intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - chi nhánh Quảng Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

11
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn "Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - chi nhánh Quảng Nam" được hoàn thành với mục tiêu nhằm phân tích thực trạng kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp, đề tài sẽ đề xuất một số khuyến nghị nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - chi nhánh Quảng Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - chi nhánh Quảng Nam

  1. ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ PHẠM THỊ HUYỀN TRANG KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM -CHI NHÁNH QUẢNG NAM TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Mã số : 834 02 01 Đà Nẵng – Năm 2021
  2. Công trình được hoàn thành tại TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN HÒA NHÂN Phản biện 1: TS Nguyễn Ngọc Anh Phản biện 2: PGS.TS Nguyễn Thị Minh Huệ Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Tài chính ngân hàng họp tại Đại Học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 20 tháng 03 năm 2021. Có thể tìm hiểu Luận văn tại: - Trung tâm Thông tin-Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Kinh Tế, Đại học Đà Nẵng
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Khi nói đến hoạt động của ngân hàng thì một trong những hoạt động chính mà người ta sẽ nghĩ ngay đến là cho vay. Kết quả của hoạt động này sẽ có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự tồn tại của ngân hàng nói riêng và hệ thống ngân hàng của một quốc gia nói chung. Ngoài ra, nó còn ảnh hưởng và phản ánh được tình hình hoạt động kinh doanh của các ngành nghề khác, sự phát triển của nền kinh tế xã hội thông qua nhu cầu về hàng hóa dịch vụ và nhu cầu về vốn của doanh nghiệp đi vay. Ngân hàng cũng phải gánh chịu những rủi ro không chỉ bởi nguyên nhân chủ quan của mình, mà còn phải gánh chịu những rủi ro khách quan gây ra. Chính vì vậy đòi hỏi ngân hàng phải quan tâm và hiểu rõ rủi ro tín dụng. Việc đánh giá đúng thực trạng rủi ro tín dụng để tìm ra các giải pháp nhằm kiểm soát rủi ro là một yêu cầu cấp thiết, đảm bảo an toàn và hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nằm trên tuyến Quốc lộ 1A, ngay trung tâm thành phố Tam Kỳ, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Quảng Nam có địa thế thuận lợi, giáp với các cụm, khu công nghiệp trọng điểm quốc gia như KCN Tam Thăng, KCN Bắc Chu Lai, KCN Điện Nam - Điện Ngọc, khu kinh tế mở Chu Lai…. Với những kết quả đã đạt được từ những năm trước, cũng như tệp khách hàng lớn chủ yếu là khách hàng doanh nghiệp thì việc tiếp tục mở rộng cho vay doanh nghiệp là một trong những nội dung quan trọng trong chính sách cho
  4. 2 vay của Chi nhánh trong thời gian tới. Việc tiếp tục mở rộng cho vay tức sẽ phải không ngừng tăng cường kiểm soát nhằm hạn chế, ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro có thể xảy ra. Tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam- Chi nhánh Quảng Nam, dư nợ trong cho vay Khách hàng doanh nghiệp là tương đối lớn, tuy nhiên hiện tại tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu của nhóm khách hàng này đang có xu hướng tăng lên trong thời gian gần đây, rủi ro trong cho vay đối với KHDN chưa được kiểm soát ở mức tốt nhất, dẫn đến giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh, việc tìm ra các giải pháp hoàn thiện kiểm soát rủi ro tại chi nhánh là vấn đề cấp thiết và có ý nghĩa thực tiễn. Chính vì những lý do trên, tôi quyết định chọn đề tài “Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - chi nhánh Quảng Nam” để nghiên cứu, đánh giá thực trạng nhằm hoàn thiện hơn nữa trong công tác kiểm soát rủi to tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Chi nhánh Quảng Nam. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1 Mục tiêu tổng quát: Qua phân tích thực trạng kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp, đề tài sẽ đề xuất một số khuyến nghị nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - chi nhánh Quảng Nam. 2.2 Mục tiêu cụ thể:
  5. 3 + Hệ thống hóa cơ sở lý luận về kiểm soát rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp của ngân hàng thương mại. + Phân tích và đánh giá thực trạng kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - chi nhánh Quảng Nam. + Đề xuất các khuyến nghị nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - chi nhánh Quảng Nam. 2.3 Câu hỏi nghiên cứu: + Kiểm soát rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại bao hàm các nội dung gì? Có thể sử dụng các tiêu chí nào để đánh giá kết quả hoạt động kiểm soát rủi ro này? Hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp có những đặc trưng gì? + Thực trạng hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - chi nhánh Quảng Nam đã như thế nào, có những thành công, những hạn chế gì? + Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - chi nhánh Quảng Nam cần phải làm gì để hoàn thiện hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng mình? 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tƣợng nghiên cứu: Hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay khách
  6. 4 hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - CN Quảng Nam cụ thể tại: + Phòng khách hàng doanh nghiệp tại Hội sở chi nhánh và 04 phòng giao dịch trực thuộc chi nhánh trên địa bàn: PGD Chu Lai, PGD Tam Kỳ, PGD Hà Lam và PGD Nam Phước. + Phòng Tổng hợp, Phòng Hỗ trợ tín dụng tại chi nhánh, Phòng Kiểm tra kiểm soát nội bộ khu vực 15 phụ trách chi nhánh, Phòng Quản lý rủi ro tín dụng Trụ sở chính. + Khách hàng doanh nghiệp vay vốn tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – chi nhánh Quảng Nam. 3.2 Phạm vi nghiên cứu: + Về nội dung nghiên cứu: Đề tài tập trung phân tích kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp, đây là một trong bốn nội dung của quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp. + Về không gian: tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - chi nhánh Quảng Nam + Về thời gian: Nội dung nghiên cứu của đề tài căn cứ vào số liệu từ năm 2017 đến năm 2019. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu: Luận văn dựa trên cơ sở vận dụng cơ sở lý luận kết hợp với các phương pháp thu thập dữ liệu, so sánh, phân tích tổng hợp để làm rõ vấn đề. 5. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài a. Ý nghĩa khoa học
  7. 5 Đề tài góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận về rủi ro tín dụng, quản trị rủi ro tín dụng, đặc biệt là khâu kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay của NHTM. b. Ý nghĩa thực tiễn Đề tài phân tích đánh giá thực trạng kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - chi nhánh Quảng Nam. Qua đó, đề xuất các khuyến nghị nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - chi nhánh Quảng Nam. 6. Bố cục đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục chữ viết tắt, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn kết cấu thành 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về kiểm soát rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp của ngân hàng thương mại. Chương 2: Thực trạng kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – chi nhánh Quảng Nam. Chương 3: Khuyến nghị nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – chi nhánh Quảng Nam. 7. Tổng quan tình hình nghiên cứu:  Các bài báo trên các tạp chí khoa học:
  8. 6 + Nguyễn Thanh Phong - Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh (2020): “Tác động của rủi ro tín dụng đến khả năng phá sản các ngân hàng thương mại Việt Nam”, tạp chí Tài chính. + Tô Thiện Hiền - Nguyễn Nhựt Khang (2020): “Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh An Giang”, tạp chí Công thương. + Nguyễn Thị Hồng Ánh; Lê Thành Trung (2020): “Tác động của rủi ro tín dụng đến sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam”, tạp chí Công thương. + Nguyễn Như Dương (2018): “Bài học kinh nghiệm về quản trị rủi ro tín dụng từ ngân hàng ANZ”, tạp chí Tài Chính. + Nguyễn Thị Gấm, Nguyễn Thanh Tùng, Phạm Quang Hưng (2017): “Quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp tại các ngân hàng thương mại Việt Nam”, tạp chí Tài chính.  Các luận văn thạc sỹ được bảo vệ tại Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng: + Đề tài: “Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng” của tác giả Trần Thị Hiền Uyên (2018). + Đề tài: “Hoàn thiện công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Petrolimex (PGBank)” của tác giả Nguyễn Thị Bích Thảo (2018). + Đề tài: “Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay khách
  9. 7 hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – chi nhánh Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng” của tác giả Nguyễn Trịnh Minh Ánh (2019). + Đề tài: “Kiểm soát rủi ro trong cho vay ngắn hạn đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Kon Tum” của tác giả Trần Thị Mai Trâm (2019). + Đề tài: “Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay trung dài hạn đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – chi nhánh Quảng Bình” của tác giả Võ Thị Lệ Giang (2020). CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.1. RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.1.1. Hoạt động cho vay và rủi ro trong hoạt động cho vay của NHTM a. Ngân hàng thƣơng mại và hoạt động cho vay - Ngân hàng thương mại: + Luật các tổ chức tín dụng: NHTM là tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng và các quy định khác của pháp luật. (Nghị định số 59/2009/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của NHTM)
  10. 8 - Hoạt động cho vay: + Định nghĩa: Cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó ngân hàng cho vay giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thoả thuận với nguyên tắc có hoản trả cả ngốc và lãi. + Vai trò của hoạt động cho vay: * Đối với nền kinh tế: * Đối với người đi vay: b. Rủi ro trong hoạt động cho vay - Rủi ro trong cho vay: hiện nay, trong cho vay có rất nhiều loại rủi ro như: rủi ro tác nghiệp, rủi ro lãi suất, rủi ro tín dụng. Trong đó, rủi ro tín dụng là loại rủi ro phổ biến nhất. Rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra những tổn thất mà ngân hàng phải chịu do khách hàng vay không trả đúng hạn, không trả, hoặc không trả đầy đủ vốn và lãi. 1.1.2. Rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay của NHTM a. Khái niệm: Rủi ro tín dụng là loại rủi ro phát sinh trong quá trình cho vay của ngân hàng, biểu hiện thực tế qua việc khách hàng không trả được nợ hoặc trả nợ không đúng hạn cho ngân hàng. b. Phân loại rủi ro tín dụng: * Căn cứ vào nguyên nhân phát sinh rủi ro - Rủi ro giao dịch:
  11. 9 - Rủi ro danh mục: - Rủi ro tác nghiệp: * Căn cứ vào khả năng trả nợ của khách hàng - Rủi ro không hoàn trả nợ đúng hạn: - Rủi ro do mất khả năng chi trả: - Rủi ro không giới hạn ở hoạt động cho vay: c. Nguyên nhân và hậu quả của rủi ro tín dụng: - Các nguyên nhân dẫn đến RRTD được phân loại gồm: + Nhóm nguyên nhân từ môi trường: + Nhóm nguyên nhân từ phía ngân hàng: + Nhóm nguyên nhân từ phía khách hàng: + Nguyên nhân khác - Hậu quả của rủi ro tín dụng: + Tác động đến hoạt động của ngân hàng + Tác động đến nền kinh tế d. Quản trị rủi ro tín dụng của NHTM Quản trị rủi ro tín dụng là quá trình xây dựng và thực thi các chiến lược, các chính sách quản lý và kinh doanh tín dụng nhằm đạt được các mục tiêu an toàn, hiệu quả và phát triển bền vững. 1.1.3 Rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp a. Khái niệm doanh nghiệp Doanh nghiệp được hiểu là một đơn vị sản xuất kinh doanh được tổ chức nhằm tạo ra sản phẩm và dịch vụ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trên thị trường, thông qua đó để tối đa hóa lợi nhuận trên cơ sở
  12. 10 tôn trọng luật pháp của Nhà nước và quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng. b. Đặc điểm của doanh nghiệp c. Đặc điểm rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp nghiệp - Quy mô khoản vay của doanh nghiệp thường lớn hơn rất nhiều so với cho vay cá nhân - Mục đích sử dụng vốn vay đa dạng - Phương thức cho vay đa dạng - Nguồn thông tin về khách hàng doanh nghiệp thường đầy đủ hơn các loại hình khách hàng khác - Chi phí tổ chức cho vay thấp - Công tác thẩm định và kiểm soát rủi ro tín dụng tương đối phức tạp. 1.2. KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP CỦA NHTM 1.2.1. Khái niệm kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay của NHTM Kiểm soát rủi ro tín dụng là việc sử dụng những kỹ thuật, những công cụ, những chiến lược và những quá trình nhằm chủ động điều khiển, biến đổi rủi ro tín dụng của một tổ chức thông qua việc né tránh, ngăn ngừa, giảm thiểu bằng cách kiểm soát tần suất của rủi ro và mức độ tổn thất. 1.2.2. Tổ chức kiểm soát rủi ro tín dụng 1.2.3. Nội dung kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay
  13. 11 khách hàng doanh nghiệp của NHTM a. Né tránh rủi ro b. Ngăn ngừa rủi ro tín dụng c. Giảm thiểu tổn thất d. Chuyển giao rủi ro tín dụng e. Phân tán rủi ro tín dụng 1.2.4. Tiêu chí đánh giá kết quả kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay KHDN a. Tỷ lệ nợ xấu b. Sự biến đổi trong cơ cấu nhóm nợ c. Tỷ lệ xóa nợ ròng d. Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro 1.2.5. Các nhân tố ảnh hƣởng công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp a. Nhân tố bên ngoài  Môi trường kinh tế vĩ mô:  Môi trường chính trị:  Môi trường pháp lý  Môi trường thông tin  Chính sách tài chính, tiền tệ và quản trị tín dụng của Nhà nước b. Nhân tố bên trong  Chính sách cho vay khách hàng doanh nghiệp  Quy mô kinh doanh  Năng lực quản trị điều hành
  14. 12  Nhân sự  Công nghệ KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH QUẢNG NAM 2.1. Khái quát chung về Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam – chi nhánh Quảng Nam 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 2.1.2. Mô hình tổ chức bộ máy 2.2. Thực trạng kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay Khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam – chi nhánh Quảng Nam 2.2.1. Bối cảnh kinh doanh và tình hình cho vay khách hàng doanh nghiệp của Chi nhánh Quảng Nam a. Bối cảnh kinh doanh: * Môi trường kinh tế: * Môi trường pháp lý: * Đối thủ cạnh tranh: * Môi trường bên trong - Về nhân lực: - Về sản phẩm: - Về công nghệ:
  15. 13 b. Tình hình cho vay khách hàng doanh nghiệp của chi nhánh: Trong giai đoạn 2017 - 2019, tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh thay đổi theo hướng khả quan, có xu hướng tăng trưởng trongcác chỉ tiêu kinh doanh chính Quy mô dư nợ của chi nhánh trong thời gian qua đã có sự tăng trưởng ổn định. 2.2.2. Thực trạng các biện pháp đã tiến hành để kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Chi nhánh Quảng Nam a. Thẩm định doanh nghiệp vay vốn - KHDN có trụ sở kinh doanh cùng địa bàn hoặc giáp ranh với ngân hàng cấp tín dụng. Điều này nhằm đảm bảo các khoản cấp tín dụng được kiểm soát dễ dàng trước, trong và sau khi cho vay. - VietinBank chỉ cấp tín dụng cho KHDN có năng lực pháp luật dân sự; năng lực hành vi dân sự. - Thực hiện cấp tín dụng cho KHDN được chia làm 2 loại: Đối với KHDN không có bảo đảm bằng tài sản thì xếp hạng tín dụng đạt A trở lên, và đối với KHDN có bảo đảm bằng tài sản thì xếp hạng từ BB trở lên và phải đáp ứng các điều kiện còn lại. - VietinBank chỉ cấp tín dụng đối với các KHDN có năng lực tài chính lành mạnh để đảm bảo khả năng trả nợ cho ngân hàng. b. Lựa chọn khách hàng trên cơ sở xếp hạng tín dụng nội bộ Công tác XHTDNB đã phần nào hỗ trợ cho Chi nhánh trong
  16. 14 việc lựa chọn khách hàng và ra quyết định cho vay. Tuy nhiên, việc chấm điểm xếp hạng tín dụng tại Chi nhánh vẫn mang tính hình thức, kết quả xếp hạng tín dụng chưa phản ánh trung thực và khách quan tình trạng thực tế của DNVV. c. Xây dựng và thực hiện quy trình cấp tín dụng chặt chẽ, khoa học và hợp lý  Trước khi cho vay: - Tiếp nhận hồ sơ của KHDN: - Thẩm định cho vay: - Xét duyệt cấp tín dụng: + Trường hợp Chi nhánh được quyết định tín dụng mà không phải trình Trụ sở chính kiểm soát, phê duyệt thông qua + Trường hợp Chi nhánh không được quyết định tín dụng và phải trình Trụ sở chính phê duyệt thông qua: Phòng khách hàng/PGD trình hồ sơ về GĐ/PGĐ Chi nhánh để được quyết định sau đó trình Trụ sở chính kiểm soát, phê duyệt thông qua. - Ký kết hợp đồng:  Trong khi cho vay: Việc giải ngân chỉ được thực hiện sau khi hoàn tất mọi thủ tục, hồ sơ liên quan đến việc vay vốn. CBTD kiểm tra các hồ sơ chứng minh mục đích sử dụng vốn do DN cung cấp.  Sau khi cho vay: - Quản lý hồ sơ: - Kiểm tra, giám sát khoản vay: 2.2.3. Kết quả kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay
  17. 15 khách hàng doanh nghiệp tại Chi nhánh Quảng Nam a. Sự thay đổi trong cơ cấu nhóm nợ b. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dƣ nợ c. Tỷ lệ trích lập dự phòng và tỷ lệ xóa nợ ròng trên tổng dƣ nợ 2.3. Đánh giá chung về kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay Khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam – chi nhánh Quảng Nam 2.3.1. Những kết quả đạt đƣợc - Thứ nhất, về mặt nhận thức về kiểm soát rủi ro tín dụng: - Thứ hai, về mặt quy trình nghiệp vụ cấp tín dụng: - Thứ tư, tuân thủ nghiêm túc thẩm quyền phán quyết tín dụng, do đó hạn chế được rủi ro do cho vay vượt thẩm quyền. - Thứ năm, chọn lọc khách hang: - Thứ sáu, trích lập quỹ dự phòng RRTD: 2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân a. Hạn chế - Thứ nhất, mô hình tổ chức chưa có sự phân tách độc lập: - Thứ hai, danh mục cho vay của Chi nhánh: chưa thật sự đa dạng, còn tập trung vào các ngành nghề chiếm mức dư nợ cao. - Thứ ba, Công tác phân tích và thẩm định cho vay KHDN: chưa được chú trọng đúng mức, thiếu thông tin KH trong thẩm định cho vay. - Thứ tư, kinh nghiệm thị trường của CBTD về việc định giá TSĐB còn hạn chế
  18. 16 - Thứ năm, công tác kiểm tra sau khi cho vay: chưa được Chi nhánh thực hiện một cách nghiêm ngặt, còn mang tính hình thức. - Thứ sáu, nội dung hợp đồng tín dụng chưa được kiểm soát chặt chẽ đảm bảo lợi ích của chi nhánh: - Thứ bảy, công tác xếp hạng tín dụng nội bộ: còn thực hiện còn sơ xài, mang tính hình thức, không phản ánh đúng tình trạng của DN - Thứ tám, việc sử dụng các công cụ chuyển giao RRTD trong cho vay KHDN như là sử dụng bảo hiểm tín dụng hay bán nợ xấu chưa được Chi nhánh thực hiện b. Nguyên nhân  Nguyên nhân từ ngân hàng - Với việc thực hiện “một cửa” như vậy nên nhiều khi việc quyết định cho vay dựa vào cảm tính, ý chí chủ quan của CBTD, hay theo ý của lãnh đạo Chi nhánh nên dễ xảy ra rủi ro. - Công tác thu nhập thông tin và thẩm định chưa đầy đủ và chính xác. - Công tác xếp hạng tín dụng nội bộ còn phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của người chấm. - Thiếu giám sát và quản lý sau khi cho vay: - Tồn tại những bất cập trong định giá TSĐB: - Sự cạnh tranh của các NHTM trên địa bàn đã gây nhiều khó khăn trong việc cấp tín dụng trong cho vay KHDN: - Hạn chế về chuyên môn nghiệp vụ và áp lực công việc của CBTD:
  19. 17  Nguyên nhân từ doanh nghiệp - Doanh nghiệp sử dụng vốn vay không đúng mục đích: - Công tác quản lý tài chính, kế toán của DN còn tùy tiện, thiếu đồng bộ, mang tính đối phó, làm cho thông tin ngân hàng có được không chính xác, chỉ mang tính chất hình thức. - Trình độ và khả năng quản lý kinh doanh của DN còn yếu kém: - Doanh nghiệp cùng một lúc vay vốn tại nhiều ngân hàng - Do doanh nghiệp không có thiện chí trong việc trả nợ vay  Nguyên nhân từ môi trường bên ngoài - Môi trường kinh doanh không ổn định - Do sự thay đổi của môi trường tự nhiên như thiên tai, bão lụt: - Môi trường pháp lý chưa thuận lợi: KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 CHƢƠNG 3 KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM – CN QUẢNG NAM 3.1. Cơ sở đề xuất khuyến nghị 3.1.1. Định hƣớng tín dụng của VietinBank Về huy động vốn: Chi nhánh tiếp tục giữ vững và phát huy thế mạnh là một Chi nhánh có mạng lưới rộng, sản phẩm tiền gửi đa dạng, không ngừng
  20. 18 xây dựng và triển khai các sản phẩm huy động vốn phù hợp với từng đối tượng khách hàng. Về hoạt động tín dụng: Bằng nhiều biện pháp tiếp thị, Chi nhánh sẽ thu hút khách hàng từ các TCTD khác về giao dịch với mình. Về hoạt động dịch vụ: Đa dạng hóa các dịch vụ để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng. 3.1.2. Định hƣớng tín dụng của VietinBank Quảng Nam - Tăng trưởng hoạt động tín dụng phù hợp với mục tiêu chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước. - Chi nhánh triển khai áp dụng các chương trình cho vay KHDN với lãi suất linh hoạt, ưu đãi nhưng phải trên cơ sở đảm bảo hiệu quả hoạt động của đơn vị. - Tiếp tục triển khai các giải pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho DN tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng. - Chi nhánh cùng với các phòng Giao dịch, tùy theo tình hình thực tế trên địa bàn chủ động đề xuất tham gia các chương trình kết nối doanh nghiệp với ngân hàng để đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng. - Thực hiện phân loại nợ, trích lập đúng và đủ dự phòng đối với các khoản nợ xấu. - Xây dựng các sản phẩm tín dụng phù hợp cho các nhóm khách hàng khác nhau, đặc biệt là nhóm khách hàng doanh nghiệp. - Nâng cao năng lực thẩm định, tăng cường công tác kiểm tra trước trong và sau khi cho vay nhằm hạn chế rủi ro phát sinh.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2