intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh

Chia sẻ: Tomhum999 Tomhum999 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

48
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của luận văn nhằm đưa ra những quan điểm và đề xuất các giải pháp phù hợp để tăng cường hiệu quả công tác quản lý nhà nước về môi trường nhằm cải thiện môi trường, đảm bảo phát triển bền vững trên địa bàn huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh hiện nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA PHAN THỊ PHỐ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HƯƠNG KHÊ, TỈNH HÀ TĨNH Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 8 34 04 03 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG HÀ NỘI - NĂM 2020
  2. Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học: TS. VŨ XUÂN THANH Phản biện 1: PGS.TS. ĐINH THỊ MINH TUYẾT Phản biện 2: TS. LƯU ANH ĐỨC Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Địa điểm: Phòng họp 4D Nhà A - Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Số 77 - Đường Nguyễn Chí Thanh - Quận Đống Đa - TP Hà Nội. Thời gian: vào hồi 15h45 ngày 03 tháng 09 năm 2020 Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang Web Khoa Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia
  3. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài luận văn Môi trường có vai trò rất lớn đối với sự tồn tại và phát triển của con người. Trong những năm gần đây, sự nghiệp CNH, HĐH của nước ta đã đem lại những thành tựu kinh tế - xã hội to lớn, góp phần tăng năng suất lao động xã hội, nâng cao đời sống vật chật, tinh thân của nhân dân, ổn định tình hình kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh những tác động tích cực mà quá trình CNH, HĐH đem lại, còn có tác động tiêu cực, ảnh hưởng không nhỏ đến các mặt đời sống kinh tế - xã hội của nước ta. Ô nhiễm môi trường vẫn tiếp tục gia tăng, xảy ra nhiều sự cố môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất của người dân. Công tác quản lý nhà nước về môi trường ở huyện Hương Khê đã và đang được ngày càng chú trọng nhiều hơn, đồng thời đạt được những kết quả tích cực nhất định, tuy nhiên vẫn còn có những bất cập cần khắc phục.Sự phát triển nhanh về dân số và sự quy hoạch bất hợp lý trong khi đó các công trình hạ tầng kỹ thuật như giao thông, cấp điện, cấp thoát nước, xử lý nước thải, thu gom và xử lý rác thải không đủ khả năng đáp ứng yêu cầu phát triển đô thị và sự gia tăng dân số, nhận thức của một bộ phận không nhỏ cán bộ, người dân về môi trường và ô nhiễm môi trường còn những hạn chế nhất định,... đã làm cho công tác bảo vệ môi trường và quản lý nhà nước về môi trường chưa đạt được kết quả như mong muốn. Quá trình phát triển nhanh về kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện đã có nhiều tác động tiêu cực đến môi trường, nếu không kịp thời khắc phục sẽ để lại hậu quả xấu cho sự phát triển bền vững của địa phương trong tương lai. Đây là vấn đề cấp bách đòi hỏi sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị huyện Hương Khê, mà nòng cốt là các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường của huyện Hương Khê. 1
  4. Từ thực tế đó, với mục đích những lý do nêu trên, tác giả chọn đề tài “Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý công. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Bảo vệ môi trường là vấn đề cấp bách của toàn cầu, do đó nghiên cứu quản lý nhà nước về môi trường đã có nhiều nhà khoa học, nhà hoạch định chính sách quan tâm nghiên cứu. Đồng thời, đã có nhiều sách, giáo trình, đề tài khoa học và nhiều bài báo, tạp chí viết, nghiên cứu trên nhiều góc độ khác nhau.Tuy nhiên, những công trình này chủ yếu nghiên cứu ởtầm vĩ mô, hoặc chuyên về từng mảng chuyên môn của môi trường, phù hợp với từng địa phương cụ thể. Cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu chuyên biệt nào về quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh. Vì lý do đó, tác giả đã lựa chọn đề tài “Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh”. Đây là đề tài mới và không có sự trùng lặp với các công trình đã công bố, đề cập một cách hệ thống, toàn diện, kế thừa và cụ thể quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn - Mục đích: Đưa ra những quan điểm và đề xuất các giải pháp phù hợp để tăng cường hiệu quả công tác quản lý nhà nước về môi trường nhằm cải thiện môi trường, đảm bảo phát triển bền vững trên địa bàn huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh hiện nay. - Nhiệm vụ: i/ Hệ thống hóa cơ sở khoa học quản lý nhà nước về môi trườngcấp huyện; ii/ Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh hiện nay, chỉ ra những mặt tích cực và hạn chế trong quá trình triển khai thực hiện; 2
  5. iii/ Đề xuất các giải pháp trong công tác quản lý nhà nước về môi trường tại huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh trong thời gian tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn - Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh. - Phạm vi nghiên cứu: +Về nội dung: tập trung nghiên cứu công tác QLNN về môi trường trên địa bàn huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh chủ yếu dưới góc độ triển khai thực hiện việc quản lý của nhà nước về lĩnh vực môi trường. +Về không gian: nghiên cứu QLvề môi trường tại huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh. +Về thời gian: Nghiên cứu hiện trạng môi trường và sự quản lý của nhà nước về môi trường trên địa bàn huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnhtừ năm 2014 – 2018. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn - Phương pháp luận:Luận văn được hình thành trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh và những quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đổi mới. - Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp thu thập số liệu; - Phương pháp tổng hợp phân tích; - Phương pháp so sánh; - Phương pháp tham vấn chuyên gia; 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 3
  6. 6.1. Ý nghĩa lý luận Luận văn nghiên cứu tổng quan, góp phần hệ thống hóa và làm sáng tỏ thêm những vấn đề lý luận cơ bản về QLNN về môi trường cấp huyện. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn - Đáng giá thực trạng QLNN về môi trường tại huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2014 – 2018 về những tồn tại, khó khan vướng mắc trên địa bàn huyện.Từ đó đưa ra những giải pháp khắc phục những khó khăn phù hợp với điều kiện cụ thể của huyện và đề xuất các giải pháp nhằm thực hiện công tác quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn có hiệu quả hơn. - Luận văn là công trình khoa học, có thể trở thành tài liệu tham khảo cho công tác quản lý nhà nước về môi trường tại địa phương và học viên chuyên ngành. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, các phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, luận văngồm 3 chương cụ thể như sau: Chương 1: Cơ sở khoa học về quản lý nhà nước về môi trường. Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh. Chương 3: Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh. CHƯƠNG 1 CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ MÔI TRƯỜNG 1.1. Một số khái niệm liên quan 1.1.1. Khái niệm về môi trường Môi trường là một khái niệm rộng, được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau, đặc biệt sau hội nghị Stockholm, Thụy Điển về môi trường năm 1972. 4
  7. Theo Điều 3, khoản 1 - Luật Bảo vệ Môi trường 2014: “Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật”. “Môi trường bao gồm tổng hợp các yếu tố tự nhiên, yếu tố vật chất nhântạo bao quanh con người, ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại và pháttriển của con người. Trong đó các yếu tố tự nhiên chủ yếu như đất, nước, khôngkhí, ánh sáng, các hệ sinh thái, sinh vật... có ảnh hưởng và chi phối đặc biệtquan trọng đến sự tồn tại và phát triển của con người. Những yếu tố này pháttriển theo quy luật tự nhiên, nhưng chịu sự chi phối và tác động nhất định củacon người.” 1.1.2. Khái niệm ô nhiễm môi trường và hoạt động bảo vệ môi trường Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi các thành phần môi trường, không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật. Ngoài ra, suy thoái môi trường là sự suy giảm về chất lượng và số lượng của thành phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật. Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ gìn, phòng ngừa, hạn chế các tác động xấu đến môi trường; ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, cải thiện, phục hồi môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên nhằm giữ môi trường trong lành. 1.1.3. Khái niệm tiêu chuẩn môi trường Tiêu chuẩn môi trường là mức giới hạn của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, hàm lượng các chất thải gây ô nhiễm có trong chất thải, các yếu tố kỹ thuật và quản lý của các cơ quan nhà nước và các tổ chức công bố dưới dạng văn bản tự nguyện áp dụng để bảo vệ môi trường. Đó chính là những chuẩn mực, giới hạn cho phép, được quy định dùng làm căn cứ để quản lý môi trường. 5
  8. 1.1.4. Khái niệm quản lý nhà nước về môi trường Quản lý nhà nước về môi trường là quá trình mà Nhà nước, bằng chức trách, nhiệm vụ và quyền hạn của mình đưa ra các biện pháp, luật pháp, chính sách kinh tế, kỹ thuật và xã hội thích hợp nhằm bảo vệ chất lượng môi trường sống và phát triển bền vững kinh tế xã hội của quốc gia. 1.2. Quản lý nhà nước về môi trường 1.2.1. Vai trò của môi trường - Môi trường là không gian sống của con người và các loài sinh vật; - Môi trường là nơi cung cấp tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt động sản xuất của con người; - Môi trường là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra trong cuộc sống và hoạt động sản xuất của mình; - Môi trường là nơi giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên tới con người và sinh vật trên trái đất; - Môi trường là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người. 1.2.2. Sự cần thiết quản lý nhà nước về môi trường - Chỉ có nhà nước mới có khả năng tổ chức, quản lý các hoạt động. - Có một số dạng môi trường mà việc bảo vệ nó đòi hỏi cần có sự thống nhất hành động của cả khu vực hay toàn cầu. - Các nguồn tài nguyên và thành phần môi trường thuộc sở hữu nhà nước. - Tầm quan trọng của tài nguyên vì nó là yếu tố của môi trường. Tài nguyên là hữu hạn, vì vậy cần phải sử dụng tiết kiệm, việc sử dụng tài nguyên có xu hướng lãng phí và dễ xảy ra tranh chấp. - Sự cần thiết còn bắt nguồn từ thực trạng khai thác, sử dụng tài nguyên và ô nhiễm và suy thoái môi trường nghiêm trọng hiện nay. - Các bài học của các quốc gia trên thế giới cũng cho thấy rằng cần phải có sự quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường. 6
  9. 1.2.3. Đặc điểm của quản lý nhà nước về môi trường 1/ Chủ thể: - Chính phủ; - Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường; - Bộ trưởng và Thủ trưởng các cơ quan ngang bộ; - UBND các cấp (tỉnh, huyện, xã); 2/ Mục tiêu: Sự phát triển bền vững, đảm bảo cân bằng giữa phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường. Nói cách khác, phát triển kinh tế -xã hội tạo ra tiềm lực kinh tế để bảo vệ môi trường có hiệu quả, còn bảo vệ môi trường là nhằm duy trì các thành quả phát triển kinh tế - xã hội lâu dài và bền vững. 3/ Nguyên tắc: - Thứ nhất, bảo đảm tính hệ thống; - Thứ hai, bảo đảm tính tổng hợp; - Thứ ba, bảo đảm tập trung dân chủ; - Thứ tư, kết hợp quản lý theo ngành và theo lãnh thổ; - Thứ năm, kết hợp hài hòa các lợi ích; - Thứ sáu, kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa quản lý tài nguyên và môi trường với quản lý kinh tế, quản lý xã hội; - Thứ bảy, bảo đảm tiết kiệm và hiệu quả. 1.2.4. Nội dung quản lý nhà nước về môi trường - Xây dựng, ban hành theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, ban hành hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹthuật môi trường. - Xây dựng, chỉ đạo thực hiện chiến lược, chính sách, chương trình, đề án, quy hoạch, kế hoạch về bảo vệ môi trường. - Tổ chức, xây dựng, quản lý hệ thống quan trắc; định kỳ đánh giá hiện trạng môi trường, dự báo diễn biến môi trường. 7
  10. - Xây dựng, thẩm định và phê duyệt quy hoạch bảo vệ môi trường; thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược; - Chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các hoạt động bảo tồn đa dạngsinh học; quản lý chất thải; kiểm soát ô nhiễm; - Cấp, gia hạn, thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận về môi trường. - Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường; thanh tra trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường; giải quyết khiếu nại, tố cáo; xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. - Đào tạo nhân lực khoa học và quản lý môi trường; giáo dục, tuyên truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật về bảo vệ môi trường. - Tổ chức nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ. - Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và đánh giá việc thực hiện ngân sách nhànước cho các hoạt động bảo vệ môi trường. - Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Đối với cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường tại địa phương như sau: - Ban hành theo thẩm quyền quy định, chương trình, kế hoạch về bảo vệ môi trường; tổ chức thực hiện chiến lược, chương trình, kế hoạch và nhiệm vụ về bảo vệ môi trường; - Xác nhận, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trường theo thẩm quyền; hàng năm, tổ chức đánh giá và lập báo cáo công tác bảo vệ môi trường; truyền thông, phổ biến, giáo dục chính sách và pháp luật về bảo vệ môi trường; - Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo và quy định của pháp luật có liên quan; - Phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện có liên quan giải quyết các vấn đề môi trường liên huyện; chỉ đạo công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi 8
  11. trường của Ủy ban nhân dân cấp xã; chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nếu để xảy ra ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn. 1.2.5. Những yếu tố tác động đến môi trường và quản lý nhà nước về môi trường 1.2.5.1.Những yếu tố ảnh hưởng đến môi trường 1.2.5.1.1. Đến từ chính bản thân tự nhiên 1.2.5.1.2. Đến từ con người 1.2.5.2.Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về môi trường 1.2.5.2.1. Cơ chế chính sách pháp luật 1.2.5.2.2. Nguồn lực con người (cán bộ, công chức) 1.2.5.2.3. Nguồn lực tài chính 1.2.5.2.4.Ý thức chấp hành pháp luật 1.2.5.2.5. Sự phát triển của khoa học công nghệ 1.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về môi trường ở một số địa phương và bài học kinh nghiệm cho huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh 1.3.1. Quản lý nhà nước về môi trường ở huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình 1.3.2. Quản lý nhà nước về môi trường ởhuyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa 1.3.3. Bài học kinh nghiệm quản lý nhà nước về môi trường cho huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh 1/ Thứ nhất, Cần tăng cường xây dựng các văn bản hướng dẫn hoạt động quản lý nhà nước về môi trường tại địa phương. 2/ Thứ hai, Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong các tổ chức, đoàn thể, các tầng lớp nhân dân về vai trò, ý nghĩa của công tác bảo vệ môi trường gắn với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phươn 9
  12. 3/ Thứ ba, Huy động sức mạnh của các tổ chức chính trị - xã hội tham gia trong thực hiện công tác bảo vệ môi trường. 4/ Thứ tư, Xây dựng các chính sách khen thưởng, kỷ luật với các hoạt động bảo vệ môi trường tạo sự tham gia tích cực của toàn thể nhân dân trong công tác bảo vệ môi trường. 5/ Thứ năm, Tăng cường nguồn lực và đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư bảo vệ môi trường. 6/ Thứ sáu, Phân cấp phân quyền cho tổ chức chính quyển địa phương trong thực hiện công tác bảo vệ môi trường. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HƯƠNG KHÊ, TỈNH HÀ TĨNH 2.1. Tổng quan về huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên 2.1.1.1. Vị trí địa lý: Huyện Hương Khê nằm ở phía Tây Nam tỉnh Hà Tĩnh. Phía Bắc giáp huyện Đức Thọ, phía Đông giáp huyện Thạch Hà và huyện Can Lộc, phía Đông Nam giáp huyện Cẩm Xuyên, phía Nam giáp huyện Tuyên Hoá (Quảng Bình), phía Tây giáp tỉnh Khăm Muộn (Lào), ngăn cách bởi núi Giăng Màn (tên chữ là Khai Trướng) thuộc dãy Trường Sơn. 2.1.1.2. Địa hình Hương Khê là huyện miền núi, diện tích đồi núi chiếm 90% diện tích tự nhiên, diện tích đất bằng và thung lũng hẹp chỉ chiếm 10%. Địa hình của huyện bị chia cắt nhiều bởi hệ thống sông, suối, núi, đồi và thung lũng tạo thành các kiểu địa hình khác nhau. 2.1.1.3. Khí hậu 10
  13. Huyện Hương Khê nằm ở vùng núi phía Tây Nam của tỉnh Hà Tĩnh. Khí hậu khắc nghiệt, mùa mưa chịu nhiều lũ lụt, ngập úng, song lại bị hạn hán kéo dài nhiều tháng trong mùa khô. 2.1.1.4. Thủy văn Huyện Hương Khê chịu ảnh hưởng thủy văn của sông Ngàn Sâu, sông Tiêm, sông Rào Nổ, sông Hào và các khe suối nhỏ khác. 2.1.1.5. Tài nguyên rừng Đây là nguồn tài nguyên phong phú và là thế mạnh trong quá trình phát triển kinh tế của huyện Hương Khê. 2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội 2.1.2.1. Dân số - lao động Theo kết quả thống kê, năm 2018 dân số trung bình của huyện Hương Khê có 101.657 người, với tổng số hộ là 31.147 hộ. Trong đó: Nội thị dân số 9.436 người (chiếm 9,28%), nông thôn dân số 92.221 người (chiếm 90,%). Mật độ dân số bình quân toàn huyện 81 người/km2. Tổng số người trong độ tuổi lao động trên địa bàn huyện: 51.605 người chiếm tỷ lệ 50,1% dân số. 2.1.2.2. Về kinh tế Những năm gần đây, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo chiều hướng tích cực, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp. Tuy nhiên, nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế chủ lực của huyện, tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn còn chậm. 2.1.2.3. Về xã hội Lĩnh vực văn hóa - xã hội có nhiều chuyển biến tích cực, chăm lo tốt cho các đối tượng chính sách, hộ nghèo. Công tác y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân có nhiều tiến bộ, cơ sở vật chất và trang thiết bị từng bước được nâng cấp, đội ngũ thầy thuốc thường xuyên được đào tạo bồi dưỡng nâng cao 11
  14. chuyên môn, nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp.Chất lượng giáo dục trên địa bàn huyện tương đối đồng đều, đã đáp ứng được yêu cầu. 2.