intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý viên chức ngành giáo dục – từ thực tiễn quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội

Chia sẻ: Ocxaodua999 Ocxaodua999 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

16
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của luận văn là từ sự phân tích cơ sở lý luận và đánh giá thực trạng của tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý viên chức ngành giáo dục trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội, luận văn đề xuất các giải pháp về bảo đảm tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý viên chức ngành giáo dục trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý viên chức ngành giáo dục – từ thực tiễn quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN THỊ THUÝ TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ VIÊN CHỨC NGÀNH GIÁO DỤC – TỪ THỰC TIỄN QUẬN BẮC TỪ LIÊM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 834 04 03 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG HÀ NỘI – NĂM 2019
  2. Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học: TS. Bùi Thị Thanh Thuý Phản biện 1:…………………………………………………… …………………………………………………………………. Phản biện 2:…………………………………………………… ………………………………………………………………….. Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn, Học viện Hành chính Quốc gia Địa điểm: Phòng ………. - Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Số:77 - Đường Nguyễn Chí Thanh- Quận Đống Đa – TP Hà Nội Thời gian: vào hồi …… giờ …… tháng …… năm 2019 Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang Web của Khoa Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia
  3. MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Viên chức nói chung và viên chức ngành giáo dục Việt Nam nói riêng có vai trò quan trọng trong sự nghiệp đào tạo các nguồn nhân lực phục vụ cho việc phát triển đất nước. Trong đời sống xã hội của bất kỳ một quốc gai nào, giáo dục và đào tạo là lĩnh vực có vai trò quan trọng. Đặc biệt trong nền kinh tế tri thức hiện nay, tri thức là tài sản quý giá nhất của con người và xã hội. Để có một nền kinh tế tri thức tiên tiến hiện đại, để có nguồn nhân lực chất lượng cao do rất nhiều yếu tố khác nhau trong đó trước hết phụ thuộc vào chất lượng viên chức ngành giáo dục – nhân tố trồng người. Từ nhận thức đầy đủ vai trò quan trọng của viên chức ngành giáo dục, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách, pháp luật để quản lý viên chức . Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI Đảng Cộng sản Việt Nam ở mục 1 phần XI của Báo cáo Chính trị ghi: “Tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, bảo đảm Nhà nước ta thực sự là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân”; “Nâng cao năng lực quản lý và điều hành của Nhà nước theo pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa và kỷ luật, kỷ cương”. Thực tế cho thấy, việc tổ chức thực hiện chính sách, quy định pháp luật quản lý viên chức ngành giáo dục thời gian qua trong cả nước nói chung, ở quận Bắc Từ Liêm nói riêng đã đạt được các thành tựu, các kết quả đáng ghi nhận. Bắc Từ Liêm là một quận thuộc Thành phố Hà Nội, nằm dọc phía bờ nam của sông Hồng. Đông giáp quận Tây Hồ, Đông Nam giáp quận Cầu Giấy, Tây giáp huyện Đan Phượng, Hoài Đức, Nam giáp quận Nam Từ Liêm, Bắc giáp sông Hồng. Quận được thành lập theo Nghị quyết số 132/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ, trên cơ sở tách 9 xã: Thượng Cát, Liên Mạc, Tây Tựu, Thụy Phương, Minh Khai, Phú Diễn, Đông Ngạc, Xuân Đỉnh, Cổ Nhuế; 9,30 ha diện tích tự nhiên và 596 nhân khẩu của xã Xuân Phương; 75,48 ha diện tích tự nhiên và 10.126 nhân khẩu của thị trấn Cầu Diễn Quận Bắc Từ Liêm có diện tích 4.335,34 ha (43,35 km²), dân số 320.414 người. Với điều kiện thuận lợi là một trong những quận thuộc thủ đô Hà Nội – trung tâm chính trị, văn hoá, giáo dục, kinh tế của cả nước, đội ngũ viên chức ngành giáo dục quận Bắc Từ Liêm có trình độ chuyên môn, chuyên môn sâu được quản lý một cách khoa học đã đáp ứng được với yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Song bên cạnh các thành tựu, kết quả đã thu được còn bộc lộ các hạn chế bất cập như vị trí việc làm chưa phù hợp với trình độ chuyên môn được đào 1
  4. tạo, chế độ, chính sách với đội ngũ VC chưa đảm bảo, hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nhiều khi mang tính hình thức… Nguyên nhân của các hạn chế bất cập có nhiều nhưng chủ yếu do quy định và tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý viên chức ngành giáo dục còn có những hạn chế bất cập, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả, động lực làm việc của viên chức giáo dục nói chung trong đó có viên chức ngành giáo dục quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội. Xuất phát từ những lý do đó tác giả luận văn đã lựa chọn đề tài: “Tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý viên chức ngành giáo dục – từ thực tiễn quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội” để làm chủ đề nghiên cứu của mình. 2.Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Đã có nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả đề cập đến vấn đề nghiên cứu của đề tài với các góc độ khác nhau. Có thể xem xét: i) Những công trình nghiên cứu về tổ chức thực hiện pháp luật ở các lĩnh vực khác nhau Nguyễn Hữu Tiến (2017), Tổ chức thực hiện pháp luật về tiếp công dân và xử lý đơn thư khiếu nại tố cáo, kiến nghị phản ánh – từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng, Luận văn thạc sỹ Luật học, Học viện Khoa học xã hội. Nguyễn Văn Quảng (2018), Tổ chức thực hiện pháp luật về giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai ở đô thị - từ thực tiễn quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sỹ Luật Hiến pháp – Luật Hành chính, Học viện Hành chính Quốc gia. Phạm Thị Liên (2018), Tổ chức thực hiện pháp luật về hộ tịch từ thực tiễn huyên Kim Động tỉnh Hưng Yên, Luận văn thạc sỹ Luật Hiến pháp – Luật Hành chính, Học viện Hành chính Quốc gia. ii) Những công trình nghiên cứu về viên chức và quản lý viên chức Nguyễn Thu Hằng (2013), Quản lý nhà nước đối với viên chức y tế ngành xây dựng ở Việt Nam hiện nay, Luận văn thạc sĩ Quản lý công, Học viện Hành chính. Luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về VC y tế nói chung và VC y tế ngành xây dựng nói riêng: sự cần thiết, nội dung, phương pháp, công cụ của QLNN đối với VC y tế; tổng kết kinh nghiệm của ngành khác trong quản lý VC y tế đưa ra những bài học cho ngành xây dựng. Trên cơ sở lý luận và những phân tích về thực trạng QLNN đối với đội ngũ VC y tế ngành xây dựng từ đó chỉ ra những kết quả đạt được, những hạn chế, yếu kém, nguyên nhân của công tác quản lý đội ngũ VC y tế và đề ra phương hướng và hệ thống giải pháp tăng cường QLNN đối với VC y tế ngành xây dựng trong giai đoạn tiếp theo. 2
  5. Trần Văn Long (2018), Quản lý nhà nước về viên chức giáo dục từ thực tiễn quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng Luận văn thạc sỹ Luật Hiến pháp – Luật Hành chính, Học viện Khoa học xã hội. Luận văn đã nghiên cứu những vấn đế lý luận và thực tiễn về QLNN về viên chức giáo dục quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng từ đó đề xuất các giải pháp tăng cường QLNN về viên chức giáo dục. Nguyễn Ngọc Thuý (2018), Quản lý viên chức ngành y tế - từ thực tiễn bệnh viện Phụ sản Trung ương, Luận văn thạc sĩ Quản lý công, Học viện Hành chính Quốc gia. Luận văn đã nghiên cứu cơ sở lý luận và thực trạng từ đó đề xuất các giải pháp góp phần tăng cường quản lý viên chức ngành y tế tại bệnh viện Phụ sản Trung ương. Qua việc nghiên cứu luận văn giúp đề tài công cụ lý luận về viên chức và quản lý viên chức. Những công trình nghiên cứu trên đều có giá trị tham khảo đối với tác giả luận văn ở chừng mực các nội dung có liên quan đến đề tài luận văn; song, điều quan trọng hơn là nghiên cứu trực diện về tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý viên chức ngành giáo dục trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội thì lại không có công trình nào kể trên đề cập đến. 3.Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3.1.Mục đích của luận văn Từ sự phân tích cơ sở lý luận và đánh giá thực trạng của tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý viên chức ngành giáo dục trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội, luận văn đề xuất các giải pháp về bảo đảm tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý viên chức ngành giáo dục trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội. 3.2.Nhiệm vụ của luận văn - Phân tích và đưa ra khái niệm, đặc điểm viên chức và viên chức ngành giáo dục. - Phân tích và đưa ra khái niệm, đặc điểm, vai trò, nội dung, chủ thể tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý viên chức ngành giáo dục . - Nghiên cứu thực trạng tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý viên chức ngành giáo dục trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội. - Nghiên cứu các quan điểm, đề xuất các giải pháp nhằm bảo đảm tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý viên chức ngành giáo dục trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội. 4.Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 3
  6. 4.1. Đối tượng nghiên cứu của luận văn Là tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý viên chức ngành giáo dục 4.2. Phạm vi nghiên cứu + Phạm vi không gia: trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội + Phạm vi thời gian: từ năm 2016 đến nay + Phạm vi nội dung: viên chức giáo dục thuộc thẩm quyền quản lý về tổ chức của quận Bắc Từ Liêm, thành phố HN 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn 5.1. Phương pháp luận của luận văn Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về lý luận chung về nhà nước và pháp luật nói chung và vấn đề viên chức nói riêng. 5.2. Phương pháp nghiên cứu của luận văn Các phương pháp tác giả sử dụng trong luận văn gồm: phương pháp phân tích, tổng hợp, diễn dịch, quy nạp, phương pháp lịch sử, phương pháp hệ thống, phương pháp so sánh, phương pháp xã hội học... 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Kết quả nghiên cứu của luận văn bổ sung quan trọng vào sự phát triển của khoa học quản lý công, góp phần nâng cao nhận thức lý luận về tổ chức thực hiện pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý viên chức ngành giáo dục. -Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu, giảng dạy, những người làm công tác thực tế và sinh viên, học viên cơ sở đào tạo cử nhân luật, cử nhân hành chính, các trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của Đảng và Nhà nước. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận của tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý viên chức ngành giáo dục Chương 2: Thực trạng tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý viên chức ngành giáo dục trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội Chương 3: Quan điểm và giải pháp bảo đảm tổ chức thực hiện pháp pháp luật về quản lý viên chức ngành giáo dục trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội 4
