CHƢƠNG 1<br />
TỔNG QUAN CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN TỚI ĐỀ<br />
TÀI<br />
1.1 Các nghiên cứu đã thực hiện<br />
Nguyễn Kim Anh, 2004, Luận án tiến sĩ: “Phát triển các nghiệp vụ tín dụng của<br />
các ngân hàng thương mại Việt Nam” bảo vệ tại Đại học Kinh tế quốc dân.<br />
Nguyễn Tuấn Trung, 2008, Giảm thiểu rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Phát triển<br />
Việt Nam, Luận án tiến sỹ kinh tế trường Đại học kinh tế quốc dân.<br />
Nguyễn Đức Tú, 2012, Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương<br />
Việt Nam, Đại học Kinh tế quốc dân.<br />
Nguyễn Tuấn Anh, 2012,LATS Quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng Nông<br />
nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Đại học kinh tế quốc dân.<br />
Lê Thị Như Ý (2011), Luận văn thạc sỹ Trường Đại học Kinh tế quốc dân “Hoàn<br />
thiện quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank Đồng Tháp”.<br />
Nguyễn Anh Tuấn (2012), Luận văn thạc sỹ: “Chuẩn mực quản lý rủi ro trong<br />
hoạt động của NHTM theo hiệp định Basel II và việc áp dụng tại Việt Nam”, trường Đại<br />
học Kinh tế quốc dân.<br />
Huỳnh Thị Hồng Vân (2012), Luận văn thạc sĩ: “Hoàn thiện hoạt động quản trị rủi<br />
ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu ”.<br />
Nguyễn Thúy Trang (2012), Luận văn thạc sỹ, Học viện ngân hàng, “Nâng cao<br />
hiệu quả cho vay tín dụng dự án đầu tư tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công<br />
Thương Việt Nam – Chi nhánh Thanh Xuân”.<br />
Nguyễn Đức Tú (2012) Đại học Kinh tế quốc dân “Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân<br />
hàng TMCP Công thương Việt Nam ”, luận văn thạc sỹ kinh tế.<br />
1.2 Các vấn đề chƣa đƣợc giải quyết và hƣớng nghiên cứu<br />
Trong các luận án, luận văn nghiên cứu trên, chưa có đề tài nghiên cứu nào tập<br />
trung vào công tác quản trị rủi ro tín dụng chuyên biệt cho một hình thức cho vay. Chính<br />
vì vậy tác giả lựa chọn nghiên cứu mới nhằm thực hiện tốt luận văn của mình, tập trung<br />
nghiên cứu quản trị rủi ro tín dụng đối với hình thức cho vay dự án đầu tư của ngân hàng<br />
phát triển. Luận văn cũng tập trung làm sáng tỏ nội dung quản trị rủi ro tín dụng trong<br />
cho vay dự án đầu tư và nghiên cứu thực trạng quản trị rủi ro tại một số ngân hàng phát<br />
triển khác trên thế giới.<br />
<br />
CHƢƠNG 2<br />
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY<br />
ĐẦU TƢ CỦA NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN<br />
2.1. Khái lƣợc về cho vay đầu tƣ<br />
Dự án đầu tư là một tập hợp các hoạt động đặc thù liên kết chặt chẽ và phụ thuộc<br />
lẫn nhau nhằm đạt được trong tương lai ý tưởng đã đặt ra mục tiêu nhất định với nguồn<br />
lực và thời gian xác định. ([18], tr.143)<br />
Dự án đầu tư là tập hợp các đề xuất bỏ vốn trung và dài hạn để tiến hành các hoạt<br />
động đầu tư trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định” ([21], tr.2).<br />
Cho vay đầu tư: là hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu vốn, thực hiện các dự án đầu<br />
tư mới, dự án mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đầu tư dây<br />
chuyền sản xuất, mua sắm máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, văn phòng làm việc,<br />
xây dựng di dời nhà xưởng sản xuất vào Khu chế xuất - Khu công nghiệp,… đầu tư phát<br />
triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các dự án đầu tư phục vụ đời sống.<br />
2.2. Rủi ro tín dụng khi cho vay dự án đầu tƣ của VDB<br />
Rủi ro tín dụng trong cho vay dự án đầu tư là rủi ro khi một phần hoặc toàn bộ<br />
khoản cho vay của ngân hàng để thực hiện dự án đầu tư không thu hồi được đầy đủ cả<br />
gốc và lãi hoặc việc thanh toán nợ gốc và lãi không đúng hạn đã cam kết với ngân hàng<br />
