TÓM TẮT LUẬN VĂN<br />
Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan tới quản trị rủi ro tín<br />
dụng và giảm thiểu rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại<br />
Tác giả đã trình bày tổng quan một số công trình nghiên cứu đã thực hiện để thây<br />
được vấn đề rủi ro tín dụng và các giải pháp giảm thiểu rủi ro tín dụng đã và đang được<br />
sự quan tâm của nhiều nghiên cứu khác nhau như:<br />
(1) Nguyễn Thị Thanh Huyền (2011), Quản trị rủi ro tín dụng doanh nghiệp theo mức<br />
độ rủi ro khách hàng – kinh nghiệm quốc tế, Tạp chí ngân hàng (7) tr.60-67.<br />
(2) Trần Trung Tường (2011), “Quản trị tín dụng của các Ngân hàng thương mại<br />
cổ phần trên địa bàn TP Hồ Chí Minh”, Luận án tiến sỹ kinh tế, Đại học Ngân hàng TP<br />
Hồ Chí Minh.<br />
(3) Nguyễn Thị Thu Trâm (2007), “Quản trị rủi ro tín dụng tại Sở giao dịch II<br />
Ngân hàng Công thương Việt Nam”, Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế TP Hồ<br />
Chí Minh.<br />
(4) Nguyễn Thùy Dung (2010), Thực trạng hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng<br />
Phát triển nhà Đồng bằng Sông Cửu Long – Chi nhánh Hà Nội, Luận văn Thạc sĩ Quản<br />
trị kinh doanh, Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội.<br />
(5) Nguyễn Toàn Trung (2010) “Phân tích rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng<br />
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Quảng Nam”, Luận văn thạc sĩ quản trị kinh<br />
doanh, Đại học Đà Nẵng.<br />
(6) Nguyễn Thanh Hòa (2011), “Giải pháp hạn chế rủi ro cho vay đối với khách<br />
hàng doanh nghiệp tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Đà<br />
Nẵng”, Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh, Đại học Đà Nẵng.<br />
(7) Nguyễn Thị Mai (2011), “Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng tại<br />
Ngân hàng TMCP ngoài quốc doanh VPBank Chi nhánh Đà Nẵng”, Luận văn thạc sĩ<br />
quản trị kinh doanh, Đại học Đà Nẵng.<br />
(8) Nguyễn Anh Dũng (2013), “Quản trị rủi ro tín dụng tại Chi nhánh ngân hàng<br />
<br />
Đầu tư và Phát triển Bình Định”, Luận văn thạc sỹ, Đại học Đà Nẵng.<br />
(9) Trương Nhật Tân (2013), “Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và<br />
Phát triển chi nhánh Gia Lai”, Luận văn thạc sỹ, Đại học Đà Nẵng.<br />
Các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu và hướng nghiên cứu của luận văn<br />
“Qua các công trình nghiên cứu trên tác giả đã kế thừa được cơ sở lý luận về rủi ro<br />
tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng, các nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng, cũng như các<br />
tiêu chí để đo lường và đánh giá mức độ rủi ro, cũng như một số biện pháp để giảm thiểu<br />
rủi ro tín dụng.” Do vậy, đề tài “Giảm thiểu rủi ro tín dụng tại MB Mỹ Đình” hy vọng sẽ<br />
kế thừa được những luận điểm của các công trình trên, “đồng thời phân tích thực trạng rủi<br />
ro tín dụng tại MB Mỹ Đình, tìm hiểu các nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng để từ đó<br />
đưa ra cái nhìn cụ thể, cũng như đề xuất những giải pháp hiệu quả góp phần giúp MB Mỹ<br />
Đình giảm thiểu tối đa rủi ro tín dụng trong quá trình hoạt động kinh doanh trong thời<br />
gian tới.”<br />
Chương 2: Những vấn đề cơ bản về rủi ro tín dụng và giảm thiểu rủi ro tín dụng tại<br />