  7. Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ VIÊN CHỨC NGÀNH GIÁO DỤC 1.1. Khái quát về viên chức và quản lý viên chức ngành giáo dục 1.1.1. Quan niệm về viên chức Luật Viên chức: “Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật” (Điều 2, Chương I). Từ khái niệm trên, để xác định một người là viên chức có thể căn cứ vào các tiêu chí như sau: Một là, công dân Việt Nam. Hai là, nơi làm việc Ba là, chế độ tuyển dụng và hình thức làm việc Bốn là, viên chức hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật khác với cán bộ, công chức lương hưởng từ ngân sách của Nhà nước. Năm là, phân loại viên chức. 1.1.2. Quản lý viên chức ngành giáo dục Viên chức ngành giáo dục là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập giáo dục theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập và thực hiện các chức trách, nhiệm vụ theo quy định pháp luật. Quản lý viên chức ngành giáo dục là sự tác động có tổ chức và bằng các công cụ quản lý khác nhau của các chủ thể có thẩm quyền đối với đội ngũ viên chức ngành giáo dục nhằm mục tiêu xây dựng và phát triển đội ngũ viên chức giáo dục đáp ứng các yêu cầu, nhiệm vụ của ngành. Từ khái niệm quản lý viên chức ngành giáo dục có thể hiểu xác định một số đặc điểm cơ bản sau: Thứ nhất, mục đích quản lý viên chức ngành giáo dục Thứ hai, công cụ quản lý viên chức ngành giáo dục Thứ ba, nội dung quản lý viên chức ngành giáo dục (1). Xây dựng kế hoạch, quy hoạch viên chức. (2). Quy định tiêu chuẩn, chức danh nghề nghiệp viên chức; xác định vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số lượng viên chức làm việc tương ứng. 5
  8. (3). Tổ chức thực hiện việc tuyển dụng, ký hợp đồng làm việc, bố trí, phân công nhiệm vụ, biệt phái viên chức; Tổ chức thực hiện thay đổi chức danh nghề nghiệp. (4). Tổ chức thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ đối với viên chức. (5). Tổ chức thực hiện việc kiểm tra và đánh giá viên chức, khen thưởng, kỷ luật đối với viên chức. (6). Giải quyết thôi việc và nghỉ hưu đối với viên chức. (7). Thực hiện chế độ báo cáo, thống kê và quản lý hồ sơ viên chức. (8). Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo việc thi hành quy định của pháp luật về viên chức. 1.2. Khái quát tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý viên chức ngành giáo dục 1.2.1. Khái niệm tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý viên chức ngành giáo dục Tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý viên chức ngành giáo dục là hoạt động có mục đích của cơ quan nhà nước và người có thẩm quyền nhằm hiện thực hóa các quy định của pháp luật về quản lý viên chức ngành giáo dục, làm cho các quy định pháp luật vận hành trong đời sống xã hội. Tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý viên chức ngành giáo dục có những đặc điểm như sau: Thứ nhất, tổ chức thực hiện pháp luật quản lý viên chức ngành giáo dục là hoạt động mang tính quyền lực Nhà nước. Thứ hai, tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý viên chức ngành giáo dục, trong đó các bên có quyền và nghĩa vụ liên quan đều phải tuân theo những hình thức và thủ tục chặt chẽ do pháp luật quy định.Thứ ba, tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý viên chức ngành giáo dục đòi hỏi tính sáng tạo. 1.2.2. Chủ thể tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý viên chức ngành giáo dục Chính phủ thống nhất quản lý viên chức. Bộ Nội vụ chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về viên chức. Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập; Các Bộ quản lý chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành; Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Các đơn vị sự nghiệp công lập. 6
  9. 1.2.3. Nội dung tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý viên chức ngành giáo dục Một là, lập kế hoạch, ban hành văn bản, chính sách để triển khai văn bản pháp luật về quản lý viên chức ngành giáo dục. Hai là, xây dựng tổ chức bộ máy thực hiện pháp luật về quản lý viên chức ngành giáo dục. Ba là, triển khai thực hiện các nội dung quản lý viên chức ngành giáo dục. Bốn là, tuyên truyền phổ biến pháp luật về quản lý viên chức ngành giáo dục.để nâng cao nhận thức của các chủ thể và đối tượng chịu sự điều chỉnh của pháp luật. Năm là, tiến hành kiểm soát và xử lý vi phạm về quản lý viên chức ngành giáo dục.Sáu là, sơ kết, tổng kết việc thực hiện pháp luật quản lý viên chức ngành giáo dục. Đây cũng là một nội dung trong hoạt động tổ chức thực hiện nhằm rút kinh nghiệm thực tế triển khai, đánh giá tình hình và đề ra giải pháp khắc phục. 1.2.4. Vai trò tổ chức thực hiện pháp luật quản lý viên chức ngành giáo dục Một là góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức, đáp ứng yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ. Hai là, tạo môi trường và điều kiện cho sự phát triển của mọi cá nhân và tổ chức, đảm bảo phát triển ổn định, bền vững và có hiệu quả. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của viên chức. Ba là, một phương thức góp phần bảo đảm pháp chế, kỷ luật trong quản lý hành chính nhà nước. Bốn là, tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý viên chức ngành giáo dục có vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động quản lý Nhà nước 1.2.5. Yếu tố ảnh hƣởng đến tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý viên chức ngành giáo dục Thứ nhất, yếu tố chính trị Thứ hai, yếu tố pháp lý Thứ ba, yếu tố con người Thứ tư, yếu tố kinh tế 7
