intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Ảnh hưởng của văn hóa Mỹ đối với Châu Âu từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay

Chia sẻ: Tri Nhân | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:14

27
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài mong muốn đem lại một cách nhìn mới, hệ thống, đúng đắn về bản chất và tính ưu việt của nền văn hoá Mỹ từ đó thấy được bản sắc và giá trị của văn hoá Mỹ đối với Châu Âu nói chung và thế giới nói riêng. Đây cũng là bức tranh khái quát và toàn diện nhất giúp cho người đọc hình dung rõ nét về nền văn hoá và bản sắc của văn hoá Mỹ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Ảnh hưởng của văn hóa Mỹ đối với Châu Âu từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay

  1. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Từ lâu, Mỹ và Châu Âu đã được xem là hai phần trọng yếu, không thể thiếu được của một nền văn minh tiêu biểu nhất cho thế giới hiện đại, đó là nền văn minh phương Tây. Mặc dù là hai phần có địa vị tương đương nhau thế nhưng cho đến nay, khi đề cập đến một số vấn đề lịch sử - văn hoá, người ta lại rất khó tách rời Châu Âu và Mỹ. Có lẽ điều đó xuất phát từ những duyên nợ sâu sắc kéo dài hàng thế kỷ của hai khu vực này. Một trong những duyên nợ luôn được nhắc đến đó là ảnh hưởng qua lại về mặt văn hoá hết sức đậm nét giữa các quốc gia Âu - Mỹ. Trên thực tế, sự tiếp xúc và ảnh hưởng văn hoá giữa Mỹ và Châu Âu không còn là vấn đề mới mẻ đối với giới nghiên cứu lịch sử, văn hoá. Ở nước Mỹ, ảnh hưởng văn hoá qua lại giữa Mỹ và các quốc gia khác trên thế giới, trong đó có các quốc gia Châu Âu thậm chí đã trở thành đề tài để chuyên sâu nghiên cứu hết sức sôi nổi. Giáo sư sử học của Đại học Texas ở Austin Richard Pells, chuyên gia về văn hoá và điện ảnh Mỹ thế kỷ XX đã từng trực tiếp bày tỏ sự quan tâm sâu sắc đến ảnh hưởng của văn hoá đại chúng Mỹ trên thế giới cũng như những ảnh hưởng đang tiếp diễn của văn hoá nước ngoài đối với Mỹ1. Bản thân ông đã có khá nhiều công trình, bài viết nghiên cứu so sánh về văn hoá Châu Âu và nước Mỹ rất có giá trị, tiêu biểu như cuốn: Not Like Us: How Europeans have Loved, Hated, and Transformed American Culture since World War II (Basic Books, 1997). Ở Châu Âu, việc nghiên cứu về những tương đồng, khác biệt cũng như những ảnh hưởng văn hoá giữa Châu Âu và nước Mỹ, đặc biệt là quá trình “Mỹ hoá” (Americanization), cũng rất được quan tâm bởi nó có liên quan mật thiết đến vị trí 1 http:// www.rediff.com/movies/2006/sep/04pells.htm, cập nhật ngày 4 tháng 9 năm 2006.
