intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Các tội phạm khác về chức vụ theo Luật hình sự Việt Nam

Chia sẻ: Truong Tien | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

66
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn nghiên cứu, giải quyết một cách tương đối có hệ thống và đầy đủ về những vấn đề lý luận và thực tiễn của các tội phạm khác về chức vụ theo luật hình sự Việt Nam và đánh giá thực tiễn xét xử trong thời gian 05 năm (2008 - 2012) trên một địa bàn cụ thể là thành phố Hồ Chí Minh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Các tội phạm khác về chức vụ theo Luật hình sự Việt Nam

Các tội phạm khác về chức vụ theo Luật hình<br /> sự Việt Nam<br /> Mai Văn Thọ<br /> Khoa Luật<br /> Luận văn ThS Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự<br /> Mã số 60 38 01 04<br /> Người hướng dẫn: TS. Trịnh Tiến Việt<br /> Năm bảo vệ: 2013<br /> <br /> Abstract. Nghiên cứu, giải quyết một cách tương đối có hệ thống và đầy đủ về những<br /> vấn đề lý luận và thực tiễn của các tội phạm khác về chức vụ theo luật hình sự Việt<br /> Nam và đánh giá thực tiễn xét xử trong thời gian 05 năm (2008 - 2012) trên một địa<br /> bàn cụ thể là thành phố Hồ Chí Minh, đồng thời so sánh với Bộ luật hình sự một số<br /> nước trên thế giới, từ đó đưa ra những kiến nghị hoàn thiện các tội phạm này trong Bộ<br /> luật hình sự Việt Nam.<br /> Keywords. Tội phạm; Tội phạm khác về chức vụ; Pháp luật Việt Nam; Luật hình sự.<br /> <br /> Content<br /> MỞ ĐẦU<br /> <br /> 1. Tính cấp thiết của đề tài<br /> Trong những năm vừa qua, dưới sự lãnh đạo sáng suốt và đúng đắn của Đảng, Nhà<br /> nước, đất nước ta đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức và đạt được nhiều thành tựu rất<br /> quan trọng. Nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của<br /> Nhà nước định hướng xã hội chủ nghĩa được xây dựng, tiềm lực kinh tế, cơ sở vật chất kỹ<br /> thuật được tăng cường. Đời sống văn hóa, xã hội tiến bộ trên nhiều mặt, cuộc sống vật chất và<br /> tinh thần của nhân dân được cải thiện, chương trình xóa đói, giảm nghèo được thực hiện đạt<br /> nhiều kết quả nổi bật. Hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm được nâng cao, giữ<br /> vững và ổn định an ninh trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ vững chắc lợi ích của Nhà nước, của xã<br /> <br /> hội, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.<br /> Tuy nhiên, trong những năm gần đây, do tác động của nhiều nguyên nhân, tình hình<br /> tội phạm nói chung, các tội phạm về chức vụ và tội phạm do người có chức vụ, quyền hạn<br /> thực hiện nói riêng, đặc biệt các tội phạm khác về chức vụ vẫn diễn ra tương đối nghiêm trọng<br /> và phức tạp, trên nhiều lĩnh vực và gây hậu quả nghiêm trọng về kinh tế, xã hội, đặc biệt là<br /> tình hình tội phạm ẩn trong nhóm tội phạm này (như tội đưa hối lộ, làm môi giới hối lộ, tội lợi<br /> dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi; v.v...). Theo đánh giá của<br /> các cơ quan chuyên môn thì tình hình tội phạm về chức vụ nói chung, các tội phạm khác về<br /> chức vụ nói riêng vẫn diễn biến phức tạp, ngày càng khó phát hiện và phức tạp hơn. Điều này<br /> xuất phát từ tình hình đấu tranh phòng, chống tội phạm về chức vụ chưa cao, tội phạm ngày<br /> càng tinh vi hơn, người phạm tội có chức vụ, quyền hạn cao tại các cơ quan nhà nước, bản<br /> thân đội ngũ cán bộ, công chức chưa trau dồi về phẩm chất đạo đức, một bộ phận bị tha hóa,<br /> biến chất bởi sức mạnh của đồng tiền hoặc trình độ, chuyên môn chưa đáp ứng với năng lực<br /> chuyên môn, nghiệp vụ; hoặc do bị mua chuộc, lôi kéo, đưa hối lộ; v.v...