Quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân<br />
dưới khía cạnh quyền tài sản tư theo pháp luật<br />
Việt Nam<br />
Nguyễn Thị Thập<br />
Khoa Luật<br />
Luận văn Thạc sĩ ngành: Luật Kinh tế; Mã số: 60 38 50<br />
Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Quang Tuyến<br />
Năm bảo vệ: 2011<br />
Abstract: Hệ thống, tập hợp những vấn đề lý luận chung về quyền tài sản tư. Hệ<br />
thống, tập hợp những vấn đề lý luận chung về quyền sử dụng đất và những vấn đề lý<br />
luận về quyền sử dụng đất dưới góc độ quyền tài sản tư. Khái quát sự phát triển của<br />
các quy định về quyền sử dụng đất dưới góc độ quyền tài sản tư ở nước ta. Đánh giá<br />
thực trạng pháp luật Việt Nam về quyền sử dụng đất dưới góc độ quyền tài sản tư.<br />
Đưa ra những định hướng và giải pháp góp phần hoàn thiện các quy định về quyền sử<br />
dụng đất dưới góc độ quyền tài sản tư: Tiếp tục hoàn thiện các quy định của Luật đất<br />
đai năm 2003 về quyền sử dụng đất dưới góc độ quyền tài sản tư; Rà soát, sửa đổi, bổ<br />
sung các quy định về chuyển quyền sử dụng đất của Luật đất đai năm 2003 và các văn<br />
bản hướng dẫn thi hành đảm bảo sự thống nhất, tương thích với Bộ luật dân sự và các<br />
đạo luật khác có liên quan; Bổ sung các quy định về xây dựng hệ thống cơ sở thông tin<br />
dữ liệu về nhà, đất và công khai hóa các thông tin về nhà, đất; Tiếp tục hoàn thiện các<br />
quy định về thị trường quyền sử dụng đất nói riêng và thị trường bất động sản nói<br />
chung nhằm góp phần đảm bảo thực thi quyền sử dụng đất dưới góc độ quyền tài sản<br />
tư<br />
Keywords: Quyền sử dụng đất; Quyền tài sản tư; Pháp luật Việt Nam; Luật kinh tế;<br />
Luật dân sự<br />
Content<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài<br />
Nhiệm vụ trung tâm của thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là xây dựng chế<br />
độ "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh". Để hiện thực hóa mục tiêu<br />
này, Đảng ta phát động thực hiện công cuộc đổi mới toàn dân đất nước, coi trọng và đề cao<br />
lợi ích trực tiếp của người lao động. Bước đột phá của công cuộc đổi mới được Đảng ta xác<br />
định là đổi mới cơ chế quản lý kinh tế trong sản xuất nông nghiệp nhằm giải phóng mọi năng<br />
lực sản xuất của người nông dân nhằm tạo ra xung lực mới để góp phần thực hiện thành công<br />
ba chương trình: Lương thực, thực phẩm; hàng tiêu dùng; hàng xuất khẩu được ghi nhận trọng<br />
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (năm 1986). Thể chế hóa quan điểm đổi mới<br />
của Đảng, Luật Đất đai năm 1987, Luật Đất đai năm 1993 được ban hành với các quy định<br />
giao đất cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân (gọi chung là người sử dụng đất sử dụng ổn định<br />
<br />
lâu dài. Người sử dụng đất được chuyển quyền sử dụng đất trong thời hạn sử dụng đất. Thực<br />
tiễn đã chứng minh tính đúng đắn của những quy định này. Nhờ được giải phóng mọi năng lực<br />
sản xuất, người lao động đã hăng say sản xuất, gắn bó lâu dài với đất đai, năng suất lao động<br />
không ngừng được nâng cao. Việt Nam từ một nước hàng năm phải nhập hàng nghìn tấn lương<br />
thực đã tự túc được lương thực và vươn lên trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai của thế<br />
giới. Để đẩy mạnh thành quả của công cuộc đổi mới trong lĩnh vực quản lý đất đai nói chung và<br />
quản lý đất nông nghiệp nói riêng, pháp luật đất đai không ngừng được sửa đổi, bổ sung, hoàn<br />
thiện theo xu hướng mở rộng các quyền năng cho người sử dụng đất; thiết lập khuôn khổ và cơ<br />
chế pháp lý cho các giao dịch về quyền sử dụng đất được thực hiện nhanh chóng, an toàn và<br />
thuận tiện; đồng thời hạn chế những sự can thiệp hành chính không cần thiết từ phía các cơ<br />
quan công quyền vào các giao dịch dân sự về quyền sử dụng đất v.v...<br />