  2. và vai trò của Châu Âu trong một thế giới mà cực Mỹ đang tạm thời thao túng cũng như nó góp phần định hình thêm cho chính sách văn hoá của Liên minh Châu Âu…Tuy được quan tâm nghiên cứu rộng rãi như vậy nhưng vấn đề tiếp xúc, ảnh hưởng văn hoá giữa Châu Âu và Mỹ vẫn chưa thực sự được thể hiện một cách hệ thống và đầy đủ. Thật khó tìm thấy một công trình, bài viết nào giúp chúng ta định hình một cách toàn diện, rõ nét về mối duyên nợ văn hoá Âu - Mỹ. Do vậy, đề tài này mong muốn đem lại một cách nhìn khái quát song tương đối toàn diện, hệ thống hơn về ảnh hưởng của văn hoá Mỹ đến Châu Âu từ sau chiến tranh Thế giới thứ hai cho đến nay. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Nguồn tài liệu mà đề tài tham khảo và sử dụng là rất rộng lớn, có thể lên đến hàng ngàn đầu sách và bài viết, cả bằng tiếng Việt và ngoại ngữ, cả của các tác giả trong nước và tác giả nước ngoài. Vấn đề văn hóa Âu - Mỹ và sự ảnh hưởng, tác động qua lại lẫn nhau đã được học giả nước ngoài quan tâm nghiên cứu từ rất sớm. Tuy nhiên, chưa có nhiều công trình nghiên cứu ảnh hưởng của văn hóa Mỹ đối với văn hóa Châu Âu từ sau chiến tranh Thế giới thứ hai đến nay. Về các công trình nước ngoài đã được dịch ra tiếng Việt, chúng ta có thể kể tên, ví dụ các bộ sách đồ sộ: Nền tảng văn minh phương Tây của một tập thể tác giả với sự chủ biên của M. Chambers và Ba. Hanawalt, Văn hóa thế kỷ XXI của M.Fragonard, và Văn minh phương Tây của C.Brinton, J.B Christopher và R.L.Wofl. Vấn đề bản sắc và biện pháp tạo dựng bản sắc của văn hóa châu Âu, Mỹ và phương Tây đã được bàn đến trong hàng loạt công trình của các học giả nước ngoài. Nổi tiếng nhất và sớm nhất là tác phẩm kinh điển Nền dân trị Mỹ của nhà xã
  3. hội học Pháp Alexis Toquille. Trong những thập niên 1960 - 1980 ở Châu Âu người đã biên soạn cả một “Bộ sách giới thiệu kiến thức thời đại” mang tính phổ cập kiến thức, trong đó tập trung vào văn minh phương Tây, chẳng hạn Văn minh Hoa Kỳ của J-Piere Fichou, Những nền văn mình đầu tiên Địa Trung Hải của J.Gabriel- Leroux… Trong công trình đồ sộ Lịch sử văn minh phương Tây của Koshlansky, Geary và O’Brien, các tác giả khẳng định văn hóa Châu Âu đương đại chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của nền văn hóa bình dân và văn hóa đại chúng năng động vốn đều có xuất xứ từ nước Mỹ như điện ảnh, truyền hình, games, ca nhạc… Về văn hóa Châu Âu, văn hóa Mỹ ở Việt Nam chủ yếu mới chỉ có các công trình viết riêng về từng nền văn hóa và cũng chỉ mới ở bước đầu, chứ chưa có công trình nào mang tính hệ thống về toàn bộ nền văn hóa Âu - Mỹ. Các tác phẩm tiêu biểu có thể kể đến là Hồ sơ văn hóa Mỹ của nhà nghiên cứu Hữu Ngọc, Phác thảo chân dung văn hóa Đức đương đại, Văn hóa Bắc Mỹ trong toàn cầu hóa, Văn hóa Châu Âu - Lịch sử, thành tựu, hệ giá trị của TSKH Lương Văn Kế, đề tài Khoa học cấp Nhà nước Ảnh hưởng của văn hóa Tây Âu, Bắc Mỹ đối với thế giới và Việt Nam trong quá trình toàn cầu hóa của TSKH. Lương Văn Kế chủ biên. Văn hóa Bắc Mỹ trong toàn cầu hóa của TSKH. Lương Văn Kế, tác giả chủ yếu hướng sự phân tích vào các khía cạnh chủ yếu của văn hóa Mỹ là: (1) Các cội nguồn của văn hóa Mỹ, trong đó chủ yếu là cội nguồn Châu Âu; (2) Các thành tựu lớn của văn hóa Mỹ; (3) Hệ giá trị đặc sắc của nền văn hóa Mỹ; (4) Toàn cầu hóa và các phương thức truyền bá văn hóa Mỹ ra thế giới. Nhìn một cách khái quát, đây là một công trình được xây dựng theo quan điểm “lịch sử tri thức”.
  4. Đặc biệt, trong công trình nghiên cứu cấp Nhà nước: Ảnh hưởng của văn hóa Tây Âu, Bắc Mỹ đối với thế giới và Việt Nam trong quá trình toàn cầu hóa của TSKH. Lương Văn Kế, tác giả đã phân tích các vấn đề quan trọng như: Bản chất của toàn cầu hóa và quan hệ của nó với các quá trình khu vực hóa, bản địa hóa và quốc tế hóa; các không gian văn hóa, các nền văn minh, đặc điểm của tiếp xúc văn hóa và tiếp xúc ngôn ngữ; vấn đề liên văn hóa và một nghiên cứu điển hình về liên văn hóa ở Châu Âu. Tác giả cũng lần lượt phân tích ảnh hưởng của văn hóa Tây Âu, Bắc Mỹ đối với các khu vực. Trong cuốn Phác thảo chân dung đời sống văn hoá Đức đương đại của TSKH. Lương Văn Kế (NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2004), tác giả đã dành hẳn một chương bàn về khái niệm văn hoá và bản sắc văn hoá nói chung; dành một mục quan trọng để bàn về bản sắc văn hoá Châu Âu và biểu hiện của nó trong văn hoá Đức. Công trình đi sâu phân tích đặc điểm của các lĩnh vực chủ yếu của đời sống văn hoá Đức với tư cách là một nền văn hoá lớn và điển hình của văn hoá Châu Âu. Trong cuốn Hồ sơ văn hoá Mỹ nhà nghiên cứu Hữu Ngọc là người đầu tiên ở Việt Nam tiếp cận một cách hệ thống và khá khách quan các hiện tượng văn hoá Mỹ. Công trình này gợi mở nhiều suy nghĩ trong xã hội và giới nghiên cứu văn hoá về bản sắc của văn hoá Mỹ và sức mạnh đặc biệt của nó. Còn trong cuốn Liên bang Mỹ - Đặc trưng xã hội - văn hoá, tác giả Nguyễn Thái Yên Hương lại tiếp cận theo hướng mở rộng từ đặc thù thể chế chính trị Mỹ đến đặc thù văn hoá, xem văn hoá Mỹ là sự cởi trói khỏi các định kiến Châu Âu phù hợp với đặc thù một quốc gia đa chủng hỗn tạp và luôn luôn sống động. Có quan điểm gần gũi trong cách nhìn nhận về văn hoá Mỹ là đề tài Đặc trưng văn hoá Mỹ của tác giả Lê Thế Quế (ĐQQG Hà Nội, 2006). Đóng góp ý nghĩa của đề tài là dành một chương để nói về ảnh hưởng của văn hoá Mỹ trên thế giới và Việt Nam.
  5. Với những cuốn sách nền tảng và những tài liệu tham khảo sẽ là nguồn tài liệu quan trọng trong quá trình luận văn của tác giả. 3. Phương pháp tiếp cận Phương pháp chính để thực hiện là phân tích tư liệu và phương pháp nghiên cứu quốc tế nhằm làm sáng tỏ các đặc điểm, các nét đặc trưng của văn hóa Mỹ và ảnh hưởng của văn hóa Mỹ đến Châu Âu từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay. Đồng thời, luận văn cũng áp dụng phương pháp hệ thống - cấu trúc vào nghiên cứu các hiện tượng văn hóa văn minh, bởi vì phương pháp hệ thống - cấu trúc giúp người nghiên cứu phát hiện ra các tầng nấc và kiểu thức của các mối quan hệ qua lại, tương tác giữa các hiện tượng và yếu tố. Ở cấp vĩ mô, phương pháp hệ thống giúp cho người ta thấy được mối liên hệ qua lại giữa các nền văn hóa, văn minh với nhau, chẳng hạn sẽ không có cái gọi là văn hóa phương Tây nếu không có văn hóa Châu Âu cũng như văn hóa Mỹ; cũng không có nó nếu không có sự hiện diện của văn hóa Châu Á (phương Đông) đối lập; sẽ không có văn hóa Mỹ nếu không có văn hóa Châu Âu và văn hóa gốc Phi. Bên cạnh đó, tác giả cũng sử dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành. Đây là phương pháp tổng hợp của các ngành giữa văn hóa, chính trị và lịch sử để thiết lập các mối quan hệ qua lại, quy định và ảnh hưởng lẫn nhau giữa những phương pháp và quy trình của nhiều chuyên gia khác nhau.
