Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Quản lý nhà nước về bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh Kon Tum
lượt xem 1
download
Trên cơ sở phân tích các vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động quản lý nhà nước về bảo vệ rừng, từ đó đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh Kon Tum.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Quản lý nhà nước về bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÕ XUÂN PHƢƠNG THẢO QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ BẢO VỆ RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ Mã số: 60.34.04.10 Đà Nẵng - 2019
- Công trình được hoàn thành tại TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN Ngƣời hƣớng dẫn KH: GS.TS. Lê Thế Giới Phản biện 1: TS. Ninh Thị Thu Thủy Phản biện 2: PGS.TS. Trần Đình Thao Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Quản lý kinh tế họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 9 tháng 3 năm 2019 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm qua, rừng tự nhiên của Kon Tum đang ngày càng suy giảm nghiêm trọng. Xuất phát từ vấn đề dân số tăng nhanh cả về tự nhiên và cơ học do di dân tự do từ các nơi khác đến, đời sống của người dân địa phương còn nhiều khó khăn, thu nhập chủ yếu từ nguồn lợi tài nguyên rừng làm suy giảm từng ngày, từng giờ diện tích rừng. Hơn thế nữa, nhiều dự án, công trình, đường giao thông được triển khai xây dựng, điển hình như dự án thủy điện “Thượng Kon Tum”, dự án xây dựng tuyến đường Hồ Chí Minh, đường tuần tra biên giới, đường Đông Trường Sơn... làm giảm quỹ đất lâm nghiệp và là điều kiện thuận lợi cho các đối tượng lâm tặc trà trộn lợi dụng xâm nhập khai thác, mua, bán, vận chuyển lâm sản trái phép. Xuất phát từ tình hình thực tế hiện tại và yêu cầu phát triển trong tương lai, tác giả chọn đề tài: “Quản lý nhà nƣớc về bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh Kon Tum” làm luận văn tốt nghiệp cao học Quản lý kinh tế của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu tổng quát Trên cơ sở phân tích các vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động QLNN về bảo vệ rừng, từ đó đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh Kon Tum. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý nhà nước, đánh giá hoạt động quản lý nhà nước về bảo vệ rừng. - Làm rõ thực trạng quản lý nhà nước về bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh Kon Tum.
- 2 - Đề xuất giải pháp chủ yếu mang tính khả thi nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh Kon Tum. 3. Câu hỏi nghiên cứu - Cơ sở lý luận của quản lý nhà nước về bảo vệ rừng? - Thực trạng quản lý nhà nước về bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh Kon Tum? - Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh Kon Tum? 4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Luận văn nghiên cứu về các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến QLNN về BVR. Trên cơ sở phân tích, đánh giá những kết quả đạt được, những hạn chế, nguyên nhân tồn tại xuất phát từ hoạt động QLNN về BVR và một số yếu tố khác làm ảnh hưởng đến hoạt động QLNN trong lĩnh vực này, làm cơ sở cho việc đề ra giải pháp hoàn thiện công tác QLNN về BVR. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Đề tài tập trung làm rõ công tác quản lý nhà nước về bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh Kon Tum. - Về thời gian: Phạm vi thời gian thu thập số liệu nghiên cứu là kết quả của công tác QLNN về BVR trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2013 -2017. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng kết hợp các phương pháp: phương pháp thu thập thông tin thứ cấp, thu thập thông tin sơ cấp, phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp thu thập dữ liệu, xử lý số liệu…
- 3 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài - Ý nghĩa khoa học: Đề tài góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận công tác quản lý nhà nước về bảo vệ rừng. - Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài là tài liệu tham khảo sẽ phân tích hiệu quả hoạt động QLNN về bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh Kon Tum, từ đó góp phần vào việc đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh. 7. Sơ lƣợc tài liệu nghiên cứu 8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu 9. Cấu trúc luận văn Luận văn được kết cấu thành 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước về bảo vệ rừng. Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh Kon Tum. Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh Kon Tum.
