Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Quản lý ngân sách nhà nước ở huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình
lượt xem 2
download
Luận văn trên cơ sở tổng hợp phân tích làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện, luận văn đánh giá thực trạng đề xuất phương hướng và các giải pháp cơ bản hoàn thiện quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện ở huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình trong thời gian tới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Quản lý ngân sách nhà nước ở huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Quản lý ngân sách nhà nước là nhiệm vụ quan trọng đối với các quốc gia và địa phương. Bởi vì, ngân sách nhà nước giữ vị trí trọng yếu trong việc bảo đảm nguồn tài chính cho sự tồn tại cũng như đối với các hoạt động của Nhà nước, NSNN giúp định hướng hình thành cơ cấu kinh tế mới, kích thích phát triển sản xuất kinh doanh và chống độc quyền, ổn định giá cả hàng hóa, kiểm soát lạm phát, huy động nguồn lực của xã hội để đầu tư cho kết cấu hạ tầng, định hướng đầu tư xã hội, thực hiện công bằng xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng, giải quyết các vấn đề an sinh xã hội, xóa đói, giảm nghèo. Quản lý ngân sách nhà nước ở Việt Nam trong 30 năm đổi mới vừa qua đã có những bước cải cách, ngày càng hoàn thiện và đạt được những thành tựu quan trọng. Nhờ đó mà tiềm lực tài chính của đất nước được tăng cường, xây dựng NSNN lành mạnh và được quản lý thống nhất trên toàn bộ quốc gia; thúc đẩy sử dụng vốn và tài sản nhà nước tiết kiệm, hiệu quả; tăng tích lũy để thực hiện công nghiệp hóa và hiện đại hóa; góp phần đảm bảo các nhiệm vụ quốc phòng, an ninh và đối ngoại. Tuy nhiên, quản lý NSNN còn bộc lộ nhiều hạn chế, yếu kém như tình trạng thất thu, nợ đọng thuế; buông lỏng trong quản lý khai thác các nguồn thu; lãng phí trong chi tiêu công nhất là thất thoát trong đầu tư xây dựng cơ bản; mức độ chủ động ngân sách của địa phương chưa cao; hiệu quả quản lý NSNN chưa xứng tầm và chưa đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, của địa phương Ngân sách huyện với tư cách là một bộ phận hữu cơ của NSNN, là một bộ phận cấu thành của NSNN và là công cụ để chính quyền cấp huyện thực hiện các quyền hạn trong quản lý kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh. Ngân sách huyện có nhiệm vụ phân phối lại từ nguồn kinh phí của cấp trên giao hay kinh phí được ủy quyền hoặc từ nguồn thu phát sinh trên địa bàn huyện được phân cấp quản lý để phát triển kinh tế - xã hội giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. Để chính quyền huyện thực thi hiệu quả những nhiệm vụ kinh tế xã hội phục vụ cho chiến lược phát triển kinh tế Nhà nước, kinh tế địa phương cần có một ngân sách huyện đủ mạnh và phù hợp là một đòi hỏi thiết thực không chỉ đối với huyện mà đối với cả hệ thống ngân sách Nhà nước. Vì thế quản lý ngân sách nhà nước ở huyện là một yêu cầu cần được đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, quá trình quản lý ngân sách cấp huyện vẫn còn những hạn chế nhất định, chưa đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu Luật ngân sách nhà nước hiện hành. Đối với huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình: trong thời gian qua, quản lý NSNN 1
- cũng đã có những tiến bộ và chuyển biến tích cực, hiệu quả sử dụng NSNN ngày được nâng cao, công tác quản lý được tăng cường và đi vào chiều sâu, đảm bảo đúng luật. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng, thực hiện nghiêm túc các quy định về đầu tư công. Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư phát triển, lồng ghép với chương trình xây dựng nông thôn mới và các chương trình mục tiêu khác để đẩy nhanh xây dựng cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng. Theo đó, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân từng bước được nâng lên. Bên cạnh những thành tựu như đã nêu ở trên, quản lý NSNN ở huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình còn có những hạn chế, yếu kém như: chưa có giải pháp khắc phục triệt để tình trạng thất thu ngân sách; chưa bao quát hết nguồn thu theo phân cấp trên địa bàn; chi ngân sách còn dàn trải, hiệu quả chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đã đặt ra; tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản lớn, kéo dài nhưng chưa có giải pháp quyết liệt mang tính khả thi để tạo nguồn vốn sớm thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản. Huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình là huyện ven biển, quy mô kinh tế nhỏ, tăng trưởng kinh tế còn thấp so với tiềm năng và lợi thế, thu NSNN không cao nhưng phải đáp ứng nhu cầu chi ngày càng tăng. Thực tế đó cho thấy, cần có những nghiên cứu một cách toàn diện, hệ thống để tìm ra phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý ngân sách nhà nước ở huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện trong thời gian tới. Vì vậy, nghiên cứu vấn đề quản lý ngân sách nhà nước ở huyện Kim Sơn là việc làm rất cần thiết và cấp bách. Trước thực trạng đó, tôi chọn đề tài: “Quản lý ngân sách nhà nước ở huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình” làm đề tài luận văn thạc sĩ, chuyên ngành Quản trị kinh doanh. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu. 2.1. Mục đích nghiên cứu. Trên cơ sở tổng hợp phân tích làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý NSNN cấp huyện, luận văn đánh giá thực trạng đề xuất phương hướng và các giải pháp cơ bản hoàn thiện quản lý NSNN cấp huyện ở huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình trong thời gian tới. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu. - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về quản lý NSNN cấp huyện. - Khảo cứu kinh nghiệm quản lý NSNN cấp huyện ở một số huyện và rút ra bài học cho việc quản lý NSNN cấp huyện ở huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. - Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý thu, chi NSNN cấp huyện ở huyện Kim Sơn, chỉ ra những mặt tích cực, hạn chế và nguyên nhân. - Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý NSNN cấp huyện ở huyện 2
- Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình trong những năm tới. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu. 3.1. Đối tượng nghiên cứu. Luận văn tập trung nghiên cứu về các hoạt động quản lý NSNN cấp huyện ở huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. 3.2. Phạm vi nghiên cứu. Về không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu, khảo sát về các hoạt động quản lý thu, chi NSNN cấp huyện ở huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. Luận văn không nghiên cứu hoạt động quản lý NSNN cấp xã, thị trấn trực thuộc huyện Kim Sơn; không nghiên cứu hoạt động quản lý nguồn vốn đầu tư các dự án do cấp trên cấp trực tiếp trên địa bàn huyện Kim Sơn. Về thời gian: Luận văn nghiên cứu quản lý thu, chi NSNN cấp huyện ở huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình trong khoảng thời gian từ năm 2012 đến năm 2016 và đề xuất giải pháp đến năm 2020. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu. Luận văn sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử kết hợp với phương pháp nghiên cứu chuyên ngành kinh tế như: phương pháp thống kê, so sánh, phân tích - tổng hợp, đánh giá thông qua việc sử dụng các sơ đồ, biểu đồ để minh họa bằng số lượng các kết quả nghiên cứu để hoàn thành những mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu đề ra. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu. 5.1. Ý nghĩa khoa học. Kết quả nghiên cứu đạt được trong luận văn góp phần làm rõ hơn cơ sở lý luận về quản lý NSNN cấp huyện ở Việt Nam trong điều kiện thực hiện đổi mới quản lý NSNN. 5.2. Ý nghĩa thực tiễn. Các giải pháp và kiến nghị của luận văn trực tiếp góp phần hoàn thiện quản lý NSNN huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu luận văn cũng có ý nghĩa tham khảo đối với thực tiễn quản lý NSNN cấp huyện của các địa phương khác ở nước ta có cùng điều kiện tương đồng với huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. 6. Kết cấu của luận văn. Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, biểu đồ và phụ lục, nội dung chính của luận văn được trình bày trong 3 chương, 9 tiết. 3
- Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC CẤP HUYỆN 1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC VÀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC CẤP HUYỆN. 1.1.1. Khái quát về ngân sách nhà nƣớc. 1.1.1.1. Khái niệm ngân sách nhà nước. Trong tiến trình lịch sử, ngân sách nhà nước (NSNN) đã xuất hiện và tồn tại từ lâu. Với tư cách là công cụ tài chính rất quan trọng của Nhà nước, NSNN ra đời, tồn tại và phát triển, trên cơ sở hai tiền đề khách quan là nhà nước và kinh tế hàng hoá - tiền tệ. Bằng quyền lực của mình, Nhà nước tham gia vào quá trình phân phối sản phẩm xã hội. Trong điều kiện kinh tế hàng hoá - tiền tệ, Nhà nước đã sử dụng hình thức tiền tệ trong phân phối như thuế bằng tiền, vay nợ…để tạo lập quỹ tiền tệ riêng có, NSNN phục vụ cho hoạt động của mình hình thành nên bộ phận quan trọng nhất của khu vực tài chính nhà nước. Với sự xuất hiện và phát triển của sản xuất hàng hoá - tiền tệ, như các chủ thể khác, Nhà nước dựa vào sự vận động độc lập của tiền tệ để tạo lập, phân phối, sử dụng quỹ tiền tệ cho các mục đích của Nhà nước. 1.1.1.2. Thu ngân sách nhà nước: Để có kinh phí chi cho mọi hoạt động của mình Nhà nước đã đặt ra các khoản thu (các khoản thuế khóa) do mọi công dân đóng góp để hình thành nên quỹ tiền tệ của mình. Thực chất, thu NSNN là việc Nhà nước dùng quyền lực của mình để tập trung một phần nguồn tài chính quốc gia hình thành quỹ NSNN nhằm thỏa mãn các nhu cầu của Nhà nước. 1.1.1.3. Chi ngân sách nhà nước: bao gồm: - Chi đầu tư phát triển: Nhà nước đầu tư xây dựng những công trình thuộc kết cấu hạ tầng, các ngành kinh tế mũi nhọn, tạo tiền đề thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung, tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng đầu tư các ngành kinh tế khác. - Chi thường xuyên: bao gồm các khoản chi cho quản lý hành chính nhằm đảm bảo chi phí của bộ máy quản lý nhà nước; chi phát triển văn hóa, giáo dục, chi đảm bảo cho an ninh - quốc phòng, chi trợ cấp xã hội. - Chi dự trữ, trả lãi các khoản tiền vay và nợ. - Chi viện trợ của ngân sách Trung ương cho Chính phủ và các tổ chức nước ngoài. - Chi chuyển nguồn ngân sách (NS) từ ngân sách năm trước sang ngân sách năm sau. 4