  6. Ngoài ra, đề tài được viết dựa trên phương pháp lịch sử, phương pháp nghiên cứu văn hóa, phương pháp phân tích, so sánh, logic, tổng hợp, kiểm tra, đánh giá tư liệu, hệ thống hóa nhằm rút ra những nhận định có tính tổng hợp, khái quát phục vụ cho nghiên cứu được chi tiết, xác thực hơn. 4. Phạm vi nghiên cứu Thứ nhất, khi nói đến văn hóa đây là một định nghĩa rất rộng, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài thì tập trung phân tích và so sánh ảnh hưởng của văn hóa Mỹ đến Châu Âu trên lĩnh vực: Chính trị và các khía cạnh khác của đời sống văn hóa xã hội. Thứ hai, về mặt thời gian, đề tài chỉ đưa vào phạm vi nghiên cứu phạm vi thời gian từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai đến nay vì thời gian này ảnh hưởng của văn hóa Mỹ đến các nước Châu Âu là rõ nét nhất. Thứ ba, về mặt không gian đề tài hạn định lại phạm vi đối tượng để tập trung phân tích nên đã chọn hai nước tiêu biểu là Đức và Pháp. Trong các nước Tây Âu, Pháp là một nước tự hào về một truyền thống văn hoá mạnh mẽ và được thế giới tôn trọng. Đồng thời, so với nhiều quốc gia Tây Âu, Nhà nước Pháp nắm giữ vai trò mạnh mẽ hơn hết đối với văn hoá trong đời sống đương đại. Đối với trường hợp của Đức, ảnh hưởng của văn hoá Mỹ ở Đức là rất khác nhau giữa các thế hệ, các nhóm người và các vùng khác nhau. Trong khi Tây Đức
  7. tiếp nhận văn hoá Mỹ với một sự cởi mở nhất định thì Đông Đức tỏ ra khá bảo thủ và dè dặt trong việc tiếp nhận. Với việc chọn hai nước Đức và Pháp sẽ làm rõ được sự ảnh hưởng của văn hóa Mỹ đến hai nước này nói riêng và khu vực châu Âu nói chung. 5. Những đóng góp của đề tài Với nội dung nghiên cứu của đề tài mong muốn đem lại một cách nhìn mới, hệ thống, đúng đắn về bản chất và tính ưu việt của nền văn hoá Mỹ từ đó thấy được bản sắc và giá trị của văn hoá Mỹ đối với Châu Âu nói chung và thế giới nói riêng. Đây cũng là bức tranh khái quát và toàn diện nhất giúp cho người đọc hình dung rõ nét về nền văn hoá và bản sắc của văn hoá Mỹ. Đồng thời luận văn cũng đưa ra những kinh nghiệm của các nước trong việc tiếp thu và phát huy có hiệu quả các yếu tố tích cực của nền văn hoá Mỹ giàu phẩm chất tư duy và tính sáng tạo. Đề tài cũng đánh giá một cách khách quan những tác động của văn hóa Âu - Mỹ đối với quá trình hiện đại hóa văn hóa và xã hội Việt Nam khi tiếp xúc với phương Tây.