<br /> Thực tiễn xét xử về các tội phạm khác về chức vụ cho thấy, tại Tòa án nhân dân thành<br /> phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung cho thấy, các tội phạm này rất ít xảy ra hoặc<br /> có xảy ra chỉ tập trung vào ba tội phạm như: tội đưa hối lộ (Điều 289), tội làm môi giới hối lộ<br /> (Điều 290) và tội lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi (Điều<br /> 291) trong Mục B, còn lại chủ yếu phạm các tội phạm về tham nhũng (Mục A) trong Chương<br /> XXI - Các tội phạm về chức vụ. Chẳng hạn, trong thời gian 05 năm (2008 - 2012), có tổng số<br /> 40 vụ án và 93 bị cáo bị Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đưa ra xét xử về tội đưa hối<br /> lộ, tội làm môi giới hối lộ, tội lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục<br /> lợi, thì cả nước là 183 vụ án và 379 bị cáo, chiếm tỷ lệ 21,9% số vụ án và 24,5% số bị cáo; v.v...<br /> Nghiên cứu các quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 hiện hành, sửa đổi<br /> năm 2009 (sau đây gọi tắt là Bộ luật hình sự) cho thấy, khái niệm tội phạm về chức vụ được<br /> quy định tại Điều 227 Chương XXI Bộ luật hình sự là “những hành vi nguy hiểm cho xã hội<br /> do người có chức vụ thực hiện trong khi thực hiện công vụ, xâm phạm hoạt động đúng đắn<br /> của các cơ quan, tổ chức”. Như vậy, việc quy định khái niệm tội phạm về chức vụ trong Bộ<br /> luật hình sự là cần thiết, đáp ứng yêu cầu khách quan trong công tác phòng, chống tội phạm<br /> trong giai đoạn hiện nay cũng như lâu dài. Đây là cơ sở pháp lý để các cơ quan tiến hành tố<br /> tụng phân biệt tội phạm về chức vụ với những hành vi vi phạm pháp luật khác của người có<br /> chức vụ, quyền hạn nhằm xử lý đúng đắn, chính xác đối với loại tội phạm này. Tuy nhiên,<br /> cũng nằm cùng trong Chương XXI - Các tội phạm về chức vụ, nhưng Mục B - Các tội phạm<br /> <br /> khác về chức vụ lại có những tội phạm không phải do người có chức vụ, quyền hạn thực hiện,<br /> do đó dẫn đến sự chưa thống nhất trong định nghĩa lập pháp về khái niệm “Tội phạm về chức<br /> vụ”.<br /> Ngoài ra, một số tội phạm khác về chức vụ cũng còn nhiều vấn đề cần có sự nhận thức<br /> và áp dụng thống nhất, ví dụ như: dấu hiệu “gây hậu quả nghiêm trọng” trong tội thiếu trách<br /> nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng và nhiều tội phạm khác; thời điểm hoàn thành của tội đưa hối<br /> lộ, tội làm môi giới hối lộ, cũng như việc phân hóa trách nhiệm hình sự trong các trường hợp cụ<br /> thể - không có tội hay được miễn trách nhiệm hình sự đối với tội đưa hối lộ; việc định tội danh<br /> giữa tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, tội đưa hối lộ với một số tội phạm khác;<br /> vấn đề sửa đổi, bổ sung các tội phạm khác về chức vụ cho phù hợp với Luật phòng, chống tham<br /> nhũng năm 2005, sửa đổi năm 2013; v.v...<br /> Tất cả những vấn đề này đòi hỏi cần làm sáng tỏ trên phương diện lý luận, hoàn thiện<br /> về mặt lập pháp hình sự để áp dụng một cách chính xác các quy phạm này vào thực tiễn, từ đó<br /> đem lại những lợi ích chính đáng và thiết thân cho Nhà nước, cho mỗi công dân và cho toàn<br /> xã hội. Cụ thể, đối với Nhà nước, mà trực tiếp là các cơ quan tư pháp hình sự có thẩm quyền<br /> sẽ nâng cao uy tín của mình trước nhân dân, làm cho nhân dân tin vào tính công minh và sức<br /> mạnh của pháp luật, qua đó khuyến khích người dân tham gia tích cực vào công cuộc đấu<br /> tranh phòng, chống tội phạm, tố giác tiêu cực. Đối với mỗi công dân sẽ an tâm về hiệu quả<br /> hoạt động của các cơ quan bảo vệ pháp luật và Tòa án có thẩm quyền mà toàn tâm toàn ý hỗ<br /> trợ, cùng với các cơ quan tư pháp này giải quyết thấu đáo, triệt để vấn đề. Còn đối với toàn xã<br /> hội sẽ có được một pháp chế vững mạnh - đó chính là nền tảng cơ bản để chúng ta xây dựng<br /> thành công Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.<br /> Vì vậy, việc tiếp tục nghiên cứu sâu sắc hơn nữa những vấn đề lý luận về các tội phạm<br /> khác về chức vụ và thực tiễn xét xử trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, qua đó đánh giá<br /> thực tiễn xét xử để đưa ra những kiến giải lập pháp hoàn thiện pháp luật về các tội phạm này<br /> trong giai đoạn hiện nay không những có ý nghĩa lý luận - thực tiễn và pháp lý quan trọng, mà<br /> còn là vấn đề mang tính cấp thiết. Do đó, việc học viên lựa chọn đề tài “Các tội phạm khác về<br /> chức vụ theo luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở nghiên cứu số liệu địa bàn thành phố Hồ<br /> Chí Minh” làm luận văn thạc sĩ luật học là cần thiết.<br /> 2. Tình hình nghiên cứu đề tài<br /> Mặc dù thuộc Mục B trong Chương XXI - Các tội phạm về chức vụ, nhưng nghiên<br /> cứu riêng rẽ và độc lập các tội phạm khác về chức vụ chưa được quan tâm nghiên cứu và<br /> <br /> trong cả việc ban hành văn bản hướng dẫn thi hành Bộ luật hình sự.<br /> * Dưới góc độ thực tiễn xét xử, Tòa án nhân dân tối cao đã có văn bản hướng dẫn việc<br /> xử lý một số khía cạnh liên quan đến các tội phạm này như Nghị quyết số 04/HĐTP ngày<br /> 29/11/1986 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy<br /> định trong Phần các tội phạm của Bộ luật hình sự năm 1985. Trong đó cũng chỉ hướng dẫn<br /> một số tội sau: tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng; tội cố ý làm lộ bí mật công<br /> tác, tội chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu hủy tài liệu bí mật công tác; tội vô ý làm lộ bí mật công<br /> tác, tội làm mất tài liệu bí mật công tác. Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện nay, chưa có một<br /> văn bản pháp lý nào của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hướng dẫn một cách cụ thể, chi tiết<br /> về các tội phạm khác về chức vụ. Ngoài ra, Nghị quyết số 01/2001/NQ-HĐTP ngày<br /> 15/3/2001 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy<br /> định của các điều 139, 193, 194, 278, 279 và 289 Bộ luật hình sự năm 1999 để áp dụng thống<br /> nhất các khung hình phạt trong các tội phạm này (trong đó có tội đưa hối lộ). Sau đó, ngày<br /> 19/6/2009, Quốc hội đã ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự cũng<br /> có một số sửa đổi, bổ sung liên quan đến ba tội trong nhóm các tội phạm khác về chức vụ là<br /> tội đưa hối lộ (Điều 289), tội làm môi giới hối lộ (Điều 290) và tội lợi dụng ảnh hưởng đối với<br /> người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi (Điều 291) bằng việc tăng mức định lượng tài sản để<br /> truy cứu trách nhiệm hình sự từ năm trăm nghìn đồng lên hai triệu đồng, đồng thời bỏ hình<br /> phạt tử hình đối với tội đưa hối lộ (Điều 289 Bộ luật hình sự).<br /> * Dưới góc độ khoa học pháp lý hình sự, việc nghiên cứu các tội phạm khác về chức<br /> vụ chưa được quan tâm nghiên cứu, mà mới chỉ đề cập, bình luận từng tội phạm cụ thể trong<br /> trong hệ thống giáo trình dành cho hệ đại học của các cơ sở đào tạo luật học như: 1) PGS. TS.