- 1.1.1.4. Hệ thống ngân sách nhà nước. Hệ thống NSNN là tổng thể ngân sách của các cấp chính quyền từ Trung ương xuống đến cơ sở. Hệ thống ngân sách chịu tác động bởi nhiều yếu tố mà trước hết đó là chế độ xã hội của Nhà nước và phân chia lãnh thổ hành chính. Ở nước ta, hệ thống ngân sách nhà nước được tổ chức theo hai cấp: ngân sách trung ương và ngân sách địa phương trong đó ngân sách địa phương gồm ngân sách cấp tỉnh, ngân sách cấp huyện và ngân sách cấp xã. 1.1.1.5. Cân đối ngân sách nhà nước: Cân đối NSNN về bản chất là cân đối giữa nguồn lực tài chính mà Nhà nước huy động và tập trung được vào quỹ NSNN trong một năm, với nguồn lực được phân phối, sử dụng để thỏa mãn nhu cầu của Nhà nước cũng trong năm đó. Xét trên góc độ tổng thể, cân đối NSNN phản ánh mối tương quan giữa thu và chi NSNN trong một tài khóa. Nó không chỉ bao gồm tương quan chặt chẽ giữa tổng thu và tổng chi mà còn ở sự hài hòa, hợp lý trong cơ cấu giữa các nguồn thu và các khoản chi NSNN, để qua đó thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội ở tầm vĩ mô cũng như trong từng lĩnh vực và địa bàn cụ thể. 1.1.2. Ngân sách nhà nƣớc cấp huyện và vai trò của ngân sách nhà nƣớc cấp huyện. 1.1.2.1. Khái niệm ngân sách nhà nước cấp huyện. Ngân sách nhà nước cấp huyện: Là một cấp ngân sách địa phương bao gồm các hoạt động thu, chi ngân sách gắn với thực hiện chức năng nhiệm vụ của chính quyền huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh. 1.1.2.2. Nội dung thu, chi ngân sách nhà nước cấp huyện * Nguồn thu của ngân sách nhà nước cấp huyện: - Các khoản thu cấp huyện hưởng 100% - Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%): * Chi ngân sách nhà nước cấp huyện: - Chi đầu tư phát triển: - Chi thường xuyên: - Chi bổ sung cho ngân sách cấp xã, thị trấn. - Chi chuyển nguồn từ ngân sách cấp huyện năm trước sang ngân sách cấp huyện năm sau. 1.1.2.3. Vai trò của ngân sách nhà nước cấp huyện. Một là, đảm bảo nguồn lực tài chính cho hoạt động của bộ máy chính quyền cấp huyện. Hai là, góp phần ổn định, thúc đẩy phát triển kinh tế trên địa bàn. 5
- Ba là, góp phần bảo vệ an ninh, trật tự trên địa bàn. Bốn là, góp phần khắc phục khiếm khuyết thị trường, đảm bảo công bằng xã hội, gìn giữ môi trường. 1.1.3. Quản lý ngân sách nhà nƣớc cấp huyện. 1.1.3.1. Khái niệm quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện. Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm hướng hành vi của đối tượng để đạt mục tiêu đã định. Quản lý NSNN là bộ phận cơ bản quan trọng nhất hợp thành tài chính nhà nước, do đó nó cũng chịu sự tác động và điều chỉnh của hệ thống các cơ quan nhà nước. Quản lý NSNN cấp huyện là quá trình chính quyền cấp huyện sử dụng các phương pháp tổ chức, hành chính, kinh tế, hệ thống các công cụ chính sách, pháp luật của Nhà nước để tác động, điều chỉnh các hoạt động thu, chi NSNN cấp huyện nhằm bảo đảm duy trì hoạt động của bộ máy chính quyền cấp huyện, đảm bảo trật tự, an toàn xã hội, phát triển kinh tế - xã hội thực hiện các chính sách an sinh xã hội trên địa bàn. 1.1.3.2. Những đặc trưng cơ bản của quản lý NSNN cấp huyện. Một là, chủ thể quản lý NSNN cấp huyện là chính quyền địa phương ở huyện (Chính quyền địa phương ở huyện là cấp chính quyền địa phương gồm có HĐND huyện và UBND huyện) và các cơ quan tham mưu trực tiếp thực hiện nhiệm vụ quản lý NSNN như Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện, Chi cục thuế huyện, Kho bạc nhà nước. Cụ thể: Hai là, đối tượng quản lý NSNN huyện là các doanh nghiệp, cá nhân, các tổ chức kinh tế, các đơn vị sử dụng NSNN cấp huyện theo thẩm quyền phân cấp quản lý. Ba là, mục tiêu quản lý NSNN cấp huyện là bảo đảm việc hoạt động, phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ tập trung của nhà nước theo đúng dự toán đã được thẩm định, phê duyệt, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Bốn là, quản lý NSNN cấp huyện theo phân cấp quản lý không bao gồm quản lý các hoạt động ngân sách ở các xã, thị trấn trực thuộc huyện, các hoạt động quản lý NSNN thuộc các cơ quan, đơn vị trực thuộc cấp huyện như các phòng, ban, đơn vị sự nghiệp. 1.1.3.3. Mục tiêu quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện. Một là, quản lý thống nhất nguồn NSNN thuộc trách nhiệm quản lý của huyện Hai là, nâng cao tính chủ động, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức và cá nhân sử dụng NSNN. 1.1.3.4. Yêu cầu đối với quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện. 6
- Một là, huy động các nguồn lực vào NSNN một cách bền vững. Hai là, nâng cao hiệu quả quản lý các nguồn thu và các khoản chi NSNN. Ba là, đảm bảo cân đối thu, chi NSNN trong từng giai đoạn cụ thể. 1.1.3.5. Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước. * Sự cần thiết phân cấp ngân sách nhà nước. Phân cấp quản lý NSNN là việc giải quyết mối quan hệ giữa các cấp chính quyền Nhà nước về vấn đề liên quan đến quản lý và điều hành NSNN. Ngân sách nhà nước được phân cấp quản lý giữa Chính phủ và các cấp chính quyền là tất yếu khách quan khi tổ chức hệ thống NSNN gồm nhiều cấp. * Nội dung phân cấp quản lý ngân sách nhà nước Một là, quy định chi tiết thẩm quyền ban hành các nguồn thu, các khoản chi của NSNN trên cơ sở Luật NSNN đã quy định. Hai là, quy định chi tiết quản lý các nguồn thu, các khoản chi cho từng cấp ngân sách. Quy định nội dung từng khoản chi, phạm vi chỉ tiêu ngân sách của từng cấp ngân sách. Ba là, quy định quyền hạn và trách nhiệm của từng cấp chính quyền đối với quá trình quản lý NSNN (từ khâu lập, chấp hành và quyết toán NSNN); * Nguyên tắc quản lý ngân sách nhà nước: - Nguyên tắc đầy đủ, trọn vẹn: - Nguyên tắc thống nhất: - Nguyên tác cân đối ngân sách: - Nguyên tắc công khai hóa: - Nguyên tắc rõ ràng, trung thực, chính xác: 1.2. NỘI DUNG VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC CẤP HUYỆN. 1.2.1. Lập dự toán ngân sách nhà nước. * Yêu cầu của việc lập dự toán. Dự toán NSNN hàng năm được lập căn cứ vào nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng an ninh. Việc lập dự toán ngân sách cấp huyện cũng không nằm ngoài những yêu cầu trên. * Căn cứ lập dự toán ngân sách nhà nước cấp huyện Dự toán ngân sách nhằm thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng - an ninh; nhiệm vụ chi của năm kế hoạch và những chỉ tiêu phản ánh quy mô, nhiệm vụ, đặc điểm hoạt động, điều kiện kinh tế - xã hội và tự nhiên. Để đảm bảo cho việc quản lý NSNN có hiệu quả thì công tác lập dự toán NSNN cấp huyện cần chú ý các điểm sau: 7
- * Quy trình lập dự toán NSNN cấp huyện.. - Hàng năm, Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện cùng các cơ quan, đơn vị thụ hưởng ngân sách nhà nước trên địa bàn, UBND các xã, thị trấn thảo luận dự toán ngân sách; yêu cầu đối với các đơn vị thụ hưởng ngân sách lập lại dự toán về các khoản thu chưa đúng với khả năng và tình hình thực tế của đơn vị cấp dưới cũng như chưa đúng quy định hiện hành của nhà nước. - Phân bổ, giao dự toán ngân sách nhà nước cấp huyện: - Điều chỉnh dự toán NSNN: 1.2.2. Chấp hành ngân sách nhà nước Sau khi được UBND huyện tiến hành ra quyết định giao dự toán ngân sách cho các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc. Phòng Tài chính - Kế hoạch căn cứ vào quyết định của UBND huyện thông báo phân bổ dự toán ngân sách nhà nước gửi các đơn vị trực thuộc; đồng thời gửi Chi cục thuế, KBNN huyện để phối hợp thực hiện * Về thực hiện thu ngân sách Chỉ có cơ quan tài chính, cơ quan thuế và các cơ quan được giao nhiệm vụ thu ngân sách (gọi chung là cơ quan thu) được tổ chức thu NSNN. Cơ quan thu có nhiệm vụ quyền hạn sau đây: * Về thực hiện chi ngân sách. Căn cứ vào dự toán ngân sách được giao và yêu cầu thực hiện nhiệm vụ, thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách thực hiện chi tiêu cho hoạt động của đơn vị mình và phải chịu trách nhiệm về việc quản lý, sử dụng tài sản và NSNN theo đúng chính sách chế độ, tiêu chuẩn, định mức dự toán được giao. * Thanh toán, chi trả theo dự toán từ KBNN huyện. Đối tượng chi trả, thanh toán theo dự toán từ KBNN huyện gồm các khoản chi thường xuyên trong dự toán ngân sách được giao của các cư quan, đơn vị sau: các cơ quan hành chính nhà nước; các đơn vị sự nghiệp, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội, xã hội nghề nghiệp thường xuyên được NSNN hỗ trợ kinh phí. 1.2.3. Quyết toán ngân sách nhà nước. Quyết toán ngân sách nhà nước là khâu cuối cùng trong một chu trình ngân sách, giúp cho các cơ quan chính quyền cấp huyện tổng kết, đánh giá việc thực hiện ngân sách cũng như các chính sách của năm ngân sách đã qua, giải quyết các vấn đề về số liệu ngân sách, việc tuân thủ các quy định trong việc thu, chi ngân sách nhà nước cấp huyện thuộc tỉnh. 1.2.4. Kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, khen thưởng và xử lý vi phạm pháp luật về ngân sách nhà nước. 8
- 1.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến quản lý NSNN cấp huyện. 1.3.1. Chính sách, pháp luật của nhà nước và quy định của tỉnh liên quan đến quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện. 1.3.2. Các điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương. 1.3.3. Tổ chức bộ máy, năng lực và đạo đức của đội ngũ cán bộ quản lý ngân sách nhà nước. 1.3.4. Khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý ngân sách nhà nước. 1.4. KINH NGHIỆM QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC CỦA MỘT SỐ ĐỊA PHƢƠNG VÀ BÀI HỌC RÚT RA CHO HUYỆN KIM SƠN, TỈNH NINH BÌNH. 1.4.1. Kinh nghiệm quản lý NSNN tại một số địa phƣơng. 1.4.1.1. Kinh nghiệm của huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định. 1.4.1.2. Kinh nghiệm của Thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình. 1.4.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình trong quản lý ngân sách. 1.4.2.1. Bài học về công tác xây dựng dự toán: 1.4.2.2. Bài học về khai thác và nuôi dưỡng nguồn thu: 1.4.2.3. Bài học về huy động nguồn vốn cho đầu tư và quản lý chi đầu tư: 1.4.2.4. Bài học về giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm và chấp hành dự toán ngân sách: 1.4.2.5. Bài học về thực hiện công khai, minh bạch trong quản lý NSNN. Chƣơng 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC Ở HUYỆN KIM SƠN, TỈNH NINH BÌNH 2.1. KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN KIM SƠN, TỈNH NINH BÌNH 2.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế - xã hội có ảnh hƣởng đến quản lý ngân sách nhà nƣớc ở huyện Kim Sơn. 2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên. - Vị trí địa lý: Huyện Kim Sơn là đơn vị hành chính cấp huyện thuộc tỉnh Ninh Bình; huyện Kim Sơn nằm ở phía đông nam tỉnh Ninh Bình, có diện tích tự nhiên là 213,3 km 2. Phía bắc giáp huyện Yên Khánh, Yên Mô (tỉnh Ninh Bình); phía đông nam giáp huyện Nghĩa Hưng (tỉnh Nam Định); phía nam giáp biển Đông; phía tây nam giáp huyện Nga Sơn (tỉnh Thanh Hóa). Huyện Kim Sơn có 27 đơn vị hành chính gồm 25 xã và 02 thị trấn (thị trấn Phát Diệm và thị trấn Bình Minh); trong đó có 6 xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển (xã Kim Hải, Kim Trung; Kim Đông; Kim Tân; Cồn Thoi và Kim Mỹ). 9
- - Địa hình: Kim Sơn là vùng đồng bằng ven biển duy nhất của tỉnh Ninh Bình. Tháng 2 năm Kỷ Sửu (1829), năm Minh Mạng thứ 10, nhà Doanh điền sứ Nguyễn Công Trứ đã lãnh đạo nhân dân khẩn hoang, tạo thành vùng đất này. Sau 7 lần quai đê, lấn biển, đến năm 2015, tổng diện tích tự nhiên của huyện là 213,3 km2, gấp bốn lần diện tích khi mới thành lập. Bờ biển Kim Sơn dài 20,5 km tính từ cửa sông Đáy ở phía đông nam của huyện đến cửa sông Càn ở phía tây nam. Hiện nay, trung bình hàng năm trong quá trình bồi tụ vùng bãi bồi Kim Sơn lấn ra biển từ 80m - 100m. 2.1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội. Kinh tế tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 12,7%, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, đời sống nhân dân ổn định và được cải thiện về nhiều mặt, nhân dân lương - giáo đoàn kết, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của chính quyền các cấp. An ninh - chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, công tác quốc phòng, an ninh địa phương được tăng cường, hệ thống chính trị được củng cố ngày càng vững mạnh. * Về kinh tế: Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2010 - 2015 là 12,7%. Trong đó, nông nghiệp tăng trung bình là 4,1%, công nghiệp - xây dựng tăng 21,3% và dịch vụ tăng 14,9%. Quy mô nền kinh tế tăng mạnh, nếu năm 2005 giá trị sản xuất trên địa bàn (theo giá cố định năm 1994) mới đạt 814,2 tỷ đồng thì đến năm 2015 đã đạt 2.281 tỷ đồng (tăng 2,8 lần). Tổng thu ngân sách năm 2011 mới đạt 454,04 tỷ đồng thì đến năm 2015 tổng thu ngân sách đạt 762,16 tỷ đồng (gấp 1,67 lần). Biểu đồ 2.1: Cơ cấu kinh tế của huyện Kim Sơn. Cơ cấu kinh tế của huyện Kim Sơn 25,2% 37,9% Nông nghiệp, thủy sản Công nghiệp, xây dựng Thương mại, dịch vụ 36,9% Nguồn Ủy ban nhân dân huyện Kim Sơn, năm 2017 * Về xã hội Dân số hiện nay của huyện Kim Sơn là 175.462 người, bằng 19,5% dân số tỉnh Ninh Bình. Mật độ dân số là 822,6 người/km2, trong đó dân số nông thôn 169.145 người, chiếm 96,3%, dân số ở thị trấn chiếm 3,7%. Toàn huyện có 112.295 người 10
- trong độ tuổi lao động, chiếm 64% dân số, trong đó có 92 % lao động trong độ tuổi có việc làm ổn định, cơ cấu lao động nông nghiệp chiếm 72,3%. 2.1.2. Khái quát hệ thống tổ chức quản lý ngân sách nhà nƣớc Hệ thống tổ chức quản lý NSNN trên địa bàn huyện Kim Sơn gồm có các đơn vị: 2.1.2.1. Hội đồng nhân dân huyện Kim Sơn. Căn cứ vào số dự toán được UBND tỉnh Ninh Bình giao, HĐND huyện Quyết định phê chuẩn dự toán và phương án phân bổ dự toán ngân sách huyện; phê chuẩn quyết toán ngân sách huyện; quyết định các chủ trương, biện pháp để triển khai thực hiện ngân sách huyện; giám sát việc thực hiện ngân sách đã được HĐND quyết định. 2.1.2.2. Uỷ ban nhân dân huyện Kim Sơn. Lập dự toán và phương án phân bổ ngân sách huyện, dự toán điều chỉnh ngân sách huyện trong trường hợp cần thiết trình HĐND huyện quyết định và báo cáo cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan tài chính cấp trên trực tiếp; lập quyết toán ngân sách huyện trình HĐND huyện phê chuẩn và báo cáo cơ quan hành chính nhà nước, Sở Tài chính; kiểm tra Nghị quyết HĐND cấp dưới về dự toán ngân sách và quyết toán ngân sách; căn cứ vào Nghị quyết của HĐND cùng cấp, quyết định giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách cho từng cơ quan, đơn vị trực thuộc; nhiệm vụ thu, chi và mức bổ sung cho ngân sách cấp dưới; tổ chức thực hiện ngân sách huyện; phối hợp với các cơ quan nhà nước cấp trên trong việc quản lý NSNN theo lĩnh vực trên địa bàn; báo cáo về NSNN theo quy định của pháp luật. 2.1.2.3. Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Kim Sơn. Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện là cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND huyện có chức năng tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực tài chính, tài sản theo quy định của pháp luật. Phòng Tài chính - Kế hoạch chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức biên chế và công tác của UBND huyện, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ thuộc lĩnh vực tài chính của Sở Tài chính. 2.1.2.4. Kho bạc nhà nước huyện Kim Sơn Kho bạc nhà nước là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính thực hiện quản lý nhà nước về quỹ NSNN và các quỹ khác của Nhà nước được giao quản lý trên địa bàn huyện; tập trung các khoản thu NSNN trên địa bàn, hạch toán các khoản thu cho các cấp ngân sách; tổ chức thực hiện kiểm soát thanh toán, chi trả các khoản chi NSNN trên địa bàn theo quy định của pháp luật; có quyền từ chối thanh toán, chi trả các khoản chi không đúng, không đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm về quyết định của mình; thực hiện một số dịch vụ tín dụng nhà 11
- nước theo hướng dẫn của cấp có thẩm quyền; quản lý quỹ ngân sách huyện và các quỹ tài chính khác được giao ; quản lý các khoản tạm thu, tạm giữ, tịch thu, ký cược, ký quỹ, thế chấp theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; 2.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC Ở HUYỆN KIM SƠN, TỈNH NINH BÌNH GIAI ĐOẠN 2012-2016. 2.2.1. Thực trạng lập dự toán ngân sách nhà nƣớc. Chu trình NSNN bao gồm 3 bộ phận là lập, chấp hành và kế toán quyết toán. Trong đó, công tác lập dự toán được xác định là khâu hết sức quan trọng, bởi nó quyết định chất lượng phân bổ về sử dụng nguồn lực tài chính, nó cũng là căn cứ quan trọng cho việc kiểm soát chi phí hàng năm của NSNN. Hàng năm, căn cứ Quyết định giao dự toán của UBND tỉnh, đồng thời dựa trên nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm an ninh quốc phòng ở huyện, Phòng Tài chính - Kế hoạch có nhiệm vụ tham mưu UBND huyện trình HĐND huyện phương án phân bổ dự toán ngân sách huyện. Nhìn chung, công tác lập dự toán trên địa bàn huyện Kim Sơn đảm bảo thủ tục và thời gian theo quy định: 2.2.1.1. Thực trạng lập dự toán thu ngân sách nhà nước Căn cứ Nghị quyết HĐND huyện giao, Chi cục thuế, Phòng Tài chính - Kế hoạch, các cơ quan liên quan tổ chức lập dự toán thu ngân sách hàng năm; xây dựng dự toán đảm bảo tính tích cực, vững chắc có tính khả thi cao, trên cơ sở tính đúng, tính đủ các chính sách chế độ hiện hành, những chính sách, chế độ mới sẽ có hiệu lực thi hành trong năm và dự báo sát thực tình hình đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh, sự tăng trưởng kinh tế. - Dự toán thu NSNN huyện Kim Sơn giai đoạn 2012 - 2016. 12
- Bảng 2.1: Dự toán thu NSNN huyện Kim Sơn giai đoạn 2012 - 2016 Đơn vị tính: Triệu đồng So sánh ST Năm Năm Năm Năm Năm 2013/2012 2014/2013 2015/2014 2016/2015 2017/2016 Chỉ tiêu T 2012 2013 2014 2015 2016 Tỉ lệ Tỉ lệ Tỉ lệ Giá Tỉ lệ Tỉ lệ Giá trị Giá trị Giá trị Giá trị % % % trị % % Tổng thu 11,1 NSNN trên 94.170 70.797 80.150 79.577 88.476 (23.373) -24,82 9.353 13,21 (573) -0,71 8.899 (5.694) -6,05 8 địa bàn (I+II) Thu cân đối 11,4 I NSNN trên 93.490 69.847 79.150 71.500 79.700 (23.643) -25,29 9.303 13,32 (7.650) -9,67 8.200 (13.790) -14,75 7 địa bàn 11,4 1 Thu nội địa 93.490 67.9s20 79,.150 71.500 79.700 (25.570) 11.230 16,53 (7.650) -9,67 8.200 (13.790) -14,75 7 Thu kết dư 2 ngân sách hôm - - - - - trước Thu chuyển 3 1.927 1.927 (1.927) - - - nguồn Các khoản thu để lại đơn 707,7 1190,5 II 680 950 1.000 8.077 8.776 270 39,71 50 5,26 7.077 699 8,65 8.096 vị chi quản lý 0 9 qua NSNN Thu bổ sung III từ ngân sách 208.249 274.037 381.576 448.197 467.967 65.788 31,59 107.539 39,24 66.621 17,46 19.770 4,41 259.718 124,72 cấp trên Bổ sung cân 1 184.221 187.195 187.195 187.195 187.195 2.974 1,61 - 0,00 - 0,00 - 0,00 2.974 1,61 đối Bổ sung có 261,4 2 24.028 86.842 194.381 261.002 280.772 62.814 107.539 123,83 66.621 34,27 19.770 7,57 256.744 1068,52 mục tiêu 2 Tổng 302.419 344,834 461,726 527.774 556.443 42.415 14,03 116,892 33,90 66.048 14,30 28.669 5,43 254,024 84,00 (I+II+III) (Nguồn: Ủy ban nhân dân huyện Kim Sơn, năm 2017) 13
- 2.2.1.2. Thực trạng lập dự toán chi ngân sách nhà nước. Căn cứ số kiểm tra, số chi các năm, nhiệm vụ cụ thể của năm kế hoạch và chỉ tiêu dân số, vùng, lãnh thổ, biên chế ... do cơ quan có thẩm quyền thông báo và hướng dẫn của cấp trên, làm cơ sở lập dự toán chi ngân sách. Tổ chức đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách năm với yêu cầu khách quan, trung thực. Xác định mục tiêu và nhiệm vụ kế hoạch năm kế hoạch căn cứ vào tình hình kinh tế trong nước, tình hình thực tiễn tại địa phương, các mục tiêu chủ yếu của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ngắn hạn và dài hạn, đảm bảo tính khả thi và khả năng thực hiện của huyện và các ngành, các xã thị trấn, luôn thể hiện quan điểm đẩy mạnh phát triển sản xuất, ổn định tăng trưởng kinh tế. UBND huyện trình HĐND huyện quyết định dự toán thu chi ngân sách huyện và phương án phân bổ dự toán ngân sách cấp huyện trong tháng 12, đồng thời căn cứ Nghị quyết của HĐND giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách cho từng cơ quan, đơn vị trực thuộc, mức bổ sung từ ngân sách cấp huyện cho ngân sách các xã thị trấn. Thông thường, HĐND huyện Kim Sơn quyết định dự toán thu ngân sách huyện cao hơn số thu UBND tỉnh giao, số chi ngân sách tăng tương ứng tạo động lực phấn đấu cho năm kế hoạch. - Dự toán chi NSNN huyện Kim Sơn giai đoạn 2012 - 2016 14
- Bảng 2.2: Dự toán chi NSNN huyện Kim Sơn giai đoạn 2012 - 2016 Đơn vị tính: Triệu đồng So sánh S Năm Năm Năm Năm Năm 2013/2012 2014/2013 2015/2014 2016/2015 2017/2016 Chỉ tiêu TT 2012 2013 2014 2015 2016 Tỉ lệ Tỉ lệ Tỉ lệ Tỉ lệ Tỉ lệ Giá trị Giá trị Giá trị Giá trị Giá trị % % % % % Chi cân đối I 199.298 235.117 308.634 321.031 335.452 35.819 18,0 73.517 31,3 12.397 4,0 14.421 4,5 136.154 246,4 ngân sách Chi đầu tư phát 1 42.820 18.4123 23.980 25.082 33.396 (24.408) (57,0) 5.568 30,2 1.102 4,6 8.314 33,1 (9.424) -354,4 triển Chi thường 2 146.791 198.725 263.358 289.926 295.943 51.934 35,4 64,633 32,5 26.568 10,1 6.017 2,1 149.152 198,4 xuyên Chi chương trình 3 6.028 12.977 16.293 2.023 2.113 6.949 115,3 3.316 25,6 (14.270) (87,6) 90 4,4 (3.915) -54,0 mục tiêu 4 Chi dự phòng 3.659 5.003 5.003 4.000 4.000 1.344 36,7 - 0,0 (1.003) (20,0) - - 341 1173,0 Chi từ nguồn thu để lại đơn vị II 680 950 1.000 7.181 7.880 270 39,7 50 5,3 6.181 699 9,7 7.200 109,4 chi quản lý qua NSNN Chi đầu tư 1 680 950 1.000 1.000 1.000 270 39,7 50 5,3 6.181 618,1 699 9,7 7.200 109,4 XDCB Chi thường 2 6.181 6.880 - - 6.181 699 11,3 6.880 100,0 xuyên Chi bổ sung cho III ngân sách cấp 35.538 44.811 66.469 88.463 93.055 9.273 26,1 21.658 48,3 21.994 33,1 4.592 5,2 57.517 161,8 dƣới 1 Bổ sung cân đối 35.538 35.538 35.538 35.538 35.538 - - - 0,0 - - - - - Bổ sung có mục 2 9.273 30,931 52.925 57.517 9.273 21.658 233,6 21.994 71,1 4.592 8,7 57.517 100,0 tiêu Tổng dự toán 235.516 280.878 376.103 416.675 436.387 45.362 83,8 95.225 85 40.572 655 19.712 19 200.871 217,2 (Nguồn: Ủy ban nhân dân huyện Kim Sơn, năm 2017) 15
- 2.2.2. Thực trạng chấp hành dự toán ngân sách nhà nƣớc. Căn cứ quyết định giao dự toán của UBND huyện Kim Sơn, các đơn vị trực thuộc được giao dự toán thực hiện theo đúng quy định. Nhìn chung, huyện Kim Sơn đã tổ chức chấp hành dự toán NSNN theo đúng quy định của Luật NSNN năm 2002 và các Thông tư hướng dẫn của Bộ tài chính, các văn bản cụ thể hóa của tỉnh Ninh Bình. Công tác quản lý, điều hành ngân sách đã bám sát theo dự toán của HĐND đã phê duyệt. 2.2.2.1. Thực trạng chấp hành dự toán thu ngân sách nhà nước. Căn cứ Nghị quyết HĐND huyện giao, Chi cục thuế, Phòng Tài chính - Kế hoạch, các cơ quan liên quan, UBND các xã thị trấn tổ chức thu, nộp ngân sách hàng năm. Cùng với tiến độ phát triển kinh tế, quá trình cải cách thuế có nhiều đổi mới quan trọng theo hướng từng bước hình thành hệ thống thuế công bằng, thống nhất, giảm dần sự phân biệt giữa các thành phần kinh tế, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi để phát triển sản xuất kinh doanh; thủ tục hành chính trong thu nộp thuế được đơn giản hóa, công tác quản lý thuế được đổi mới và dần được hiện đại hóa. Công tác tự khai tự nộp dần đi vào nề nếp và từng bước đạt hiệu quả. Công tác thanh tra, kiểm tra thuế được tăng cường và từ đó công tác chống thất thu về thuế mang lại hiệu quả thiết thực. - Chấp hành dự toán thu NSNN huyện Kim Sơn giai đoạn 2012 - 2016. Biểu đồ 2.2: Kết quả thực hiện dự toán thu NSNN huyện Kim Sơn 800,0 762,2 700,0 667,1 653,4 618,8 600,0 527,8 556,4 500,0 454,0 416,7 400,0 302,4 344,8 Dự toán 300,0 Thực hiện 200,0 100,0 - Năm Năm Năm Năm Năm 2012 2011 2012 2013 2013 2014 2014 2015 2015 2016 Nguồn: Uỷ ban nhân dân huyện Kim Sơn, năm 2017 16
- - Cơ cấu nguồn thu NSNN huyện Kim Sơn, giai đoạn 2012-2016: Biểu đồ 2.3: Cơ cấu nguồn thu NSNN huyện Kim Sơn 22,9% 1,2% Thu cân đối ngân sách nhà nước 75,9% Các khoản thu để lại Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên Nguồn: Uỷ ban nhân dân huyện Kim Sơn, năm 2017. 2.2.2.2. Thực trạng chấp hành dự toán chi ngân sách nhà nước. Sau khi HĐND huyện thông qua dự toán Ngân sách, UBND huyện giao dự toán và phân bổ ngân sách cho các cơ quan, đơn vị, UBND các xã thị trấn. Chi ngân sách huyện Kim Sơn gồm chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển. Trên cơ sở nguồn thu cân đối ngân sách huyện và nguồn bổ sung từ ngân sách cấp trên, dự toán chi ngân sách huyện đã được phân bổ đáp ứng yêu cầu chi thường xuyên đối với đơn vị được giao quyền tự chủ kinh phí bằng hình thức thông báo số dự toán. - Kết quả thực hiện dự toán chi NSNN huyện Kim Sơn. Biểu đồ 2.4: Kết quả thực hiện dự toán chi NSNN huyện Kim Sơn 600,0 565,7 496,2 478,9 500,0 466,9 416,7 436,4 400,0 376,1 327,2 300,0 280,9 235,5 Dự toán 200,0 Thực hiện 100,0 - Năm Năm Năm Năm Năm 2011 2012 2013 2012 2013 2014 2014 2015 2016 2015 Nguồn: Uỷ ban nhân dân huyện Kim Sơn, năm 2017 17
- Bảng 2.3: Cơ cấu chi NSNN huyện Kim Sơn giai đoạn 2012 - 2016 Đơn vị tính: Triệu đồng Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Tỷ Tỷ Tỷ Tỷ Tỷ STT Nội dung Giá trị trọng Giá trị trọng Giá trị trọng Giá trị trọng Giá trị trọng % % % % % Tổng chi NSĐP (I+II) 252.656 77,2 356,400 76,3 364.509 73,5 367.623 76,8 425.077 75,1 I Chi cân đối ngân sách 247.683 75,7 352.910 75,6 360.894 72,7 357.778 74,7 416.312 73,6 1 Chi đầu tư phát triển 22.636 6,9 30.658 6,6 44.311 8,9 23.967 5,0 41.500 7,3 2 Chi thường xuyên 179.268 54,8 278.941 59,7 294.746 59,4 306.001 63,9 350.535 62,0 3 Chi chương trình mục tiêu 4 Chi dự phòng 5 Chi chuyển nguồn 47.779 14,0 43.311 9,3 21.837 4,4 27.810 5,8 24.277 4,3 Chi từ nguồn thu để lại đơn vị chi quản lý qua II 4.973 1,5 34.490 0,7 3.615 0,7 9.845 2,1 8.765 1,5 NSNN 1 Chi đầu tư XDCB 832 0,3 2 Chi thường xuyên 4.141 2.566 0,5 2.587 0,5 8.827 1,8 7.946 1,4 3 Chi bổ sung có mục tiêu cho NS cấp dưới 911 1.000 0,2 1.000 0,2 800 0,1 4 Chi chuyển nguồn 13 28 0,0 18 0,0 19 0,0 III Chi bổ sung cho ngân sách cấp dƣới 74.506 22,8 110.452 23,7 131.733 26,5 111.306 23,2 140.618 24,9 1 Bổ sung cân đối 35.538 10,9 35.538 7,6 35.538 7,2 35.538 7,4 35.538 6,3 2 Bổ sung có mục tiêu 38.968 11,9 74.914 16,0 96.195 19,4 75.768 15,8 105.080 18,6 Tổng số (I+II+III) 327.162 100 466.852 100 496.242 100 478.929 100 565.695 100 (Nguồn: Ủy ban nhân dân huyện Kim Sơn, năm 2017) 18
- 2.2.3. Thực trạng quyết toán ngân sách nhà nƣớc. Kế toán ngân sách là công cụ rất quan trọng đối với công tác quản lý ngân sách. Hàng năm căn cứ vào thông tư hướng dẫn việc khóa sổ và lập quyết toán năm của Bộ Tài chính và các văn bản chỉ đạo hướng dẫn của Sở Tài chính tỉnh, Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Kim Sơn hướng dẫn việc lập quyết toán cho các phòng, ban, cơ quan huyện, UBND các xã, thị trấn; hướng dẫn cụ thể các yêu cầu mới bổ sung thêm để quyết toán. Từ đó đảm bảo thích ứng với đặc điểm kinh tế, tài chính của năm quyết toán: thanh toán cuối năm, đối chiếu số liệu và điều chỉnh số liệu trước khi lên báo cáo quyết toán chính thức, giải quyết kinh phí thừa, biểu mẫu lập quyết toán và thời gian lập quyết toán từ cơ sở đến các cơ quan chủ quản và cơ quan tài chính các cấp thực hiện nghiêm túc, đạt yêu cầu. 2.2.4. Thực trạng kiểm tra, thanh tra, khen thƣởng, xử lý vi phạm pháp luật về ngân sách nhà nƣớc. 2.2.4.1. Thực trạng về kiểm tra ngân sách nhà nước. 2.2.4.2. Thực trạng về thanh tra ngân sách. 2.2.4.3. Thực trạng về khen thưởng và xử lý vi phạm pháp luật về quản lý ngân sách nhà nước. 2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC Ở HUYỆN KIM SƠN, TỈNH NINH BÌNH. 2.3.1. Những kết quả đạt đƣợc trong quản lý NSNN ở huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình . 2.3.1.1. Các cơ quan chức năng của huyện đã thực hiện đầy đủ các quy định của quy trình, nguyên tắc quản lý ngân sách đối với cấp huyện. 2.3.1.2. Về công tác quản lý thu ngân sách nhà nước của huyện. 2.3.1.3. Về quản lý chi ngân sách Nhà nước của huyện. 2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong quản lý NSNN ở huyện Kim Sơn. 2.3.2.1. Những mặt hạn chế trong quản lý NSNN ở huyện Kim Sơn . 2.3.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế trong quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện ở huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. - Nguyên nhân khách quan: - Nguyên nhân chủ quan: 19
- Chƣơng 3 PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC Ở HUYỆN KIM SƠN, TỈNH NINH BÌNH 3.1. PHƢƠNG HƢỚNG HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC Ở HUYỆN KIM SƠN, TỈNH NINH BÌNH. 3.1.1. Dự báo bối cảnh mới có ảnh hƣởng đến quản lý ngân sách nhà nƣớc huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình trong những năm tới. 3.1.1.1. Dự báo tình hình phát triển kinh tế - xã hội của huyện Kim Sơn. 3.1.1.2. Nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của huyện Kim Sơn. 3.1.2. Phƣơng hƣớng chủ yếu hoàn thiện quản lý ngân sách nhà nƣớc huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình đến năm 2020. Ngân sách Nhà nước huyện Kim Sơn có vai trò quan trong việc định hướng, hỗ trợ, ổn định kinh tế - xã hội theo hướng tăng trưởng nhanh và bền vững đi đôi với công bằng và tiến bộ xã hội. Do đó, quản lý NSNN huyện Kim Sơn phải thực hiện có hiệu quả chức năng huy động và phân phối các nguồn lực sản xuất trên địa bàn huyện Kim Sơn, để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, thực hiện chính sách xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng. Quản lý NSNN huyện Kim Sơn phải đóng vai trò trọng yếu, để điều chỉnh việc huy động nguồn lực, duy trì và mở rộng hoạt động NSNN trong từng giai đoạn phát triển kinh tế, định hướng ổn định và theo đuổi mục tiêu phát triển kinh tế của huyện Kim Sơn. Để đảm đương được nhiệm vụ quan trọng đó, quản lý NSNN huyện Kim Sơn phải từng bước hoàn thiện theo hướng kết hợp chặt chẽ giữa mục tiêu quản lý NSNN huyện Kim Sơn với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với điều kiện của huyện Kim Sơn. Cụ thể: 3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC HUYỆN KIM SƠN, TỈNH NINH BÌNH. 3.2.1. Tăng cƣờng công khai hóa, minh bạch hóa ngân sách nhà nƣớc. 3.2.2. Nâng cao chất lƣợng lập dự toán ngân sách nhà nƣớc 3.2.3. Đổi mới công tác quản lý thu, chi ngân sách. 3.2.3.1. Đổi mới công tác quản lý thu ngân sách: 3.2.3.2. Đổi mới công tác quản lý chi ngân sách: 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 788 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Hoạch định chiến lược kinh doanh dịch vụ khách sạn tại công ty cổ phần du lịch - dịch vụ Hội An
26 p | 422 | 83
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản tại Công ty TNHH Thẩm định giá và Dịch vụ tài chính Đà Nẵng
26 p | 504 | 76
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 544 | 61
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 344 | 55
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 527 | 47
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Cải cách thủ tục hành chính ở ủy ban nhân dân xã, thị trấn tại huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
26 p | 342 | 41
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Dầu khí Toàn Cầu
26 p | 307 | 39
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng chương trình tích hợp xử lý chữ viết tắt, gõ tắt
26 p | 331 | 35
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 350 | 27
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 287 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 247 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra ở Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang
26 p | 228 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Lý thuyết độ đo và ứng dụng trong toán sơ cấp
21 p | 220 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 264 | 7
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Các cấu trúc đại số của tập thô và ngữ nghĩa của tập mờ trong lý thuyết tập thô
26 p | 233 | 3
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Kiểm tra thuế của Cục thuế tỉnh Điện Biên đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản
9 p | 16 | 3
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu tính chất hấp phụ một số hợp chất hữu cơ trên vật liệu MCM-41
13 p | 201 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn