intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về thu hồi đất nông nghiệp trong giai đoạn hiện nay

Chia sẻ: Trương Tiên | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

81
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận văn nhằm phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về thu hồi đất nông nghiệp trong giai đoạn hiện nay. Qua đó đề xuất một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật thu hồi đất nông nghiệp và giải pháp khắc phục khó khăn khi thu hồi đất nông nghiệp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về thu hồi đất nông nghiệp trong giai đoạn hiện nay

Pháp luật về thu hồi đất nông nghiệp trong<br /> giai đoạn hiện nay<br /> Nguyễn Thị Nhàn<br /> Khoa Luật<br /> Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế; Mã số: 60 38 50<br /> Người hướng dẫn: PGS.TS. Phạm Hữu Nghị<br /> Năm bảo vệ: 2010<br /> Abstract. Khẳng định được tầm quan trọng của đất nông nghiệp trong đời sống xã hội, từ<br /> đó nhận thấy yêu cầu cần điều chỉnh pháp luật một cách rõ ràng, minh bạch, chặt chẽ các<br /> quan hệ phát sinh trong quá trình thu hồi đất nông nghiệp. Phân tích, đánh giá thực tiễn thu<br /> hồi đất nông nghiệp, từ đó tìm ra những bất cập trong việc áp dụng pháp luật thu hồi đất và<br /> đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật thu hồi đất và nâng cao hiệu quả của<br /> việc áp dụng pháp luật về thu hồi đất nông nghiệp.<br /> Keywords. Pháp luật Việt Nam; Luật đất đai; Luật kinh tế; Đất nông nghiệp<br /> <br /> Content.<br /> MỞ ĐẦU<br /> 1. Tính cấp thiết của đề tài<br /> Đất đai được coi là tư liệu sản xuất đặc biệt quan trọng và không thể thay thế được<br /> trong sản xuất nông nghiệp, đảm bảo nguồn thu nhập và tạo ra sản phẩm hàng hoá thiết yếu<br /> cho toàn xã hội. Việc sử dụng nguồn tài nguyên này một cách hợp lý, có hiệu quả đảm bảo<br /> sự phát triển bền vững là mối quan tâm lớn của Đảng và Nhà nước ta.<br /> Nhận thức được tầm quan trọng của kinh tế nông nghiệp - nông thôn, Đảng ta trong<br /> nhiều thập kỷ qua đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách lớn để thúc đẩy nông nghiệp, nông<br /> thôn phát triển. Trong cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, Đảng ta đã đề ra chủ<br /> trương “người cày có ruộng”. Trong điều kiện nền kinh tế hàng hoá, người cày có ruộng được<br /> hiểu là những người thiết tha với đồng ruộng, có khả năng sản xuất kinh doanh nông nghiệp.<br /> Để nâng cao vị trí của họ trong xã hội, trước hết Nhà nước cần giúp họ có quyền trên mảnh<br /> ruộng được giao bằng các quy định bảo đảm quyền sử dụng đất của họ.<br /> <br /> Trong lịch sử cũng như hiện nay, Nhà nước đã có nhiều chính sách phát triển, bảo<br /> vệ quỹ đất nông nghiệp để người nông dân có đất canh tác. Song với nhu cầu phát triển nền<br /> kinh tế - xã hội của đất nước, việc thu hồi đất nông nghiệp phục vụ cho các dự án phát triển<br /> kinh tế hay các mục đích quốc phòng an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng... đã dần<br /> dần làm thu hẹp diện tích đất nông nghiệp.<br /> Quá trình thu hồi đất đã bộc lộ nhiều vấn đề vướng mắc trong việc giải phóng mặt<br /> bằng, bồi thường thiệt hại, hỗ trợ khi thu hồi đất... Hậu quả của việc thu hồi đất đã để lại<br /> không ít khó khăn cho nông dân trong lúc các chính sách giải quyết vẫn còn bộc lộ nhiều<br /> bất cập. Thực tiễn cho thấy: tình trạng người nông dân không còn đất để sản xuất do<br /> việc bị thu hồi đất nông nghiệp đang là một vấn đề rất bức xúc hiện nay. Tình trạng đất<br /> nông nghiệp, nhất là đất trồng lúa nước bị thu hồi dẫn đến việc người nông dân không<br /> có đất để sản xuất kéo theo không ít hậu quả kinh tế - xã hội khác là một vấn đề thời sự rất<br /> cấp thiết, đòi hỏi cần phải có hướng khắc phục và giải quyết kịp thời. Trong khi đó, khung<br /> pháp lý quy định về vấn đề thu hồi đất nói chung, đất nông nghiệp nói riêng còn nhiều bất<br /> cập cần phải giải quyết.<br /> Những điều trình bày trên đây chính là lý do của việc chọn đề tài: "Pháp luật về thu<br /> hồi đất nông nghiệp trong giai đoạn hiện nay" làm luận văn thạc sĩ của học viên.<br /> 2. Tình hình nghiên cứu đề tài<br /> Trong thời gian gần đây, với tốc độ đô thị hoá tăng nhanh, nhu cầu phát triển kinh tế<br /> lớn đã dẫn đến hàng loạt các dự án cần đến mặt bằng đất để xây dựng cơ sở hạ tầng. Do đó,<br /> tình hình thu hồi đất nông nghiệp dẫn đến việc người nông dân mất đất sản xuất kéo theo<br /> nhiều hậu quả tiêu cực đã tạo nên sự bức xúc trong xã hội. Nhiều vụ cưỡng chế thu hồi đất<br /> xảy ra, nhiều vụ khiếu kiện cũng do nguyên nhân thu hồi đất gây ra. Do đó, hiện nay vấn<br /> đề thu hồi đất và pháp luật về thu hồi đất nông nghiệp đang được các nhà khoa học, nhà<br /> quản lý quan tâm. Trên các tạp chí và các báo viết, báo điện tử đã có nhiều nhà nghiên cứu<br /> đề cập vấn đề này như các bài viết: “Một số ý kiến hoàn thiện pháp luật về bồi thường khi<br /> Nhà nước thu hồi đất” của ThS. Lê Ngọc Thạnh -Tạp chí Tài nguyên và Môi trường kỳ 1tháng 6/2009, trang 40- 42; “Một số giải pháp tái định cư cho các hộ dân bị thu hồi đất<br /> nông nghiệp” của Phan Văn Thọ- Tổng cục Quản lý đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường<br /> - Tạp chí Tài nguyên và Môi trường, kỳ 2- tháng 5/2009; “Giải bài toán lợi ích kinh tế<br /> <br /> giữa ba chủ thể: Nhà nước, người có đất bị thu hồi và chủ đầu tư khi thu hồi đất” của<br /> Th.S Đặng Đức Long- Tạp chí Tài nguyên và Môi trường, kỳ 1- tháng 5/2009, trang 7-8 ;<br /> “Tái định cư cho các hộ nông dân bị thu hồi đất ở Sơn La” của Lò Hùng Thuận - Tạp chí<br /> Tài nguyên và Môi trường, Kỳ 2- tháng 5/2009, trang 35-37 ; “39% nông dân ở Đồng<br /> bằng sông Cửu Long không có đất sản xuất” của Hà Dịu, Báo điện tử VietNamnet.vn cập<br /> nhật ngày 09/10/2008 ; “Bức xúc thu hồi đất không chỉ do giá đền bù” của Lan Hương,<br /> Báo điện tử Dân trí cập nhật ngày 03/10/2008, “Về việc thu hồi đất nông nghiệp tại<br /> phường Đại Kim, quận Hoàng Mai” của Quốc Hoàn, Báo An ninh Thủ đô số 2556 ngày<br /> 22/6/2009, trang 8. Tuy nhiên, chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu một cách toàn<br /> diện và cụ thể về pháp luật thu hồi đất hiện nay. Vì vậy, từ việc nghiên cứu thực trạng pháp<br /> luật thu hồi đất nông nghiệp, kết hợp với thực tiễn áp dụng pháp luật về thu hồi đất nông<br /> nghiệp, đặc biệt từ số liệu cụ thể của huyện Đông Anh, ngoại thành Hà Nội, tác giả đã<br /> nghiên cứu một cách nghiêm túc để từ đó phân tích và đưa ra những nhận định, đánh giá<br /> của mình về thực trạng thu hồi đất nông nghiệp cũng như việc áp dụng các quy định pháp<br /> luật về vấn đề thu hồi đất nông nghiệp trong thực tiễn, từ đó đưa ra những kiến nghị và giải<br /> pháp nhằm góp phần khắc phục những khó khăn, bất cập trong việc thu hồi đất nông<br /> nghiệp ở nước ta hiện nay.<br /> 3. Mục đích, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu của đề tài<br /> Mục đích của việc nghiên cứu đề tài luận văn là phân tích, đánh giá thực trạng<br /> pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về thu hồi đất nông nghiệp trong giai đoạn hiện<br /> nay. Qua đó đề xuất một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật thu hồi đất nông nghiệp và<br /> giải pháp khắc phục khó khăn khi thu hồi đất nông nghiệp.<br /> Để thực hiện được mục đích trên, nhiệm vụ của đề tài được đặt ra như sau:<br /> - Khẳng định được tầm quan trọng của đất nông nghiệp trong đời sống xã hội, từ đó<br /> nhận thấy được yêu cầu điều chỉnh pháp luật một cách rõ ràng, minh bạch, chặt chẽ các quan<br /> hệ phát sinh trong quá trình thu hồi đất nông nghiệp.<br /> - Phân tích thực trạng pháp luật về thu hồi đất hiện nay để thấy những bất cập cần<br /> phải khắc phục.<br /> <br /> - Phân tích, đánh giá thực tiễn thu hồi đất, từ đó tìm ra những bất cập trong việc áp<br /> dụng pháp luật thu hồi đất và đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật thu hồi<br /> đất và nâng cao hiệu quả của việc áp dụng pháp luật về thu hồi đất nông nghiệp.<br /> Để có hướng nghiên cứu tập trung và cụ thể, tác giả tập trung vào việc nghiên cứu<br /> quy định của pháp luật đất đai về thu hồi đất nông nghiệp và thực tiễn áp dụng tại một số<br /> địa phương, đặc biệt là thực tiễn thu hồi đất nông nghiệp tại địa bàn huyện Đông Anh,<br /> thành phố Hà Nội - nơi tác giả luận văn đang công tác và sinh sống.<br /> 4. Phương pháp nghiên cứu<br /> Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin,<br /> quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối của<br /> Đảng và Nhà nước về pháp luật đất đai.<br /> Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu:<br /> phương pháp phân tích, phương pháp so sánh, phương pháp tổng hợp, phương pháp lịch<br /> sử, phương pháp chứng minh, phương pháp diễn giải, phương pháp thống kê... để làm sáng<br /> tỏ những vấn đề của đề tài.<br /> 5. Ý nghĩa của kết quả nghiên cứu<br /> Các kết quả nghiên cứu này có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo tại các cơ sở<br /> đào tạo và nghiên cứu về luật học. Một số giải pháp của đề tài có giá trị tham khảo đối với<br /> các cơ quan xây dựng và thực thi pháp luật về việc thu hồi đất ở nước ta.<br /> 6. Kết cấu của luận văn<br /> Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận<br /> văn gồm 3 chương:<br /> Chương 1: Một số vấn đề chung về đất nông nghiệp, thu hồi đất nông nghiệp và<br /> pháp luật về thu hồi đất nông nghiệp.<br /> Chương 2: Thực trạng pháp luật về thu hồi đất nông nghiệp.<br /> Chương 3: Thực tiễn thi hành pháp luật về thu hồi đất nông nghiệp và một số kiến<br /> nghị.<br /> <br /> References.<br /> DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> Tiếng Việt<br /> 1. TS. Nguyễn Đình Bồng (2000), "Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp Việt Nam đến<br /> năm 2000", Tạp chí Địa chính, (2), tr.14-15.<br /> 2. Bộ luật Dân sự của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), (theo bản do<br /> Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia ấn hành).<br /> 3. C.Mác và Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 25 phần 2, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà<br /> Nội.<br /> 4. Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2003), Báo cáo Quy hoạch, Kế<br /> hoạch sử dụng đất đai cả nước đến năm 2010, tr.15.<br /> 5. Chính phủ (2004), Nghị định số 181/2004/Đ-CP ngày 29/10/2004 Về Hướng dẫn thi<br /> hành Luật đất đai 2003, Hà Nội<br /> 6. Chính phủ (2004), Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 quy định Về bồi<br /> thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.<br /> 7. Chính phủ (2004), Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 Về phương pháp<br /> xác định giá đất và khung giá các loại đất.<br /> 8. Chính phủ (2006), Nghị định số 17/2006/NĐ-CP ngày 27/01/2006 Về sửa đổi, bổ sung<br /> một số điều của các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai năm 2003.<br /> 9.<br /> <br /> Chính phủ (2007), Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 quy định bổ sung Về<br /> việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng<br /> đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải<br /> quyết khiếu nại về đất đai.<br /> <br /> 10. Chính phủ (2009), Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 quy định bổ sung Về<br /> quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.<br /> 11. Nguyễn Trí Dĩnh (1993), Vai trò Nhà nước trong phát triển kinh tế các nước<br /> ASEAN, Nxb Thống kê, Hà Nội.<br /> 12. Ngô Đăng Dũng (2008), Nghiên cứu vấn đề sử dụng hợp lý đất đai trong quá trình<br /> phát triển đô thị và khu công nghiệp tại huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội,<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2