các ngân hàng thương mại<br />
Về phần chương 2, tác giả đi vào tìm hiểu hoạt động tín dụng của ngân hàng<br />
thương mại và phân tích các hoạt động cơ bản để thấy được các vấn đề sau:<br />
“Tìm hiểu về NHTM để hiểu rõ ngân hàng thương mại là một trong những định<br />
chế tài chính mà đặc trưng là cung cấp đa dạng các dịch vụ tài chính với nghiệp vụ cơ<br />
bản là nhận tiền gửi, cho vay và cung cấp các dịch vụ thanh toán. Ngoài ra, NHTM còn<br />
cung cấp nhiều dịch vụ khác nhằm thoả mãn tối đa nhu cầu về sản phẩm dịch vụ của xã<br />
hội.”<br />
“Dựa trên những phân tích về hoạt động của ngân hàng thương mại tác giả cũng<br />
trình bày Rủi ro tín dụng tại các Ngân hàng thương mại và khái niệm và các hình thức rủi<br />
ro, rủi ro tín dụng và tác giả cũng trình bày các dấu hiệu để nhận biết rủi ro tín dụng trong<br />
hoạt động NHTM.”<br />
<br />
Trên cơ sở trên tác giả trình bày một số thiệt hại do rủi ro tín dụng: Thiệt hại đối<br />
với Ngân hàng, thiệt hại đối với nền kinh tế<br />
Tác giả cũng nêu ra một số chỉ tiêu về nợ quá hạn, các chỉ tiêu nợ xấu, chỉ tiêu nợ<br />
khoanh, chỉ tiêu dư nợ không có tài sản bảo đảm, để từ đó đánh giá được mức độ rủi ro<br />
tín dụng<br />
Ngoài ra còn một số chỉ tiêu khác như tỷ trọng nợ tồn đọng khó đòi trong tổng nợ<br />
quá hạn, tỷ lệ lãi treo, tổn thất tín dụng … cũng thường được sử dụng để phản ánh mức<br />
độ rủi ro tín dụng.<br />
Các vấn đề về giảm thiểu rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại<br />
Khái niệm về quản trị rủi ro tín dụng<br />
“Quản trị rủi ro tín dụng là một trong những nội dung quản trị rủi ro của NHTM bao<br />
gồm: đánh giá mức độ rủi ro, thực thi những giải pháp quản trị hạn chế khả năng xảy ra<br />
rủi ro. Hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng gắn chặt với hoạt động của cấp<br />
tín dụng.”<br />
Khái niệm và một số mục tiêu giảm thiểu rủi ro tín dụng trong NHTM<br />
Giảm thiểu rủi ro tín dụng là một quá trình liên tục trên tất cả các khâu của quá<br />
trình tín dụng.<br />
“Mục tiêu giảm thiểu rủi ro tín dụng trước tiên chính là nhằm quản trị rủi ro gặp<br />
phải trong hoạt động của ngân hàng nhằm giảm thiểu rủi ro ở mức thấp nhất trong phạm<br />
vi phù hợp của ngân hàng.”<br />
“Luận văn cũng tìm hiểu và phân tích một số nội dung cũng như kinh nghiệm<br />
quản trị rủi ro tín dụng của một số ngân hàng ở các quốc gia trên thế giới như: kinh<br />
nghiệm quản lý và giảm thiểu rủi ro tín dụng của Citibank, ING bank, ...để từ đó đúc kết<br />
ra một số bài học kinh nghiệm rút ra cho MB Mỹ Đình.”<br />
Chương 3: Thực trạng rủi ro tín dụng và giảm thiểu rủi ro tín dụng tại MB<br />
Mỹ Đình<br />
Tác giả trình bày một số khái quát về sự ra đời và cơ cấu tổ chức Ngân hàng<br />
TMCP Quân Đội – Chi nhánh Mỹ Đình<br />
<br />
Chi nhánh Mỹ Đình đã được thành lập ngày 25/09/2007 theo quyết định số<br />
923/QĐ-NHQĐ-HĐQT nhằm đáp ứng nhu cầu mở rộng mạng lưới, hướng tới một ngân<br />
hàng đại chúng.<br />
“Tác giả phân tích mô hình tổ chức và chức năng của các phòng ban tại MB Mỹ Đình<br />
cũng như cơ cấu dư nợ theo thời hạn cho vay, kỳ hạn trả nợ, cơ cấu dư nợ cho vay theo<br />
loại tiền, cơ cấu dư nợ theo sản phẩm để có cái nhìn tổng quát về hoạt động cấp tín dụng<br />
tại MB Mỹ Đình”<br />
