intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng

Chia sẻ: Cuahapbia | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

7
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là trên cơ sở nghiên cứu thực trạng công tác quản lý nhà nước về môi trường để đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng

  1. ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ĐINH THIÊN THƯƠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HẢI CHÂU, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ Mã số: 834 04 10 ĐÀ NẴNG - Năm 2020
  2. Công trình được hoành thành tại TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN Người hướng dẫn khoa học: TS. Ninh Thị Thu Thủy Phản biện 1: PGS.TS. Bùi Quang Bình Phản biện 2: PGS.TS. Phạm Hào Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Quản lý kinh tế họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 14 tháng 11 năm 2020. Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng. - Thư viện Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng.
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Tại thành phố Đà Nẵng nói chung, quận Hải Châu nói riêng hoạt động quản lý nhà nước về môi trường đã và đang được ngày càng chú trọng nhiều hơn, đồng thời đạt được những kết quả tích cực nhất định, tuy nhiên vẫn còn có những bất cập cần khắc phục. Đặc biệt, trong chỉ đạo, điều hành, tư tưởng “ưu tiên cho tăng trưởng kinh tế, xem nhẹ yêu cầu bảo vệ môi trường” còn khá phổ biến ở nhiều cấp ủy và chính quyền các cấp. Ý thức về bảo vệ môi trường vẫn chưa hình thành thói quen, nếp sống của nhân dân; các thói quen xấu gây ô nhiễm môi trường, làm ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng, như vứt rác, chất thải, xác súc vật bừa bãi ở nơi công cộng, nguồn nước, chưa được loại bỏ, thậm chí một số nơi còn phổ biến. Đồng thời, việc xử lý các vi phạm hành chính chưa được triệt để và hiệu quả. Đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về môi trường thiếu về số lượng, yếu về chất lượng, chưa theo kịp các yêu cầu tình hình mới đặt ra, nhất là ở các địa phương, chính quyền cơ sở cấp xã còn thấp hơn nhiều so với nhu cầu thực tiễn đặt ra. Công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát và xử lý các vi phạm hành chính trong lĩnhvực môi trường chưa được xử lý kiên quyết, chế tài còn nhẹ, chưa đủ sức răn đe đối với các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. Theo Quyết định số 2357/QĐ-TTg ngày 04 tháng 12 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, thì quận Hải Châu được định hướng xây dựng, cải tạo trở thành trung tâm giao lưu của Đà Nẵng về thương mại dịch vụ, văn hóa
  4. 2 du lịch, khoa học - công nghệ, giáo dục và đào tạo, trung tâm hành chính - chính trị của thành phố, trung tâm thương mại phức hợp cấp quốc tế, y tế tổng hợp, là địa bàn có ý nghĩa chiến lược về quốc phòng an ninh và trở thành đô thị thân thiện với môi trường, với tỷ lệ đô thị hóa vào năm 2020 là 86%, năm 2030 là 92%. Với tốc độ đô thị hóa, tốc độ đầu tư xây dựng cao như vậy đòi hỏi có những biện pháp quản lý cấp bách và hiệu quả, nếu không cái giá phải trả cho việc giải quyết hậu quả môi trường sẽ là vô cùng lớn. Từ thực tế đó, với mục đích những lý do nêu trên, việc chọn đề tài: “Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng” để nghiên cứu là hết sức cần thiết và cấp bách. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu tổng quát Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng công tác QLNN về môi trường để đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác QLNN về môi trường trên địa bàn quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan đến QLNN về môi trường. - Đánh giá thực trạng QLNN về môi trường trên địa bàn quận Hải Châu; chỉ ra thành công, tồn tại và nguyên nhân. - Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác QLNN về môi trường trên địa bàn quận Hải Châu trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn của công tác QLNN về môi trường trên địa bàn quận Hải Châu.
