i<br />
<br />
PHẦN MỞ ĐẦU<br />
Cùng với các ngành khác trong nền kinh tế, ngành ngân hàng ở Việt<br />
Nam đang ngày càng phát triển và khẳng định vị thế của mình trong công<br />
cuộc phát triển đất nước. Để khẳng định uy tín và thương hiệu đồng thời<br />
nâng cao năng lực cạnh tranh, các ngân hàng thương mại cần phải lựa chọn<br />
cho mình một con đường đi phù hợp. Nâng cao hiệu quả huy động vốn để<br />
đáp ứng nhu cầu phát triển các hoạt động cho vay, đầu tư, nâng cao hiệu quả<br />
hoạt động kinh doanh, từ đó đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước được<br />
xem là một trong những con đường được các ngân hàng lựa chọn .<br />
Nhận thức được tầm quan trọng của hiệu quả huy động vốn đối với<br />
hoạt động kinh doanh của ngân hàng, trong thời gian vừa qua tại Ngân hàng<br />
TMCP Nhà Hà Nội (Habubank) hiệu quả huy động vốn đã ngày càng được<br />
nâng cao, đáp ứng đầy đủ cho hoạt động sử dụng vốn của ngân hang. Tuy<br />
nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được thì hiệu quả huy động vốn tại<br />
Habubank vẫn còn bộc lộ những hạn chế.<br />
Xuất phát từ lý do trên, đề tài “ Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại<br />
Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà nội” đã được em chọn để nghiên cứu.<br />
Kết cấu của đề tài: Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn được kết cấu<br />
gồm ba chương<br />
Do hạn chế về mặt kiến thức, luận văn không tránh khỏi những sai sót,<br />
em mong nhận được ý kiến đóng góp của các thâyd, cô giáo để luận văn được<br />
hoàn chỉnh hơn.<br />
<br />
Em xin chân thành cảm ơn!<br />
<br />
ii<br />
<br />
CHƢƠNG 1<br />
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN<br />
CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI<br />
1.1. Các hoạt động cơ bản của ngân hàng thƣơng mại<br />
*<br />
<br />
Khái niệm NHTM : NHTM là một tổ chức tài chính, hoạt động kinh<br />
<br />
doanh chủ yếu trên lĩnh vực tiền tệ và tín dụng, cung cấp một danh mục sản<br />
phẩm, dịch vụ vô cùng đa dạng với tính chất chung là nhận tiền gửi để sử<br />
dụng vào mục đích cho vay, đầu tư và các dịch vụ kinh doanh khác.<br />
* Các hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại bao gồm : hoạt động<br />
huy động vốn, hoạt động sử dụng vốn và hoạt động khác<br />
1.2. Hoạt động huy động vốn của ngân hàng thƣơng mại<br />
* Khái niệm huy động vốn : Hoạt động huy động vốn là một trong<br />
những hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất của ngân hàng thương mại. Hoạt<br />
động này mang lại nguồn vốn để ngân hàng có thể thực hiện các hoạt động<br />
khác như cấp tín dụng và cung cấp các dịch vụ ngân hàng cho khách hàng<br />
*Nguồn vốn của ngân hàng thương mại bao gồm : Vốn chủ sở hữu.<br />
Vốn nợ và vốn nợ khác.<br />
* Các phương thức huy động vốn: Tùy theo từng mục đích nghiên cứu<br />
khác nhau, ta có thể chia huy động vốn theo các hình thức khác nhau như theo<br />
mục đích huy động, theo đối tượng, theo thời gian, theo loại tiền…<br />
1.3. Hiệu quả huy động vốn của ngân hàng thƣơng mại<br />
* Khái niệm hiệu quả huy động vốn : Hiệu quả huy động vốn của<br />
NHTM chính là kết quả huy động mà ngân hàng đạt được, phù hợp với nhu<br />
cầu sử dụng vốn, đảm bảo được mục tiêu an toàn và sinh lợi cao cho ngân<br />
hàng trong từng thời kỳ.<br />
* Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn gồm<br />
<br />
iii<br />
<br />
Tốc độ tăng trưởng vốn huy động : So sánh tổng vốn huy động năm<br />
nay so với tổng vốn huy động năm trước<br />
Tỷ trọng các loại vốn huy động với nhu cầu sử dụng vốn của ngân<br />
hàng: Một trong những chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả huy động vốn là ngân<br />
hàng cần xem xét tỷ trọng của các loại vốn ngắn hạn, trung dài hạn, nội tệ,<br />
ngoại tệ với nhu cầu sử dụng vốn. Tỷ trọng này ở mức hợp lý, phù hợp với<br />
nhu cầu sử dụng vốn của ngân hàng thì hiệu quả huy động vốn của ngân hàng<br />
mới cao.<br />
Sự phù hợp giữa huy động vốn và sử dụng vốn: Huy động và sử dụng<br />
vốn là hai hoạt động có mối liên hệ qua lại, tác động chặt chẽ với nhau, hoạt<br />
động huy động vốn là cơ sở, tiền đề cho hoạt động sử dụng vốn, ngược lại, có<br />
sử dụng được vốn hiệu quả mới thúc đẩy hoạt động huy động vốn.<br />
Mối quan hệ giữa huy động vốn và sử dụng vốn còn được thể hiện ở kỳ<br />
hạn, loại tiền và mức chi phí huy động.<br />
Chi phí huy động vốn: Chi phí huy động vốn là toàn bộ số tiền<br />
ngân hàng phải bỏ ra để có được số vốn đó, bao gồm chi phí trả lãi và<br />
các chi phí khác<br />
Chênh lệch lãi suất bình quân: Chênh lệch lãi suất bình quân là chỉ tiêu<br />
phản ánh chênh lệch giữa lãi suất đầu ra bình quân (lãi thu được từ hoạt động<br />
cho vay, đầu tư), và lãi suất đầu vào bình quân (lãi suất phải trả cho các khoản<br />
huy động).<br />
1.4. Nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động huy động vốn của ngân<br />
hàng thƣơng mại<br />
*Những nhân tố thuộc về ngân hàng bao gồm: Lãi suất huy động; Hiệu<br />
quả cho vay và đầu tư của ngân hàng; Mạng lưới của ngân hàng; Hoạt động<br />
Marketting; Yếu tố con người; Cơ sở vật chất, công nghệ.<br />
*Những nhân tố bên ngoài ngân hàng bao gồm : Tâm lý, thói quen của<br />
khách hàng; Môi trường kinh tế; Môi trường pháp lý; Đối thủ cạnh tranh.<br />
<br />
iv<br />
<br />
CHƢƠNG 2<br />
THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN<br />
TẠI NGÂN HÀNG TMCP NHÀ HÀ NỘI<br />
2.1. Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội<br />
Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội là ngân hàng thương mại cổ phần đầu<br />
tiên ở Việt Nam được thành lập từ năm 1989 với mục tiêu ban đầu là hoạt<br />
động tín dụng và dịch vụ trong lĩnh vực phát triển nhà. Tiền thân của<br />
Habubank là Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam kết hợp với các cổ<br />
đông bao gồm Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hà Nội và một số doanh nghiệp<br />
quốc doanh hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, quản lý nhà và du lịch. Với số<br />
vốn điều lệ ban đầu là 5 tỷ đồng, Habubank được phép kinh doanh các sản<br />
phẩm và dịch vụ ngân hàng trong 99 năm.<br />
2.2. Thực trạng hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP NHà Hà Nội<br />
*Thực trạng huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội<br />
Tổng vốn huy động toàn Habubank năm 2009 đạt 25.468 tỷ đồng, vượt<br />
20% kế hoạch, tăng 27,59% so với năm 2008. Trong đó, huy động từ thị<br />
trường 1 đạt 15.217 tỷ đồng, tăng 37,31%, huy động từ thị trường II đạt<br />
10.251 tỷ đồng , tăng 15,46% . Nguồn huy động của Habubank đã đáp ứng<br />
được đầy đủ và chủ động cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.<br />
*Phân tích hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội<br />
Tốc độ tăng trưởng vốn huy động<br />
Tốc độ tăng trưởng vốn huy động tại Habubank không ổn định từ năm<br />
2007-2009, năm 2008 do những bất ổn trên thị trường tiền tệ vốn huy động<br />
tại Habubank giảm 0,01% so với năm 2007, sang năm 2009 với chính sách<br />
huy động hiệu quả, hợp lý, vốn huy động tăng vượt so với kế hoạch đề ra và<br />
tăng 27% so với năm 2008. Mặc dù, tại Habubank tốc độ tăng trưởng vốn<br />
<br />
v<br />
<br />
năm sau cao hơn năm trước nhưng tốc độ tăng trưởng đều và không ổn định.<br />
Bên cạnh việc đánh giá hiệu quả huy động vốn qua chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng<br />
vốn huy động người ta còn xem xét chỉ tiêu quy mô vốn huy động. Đánh giá<br />
quy mô vốn huy động qua chỉ tiêu tỷ lệ hoàn thành kế hoạch huy động vốn.<br />
Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch huy động vốn tại Habubank năm 2008 là không đạt<br />
so với kế hoạch đề ra còn hai năm 2007 và 2009 ngân hàng luôn hoàn thành<br />
vượt mức so với kế hoạch.<br />
Tỷ trọng các loại vốn huy động với nhu cầu cho vay và đầu tư<br />
Xét theo kỳ hạn, vốn ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao hơn vốn trung<br />
dài hạn. Nếu xét theo loại tiền, vốn huy động bằng VND tại Ngân hàng<br />
TMCP Nhà Hà nội luôn chiếm phần lớn trên 78% so với vốn huy động bằng<br />
ngoại tệ.<br />
Sự phù hợp giữa huy động vốn và sử dụng vốn<br />
Sự phù hợp hay không phù hợp giữa huy động vốn với cho vay và đầu<br />
tư sẽ được làm rõ khi phân tích các cân đối sau<br />
Cân đối vốn huy động với cho vay và đầu tư theo kỳ hạn : việc cân đối<br />
giữa nguồn vốn ngắn hạn với cho vay và đầu tư ngắn hạn tại Habubank trong<br />
thời gian qua là khá hợp lý. Toàn bộ nhu cầu cho vay và đầu tư ngắn hạn của<br />
ngân hàng đã được tài trợ bằng vốn ngắn hạn. Tuy nhiên, việc cân đối giữa<br />
nguồn vốn trung – dài hạn với cho vay và đầu tư trung – dài hạn là chưa hợp<br />
lý. Nguồn huy động vốn trung dài hạn của ngân hàng không đủ tài trợ cho các<br />
khoản cho vay , đầu tư trung – dài hạn.<br />
Cân đối giữa nguồn vốn huy động với cho vay và đầu tư theo loại<br />
tiền: cân đối giữa huy động và cho vay theo loại tiền tại Habubank chưa thực<br />
sự hiệu quả. Trong khi tiền VND có hiện tượng thiếu nguồn dùng để cho vay<br />
và đầu tư thì trái lại với ngoại tệ tại Habubank lại xảy ra hiện tượng dư thừa<br />
nguồn vốn<br />
<br />