  8. PHẦN NỘI DUNG Chương 1: NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG GIỮA MỸ VÀ CHÂU ÂU TỪ SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI ĐẾN NAY 1.1 . Bối cảnh quốc tế 1.1.1 . Bối cảnh quốc tế Âu - Mỹ trong thời kỳ chiến tranh lạnh (1945 - 1991) Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, tình hình thế giới từng bước có những chuyển biến to lớn, tác động tới quan hệ quốc tế, tác động tới từng nước, từng khu vực và cả trật tự thế giới vừa được thiết lập. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, nhưng các nước Châu Âu, Nhật Bản và Liên Xô bị chiến tranh tàn phá nặng nề, bị tổn thất lớn cả về người và của. Chỉ có Mỹ giàu lên nhanh chóng trong chiến tranh (thu về 114 tỉ đô la lợi nhuận do bán vũ khí và phương tiện chiến tranh)2 và trở thành nước mạnh nhất về kinh tế trong khoảng ba năm sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ chiếm quá nửa tổng sản lượng công nghiệp của thế giới tư bản (56,4% năm 1948). Mỹ là chủ nợ lớn nhất thế giới (riêng về vũ khí, các nước đồng minh châu Âu đã nợ Mỹ 41,751 tỉ USD)3 và nắm trong tay một lợi thế khiến các nước phải kiêng nể, e dè: Độc quyền về bom nguyên tử. Có thể nói, Mỹ vượt trội hơn tất cả các nước về kinh tế, quân sự và chính trị…Từ đây tham vọng làm bá chủ thế giới của Mỹ ngày càng bộc lộ và đây cũng là cơ sở để Mỹ triển khai nhanh chóng kế hoạch của mình trong một bối cảnh quốc 2 http://text.123doc.vn/document/754234-my-nhat-tay-au-sau-chien-tranh-the-gioi-ii.htm, cập nhật ngày 6/11/2013. 3 http://user.hnue.edu.vn/index.php?page=news&uid=118&news_id=500, cập ngật ngày 1/4/2011.
  9. tế và tương quan so sánh lực lượng hết sức thuận lợi đứng cả về hai phía quan hệ; Mỹ với các nước trong khối đồng minh tư bản chủ nghĩa; Mỹ với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, sức mạnh và ưu thế của Mỹ không kéo dài được mãi, nó đã bị giảm sút tương đối từ những năm 60 của thế kỷ XX trở đi, đặc biệt từ những năm 70 khi các nước tư bản phục hồi và vươn lên nhanh chóng, trước hết là Tây Âu và Nhật Bản. Hai cường quốc Xô - Mỹ từ quan hệ đồng minh trong Chiến tranh thế giới thứ hai, sau chiến tranh quan hệ ấy nhanh chóng chuyển thành quan hệ đối đầu. Từ quan hệ đối đầu giữa hai nước chuyển thành quan hệ đối đầu giữa hai phe - phe xã hội chủ nghĩa và phe tư bản chủ nghĩa. Tuy nhiên, trong bối cảnh thế giới hai cực, quan hệ Xô - Mỹ, mặc dù mâu thuẫn, nhưng vẫn phụ thuộc và kiềm chế nhau, đều thực hiện chiến lược phòng ngự, đều tránh đụng đầu trực tiếp với nhau. Vì thế, về đại cục, hòa bình thế giới được duy trì trong suốt thời kì Chiến tranh lạnh và cả sau đó. Một biến chuyển lớn sau Chiến tranh thế giới thứ hai, đó là sự ra đời của hệ thống xã hội chủ nghĩa. Một loạt các nước Đông Âu, Châu Á và khu vực Mỹ Latin sau khi hoàn thành cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân, đã tuyên bố đi lên chủ nghĩa xã hội cùng với Liên Xô hợp thành một hệ thống xã hội chủ nghĩa hùng mạnh. Những thành tựu xây dựng chủ nghĩa xã hội trong những năm 50 - 60 đã thu hút sự chú ý của thế giới và tác động tới chiều hướng phát triển của nhiều quốc gia trên thế giới. Ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội ngày càng lớn, chủ nghĩa xã hội là chỗ dựa tin cậy của phong trào đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Chủ nghĩa tư bản không còn là một hệ thống duy nhất chi phối nền chính trị thế giới. Tình hình trên đây đã dẫn tới một vấn đề: Trong chiến lược của mình, Mỹ và các nước đồng minh không thể không tính đến một thực tế đó của chủ nghĩa xã hội.
