i<br />
<br />
PHẦN MỞ ĐẦU<br />
Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu<br />
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử và những ứng dụng<br />
khác của công nghệ thông tin, phát triển dịch vụ thẻ không chỉ là hoạt động góp phần<br />
tối đa hóa lợi nhuận mà còn gia tăng tiện ích cho khách hàng của các ngân hàng thương<br />
mại (NHTM). Dịch vụ thẻ càng trở nên có ý nghĩa và được các NHTM chú trọng phát<br />
triển hơn trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt và trong khi việc thu hút, giữ<br />
chân khách hàng không thể dựa vào một ”vũ khí” lãi suất. Sự phát triển của khoa học<br />
kỹ thuật, của công nghệ thông tin và viễn thông, đặc biệt là sự ra đời và những tiến bộ<br />
trong kết nối, truy cập vào mạng Internet, v.v..., đã thúc đẩy sự phát triển của dịch vụ<br />
thẻ và như một kết quả tất yếu, các sản phẩm dịch vụ thẻ cũng được nghiên cứu và<br />
ngày càng phát triển, đa dạng hóa và theo chiều sâu chất lượng. Nhận thức được điều<br />
đó, trong những năm gần đây, các NHTM Việt Nam đã và đang rất cố gắng trong việc<br />
nghiên cứu và phát triển dịch vụ thẻ ngân hàng song những gì đã làm được ở hầu hết<br />
các NHTM chưa thực sự xứng đáng với tiềm năng sẵn có cũng như chưa đáp ứng được<br />
nhu cầu phát triển của nền kinh tế. Nền kinh tế Việt Nam vẫn là nền ”kinh tế tiền mặt”<br />
và những ưu thế của thẻ ngân hàng vẫn chưa được khai thác. Chính vì những lý do<br />
trên, đề tài ”Phát triển dịch vụ thẻ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Quốc tế Việt<br />
Nam - Chi nhánh Đăk Lăk” được lựa chọn để nghiên cứu nhằm góp phần giải quyết<br />
những đòi hỏi về lý luận và thực tiễn của việc phát triển dịch vụ thẻ của các NHTM<br />
nước ta.<br />
Mục đích nghiên cứu<br />
Luận văn này hướng đến hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt<br />
động cung cấp dịch vụ thẻ và phát triển dịch vụ thẻ của NHTM. Đồng thời phân tích<br />
và đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ thẻ tại Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt<br />
Nam - Chi nhánh Đăk Lăk (VIB Đăk Lăk). Luận văn này còn nghiên cứu và đề xuất<br />
những giải pháp, kiến nghị nhằm góp phần phát triển dịch vụ thẻ tại Ngân hàng<br />
TMCP Quốc tế Việt Nam - Chi nhánh Đăk Lăk (VIB Đăk Lăk).<br />
<br />
ii<br />
<br />
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN<br />
DỊCH VỤ THẺ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI<br />
1.1 Tổng quan về dịch vụ thẻ của ngân hàng thương mại<br />
Khái niệm về dịch vụ thẻ: Dịch vụ thẻ ngân hàng là một phương tiện thanh<br />
toán không dùng tiền mặt do ngân hàng phát hành cho khách hàng sử dụng thanh<br />
toán hàng hoá dịch vụ hoặc rút tiền mặt trong phạm vi số dư tiền gửi hoặc trong một<br />
hạn mức tín dụng nhất định được cấp theo hợp đồng đã ký kết giữa ngân hàng hay<br />
tổ chức phát hành thẻ và chủ thẻ. Dịch vụ thẻ do ngân hàng cung cấp bao gồm nhiều<br />
nội dung hoạt động khác nhau với mục đích cung cấp cho khách hàng phương tiện<br />
thanh toán và dịch vụ thanh toán hiện đại. Có thể nói dịch vụ thẻ ngân hàng là một<br />
sản phẩm công nghệ cao, có sự kết hợp giữa khoa học hiện đại với công nghệ điện<br />
tử và các ứng dụng khoa học hiện đại khác.<br />
<br />
1.2 Phát triển dịch vụ thẻ ngân hàng<br />
Quan niệm về sự phát triển của dịch vụ thẻ của ngân hàng: Phát triển dịch<br />
vụ thẻ của NHTM là một phạm trù mang tính chất trừu tượng và chưa được thống<br />
nhất về khái niệm, có thể được tiếp cận nghiên cứu trên nhiều giác độ khác nhau.<br />
Như vậy, có thể hiểu phát triển dịch vụ thẻ ngân hàng trên giác độ NHTM là sự gia<br />
tăng về số lượng khách hàng, doanh số và hiệu quả kinh doanh thẻ của NHTM.<br />
Để phản ánh về sự phát triển của dịch vụ thẻ của NHTM có rất nhiều chỉ<br />
tiêu, nhưng nói chung người ta thường quan tâm đến hệ thống các chỉ tiêu sau: thứ<br />
nhất là đa dạng về các sản phẩm dịch vụ thẻ, việc đa dạng các sản phẩm thẻ thể hiện<br />
khả năng phát triển của ngân hàng. Mỗi sản phẩm thẻ ra đời sẽ đáp ứng một nhu cầu<br />
cần thiết nào đó của con người, từ đó ngân hàng càng đa dạng về sản phẩm thẻ thì<br />
càng được mọi người biết đến và gia tăng giá trị tiện ích đối với ngân hàng và khách<br />
hàng. Thứ hai là mức độ tiện ích của dịch vụ thẻ đối với khách hàng, để đánh giá<br />
chất lượng của một sản phẩm thẻ tín dụng thì tiêu chí quan trọng nhất là tính tiện ích<br />
của sản phẩm thẻ đó. Càng nhiều tiện ích mà thẻ mang lại thì thẻ đó càng có chất lượng<br />
và được đánh giá cao. Thứ ba là độ an toàn trong các hoạt động nghiệp vụ thẻ như:<br />
<br />
iii<br />
<br />
an toàn với số tiền trong tài khoản thẻ; an toàn về điện khi sử dụng ATM, POS; an<br />
toàn trong thanh toán cho khách hàng. Thứ tư là Phát triển số lượng thẻ phát hành và<br />
số lượng khách hàng sử dụng thẻ, mục tiêu của ngân hàng không chỉ gia tăng số lượng<br />
khách hàng sử dụng thẻ và thanh toán bằng thẻ, mà còn làm thế nào để cho thẻ mà ngân<br />
hàng mình phát hành, được sử dụng như là những thẻ “chính” của khách hàng. Số lượng<br />
khách hàng không ngừng gia tăng cùng với số lượng thẻ phát hành cũng là mục tiêu của<br />
bất cứ một ngân hàng nào, đó là một trong các tiêu chí đánh giá sự phát triển dịch vụ thẻ<br />
của ngân hàng. Thứ năm là tăng tỷ lệ thẻ hoạt động trên tổng số lượng thẻ phát hành,<br />
số lượng thẻ phát hành không đồng nghĩa với việc số lượng thẻ đó được lưu hành<br />
trên thị trường. Thẻ không hoạt động gây lãng phí tài nguyên của ngân hàng, tốn<br />
kém chi phí marketing, phát hành, chi phí quản lý hoạt động kinh doanh thẻ đối với<br />
ngân hàng. Do đó, tỷ lệ thẻ hoạt động cũng là một trong các tiêu chí để đánh giá<br />
hiệu quả kinh doanh thẻ của các ngân hàng. Thứ sáu là tăng số dư tiền gửi trên tài<br />
khoản thẻ của khách hàng, số dư tiền tài khoản thanh toán càng lớn ngân hàng càng<br />
có khả năng mở rộng thêm các hoạt động kinh doanh mang lại thu nhập cao hơn cho<br />
ngân hàng. Chủ thẻ có số dư tiền gửi lớn cùng là các chủ thẻ có năng lực tài chính,<br />
tiếp cận được các khách hàng này cùng chính là thanh công của ngân hàng. Chính<br />
vì vậy, các chỉ tiêu về số dư tiền gửi trên tài khoản thẻ cũng thể hiện sự phát triển<br />
của dịch vụ thẻ của ngân hàng. Thứ bảy là các chỉ tiểu về số dư tiền gửi trên tài khoản<br />
thẻ gồm có: tổng số dư tiền gửi trên tài khoản thẻ bình quân trong một năm, mức độ phát<br />
triển số dư tiền gửi hàng năm, số dư tiền gửi tài khoản thẻ bình quân mỗi ngày, số dư tiền<br />
gửi bình quân trên thẻ. Thứ tám tăng doanh số thanh toán thẻ, doanh số thanh toán thẻ<br />
là tổng giá trị các giao dịch được thanh toán bằng thẻ tại các điểm chấp nhận thẻ và số<br />
lượng tiền mặt được ứng tại các điểm rút tiền mặt. Doanh số này càng cao chứng tỏ số<br />
lượng khách hàng đặt niềm tin vào dịch vụ thanh toán thẻ và tính tiện ích cùng như sự<br />
an toàn của nó. Thứ chín là tăng doanh thu của dịch vụ thẻ, doanh thu của dịch vụ thẻ<br />
bao gồm các khoản thu từ các loại phí giao dịch và từ số dư huy động được trên tài<br />
khoản thẻ của khách hàng. Thứ mười là giảm chi phí của dịch vụ thẻ, chi phí của<br />
dịch vụ thẻ bao gồm các khoản chi cho cơ sở hạ tầng, công nghệ, quản lý, bảo<br />
<br />
iv<br />
<br />
dưỡng…và chi phí về vốn tồn quỹ nghiệp vụ cho ATM. Thứ mười một là tăng lợi<br />
nhuận từ dịch vụ thẻ, lợi nhuận từ dịch vụ thẻ là số tiền lãi mà ngân hàng thu được<br />
về từ hoạt động kinh doanh thẻ. Đây là chỉ tiêu được quan tâm hàng đầu đối với<br />
hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Thu nhập từ dịch vụ thẻ càng cao thì ngân<br />
hàng càng coi trọng việc phát triển dịch vụ thẻ.<br />
Điều kiện và các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của dịch vụ thẻ của<br />
ngân hàng thương mại: Sự phát triển của dịch vụ thẻ của ngân hàng thương mại<br />
chịu ảnh hưởng của hai nhân tố, bao gồm nhân tố khách quan như: Môi trường pháp<br />
lý; Sự phát triển kinh tế xã hội; Môi trường cạnh tranh. Và nhân tố thuộc ngân hàng<br />
như năng lực tài chính của ngân hàng; Mức độ đầu tư cho dịch vụ thẻ; Số lượng và<br />
mật độ đơn vị chấp nhận thẻ cũng như các đơn vị chấp nhận thanh toán trực tuyến;<br />
Trình độ của đội ngũ nhân viên ngân hàng; Năng lực quản trị rủi ro của ngân hàng;<br />
Công nghệ của ngân hàng.<br />
<br />
v<br />
<br />
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THẺ TẠI<br />
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUỐC TẾ VIỆT NAM –<br />
CHI NHÁNH ĐĂK LĂK<br />
2.1Tổng quan về Ngân hàng Thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam Chi nhánh Đăk Lăk<br />
Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam được thành lập theo Quyết định số<br />
22/QĐ/NH5 ngày 25/01/1996 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.<br />
Chính thức đi vào hoạt động ngày 18/9/1996, trụ sở đặt tại 198B Tây Sơn, quận<br />
Đống Đa, thành phố Hà Nội. Cổ đông sáng lập bao gồm Ngân hàng Ngoại thương<br />
Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, các cá nhân<br />
và doanh nhân thành công ở trong và ngoài nước.<br />
Chi nhánh ngân hàng TMCP Quốc tế tại Đăk Lăk được thành lập ngày 28<br />
tháng 8 năm 2007, có trụ sở đặt tại 39-41, đường Quang Trung, phường Thống<br />
Nhất, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk. Sau hơn 3 năm ra đời và hoạt động,<br />
đến nay có 02 đơn vị kinh doanh là chi nhánh đầu mối và 01 phòng giao dịch là<br />
PGD Thành Công, với tổng cộng 50 cán bộ công nhân viên.<br />
<br />
2.2Thực trạng phát triển dịch vụ thẻ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần<br />
Quốc tế Việt Nam - Chi nhánh Đăk Lăk (VIB Đăk Lăk)<br />
Hiện nay, các sản phẩm dịch vụ thẻ của VIB bao gồm thẻ VIB Values - “Giá trị<br />
đích thực”, thẻ VIB Platinum, thẻ tín dụng quốc tế, thẻ liên kết, thẻ trả trước nội địa.<br />
Còn các sản phẩm dịch vụ thẻ của VIB ĐăkLăk hiện đang cung cấp bao gồm thẻ<br />
VIB Values - “Giá trị đích thực”, thẻ tín dụng quốc tế (Mastercard ), thẻ liên kết,<br />
thẻ trả trước nội địa.<br />
Thực trạng phát triển mạng lưới chấp nhận thẻ hiện nay của VIB Đăk Lăk là<br />
số lượng ATM của VIB tại Đăk Lăk còn ít nhưng do VIB đã tham gia vào hiệp hội<br />
liên minh thẻ nên khách hàng có thể giao dịch tại nhiều địa điểm ATM của các ngân<br />
hàng trong liên minh thẻ Smartlink, VNBC và Banknetvn. Hiện nay VIB ĐăkLăk đã<br />
có những thành công nhất định, cơ số khách hàng sử dụng dịch vụ thẻ của VIB ngày<br />
<br />