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên – xã hội 2.1.3.1. Điều kiện tự nhiên - Khó khăn: + Là một huyện miền núi khó khăn, địa bàn rộng, chia cắt phức tạp gây khó khăn cho việc thực hiện công tác quản lý nhà nước về địa phương, cụ thể là việc tiếp cận của cán bộ, công chức đến các xã miền núi khi có các sự cố về môi trường. + Hương Khê nằm giữa hai cửa khẩu quốc tế là Cửa khẩu Cầu Treo ở phía Bắc và Cửa khẩu Cha Lo ở phía Nam, giao lưu thông thương hàng hóa với nước CHDCND Lào. Các địa phương nằm ở khu vực cửa khẩu, là nơi diễn ra sự giao lưu phát triển kinh tế nhưng đồng thời cũng ảnh hưởng đến việc quản lý nhà nước về môi trường trong các trường hợp có dịch bệnh hay khi xử lý rác thải... + Địa hình cao, dốc; khí hậu khắc nghiệt, mùa mưa chịu nhiều lũ lụt, ngập úng gây trở ngại lớn cho xây dựng hạ tầng bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế - xã hội. - Thuận lợi: + Huyện có lợi thế về tài nguyên rừng. Tổng diện tích đất lâm nghiệp là 87.399,46 ha, chiếm 69,21% diện tích tự nhiên. Tài nguyên rừng phong phú là thế mạnh của huyện trong tự thiết lập cân bằng môi trường. 2.1.3.2. Điều kiện xã hội - Khó khăn: + Nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế chủ lực của huyện, dân số chủ yếu là nông dân nên dân trí còn thấp, nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường còn hạn chế. 12
  15. + Đời sống thu nhập của nhân dân thấp, sản xuất manh mún nhỏ lẻ, mang tính tự cung, tự cấp, chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Do đó, huy động nguồn lực để thực hiện bảo vệ môi trường hiệu quả còn chưa cao. - Thuận lợi: + Xu hướng phát triển kinh tế công nghiệp ở huyện chủ yếu là về công nghiệp chế biến nông lâm sản.Ảnh hưởng do ô nhiễm môi trường tạo ra sẽ ít hơn và dễ khắc phục hơn. + Công nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu kinh tế, cùng với mật độ dân cư thấp nên giảm thiểu được các tác nhân gây ô nhiễm môi trường. 2.2. Thực trạng về môi trường trên địa bàn huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh 2.2.1. Thực trạng môi trường nước - Nước mặt: Theo kết quả quan trắc và đánh giá chỉ số chất lượng nước (WQI) về phân vùng chất lượng nước mặt, không có vị trí nào nằm trong nhóm bị ô nhiễm nặng, hơn 80% vị trí có chất lượng nước sử dụng tốt cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng cần các biện pháp xử lý phù hợp - Nước dưới đất: Qua kết quả quan trắc từ đợt 01-03 năm 2019 cho thấy chất lượng nước dưới đất thuộc khu vực vùng đồng bằng và vùng núi có các thông số kim loại nặng đều nằm trong giá trị giới hạn. 2.2.2. Thực trạng môi trường không khí Môi trường không khí và tiếng ồn thường bị ảnh hưởng ở các cơ sở sản xuất, chế biến thủy sản, cơ khí và các hoạt động giao thông... - Nồng độ bụi tại khu vực công trình không lớn lắm, vượt khoảng 2¸3 lần chỉ tiêu bụi cho phép (TCVN5937-2005). Khu vực bụi nhất là trục giao thông đường Hồ Chí Minh. - Khí CO, CO2 tại các khu dân cư, trường học nồng độ tương đối thấp (thấp hơn tiêu chuẩn cho phép). Tuy nhiên, tại các khu vực nhà máy, xưởng 13
  16. chế biến thủy sản nồng độ CO, CO2 vượt tiêu chuẩn cho phép từ vài lần trở lên. - Khí SO2 có nồng độ nói chung thấp hơn so với với tiêu chuẩn cho phép.Tiếng ồn đo được tại một số vị trí vượt chỉ tiêu cho phép từ 3 - 10 DBA 2.2.3. Thực trạng môi trường đất Kết quả phân tích các mẫu đất ở các khu vực khác nhau cho thấy các thông số được quan trắc và phân tích trong môi trường đất không có sự biến động lớn giữa các đợt quan trắc và đều có hàm lượng thấp hơn giá trị giới hạn đối với từng mục đích sử dụng đất được quy định 2.2.4. Thực trạng môi trường chất thải rắn Theo số liệu thống kê của UBND huyện Hương Khê, mỗi ngày trên địa bàn toàn huyện Hương Khê phát sinh khoảng 7-10 tấn rác thải sinh hoạt, trong đó khu vực Thị trấn có khoảng 3-5 tấn, còn lại là tại các xã; ngoài ra còn có các loại chất thải rắn khó xử lí. Theo tính toán, lượng rác thải trung bình năm, giai đoạn 2018 – 2033 của thị trấn Hương Khê và 8 xã gồm: Gia Phố, Phú Phong, Hương Xuân, Hương Thủy, Hương Vĩnh, Phú Gia, Hương Long, Hương Bình khoảng 7.535 tấn/năm (20,6 tấn/ngày). Hiện nay, lượng rác thải này chưa có giải pháp xử lý đảm bảo vệ sinh môi trường.Huyện Hương Khê có bãi rác duy nhất là bãi Trại Lợn đã phải đóng cửa vào năm 2017 vì quá tải. 2.3. Phân tích thực trạng quản lý Nhà nước về môi trường trên địa bàn huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh 2.3.1. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về môi trường - UBND huyện Hương Khê chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện theo sự ủy quyền của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. - Phòng Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện Hương Khê thực hiện chức năng tham mưu, giúp UBND huyện 14
  17. thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường gồm: đất đai, tài nguyên nước, khoáng sản, môi trường, biến đổi khí hậu. - Công chức Địa chính - Xây dựng cấp xã có nhiệm vụ giúp Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn cấp xã. 2.3.2. Công tác xây dựng, ban hành chính sách, pháp luật bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh Công tác xây dựng và cụ thể hóa các quy định pháp luật hiện hành để áp dụng tại địa phương luôn được xác định là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu nhằm tăng cường hiệu lực và hiệu quả của công tác quản lý Nhà nước về môi trường. Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Hương Khê dưới sự chỉ đạo của Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Hà Tĩnh cùng các sở ban ngành đã ban hành nhiều văn văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường và phổ biến pháp luật. 2.3.3. Tổ chức thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh Một là, Xây dựng mô hình phân loại, xử lý rác thải tại hộ gia đình. Hai là, Triển khai thí điểm chương trình ứng dụng chế phẩm sinh học HatiBioCN và công nghệ xử lý chất thải tại các trang trại chăn nuôi. Ba là,Thực hiện kế hoạch xử lý rác thải sinh hoạt tồn lưu tại các bãi rác tạm tự phát trên địa bàn huyện. Bốn là, Thực hiện kế hoạch di dời các cơ sở sản xuất, kinh doanh, trang trại chănnuôi gây ô nhiễm môi trường nằm trong khu dân cư tập trung và khu vực quy hoạch xây dựng đô thị. 2.3.4. Đầu tư nguồn lực vật chấtthực hiện quản lý nhà nước về môi trường Hằng năm ngân sách của huyện chỉ bố trí được khoảng gần 1 tỷ đồng cho việc thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt, ngoài ra bố trí thêm được từ 90- 15
  18. 100 triệu đồng cho công tác tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo vệ môi trường cho các tổ chức, cá nhân trên địa bàn huyện. 2.3.5. Nguồn nhân lực thực hiện quản lý nhà nước về môi trường Trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý nhà nước về môi trường trong những năm qua từng bước được nâng lên, công tác tuyên truyền, hướng dẫn thi hành, công tác kiểm tra, thanh tra được tăng cường. Trong năm 2018, phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Hương Khê cử 02 đồng chí tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn. 2.3.6. Công tác thanh tra, kiểm tra giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý nhà nước về môi trường Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về môi trường và xử lý vi phạm pháp luật về môi trường đã được thực hiện thường xuyên dưới nhiều hình thức như thanh, kiểm tra theo kế hoạch, định kỳ và đột xuất... Hàng năm, UBND huyện thành lập các đoàn kiểm tra các cơ sở khai thác đá, cát, vệ sinh môi trường góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật môi trường của người dân; thường xuyên quán triệt các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước. 2.3.7. Truyền thông, phổ biến, giáo dục, chính sách và pháp luật về bảo vệ môi trường UBND huyện Hương Khê đã chỉ đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp Huyện đoàn, UBND các địa phương tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới, Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn; phát động ra quân vệ sinh môi trường dịp Tết; phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức các hoạt động truyền thông về bảo vệ môi trường, phân loại rác, giảm thiểu rác thải nhựa tại 10 trường học các cấp, phối hợp với các tổ chức đoàn thể thực hiện tuyên truyền bảo vệ môi trường, xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn; phối hợp với Đài PT-TH Hương Khê thực hiện các chuyên đề truyền thông bảo vệ môi trường. 16
  19. 2.4. Đánh giá thực trạng quản lý Nhà nước về môi trường trên địa bàn huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh 2.4.1. Những kết quả đạt được và nguyên nhân của những kết quả đạt được 2.4.1.1. Những kết quả đạt được - Công tác xây dựng, ban hành chính sách, pháp luật bảo vệ môi trường được thực hiện một cách toàn diện, cụ thể. - Tổ chức thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường triển khai, thực hiện khá tốt các chính sách, pháp luật bảo vệ môi trường do Nhà nước ban hành. - Kinh phí sự nghiệp môi trường tăng dần qua các năm; trang thiết bị, phương tiện thu gom rác thải sinh hoạt, vệ sinh môi trường ở khu dân cư được tăng cường đầu tư, hiện đại hóa. - Việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức thực hiện công tác QLNN về môi trường được chú trọng và được tổ chức thực hiện thường xuyên. - Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về môi trường và xử lý vi phạm pháp luật về môi trường đã được thực hiện thường xuyên dưới nhiều hình thức. - Công tác tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luậtvề bảo vệ môi trường được thực hiện bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú; -Sự tham gia, vào cuộc của MTTQ, các tổ chức đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn đã góp phần xây dựng môi trường ngày càng xanh, sạch, đẹp; - Ý thức của người dân về vai trò của tài nguyên rừng đối với bảo vệ môi trường được nâng cao. 2.4.1.2. Nguyên nhân của những kết quả đạt được - Sự phối hợp lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, sự hướng dẫn, giúp đỡ của các Sở, ngành cấp tỉnh, cấp ủy, chính quyền địa phương. 17
  20. - Văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường của cấp tỉnh, huyện giúp cụ thể hóa mục tiêu, phương hướng. - Mối quan hệ gắn bó giữa cơ quan quản lý nhà nước và người dân. 2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế 2.4.2.1. Những hạn chế - Việc nắm bắt thực trạng diễn biến môi trường địa phương còn chậm. - Một số văn bản pháp quy, quy định mới về bảo vệ môi trường, địa phương vẫn còn lúng túng áp dụng trong thực tế. - Việc tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường ở huyện Hương Khê còn có nhiều hạn chế. - Các nguồn lực đầu tư còn hạn chế chưa đáp ứng đủ yêu cầu. - Lực lượng cán bộ, công chức làm công tác môi trường cấp xã chưa có cán bộ chuyên trách về môi trường. Năng lực của cán bộ quản lý môi trường còn thiếu về số lượng, yếu về chuyên môn và kinh nghiệm. - Công tác thanh tra, kiểm tra về bảo vệ môi còn thiếu chủ động. - Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục chính sách pháp luật về bảo vệ môi trường có triển khai nhưng chưa sâu rộng đến tận người dân. 2.4.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế - Hệ thống các văn bản pháp luật về lĩnh vực môi trường vẫn còn tồn tại một số nội dung chưa đồng bộ, - Các giải pháp của các cấp chính quyền về bảo vệ môi trường còn thiếu đồng bộ, chưa đủ mạnh, chưa có tính hệ thống, - Khối lượng công việc nhiều và phức tạp, trang thiết bị chưa đầy đủ tạo nên những quá tải trong công việc. Chế độ phụ cấp còn chưa phù hợp trước tình hình thực tế, những quyền lợi chưa có quy định cụ thể, rõ ràng. - Kinh tế địa phương còn chưa phát triển, việc huy động nguồn lực trong xã hội, từ doanh nghiệpvà người dân chưa thực sự hiệu quả. 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0