  10. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng việt: 1. Briton, C./Lee, R./Christopher, J.B: Văn minh phương Tây. NXB Văn hoá Thông tin, Hà Nội, 2004, tr 29 – 30. 2. B.T. Spalading: Hành trình về phương Đông. Nguyễn Phong dịch, Hà Nội, 2009, tr 233 – 234. 3. Chamber, Lịch sử văn minh phương Tây. Lương Văn Hy, Nguyễn Đức Phú…dịch. Hà Nội, 2004, tr.32. 4. Lương Văn Kế, Ảnh hưởng của văn hóa Tây Âu, Bắc Mỹ đối với thế giới và Việt Nam trong quá trình toàn cầu hóa, công trình nghiên cứu trọng điểm cấp Nhà nước. 5. Lương Văn Kế (Chủ biên), Trần Đương (2004), Phác thảo chân dung đời sống văn hoá Đức đương đại, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 6. Lương Văn Kế (2011), Văn hoá Bắc Mỹ trong toàn cầu hoá, NXB Giáo dục Việt Nam. 7. Lương Văn Kế (2010), Văn hoá châu Âu – Lịch sử thành tựu hệ giá trị, NXB Giáo dục Việt Nam. 8. Lương Văn Kế (Chủ biên): Phác thảo chân dung đời sống văn hoá Đức đương đại. Hà Nội, 2004 tr 106. 9. E. B. Tylor: Văn hoá nguyên thuỷ. Người dịch (từ bản tiếng Nga): Huyền Giang, Hà Nội,2001. 10. Dẫn theo W. Bisang et al. (ed): Văn hoá Ngôn ngữ, Tiếp xúc (tiếng Đức), Wuerzburg 2004, tr38. 11.Trần Thị Kim Dung, Quan hệ Việt Nam – Liên minh châu Âu, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2001, tr.49
  11. Tiếng Anh: 12.Allan Nevins and Henry Steele Commanger, America: The Story of a Free People. Boston: Little, Brown 1942. 13.“Culture is product; is historical; includes ideas patterns and values; is selective; is learned; is based upon symbols; and is an abstraction from behavior and the products of behavior.” Trong: Kroeber, A./Kluckhohn, C.K.M.: Culture: a critical review of concepts and definitions. Papers of Peabody Museum of American Archaeology and Ethnology, Havard University, 47.12 Cambridge, Mass. 1952. Dẫn theo W. Bisang trong: Sđd 14.Moss. D., Piltz TH., Elsberger S, (Ed.) (1993), Culture Life in Federal Republic of German. 15.Milton Cummings (2003), Cultural Diplomacy and the United States Government: A Survey Center for Arts and Culture, tr4. 16.Jame A. Morone, The Struggle for American Culture, trong tập san PS: Political Sciences and Politics, số 29 (September 1996), tr 428 – 429. 17.Kuisel Richard F, Seducing the French: The Dilemma of Americanization, NXB ĐH California, 1996, tr 68, 17, 33. 18.Kuisel Rechard F, The French Cinema and Hollywood: A case studies of Americanization trong Heike Ferenbach, Uta G. Poiger (chủ biên): Transactions, transgressions, transformations: American culture in Western Europe and Janpan. NXB Oxford, 2000, tr 201, 211. 19.Poiger Uta G, Jazz Rock and Rebels: Cold War politics and American culture in a divided Germany, NXB ĐH California, 2000, tr.62, 1, 32. 20.W Bisang: Kultur and Sprache aus der Perspektive des Kontaktes (Văn hoá và ngôn ngữ theo cách nhìn tiếp xúc) trong: W. Bisang/ T. Bierscheck/D.
