiểm xã hội tự<br /> nguyện cho người dân, đưa ra những kiến nghị và giải pháp tổ chức<br /> dịch vụ bảo hiểm xã hội tự nguyện cho người dân nhằm đáp ứng<br /> ngày càng cao chất lượng dịch vụ BHXH của đối tượng tham gia<br /> BHXH trên địa bàn huyện Tây Giang trong thời gian sắp đến.<br /> 3. Câu hỏi nghiên cứu<br /> - Nhu cầu tham gia BHXH tự nguyện của người lao động trên<br /> địa bàn huyện như thế nào?<br /> - Thu nhập của người dân thấp có phải là nguyên nhân chính<br /> dẫn đến việc người dân không mặn mà với việc tham gia BHXH TN?<br /> - Chính sách an sinh khi tham gia BHXH TN có thu hút được<br /> <br /> 3<br /> người lao động khi họ so sánh với các chế độ khi tham gia các loại<br /> hình Bảo hiểm thương mại?<br /> - Việc tuyên truyền phố biến các kiến thức về chính sách<br /> BHXH TN đến người dân đã thực sự được đảm bảo chưa.<br /> 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu<br /> 4.1 Đối tượng nghiên cứu:<br /> Các vấn đề lý luận và thực tiễn về sự phát triển bảo hiểm xã<br /> hội tự nguyện và các nguyên nhân ảnh hưởng tới sự phát triển bảo<br /> hiểm xã hội tự nguyện. Đối tượng điều tra: Cơ quan bảo hiểm xã hội;<br /> Người lao động, người dân đang tham gia và có nhu cầu tham gia<br /> BHXH tự nguyện.<br /> 4.2 Phạm vi nghiên cứu<br /> Pham vi về nội dung nghiên cứu: Sự phát triển bảo hiểm xã<br /> hội tự nguyện đối với người lao động. Tập trung vào các nhóm đối<br /> tượng là lao động nông thôn, người dân tự tạo việc làm, lao động tự<br /> do trên địa bàn huyện.<br /> Phạm vi về không gian nghiên cứu: Trên địa bàn huyện Tây<br /> Giang.<br /> Phạm vi về thời gian nghiên cứu: Từ năm 2016 về trước.<br /> 5. Phương pháp nghiên cứu<br /> Luận văn dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng<br /> và sử dụng các phương pháp cụ thể như: phương pháp khái quát hóa,<br /> phương pháp thống kê, phương pháp phân tích - tổng hợp, nội suy và<br /> khảo sát điều tra chọn mẫu để nghiên cứu thực trạng dịch vụ BHXH<br /> và chất lượng dịch vụ BHXH tại địa bàn huyện Tây Giang và đề xuất<br /> một số giải pháp nhằm hoàn thiện chất lượng dịch vụ BHXH tự<br /> nguyện cho người dân trên địa bàn huyện Tây Giang.<br /> Phương pháp phân tích - tổng hợp và nội suy sử dụng chuỗi dữ<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0