  5. 3 - Phạm vi nghiên cứu: + Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu công tác QLNN về môi trường tại quận Hải Châu dưới góc độ ban hành, tổ chức, triển khai thực hiện các hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước về BVMT; trong đó môi trường được đề cập là môi trường tự nhiên. + Về không gian: Các nội dung QLNN về môi trường được nghiên cứu trên địa bàn quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng. + Về thời gian: Thực trạng QLNN về môi trường tại quận Hải Châu được nghiên cứu trong giai đoạn từ năm 2015 - 2019. Các giải pháp đề xuất có ý nghĩa cho giai đoạn 2020 – 2025. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp thu thập số liệu - Số liệu thứ cấp: được thu thập từ các tài liệu sẵn có và kế thừa kết quả nghiên cứu như các nguồn thông tin công bố của cơ quan nhà nước, các văn kiện đại hội Đảng, nghị quyết, quyết định của Đảng, Nhà nước, các bộ,. ngành và các cơ quan từ Trung ương đến địa phương, các nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực QLNN về môi trường tại quận Hải Châu…. - Số liệu sơ cấp: Thu thập bằng phương pháp khảo sát lập bảng hỏi khảo sát trên google biểu mẫu và khảo sát mẫu tại phường Thuận Phước, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng. (Số lượng khảo sát gồm 300 phiếu khảo sát trong đó số phiếu hợp lệ là 290 phiếu chiếm 97,3% . Thành phần tham gia khảo sát người dân, đại diện cơ sở sản xuất trên địa bàn phường) 4.2. Phương pháp phân tích - Phương pháp thống kê mô tả: phương pháp thống kê để thống kê lại số liệu thực tế trong các hoạt động liên quan đến môi trường và quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn quận Hải
  6. 4 Châu - Phương pháp phân tích tổng hợp: xử lý hệ thống số liệu trên cơ sở sử dụng bảng tính Excel, phân tích số liệu thực tế trong quản lý nhà nước về môi trường gắn liền với các hoạt động, điều kiện, thực trạng tại địa bàn quận, kết nối các thông tin để làm sáng tỏ những nội dung nghiên cứu và từ đó khái quát hóa vấn đề rút ra những ưu điểm, thế mạnh và những hạn chế, tồn tại cần khắc phục trong phần những hạn chế tồn tại trong quản lý nhà nước về môi trường tại quận Hải Châu. - Phương pháp so sánh: tìm hiểu các thông tin sau đó tổng hợp và so sánh giai đoạn trước với giai đoạn sau. Ngoài ra, Luận văn còn thu thập ý kiến của các chuyên gia và các nhà quản lý có liên quan đến công tác quản lý nhà nước về môi trường,...để có căn cứ khoa học cho việc rút ra các kết luận một cách chính xác và đề ra các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý về môi trường trên địa bàn. 5. Tổng quan tài liệu nghiên cứu 6. Bố cục đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục, nội dung chính của đề tài gồm 3 chương: Chương 1.Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước về môi trường. Chương 2.Thực trạng quản lý nhà nước về môi trường tại quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng. Chương 3.Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về môi trường tại quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.
  7. 5 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ MÔI TRƯỜNG 1.1. KHÁI QUÁT VỀ MÔI TRƯỜNG VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ MÔI TRƯỜNG 1.1.1. Những vấn đề chung về môi trường a. Khái niệm môi trường b. Phân loại môi trường c. Chức năng cơ bản của môi trường Môi trường là nơi chứa đựng và hoá giải các chất thải do con người tạo ra trong quá trình sinh hoạt và sản xuất: 1.1.2. Khái niệm, đặc điểm của quản lý nhà nước về môi trường a. Khái niệm quản lý nhà nước về môi trường - Khái niệm quản lý: - Khái niệm quản lý nhà nước: “Quản lý nhà nước là dạng quản lý xã hội mang tính quyền lực nhà nước, được sử dụng quyền