  12. Kreikenbom/U. Verhoeven (ed): Văn hoá, Ngôn ngữ, Tiếp xúc (tiếng Đức) Wuerzburg 2004 tr. 2. 21.Ryan Edwarson. “Knicking Uncle Sam out of the peaceful Kingdom: English – Canada “New Nationalism and Americanization”. Journal of Canadian Studies. Vol 37. No.4, tr 131. Tạp chí: 22.Bùi Hải Đăng, Bước đầu tìm hiểu khái niệm bản sắc cộng đồng, Tập san Khoa học xã hội và nhân văn, số 37, tháng 12 – 2006, tr 107 - 111. 23.Bùi Phương Lan, Suy nghĩ về vai trò của báo chí truyền thông Mỹ, Tạp chí châu Mỹ ngày nay, số 6 – 2009, tr. 64. 24.Lionel Laroche, Những khác biệt văn hóa giữa Liên minh châu Âu với Bắc Mỹ và ảnh hưởng của nó đến sự phát triển hợp tác thương mại, Tạp chí Nghiên cứu châu Âu, số 8 (83) – 2007, tr 17 – 24. 25.Lê Đình Cúc, Văn hóa Mỹ - sự thống nhất tự do và đa nguyên, Tạp chí châu Mỹ ngày nay, số 08 – 2012, tr.57. 26.Lê Đình Cúc, Điện ảnh Mỹ và công nghệ truyền thông, Tạp chí châu Mỹ ngày nay, số 05 – 2011, tr. 54. 27.Nguyễn Thị Nga, Sức mạnh của điện ảnh Mỹ trên thế giới, Tạp chí nghiên cứu châu Mỹ, số 3 – 2007. 28.Nguyễn Thái Yên Hương, Vai trò văn hóa đối với việc mở rộng “giá trị” Mỹ, Tạp chí nghiên cứu ngày nay, số 8 – 2008, tr.51. 29.Nguyễn Thái Yên Hương, Xu hướng “Mỹ hóa” văn hóa trong thế giới toàn cầu hóa và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam, Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, số 10 – 2008, tr. 52- 53. 30.Phát biểu của Ðại sứ Raymond F. Burghardt (2012), Âm nhạc Mỹ: Nhạc Jazz và tính cách Mỹ, Phát biểu tại Câu lạc bộ Phụ nữ Quốc tế Hà Nội.
  13. 31.Trích lại từ “Làm thế nào để phim giải trí thắng ở rạp?”, Báo Văn hóa 21 – 24/5/2004, tr.11. Websites: 32.Bài giảng thư viện, Chạy đua vũ trang http://violet.vn/nhamson75/ 33. Mâu thuẫn trong quan hệ quốc tế từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay. http://quankhoasu.blogspot.com/2012/04/lich-su-quan-he-quoc-te-1919-2005- ts.html 34. Nguyễn Hoàng - Nhật Bắc, Văn hoá vừa là mục tiêu vừa là động lực phát triển kinh tế - xã hội. http://baodientu.chinhphu.vn/Tin-noi-bat/Van-hoa-vua-la-muc-tieu-vua-la- dong-luc-phat-trien-KTXH/178406.vgp 35. GS. TSKH Trần Ngọc Thêm, Khái luận về văn hoá http://vanhoahoc.hcmussh.edu.vn/3cms/upload/khoavanhoahoc/File/Congbo /Khai_luan_van_hoa_Tran_Ngoc_Them.pdfc 36. PGS. TS Văn Ngọc Thành, Cuộc chiến tranh lạnh, http://user.hnue.edu.vn/index.php?page=news&uid=118&news_id=500 37. Lương Xuân Hà (2008),JAZZ, một câu chuyện về toàn cầu hóa http://tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid=115&News=1213&CategoryID=4 38. Nét văn hóa Đức trong thời kỳ Toàn cầu hóa http://news.apttravel.com/net-van-hoa-duc-trong-thoi-ky-toan-cau-hoa- l98610.htm
  14. 39. Thảo Nguyên Vy, Chính sách đối ngoại hậu Bush, từ website: http://www.tgvh.com.vn ngày 16-8-2008. 40. Theo A.Nguyện, Pháp phản công chống lại sự thống trị văn hóa Mỹ, www. Tuoitre.com.vn, 16-8-2008. 41.Văn Ngọc Thành - Trịnh Nam Giang, Tiếp xúc và ảnh hưởng văn hóa giữa châu Âu và Bắc Mỹ. http://user.hnue.edu.vn/user_files/thanhvn/documents/articles_385.pdf 42. Richard Pells, The impact of American culture is exaggerated, http://www.rediff.com/movies/2006/sep/04pells.htm, cập nhật ngày 4 tháng 9 năm 2006. 43.Văn hóa, lịch sử đất nước Đức tổng hợp http://hoctiengduc.com/noi-dung/664/Net-van-hoa-Duc-trong-thoi-ky-toan- cau-hoa.html.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2