- 4 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ BẢO VỆ RỪNG 1.1. HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ RỪNG VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ BẢO VỆ RỪNG 1.1.1. Rừng và vai trò của rừng a. Rừng “Rừng là một hệ sinh thái bao gồm các loài thực vật rừng, động vật rừng, vi sinh vật, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó thành phần chính là một hoặc một số loài cây thân gỗ, ... có chiều cao được xác định theo hệ thực vật trên núi đất, núi đá, đất ngập nước, đất cát hoặc hệ thực vật đặc trưng khác; diện tích liên vùng từ 0,3 ha trở lên; độ tàn che từ 0,1 trở lên”. Theo nguồn gốc hình thành, phân loại rừng thành rừng trồng và rừng tự nhiên; theo quy hoạch chức năng phân loại rừng thành: rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng. b. Vai trò của rừng Vai trò của rừng ảnh hưởng tới tất cả mọi mặt đời sống của con người cũng như môi trường. 1.1.2. Quản lý nhà nƣớc về bảo vệ rừng a. Quản lý nhà nước QLNN là một dạng đặc biệt của quản lý, được sử dụng các quyền lực nhà nước như lập pháp hành pháp và tư pháp để quản lý mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong đó, QLNN mang tính quyền lực đặc biệt là tính tổ chức cao, và có mục tiêu chiến lược, chương trình kế hoạch để thực hiện mục tiêu, hơn cả là QLNN ở Việt Nam mang nguyên tắc tập trung dân chủ.
- 5 b. Bảo vệ rừng Bảo vệ rừng là tổng thể các hoạt động của tổ chức và cá nhân tác động vào rừng nhằm phòng, chống những tác động tiêu cực đến rừng để duy trì và phát triển hệ sinh thái rừng, sinh vật rừng, đất rừng và các yếu tố môi trường khác; bảo tồn đa dạng sinh học và giữ gìn cảnh quan môi trường sinh thái. c. Quản lý nhà nước về bảo vệ rừng Quản lý nhà nước về bảo vệ rừng là một bộ phận QLNN nên nó có những đặc trưng vốn có, ngoài ra nó có chủ thể, đối tượng quản lý riêng, có thể khái quát như sau: Quản lý nhà nước về BVR là quá trình các chủ thể quản lý nhà nước xây dựng chính sách, ban hành pháp luật và sử dụng công cụ pháp luật trong hoạt động quản lý nhằm đạt được yêu cầu, mục đích BVR nhà nước đã đặt ra. 1.1.3. Đặc điểm quản lý nhà nƣớc về bảo vệ rừng - Rừng là đối tượng quản lý nhà nước đặc thù - Đặc trưng về chủ thể chịu sự quản lý - Khách thể quản lý nhà nước về bảo vệ rừng 1.1.4. Nguyên tắc quản lý nhà nƣớc về bảo vệ rừng - Bảo đảm sự quản lý tập trung thống nhất của nhà nước - Bảo đảm sự phát triển bền vững - Bảo đảm sự kết hợp hài hòa giữa các lợi ích - Đảm bảo tính kế thừa và tôn trọng lịch sử 1.2. NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ BẢO VỆ RỪNG CỦA CHÍNH QUYỀN CẤP TỈNH 1.2.1. Ban hành, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ rừng Nhiệm vụ quan trọng và cấp thiết của chính quyền cấp tỉnh là phải xây dựng và ban hành các văn bản chỉ đạo, quyết định, chỉ thị
- 6 liên quan đến quản lý, bảo vệ rừng. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để địa phương thực thi các quy định pháp luật về bảo vệ rừng. 1.2.2. Phân loại rừng, phân định ranh giới các loại rừng Về phân loại rừng của Bộ NN&PTNT, UBND cấp tỉnh thực hiện việc quy hoạch 03 loại rừng. Quy hoạch 03 loại rừng cấp tỉnh phải đảm bảo phù hợp với quy hoạch sử dụng đất và tình hình thực tế sản xuất lâm nghiệp của tỉnh, đảm bảo hiệu quả kinh tế và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp, vừa đảm bảo yêu cầu phòng hộ, đặc dụng và đất lâm nghiệp để phát triển sản xuất. 1.2.3. Tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ rừng Cơ quan ban ngành cần có những giải pháp đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao nhận thức, hình thành ý thức tự giác bảo vệ rừng trong nhân dân, đặc biệt đối với những người dân địa phương vùng sâu vùng xa sống gần rừng, ngăn chặn và hạn chế tới mức thấp nhất tình trạng phá rừng và nạn khai thác rừng trái phép. 1.2.4. Chỉ đạo việc tổ chức mạng lƣới bảo vệ rừng, huy động và phối hợp các lực lƣợng để ngăn chặn mọi hành vi gây thiệt hại đến rừng trên địa bàn; ban hành và tổ chức thực hiện chính sách bảo vệ rừng Chính sách BVR là tập hợp các chủ trương và hành động của chính phủ nhằm tăng cường hiệu quả BVR, đẩy mạnh xã hội hóa công tác BVR, thu hút các thành phần kinh tế, các tổ chức xã hội và người dân tham gia BVR, tạo việc làm tăng thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống cho người dân và góp phần giữ vững ANQP. Vì vậy công tác ban hành và tổ chức thực hiện chính sách trong lĩnh vực BVR cũng không thể thiếu trong hoạt động quản
- 7 lý của Nhà nước. 1.2.5. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ rừng Đây là nội dung thể hiện chức năng kiểm tra, giám sát của nhà nước đối với quản lý, sử dụng rừng. Xử lý sai phạm là biện pháp giải quyết của các cơ quan nhà nước khi có hành vi vi phạm trong quá trình quản lý, sử dụng rừng. Xử lý vi phạm có thể bằng biện pháp hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. 1.2.6. Quản lý, đào tạo, bồi dƣỡng và phát triển nguồn nhân lực quản lý bảo vệ rừng Con người là nguồn lực cơ bản và quan trọng nhất quyết định trong mọi hoạt động quản lý của Nhà nước trong hoạt động BVR. Nếu công tác quản lý, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực nói chung cũng như trong lĩnh vực BVR nói riêng không được chú trọng sẽ không tương xứng với sự phát triển dẫn tới Nhà nước khó đạt được mục tiêu quản lý đề ra. 1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ BẢO VỆ RỪNG 1.3.1. Kinh tế 1.3.2. Xã hội 1.3.3. Chính sách, pháp luật 1.4. KINH NGHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ BẢO VỆ RỪNG CỦA MỘT SỐ TỈNH 1.4.1. Kinh nghiệm của tỉnh Gia Lai 1.4.2. Kinh nghiệm của tỉnh Hà Giang
- 8 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ BẢO VỆ RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM 2.1. ĐẶC ĐIỂM VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI ẢNH HƢỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ BẢO VỆ RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM 2.1.1. Điều kiện tự nhiên a. Vị trí địa lý Tỉnh Kon Tum nằm ở cực bắc Tây Nguyên, có đường biên giới chung với hai nước Lào và Căm Pu Chia, bao gồm 10 huyện, thành phố. b. Địa hình, địa mạo Địa hình Địa thế Nhìn chung, Kon Tum có địa hình cao ở phía Bắc và c. Khí hậu, thuỷ văn Khí hậu Thuỷ văn - Nguồn nước mặt - Nguồn nước ngầm d. Địa chất thổ nhưỡng Địa chất Thổ nhưỡng 2.1.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội a. Dân số, dân tộc, lao động Dân số Dân tộc Lao động
- 9 2.1.3. Thực trạng về kinh tế, xã hội a. Tốc độ tăng trưởng kinh tế Trong những năm qua, nền kinh tế của tỉnh đã không ngừng tăng trưởng với tốc độ khá cao, ổn định giữa các năm. b. Thực trạng xã hội và cơ sở hạ tầng - Giáo dục - đào tạo - Công tác y tế - Văn hóa, thông tin - Quốc phòng - An ninh Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội đã tác động đến việc bảo vệ rừng, cụ thể như sau: Thuận lợi - Đã có sự chuyển biến rõ rệt trong hoạt động sản xuất lâm nghiệp từ nhiệm vụ khai thác gỗ và lâm sản từ rừng tự nhiên sang nhiệm vụ cơ bản là bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng. - Các hoạt động đầu tư cho lâm nghiệp ngày càng tăng. Khó khăn - Tỉnh Kon tum có vị trí nằm ở ngã 3 Đông dương, tài nguyên rừng phong phú, giàu tiềm năng, là nguồn tài nguyên màu mỡ cho lâm tặc khai thác và tiêu thụ gỗ và các sản phẩm từ rừng trái phép. - Sự phát triển nhanh của kinh tế - xã hội cũng thu hút ngày càng nhiều lao động và dân cư đến sinh sống trên địa bàn tỉnh, kéo theo nhu cầu đất ở, đất sản xuất, gỗ làm nhà và tiêu dùng ngày càng tăng, tạo áp lực lên tài nguyên rừng. - Giá cả thị trường của gỗ và các phẩm từ rừng tăng đột biến đã tác động tiêu cực đến hoạt động bảo vệ rừng. - Việc phát triển cơ sở hạ tầng đã chuyển đổi mục đích sử dụng diện tích đất lâm nghiệp khá lớn, làm giảm mạnh diện tích rừng
- 10 2.2. HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN RỪNG VÀ TÌNH HÌNH XÂM HẠI RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM 2.2.1. Hiện trạng tài nguyên rừng a. Diện tích, phân bố và các kiểu rừng Diện tích: - Tổng diện tích quy hoạch lâm nghiệp của tỉnh là: 779.913,12 ha, chiếm 80,6 (Tổng diện tích có rừng: 602.533,97 ha) - Độ che phủ rừng: 62,3 . Phân bố Trên địa bàn tỉnh Kon Tum, rừng phân bố ở hầu hết các huyện, tuy nhiên không đồng đều. Các kiểu rừng Rừng tự nhiên hiện có ở Kon Tum chủ yếu là rừng gỗ lá rộng thường xanh và nửa rụng lá. b. Tiềm năng của rừng Tài nguyên rừng của Kon Tum rất giàu tiềm năng cung cấp gỗ, lâm sản, có giá trị phòng hộ môi trường to lớn và tính đa dạng sinh học cao. Khả năng cung cấp gỗ và lâm sản ngoài gỗ Giá tr phòng h đầu nguồn, bảo vệ môi trư ng, cảnh quan du l ch Giá tr đa dạng sinh học 2.2.3. Hiện trạng quản lý rừng a. Quy hoạch rừng theo chức năng sử dụng Diện tích đất lâm nghiệp đã được quy hoạch theo 3 chức năng: phòng hộ, đặc dụng và sản xuất, được định vị trên bản đồ và thực địa, được UBND tỉnh Kon Tum công bố năm 2008. b. Tổ chức hệ thống quản lý rừng
- 11 Hệ thống quản lý rừng được tổ chức thống nhất theo quy chế quản lý rừng của Chính phủ quy định. Diện tích đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh được UBND tỉnh giao cho các chủ thể quản lý và sử dụng (gọi là các chủ rừng). 2.2.4. Diễn biến tài nguyên rừng tỉnh Kon Tum Theo kết quả theo dõi diễn biến tài nguyên rừng toàn tỉnh từ năm 2013 đến 2017, diện tích rừng toàn tỉnh Kon Tum là 602.533,97 ha, trong đó diện tích rừng tự nhiên là 545.875,07 ha (chiếm 90,5 ), diện tích rừng trồng 56.658,09 ha (chiếm 9,5%). Với việc quy hoạch phân chia rừng thành 3 loại như hiện nay, công tác quản lý bảo vệ rừng có những thuận lợi và khó khăn sau: Thuận lợi: giúp chính quyền các cấp và cơ quan chuyên môn làm cơ sở cho việc giao rừng, đất rừng và xây dựng kế hoạch QLBVR một cách có hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân phát triển sản xuất ổn định, nâng cao đời sống, xóa đói giảm nghèo. Khó khăn: Do công tác quy hoạch thiếu đồng bộ, có sự chồng chéo quy hoạch giữa các ngành; việc điều chỉnh lại quy hoạch 03 loại rừng còn chậm gây nhiều khó khăn cho công tác giao rừng, đất rừng, vì vậy tình trạng lấn chiếm đất rừng trái phép vẫn còn diễn ra khá phổ biến, gây khó khăn cho công tác quản lý của nhà nước. 2.2.5. Tình hình xâm hại tài nguyên rừng Trong giai đoạn từ 2013 đến 2017, trên địa bàn toàn tỉnh Kon Tum đã phát hiện và xử lý 3.050 vụ vi phạm luật QLBVR, tịch thu 11.952,962 m3 gỗ các loại, diện tích rừng thiệt hại là 213,91 ha.