Thực trạng rủi ro tín dụng tại MB Mỹ Đình<br />
Tình hình nợ quá hạn<br />
Số liệu của những năm vừa quả phản ánh chân thực bản chất dư nợ của Chi nhánh.<br />
Cùng với việc tăng lên của quy mô dư nợ, tỷ lệ nợ quá hạn trong những năm vừa qua<br />
cũng tăng lên rõ rệt<br />
Tình hình nợ quá hạn và nợ xấu đã có xu hướng giảm, do chi nhánh đã chủ động<br />
thực hiện các biện pháp để thu hồi nợ.<br />
Đánh giá các giải pháp đã được áp dụng để giảm thiểu rủi ro tín dụng<br />
Hệ thống xếp hạng tín dụng và thực tế xếp hạng tín dụng của Chi nhánh<br />
“Hệ thống Xếp hạng tín dụng nội bộ được Ngân hàng nhà nước cho phép chính thức<br />
triển khai đã giúp MB phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo tiêu chuẩn quốc tế,<br />
phản ánh một cách tổng quan và đúng bản chất về tình hình chất lượng tín dụng của<br />
khách hàng doanh nghiệp và cá nhân.”<br />
Nội dung chấm điểm của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ cho doanh nghiệp<br />
“Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ cho doanh nghiệp của Ngân hàng phân loại nợ<br />
theo phương pháp định lượng và định tính trong 2 phần: tài chính và phi tài chính.”<br />
Quy trình tín dụng và áp dụng qui trình tín dụng tại Chi nhánh<br />
Quy trình tín dụng theo mức phán quyết tại chi nhánh:<br />
Bao gồm 5 giai đoạn:<br />
- Đề xuất, thẩm định và xét duyệt cấp tín dụng<br />
<br />
- Hoàn thiện hồ sơ, ký hợp đồng và các văn kiện tín dụng liên quan<br />
- Giải ngân/phát hành thư bảo lãnh/thanh toán quốc tế<br />
- Quản lý sau giải ngân và thu hồi tín dụng<br />
- Xử lý tín dụng xấu:<br />
Quy trình theo mức phán quyết tại khu vực/hội sở<br />
Quy trình tín dụng theo hạn mức phán quyết tại Hội sở chỉ khác quy trình trên ở<br />
giai đoạn 1 mục lập báo cáo thẩm định tín dụng:<br />
Công tác phân loại nợ, trích lập dự phòng và xử lý rủi ro tín dụng<br />
Để chủ động phòng tránh rủi ro, đảm bảo an toàn cho hoạt động kinh doanh về lâu<br />
dài, ngoài việc trích lập dự phòng rủi ro nợ khó đòi theo quyết định 493<br />
Các giải pháp giảm thiểu rủi ro tín dụng đã áp dụng tại MB Mỹ Đình<br />
- Đào tạo quy trình, quy định cho cán bộ công nhân viên:<br />
- Tăng cường công tác kiểm soát của cán bộ quản lý trong hoạt động tín dụng:<br />
- Hình thành bộ phận xử lý nợ tại Chi nhánh:<br />
- Ngoài ra chi nhánh cũng thực hiện đúng theo các quy định của ngân hàng Nhà nước<br />
và MB về tỷ lệ trích lập dự phòng để có thế bù đắp rủi ro khi tổn thất xảy ra.<br />
Đánh giá tình hình giảm thiểu rủi ro tín dụng tại MB Mỹ Đình<br />
Những kết quả đạt được trong công tác giảm thiểu rủi ro tín dụng<br />
Công tác quản trị rủi ro tín dụng của MB Mỹ Đình đã được nâng cao rõ rệt.<br />
Nhằm thực hiện tốt công tác quản trị rủi ro, trong thời gian qua, chất lượng cán bộ<br />
Chính sách tín dụng của MB có mục tiêu cụ thể về phát triển tín dụng và tập trung phát<br />
triển tín dụng vào những lĩnh vực an toàn cho ngân hàng.”<br />
“Về hệ thống xét duyệt tín dụng, MB đã xây dựng bộ máy xét duyệt theo các cấp từ<br />
Hội sở đến các Chi nhánh và phân bổ hạn mức phán quyết cho từng cấp theo qui mô<br />
hoạt động tín dụng và đặc điểm quản lý của mỗi đơn vị kinh doanh.”<br />
MB đưa vào sử dụng hệ thống chấm điểm và xếp hạng tín dụng và một số sản phẩm<br />
<br />