TÓM TẮT LUẬN VĂN<br />
LỜI MỞ ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài<br />
Ngày nay, xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra ngày càng nhanh chóng,<br />
lôi cuốn các quốc gia, các ngành, các lĩnh vực tham gia cuộc chơi chung. Hội nhập kinh<br />
tế quốc tế mở ra những cơ hội cho các doanh nghiệp trong việc nhận chuyển giao, tiếp<br />
cận với khoa học công nghệ cao, chuyển giao về nghiên cứu phát triển, về thu hút nguồn<br />
nhân lực chất lượng cao từ đó năng cao năng lực của mình.<br />
Ngay từ năm 2006 Tập đoàn Viễn thông Quân đội (TĐVTQĐ) đã thực hiện bước<br />
đi đầu tiên ra nước ngoài đó là đầu tư vào thị trường Campuchia và Lào. Hiện tại<br />
TĐVTQĐ đã đạt được những thành công nhất định tại 2 quốc gia này: 2 doanh nghiệp<br />
TĐVTQĐ đầu tư (Metphone tại Campuchia) và liên doanh (StarTelecom tại Lào) đều trở<br />
thành doanh nghiệp số 1 sau 2 năm cung cấp dịch vụ. Tuy nhiên bên cạnh thành quả đạt<br />
được đó, TĐVTQĐ cũng đang gặp phải vô vàn khó khăn thách thức, đó là: Thị trường<br />
viễn thông di động tại Lào, Camphuchia hiện đã tới mức bão hòa; Các đối thủ của Tập<br />
đoàn VTQĐ tại thị trường Lào, Campuchia bắt đầu nhận thức rõ sức mạnh của Tập đoàn<br />
VTQĐ và đang có những điều chỉnh mạnh mẽ về chiến lược để đối phó. Vì vậy, Tập<br />
đoàn VTQĐ cần có những giải pháp phát triển kinh doanh để tiếp tục phát triển kinh<br />
doanh tại thị trường Lào, Campuchia nói riêng và khu vực ĐNA nói chung.<br />
Xuất phát từ thực tế trên, tác giả đã chọn đề tài “Phát triển kinh doanh của Tập<br />
đoàn Viễn thông Quân đội trên khu vực ĐNA”.<br />
Nội dung luận văn gồm có ba chương chính:<br />
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về phát triển kinh doanh của doanh nghiệp viễn<br />
thông di động trên thị trường quốc tế<br />
Chương 2: Thực trạng phát triển kinh doanh dịch vụ viễn thông di động của Tập<br />
đoàn Viễn thông Quân đội tại khu vực ĐNA<br />
Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển kinh doanh dịch vụ viễn thông di<br />
động của Tập đoàn Viễn thông Quân đội tại khu vực ĐNA<br />
<br />
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN KINH DOANH<br />
CỦA DOANH NGHIỆP VIỄN THÔNG DI ĐỘNG TRÊN<br />
THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ<br />
1.1 Nội dung phát triển kinh doanh của doanh nghiệp viễn thông di động trên thị<br />
trường quốc tế<br />
Dịnh vụ thông tin di động được hiểu là dịch vụ truyền ký hiệu, số liệu, chữ viết,<br />
âm thanh, hình ảnh hoặc các dạng khác của thông tin dưới dạng sóng giữa các các đối<br />
tượng sử dụng dịch vụ thông tin di động tại mọi thời điểm, thời gian.<br />
Kinh doanh quốc tế của các doanh nghiệp viễn thông di động là hoạt động đầu tư<br />
thành lập doanh nghiệp, liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp nước ngoài nhằm cung<br />
cấp dịch vụ viễn thông di động tại nước đó.<br />
Phát triển kinh doanh quốc tế của doanh nghiệp viễn thông di động bao gồm hai<br />
hoạt động chính:<br />
Một là: các hoạt động mở rộng phát triển kinh doanh sang các thị trường mới xúc<br />
tiến đầu tư, liên doanh, liên kết, mua bán sát nhập xin giấy phép kinh doanh.<br />
Hai là: triển khai phát triển kinh doanh tại các thị trường đã có giấy phép kinh<br />
doanh.<br />
Việc mở rộng phát triển kinh doanh của doanh nghiệp viễn thông ra thị trường<br />
nước ngoài là cơ sở giúp các doanh nghiệp đạt được bốn mục tiêu sau:<br />
- Mở rộng phạm vi thị trường và đa dạng hóa hoạt động kinh doanh.<br />
- Tạo lợi thế cạnh tranh, giảm rủi ro trong kinh doanh.<br />
- Tăng trưởng lợi nhuận và doanh thu<br />
- Tạo uy tín và hình ảnh trên thị trường quốc tế.<br />
1.2 Đặc điểm thị trường các quốc gia ĐNA về viễn thông di động<br />
ĐNA là một khu vực khá rộng, diện tích khoảng 4,5 triệu km2, bao gồm 11 nước:<br />
Việt Nam, Lào, Thái Lan, Campuchia, Đông Timor, Singapore, Myanmar, Brunei và<br />
Malaixia. Vị trí địa lý dẫn tới khu vực ĐNA chịu ảnh hưởng chủ yếu của gió mùa tương<br />
đối rõ rệt là: mua khô lạnh, mát và mùa mưa nóng ẩm. Khu vực ĐNA là một trong những<br />
khu vực hàng năm chịu ảnh hưởng nặng nề của hiệu ứng biến đổi khí hậu. Mưa bão, lũ<br />
lụt, hạn hán liên tiếp xẩy ra.<br />
Điều kiện tự nhiên như vậy gây khó khăn cho việc phát triển dịch vụ viễn thông di<br />
động, hàng năm, mưa bão, lũ lụt ảnh hưởng lớn tới hoạt động phát triển hạ tầng mạng<br />
<br />
lưới. Các khu vực hạn hán, đồi núi thiếu điện gây khó khăn cho việc triển khai, vận hành<br />
khai thác các thiết bị viễn thông.<br />
ĐNA là khu vực đông dân và có mật độ dân số cao nhất trên thế giới (hơn 640<br />
triệu dân, mật độ trung bình 388 người/km2). Dân số các quốc gia trong khu vực thuộc<br />
hàng dân số trẻ trên thế giới.<br />
Mật độ dân số cao, kết cấu dân số trẻ là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển<br />
kinh doanh dịch vụ viễn thông di động.<br />
Cơ sở viễn thông khu vực ĐNA phát triển không đồng đều, ngoài những nước đã<br />
có thị trường viễn thông khá phát triển như Singapo, Thái Lan, Indonesia Malayxia… các<br />
nước khác trong khu vực đều có cơ sở hạ tầng về viễn thông còn hạn chế, lạc hậu so với<br />
dòng chảy phát triển chung của viễn thông thế giới.<br />
Về nhân lực, nhìn chung nhân lực lao động trong lĩnh vực viễn thông và CNTT tại<br />
khu vực ĐNA còn thiếu và yếu. Đặc biệt các chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu sản<br />
xuất thiết bị, phần mềm và các chuyên gia, kiến trúc sư thiết kế các hệ thống viễn thông<br />
lớn.<br />
Các doanh nghiệp viễn thông di động trong khu vực cũng có sự phát triển không<br />
đồng đều, chia làm hai cấp độ, các quốc gia như Singapore, Malayxia, Indoneixia, Thái<br />
Lan có tiềm lực về vốn, nhân lực và công nghệ mạnh hơn hẳn các doanh nghiệp các quốc<br />
gia còn lại.<br />
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh doanh quốc tế của doanh nghiệp<br />
viễn thông di động<br />
Hoạt động kinh doanh quốc tế của doanh nghiệp viễn thông di động chịu tác động<br />
rất lớn từ các yếu tố bên ngoài và yếu tố nội tại của ban thân doanh nghiệp, cụ thể:<br />
Đối thủ cạnh tranh, chính sách kinh tế, khách hàng, yếu tố kinh tế và yếu tố kỹ<br />
thuật là các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng trực tiếp tới các doanh nghiệp kinh doanh trong<br />
lĩnh vực viễn thông di động. Với xu thế hội nhập toàn cầu hóa, các quốc gia phải mở cửa<br />
thị trường tất cả các lĩnh vực trong đó có lĩnh vực viễn thông di động, việc mở cửa thị<br />
trường làm tăng tính cạnh tranh giữa các doanh nghiệp viễn thông. Mặt khác, do sự giới<br />
hạn về mặt tài nguyên cấp phát và viễn thông là một dịch vụ nhạy cảm chịu sự quản lý<br />
chặt chẽ của nhà nước nên việc các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực này chịu sự<br />
tác động ảnh hưởng mạnh mẽ của các chính sách quản lý của mỗi quốc gia.<br />
Bên cạnh đó các yếu tố về kinh tế, kỹ thuật cũng ảnh hưởng lớn đến hoạt động<br />
kinh doanh của các doanh nghiệp viễn thông do đặc thù là ngành cung cấp dịch vụ sử<br />
<br />
dụng các kỹ thuật công nghệ cao, và thay đổi liên tục.<br />
Bên cạnh các yếu tố bên ngoài, doanh nghiệp còn chịu ảnh hưởng bởi các nhân<br />
tố bên trong bao gồm nguồn nhân lực, chính sách giá cước, các dịch vụ giá trị gia<br />
tăng, hoạt động xây dựng thương hiệu, công tác chăm sóc khách hàng, hệ thống phân<br />
phối sản phẩm và vốn.<br />
Đối với mỗi doanh nghiệp, nguồn nhân lực là yếu tố then chốt không thể thay thế,<br />
bắt trước được. Trong lĩnh vực viễn thông di động, đòi hỏi đội ngũ cán bộ kỹ thuật có tay<br />
nghề cao, cán bộ quản lý và cán bộ kinh doanh cũng phải là những người hết sức am hiểu<br />
về kỹ thuật.<br />
Hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ cạnh tranh khốc liệt đòi hỏi các doanh<br />
nghiệp viễn thông luôn phải có chiến lược marketing đúng đắn, phát triển hệ thống phân<br />
phối sản phẩm, bán hàng và chăm sóc khách hàng sâu rộng.<br />
Mặt khác, việc đầu tư triển khai hạ tầng kinh doanh dịch vụ viễn thông di động hết<br />
sức tốn kém, đòi hỏi doanh nghiệp phải có một nguồn vốn lớn, kế hoạch tài chính ổn<br />
định. Đặc biệt cho các dự án đầu tư nước ngoài.<br />
<br />
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH DOANH<br />
DỊCH VỤ VIỄN THÔNG DI ĐỘNG CỦA TĐVTQĐ<br />
TẠI KHU VỰC ĐNA<br />
2.1 Khái quát các điều kiện phát triển kinh doanh viễn thông di động của TĐVTQĐ<br />
tại khu vực ĐNA<br />
TĐVTQĐ có nhiều điều kiện thuận lợi cho việc phát triển dịch vụ viễn thông sang<br />
các nước trong khu vực ĐNA đặc biệt là Lào và Campuchia.<br />
Trong khu vực ĐNA, Lào và Campuchia là hai quốc gia có chung đường biên giới<br />
với Việt Nam, có quan hệ về mặt chính trị và kinh tế hết sức gần gũi với Việt Nam. Hàng<br />
năm Đảng, nhà nước và chính phủ Việt Nam đều dành sự quan tâm lớn và hỗ trợ cho hai<br />
nước bạn. Đặc biệt trong lĩnh vực an ninh quốc phòng.<br />
TĐVTQĐ là một doanh nghiệp trực thuộc bộ Quốc phòng Việt Nam, sớm có mối<br />
quan hệ tốt đẹp với chính phủ và bộ Quốc phòng hai nước Lào và Campuchia. Được<br />
chính phủ hai nước tạo điều kiện cho hoạt động xúc tiến đầu tư vào nước bạn, đặc biệt<br />
trong lĩnh vực viễn thông.<br />
Khi TĐVTQĐ bắt đầu đầu tư, thị trường Campuchia và Lào đều là thị trường có<br />
mức độ thâm nhập khách hàng thấp, thể hiện: số doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ ít<br />
(dưới 3 doanh nghiệp), số khách hàng sử dụng dịch vụ điện thoại di động dưới 5% dân<br />
số.<br />
Các doanh nghiệp viễn thông di động tại Lào và Campuchia đều có mạng lưới hạ<br />
tầng viễn thông nghèo nàn, chỉ tập trung tại thủ đô.<br />
Năm 2006 các nước khu vực ĐNA mới ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế và đang<br />
tập trung khôi phục phát triển kinh doanh trong nước, ngành sản xuất thiết bị viễn thông<br />
trên thế giới bước vào chu kỳ suy thoái, các hãng sản xuất sẵn sàng bán thiết bị cho các<br />
nhà khai thai với giá ưu đãi và chấp nhận trả chậm.<br />
Việt Nam là nước ít bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng khu vực, khi đó<br />
TĐVTQĐ sớm tận dụng được cơ hội đẩy mạnh, mở rộng đầu tư sang các quốc gia<br />
khác.<br />
Ngoài các nhân tố thuận lợi bên ngoài, TĐVTQĐ còn là một doanh nghiệp đã kinh<br />
doanh thành công tại thị trường Việt Nam có nhiều điều kiện tương đồng với thị trường<br />
Lào và Campuchia, TĐVTQĐ có những yếu tố nội lực mạnh để phát triển kinh doanh ra<br />
thị trường quốc tế đó là: một lực lượng lao động với trình độ chuyên môn cao; các kinh<br />
<br />