  10. Chƣơng 2 THỰC TRẠNG TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ VIÊN CHỨC NGÀNH GIÁO DỤC TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN BẮC TỪ LIÊM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 2.1. Tổng quan về quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội và đội ngũ viên chức ngành giáo dục trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội 2.1.1. Khái quát tình hình tự nhiên – xã hội quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội Bắc Từ Liêm là một quận thuộc Thành phố Hà Nội, nằm dọc phía bờ nam của sông Hồng. Đông giáp quận Tây Hồ, Đông Nam giáp quận Cầu Giấy, Tây giáp huyện Đan Phượng, Hoài Đức, Nam giáp quận Nam Từ Liêm, Bắc giáp sông Hồng. Quận được thành lập theo Nghị quyết số 132/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ, trên cơ sở tách 9 xã: Thượng Cát, Liên Mạc, Tây Tựu, Thụy Phương, Minh Khai, Phú Diễn, Đông Ngạc, Xuân Đỉnh, Cổ Nhuế; 9,30 ha diện tích tự nhiên và 596 nhân khẩu của xã Xuân Phương; 75,48 ha diện tích tự nhiên và 10.126 nhân khẩu của thị trấn Cầu Diễn. Quận Bắc Từ Liêm có diện tích 4.335,34 ha (43,35 km²), dân số 328.605 người. Quận Bắc Từ Liêm hiện có 13 phường: Cổ Nhuế 1, Cổ Nhuế 2, Đông Ngạc, Đức Thắng, Liên Mạc, Minh Khai, Phú Diễn, Phúc Diễn, Tây Tựu, Thượng Cát, Thụy Phương, Xuân Đỉnh, Xuân Tảo. 2.1.2. Thực trạng về đội ngũ viên chức giáo dục quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội Tổng số cán bộ quản lý và giáo viên của quận Bắc Từ Liêm đến tháng 2/2019 là 1645 người. Qua bảng số liệu viên chức ngành giáo dục quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội đến tháng 2/2019 cho thấy có tổng số 1.645 người trên tổng số 42 trường công lập. Theo đó số lượng giáo viên là 1539 người, viên chức quản lý các trường là 106 người. 2.2. Thực trạng chủ thể và thực tiễn tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý viên chức ngành giáo dục quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội 2.2.1. Thực trạng chủ thể tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý viên chức ngành giáo dục quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội Phòng Giáo dục và Đào tạo Phòng Giáo dục và Đào tạo thuộc UBND quận Bắc Từ Liêm được thành lập từ tháng 4/2014 sau khi chia tách huyện Từ Liêm theo Nghị quyết số 132/NQ-CP ngày 27/12/2013 của Chính phủ. 8
  11. Phòng Giáo dục và Đào tạo thuộc UBND quận Bắc Từ có 16 công chức, viên chức; trong đó: Trưởng phòng: 1; phó Trưởng phòng: 3; chuyên viên và cán sự: 12; Đảng viên: 16/16 tỷ lệ 100%; Thạc sỹ: 13/16; tỷ lệ 81.3%; đại học: 3; tỷ lệ 18.7%. Phòng Nội vụ Phòng Nội vụ thuộc UBND quận Bắc Từ Liêm được thành lập từ tháng 4/2014 sau khi chia tách huyện Từ Liêm theo Nghị quyết số 132/NQ-CP ngày 27/12/2013 của Chính phủ. Phòng Nội vụ Có 8 công chức; trong đó: Trưởng phòng: 1; phó Trưởng phòng: 1; chuyên viên: 6; Đảng viên: 8/8 tỷ lệ 100%; Thạc sỹ: 6/8; tỷ lệ 75 %; đại học: 2; tỷ lệ 25%. Đơn vị sự nghiệp công lập Năm 2016, toàn quận có 39 trường công lập (15 trường mầm non, 14 trường tiểu học và 10 trường THCS). Năm học 2017-2018 quận quyết định tách và thành lập 2 trường mầm non Phúc Lý và mầm non Kiều Mai. Năm học 2018- 2019 quận thành lập trường THCS Đức Thắng. Tính đến tháng 01/2019: Tổng 61 trường (42 công lập; 19 ngoài công lập) Tổng số 56.426 học sinh(công lập: 42.836, ngoài công lập: 15.590); với hơn 5 nghìn cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên; có 38/42 trường công lập đạt chuấn quốc gia đạt tỷ lệ 90.5%; tỷ lệ học sinh học 2 buổi/ngày cấp Tiểu học: 100%, cấp THCS: 56%. 13/13 phường trên địa bàn Quận đạt chuẩn phổ cập giáo dục Mẩm non cho trẻ em năm tuối; phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi mức độ 2, phổ cập giáo dục Trung học cơ sở. 2.2.2. Thực tiễn tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý viên chức ngành giáo dục trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội Một là, lập kế hoạch, ban hành văn bản, chính sách để triển khai văn bản pháp luật về quản lý viên chức ngành giáo dục. Để triển khai các văn bản pháp luật về quản lý viên chức ngành giáo dục của thành phố như Quyết định số 4888/QĐ – UBND ngày 24/7/2017 của UBND thành phố Hà Nội về việc phê duyệt Danh mục vị trí việc làm, Bản mô tả công việc và Khung năng lực vị trí việc làm trong các cơ sở giáo dục phổ thông, giáo dục mầm non công lập trực thuộc UBND quận, huyện, thị xã và Sở Giáo dục và đào tạo; UBND quận cũng quy định cụ thể về điều kiện, tiêu chuẩn, chức danh đối với người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu các cơ sở giáo dục và đào tạo. 9
  12. Căn cứ quy định tại Quyết định số 43/2010/QĐ-UBND ngày 6/9/2010 của UBND thành phố Hà Nội về việc Ban hành quy định việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm, luân chuyển các chức danh Trưởng phòng, phó Trưởng phòng và tương đương ở các Sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện và thị xã trên địa bàn thành phố Hà Nội, UBND quận đã lập kế hoạch, ban hành văn bản triển khai quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, luân chuyển, cách chức, giáng chức người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu. Để có căn cứ cho việc đánh giá, xếp loại viên chức, UBND ban hành văn bản hướng dẫn triển khai. Theo đó văn bản mới nhất là Quyết định số 3032/QĐ-UBND ngày 22/6/2018 của UBND quận Bắc Từ Liêm về việc Ban hành Quy định đánh giá, xếp loại hằng tháng với cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng tại các phòng chuyên môn, các đơn vị sự nghiệp, các Tổ chức - Xã hội; các trường mầm non, tiếu học, trung học cơ sở công lập và UBND các phường trên địa bàn Quận. Hằng năm đều ban hành các kế hoạch thi đua khen thưởng để xác định mục tiêu, đổi mới và đẩy mạnh phong trào thi đua. Về chính sách đào tạo, bồi dưỡng đối với viên chức ngành giáo dục, UBND ban hành Quyết định số 7263/QĐ-UBND ngày 30/12/2016 về việc phê duyệt chương trình đầu tư công: Phát triển Giáo dục và đào tạo giai đoạn 2016-2020 tầm nhìn đến 2025; tham mưu trình UBND thành phố Hà Nội ban hành Công văn số 4188/UBND-NC ngày 28/8/2017 về việc thực hiện đào tạo, bồi dưỡng viên chức quản lý, viên chức chuyên môn giáo dục quận Bắc Từ Liêm giai đoạn 2017-2020. Trên cơ sở đó, UBND quận ban hành Kế hoạch số 60/KH0UBND ngày 10/1/2019 Kế hoạch triển khai đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ, giáo viên, nhân viên ngành giáo dục và đào tạo năm 2019. UBND quận thường xuyên chỉ đạo các phòng ban chuyên môn của Quận thực hiện rà soát, điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch mạng lưới trường học đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030 trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm báo cáo thành phố; Báo cáo số 180/BC-UBND ngày 24/4/2017 cyar UBND quận Bắc Từ Liêm về kết quả thực hiện Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐND ngày 5/4/2012 của HĐND thành phố về quy hoạch phát triển hệ thống giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, giáo dục chuyên nghiệp Thủ đô Hà Nội đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030; Kế hoạch số 12-KH/QU ngày 7/7/2014 của Quận uỷ Bắc Tư Liêm về thực hiện Nghị quyết số 29 và Chương trình số 27 về “ đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. 10
  13. Nhìn chung các văn bản đã định hướng triển khai cho việc tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý viên chức giáo dục trên đại bàn quận. Hai là, xây dựng tổ chức bộ máy thực hiện pháp luật về quản lý viên chức ngành giáo dục. (nội dung này trình bày ở 2.2.1) Ba là, triển khai thực hiện các nội dung quản lý viên chức ngành giáo dục. (1) Về quy hoạch cán bộ quản lý: UBND quận Bắc Từ Liêm giao phòng Nội vụ chủ trì, phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo thực hiện việc qui hoạch cán bộ quản lý các trường mầm non, tiểu học, THCS công lập giai đoạn 2015 -2020, 2021- 2026 và nhiệm kỳ tiếp theo. Quy hoạch giai đoạn 2021- 2026: 270 giáo viên, phó hiệu trưởng vào chức danh cao hơn.Đã thực hiện đúng quy định về đảm bảo về cơ cấu, độ tuổi, số lượng... lựa chọn các viên chức có phẩm chất, năng lực đưa vào quy hoạch. Về quy hoạch đội ngũ giáo viên: Căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế xã hội của UBND quận, tốc độ tăng dân số, trên cơ sở đó dự báo được số lớp, số học sinh, số cán bộ quản lý, giáo viên tăng. Từ đó, hằng năm phối hợp với phòng Nội vụ tham mưu cho UBND quận giao chỉ tiêu biên chế cho các cơ sở giáo dục. Đảm bảo cho cơ sở giáo dục đủ giáo viên theo quy định. (2) Thực trạng công tác tuyển dụng: từ năm 2016 đến nay chưa tuyển dụng viên chức ngành giáo dục. (3).Thực trạng công tác sử dụng: 100% các trường sử dụng giáo viên theo đúng quyết định tuyển dụng, bằng cấp, chứng chỉ, không có tình trạng dạy chéo môn. Các đơn vị trường học sử dụng công chức, viên chức người lao động không vượt quá chỉ tiêu biên chế được giao. (4) Đến năm 2019 đã thực hiện bổ nhiệm, luân chuyển, bổ nhiệm lại: 32 cán bộ quản lý. (5).Thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng Toàn quận có 105/105 quản lý có trình độ quản lý giáo dục, quản lý nhà nước; 100% có trình độ trung cấp lý luận chính trị trở lên; 100% có chứng chỉ an ninh quốc phòng; 100% giáo viên đạt chuẩn; trong đó giáo viên trên chuẩn; mầm non 82%; tiểu học 92,5%; THCS 84%; tỷ lệ giáo viên là Đảng viên đạt: 42%. Thực hiện bồi dưỡng thường xuyên (120 tiết) và cấp giấy chứng nhận hàng năm cho 2092 quản lý, giáo viên; tổ chức 5.324 buổi cho 503.102 lượt người. Cụ thể trình độ đội ngũ viên chức giáo dục của quận hiện nay như sau: (6). Thực trạng việc đánh giá, xếp loại đội ngũ Trong những năm vừa qua, 100% các trường thực hiện đánh giá công chức, viên chức, người lao động; đánh giá chuẩn cán bộ quản lý và chuẩn 11
  14. nghề nghiệp giáo viên nghiêm túc, minh bạch, công khai đúng qui định của cấp trên. Theo đó, 100% các trường thực hiện đánh giá công chức, viên chức, người lao động hàng tháng ttheo Quyết định số 3032/QĐ-UBND ngày 22/6/2018 của UBND quận Bắc Từ Liêm về việc Ban hành Quy định đánh giá, xếp loại hằng tháng với cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng tại các phòng chuyên môn, các đơn vị sự nghiệp, các Tổ chức - Xã hội; các trường mầm non, tiếu học, trung học cơ sở công lập và UBND các phường trên địa bàn Quận. Riêng đối với Hiệu trưởng, Phòng Giáo dục và Đào tạo đã tham mưu UBND Quận đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ hàng tháng. Kết quả đánh giá năm 2018: 100% cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên hoàn thành nhiệm vụ, trong đó 95.69% hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên; 100% cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên sử dụng thành tạo tin học văn phòng phục vụ quản lý và giảng dạy; có 86% tỷ lệ giáo viên tiếng Anh đạt chuẩn tiếng Anh B2 và C1. (7) Thực trạng việc thực hiện chế độ, chính sách đối với đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên UBND quận đã chỉ đạo các trường thực hiện đúng, đủ chế độ lương, phụ cấp cho cán bộ giáo viên, nhân viên, người lao động theo quy định hiện hành. Chỉ đạo các trường thực hiện nghiêm túc các qui định về chế độ làm việc của giáo viên mầm non, giáo viên phổ thông. Tham mưu UBND quận khen thưởng, động viên kịp thời đối với các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong các hoạt động giáo dục. (8) Hoạt động bổ nhiệm, luân chuẩn người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu các cơ sở giáo dục, đào tạo. Việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, luân chuyển, cách chức, giáng chức người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu các cơ sở giáo dục đào tạo đã thực hiện nghiêm túc theo Quyết định số 43/2010/QĐ-UBND ngày 6/9/2010 của UBND thành phố Hà Nội về việc Ban hành quy định việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm, luân chuyển các chức danh Trưởng phòng, phó Trưởng phòng và tương đương ở các Sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện và thị xã trên địa bàn thành phố Hà Nội. Trong năm 2018 đã thực hiện bổ nhiệm, luân chuyển, bổ nhiệm lại: 32 cán bộ quản lý. Bốn là, tuyên truyền phổ biến pháp luật để nâng cao nhận thức của các viên chức ngành giáo dục. Riêng trong 6 tháng đầu năm 2019, Phòng Giáo dục và đào tạo đã tham mưu ban hành các văn bản: kế hoạch số 09/KH-GD&ĐT ngày 25/2/2019 về 12
  15. việc Tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật ngành Giáo dục và Đào tạo quận Bắc Từ Liêm năm 2019; Công văn số 112/GD&ĐT-THCS ngày 15/2/2019 về việc tuyên truyền 9 luật đã được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 6 khoá XIV... Kết quả phổ biến giáo dục pháp luật trực tiếp có 96 cuộc với 45.709 người tham gia; Thi tìm hiểu pháp luật có 20 cuộc với 5771 lượ người tham gia; số tài liệu phát miễn phí có 64 loại với 4729 bản Nhìn chung, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đã tạo sự chuyển biến trong nhận thức của đội ngũ viên chức ngành giáo dục quận Bắc Từ Liêm; nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, góp phần triển khai có hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về quản lý viên chức. Năm là, tiến hành kiểm soát và xử lý vi phạm về quản lý viên chức ngành giáo dục Qua bảng thống kê cho thấy, nội dung kiểm tra khá đa dạngliên quan đến 6 nhóm vấn đề: Việc quản lý lưu hồ sơ cán bộ, giáo viên, nhân viên; Công tác quản lý và thực hiện chế độ chính sách; Công tác thi đua khen thưởng; Kỷ cương hành chính, quy tắc ứng xử, đạo đức nhà giáo; Công tác đào tạo, bồi dưỡng và phát triển đội ngũ; Việc xây dựng kế hoạch tuần, tháng, năm và thực hiện phân công nhiệm vụ cho cán bộ quản lý, giáo viên. Tuy nhiên với nguồn nhân lực có hạn nên hằng năm cũng chỉ kiểm tra được khoảng hơn 1/3 số trường trên đia bàn quận (18/42 trường). Sáu là, sơ kết, tổng kết việc thực hiện pháp luật quản lý viên chức ngành giáo dục Sơ kết, tổng kết là hoạt động thường xuyên được các chủ thể tổ chức thực hiện pháp luật tiến hành 6 tháng và cuối năm. Thông qua sơ kết, tổng kết từ đó xác định thời gian, khối lượng, nội dung công việc cần đánh giá tổng kết; so sánh mục tiêu đề ra ngay từ đầu năm và kết quả đạt được. Đồng thời tổng hợp những khó khăn, vướng mắc và đề xuất kiến nghị giải pháp; về cơ chế, chính sách, về pháp luật, và các yếu tố tác động ảnh hưởng đến nhiệm vụ chính trị, chuyên môn. Từ đó, đề xuất giải pháp, sửa đổi pháp luật, hoặc về thể chế; về cơ chế, chính sách, về quản lý điều hành, về các vấn đề khác. Vì vậy hoạt động này được chú trọng triển khai. Việc sơ kết, tổng kết, đánh giá hoạt động thực hiện pháp luật về quản lý viên chức được tiến hành cụ thể, chi tiết theo các bước như sau: Thủ trưởng cơ quan được giao chủ trì nội dung tổng kết chỉ đạo việc thu thập thông tin, số liệu; xây dựng các báo cáo dự thảo, xin ý kiến góp ý các đơn vị có liên quan . Báo cáo phải đảm bảo các yêu cầu sau: đánh giá được những kết quả; hạn chế, yếu kém của từng lĩnh vực, nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém; rút ra được những bài học kinh 13
  16. nghiệm, những vấn đề mang tính lý luận; Kết luận, đề xuất những chủ trương, quan điểm, giải pháp tiếp tục giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra; có những kiến nghị hợp lý, khả thi với cấp ủy, chính quyền và cấp trên. 2.2.3. Đánh giá chung 2.2.3.1. Ưu điểm và nguyên nhân Nhìn chung, hoạt động tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý viên chức ngành giáo dục từ năm 2017 đến nay đã đạt được những thành tựu như sau: Tổ chức bộ máy và đội ngũ viên chức ngành giáo dục, nhất là đội ngũ lãnh đạo quản lý đã được quan tâm kiện toàn và ngày càng lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng; kỷ luật, kỷ cương hành chính được siết chặt và ngày càng đi vào nề nếp. Công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật về quản lý viên chức đạt được nhiều kết quả quan trọng; công tác triển khai thi hành Luật Viên chức được thực hiện đồng bộ, cơ bản đáp ứng được yêu cầu. Công tác tuyển dụng, quản lý, sử dụng, đào tạo, bổ nhiệm có những chuyển biến rõ rệt, từng bước đi vào nền nếp, góp phần tích cực trong cải cách hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước, nâng cao năng lực thực thi công vụ, tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính của đội ngũ viên chức. Chất lượng, trình độ đội ngũ giáo viên ngày càng được nâng cao. Các hình thức tuyên truyển, phổ biến pháp luật ngày càng phong phú, đa dạng, phù hợp với đặc thù viên chức giáo dục : thông qua các cuộc thi tìm hiểu pháp luật, qua các phương tiện thông tin đại chúng, cổng thông tin điện tử của Quận, Hội nghị, lồng ghép trong các hoạt động của ban