trong hợp đồng tín dụng đối với các khoản cho vay đầu tư phát triển.<br />
Rủi ro tín dụng trong cho vay dự án đầu tư của VDB: thường cao hơn so với các<br />
NHTM khác, bao gồm: Rủi ro không hoàn trả nợ đúng hạn (rủi ro đọng vốn) và Rủi ro<br />
mất vốn một phần hoặc toàn bộ (rủi ro không hoàn trả được nợ).<br />
2.3. Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay dự án đầu tƣ của VDB<br />
Quản trị rủi ro tín dụng của VDB là quá trình VDB tiếp cận rủi ro một cách khoa<br />
học, toàn diện và có hệ thống nhằm nhận dạng, kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu<br />
những tổn thất, mất mát, những ảnh hưởng bất lợi của rủi ro tín dụng. Quản trị rủi ro tín<br />
dụng trong cho vay dự án đầu tư của VDB gồm 3 nội dung: nhận biết rủi ro, đo lường rủi<br />
ro và giảm thiểu và ngăn ngừa rủi ro.<br />
<br />
2.4. Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay đầu tƣ<br />
Ngân hàng phát triển Nhật Bản: DBJ đã phát triển hệ thống quản lý tài sản Nợ Có và QLRR. Trong quản lý RRTD, DBJ thực hiện quản lý đối với từng khoản vay riêng<br />
lẻ cũng như toàn bộ danh mục cho vay. Trong quản lý danh mục cho vay, DBJ thực hiện<br />
việc phân tích toàn diện đối với dữ liệu được sử dụng trong xếp hạng nội bộ và tính toán<br />
khả năng xây ra RRTD đối với toàn thể danh mục cho vay. RRTD có thể được phân chia<br />
thành 2 loại là tổn thất lường trước (tổn thất trung bình dự kiến trong một thời hạn cho<br />
vay nhất định) và tổn thất không lường trước (tổn thất lớn nhất có thể xẩy ra ở một mức<br />
sinh lời nhất định).<br />
Ngân hàng tái thiết Đức: KfW là ngân hàng phát triển đóng vai trò tích cực trong<br />
cung cấp tài chính cho xuất khẩu, đầu tư và dự án. Công tác quản trị rủi ro tín dụng của<br />
KfW được thực hiện tương đối bài bàn, phân quyền rõ ràng. Toàn bộ các tiêu chí, chuẩn<br />
mực cũng như thiết kế hệ thống quản trị rủi ro của KfW hiện tại tuân thủ theo các quy<br />
định về giám sát ngân hàng hiệu quả quy định tại Hiệp ước Basel II. Hiện tại, KfW đang<br />
ở trong giai đoạn hoàn chỉnh hệ thống quản trị rủi ro để hoàn toàn thực hiện theo Basel II<br />
vào năm 2008.<br />
Một số bài học kinh nghiệm rút ra cho VDB:<br />
- Quản lý rủi ro luôn được coi là một chính sách trọng tâm của các ngân hàng<br />
trong chiến lược phát triển.<br />
- Nâng cao tính thực tiễn và khả năng đánh giá chính xác của hệ thống xếp hạng<br />
tín dụng nội bộ.<br />
- Nâng cao năng lực thẩm định khoản vay, khách hàng.<br />
- Xây dựng bộ máy quản lý rủi ro chuyên biệt, được tổ chức và hoạt động theo các<br />
tiêu chuẩn phù hợp với thông lệ quốc tế.<br />
<br />
CHƢƠNG 3<br />
THỰC TRẠNG VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY<br />
ĐẦU TƢ TẠI CHI NHÁNH VDB SƠN LA<br />
3.1. Giới thiệu chung về VDB và Chi nhánh VDB Sơn La<br />
* VDB Sơn La: Thành lập ngày 01/07/2006 trên cơ sở tiền thân là Chi nhánh Quỹ<br />
HTPT Sơn La, trong những năm qua Chi nhánh luôn chăm lo đến việc củng cố tổ chức<br />
bộ máy, tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật và đào tạo nâng cao năng lực cán bộ. Hiện<br />
nay, Chi nhánh có 63 cán bộ viên chức (cán bộ viên chức trong chỉ tiêu biên chế là 59<br />
người; Hợp đồng lao động khoán gọn 04 người) trong đó Nam: 33 người - chiếm 52%,<br />
Nữ 30 người- chiếm 48% tổng số cán bộ viên chức.<br />
Nguồn vốn huy động tại VDB trong giai đoạn 2012 - 2014 tăng qua các năm, năm<br />
2012 tăng 3,5% so với năm trước đạt mức 2626 tỷ đồng, năm 2013 tăng 19% ở mức 3129<br />
tỷ đồng và năm 2014 tăng nhẹ 7% ở mức 3333 tỷ đồng.<br />
Chi nhánh NHPT Sơn La là Chi nhánh trước đây tập trung chủ yếu cho vay theo chỉ<br />
định của Nhà nước với các chương trình: Mía đường, trồng rừng kinh tế, cà phê... nhưng<br />
do thiếu vùng nguyên liệu, sương muối, thay đổi cơ chế chính sách nên đã không phát huy<br />
