BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
<br />
BỘ NỘI VỤ<br />
<br />
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA<br />
<br />
PHẠM THÙY LINH<br />
<br />
TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO VIÊN CHỨC<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG, TỈNH PHÚ THỌ<br />
<br />
Chuyên ngành: Quản lý công<br />
Mã số: 60 34 04 03<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN VĂN QUẢN LÝ CÔNG<br />
<br />
HÀ NỘI – 2016<br />
<br />
Luận văn được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA<br />
<br />
Người hướng dẫn khoa học:<br />
PGS.TS. NGÔ THÀNH CAN<br />
<br />
Phản biện 1:<br />
<br />
TS. Hoàng Mai<br />
Học viện Hành chính Quốc gia<br />
<br />
Phản biện 2:<br />
<br />
PGS.TS. Đào Thị Ái Thi<br />
Bộ Khoa học Công nghệ<br />
<br />
Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn,<br />
Học viện Hành chính Quốc gia<br />
Địa điểm: Phòng họp 402C nhà A Hội trường bảo vệ Luận văn Thạc sỹ<br />
Học viện Hành chính Quốc gia<br />
Số: 77, Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội<br />
Thời gian: vào hồi 8 giờ 30 phút ngày 17 tháng 1 năm 2017<br />
<br />
Có thể tìm hiểu luận văn tại thư viện Học viện Hành chính Quốc gia<br />
hoặc trên trang Web của Khoa Sau đại học,<br />
Học viện Hành chính Quốc gia<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Lý do chọn đề tài luận văn<br />
Nguồn nhân lực trong tổ chức là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu<br />
tạo nên sự thành công của mỗi tổ chức. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: "Cán bộ là<br />
cái gốc của mọi việc" và "Công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay<br />
kém". Vậy làm thế nào để phát huy được hết khả năng, sở trường, trách nhiệm và<br />
sự tâm huyết của mỗi cá nhân trong tổ chức, trong thực hiện mục tiêu chung của tổ<br />
chức là nhiệm vụ quan trọng của người đứng đầu.<br />
Viên chức, đặc biệt viên chức trong các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập có<br />
ảnh hưởng to lớn tới việc cung cấp chất lượng dịch vụ giáo dục cho xã hội. Do đó<br />
công việc của viên chức trong đơn vị sự nghiệp giáo dục có ảnh hưởng rất lớn tới<br />
chất lượng nguồn nhân lực xã hội. Đối với viên chức khối phòng ban trong các<br />
trường mặc dù không trực tiếp tham gia đào tạo song là nhân tố quan trọng ảnh<br />
hưởng tới hiệu quả hoạt động đào tạo chung của nhà trường. Có thực hiện tốt hay<br />
không mục tiêu " đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục" như văn kiện Đại hội Đảng<br />
XII đã đề ra đòi hỏi sự nỗ lực cố gắng của tập thể cán bộ, giảng viên, giáo viên<br />
toàn ngành giáo dục trong đó có viên chức khối phòng ban các trường Đại học, cao<br />
đẳng (sau đây gọi tắt là các trường Đại học). Có thể nói động lực làm việc của viên<br />
chức khối phòng ban các trường Đại học là một trong những nhân tố góp phần làm<br />
nên sự thành công của sự nghiệp giáo dục. Do vậy, công tác tạo động lực làm việc<br />
cho viên chức sự nghiệp giáo dục công lập nói chung và viên chức khối phòng ban<br />
nói riêng là một vấn đề bức thiết<br />
Thực tiễn cho thấy, việc tạo động lực viên chức nói chung và viên chức sự<br />
nghiệp giáo dục nói riêng là một vấn đề khó khăn. Sự suy giảm động lực của viên<br />
chức giáo dục trước tác động của nền kinh tế thị trường khiến họ đối mặt với sự<br />
khủng hoảng, mất niềm tin dẫn tới sự thờ ơ, vô trách nhiệm với công việc, với nhà<br />
trường. Mặt khác trong bối cảnh mới, thị trường nguồn nhân lực trở nên không<br />
biên giới, tính cạnh tranh giữa các tổ chức ngày càng gay gắt đã trở thành thách<br />
thức không hề nhỏ cho các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập. Hiện tượng chảy<br />
máu chất xám từ khu vực công sang khu vực tư như hiện nay sẽ ngày càng diễn ra<br />
mạnh hơn, ngày càng nhiều người tài giỏi không muốn làm việc trong các đơn vị<br />
sự nghiệp công lập.<br />
<br />
1<br />
<br />
Xuất phát từ những lý do trên, là một cán bộ làm việc trong môi trường sư<br />
phạm, nhận thức được những khó khăn nói chung trong việc tạo động lực làm việc<br />
cho viên chức trong các trường Đại học, cao đẳng nói chung, tôi lựa chọn đề tài “<br />
Tạo động lực làm việc cho viên chức trường Đại học Hùng Vương, tỉnh Phú Thọ”.<br />
Với mong muốn đem những hiểu biết của mình vận dụng vào thực tiễn góp phần<br />
nâng cao hơn nữa hiệu quả công việc, thúc đẩy sự say mê, tâm huyết với nghề của<br />
viên chức nói chung và viên chức trường Đại học Hùng Vương nói riêng.<br />
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn.<br />
Các công trình nghiên cứu về động lực và tạo động lực làm việc cho người<br />
lao động là một chủ đề quan trọng được quan tâm nghiên cứu bởi nhiều học giả<br />
trong và ngoài nước. Có nhiều học giả nổi tiếng nước ngoài cuối thế kỷ 19 đầu thế<br />
kỷ 20 đã đề cập đến vấn đề này như Federick Winslow Taylor (1911) với thuyết<br />
cây gậy và củ cà rốt, Abraham Harold Maslow với tháp nhu cầu, Douglas Mc<br />
Gregor (1960) với lý thuyết X và Y....<br />
Những nghiên cứu trong nước về động lực và tạo động lực được đề cập đến<br />
khá nhiều trong những năm gần đây. Có thể nói đến như luận văn thạc sỹ "Giải<br />
pháp tạo động lực cho cán bộ, công chức xã phường thành phố Đà Nẵng" của tác<br />
giả Trương Ngọc Hùng. Trong luận văn tác giả đã đánh giá được chính sách tạo<br />
động lực trong công chức xã phường ở thành phố Đà Nẵng, những bất cập còn tồn<br />
tại đồng thời đưa ra được những giải pháp tạo động lực làm việc cho công chức.<br />
Mai Anh (2008), Ảnh hưởng của động lực làm việc lên hiệu quả lao động tại<br />
các công ty có vốn nhà nước ở Việt Nam, luận án Tiến sỹ kinh tế.<br />
Nguyễn Việt Đức (2012), Động lực làm việc của công chức các cơ quan<br />
hành chính nhà nước huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định, Luận văn thạc sỹ quản lý<br />
hành chính công, Học viện Hành chính.<br />
Lê Đình Lý (2012), Chính sách tạo động lực cho cán bộ công chức cấp xã nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Nghệ An, Luận án tiến sỹ kinh tế.<br />
Trần Phương Thảo (2014), Động lực làm việc của công chức các cơ quan<br />
chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận Ngô Quyền, Hải Phòng, Luận văn Thạc<br />
sỹ quản lý công, Học viện Hành chính Quốc gia.<br />
Ngoài các đề tài nghiên cứu khoa học, vấn đề tạo động lực làm việc cũng<br />
được đề cập nhiều trong các bài viết của các nhà khoa học được đăng trên các báo<br />
và tạp chí uy tín. Bài viết đăng trên tạp chí Tổ chức nhà nước "Tạo động lực làm<br />
việc cho cán bộ công chức nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Tổ chức hành<br />
chính nhà nước" của PGS. TS Nguyễn Thị Hồng Hải. Bài viết “ Chất lương thực<br />
2<br />
<br />
thi công vụ - vấn đề then chốt của cải cách hành chính” của PGS. TS Ngô Thành<br />
Can đăng trên trang Web của Viện Khoa học Tổ chức Nhà nước. Bài viết của tác<br />
giả Ngô Thị Kim Dung đăng trên Tạp chí Quản lý nhà nước ( Năm 2012) “ Một số<br />
biện pháp tạo động lực cho cán bộ công chức cấp cơ sở trong quá trình thực thi<br />
công vụ”. Nhìn chung các công trình, đề tài nghiên cứu đã được các tác giả phân<br />
tích làm rõ một cách có hệ thống những vấn đề lý luận chung về động lực, động<br />
lực làm việc, tạo động làm việc cho người lao động nói chung, cho công chức<br />
trong cơ quan hành chính nhà nước nói riêng. Đề tài " Tạo động lực làm việc cho<br />
viên chức Trường Đại học Hùng Vương" sẽ góp phần tạo ra hệ thống đa năng lực<br />
của viên chức trong việc nâng cao hiệu quả công tác đào tạo của Nhà trường đồng<br />
thời góp phần nâng cao vị thế của Trường trong khu vực và trong cả nước.<br />
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn:<br />
- Mục đích: Trên cơ sở nghiên cứu làm rõ lý luận và phân tích thực trạng<br />
động lực và tạo động lực làm việc của viên chức khối phòng ban, đề xuất các giải<br />
pháp tạo động lực làm việc cho viên chức khối phòng ban trường Đại học Hùng<br />
Vương, Phú Thọ.<br />
- Nhiệm vụ:<br />
+ Hệ thống hóa những lý luận liên quan đến động lực, động lực làm việc, tạo<br />
động lực làm việc; các yếu tố ảnh hưởng tới động lực làm việc cũng như các khái<br />
niệm công cụ liên quan đến đề tài luận văn.<br />
+ Phân tích thực trạng động lực và tạo động lực làm việc của viên chức khối<br />
phòng ban Trường Đại học Hùng Vương, đánh giá những kết quả đạt được, những<br />
hạn chế và tìm hiểu nguyên nhân.<br />
+ Đề xuất một số giải pháp tạo động lực nhằm nâng cao hiệu quả làm việc<br />
của viên chức khối phòng ban Trường Đại học Hùng Vương.<br />
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn.<br />
- Đối tượng nghiên cứu: Động lực và tạo động lực làm việc của viên chức<br />
khối phòng ban trường Đại học Hùng Vương.<br />
- Phạm vi nghiên cứu: viên chức khối phòng ban Trường Đại học Hùng Vương<br />
từ năm 2012 - 2015. Đây có thể nói là thời điểm đặc biệt quan trọng bởi năm 2012<br />
Luật Viên chức bắt đầu có hiệu lực thực thi. Đây là Bộ luật dành riêng cho đối tượng<br />
là viên chức; khắc phục được những hạn chế, bất cập khi Pháp lệnh cán bộ, công<br />
chức điều chỉnh chung cho cả đối tượng công chức và viên chức. Chọn thời điểm<br />
nghiên cứu từ 2012 tác giả mong muốn đánh giá được các chính sách mà Nhà<br />
trường áp dụng đối với viên chức từ thời điểm Luật viên chức có hiệu lực.<br />
3<br />
<br />