<br /> Trần Văn Độ, Chương XIII - Các tội phạm về chức vụ, Trong sách: Giáo trình Luật hình sự<br /> Việt Nam (Phần các tội phạm), GS. TSKH. Lê Cảm chủ biên, NXB. Đại học Quốc gia Hà<br /> Nội, 2001, tái bản năm 2007; 2) GS. TS. Võ Khánh Vinh, Chương XII - Các tội phạm về chức<br /> vụ, Trong sách: Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm), NXB. Công an nhân<br /> dân, Hà Nội, 2001; 3) TS. Phạm Văn Beo, Bài 12 - Các tội phạm về chức vụ, Trong sách:<br /> Luật hình sự Việt Nam (Quyển 2 - Phần các tội phạm), NXB. Chính trị Quốc gia Hà Nội,<br /> 2010; 4) TS. Cao Thị Oanh, Chương 12 - Các tội phạm về chức vụ, Trong sách: Giáo trình<br /> Luật hình sự Việt Nam, NXB. Giáo dục, Hà Nội, 2010; v.v...<br /> Ngoài ra, các tội phạm nói chung, các tội phạm do người có chức vụ, quyền hạn thực<br /> hiện và lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội nói riêng là nhóm tội phạm và là hành vi có<br /> tính nhạy cảm cao, phức tạp, nguy hiểm cho xã hội đã được một số nhà luật học trong nước<br /> quan tâm nghiên cứu. Đáng chú ý là công trình của GS. TS. Võ Khánh Vinh về “Tìm hiểu<br /> <br /> trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm về chức vụ”, NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội,<br /> 1994 hay cuốn sách của ThS. Đinh Văn Quế về “Bình luận khoa học Bộ luật hình sự năm<br /> 1999 (Phần các tội phạm)”, Tập VI - “Các tội phạm về chức vụ”, NXB. Thành phố Hồ Chí<br /> Minh, 2002, tái bản năm 2010.<br /> * Dưới góc độ đề tài luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ luật học: Tương tự, cũng chưa có<br /> công trình khoa học nào đề cập đến các tội phạm khác về chức vụ. Gần đây nhất, chỉ có luận<br /> văn thạc sĩ luật học đề cập riêng rẽ một tội trong nhóm tội phạm này với đề tài: “Tội thiếu<br /> trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng trong luật hình sự Việt Nam” của tác giả Đinh Thị<br /> Kiều My, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012.<br /> * Dưới góc độ bài viết trên các tạp chí khoa học, cũng chỉ có một số bài viết đơn lẻ đề<br /> cập trực tiếp hoặc gián tiếp đến nhóm các tội phạm khác về chức vụ, chẳng hạn: 1) Miễn trách<br /> nhiệm hình sự cho người phạm tội đưa hối lộ và thực tiễn qua hai vụ án, Tạp chí Nhà nước và<br /> pháp luật, số 11/2005; 2) Nghiên cứu so sánh các quy định về tội đưa hối lộ, tội làm môi giới<br /> hối lộ trong luật hình sự Việt Nam và Công ước Liên Hợp quốc về chống tham nhũng, Tạp chí<br /> Tòa án nhân dân, số 17, 18 (tháng 8, 9)/2011 của TS. Trịnh Tiến Việt; 3) Tìm hiểu khái niệm<br /> “người có chức vụ” và “lợi dụng chức vụ để phạm tội” trong luật hình sự Việt Nam,<br /> Http://www.hvcsnd.vn của ThS. Phan Thị Bích Hiền; 4) Hoàn thiện quy định về các tội phạm<br /> về hối lộ, Tạp chí Luật học, số 3/2009 của TS. Trần Hữu Tráng; 5) Các tội phạm hối lộ từ góc<br /> độ luật pháp quốc tế, Tạp chí Luật học, số 2/2011 của TS. Đào Lệ Thu; v.v...<br /> Như vậy, dưới góc độ một luận văn thạc sĩ luật học, cho đến nay chưa có công trình<br /> nào đề cập riêng rẽ đến các tội phạm khác về chức vụ theo luật hình sự Việt Nam, cũng như<br /> nghiên cứu thực tiễn xét xử trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh để nghiên cứu. Do đó, việc<br /> tác giả lựa chọn đề tài này rõ ràng có tính thời sự và cấp thiết.<br /> 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br /> 3.1. Đối tượng nghiên cứu<br /> Đối tượng nghiên cứu của luận văn đúng như tên gọi của nó - Các tội phạm khác về<br /> chức vụ theo luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở số liệu địa bàn thành phố Hồ Chí Minh).<br /> 3.2. Phạm vi nghiên cứu<br /> Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về các tội phạm khác về chức<br /> vụ theo luật hình sự Việt Nam dưới góc độ pháp lý hình sự, khái quát lịch sử hình thành và<br /> phát triển về các tội phạm này từ sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến nay, phân tích<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
14=>2