ngành, đoàn thể, phòng chuyên môn. Hoạt động kiểm soát và xử lý vi phạm ngày càng được chú trọng; công tác sơ kết, tổng kết đi vào quy trình, nề nếp cơ bản. Kết quả trên là do những nguyên nhân chính sau: Sự quyết tâm, chỉ đạo sâu sát của lãnh đạo quận uỷ, chính quyền địa phương cũng như các cơ quan chuyên môn có liên quan. Sự phối hợp giữa các phòng ban, đơn vị trong quá trình triển khai tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý viên chức. 2.2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân (i) Các văn bản hiện hành chưa tạo hành lang pháp lý cho việc đánh giá nghiêm túc kết quả thực hiện công việc, từ đó dẫn đến sự cào bằng trong công tác đánh giá viên chức, chưa tạo động lực trong việc rèn luyện, phấn đấu của cán bộ, công chức, không có cơ sở để loại bỏ những người không hoàn thành nhiệm vụ ra khỏi bộ máy công vụ. Công tác đánh viên chức chưa thực sự căn 14
  17. cứ vào tiêu chuẩn, chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm và hiệu quả công việc thực tế của mỗi người. Có thể thấy quá trình thực hiện các quy định về phân loại, đánh giá viên chức cũng còn nhiều bất cập do chưa có những tiêu chí cụ thể, phản ánh không đúng thực trạng mức độ hoàn thành công việc của viên chức. Cong tác đánh giá còn mang tính nọi bọ, khép kín, thiếu sự đánh giá đọc lạp. Khi đánh giá vẫn mang tính “dĩ hoà vi quý”. Đa số vie n chức khi tự đánh giá đều tự cho mình mức điểm cao, đánh giá cảm tính dẫn đến sự chua đảm bảo cong bằng kết quả đánh giá chua đảm bảo chính xác, khách quan, cong tam, chua tạo co sở tin cạy cho viẹc lạp kế hoạch phát triển vien chức của từng đon vị. Kết quả đánh giá vẫn còn nạng về cảm tính nen phải dựa vào nhiều tieu chí khác và quy trình khác trong cong tác tổ chức để đánh giá. Nghị định số 56/2015/NĐ-CP về về đánh giá và phan loại cán bọ, cong chức, vien chức còn nhiều bất cạp nhu: quy định phải có ít nhất 01 cong trình khoa học, đề án, đề tài hoạc sáng kiến đuợc áp dụng và mang lại hiẹu quả, dẫn tới hàng nam có hàng nghìn đề tài, đề án đuợc cong nhạn nhung khong có giá trị áp dụng vào thực tiễn hoạc khong có tính mới gay tốn kém cho ngan sách; khi họp xét phan loại vien chức phải lấy ý kiến bằng van bản của cấp ủy đảng cùng cấp làm phát sinh thủ tục khong cần thiết. Bên cạnh đó, các quy định về phân loại, đánh giá còn có sự khác nhau giữa các văn bản của Đảng, giữa đội ngũ viên chức với cán bộ, công chức, trong khi đó, công tác cán bộ là công tác của Đảng, cần bảo đảm sự tập trung, thống nhất. (ii)Về chế độ thôi việc đối với viên chức (iii) Việc thực hiện tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức (iv)Đối với công tác luân chuyển cán bộ thì mới chỉ đáp ứng yêu cầu trước mắt, mà chưa có kế hoạch một cách cơ bản, lâu dài và khoa học. Nhiều giáo viên sau khi được cử đi đào tạo nâng cao trình độ lại tìm cách xin chuyển đến nơi khác có điều kiện tốt hơn về công việc và thu nhập, thiếu yên tâm phục vụ công tác. (v) Trong công tác đào tạo, bồi dưỡng viên chức của ngành giáo dục đó là nội dung đào tạo, bồi dưỡng còn thiếu cân đối giữa việc trang bị trình độ lý luận chính trị, quản lý nhà nước với kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ. Ở các trường học, số giáo viên được trang bị trình độ lý luận chính trị, quản lý nhà nước còn rất ít và chưa thực sự được quan tâm. (vi) Việc triển khai thực hiện chế độ lương, phụ cấp đối với nhà giáo còn tồn tại nhiều bất cập ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống nhà giáo từ đó tác động không nhỏ tới chất lượng hoạt động bộ phận viên chức giáo dục. Trong thực 15
  18. hiẹn chính sách thu hút, đãi ngọ đối với vien chức vẫn còn gạp mọt số khó khan về co chế và tiền luong. Đãi ngọ nhan tài mang tính bình quan chua tạo đọng lực mạnh mẽ cho sự sáng tạo. Chính sách đãi ngọ vien chức chua thạt sự thỏa đáng, còn có sự cào bằng trong chính sách đãi ngọ đối với mọi thành phần, khong phan biẹt nguời tài hay khong phải là nguời tài. (vii)Về tieu chuẩn ngạch vien chức, bổ nhiẹm, thang hạng chức danh nghề nghiẹp (viii) Tổ chức bộ máy quản lý viên chức theo quy định hiện hành cũng chưa phù hợp. Phòng Nội vụ chịu trách nhiệm chính trong quản lý viên chức từ tuyển dụng, sử dụng, quản lý; trong khi đó Phòng Giáo dục và Đào tạo trực tiếp phụ trách về chuyên môn, nắm rõ về thực trạng đội ngũ giáo viên của từng trường lại không có thẩm quyền tham mưu việc quyết định về nhân sự (chỉ có thẩm quyền phối hợp). Chính vì thế dẫn đến việc xây dựng kế hoạch tuyển dụng, kế hoạch biên chế chưa thật sát thực tế, dẫn đến cơ cấu giáo viên, nhân viên ở một số trường học vẫn chưa đồng bộ; việc sắp xếp, bố trí giáo viên ở một số trường học chưa hợp lý đã dẫn đến tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ trong trường học, bộ môn vẫn còn diễn ra. (ix) UBND quận chưa thực hiện đầy đủ việc thanh tra, kiểm tra hoạt động quản lý viên chức ngành giáo dục. Chủ yếu vẫn là hoạt động kiểm tra, số lượng cuộc thanh tra còn ít. Năm 2018 UBND quận mới tiến hành 2 cuộc thanh tra hành chính việc thực hiện chính sách pháp luật về giáo dục tại trường THCS Đông Ngạc và tiểu học Minh Khai A. Quan thanh tra, không phát hiện được vi phạm pháp luật nào về quản lý viên chức. (x) Hoạt động tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật tuy đã phong phú và đa dạng nhưng nội dung chưa sâu, rộng đặc biệt một số thành viên Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật còn bận nhiều công việc chuyên môn có thi còn chậm trễ trong công tác báo cáo, tổng hợp nên kết quả chưa được phản ánh kịp thời, đầy đủ. Đội ngũ cán bộ làm công tác phổ biến giáo dục pháp luật còn kiêm nhiệm nhiều công tác, bận chuyên môn của ngành nên chưa dành nhiều thời gian cho công tác này nên còn gặp nhiều khó khăn. Kinh phí dành cho công tác phổ biến giáo dục pháp luật còn hạn hẹp ảnh hưởng đến kết quả triển khai công tác (xi) Hoạt động sơ kết, tổng kết còn gặp một số khó khăn về chế độ báo cáo thống kê. Các cán bộ quản lý do bận nhiều việc hoặc thông tin điền vào biểu mẫu sai, số liệu thống kê chưa chính xác, gửi báo cáo chậm so với quy định. Tổ chức hội nghị sơ kết, tổng kết đã tham mưu mời rất đầy đủ thành 16