được hiểu quả dẫn đến dự án không đảm bảo khả năng trả nợ. Chính vì vậy, từ năm 2010<br />
trở lại đây Chi nhánh chỉ tập trung vào tìm kiếm các dự án nhằm thay đổi cơ cấu kinh tế<br />
như các dự án: thủy điện, xi măng, gạch, đổi đất cơ sở hạ tầng để cho vay làm dư nợ vay<br />
tăng lên mạnh mẽ nên hiện nay tỷ lệ nợ quá hạn đã giảm rõ rệt về số tương đối. Chính nhờ<br />
những nỗ lực trên mà VBD Sơn La đã đạt được các kết quả sau:<br />
Bảng 3.1: Kết quả hoạt động của VBD Sơn La 2012 - 2014<br />
đvt: triệu đồng<br />
2013/2012<br />
<br />
2014/2013<br />
<br />
Chỉ tiêu<br />
<br />
2012<br />
<br />
2013<br />
<br />
2014<br />
<br />
Thu nhập lãi thuần<br />
<br />
19.934<br />
<br />
44.656<br />
<br />
57.374<br />
<br />
24.722<br />
<br />
Chi phí hoạt động<br />
<br />
17.215<br />
<br />
33.578<br />
<br />
46.253<br />
<br />
Tổng TNTT<br />
<br />
2.719<br />
<br />
11.078<br />
<br />
11.122<br />
<br />
Tổng LNST<br />
<br />
2.719<br />
<br />
11.078<br />
11.122<br />
8.359<br />
307%<br />
44<br />
0,4%<br />
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động của VDB Sơn La)<br />
<br />
+/-<br />
<br />
%<br />
<br />
+/-<br />
<br />
%<br />
<br />
124%<br />
<br />
12.718<br />
<br />
28,5%<br />
<br />
16.363<br />
<br />
95%<br />
<br />
12.675<br />
<br />
37,7%<br />
<br />
8.359<br />
<br />
307%<br />
<br />
44<br />
<br />
0,4%<br />
<br />
Thu nhập thuần từ lãi của VDB Sơn La tăng trưởng khá tốt qua các năm, đặc biệt<br />
năm 2013 thu nhập thuần từ lãi ở mức 44.656 triệu đồng tăng 24.722 triệu đồng so với năm<br />
2012 tương đương 124%. Thu nhập thuần từ lãi tiếp tục tăng 28,5% năm 2014 so với năm<br />
2013. Năm 2013, chi phí hoạt động tăng 95% so với năm 2012, tốc độ tăng chậm hơn tốc<br />
độ tăng của thu nhập thuần từ lãi, nhưng sang năm 2014 chi phí tăng 37,7%, tốc độ tăng<br />
nhanh hơn tốc độ tăng của thu nhập thuần từ lãi. Chính vì vậy, tổng lợi nhuận của VBD<br />
Sơn La năm 2013 tăng gấp 3 lần năm 2012 ở mức 11.078 triệu đồng, và tăng nhẹ lên<br />
11.122 triệu đồng vào năm 2014.<br />
3.2. Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay đầu tƣ tại VDB Sơn La<br />
3.2.1. Thực trạng về hoạt động tín dụng đầu tư tại VDB Sơn La<br />
Tình hình tín dụng trong cho vay đầu tư tại VDB Sơn La:<br />
Dư nợ tín dụng đầu tư của Chi nhánh không ngừng gia tăng.<br />
ĐVT: tỷ đồng<br />
5600<br />
5400<br />
<br />
5516<br />
<br />
5470<br />
32%<br />
<br />
30%<br />
<br />
5200<br />
<br />
25%<br />
<br />
5000<br />
4800<br />
<br />
35%<br />
<br />
20%<br />
4670<br />
<br />
017%<br />
<br />
15%<br />
<br />
4600<br />
<br />
10%<br />
<br />
4400<br />
<br />
Dư nợ tín dụng cho<br />
vay đầu tư<br />
Tỷ lệ tăng trưởng<br />
<br />
5%<br />
001% 0%<br />
<br />
4200<br />
2012<br />
<br />
2013<br />
<br />
2014<br />
<br />
Biểu đồ 3.2: Dƣ nợ tín dụng cho vay đầu tƣ tại VDB Sơn La qua các năm<br />
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động của VDB Sơn La)<br />
Năm 2012, dư nợ cho vay dự án đầu tư của Chi nhánh là 4.670 triệu đồng thì tới<br />
năm 2013 đã tăng lên 5.470 tỷ đồng. So với năm trước, trong năm này, dư nợ cho vay dự<br />
án đầu tư của Chi nhánh tăng mạnh thêm 800 triệu đồng, tương ứng với 17,13%. Năm<br />
2014, dư nợ cho vay dự án đầu tư của Chi nhánh tiếp tục tăng nhưng với mức tăng trưởng<br />
chậm lại, chỉ còn 0,8%, tương ứng với 46 tỷ đồng. Dư nợ cho vay dự án đầu tư của Chi<br />
nhánh tính đến cuối năm 2014 là 5.516 tỷ đồng. Chi nhánh tập trung vào các dự án thủy<br />
điện, xi măng, gạch, đổi đất cơ sở hạ tầng, phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, hệ thống<br />
cấp nước, phát triển quỹ nhà ở tập trung, bảo vệ môi trường; các dự án phát triển nông<br />
<br />