Việc công nhận và mở rộng các quyền năng cho người sử dụng đất và cho phép họ được<br />
chuyển quyền sử dụng đất đã tạo cơ sở ban đầu cho việc xác lập quyền sử dụng đất dưới góc<br />
độ quyền tài sản tư. Tuy nhiên, để thực sự bảo đảm việc công nhận và bảo hộ quyền sử dụng<br />
đất dưới góc độ quyền tài sản tư cần tiếp tục có sự đổi mới về tư duy pháp lý trong việc tạo<br />
điều kiện thuận lợi hơn nữa cho các giao dịch về quyền sử dụng đất. Muốn xây dựng và vận<br />
hành có hiệu quả thị trường bất động sản nói chung và thị trường quyền sử dụng đất nói riêng<br />
thì phải thay đổi nhận thức và cách thức ứng xử của pháp luật đối với quyền sử dụng đất dưới<br />
khía cạnh quyền tài sản tư. Với cách tiếp cận như vậy,em lựa chọn đề tài "Quyền sử dụng đất<br />
của hộ gia đình, cá nhân dưới khía cạnh quyền tài sản tư theo pháp luật Việt Nam", làm<br />
luận văn tốt nghiệp của mình.<br />
2. Mục đích nghiên cứu<br />
Đề tài "Quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân dưới khía cạnh quyền tài sản tư theo<br />
pháp luật Việt Nam" là một đề tài khó. Nghiên cứu đề tài này, luận văn đặt ra cho mình những<br />
mục đích nghiên cứu chủ yếu sau đây:<br />
- Hệ thống, tập hợp những vấn đề lý luận chung về quyền tài sản tư;<br />
- Hệ thống, tập hợp những vấn đề lý luận chung về quyền sử dụng đất và những vấn đề<br />
lý luận về quyền sử dụng đất dưới góc độ quyền tài sản tư;<br />
- Khái quát sự phát triển của các quy định về quyền sử dụng đất dưới góc độ quyền tài sản<br />
tư ở nước ta;<br />
- Đánh giá thực trạng pháp luật Việt Nam về quyền sử dụng đất dưới góc độ quyền tài sản<br />
tư;<br />
- Đưa ra những định hướng và giải pháp góp phần hoàn thiện các quy định về quyền sử<br />
dụng đất dưới góc độ quyền tài sản tư.<br />
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br />
3.1. Đối tượng nghiên cứu<br />
Đối tượng nghiên cứu của luận văn bao gồm các vấn đề sau đây:<br />
- Nghiên cứu các quy định hiện hành về quyền tài sản tư của pháp luật dân sự;<br />
- Nghiên cứu các quy định hiện hành của pháp luật đất đai về quyền sử dụng đất dưới góc<br />
độ quyền tài sản tư;<br />
- Nghiên cứu thực tiễn pháp lý về quyền sử dụng đất dưới góc độ quyền tài sản tư ở nước<br />
ta;<br />
- Nghiên cứu các luận điểm, trường phái lý thuyết của khoa học pháp lý về quyền sử dụng<br />
đất dưới góc độ quyền tài sản tư;<br />
- Nghiên cứu và kế thừa các thành quả của các công trình nghiên cứu khoa học đã công<br />
bố về quyền sử dụng đất dưới góc độ quyền tài sản tư.<br />
3.2. Phạm vi nghiên cứu<br />
2<br />
<br />
Đề tài "Quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân dưới khía cạnh quyền tài sản tư theo<br />
pháp luật Việt Nam" là một đề tài khó và có nội hàm nghiên cứu rất rộng và phức tạp. Hơn<br />
nữa, đề tài này dường như chưa được nghiên cứu một cách có hệ thống, đầy đủ và toàn diện ở<br />
nước ta. Trong khuôn khổ của một bản luận văn tốt nghiệp thạc sĩ luật, luận văn giới hạn<br />
phạm vi nghiên cứu ở những vấn đề cơ bản sau đây:<br />
- Các quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 về quyền sử dụng đất dưới góc độ quyền tài<br />
sản tư;<br />
- Nghiên cứu các nội dung của Luật Đất đai năm 2003 liên quan trực tiếp đến quyền sử<br />
dụng đất dưới góc độ quyền tài sản tư; bao gồm: (i) Các quy định làm phát sinh quyền sử<br />
dụng đất; (ii) Các quy định về những bảo đảm của quyền sử dụng đất; (iii) Các quy định về<br />
chuyển quyền sử dụng đất; (iv) Các quy định về trình tự, thủ tục chuyển quyền sử dụng đất;<br />
(v) Các quy định về thị trường quyền sử dụng đất; (vi) Các quy định về khiếu nại, tố cáo, giải<br />
quyết tranh chấp về chuyển quyền sử dụng đất và xử lý vi phạm pháp luật đất đai liên quan<br />
trực tiếp đến quyền sử dụng đất dưới góc độ quyền tài sản tư.<br />
4. Phương pháp nghiên cứu<br />
Để giải quyết các yêu cầu mà đề tài đặt ra, trong quá trình nghiên cứu khóa luận đã sử<br />
dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau đây:<br />
- Phương pháp luận nghiên cứu khoa học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ<br />
nghĩa Mác - Lênin;<br />
- Bên cạnh đó, khóa luận còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau:<br />
(i) Phương pháp luận giải, phương pháp phân tích, phương pháp lịch sử v.v được sử dụng<br />
trong chương 1 khi nghiên cứu tổng quan những vấn đề lý luận về quyền sử dụng đất dưới<br />
góc độ quyền tài sản tư;<br />
(ii) Phương pháp phân tích, phương pháp so sánh luật học, phương pháp đối chiếu v.v v<br />
được sử dụng trong chương 2 khi nghiên cứu quyền sử dụng đất dưới góc độ quyền tài sản tư<br />
theo pháp luật Việt Nam;<br />
(iii) Phương pháp bình luận, phương pháp tổng hợp, phương pháp quy nạp v.v... được sử<br />
dụng trong chương 3 khi nghiên cứu giải pháp hoàn thiện các quy định về quyền sử dụng đất<br />
dưới góc độ quyền tài sản tư.<br />
5. Kết cấu của luận văn<br />
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm<br />
3 chương:<br />
Chương 1: Tổng quan những vấn đề lý luận về quyền sử dụng đất dưới góc độ quyền tài<br />
sản tư.<br />
Chương 2: Quyền sử dụng đất dưới góc độ quyền tài sản tư theo pháp luật Việt Nam.<br />
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện các quy định về quyền sử dụng đất dưới góc độ quyền tài<br />
sản tư.<br />
<br />
3<br />
<br />
Chương 1<br />
TỔNG QUAN NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN<br />
VỀ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT DƯỚI GÓC ĐỘ QUYỀN TÀI SẢN TƯ<br />
1.1. Một số vấn đề lý luận về quyền sử dụng đất<br />
1.1.1. Quan niệm về quyền sử dụng đất<br />
Ở Việt Nam, Hiến pháp năm 1992 quy định: "Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất<br />
đai theo quy hoạch và pháp luật, bảo đảm sử dụng đất đúng mục đích và có hiệu quả. Nhà nước<br />
giao đất cho các tổ chức và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài" (Điều 18). Cụ thể hóa quy định này<br />
của Hiến pháp năm 1992, Điều 5 Luật Đất đai năm 2003 quy định: "Đất đai thuộc sở hữu toàn<br />
dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu". Tuy nhiên trên thực tế, Nhà nước với vai trò là người đại<br />
diện chủ sở hữu không trực tiếp chiếm hữu, sử dụng đất đai mà giao đất, cho thuê đất hoặc công<br />
nhận quyền sử dụng đất đang sử dụng cho tổ chức, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài. Từ đây<br />
xuất hiện khái niệm "quyền sử dụng đất". Vậy quyền sử dụng đất là gì? Theo các nhà khoa<br />
học pháp lý nước ta, quyền sử dụng đất được hiểu trên hai phương diện:<br />
(i) Phương diện chủ quan, theo phương diện này, quyền sử dụng đất là quyền năng của<br />
người sử dụng đất trong việc khai thác, sử dụng các thuộc tính có ích của đất để đem lại một<br />
lợi vật chất nhất định, quyền năng này được pháp luật ghi nhận và bảo vệ.<br />
(ii) Phương diện khách quan, quyền sử dụng đất là một chế định quan trọng của pháp luật<br />
đất đai bao gồm tổng hợp các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh các<br />
quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình sử dụng đất đai.<br />
1.1.2. Đặc điểm của quyền sử dụng đất<br />
Quyền sử dụng đất mang một số đặc điểm cơ bản sau đây:<br />
Thứ nhất, như phần trên đã phân tích, quyền sử dụng đất là một loại quyền về tài sản, được<br />
xác định giá trị và được phép chuyển đổi trên thị trường.<br />
Thứ hai, do tính chất đặc thù của chế độ sở hữu toàn dân về đất đai ở nước ta nên quyền<br />
sử dụng đất được hình trên cơ sở quyền sở hữu toàn dân về đất đai. Điều này có nghĩa là<br />
người sử dụng đất có quyền sử dụng đất khi được Nhà nước giao đất, cho thuê đất sử dụng ổn<br />
định lâu dài.<br />
Mặc dù, quyền sử dụng đất được tham gia vào các giao dịch chuyển nhượng trên thị<br />
trường song giữa quyền sở hữu toàn dân về đất đai và quyền sử dụng đất vẫn có sự khác nhau<br />
và chúng ta không thể đồng nhất giữa hai loại quyền này; bởi lẽ, giữa chúng có sự khác nhau<br />
cả về nội dung và ý nghĩa, cụ thể:<br />
- Quyền sở hữu đất đai là quyền ban đầu (có trước) còn quyền sử dụng đất đai là quyền phái<br />
sinh (có sau) xuất hiện khi được Nhà nước giao đất hoặc cho thuê đất, cho phép nhận chuyển<br />
quyền sử dụng đất hay công nhận quyền sử dụng đất.<br />
- Quyền sở hữu đất đai là một loại quyền trọn vẹn, đầy đủ còn quyền sử dụng đất đai là<br />
một loại quyền không trọn vẹn, không đầy đủ.<br />
<br />
4<br />
<br />
1.1.3. Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xác lập quyền sử dụng đất<br />
1.1.3.1. Đường lối, chính sách của Đảng về giao đất cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn<br />
định lâu dài<br />
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (năm 1986) đã phát động công cuộc đổi mới toàn diện<br />
đất nước chuyển nền kinh tế sang cơ chế thị trường. Sau đó, hàng loạt nghị quyết, chỉ thị của<br />
Đảng về đổi mới cơ chế quản lý kinh tế trong nông nghiệp nói chung và xác định vai trò của<br />
hộ gia đình, cá nhân là đơn vị kinh tế tự chủ trong sản xuất nông, lâm nghiệp nói riêng đã lần<br />
lượt được ra đời với việc thực hiện giao đất cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài;<br />
đồng thời mở rộng các quyền năng của người sử dụng đất (trong đó có quyền thừa kế quyền sử<br />
dụng đất).<br />
Các quy định này khi đi vào cuộc sống đã làm cho người nông dân yên tâm gắn bó lâu dài<br />
với đất đai và tạo ra động lực mới trong sản xuất nông nghiệp.<br />
1.1.3.2. Chế độ sở hữu toàn dân về đất đai<br />
Đất đai ở nước ta thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu. Các hình thức<br />
sở hữu khác về đất đai không được pháp luật thừa nhận. Chính sự đặc thù của chế độ sở hữu<br />
toàn dân về đất đai đã chi phối mạnh mẽ đến quyền thừa kế quyền sử dụng đất của người sử<br />
dụng.<br />
1.1.3.3. Nhận thức về quyền sử dụng đất trong điều kiện chuyển đổi sang nền kinh tế<br />
thị trường<br />
Chỉ thị số 100/CT-TU của Ban Bí thư năm 1981, Nghị quyết 10/NQ-TU của Bộ Chính trị<br />
năm 1988 về đổi mới cơ chế quản lý kinh tế trong nông nghiệp, xác định hộ gia đình, cá nhân<br />
là đơn vị kinh tế tự chủ trong sản xuất nông thực; thực hiện việc giao đất cho hộ gia đình, cá<br />
nhân sử dụng ổn định lâu dài. Đây là những tiền đề rất quan trọng để Nhà nước thể chế hóa<br />
thành các quy định về giao đất, cho thuê đất cho hộ gia đình, cá nhân trong Luật Đất đai năm<br />
1987, Luật Đất đai năm 1993 và Luật Đất đai năm 2003.<br />
1.2. Một số vấn đề lý luận về quyền tài sản tư<br />
1.2.1. Khái niệm quyền tài sản<br />
Theo pháp luật Việt Nam, khái niệm quyền tài sản lần đầu tiên được đề cập tại Điều 172<br />
Bộ luật Dân sự năm 1995. Bộ luật Dân sự năm 2005 ra đời về cơ bản vẫn giữ nguyên khái<br />
niệm về quyền sở hữu tài sản của Bộ luật Dân sự năm 1995. Theo Điều 181 Bộ luật Dân sự<br />
năm 2005: "Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền và có thể chuyển giao trong giao<br />
dịch dân sự, kể cả quyền sở hữu trí tuệ". Điều 163 Bộ luật Dân sự năm 2005 quan niệm: "Tài<br />
sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản". Như vậy pháp luật Việt Nam coi<br />
quyền tài sản như là một tài sản; bởi lẽ, quyền tài sản được trị giá được thành tiền và được<br />
phép tham gia các giao dịch dân sự trên thị trường.<br />
Quyền tài sản được phân chia thành quyền tài sản công và quyền tài sản tư. Quyền tài sản<br />
công là một khái niệm được sử dụng để chỉ quyền của cộng đồng, của Nhà nước đối với một<br />
<br />
5<br />
<br />