- 12 2.3. Quản lý nhà nƣớc về bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh Kon Tum 2.3.1. Bộ máy quản lý Hình 2.2. Sơ đồ các cơ quan quản lý lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Kon Tum. 2.3.2. Thực trạng hoạt động quản lý Nhà nƣớc về bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh Kon Tum a. Hoạt động ban hành, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật và các phương án về quản lý bảo vệ rừng Nhìn chung, công tác ban hành văn bản chi đạo điều hành, văn bản quy phạp pháp luật của địa phương đã kịp thời, đáp ứng yêu cầu trong thực hiện chức năng quản lý nhà nước đề ra, góp phần cho hoạt động bảo vệ rừng của địa phương đi vào ổn định hơn, tại nguyên rừng nhất là độ che phủ của rừng vẫn còn ở mức nhiều so với cả nước. b. Hoạt động quy hoạch, kế hoạch QLBVR trên địa bàn tỉnh UBND tỉnh Kon Tum đã chỉ đạo các cấp hoàn thành công tác quy hoạch 3 loại rừng qua đó, đã bước đầu xây dựng chính sách khai thác, sử dụng rừng một cách đồng bộ, hạn chế sự chồng chéo trong
- 13 quản lý đồng thời đã ban hành Quyết định số 34/2013/QĐ-UBND ngày 16/8/2013 quyết định phê duyệt Quy hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Kon Tum giai đoạn 2011 - 2020. c. Hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ rừng Công tác truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng đã được đẩy mạnh. Nhờ thực hiện tốt công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, người dân đã từng bước hiểu được vai trò to lớn của rừng đối với đời sống, sinh hoạt, sản xuất của chính mình và có ý thức hơn trong việc bảo vệ rừng. d. Hoạt động tổ chức mạng lưới bảo vệ rừng, huy động và phối hợp các lực lượng để ngăn chặn hành vi gây thiệt hại đến rừng và các chính sách bảo vệ rừng UBND tỉnh đã thường xuyên triển khai cho các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan và nhân dân trên địa bàn tỉnh tăng cường phát huy trách nhiệm, phối kết hợp chặt chẽ trong thực hiện nhiệm vụ quản lý bảo vệ rừng. Bên cạnh đó, công tác phối hợp về quản lý bảo vệ rừng ở các vùng giáp ranh với các cơ quan, đơn vị của tỉnh bạn luôn được chú trọng. e. Hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm về quản lý bảo vệ rừng Hoạt động thanh tra, kiểm tra tình hình vi phạm về quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh được thực hiện bằng cách đơn vị cấp trên tiến hành thanh tra kiểm tra đối với các đơn vị cấp dưới thông qua các hình thức như thanh tra toàn diện (kiểm tra mọi hoạt động của đơn vị cấp dưới); thanh tra kiểm tra theo nội dung nêu trong đơn khiếu nại, tố cáo của công dân; thanh tra theo điểm (thanh tra từng
- 14 đơn vị, cơ sở với những nội dung và mục đích khác nhau) có thể theo định kỳ hoặc đột xuất. f. Quản lý nguồn nhân lực về quản lý bảo vệ rừng Nguồn nhân lực về bảo vệ rừng của tỉnh được sắp xếp, tổ chức quản lý theo chức năng, nhiệm vụ của từng ngành, từng cấp rất chặt chẽ từ cấp tỉnh đến xã, phường, thị trấn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai các hoạt động quản lý bảo vệ rừng của địa phương. e. Quản lý tài chính trong lĩnh vực QLBVR Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng ở tỉnh Kon Tum đã có tác động tích cực đến công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng của địa phương. Đến năm 2017 tổng diện tích cung ứng dịch vụ môi trường rừng đạt trên 360.000 ha (Báo cáo tổng kết năm 2017 của Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Kon Tum), bằng khoảng 60% diện tích rừng của tỉnh. Thực tế cho thấy, chính sách này đang tạo lập cơ sở kinh tế bền vững để các chủ rừng và người dân địa phương yên tâm bảo vệ và phát triển rừng. 2.3. ĐÁNH GIÁ VỀ THÀNH CÔNG, HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN HẠN CHẾ TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ BẢO VỆ RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM 2.3.1. Kết quả đạt đƣợc - Công tác ban hành, triển khai các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý bảo vệ rừng. Lãnh đạo tỉnh Kon Tum luôn sâu sát, kịp thời chỉ đạo các cơ quan chuyên môn soạn thảo các văn bản QPPL phục vụ cho công tác QLNN về BVR trên địa bàn. Nhờ đó công tác xây dựng và ban hành văn bản QPPL của hệ thống chính quyền từ tỉnh đến huyện đã có những bước chuyển biến đáng kể, cả về số lượng và chất lượng. Các văn bản này đã có tác động nhất định về hoạt động QLBVR, góp
- 15 phần thúc đẩy phát triển KT-XH, duy trì an ninh, trật tự và thúc đẩy sự phát triển chung trên địa bàn tỉnh. - Công tác quy hoạch, kế hoạch QLBVR Công tác quy hoạch phân chia 3 loại rừng đã tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành chức năng trong công tác bảo vệ rừng, đồng thời khai thác tốt tiềm năng thiên nhiên và lợi thế kinh tế về rừng. - Công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về bảo vệ rừng. Nhờ thực hiện tốt công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật đã góp phần nâng cao nhận thức của người dân, đặc biệt là đồng bào các dân tộc thiếu số trong lĩnh vực bảo vệ rừng. . - Công tác tổ chức mạng lưới bảo vệ rừng, huy đ ng và phối hợp các lực lượng để ngăn chặn hành vi gây thiệt hại đến rừng và các chính sách bảo vệ rừng Công tác phối hợp giữa các lực lượng chức năng đã tạo ra sức mạnh tổng hợp trong quá trình kiểm tra, truy quét, trấn áp lâm tặc, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, bước đầu đã mang lại hiệu quả; tình hình vi phạm về QLBVR trên địa bàn tại khu vực biên giới đã được ngăn chặn, phát hiện và xử lý kịp thời. . - Công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ rừng. Nhờ thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra qua đó đã kịp thời phát hiện những sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật, kiến nghị kịp thời với cơ quan nhà nước cấp trên biện pháp khắc phục, phòng ngừa, xử lý các hành vi vi phạm, góp phần nâng cao hiệu lực hiệu quả hoạt động QLNN về BVR. Ngoài ra, công tác thanh tra, kiểm tra còn mang lại những bài học kinh nghiệm quý báu
- 16 cho công tác hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ được kịp thời, thống nhất. - Công tác quản lý nguồn nhân lực Nguồn nhân lực về bảo vệ rừng của tỉnh cơ bản được sắp xếp, tổ chức quản lý theo chức năng, nhiệm vụ của từng ngành, từng cấp rất chặt chẽ từ cấp tỉnh đến xã, phường, thị trấn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai các hoạt động QLBVR của địa phương. - Công tác quản lý tài chính trong lĩnh vực QLBVR Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng ở tỉnh Kon Tum đã có tác động tích cực đến công tác quản lý, bảo vệ rừng của địa phương, chính sách này đang tạo lập cơ sở kinh tế bền vững để các chủ rừng và người dân địa phương yên tâm bảo vệ và phát triển rừng. 2.3.2. Tồn tại, hạn chế của hoạt động QLNN về bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh Kon Tum - Công tác ban hành, triển khai các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt đ ng quản lý bảo vệ rừng. + Hoạt động rà soát các văn bản QPPL trong lĩnh vực QLBVR ở các cấp, các ngành nhằm phát hiện và khắc phục kịp thời các mâu thuẫn, chồng chéo, phát hiện ra các nhu cầu mới cần điều chỉnh trong BVR chưa thực sự được chú trọng đúng mức. + Việc ban hành văn bản chỉ đạo điều hành chưa kịp thời, chưa mang tính dự báo dẫn đến chậm trong công tác thực thi. + Việc ban hành văn bản QPPL vẫn chưa lấy ý kiến đầy đủ các đối tượng chịu sự tác động do đó chưa quy định đầy đủ các trường chịu anh hưởng dẫn đến khi thực thi tính hiệu lực chưa cao. - Công tác quy hoạch, kế hoạch QLBVR Việc điều chỉnh lại quy hoạch 03 loại rừng còn chậm gây nhiều khó khăn, vì vậy tình trạng lấn chiếm đất rừng trái phép vẫn còn diễn
- 17 ra khá phổ biến. Công tác quy hoạch vẫn còn đất cấp chồng giữa chủ rừng và người dân dẫn đến tranh chấp. - Công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về bảo vệ rừng + Phương pháp và nội dung tuyên truyền không phong phú, còn mang nặng tính hình thức, chưa phù hợp với trình độ dân trí, phong tục tập quán của đồng bào các dân tộc trong tỉnh. + Công tác phổ biến giáo dục pháp luật chỉ mới chú trọng đến các đối tượng người dân tộc thiểu số sống gần rừng, cần phổ biến kiến thức về pháp luật bảo vệ và phát triển rừng nhằm nâng cao nhận thức về bảo vệ rừng cho cả các chủ rừng, chính quyền các cấp. - Công tác tổ chức mạng lưới bảo vệ rừng, huy đ ng và phối hợp các lực lượng để ngăn chặn hành vi gây thiệt hại đến rừng và các chính sách bảo vệ rừng + Do đặc thù giữa các ngành nên công tác phối hợp giữa các lực lượng đôi lúc còn lúng túng, chủ yếu theo vụ việc, theo tin báo. + Tổ chức Kiểm lâm, bộ phận chủ lực BVR còn thiếu thống nhất. Hơn nữa, Kiểm lâm có thẩm quyền điều tra, khởi tố hình sự, xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng, tuy nhiên, các tổ chức Kiểm lâm rừng đặc dụng, rừng phòng hộ lại nằm trong đơn vị sự nghiệp là các Ban quản lý rừng, là viên chức Kiểm lâm nên không có thẩm quyền xử phạt trực tiếp dẫn đến khó khăn, bất cập trong các hoạt động thực thi pháp luật. + Trách nhiệm, quyền hạn và quyền lợi của chủ rừng vẫn chưa được quy định cụ thể nên công tác bảo vệ rừng đôi khi chưa được sát sao. - Công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm về bảo vệ rừng. Công tác thanh tra, kiểm tra còn mang nặng tính hình thức,
- 18 nhiều vụ việc được phát hiện liên quan đến cán bộ công chức tiếp tay, bảo kê cho lâm tặc phá rừng không được xử lý nghiêm minh nên tính răn đe, tính giáo dục chưa cao gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động QLNN về QLBVR. - Công tác quản lý nguồn nhân lực - Đối với những địa bàn xã có diện tích lớn, vấn đề biên chế mỗi xã một kiểm lâm địa bàn quản lý là chưa hợp lý. - Công tác đào tạo và nâng cao năng lực cán cấp xã, cán bộ người dân tộc thiểu số, cán bộ làm việc ở vùng sâu, vùng xa vẫn chưa được chú trọng. 2.3.3. Nguyên nhân - Nguyên nhân khách quan Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của địa phương khó khăn, đời sống người dân còn nghèo, trình độ dân trí hạn chế. Diện tích rừng rộng lớn, sức ép dân số và nhu cầu sử dụng đất gia tăng áp lực lên công tác bảo vệ rừng. - Nguyên nhân chủ quan + Hệ thống chính sách văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ rừng chưa đồng bộ. + Một số huyện, thành phố chưa tổ chức bố trí, quy hoạch vùng sản xuất nương rẫy cho nhân dân dẫn đến tình trạng phá rừng trái phép xảy ra thường xuyên. + Lực lượng Kiểm lâm và lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách của các đơn vị chủ rừng còn mỏng, chưa thực sự đủ mạnh, trang thiết bị và điều kiện làm việc chưa đáp ứng yêu cầu. + Sự phối hợp giữa các cấp, các ngành và các lực lượng (Công an - Quân đ i - Kiểm lâm) trong công tác bảo vệ rừng, chống chặt phá rừng có lúc, có nơi chưa thực sự chặt chẽ và thường xuyên.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 788 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Hoạch định chiến lược kinh doanh dịch vụ khách sạn tại công ty cổ phần du lịch - dịch vụ Hội An
26 p | 422 | 83
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản tại Công ty TNHH Thẩm định giá và Dịch vụ tài chính Đà Nẵng
26 p | 504 | 76
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 544 | 61
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 344 | 55
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 527 | 47
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Cải cách thủ tục hành chính ở ủy ban nhân dân xã, thị trấn tại huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
26 p | 342 | 41
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Dầu khí Toàn Cầu
26 p | 307 | 39
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng chương trình tích hợp xử lý chữ viết tắt, gõ tắt
26 p | 331 | 35
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 350 | 27
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 287 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 247 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra ở Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang
26 p | 228 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Lý thuyết độ đo và ứng dụng trong toán sơ cấp
21 p | 220 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 264 | 7
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Các cấu trúc đại số của tập thô và ngữ nghĩa của tập mờ trong lý thuyết tập thô
26 p | 233 | 3
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Kiểm tra thuế của Cục thuế tỉnh Điện Biên đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản
9 p | 16 | 3
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu tính chất hấp phụ một số hợp chất hữu cơ trên vật liệu MCM-41
13 p | 200 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn