intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Ngân hàng: Tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế Việt Nam

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

21
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn được chia làm 3 chương: Chương 1 - Rủi ro và quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại, chương 2 - Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế Việt Nam và chương 3 - Giải pháp tăng cường công tác quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP quốc tế Việt Nam. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Ngân hàng: Tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế Việt Nam

i<br /> <br /> BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br /> TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN<br /> <br /> <br /> HOÀNG THỊ HUYỀN<br /> <br /> TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG<br /> TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN<br /> QUỐC TẾ VIỆT NAM<br /> <br /> Chuyên ngành: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ<br /> <br /> HÀ NỘI, NĂM 2011<br /> <br /> ii<br /> <br /> CHƯƠNG 1<br /> RỦI RO VÀ QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN<br /> HÀNG THƯƠNG MẠI<br /> 1.1.<br /> <br /> Hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại<br /> Tín dụng ngân hàng là việc ngân hàng thỏa thuận để khách hàng sử dụng một<br /> <br /> tài sản (bằng tiền, tài sản thực hay uy tín) với nguyên tắc có hoàn trả bằng các<br /> nghiệp vụ cho vay, chiết khấu (tái chiết khấu), cho thuê tài chính, bảo lãnh ngân<br /> hàng và các nghiệp vụ khác.<br /> Ngân hàng có nhiều sản phẩm tín dụng cung cấp cho nhiều đối tượng khách<br /> hàng với nhiều mục đích sử dụng khác nhau. Hoạt động tín dụng có thể được phân<br /> loại theo một số tiêu chí như thời hạn tín dụng, chủ thể vay vốn, bảo đảm tín dụng,<br /> phương thức hoàn trả nợ vay, mục đích tín dụng, xuất xứ tín dụng, mức độ rủi ro<br /> của tín dụng,…<br /> Tín dụng có vai trò quan trọng đem lại nguồn thu nhập chủ yếu cho ngân<br /> hàng, đáp ứng được nhu cầu về vốn cho khách hàng và tác động lớn đến nền kinh tế<br /> trong việc luân chuyển vốn, gia tăng cơ hội đầu tư, giúp kinh tế tăng trưởng, tạo<br /> công ăn việc làm, năng suất lao động cao, đem lại nguồn thu cho ngân sách nhà<br /> nước,…<br /> 1.2.<br /> <br /> Rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại<br /> Rủi ro đối với hoạt động ngân hàng mang tính đặc thù phổ biến bao gồm: rủi<br /> <br /> ro tín dụng, rủi ro hối đoái, rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản, rủi ro tồn đọng vốn,<br /> một số rủi ro khác như hỏa hoạn, chiến tranh, thị trường tài chính thay đổi đột biến<br /> không dự tính trước. Trong đó, rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng là khả<br /> năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng do khách hàng<br /> không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết.<br /> Có nhiều nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng gồm các nguyên nhân: do phía<br /> khách hàng, năng lực quản lý của ngân hàng, môi trường kinh tế kinh doanh, môi<br /> trường pháp lý, một số nguyên nhân bất khả kháng khác.<br /> <br /> iii<br /> <br /> Rủi ro tín dụng được phản ánh qua các chỉ tiêu: nợ quá hạn; nợ xấu; trích lập<br /> dự phòng và bù đắp rủi ro tín dụng; tình hình tài chính và phương án của người vay,<br /> môi trường hoạt động của người vay,…<br /> <br /> 1.3. Quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại<br /> Quản lý rủi ro tín dụng là quá trình nhận dạng, phân tích nhân tố rủi ro, đo<br /> lường mức độ rủi ro, trên cơ sở chọn lựa triển khai các biện pháp và quản lý các<br /> hoạt động tín dụng nhằm hạn chế rủi ro trong quá trình cấp tín dụng. An toàn tín<br /> dụng là nội dung chính trong quản lý rủi ro của mọi ngân hàng thương mại. Nội<br /> dung của quản lý rủi ro tín dụng bao gồm:<br /> - Xác định mục tiêu và thiết lập chính sách tín dụng: Mục tiêu quản lý tín<br /> dụng là giảm thiểu tối đa rủi ro tín dụng, cụ thể là giảm tỷ lệ nợ quá hạn đến mức<br /> thấp nhất có thể.<br /> - Nhận diện rủi ro tín dụng và đo lường rủi ro tín dụng: Nhận diện rủi ro tín<br /> dụng thường được xem xét trên hai khía cạnh là các dấu hiệu phát sinh rủi ro từ phía<br /> khách hàng và các dấu hiệu xuất phát từ chính sách tín dụng của ngân hàng.<br /> - Tổ chức công tác phòng ngừa rủi ro tín dụng bao gồm:<br />  Phân tích và thẩm định tín dụng: hoạt động phân tích và thẩm định tín<br /> dụng có đặc điểm là được thực hiện khi khách hàng vay vốn lần đầu hoặc vay vốn<br /> không thường xuyên mà theo từng phương án sản xuất kinh doanh hoặc dự án đầu<br /> tư. Nếu khách hàng vay vốn thường xuyên, ngân hàng có thể sử dụng biện pháp xếp<br /> hạng tín dụng để đánh giá, quản lý rủi ro.<br />  Xếp hạng tín nhiệm: đây là phương pháp quản lý hiện đại, đòi h ỏi ngân<br /> hàng phải có phần mềm quản lý tập trung.<br />  Bảo đảm tín dụng: là việc tổ chức tín dụng áp dụng các biện pháp nhằm<br /> phòng ngừa rủi ro, tạo cơ sở kinh tế và pháp lý đ ể thu hồi được các khoản nợ đã cho<br /> khách hàng vay.<br />  Kiểm tra, giám sát tín dụng độc lập: đảm bảo các khoản tín dụng được cấp<br /> được sử dụng đúng mục đích, phát hiện chấn chỉnh kịp thời những tồn tại, vi phạm<br /> có thể ảnh hưởng tới khả năng thu hồi nợ của ngân hàng.<br /> <br /> iv<br /> <br />  Mua bảo hiểm tín dụng: Mua bảo hiểm tín dụng chính là để đề phòng<br /> trường hợp khách hàng không có đủ thu nhập để trả nợ, công ty bảo hiểm sẽ trả<br /> thay. Đây là biện pháp phần nào hạn chế được rủi ro tín dụng đặc biệt là các khoản<br /> vay của các khách hàng cá nhân.<br />  Lập quỹ dự phòng rủi ro: ngân hàng lập quỹ dự phòng rủi ro tín dụng<br /> nhằm khắc phục các tổn thất mà các khoản vay có vấn đề mang lại. Trường hợp<br /> khoản vay được xác định là không thể thu hồi một phần hoặc toàn bộ, ngân hàng sẽ<br /> sử dụng quỹ dự phòng đ ể bù đắp rủi ro.<br /> - Xử lý các khoản tín dụng có vấn đề: ngân hàng cần thiết lập được bộ máy<br /> xử lý các khoản tín dụng có vấn đề để đảm bảo nhận diện, xử lý sớm nhất và hạn<br /> chế tới mức thấp nhất khả năng phát sinh tổn thất tín dụng.<br /> Uỷ ban Basel về giám sát ngân hàng được thành lập nhằm tìm cách ngăn<br /> chặn sự sụp đổ hàng loạt của các ngân hàng vào thập kỷ 80. Hiện nay, Ủy<br /> ban Basel và các tiểu ban sẵn sàng đưa ra những lời tư vấn cho các cơ quan giám sát<br /> hoạt động ngân hàng ở tất cả các nước. Ủy ban Basel đã ban hành 17 nguyên tắc về<br /> quản lý nợ xấu mà thực chất là đưa ra các nguyên tắc trong quản trị rủi ro tín dụng,<br /> đảm bảo tính hiệu quả và an toàn trong hoạt động cấp tín dụng. Các nguyên tắc này<br /> tập trung vào các nội dung cơ bản:<br /> -<br /> <br /> Xây dựng môi trường tín dụng thích hợp (3 nguyên tắc),<br /> <br /> -<br /> <br /> Thực hiện cấp tín dụng lành mạnh (4 nguyên tắc),<br /> <br /> -<br /> <br /> Duy trì một quá trình quản lý, đo lư ờng và theo dõi tín dụng phù hợp (10<br /> nguyên tắc)<br /> <br /> CHƯƠNG 2<br /> THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN<br /> HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUỐC TẾ VIỆT NAM<br /> 2.1.<br /> <br /> Giới thiệu sơ lược về Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam<br /> Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam, tên viết tắt là Ngân hàng Quốc Tế<br /> <br /> (VIB) được thành lập ngày 18 tháng 09 năm 1996 theo Quyết định số 22/QĐ/NH5<br /> <br /> v<br /> <br /> ngày 25 tháng 01 năm 1996 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam với vốn<br /> điều lệ ban đầu là 50 tỷ đồng, thời gian hoạt động là 99 năm. Sau 15 năm hoạt động,<br /> VIB đã có nhi ều bước phát triển đáng kể và trở thành một trong những ngân hàng<br /> TMCP hàng đầu Việt Nam với tổng tài sản đạt khoảng 94 nghìn tỷ đồng, vốn điều<br /> lệ 4.000 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu đạt 6.573 tỷ đồng với 133 đơn vị kinh doanh tại 27<br /> tỉnh, thành phố trọng điểm kinh tế của cả nước.<br /> <br /> 2.2.<br /> <br /> Khái quát về hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng tại Ngân hàng<br /> TMCP Quốc tế Việt Nam giai đoạn 2008 – 2010<br /> Trong mục này, luận văn nêu khái quát về tình hình kinh tế chung của các<br /> <br /> năm 2008, 2009, 2010 ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng và chính sách tín dụng<br /> của VIB được xây dựng để phù hợp với xu hướng phát triển, biến động của nền<br /> kinh tế. Tăng trưởng dư nợ của VIB tăng cao qua từng năm với kết quả tích cực về<br /> hoạt động tín dụng thể hiện sự nhạy bén trong việc điều chỉnh chính sách, định<br /> hướng kinh doanh phù hợp với diễn biến thị trường và thực hiện tốt công tác quản<br /> trị rủi ro tín dụng.<br /> <br /> 2.3.<br /> <br /> Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Quốc Tế<br /> 2.3.1. Mô hình tổ chức quản lý rủi ro tín dụng của Ngân hàng Quốc<br /> <br /> Tế<br /> Bộ máy quản lý và giám sát rủi ro tín dụng của VIB theo cơ cấu như sau:<br /> -<br /> <br /> Hội đồng quản trị<br /> <br /> -<br /> <br /> Ủy ban quản lý rủi ro<br /> <br /> -<br /> <br /> Ủy ban tín dụng<br /> <br /> -<br /> <br /> Khối quản lý rủi ro<br /> <br /> -<br /> <br /> Khối quản lý tín dụng<br /> <br /> -<br /> <br /> Các ban quản lý khác: bao gồm các Khối kinh doanh, các Phòng/ Ban khác<br /> tại Hội sở Chính.<br /> <br /> 2.3.2. Công tác phòng ngừa rủi ro tín dụng của VIB<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2