lực nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội và hành vi hoạt động của con người để duy trì, phát triển các mối quan hệ xã hội, trật tự pháp luật nhằm thực hiện chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước” 4,tr.3. - Khái niệm quản lý nhà nước về môi trường: “Quản lý nhà nước về môi trường xác định rõ chủ thể là Nhà nước, bằng chức trách nhiệm vụ và quyền hạn của mình đưa ra các biện pháp, luật pháp, chính sách kinh tế, kỷ thuật, xã hội thích hợp nhằm bảo vệ chất lượng môi trường sống và phát triển bền vững kinh tế - xã hội” 12, tr.11. b. Đặc điểm của quản lý nhà nước về môi trường
  8. 6 1.1.3. Nguyên tắc quản lý nhà nước về môi trường 1.1.4. Vai trò của quản lý nhà nước về môi trường 1.2. NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ MÔI TRƯỜNG 1.2.1. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về môi trường * Về cấp Quận: - Chủ tịch UBND quận, huyện chịu trách nhiệm trước UBND thành phố về việc bảo vệ môi trường trên địa bàn. - Chỉ đạo thực hiện công khai thủ tục hành chính về môi trường tại quận, huyện, phường, xã; Tiếp nhận hồ sơ, cấp giấy xác nhận đối với kế hoạch bảo vệ môi trường cho các dự án thuộc thẩm quyền. - Biên chế đủ cán bộ chuyên môn làm công tác bảo vệ môi trường, nâng cao hiệu quả quản lý môi trường trên địa bàn. - Phối hợp với các quận, huyện có liên quan giải quyết các vấn đề môi trường liên quận, huyện. - Chỉ đạo UBND phường, xã trong quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường. 1.2.2. Xây dựng và ban hành các văn bản, qui định, tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường a. Xây dựng và ban hành các văn bản pháp quy dưới luật Một là, ban hành chương trình, kế hoạch về bảo vệ môi trường theo thẩm quyền quy định Hai là, tổ chức thực hiện chiến lược, chương trình, kế hoạch và nhiệm vụ về bảo vệ môi trường Ba là, xác nhận, kiểm tra việc thực hiện giấy phép môi trường theo thẩm quyền (Bản Cam kết bảo vệ môi trường hoặc Kế hoạch bảo vệ môi trường) Bốn là, truyền thông, phổ biến, giáo dục chính sách và pháp
  9. 7 luật về bảo vệ môi trường Năm là, kiểm tra, thanh tra xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị phản ánh về ô nhiễm môi trường theo quy định thẩm quyền Sáu là, chỉ đạo công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường của UBND cấp xã b. Ban hành các tiêu chuẩn môi trường 1.2.3. Giáo dục, tuyên truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật về bảo vệ môi trường Hình thức tuyên truyền, giáo dục pháp luật, phổ biến kiến thức về môi trường và công tác bảo vệ môi trường hiện nay rất đa dạng và phong phú. Chúng ta có thể thực hiện công tác giáo dục, tuyên truyền theo cá nhân, theo nhóm, theo cộng đồng; qua các phương tiện thông tin đại chúng, chúng ta thực hiện phổ biến, tuyên truyền về các chính sách, pháp luật về môi trường; thực hiện việc triển khai sâu rộng về các dự án môi trường gắn với các hoạt động tuyên truyền, giáo dục qua nhà trường, các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội và khu dân cư [3]. 1.2.4. Cấp, gia hạn, thu hồi giấy phép, chứng nhận về môi trường Chính quyền các cấp cần tăng cường chỉ đạo quyết liệt các cơ quan, đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các xã, thị trấn, khu dân cư, hộ gia đình, cá nhân và doanh nghiệp thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường không để xảy ra vi phạm gây ô nhiễm môi trường. 1.2.5 Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật và xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường Việc thanh tra, kiểm tra còn là cầu nối, là kênh tuyên truyền,
  10. 8 phổ biến pháp luật về bảo vệ môi trường khá hiệu quả thông qua việc rà soát tình hình thực thi pháp luật tại địa phương để lồng ghép, phổ biến quy định mới, giải đáp vướng mắc của địa phương, doanh nghiệp. Đồng thời, tiếp nhận những phản hồi của doanh nghiệp và địa phương, người dân về bất cập trong chính sách 1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ MÔI TRƯỜNG 1.3.1. Các yếu tố bên trong * Hệ thống chính trị - Văn hóa chính trị - Hiến pháp - Thể chế chính trị - Hệ thống các giá trị xã hội 1.3.2. Các yếu tố bên ngoài + Điều kiện tự nhiên + Hệ thống kinh tế - xã hội + Công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước và tăng trưởng kinh tế 1.4. KINH NGHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ MÔI TRƯỜNG 1.4.1. Kinh nghiệm quận Thanh Khê 1.4.2. Kinh nghiệm thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi 1.4.3. Kinh nghiệm thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam 1.4.4. Bài học kinh nghiệm cho Quận Hải Châu Kết luận chương 1 Từ cơ sở lý luận và thực tiễn, ta thấy rằng tài nguyên môi trường có tầm quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội đất
  11. 9 nước. Phát triển bền vững đi đôi với bảo vệ tài nguyên môi trường vừa là mục tiêu, vừa là nguyên tắc trong quá trình phát triển của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Ở nước ta vấn đề này đã được Đảng và Nhà nước rất quan tâm. Trong các nămqua, kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 1993 có hiệu lực thi hành và Luật Bảo vệ môi trường mới nhất năm 2014 (đã được Quốc hội Khóa XIII thông qua tại phiên họp ngày 23 tháng 6 năm 2014 của Kỳ họp thứ 7, gồm có 20 chương, 170 điều (tăng 05 Chương và 34 điều so với Luật bảo vệ môi trường năm 2005), hệ thống luật pháp nước ta về tài nguyên môi trường ngày càng được hoàn thiện để đáp ứng các yêu cầu phát triển KT-XH, nhất là trong giai đoạn đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước; thực hiện những mục tiêu và nội dung về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững mà Đảng đã đề ra.
  12. 10 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ MÔI TRƯỜNG TẠI QUẬN HẢI CHÂU, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 2.1. KHÁI QUÁT VỀ QUẬN HẢI CHÂU 2.1.1. Điều kiện tự nhiên 1.1.2. Đặc điểm kinh tế-xã hội 2.1.3. Cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của UBND quận Hải Châu 2.1.4. Tình hình môi trường tại quận Hải Châu a. Môi trường nước b. Môi trường đất. c. Môi trường không khí 2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HẢI CHÂU THỜI GIAN QUA 2.2.1. Thực trạng tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về môi trường Phòng TNMT là cơ quan trực thuộc UBND quận, có chức năng tham mưu, giúp UBND quận quản lý nhà nước về QLMT trên địa bàn (Hình 2.1). Hiện tại, phòng có 11 người gồm 01 đồng chí trưởng phòng, 02 đồng chí phó trưởng phòng và 08 cán bộ, chuyên viên và hợp đồng. Phòng đã phân công 01 Phó trưởng phòng và 03 cán bộ chuyên trách phụ trách công tác quản lý môi trường. 2.2.2. Thực trạng xây dựng và ban hành các văn bản, qui định, tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường Nhìn chung, các kế hoạch triển khai thực hiện các nội dung liên quan đến công tác quản lý môi trường trên địa bàn quận được
  13. 11 ban hành kịp thời, nội dung đồng bộ ở tất cả các khâu: chỉ đạo, tổ chức thực hiện, kiểm tra và đôn đốc quá trình triển khai thực hiện; trong đó có phân công trách nhiệm, nhiệm vụ rõ ràng đối với từng cơ quan, đơn vị 2.2.3. Thực trạng công tác giáo dục, tuyên truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật bảo vệ môi trường Từ đầu năm 2017, UBND quận đã tổ chức tuyên truyền thực hiện Nghị định 155/2016/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực QLMT. Theo đó, Phòng Tài nguyên – Môi trường và Phòng Văn hóa - Thông tin đã xây dựng kế hoạch kết hợp với 13 phường tổ chức tuyên truyền các hành vi vi phạm phổ biến như: vứt bỏ rác thải sinh hoạt, tàn thuốc lá, đi vệ sinh cá nhân không đúng nơi quy định, làm rơi vãi các vật liệu ra môi trường khi vận chuyển... 2.2.4. Thực trạng cấp, gia hạn, thu hồi giấy phép, chứng nhận về môi trường Thời gian qua, thành phố Đà Nẵng đã có nhiều chủ trương, chính sách liên quan đến công tác QLMT. Trên cơ sở các nội dung chính sách QLMT mà Quận ủy đưa ra, các phòng, ban, ngành và địa phương có sự phân công, phối hợp nhịp nhàng, tích cực và quyết liệt trong công tác chỉ đạo, triển khai và tổ chức thực hiện chính sách QLMT trên địa bàn quận bằng những hoạt động thiết thực, bám sát sự chỉ đạo của UBND quận 2.2.5. Thực trạng công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật và xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường Công tác kiểm kê đất đai được thực hiện hàng năm, hơn 30 đợt tuần, kiểm tra khai thác cát, sỏi trên sông nhằm kiểm soát, ngăn chặn các hoạt động khai thác trái phép trên địa bàn quận được tổ chức. Công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý các cơ sở sản xuất kinh doanh gây
  14. 12 ô nhiễm môi trường được đẩy mạnh, nhất là ô nhiễm tại các khu dân cư nhằm phát hiện, ngăn ngừa, xử lý các trường hợp vi phạm trong lĩnh vực; hướng dẫn tổ chức, cá nhân công tác QLMT trong tương lai tốt hơn. 2.3. ĐÁNH GIÁ VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ MÔI TRƯỜNG TẠI QUẬN HẢI CHÂU 2.3.1. Những thành công • Về tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về môi trường • Về xây dựng và ban hành các văn bản, qui định, tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường • Về công tác giáo dục, tuyên truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật bảo vệ môi trường • Về cấp, gia hạn, thu hồi giấy phép, chứng nhận về môi trường. • Về công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật và xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường 2.3.2. Những tồn tại, hạn chế • Về tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về môi trường • Về xây dựng và ban hành các văn bản, qui định, tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường Một số văn bản đã được ban hành và tổ chức thực hiện nhưng chưa phù hợp với tình hình thực tế, chưa có tính khả thi và cần được tiếp tục nghiên cứu. Điều đó cho thấy một số văn bản pháp luật về QLMT còn thiếu và bất cập, gây khó khăn trong triển khai thực hiện. • Về công tác giáo dục, tuyên truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật bảo vệ môi trường Một số bộ phân dân cư chưa nhận thức đúng đắn về tầm quan
  15. 13 trọng của công tác QLMT, chưa biến nhận thức, trách nhiệm thành hành động cụ thể. Ví như trường hợp một số người dân tiện tay xả rác ngay trên đường đi, hay vứt rác không vào thùng mà để xung quanh do ngại mùi hôi, gây mất cảnh quan đô thị. • Về cấp, gia hạn, thu hồi giấy phép, chứng nhận về môi trường Pháp luật chưa có chế tài ràng buộc trách nhiệm của tổ chức, cá nhân tham gia ký cam kết QLMT khi không chấp hành theo quy định của pháp luật. Quá trình xử lý các hành vi vi phạm theo quy định tại các Nghị định về xử lý vi phạm hành chính về QLMT thường đòi hỏi phải có kết quả phân tích mẫu, do đó việc xử lý thường không kịp thời, tốn thời gian. • Về công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật và xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường Lực lượng thanh, kiểm tra còn quá mỏng. Phòng Tài nguyên và Môi trường, Đội Cảnh sát Điều tra tội phạm về kinh tế môi trường và các ban ngành, đơn vị liên quan chưa phối hợp chặt chẽ, chưa phát huy tối đa vai trò thanh tra, kiểm tra về QLMT của các đơn vị này. 2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế Năng lực tham mưu tổ chức thực hiện chính sách QLMT còn khá hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu QLMT đang ngày càng cao trong thực hiện chủ trương xây dựng Thành phố và quận môi trường. Nguồn lực, nhất là nguồn tài chính cho QLMT còn rất hạn chế đòi hỏi thời gian tới phải có cơ chế huy động tốt hơn cả từ 2 phía: nguồn từ ngân sách nhà nước và nguồn từ các cộng đồng, chủ yếu từ các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn quận cũng như từ
  16. 14 cộng đồng dân cư. Sự phối hợp giữa các bên liên quan trong tổ chức thực hiện chính sách QLMT còn chưa thật chặt chẽ để tạo hiệu ứng tổng hợp, nhất là sự phối hợp cùng vào cuộc của các tổ chức sản xuất, kinh doanh cũng như của mọi người dân trên địa bàn quận. Các vấn đề trong thực hiện chính sách QLMT ở quận Hải Châu còn được đặt ra từ chính các vấn đề môi trường hiện còn đang tồn tại cấp bách, đòi hỏi phải được giải quyết sớm, là: Lượng xà bần xây dựng phát sinh ngày càng tăng do các dự án phát triển và chỉnh trang đô thị. Lượng rác thải sinh nhiều, các thùng rác tại một số tuyến đường bị quá tải. Hành động thiếu ý thức của người dân như vất xác súc vật chết ra đường, rác thải và xà bần xây dựng đổ không đúng nơi quy định gây mất mỹ quan đô thị. Các đơn vị sản xuất kinh doanh, dịch vụ đóng chân trên địa bàn quận có quy mô nhỏ, vốn ít, công nghệ lạc hậu trong quá trình sản xuất kinh doanh gây ô nhiễm môi trường. Nước thải nhiều hộ gia đình và các cơ sở sản xuất không quá xử lý sơ bộ. Nhiều dự án trên địa bàn không quan tâm đầu tư xử lý môi trường. Chưa đảm bảo sự hài hòa giữa phát triển kinh tế với quản lý môi trường thường chú trọng đến kinh tế mà ít quan tâm đến việc quản lý môi trường. Kết luận Chương 2 Quận Hải Châu được xem như là địa bàn chiến lược trọng yếu phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Đà Nẵng.Nhận thức được vị trí, vai trò quan trọng của môi trường với sự phát triển kinh tế - xã hội, sự ổn định của chất lượng môi trường sống của quận, công tác QLNN đối với môi trường tại quận Hải Châu thời gian qua đã được
  17. 15 quan tâm chú trọng và ngày càng hoàn thiện, góp phần cải thiện chất lượng môi trường sống của nhân dân cũng như để phát triển ngành nghề dịch vụ tại địa phương. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đáng ghi nhận thì trong công tác QLNN vẫn còn những tồn tại, hạn chế tác động không tốt đến môi trường trên địa bàn quận. Những tồn tại và hạn chế này cần được nghiên cứu để tìm ra các giải pháp khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả QLNN đối với hoạt động này trong thời kỳ CNH-HĐH hiện nay.
  18. 16 CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ MÔI TRƯỜNG TẠI QUẬN HẢI CHÂU, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 3.1. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ MÔI TRƯỜNG TẠI QUẬN HẢI CHÂU 3.1.1. Quan điểm Xây dựng quận Hải Châu trở thành trung tâm đô thị của Đà Nẵng với qui mô dân số khoảng 261.000 người và phát huy vai trò, vị trí, chức năng là trung tâm giao lưu của Đà Nẵng về thương mại dịch vụ, văn hóa du lịch, khoa học-công nghệ cao, giáo dục và đào tạo...là địa bàn có ý nghĩa chiến lược về quốc phòng-an ninh. Quận Hải Châu phấn đấu trở thành địa phương đi đầu trong sự nghiệp CNH-HĐH và trở thành đô thị thân thiện với môi trường, xây dựng và áp dụng thành công mô hình chính quyền đô thị. QLMT là tiền đề cho việc hoạch định đường lối, chính sách phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh và an sinh xã hội; Là mục tiêu, nội dung cơ bản của phát triển bền vững. Tăng cường QLMT phải theo phương châm ứng xử hài hòa với thiên nhiên và thuận theo quy luật tự nhiên. Xây dựng thành phố môi trường trên cơ sở phát huy nội lực, huy động sức mạnh mọi cộng đồng và mỗi người dân; hình thành lối sống văn minh, văn hoá đô thị trong QLMT. Giải quyết tốt và hài hoà mối quan hệ giữa khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên cho phát triển kinh tế - xã hội gắn với công tác QLMT. Không làm tổn hại môi trường vì mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Bảo vệ, bảo tồn cảnh quan thiên nhiên, tính đa dạng sinh học;
  19. 17 bảo vệ và làm đẹp cảnh quan đô thị. Đảm bảo phát triển bền vững, phát triển triển kinh tế gắn liền chặt chẽ với phát triển xã hội, gắn tăng trưởng kinh tế với công bằng, tiến bộ xã hội. Nâng cao đời sống vật chất, đời sống văn hóa của nhân dân. Phát triển KT-XH gắn với bảo vệ môi trường, cân bằng sinh thái, không làm tổn hại và suy thoái cảnh quan thiên nhiên, các tài nguyên thiên nhiên và nhân văn. 3.1.2. Mục tiêu a Mục tiêu tổng quát Xây dựng quận Hải Châu trở thành quận thân thiện môi trường – quận môi trường vào năm 2025, đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng môi trường đất, nước, không khí; tạo môi trường xanh – sạch – đẹp tại các khu dân cư; tạo môi trường sống trong lành cho người dân, các nhà đầu tư và du khách khi đến quận Hải Châu. Ngăn ngừa, kiểm soát ô nhiễm tại các khu dân cư; các khu vực sản xuất kinh doanh, dịch vụ; khu vực ven sông, biển; các hồ...trên địa bàn quận. Nâng cao nhân lực quản lý nhà nước về quản lý môi trường nhằm đáp ứng nguồn năng lực trong quá trình triển khai thực hiện đề án quận môi trường. Nâng cao nhận thức cộng đồng về quản lý môi trường, làm cho ý thức quản lý môi trường trở thành thói quen, đi sâu vào nếp sống của người dân. Xã hội hóa các hoạt động quản lý môi trường và huy động sự tham gia của các tổ chức kinh tế, hội đoàn thể chính trị - xã hội và của cả cộng đồng vào các hoạt động quản lý môi trường trên địa bàn quận. Lồng ghép các tiêu chí quận môi trường vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội quận Hải Châu. b. Mục tiêu cụ thể Giai đoạn từ năm 2020đến năm 2023
  20. 18 Xây dựng môi trường thân thiện tại các khu dân cư: Triển khai nhân rộng mô hình “Khu dân cư thân thiện môi trường” trên toàn địa bàn phường, trong đó tập trung xây dựng có hiệu quả mô hình “Tổ dân phố không rác”, “tuyến đường văn minh đô thị”,... phấn đấu đến năm 2015 tất cả các phường trên địa bàn quận đều đạt “Phường thân thiện môi trường”. 90% nước thải sinh hoạt của các hộ dân được thu gom, đấu nối vào hệ thống xử lý nước thải tập trung của thành phố. 100% hộ gia đình được sử dụng nước sạch. Thực hiện việc phân loại rác thải tại nguồn, 95% chất thải rắn sinh hoạt được thu gom hợp vệ sinh. - Kiểm soát ô nhiễm công nghiệp: + Tất cả các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn quận đều thực hiện việc kiểm soát ô nhiễm môi trường đối với khí thải, nước thải, chất thải... + Kiểm soát được các nguồn phát sinh chất thải nguy hại. Hoàn thành việc điều tra thống kê chất thải nguy hại trên địa bàn. Đến năm 2023, tỷ lệ cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ trên địa bàn quận đều thực hiện các biện pháp kiểm soát ô nhiễm môi trường, hiệu quả đạt 70%; các loại chất thải tại cơ sở được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường. - Quản lý và xử lý ô nhiễm môi trường tại các hồ. Giám sát, kiểm tra, xử lý ô nhiễm tại các hồ trên địa bàn quận. Đến năm 2023, 100% các hồ đều được xử lý ô nhiễm. - Tăng cường diện tích cây xanh đô thị. Phát triển diện tich không gian xanh bằng cách trồng mới; chăm sóc, bảo vệ cây xanh đường phố, công sở, trường học, bệnh viện...; khuyến khích từng hộ gia đình trồng cây xanh, hoa kiểng tại nhà, ...Đến năm 2015, diện
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
21=>0