  19. phần, tuy nhiên do nhiều lý do khác nhau dẫn đến số lượng người tham dự không đầy đủ ảnh hưởng đến việc quán triệt các nội dung trong hội nghị. Nguyên nhân Thứ nhất, Luật Viên chức và các văn bản hướng dẫn thi hành ban hành sau một thời gian đã bộc lộ một số bất cập, vướng mắc; đồng thời số lượng văn bản ban hành nhiều lại thường xuyên sửa đổi, bổ sung gây khó khăn cho việc tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý viên chức trên địa bàn quận. Trong quá trình nghien cứu, xay dựng các van bản, đề án triển khai thực hiẹn Luạt Viên chức, do có nhiều vấn đề mới, phức tạp lien quan đến viẹc đổi mới về co chế quản lý vien chức có những vấn đề lần đầu tien đuợc triển khai thực hiẹn ở nuớc ta (nhu mo tả, xác định vị trí viẹc làm, thi thang hạng chức danh nghề nghiẹp) hoạc có những vấn đề lien quan đến các quy định của pháp luạt chuyen ngành khác đang trong quá trình xay dựng, hoàn thiẹn (nhu Luạt Giáo dục, Luạt Giáo dục đại học, Luạt Giáo dục nghề nghiẹp, dẫn đến viẹc chạm triển khai mọt số quy định của Luạt trong thực tế. (Ví dụ nhu viẹc xác định vị trí viẹc làm, mã ngạch, tieu chuẩn chức danh nghề nghiẹp, thi hoạc xét thang hạng chức danh nghề nghiẹp vien chức...). Thứ hai, một số đồng chí trong cấp ủy Đảng, chính quyền chưa thực sự quan tâm đúng mức đến việc chỉ đạo công tác quản lý viên chức ở địa phương. Một số cán bộ lãnh đạo, quản lý chưa mạnh dạn, ngại khó khăn, va chạm, sợ làm sai, sợ trách nhiệm do năng lực nghiệp vụ còn hạn chế. Thứ ba, ý thức trách nhiệm, tính gương mẫu đi đầu của một bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản lý chưa cao; có trường hợp năng lực chuyên môn chưa theo kịp yêu cầu nhiệm vụ; việc chấp hành kỷ cương, kỷ luật một số nơi chưa nghiêm. Thứ tư, trình độ năng lực của viên chức quản lý còn hạn chế. Nhiều cán bộ chưa tích cực nghiên cứu, nắm vững các quy định của pháp luật về quản lý viên chức khi áp dụng để tham mưu, tư vấn chính sách. Ngoài ra có nguyên nhân khách quan là quận Bắc Từ Liêm và Nam Từ Liêm mới tách quận nên trong công tác quản lý nhà nước nói chung và tổ chức thưc hiện. 17
  20. Chƣơng 3 YÊU CẦU, QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ VIÊN CHỨC NGÀNH GIÁO DỤC- TỪ THỰC TIỄN QUẬN BẮC TỪ LIÊM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 3.1. Yêu cầu và quan điểm tăng cƣờng tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý viên chức ngành giáo dục - từ thực tiễn quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội 3.1.1. Yêu cầu tăng cường tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý viên chức ngành giáo dụ Thứ nhất, nền hành chính đang chuyển từ mô hình hành chính truyền thống sang mô hình quản lý công mới, xây dựng nền hành chính phát triển và phục vụ, trong đó công dân là “khách hàng”. Thứ hai, do nhu cầu của xã hội phát triển, đòi hỏi người dân có quyền tiếp cận và thụ hưởng các dịch vụ công với chất lượng ngày càng cao. Xã hội ngày càng phát triển thì yêu cầu về chất lượng dịch vụ công của người dân càng cao và họ có quyền tiếp cận, thụ hưởng các dịch vụ đó. Việc xây dựng và nâng cao chất lượng viên chức ngành giáo dục là điều kiện cần thiết để đáp ứng nhu cầu này. Thứ ba, do thực trạng chất lượng viên chức ngành giáo dục hiện nay còn nhiều bất cập, xét trên các giác độ trình độ, đạo đức nghề nghiệp và thái độ ứng xử. Vì vậy, khắc phục những hạn chế, nâng cao chất lượng của viên chức ngành giáo dục ở nước ta hiện nay có ý nghĩa quyết định đến sự lớn mạnh, trưởng thành của nền giáo dục, đào tạo nước nhà, cũng như sự trưởng thành vững chãi của đội ngũ viên chức ngành giáo dục. Vì vậy việc tăng cường tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý viên chức ngành giáo dục là một yêu cầu, một nhiệm vụ đặt ra với các chủ thể có thẩm quyền. Đây là yêu cầu chủ quan, xuất phát từ nội tại đội ngũ viên chức ngành giáo dục hiện nay. 3.1.2. Quan điểm tăng cường tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý viên chức ngành giáo dục Thứ nhất, tăng cường tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý viên chức ngành giáo dục phải tuân thủ các quan điểm, chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về quản lý viên chức Thứ hai, tăng cường tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý viên chức ngành giáo dục gắn liền với quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam Thứ ba, tăng cường tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý viên chức ngành giáo dục trên cơ sở phát huy vai trò và nâng cao chất lượng của đội ngũ viên chức ngành giáo dục. 3.2. Giải pháp tăng cƣờng tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý viên chức ngành giáo dục – từ thực tiễn quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội 3.2.1. Giải pháp chung (i)Đổi mới phuong tuyển dụng vien chức để thực sự gắn với tieu chuẩn chức danh, vị trí viẹc làm và đon vị sử dụng vien chức. 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2