intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Ngân hàng: Đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng cá nhân tại chi nhánh Hà Nội - HDBank

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

94
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung chính của luận văn là Hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về tín dụng và tín dụng cá nhân của ngân hàng thương mại. Đồng thời khái quát và tham khảo các nghiên cứu đi trước về vấn đề tăng trưởng tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại để từ đó đưa ra mô hình và các giả thuyết nghiên cứu cho luận văn. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Ngân hàng: Đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng cá nhân tại chi nhánh Hà Nội - HDBank

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN<br /> <br /> Nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển và hội nhập sâu rộng với<br /> nền kinh tế trên thế giới. Việc trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức<br /> Thương mại Thế giới - WTO là dấu ấn quan trọng trong tiến trình đổi mới<br /> nền kinh tế Việt Nam, mở ra cho chúng ta nhiều cơ hội nhưng cũng mang lại<br /> nhiều thách thức. Đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các ngân<br /> hàng nói riêng cần trang bị cho mình những yếu tố cần thiết. Thị trường kinh<br /> doanh nhiều tiềm năng cùng với các nguy cơ cạnh tranh ngày càng gay gắt đã<br /> đặt các ngân hàng thương mại Việt Nam vào thế phải thay đổi chiến lược kinh<br /> doanh, tìm kiếm cơ hội đầu tư, mở rộng và đa dạng hóa nhóm khách hàng<br /> mục tiêu cũng như các sản phẩm dịch vụ, Ngân hàng thương mại cổ<br /> phần(NHTMCP) HDBank cũng không nằm ngoài xu thế đó.<br /> Đối với ngân hàng thì hoạt động tín dụng chiếm vị trí quan trọng trong<br /> hoạt động kinh doanh và đem lại thu nhập cao cho ngân hàng. Khách hàng<br /> truyền thống của các ngân hàng Việt Nam là các doanh nghiệp.Hoạt động tín<br /> dụng doanh nghiệp đã hình thành và phát triển lâu đời.Tuy nhiên, môi trường<br /> kinh tế cạnh tranh gay gắt đồng thời sự tham gia ngày càng nhiều của các cá<br /> nhân vào hoạt động sản xuất kinh doanh.Trong khi đó, các cá nhân không thể<br /> huy động vốn thông qua phát hành cổ phiếu, trái phiếu như doanh nghiệp, vốn<br /> tự có nhỏ, vay mượn ngoài thường phải chịu lãi suất cao. Do vậy, việc tiếp<br /> cận và đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân mở ra cho các<br /> ngân hàng nguồn lợi nhuận mới và là xu hướng phát triển chung của toàn bộ<br /> hệ thống ngân hàng. Khách hàng cá nhân đã và đang là khách hàng tiềm năng<br /> được nhiều ngân hàng khai thác.Tuy nhiên, để đạt được sự tăng trưởng cao và<br /> bền vững cho các khoản tín dụng cá nhân không phải ngân hàng nào cũng làm<br /> tốt.Vì vậy, nghiên cứu và đưa ra các giải pháp nhằm đẩy mạnh tăng trưởng tín<br /> <br /> dụng cá nhân là việc làm thiết thực và có ý nghĩa không chỉ với chi nhánh Hà<br /> Nội và còn ý nghĩa đối với toàn bộ HDBank.<br /> Sau thời gian nghiên cứu hoạt động của tín dụng và tín dụng cá nhân tại<br /> HDBank chi nhánh Hà Nội, nhận thấy được hoạt động tín dụng cá nhân ở chi<br /> nhánh đang được triển khai khá tốt nhưng vẫn chưa khai thác triệt để giúp<br /> tăng trưởng hơn nữa về tín dụng cá nhân, trong khi nguồn lực và tiềm năng<br /> của chi nhánh hoàn toàn đáp ứng để phát triển hoạt động này. Vì vậy, tác giả<br /> lựa chọn đề tài: “ Đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng cá nhân tại chi nhánh Hà<br /> Nội - HDBank” nhằm giải quyết vấn đề trên.<br /> Nội dung của luận văn được kết cấu như sau:<br /> CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU<br /> Trong chương này, tác giả nêu lên tính cấp thiết của đề tài từ đó đưa ra<br /> mục tiêu nghiên cứu của luận văn là:<br /> - Hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về tín dụng và tín dụng cá nhân<br /> của ngân hàng thương mại. Đồng thời khái quát và tham khảo các nghiên cứu<br /> đi trước về vấn đề tăng trưởng tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại để<br /> từ đó đưa ra mô hình và các giả thuyết nghiên cứu cho luận văn.<br /> - Tìm hiểu, khám phá và đánh giá những nhân tố có ảnh hưởng đến<br /> tăng trưởng tín dụng bằng cách sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám<br /> phá EFA(Exploratory Factor Analysis, gọi tắt là phương pháp EFA) để từ đó<br /> đưa ra các kiến nghị và giải pháp nhằm tăng trưởng tín dụng cá nhân tại ngân<br /> hàng HDBank.<br /> - Đánh giá thực trạng tăng trưởng tín dụng cá nhân tại chi nhánh Hà<br /> Nội – Ngân hàng HDBank từ năm 2012 – 2014.<br /> <br /> Sau phần tổng quan nghiên cứu, xuất phát từ mục tiêu nghiên cứu, tác<br /> giả đưa ra cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu sử dụng trong luận<br /> văn.Tác giảthực hiện việc thu thập thông tin bằng bảng câu hỏi nhằm khảo sát<br /> và đánh giá tăng trưởng tín dụng đứng trên quan điểm là những khách hàng<br /> sử dụng các sản phẩm tín dụng cá nhân của HDBank. Với các số liệu thu thập<br /> được, tác giả lựa chọn phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với định<br /> lượng thông qua việc xem xét mối quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng đến<br /> tăng trưởng tín dụng, phân tích định lượng kiểm chứng mức độ tác động và từ<br /> đó đưa ra các đánh giá nhằm đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng cá nhân.<br /> CHƯƠNG 2<br /> CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI<br /> NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI<br /> Trong chương này, trước hết, tác giả khái quát về tín dụng cá nhân<br /> gồm:<br /> - Khái niệm.<br /> - Đặc điểm.<br /> - Các sản phẩm tín dụng cá nhân.<br /> - Vai trò của tín dụng cá nhân:<br /> + Đối với nền kinh tế - xã hội.<br /> + Đối với ngân hàng thương mại.<br /> + Đối với khách hàng.<br /> Tiếp đó, tác giả đưa ra cơ sở lý luận về tăng trưởng tín dụng cá nhân<br /> gồm:<br /> - Khái niệm:<br /> Trong lĩnh vực ngân hàng, chúng ta có thể hiểu tăng trưởng tín dụng<br /> theo nghĩa rộng là là sựgia tăng dưnợtín dụng cá nhân trong cơcấu khách hàng<br /> <br /> cho vay tại một ngân hàng kết hợp với sự phát triển thêm sản phẩm tín dụng<br /> cá nhân, đồng thời tăng chất lượng tín dụng cá nhân. Nghĩa là sự tăng trưởng<br /> bao gồm cả khía cạnh lượng và chất.<br /> - Các chỉ tiêu đánh giá tăng trưởng tín dụng cá nhân:<br /> + Quy mô dư nợ tín dụng đối với khách hàng cá nhân.<br /> + Tỷ lệ nợ xấu tín dụng cá nhân.<br /> + Chỉ tiêu về sự đa dạng của sản phẩm tín dụng cá nhân<br /> Trong điều kiện hiện nay, việc thu thập thông tin về tín dụng cá nhân<br /> đối với toàn bộ hệ thống ngân hàng là khó khăn. Do vậy, trong luận văn này,<br /> khi đánh giá về tăng trưởng tín dụng của chi nhánh Hà Nội - HDBank, tác giả<br /> sử dụng 2 chỉ tiêu đầu tiên.<br /> Cuối cùng, tác giả chọn ra các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng tín<br /> dụng cá nhân để nghiên cứu trong luận văn này, gồm 2 yếu tố: khách quan và<br /> chủ quan.<br /> - Yếu tố chủ quan gồm:<br /> + Lãi suất.<br /> + Quy trình thẩm định tín dụng.<br /> + Marketing ngân hàng.<br /> - Yếu tố khách quan:<br /> + Năng lực tài chính của khách hàng.<br /> + Nhu cầu, thói quen và đạo đức khách hàng.<br /> Trong luận văn này, tác giả đưa ra 6 đặc điểm của khách hàng sẽ ảnh<br /> hưởng tới 2 yếu tố nếu trên: (1) Tình trạng làm việc, (2) Thu nhập, (3) Trình<br /> độ học vấn, (4) Mục đích sử dụng vốn, (5) Nhóm tuổi, (6) Nghề nghiệp.<br /> CHƯƠNG 3<br /> <br /> DỮ LIỆU SỬ DỤNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU,<br /> MÔ HÌNH VÀ CÁC GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU<br /> Chương này gồm ba phần.Phần thứ nhất mô tả về dữ liệu được sử dụng<br /> cho luận văn.Phần thứ hai là phương pháp nghiên cứu được sử dụng.Cuối<br /> cùng, dựa trên các nghiên cứu trước đó cũng như các nền tảng được trình bày<br /> ở chương 2, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu<br /> tương ứng.<br /> - Dữ liệu: gồm dữ liệu sơ cấp thu thập từ bảng hỏi và dữ liệu thứ cấp từ<br /> các báo cáo tài chính, báo cáo thường niên.<br /> - Phương pháp nghiên cứu:<br /> Tác giả tiến hành nghiên cứu nhằm khám phá các nhân tố ảnh hưởng<br /> đến tăng trưởng tín dụng cũng như vai trò, vị trí của chúng đối với sự tăng<br /> trưởng tín dụng cá nhân. Để thực hiện việc thu thập số liệu cho nghiên cứu,<br /> tác giả xây dựng bảng câu hỏi với thang đo Likert 5 để làm rõ các vấn đề sau.<br /> + Một là, nhận diện và đo lường các nhân tố có ảnh hưởng đến tăng<br /> trưởng tín dụng cá nhân đứng trên phương diện của người sử dụng tiềm năng<br /> về sử dụng dịch vụ tín dụng cá nhân của ngân hàng.<br /> + Hai là, sau khi nhận diện các nhân tố có ảnh hưởng đến tăng trưởng<br /> tín dụng, tác giả đo lường vai trò, tác động của các nhân tố ấy lên tăng trưởng<br /> tín dụng cá nhân bằng sử dụng phân tích hồi quy với các biến độc lập chính là<br /> các nhân tố được nhân diện theo phương pháp xếp điểm nhân tố (Factor<br /> Score) của Bartlett.<br /> + Ba là, dựa trên các kết quả thu được ở phân tích hồi qui, các giả<br /> thuyết nghiên cứu cũng sẽ được trả lời với mức ý nghĩa 5%.<br /> - Mô hình và giả thuyết nghiên cứu:<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2