intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về dân số trên địa bàn tỉnh Lai Châu

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

9
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận quản lý nhà nước về dân số và thực trạng quản lý nhà nước về dân số trên địa bàn tỉnh Lai Châu. Từ đó đề xuất các kiến nghị nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh Lai Châu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về dân số trên địa bàn tỉnh Lai Châu

  1. 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA DƢƠNG ĐỨC HƢỞNG TÊN ĐỀ TÀI LUẬN VĂN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DÂN SỐ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LAI CHÂU CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ CÔNG Mã số: 8 34 04 03 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ CÔNG Hà Nội, năm 2024
  2. 2 Công trình đƣợc hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: Tiến sĩ Lê Thị Thu Phƣợng Phản biện 1: Tiến sĩ Đặng Thị Minh Phản biện 2: Tiến sĩ Hà Ngọc Anh Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Địa điểm: Phòng họp số 6A, Nhà G - Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Số: 77- ĐườngNguyễn Chí Thanh - Quận Đống Đa – TP Hà Nội Thời gian: vào hồi 14 giờ, ngày 11 tháng 01 năm 2024 Có thể tìm hiểu luận văn tại thư viện Học viện Hành chính Quốc gia Hoặc trên Web Ban Quản lý Đào tạo, Học viện hành chính Quốc gia
  3. 3 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Công tác dân số là một bộ phận của chiến lược phát triển đất nước, là một trong những vấn đề kinh tế - xã hội (KT-XH) hàng đầu của từng vùng, từng địa phương và toàn xã hội. Theo Nghị Quyết số 22/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Lai Châu được chia tách thành 2 tỉnh Lai Châu và Điện Biên. Tỉnh Lai Châu có 1 thành phố và 7 huyện. Dân số trung bình tính đến 2022 là dân số 484.146 người; mật độ dân số 53,39 người/km2. Thực hiện các Nghị quyết, Chương trình, Kế hoạch, Đề án, Dự án của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân (HĐND), Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh, công tác dân số trên địa bàn tỉnh Lai Châu trong thời gian qua đã đạt được những kết quả rất khả quan: Từ một tỉnh có mức sinh cao đứng thứ ba trên cả nước với tổng tỷ suất sinh là 2,96 con/1 phụ nữ vào năm 2009 đến năm năm 2022 tổng tỷ suất sinh của Lai Châu đã giảm xuống còn 2,61 con/1 phụ nữ, tỷ lệ các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại tăng qua từng năm. Nhận thức của nhân dân các dân tộc trên toàn tỉnh trong việc thực hiện chính sách dân số ngày càng có những chuyển biến tích cực, quy mô gia đình ít con để có điều kiện nuôi dạy, chăm sóc và nâng cao chất lượng cuộc sống ngày càng được chấp nhận rộng rãi. Tuy vậy, Mức sinh vẫn còn cao, xu hướng giảm sinh chưa thực sự vững chắc, tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống ở một số dân tộc thiểu số trên địa bàn một số huyện vùng cao chưa được giải quyết triệt để.
  4. 4 Công tác quản lý nhà nước về dân số trên địa bàn tuy đã được triển khai nhưng chưa đồng bộ và chưa có giải pháp quyết liệt từ tỉnh đến cơ sở; tổ chức bộ máy, nhân lực làm công tác dân số ở địa phương thường xuyên biến động; sự phối hợp liên ngành trong quản lý, chỉ đạo điều hành về công tác dân số còn thiếu chặt chẽ; công tác truyền thông vận động trong nhân dân về chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước về công tác dân số chưa được thường xuyên; công tác kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm chính sách dân số chưa kịp thời. Điều này không chỉ không đạt các mục tiêu về dân số và sức khỏe sinh sản theo kế hoạch thực hiện Chiến lược dân số Việt Nam, kéo dài thời gian phấn đấu đạt mức sinh thay thế mà còn tác động lớn đến các mục tiêu xóa đói giảm nghèo và quá trình phát triển KT-XH của tỉnh. Xuất phát từ thực tiễn nêu trên tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Quản lý nhà nƣớc về dân số trên địa bàn tỉnh Lai Châu” nhằm đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về dân số trên địa bàn tỉnh Lai Châu trong giai đoạn tới. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến luận văn Có thể nói các công trình nghiên cứu quản lý nhà nước về dân số được thực hiện còn chưa nhiều, một số cá nhân, tổ chức đã thực hiện một số nghiên cứu có liên quan như sau: Nghiên cứu “Tổng quan đến giá tình hình thực hiện Pháp lệnh dân số và khuyến nghị cho dự án luật dân số” do Viện Dân số và các vấn đề xã hội thuộc trường Đại học Kinh tế quốc dân đã thực hiện vào năm 2013 [16], ngoài kết quả đạt được, nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng trong triển khai cũng cho thấy những hạn chế trong ban hành các văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND về lĩnh vực dân số. Những thay
  5. 5 đổi những quy định về tổ chức, bộ máy làm công tác dân số trong hướng dẫn thực hiện đã dẫn đến khó khăn, hạn chế trong công tác tham mưu ban hành văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực dân số tại địa phương [16]. Tuy nhiên, nghiên cứu này vẫn còn một số khoảng trống đó là chưa tập trung đi sâu vào chất lượng văn bản, nội dung văn bản, năng lực của cơ quan, cán bộ soạn thảo… Với sự tài trợ của Quỹ dân số Liên hợp quốc, năm 2014, Viện Chiến lược và Chính sách y tế cũng “Đánh giá 9 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 47-NQ/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách DS - KHHGĐ” [17]. Bên cạnh những kết quả đạt được, nghiên cứu mới dừng ở việc đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ giải pháp của Nghị quyết cũng như việc triển khai các mục tiêu của Nghị quyết mà chưa có cái nhìn tổng thể về công tác quản lý nhà nước của một địa phương cụ thể. Năm 2014, trên cơ sở số liệu được triết xuất từ cuộc Điều tra biến động dân số và nhà ở 1/4/2014 và Tổng điều tra Dân số và nhà ở năm 2009, Tổng cục Thống kê đã xuất bản chuyên khảo “Mất cân bằng giới tính khi sinh ở Việt Nam 2014: Xu hướng, các yếu tố và sự khác biệt” [14], báo cáo đã nêu ra một số phát hiện: Chênh lệch tỷ số giới tính khi sinh (TSGTKS) cao hơn những lần sau nếu trường hợp những lần sinh trước là con gái, lựa chọn giới tính trước khi sinh cũng được quan sát thấy ngay ở những lần sinh đầu tiên. Nghiên cứu cũng có chỉ ra những khác biệt về KT-XH, trình độ học vấn có ảnh hưởng tới việc sinh con trai, con gái. Ngoài ra TSGTKS còn có sự khác biệt đáng kể giữa 6 vùng vùng KT-XH, giữa các tỉnh/thành phố... GS.TS Nguyễn Đình Cử, (năm 2011) Những xu hướng biến đổi dân số ở Việt Nam [5] đã đi sâu phân tích biến đổi cơ cấu dân số tuổi của Việt Nam
  6. 6 từ năm 1979 đến năm 2005. Tác giả đặc biệt chú trọng phân tích tỷ trọng của 3 nhóm tuổi 0-14 tuổi; 15-59 tuổi và trên 60 tuổi theo các giai đoạn năm 1979; 1989; 1999 và 2005 để thấy rõ tỷ trọng dân số trong độ tuổi lao động tăng lên rõ rệt và cao hơn 50%. Nghiên cứu cũng đã đưa ra những gợi ý chính sách xã hội để các nhà hoạch định chính sách xem xét, cân nhắc để phát huy lợi thế cơ cấu dân số “vàng” xuất hiện tại Việt Nam. Tài liệu đã đề cập đến nhiều nội dung cơ bản của công tác dân số, có giá trị để sinh viên tham khảo. Tuy nhiên, tài liệu chưa đưa ra được các giải pháp căn cơ để giải quyết vấn đề quản lý nhà nước về dân số liên quan đến sự khác biệt về mức sinh giữa các vùng miền, liên quan đến vấn đề mất cân bằng giới tính thai nhi hoặc liên quan đến vấn đề già hóa dân số. Nghiên cứu mới nhất của Quỹ Dân số Liên hợp Quốc năm 2010 “Tận dụng cơ hội dân số vàng ở Việt Nam, cơ hội, thách thức và các gợi ý chính sách” [15], cũng đi sâu phân tích đặc điểm cơ cấu dân số của Việt Nam qua ba thập kỷ qua (1979; 1989 và 1999), sau đó phân tích và chỉ rõ Việt Nam đang bước vào cơ hội cơ cấu dân số “vàng” bằng số liệu cơ cấu dân số tuổi từ năm 2000 đến năm 2007. Tuy nhiên, nghiên cứu chưa đề cập nhiều đến các chính sách liên ngành, các chính sách đơn ngành để vừa đảm bảo duy trì được nguồn lao động trong độ tuổi lao động vừa nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong thời gian tới. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích Luận văn tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận quản lý nhà nước về dân số và thực trạng quản lý nhà nước về dân số trên địa bàn tỉnh Lai Châu. Từ đó đề xuất các kiến nghị nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh Lai Châu.
  7. 7 3.2. Nhiệm vụ: - Thứ nhất: Xây dựng cơ sở lý luận và phương pháp luận nghiên cứu của luận văn (Hệ thống hóa những khái niệm và những vấn đề lý luận quản lý nhà nước về dân số trên địa bàn tỉnh Lai Châu). - Thứ hai: Làm rõ thực thực trạng quản lý nhà nước về công tác dân số trên địa bàn tỉnh Lai Châu. - Thứ ba: Đề xuất một số khuyến nghị nhằm tăng cường quản lý nhà nước về dân số trên địa bàn tỉnh Lai Châu. 4. Đối tƣợng, phạm vi và địa bàn nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của Luận văn tập trung vào quản lý nhà nước về dân số trên địa bàn tỉnh Lai Châu. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: Luận văn lựa chọn địa bàn nghiên cứu là tỉnh Lai Châu. Trong đó lựa chọn 4 huyện của tỉnh Lai Châu làm địa bàn khảo sát nghiên cứu. - Phạm vi thời gian: Nghiên cứu thực trạng quản lý nhà nước tại địa bàn tỉnh Lai Châu trong giai đoạn 2016 - 2022. Điều tra xã hội học tại cộng đồng được thực hiện năm 2023. - Phạm vi nội dung: Trong khuôn khổ của luận văn tác giả tập trung vào một số nội dung như sau: (1) Tổng quan những vấn đề lý luận quản lý nhà nước về dân số; (2) Tìm hiểu thực trạng dân số trên địa bàn tỉnh Lai Châu. (3) Thực trạng quản lý nhà nước về dân số trên địa bàn tỉnh Lai Châu; (4) Đề xuất Những giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản lý nhà nước về dân số trên địa bàn tỉnh.
  8. 8 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Nghiên cứu chọn chủ nghĩa duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam làm cơ sở phương pháp luận về công tác dân số. 5.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể 5.2.1. Phương pháp điều tra xã hội học Đây là phương pháp quan trọng nhằm xác định những kết quả đạt được với thực trạng quản lý nhà nước về công tác dân số mà người dân được thụ hưởng. - Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu thứ cấp: Luận văn sử dụng nguồn dữ liệu từ báo cáo thống kê để cập nhật kết quả triển khai thực hiện các mục tiêu về công tác dân số để đánh giá việc thực hiện công tác quản lý nhà nước về dân số trên địa bàn tỉnh Lai Châu từ năm 2016-2022. 6. Dự kiến đóng góp của luận văn - Về mặt lý luận: Luận văn góp phần làm rõ hệ thống cơ sở lý luận quản lý nhà nước về dân số - Về mặt thực tiễn: + Thông qua việc phân tích đánh giá thực trạng quản lý nhà nước dân số trên địa bàn tỉnh Lai Châu và xác định rõ các nguyên nhân chủ yếu, luận văn tập trung đề xuất các giải pháp đối với hoạt động quản lý nhà nước dân số trên địa bàn tỉnh Lai Châu. + Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho chính quyền địa phương trong công tác quản lý nhà nước về dân số trên địa bàn tỉnh Lai Châu.
  9. 9 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục, nội dung luận văn được kết cấu thành 3 chương: Chương 1: Cơ sở khoa học quản lý nhà nước về dân số. Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về dân số trên địa bàn tỉnh Lai Châu. Chương 3: Quan điểm và giải pháp nhằm tăng cường quản lý nhà nước về dân số trên địa bàn tỉnh Lai Châu.
  10. 10 Chƣơng 1 CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DÂN SỐ 1.1. Một số khái niệm cơ bản 1.1.1. Dân số Dân cư là những tập hợp những người sống trên một vùng, một lãnh thổ được quy định bởi những mối liên hệ về mặt xã hội cũng như mối quan hệ qua lại về mặt kinh tế. Dân số là dân cư được xem xét, nghiên cứu ở góc độ quy mô, cơ cấu, phân bố và chất lượng dân số. Quy mô dân số là số lượng người sinh sống trong một quốc gia, khu vực, vùng địa lý kinh tế hoặc một đơn vị hành chính tại thời điểm nhất định. Phân bố dân số (hay còn gọi là phân bố dân cư) là sự phân chia dân số theo khu vực, vùng địa lý kinh tế hoặc đơn vị hành chính. Cơ cấu dân số là tổng số dân được phân loại theo giới tính, độ tuổi, dân tộc, trình độ học vấn, nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân và các đặc trưng có liên quan. Chất lượng dân số, là sự phản ánh các đặc trưng về thể chất, trí tuệ và tinh thần của toàn bộ dân số. 1.1.2. Quản lý nhà nước về dân số Chủ thể quản lý nhà nước về dân số các cấp: Tại Trung ương: Là Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ ngĩa Việt Nam, cơ quan trực tiếp tham mưu cho Chính phủ quản lý nhà nước về dân số là Bộ Y tế.
  11. 11 Tại địa phương: Là Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố, cơ quan trực tiếp tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố quản lý nhà nước về dân số là Sở Y tế. 1.2. Sự cần thiết phải quản lý nhà nƣớc về dân số 1.2.1. Xuất phát từ vai trò quản lý nhà nước về dân số Vai trò của dân số Là hoạt động duy trì nòi giống; Đối với phát triển kinh tế; Tác động của dân số và lao động; Tác động đến giáo dục; Tác động của dân số với y tế; Góp phần ổn định quy mô, nâng cao chất lượng dân số. 1.2.2. Xuất phát từ thực trạng của quản lý nhà nước về dân số Sau 60 năm triển khai thực hiện chương trình DS-KHHGĐ, bộ máy quản lý nhà nước về lĩnh vực dân số ở nước ta đã có nhiều lần chuyển đổi về mô hình tổ chức. 1.2.3. Thách thức của quá trình toàn cầu hóa và hội nhập Việt Nam đã bắt đầu bước vào giai đoạn già hóa dân số khi tỷ lệ người trên 60 tuổi chiếm xấp xỉ 10%. Năm 2019, tỷ lệ này lên 12%. Dự báo, đến năm 2038, tỷ lệ người trên 60 tuổi tăng lên trên 20%. Khi đó, Việt Nam chính thức bước sang giai đoạn dân số già. 1.3. Mục tiêu, nguyên tắc của quản lý nhà nƣớc về dân số 1.3.1. Mục tiêu Mục tiêu của quản lý nhà nước về dân số là bảo đảm sự cân bằng và hài hoà giữa quy mô, cơ cấu dân số và sự phát triển của quốc gia, qua đó
  12. 12 tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy sự nâng cao chất lượng dân số và đảm bảo an sinh xã hội. 1.3.2. Nguyên tắc Theo quy định tại Điều 2 Pháp lệnh dân số 2003, công tác dân số phải đảm bảo ba nguyên tắc sau: (1) bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực dân số phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội, chất lượng cuộc sống của cá nhân, gia đình và toàn xã hội, (2) bảo đảm việc chủ động, tự nguyện, bình đẳng của mỗi cá nhân, gia đình trong kiểm soát sinh sản, chăm sóc sức khoẻ sinh sản, lựa chọn nơi cư trú và thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng dân số. (3) kết hợp giữa quyền và lợi ích của cá nhân, gia đình với lợi ích của cộng đồng và toàn xã hội; thực hiện quy mô gia đình ít con, no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và bền vững. 1.4. Nội dung quản lý nhà nƣớc về dân số Trước thực trạng, kết quả thực hiện công tác dân số Việt Nam, ngày 09 tháng 01 năm 2003, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh về dân số, theo đó tại Điều 33 của Pháp lệnh quy định mười nội dung quản lý nhà nước về dân số. 1.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý nhà nƣớc về dân số 1.5.1. Yếu tố chủ quan - Hệ thống tổ chức và năng lực của các bộ làm công tác dân số - Trình độ nhận thức và ý thức của người dân trong thực hiện công tác dân số.
  13. 13 1.5.2. Yếu tố khách quan Đầu tư cho công tác dân số nhằm duy trì vững chắc mức sinh thay thế, từng bước nâng cao chất lượng dân số, kiểm soát tốt các biến động dân số và cơ cấu dân số... 1.6. Kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc về dân số ở một số địa phƣơng bài học tham chiếu cho tỉnh Lai Châu 1.6.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về dân số ở tỉnh Hòa Bình 1.6.2. Kinh nghiệm QLNN về dân số ở tỉnh Lào Cai
  14. 14 Chƣơng 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DÂN SỐ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LAI CHÂU 2.1. Khái quát chung về địa bàn tỉnh Lai Châu 2.1.1. Vị trí đại lý, điều kiện tự nhiên 2.1.1.1. Vị trí địa lý 2.1.1.2. Điều kiện tự nhiên 2.1.2. Về Kinh tế 2.1.3. Về văn hóa, xã hội 2.2. Khái quát chung về tình hình dân số trên địa bàn tỉnh Lai Châu Tính đến tháng 9 đầu năm 2023 dân số toàn tỉnh Lai Châu ước khoảng 488.562 người (Dân số thành thị chiếm 17,68%; dân số nông thôn chiếm 82,32%) [3]. Số người từ 15 tuổi trở lên chiếm 66% so với tổng dân số (ước khoảng 322.495 người). Trong đó lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên là 260.697 người chiếm 80,84% trong tổng số người từ 15 tuổi trở lên; số lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc ước tính khoảng 258.853 người, chiếm 99,29% so với lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên. Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên và số người lao động từ 15 tuổi trở lên có việc làm tăng do những chính sách đào tạo nghề, khuyến khích, hỗ trợ phát triển sản xuất kinh doanh đã tạo thêm nhiều việc làm cho lao động trong tỉnh. 2.3. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu về dân số trên địa bàn tỉnh Lai Châu 2.3.1. Về quy mô dân số Theo số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, trong phạm vi cả nước, tỷ lệ tăng dân số giảm từ 1,06% năm 2009 xuống còn 0,79% năm 2022. Trong khi đó tỷ lệ này của Lai Châu đã giảm từ 1,97% năm 2016 xuống còn
  15. 15 0,77% vào năm 2022. Đến năm 2020 quy mô dân số tại tỉnh là 472.864 người, tăng 102.362 người sau 11 năm, trung bình mỗi năm dân số tại tỉnh tăng thêm khoảng 9.300 người. Ngoài ra, tỷ suất sinh thô năm 2009 là 30,38%o, đến năm 2020 tỷ suất sinh thô giảm xuống còn 19%o, mức giảm tỷ lệ sinh trung bình giai đoạn 2009-2020 đạt 1.12%o/năm. Tổng tỷ suất sinh tại tỉnh Lai Châu đã giảm còn 2,63 con/1 phụ nữ. Kết quả điều tra thực tế, tỷ lệ trẻ sinh ra là con thứ ba trở lên bình quân trên toàn tỉnh đã giảm từ 18,61% vào năm 2016 xuống còn 16,0% năm 2022, trung bình mỗi năm giảm 0,56% Tỷ lệ cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ đang áp dụng các biện pháp tránh thai hiện đại năm 2016 là 66,86%, đến năm 2020 tỷ lệ này đạt 69,54% và năm 2022 là 70,06 %, nhìn chung tại các huyện tỷ lệ sử dụng BPTT hiện đại của người dân đều tăng trong 7 năm qua. Hệ thống cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình được củng cố và phát triển. Công tác tiếp thị xã hội các loại PTTT tiếp tục được triển khai thực hiện. Tuy vậy, đến năm 2022 Lai Châu vẫn là một trong những tỉnh chưa đạt mức sinh thay thế, xu hướng giảm sinh chưa thực sự vững chắc và có nguy cơ tăng sinh trở lại. Số phụ nữ sinh con thứ ba trở lên còn chiếm tỷ lệ cao (20,22% năm 2020) 2.3.2. Về cơ cấu dân số - Tỷ số giới tính khi sinh Tỷ số giới tính khi sinh bình quân trong giai đoạn 2016-2020 vẫn nằm ở mức tương đối hợp lý (108,16), tuy nhiên, đến năm 2022 tỷ lệ số này đã tăng lên một cách bất thường (118,0). - Cơ cấu tuổi trong dân số tại Lai Châu Số trẻ em dưới 15 tuổi là 141.783 người, chiếm 29,27% tổng dân số, số người trong độ tuổi lao động từ 15-60 tuổi là 308.693 người, chiếm
  16. 16 63,7% tổng dân số, số người từ 65 tuổi trở lên là 21.413 người, chiếm 4,4% tổng dân số. Tỷ số phụ thuộc trẻ em (từ 0 -14 tuổi) là 45,9%, tỷ số phụ thuộc già (từ 60 tuổi trở lên) là 11,9%, tỷ số phụ thuộc chung là 63,3%. 2.3.3. Về phân bổ dân cư Dân số Lai Châu phân bố không đều, giữa các vùng có điều kiện kinh tế thuận lợi với các vùng sâu, vùng xa, vùng cao biên giới điều kiện đi lại khó khăn, là nơi các dân tộc thiểu số sinh sống chủ yếu: Mật độ dân số bình quân toàn tỉnh đến thời điểm hiện tại là 51 người/km2. 2.3.4. Về chất lượng dân số Tỷ lệ nam, nữ thanh niên được tư vấn, khám sức khoẻ tiền hôn nhân (dự phòng cấp 1). Hoạt động tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn đã được triển khai thực hiện từ năm 2010 trên địa bàn tỉnh thông qua các mô hình, đề án nâng cao chất lượng dân số như: Đề án tăng cường tư vấn và cung cấp dịch vụ cho vị thành niên, thanh niên; Mô hình can thiệp giảm tỷ lệ mắc bênh tan máu bẩm sinh; Mô hình tư vấn và khám sức khỏe trước hôn nhân. - Sàng lọc trước sinh (dự phòng cấp 2) Tỷ lệ phụ nữ mang thai được sàng lọc không ngừng tăng trong những năm qua, năm 2016 tỷ lệ phụ nữ mang thai được sàng lọc chỉ chiếm 7,01%, tuy nhiên đến năm 2020 tỷ lệ này tăng lên 20,8% và 2022 là 21,2%. Hoạt động sàng lọc trước sinh được triển khai mở rộng. Sàng lọc sơ sinh (dự phòng cấp 3). Tổng số trẻ sinh ra được sàng lọc sơ sinh trong thời gian qua là 9.404 trẻ, qua sàng lọc chẩn đoán đã phát hiện 1.043 trẻ nghi ngờ mắc bệnh tật bẩm sinh cụ thể: 967 trường hợp nghi mắc bệnh thiếu men G6PD; 65 trường hợp nghi ngờ mắc bệnh suy giáp bẩm sinh; 11 trường hợp nghi ngờ mắc các bệnh tật khác.
  17. 17 - Chương trình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi Tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức về chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, hướng dẫn người cao tuổi kỹ năng phòng bệnh và tự chăm sóc sức khỏe thích ứng với giai đoạn già hóa dân số; xây dựng, phát triển phong trào chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại địa phương. Cải thiện tình trạng sức khỏe cho người cao tuổi, tăng số người cao tuổi được khám sức khỏe định kỳ 1 lần/năm. 2.4. Thực trạng quản lý nhà nước về dân số trên địa bàn tỉnh Lai Châu 2.4.1. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về dân số tại tỉnh Lai Châu Các mục tiêu, nhiệm vụ đã được cụ thể hóa bằng các mục tiêu, chỉ tiêu về dân số được đưa vào Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh và kế hoạch phát triển KT-XH hàng năm của tỉnh. Các cấp, các ngành tích cực vào cuộc, lồng ghép quán triệt, triển khai chủ trương của Đảng về công tác dân số và phát triển đạt hiệu quả. Giai đoạn 2016-2022 tỉnh ủy Lai Châu đã ban hành 01 Kế hoạch, Hội đồng Nhân dân ban hành 02 Nghị quyết và Ủy ban Nhân dân tỉnh ban hành 18 Quyết định, kế hoạch để triển khai chương trình dân số. Tại các huyện, UBND huyện cũng đã ban hành 26 văn bản để chỉ đạo điều hành thực hiện công tác dân số tại địa phương. 2.4.2. Tổ chức, phối hợp thực hiện công tác dân số giữa các cơ quan nhà nước, đoàn thể nhân dân và các tổ chức, cá nhân tham gia công tác dân số Các ban, ngành, đoàn thể đã tích cực phối hợp với cơ quan thường trực chỉ đạo triển khai công tác dân số; lồng ghép tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về dân số, nâng cao chất lượng dân số, vận động các cặp vợ chồng thực hiện kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức
  18. 18 khỏe sinh sản, sàng lọc trước sinh, sàng lọc sơ sinh, can thiệp giảm tảo hôn, không kết hôn cận huyết thống, không lựa chọn giới tính khi sinh, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, nâng cao chất lượng dân số cho các dân tộc ít người. 2.4.3. Quản lý, hướng dẫn nghiệp vụ về tổ chức bộ máy và cán bộ quản lý nhà nước về dân số. Thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW, năm 2019 tỉnh đã thay đổi tổ chức thuộc Chi cục DS-KHHGĐ thành 2 phòng là Phòng Tổ chức, hành chính - Kế hoạch tài vụ và Phòng DS-KHHGĐ và Truyền thông - Giáo dục. - Tại các huyện/thành phố Đã thực hiện việc sáp nhập Trung tâm DS-KHHGĐ với Trung tâm Y tế cấp huyện thành phòng Dân số và truyền thông thuộc Trung tâm Y tế huyện. - Tại tuyến xã Biên chế viên chức làm công tác dân số được bố trí tại Trạm Y tế, tuy nhiên công tác tham mưu, triển khai thực hiện nhiệm vụ của đội ngũ này còn hạn chế. 2.4.4. Tổ chức, quản lý và thực hiện tuyên truyền, phổ biến, vận động nhân dân thực hiện pháp luật về dân số - Hình thức truyền thông Các hình thức truyền thông địa phương đang sử dụng tương đối đa dạng và phong phú, trong đó đài báo, ti vi là loại hình truyền thông được nhiều người tiếp cận nhất (76,4%), tiếp đến là cộng tác viên dân số thôn bản (67,0%). - Nội dung thông điệp và đối tượng truyền thông Việc đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục đã giúp nâng cao nhận thức cho người dân về chương trình DS-KHHGĐ, dân số và phát triển.
  19. 19 - Kênh thông tin người dân được tiếp cận Số liệu khảo sát tại cộng đồng cho thấy, các hình thức truyền thông địa phương đang sử dụng tương đối đa dạng và phong phú, trong đó đài báo, ti vi là loại hình truyền thông được nhiều người tiếp cận nhất (76,4%), tiếp đến là cộng tác viên dân số/nhân viên y tế thôn bản (67,0%). 2.4.5. Nâng cao chất lượng dịch vụ dân số, SKSS - Dịch vụ sàng lọc trước sinh và sơ sinh Kết quả khảo sát tại cộng đồng: Có 71,2% số người được hỏi trả lời đã sử dụng dịch vụ sàng lọc trước sinh và 40,1% số người được hỏi trả lời đã sử dụng dịch vụ sàng lọc sơ sinh. - Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi Dịch vụ người cao tuổi được cung cấp nhiều nhất là khám sức khỏe tại Trạm Y tế (59,5%), tiếp đến là cung cấp kiến thức về rèn luyện thân thể (57,1%), 2.4.6. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại và xử lý vi phạm pháp luật về dân số. Các hoạt động kiểm tra giám sát được triển khai theo kế hoạch hàng năm, qua hoạt động kiểm tra, giám sát đã kịp thời hướng dẫn, hỗ trợ các địa phương tổ chức, triển khai thực hiện tốt Pháp lệnh dân số tại địa phương, đơn vị. 2.5. Đánh giá chung 2.5.1. Kết quả đạt được Từ một tỉnh có mức sinh cao đứng thứ ba trên cả nước với tổng tỷ suất sinh là 2,96 con/1 phụ nữ vào năm 2009 đến nay đã giảm xuống còn 2,61 con/1 phụ nữ, tỷ lệ phụ nữ sinh con thứ ba trở lên giảm từ 28,4% năm 2009 xuống còn 15,6% năm 2019, tỷ lệ các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại tăng qua từng năm.
  20. 20 Tình trạng kết hôn cận huyết thống và tảo hôn cơ bản đã được kiểm soát. Nhu cầu kế hoạch hóa gia đình của người dân có nhu cầu sử dụng cơ bản đã được đáp ứng một cách thuận tiện, tỷ lệ vị thành niên, thanh niên có thai ngoài ý muốn giảm theo từng năm. Các dân tộc có quy mô dân số dưới 10.000 người được quan tâm bảo vệ và phát triển, chất lượng cuộc sống của các dân tộc này từng bước được cải thiện. 2.5.2. Hạn chế Một số cấp ủy, chính quyền (đặc biệt là cấp xã, thôn bản) chưa nhận thức đầy đủ về chuyển đổi trọng tâm chính sách dân số từ KHHGĐ sang dân số và phát triển. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của một số cấp ủy, chính quyền địa phương nhất là ở cấp cơ sở chưa chủ động, kịp thời, đôi khi còn xem nhẹ công tác dân số. Ban Chỉ đạo công tác dân số các cấp đã thành lập không tổ chức giao ban, họp định kỳ, điều này cũng ảnh hưởng đến công tác chỉ đạo điều hành, phối hợp liên ngành trong triển khai chương trình dân số. Hoạt động truyền thông, tư vấn, vận động chưa theo kịp yêu cầu trong tình hình mới, chưa chú ý đến duy trì phát triển các mô hình truyền thông tại cộng đồng. Công tác truyền thông đến nhóm đối tượng đặc thù hiệu quả chưa cao, nội dung truyền thông còn bị gián đoạn. Tổ chức bộ máy làm công tác dân số tuyến tỉnh, huyện, xã thường xuyên có sự thay đổi đã ảnh hưởng tới việc tham mưu, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ dân số trên địa bàn. Xu hướng giảm sinh chưa thực sự vững chắc và có nguy cơ tăng sinh trở lại. Số phụ nữ sinh con thứ ba trở lên còn chiếm tỷ lệ cao Tỷ số giới tính khi sinh tại tỉnh đã có dấu hiệu mất cân bằng trong những năm vừa qua.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2