intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Nam Thừa Thiên Huế

Chia sẻ: Vica999 Vica999 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

8
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn được nghiên cứu với mục tiêu nhằm đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Nam Thừa Thiên Huế.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Nam Thừa Thiên Huế

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA TRẦN THỊ NGỌC TRÂM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH NAM THỪA THIÊN HUẾ Chuyên ngành: Tài Chính Ngân Hàng Mã số: TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG THỪA THIÊN HUẾ - 2018
  2. Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học:……………………… …… Phản biện 1:………………………………………………………. ……………………………………………………………….. Phản biện 2:………………………………………………………. ……………………………………………………………….. Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Địa điểm: Phòng họp …....., Nhà...... - Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Số:… - Đường…………… - Quận……………… - TP……………… Thời gian: vào hồi …… giờ …… tháng …… năm 201... Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang Web Khoa Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia
  3. LỜI NÓI ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Cạnh tranh là một hiện tượng gắn liền với kinh tế thị trường; tạo động lực thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, tăng năng suất lao động, hiệu quả của các tổ chức. Kết quả cạnh tranh sẽ xác định vị thế, quyết định sự tồn tại và phát triển bền vững của mỗi tổ chức, trong đó có cả ngành ngân hàng. Với xu hướng hiện nay, ngân hàng bán lẻ ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong hoạt động của các ngân hàng thương mại nên sự cạnh tranh khốc liệt trong mảng dịch vụ này là điều không thể tránh khỏi. Xuất phát từ thực tế đó, yêu cầu khẩn khoản cho các ngân hàng là cần nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Điều đó chỉ có thể thực hiện được khi ngân hàng xây dựng cho mình chiến lược cạnh tranh và quản trị chiến lược ấy một cách tối ưu nhất. Từ những phân tích trên và quá trình công tác, tôi quyết định chọn đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Nam Thừa Thiên Huế” để làm đề tài nghiên cứu của mình. 2. Tình hình nghiên cứu: Các đề tài, công trình nghiên cứu hiện nay đa phần tập trung vào đánh giá hoạt động NHBL, và đưa ra các giải pháp để phát triển dịch vụ NHBL tại các NHTM Việt Nam mà chưa tập trung vào nghiên cứu năng lực cạnh tranh của dịch vụ NHBL tại một ngân hàng cụ thể. Do đó, tác giả mong muốn nghiên cứu năng lực cạnh tranh của dịch vụ NHBL tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Nam Thừa Thiên Huế để góp phần giúp Chi nhánh nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường. 3. Mục tiêu nghiên cứu - Làm rõ những vấn đề lý luận liên quan đến dịch vụ ngân hàng bán lẻ, năng lực cạnh tranh, năng lực cạnh tranh dịch vụ ngân hàng bản lẻ tại ngân hàng thương mại. - Phân tích và đánh giá đúng năng lực cạnh tranh dịch vụ ngân hàng bán lẻ qua so sánh phân tích số liệu và ma trận SWOT đối với dịch vụ ngân hàng bán lẻ của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Nam Thừa Thiên Huế. - Định hướng và đưa ra một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Nam Thừa Thiên Huế. 1
  4. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Dịch vụ ngân hàng bán lẻ, Năng lực cạnh tranh dịch vụ ngân hàng bán lẻ Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Nam Thừa Thiên Huế - Phạm vi nghiên cứu: + Không gian: Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Nam Thừa Thiên Huế + Thời gian: 03 năm 2015, 2016, 2017 5. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp định tính: nghiên cứu các tài liệu liên đến đề tài để làm cơ sở về mặt lý thuyết và khoa học trong quá trình thực hiện khóa luận. - Phương pháp định lượng: phương pháp thu thập số liệu, phân tích số liệu, so sánh, tổng hợp 6. Kết cấu đề tài Ngoài Lời nói đầu và Kết luận, kết cấu đề tài được trình bày thành 3 chương như sau:  Chương 1: Cơ sở lý luận về dịch vụ ngân hàng bán lẻ, cạnh tranh và năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ ngân hàng bán lẻ  Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh dịch vụ ngân hàng bán lẻ của NHTMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Nam Thừa Thiên Huế  Chương 3: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ ngân hàng bán lẻ của NHTMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Nam Thừa Thiên Huế 2
  5. Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ, CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG LĨNH VỰC DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ 1.1. Khái niệm về dịch vụ ngân hàng bán lẻ 1.1.1. Định nghĩa Dịch vụ NHBL là dịch vụ ngân hàng cung ứng các sản phẩm dịch vụ tài chính đến từng cá nhân riêng lẻ, các doanh nghiệp nhỏ và vừa thông qua mạng lưới chi nhánh hoặc phương tiện thông tin, điện tử viễn thông. 1.1.2. Phân loại dịch vụ ngân hàng bán lẻ 1.1.2.1. Các dịch vụ huy động vốn - Huy động vốn từ khách hàng cá nhân, các doanh nghiệp vừa và nhỏ - Tiền gửi tiết kiệm dân cư 1.1.2.2. Dịch vụ tín dụng - Cho vay tiêu dùng cá nhân - Cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh đối với khách hàng cá nhân và các doanh nghiệp siêu vi mô 1.1.2.3. Dịch vụ thanh toán Ngân hàng thay mặt khách hàng thực hiện thanh toán cho việc mua hàng hóa và dịch vụ như phát hành và thanh toán bù trừ séc, cung cấp mạng lưới thanh toán điện tử, kết nối các quỹ và phân phối tiền mặt. 1.1.2.4. Dịch vụ thẻ Thẻ thanh toán là phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt mà chủ thẻ có thể sử dụng để rút tiền mặt, chuyển khoản, vấn tin số dư ... tại các máy rút tiền tự động hoặc thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ tại các tổ chức chấp nhận thẻ. Có hai loại thẻ chính là thẻ nội địa và thẻ quốc tế 1.1.2.5. Dịch vụ ngân hàng điện tử DVNH điện tử là loại dịch vụ được ngân hàng cung cấp mà giao dịch giữa ngân hàng và khách hàng dựa trên quá t nh xử lý và chuyển giao dữ liệu số hóa. 1.1.2.6. Một số dịch vụ ngân hàng bán lẻ khác Các dịch vụ NHBL khác như: thu hộ, chi hộ, tư vấn tài chính, tư vấn đầu tư chứng khoán, dịch vụ bảo hiểm, quản lý tài sản và uỷ thác đầu tư... 1.1.3. Vai trò 3
  6. - Đối với nền kinh tế: góp phần hình thành tâm lý không dùng tiền mặt của người dân nên góp phần tiết giảm chi phí xã hội, tạo điều kiện cho các ngành dịch vụ khác phát triển, góp phần phát triển nguồn lực cho sự phát triển kinh tế đất nước. - Đối với ngân hàng: mang lại nguồn thu ổn định, chắc chắn, hạn chế rủi ro tạo bởi các nhân tố bên ngoài - Đối với khách hàng: đem đến sự thuận tiện, an toàn, tiết kiệm cho khách hàng trong quá trình thanh toán và sử dụng nguồn thu nhập của mình. 1.1.4. Xu hướng phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ Trong nền kinh tế thị trường, nhu cầu về dịch vụ ngân hàng ngày càng cao, nhất là dịch vụ ngân hàng bán lẻ. Dịch vụ ngân hàng bán lẻ có tác dụng đẩy nhanh quá trình luân chuyển tiền tệ, tăng cường năng lực cung cấp dịch vụ ngân hàng. Hoạt động ngân hàng bán lẻ được đánh giá rất tiềm năng, đã và đang được các ngân hàng chú trọng phát triển. Việc đẩy mạnh hoạt động ngân hàng bán lẻ, lấy khách hàng làm trung tâm, đem lại sự hài lòng cho khách hàng giúp ngân hàng tăng thị phần trước áp lực cạnh tranh hiện nay. 1.2. Những vấn đề cơ bản về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh 1.2.1. Định nghĩa cạnh tranh Theo nhà kinh tế học Michael Porter của Mỹ thì: Cạnh tranh (kinh tế) là giành lấy thị phần. Bản chất của cạnh tranh là tìm kiếm lợi nhuận, là khoản lợi nhuận cao hơn mức lợi nhuận trung bình mà doanh nghiệp đang có. Kết quả quá trình cạnh tranh là sự bình quân hóa lợi nhuận trong ngành theo chiều hướng cải thiện sâu dẫn đến hệ quả giá cả có thể giảm đi. 1.2.2. Vai trò của cạnh tranh - Đối với nền kinh tế quốc dân: là động lực phát triển kinh tế nâng cao năng suất lao động xã hội. - Đối với người tiêu dùng: được hưởng những sản phẩm có chất lượng tốt, giá bán thấp, chất lượng phục vụ cao hơn... - Đối với doanh nghiệp: cạnh tranh buộc các doanh nghiệp luôn tìm cách nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, thay đổi kiểu dáng mẫu mã đáp ứng nhu cầu của khách hàng. 1.2.3 Năng lực cạnh tranh Năng lực cạnh tranh của sản phẩm được đo bằng thị phần của sản phẩm đó, phụ thuộc vào chất lượng, giá cả, tốc độ cung cấp, dịch vụ đi kèm, uy tín của người bán, thương hiệu, quảng cáo, điều kiện mua bán, v.v... 4
  7. 1.2.4. Những phƣơng tiện cạnh tranh chủ yếu: 1.2.4.1. Các yếu tố trong Marketing mix: Đó chính là các yếu tố: sản phẩm, giá cả, phân phối và xúc tiến (gọi tắt là 4P) 1.2.4.2. Phân tích theo ma trận SWOT: bao gồm 4 yếu tối Strengths (điểm mạnh), Weaknesses (điểm yếu), Opportunities (cơ hội) và Threats (nguy cơ) 1.3. Năng lực cạnh tranh dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thƣơng mại 1.3.1. Cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh ngân hàng Cạnh tranh của NHTM là khả năng tạo ra và sử dụng có hiệu quả các lợi thế so sánh, để giành thắng lợi trong quá trình cạnh tranh với các NHTM khác. 1.3.2. Năng lực cạnh tranh của NHTM “Năng lực cạnh tranh của NHTM là khả năng do chính ngân hàng tạo ra trên cơ sở duy trì và phát triển những lợi thế vốn có nhằm củng cố và mở rộng thị phần, gia tăng lợi nhuận và có khả năng chống đỡ và vượt qua những biến động bất lợi của môi trường kinh doanh ”(Nguyễn Thanh Phong, tháng 5/2009, Tạp chí phát triển kỉnh tế số 223) 1.3.3. Năng lực cạnh tranh dịch vụ NHBL Năng lực cạnh tranh dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại một NHTM là sự thể hiện khả năng vượt trội của một ngân hàng về các điều kiện, nguồn lực mà ngân hàng có trong quá trình cạnh tranh để tạo ra sự khác biệt trong hoạt động dịch vụ NHBL của mình so với các đối thủ khác trong lĩnh vực ngân hàng. 1.3.4. Các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại 1.3.4.1 Môi trường bên trong Bao gồm các yếu tố: năng lực tài chính, công nghệ, nguồn nhân lực, năng lực quản lý và cơ cấu tổ chức, hệ thống mạng lưới 1.3.4.2 Môi trường bên ngoài - Môi trường vĩ mô + Các yếu tố kinh tế; + Các yếu tố chính trị và pháp luật; + Các yếu tố văn hóa, xã hội, địa lý, nhân lực; + Các yếu tố về công nghệ và kỹ thuật. - Môi trường ngành 5
  8. Việc một ngân hàng xây dựng chiến lược cạnh tranh có thành công hay không còn phụ thuộc rất lớn vào việc ngân hàng đó có khả năng đánh giá đúng áp lực cạnh tranh từ các lực lượng bên ngoài và giải quyết mối quan hệ với các lực lượng này một cách đúng đắn hay không. Sau đây là mô hình năm tác lực cạnh tranh của M.Porter: Sơ đồ 1.1 : Mô hình 5 tác lực cạnh tranh của Micheal Porter (Nguồn: Giáo trình "Quản Trị chiến lược ”, ĐH Kinh Tế Quốc Dân) 1.3.5. Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ ngân hàng bán lẻ của một số ngân hàng nước ngoài và bài học kinh nghiệm rút ra 1.3.5.1. Ngân hàng ANZ Vượt qua các thách thức chung của kinh tế Việt Nam và thế giới trong năm qua, ANZ đã đạt được những kết quả kinh doanh vượt trội tronglĩnh vực kinh doanh tài chính cá nhân và được công nhận là Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam năm 2012 do tạp chí uy tín Asian Banker trao tặng, vượt qua hàng loạt các ngân hàng khác tại một thị trường cạnh tranh như Việt Nam. 1.3.5.2. Ngân hàng HSBC HSBC là một trong những ngân hàng bán lẻ hàng đầu thế giới, phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ theo chiến lược lấy khách hàng làm trọng tâm - bắt đầu với chữ A - Advisory/ Tư vấn, và chữ C - Customer/ Khách hàng. 1.3.5.3. Bài học kinh nghiệm rút ra Sự cạnh tranh giữa các ngân hàng, đặc biệt là giữa ngân hàng trong nước và nước ngoài đã buộc các ngân hàng không ngừng nỗ lực trong việc cung cấp các dịch vụ mới. Các Ngân hàng thương mại phải tổ chức, cơ cấu lại để có thể cung cấp hiệu quả hơn các dịch vụ ngân hàng bán lẻ. Khi cung cấp dịch vụ mới, ngân hàng phải hướng sự tham gia của khách hàng, đặt khách hàng ở vị trí trung tâm của mọi dịch vụ. 6
  9. Chương 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ CỦA NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH NAM THỪA THIÊN HUẾ 2.1 Tổng quan về Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam 2.1.1 Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam + Tên Tiếng Anh: Vietnam Joint Stock Commercial Bank For Industry and Trade + Trụ sở chính: 108 Trần Hưng Đạo, Quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội, Việt Nam + Điện thoại: 1900 55 88 68/ (84) 4 3941 8868 + Fax: (84) 4 3942 1032 2.1.2 Giới thiệu về NHTMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Nam Thừa Thiên Huế 2.1.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của chi nhánh Tiền thân là PGD Phú Bài, trực thuộc Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Thừa Thiên Huế (Vietinbank Thừa Thiên Huế). Năm 2007, PGD Phú Bài được nâng từ chi nhánh cấp 2 trở thành chi nhánh cấp 1 trực thuộc Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam. - Địa chỉ: 45 Thuận Hóa, Phường Phú Bài, Thị xã Hương Thủy, Tỉnh Thừa Thiên Huế - Số điện thoại: 054 386 3317 - Fax: 054 386 331 - Mạng lưới: gồm hội sở chính và 03 PGD: PGD Lê Lợi, PGD Bà và PGD Cầu Hai. 2.1.2.2 Lĩnh vực hoạt động của ngân hàng NH TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Nam Thừa Thiên Huế cung cấp các dịch vụ ngân hàng bán buôn và bán lẻ trong và ngoài. * Cơ cấu tổ chức Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Nam Thừa Thiên Huế: Ban giám đốc: bao gồm 01 Giám đốc và 02 Phó Giám đốc, trong đó có 01 Phó Giám đốc phụ trách khối bán lẻ; phòng khách hàng doanh nghiệp, phòng Bán lẻ, PGD Cầu Hai, PGD Lê Lợi, PGD Bà Triệu, Phòng Kế toán, Phòng Tiền tệ kho quĩ, Phòng Tổng hợp, Phòng Tổ chức hành chính, Phòng hỗ trợ tín dụng. 7
  10. Trong đó, Phòng bán lẻ, PGD Bà Triệu, PGD Lý Thường Kiệt và PGD Cầu Hai chịu sự quản lý của Khối bán lẻ. 2.2 Thực trạng cạnh tranh khách hàng bán lẻ của NHTMCP Công thƣơng Việt Nam - chi nhánh Nam Thừa Thiên Huế 2.2.1 Thực trạng dịch vụ ngân hàng bán lẻ 2.2.1.1 Các hoạt động cơ bản - Hoạt động huy động vốn: Do áp lực lớn từ các đối thủ cạnh tranh, tính đến 31/12/2017, tổng nguồn vốn huy động đạt 1.142.285 triệu đồng, giảm 19,88% so với năm 2016. Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của Chi nhánh từ năm 2015 - 2017 Đvt: triệu đồng Năm Năm Năm 2016/2015 2017/2016 Chỉ tiêu 2015 2016 2017 +/- % +/- % Tổng 1.072.086 1.425.756 1.142.285 353.670 32.99 -283.471 -19.88 TG KKH 298.946 424.360 213.524 125.414 41.95 -210.836 -49.68 TG CKH 753.140 1.001.396 928.761 248.256 32.96 -72.635 -7.25 (Nguồn: Phòng tổng hợp NHTMCP CTVN - CN Nam TTHuế) Bảng 2.2: Cơ cấu nguồn vốn huy động của Chi nhánh Nam TTHuế năm 2017 ĐVT: triệu đồng CHỈ TIÊU Năm 2017 Tỷ trọng (%) Nguồn vốn huy động 1.142.285 Theo kỳ hạn 1.142.285 99,93 Ngắn hạn 1.141.477 0,07 Trung dài hạn 808 Theo loại tiền 1.142.285 97,14 VND 1.109.570 2,86 Ngoại tệ 32.715 Theo phân khúc khách hàng 1.142.285 15,27 Tiền gửi KHDN 174.462 0,72 KHDN Lớn 8.189 13,53 KHDN Vừa và nhỏ 154.554 1,03 KHDN FDI 11.719 70,39 Tiền gửi KH Bán lẻ 804.069 1,74 KHDN Siêu vi mô 19.825 68,66 KHCN 784.244 14,34 Tiền gửi KH khác 163.754 99,93 (Nguồn: Phòng tổng hợp NHTMCP CTVN - CN Nam TTHuế) 8
  11. Nguồn vốn Khách hàng bán lẻ chiếm tỷ lệ khá cao, 70,39% nguồn tiền gửi của chi nhánh, là nguồn tiền gửi khá ổn định. - Hoạt động tín dụng: Hoạt động tín dụng của Chi nhánh thể hiện qua các bảng số liệu sau: Bảng 2.3: Tình hình dƣ nợ của Chi nhánh từ năm 2015 - 2017 (Đvt: triệu đồng) 2015/2014 2016/2015 Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 +/- % +/- % Tổng dư nợ 1.463.690 2.006.482 2.593.201 542.792 37,08 586.719 29,24 - Ngắn hạn 694.978 717.821 1.026.989 22.843 3,29 309.168 43,07 - Trung, dài hạn 741.712 1.265.356 1.566.212 523.644 70,60 300.856 23,78 (Nguồn: Phòng tổng hợp NHTMCP CTVN - CN Nam TTHuế) Dư nợ của chi nhánh tăng đều qua các năm. Tuy nhiên, dư nợ trung dài hạn chiếm tỷ trọng khá cao. Chi nhánh cần tăng tỷ lệ dư nợ ngắn hạn, giảm dần tỷ lệ dư nợ trung dài hạn, đảm bảo dư nợ tăng trưởng ổn định nhưng vẫn giữ được mục tiêu an toàn. Bảng 2.4. Doanh số cho vay của Chi nhánh năm từ năm 2015 - 2017 (Đvt: Triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Doanh số cho vay 3.436.180 3.274.724 2.595.219 - Ngắn hạn 2.975.807 2.718.020 1.028.147 - Trung, dài hạn 460.373 556.704 1.567.072 (Nguồn: Phòng tổng hợp NHTMCP CTVN - CN Nam TTHuế) Doanh số cho vay tăng trưởng tốt qua các năm, đảm bảo tài trợ kịp thời nguồn vốn cho các cá nhân và doanh nghiệp trên địa bàn. 9
  12. Bảng 2.5: Dƣ nợ cho vay theo phân khúc khách hàng của Chi nhánh từ năm 2015-2017 Đvt: Triệu đồng Tỷ trọng (%) Năm Năm Năm Chỉ tiêu dƣ nợ Năm Năm Năm 2015 2016 2017 2015 2016 2017 Dư nợ chi nhánh 1.463.690 2.006.482 2.593.201 100,00 100,00 100,00 Dư nợ KHDN 1.077.231 1.563.438 2.019.572 73,60 77,92 77,88 KHDN Lớn 310.281 161.754 159.274 21,20 8,06 6,14 KHDN Vừa và 759.053 1.368.207 51,86 68,19 nhỏ 1.711.090 65,98 KHDN FDI 7.897 33.477 149.208 0,54 1,67 5,75 Dư nợ KH bán lẻ 386.459 443.044 573.629 26,40 22,08 22,12 KHDN Siêu vi 128.389 122.622 97.342 8,38 4,85 mô 4,95 KHCN 263.837 345.702 445.240 18,03 17,23 17,17 + Trong đó Thẻ 1.439 1.043 1.337 0,07 0,07 TDQT 0,06 (Nguồn: Phòng tổng hợp NHTMCP CTVN - CN Nam TTHuế) Từ Bảng 2.3. ta có thể thấy dư nợ KHDN chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ Chi nhánh. Tuy nhiên dư nợ khách hàng bán lẻ cũng có sự tăng trưởng và chiếm một tỷ lệ ổn định. - Hoạt động kinh doanh đối ngoại Bảng 2.6: Tình hình hoạt động thanh toán quốc tế tại Chi nhánh từ năm 2015 - 2017 (Đvt: triệu đồng) Năm Năm Năm 2016/2015 2017/2016 Doanh số 2015 2016 2017 +/- % +/- % 80.606 39.365 66.214 - 41.241 -51.16 68,21 Nhập khẩu 26.849 71.071 32.308 - 38.763 -54.54 75,07 Xuất khẩu 56.561 24.253 Chiết khấu chứng từ 516 428 635 - 88 -17.00 207 48,27 xuất khẩu (Nguồn: Phòng tổng hợp NHTMCP CTVN - CN Nam TTHuế) Trong năm 2017, doanh số nhập khẩu và xuất khẩu đều tăng trưởng với tốc độ lần lượt là 68,21% và 75,07% so với năm 2016. Đây cũng là thế mạnh của Chi nhánh so với các tổ chức tín dụng trên địa bàn. 10
  13. - Hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ, ngân hàng điện tử, mua bán ngoại tệ và kiều hối: Bảng 2.1: Tình hình hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ, ngân hàng điện tử, mua bán ngoại tệ, kiều hối và bảo hiểm nhân thọ tại Chi nhánh từ năm 2015 - 2017 Năm Năm Năm Chỉ tiêu 2015 2016 2017 1. Thanh toán thẻ 1.1.Doanh số thanh toán (tỷ) tại ĐVCN 83.097 101.000 89.584 1.2.Phí sử dụng thẻ (Tỷ) 1.585 2.130 2.443 1.3.Thẻ ghi nợ nội địa - Số thẻ phát hành mới 8.303 8.451 19.135 - Số thẻ mới kích hoạt (kích hoạt trong năm) 6.507 6.022 14.506 - Tỷ lệ kích hoạt thẻ ghi nợ nội địa (%) 79,69 71,26 75,81 1.4.Thẻ tín dụng Quốc tế - Số thẻ phát hành mới 302 409 407 - Số thẻ mới kích hoạt 90 212 300 - Tỷ lệ kích hoạt TTD quốc tế (%) 30,00 51,83 73,71 1.5.Số lượng POS mở mới 42 57 31 2.Ebank 2.1.Phí thu được (Tỷ) 0,082 0,256 0,267 2.2.Tiền gửi tiết kiệm online cuối kỳ (lũy kế) 2,00 1,49 2,31 2.3.SLKH đăng ký SDDV Ipay 203 12.950 1.439 2.4.SLKH đăng ký SDDV SMS biến động số dư tài khoản CA 0 1.579 5.957 3. Doanh số mua bán ngoại tệ (ngàn USD) 27.889 28.511 44.905 4. Doanh số kiều hối (ngàn USD) 1.657 1.476 1.614 5. Doanh thu phí Bảo hiểm (lũy kế) - 0,15 0,45 5.1. Aviva - 0,02 0,13 5.2. VBI - 0,13 0,32 (Nguồn: Phòng tổng hợp NHTMCP CTVN - CN Nam TTHuế) Các chỉ tiêu vể thẻ, dịch vụ ngân hàng điện tử, mua bán ngoại tệ của Chi nhánh năm 2017 đều tăng trưởng tốt so với năm 2016. 11
  14. 2.2.1.2 Các hoạt động bổ trợ 2.2.1.2.1 Thực trạng nguồn nhân lực Bảng 2.8: Cơ cấu nguồn nhân lực của Chi nhánh từ năm 2015-2017 (Đvt: Người) Năm Năm Năm 2016/2015 2017/2016 2015 2016 2017 Chỉ tiêu Số Số Số (+/-) % (+/-) % lượng lượng lượng Tổng số 63 68 76 5 7,94 8 11,76 1. Phân theo giới tính - Nam 31 35 36 4 12,90 1 2,86 - Nữ 32 33 40 1 3,13 7 21,21 2. Phân theo trình độ - Trên đại học 4 4 7 0 0,00 3 75,00 - Đại học 56 61 66 5 8,93 5 8,20 - Khác 3 3 3 0 0,00 0 0.00 (Nguồn: Phòng tổng hợp NHTMCP CTVN - CN Nam TTHuế) Tỷ lệ cán bộ có trình độ đại học và trên đại học của Chi nhánh khá cao. Đây là một lợi thế của Chi nhánh nhưng lại có hạn chế là thiếu kinh nghiệm thực tế. Bảng 2.9: Cơ cấu nguồn nhân lực khối bán lẻ của Chi nhánh năm 2017 (Đvt: Người) Phòng PGD PGD PGD Số lượng nhân lực CN Số lượng Bán lẻ Bà Triệu Lê Lợi Cầu Hai 1.Nhân lực khối bán lẻ 34 11 8 9 6 - Nam 17 8 3 4 2 - Nữ 17 3 5 5 4 2.Phân theo công việc - Lãnh đạo phòng 8 2 2 2 2 - CB thẩm định 7 2 2 2 1 - CB QHKH 11 5 2 3 1 - Giao dịch viên 6 0 2 2 2 - Marketing và Thẻ 2 2 0 0 0 (Nguồn: Phòng tổng hợp NHTMCP CTVN - CN Nam TTHuế) 12
  15. Nhân sự khối bán lẻ chiếm gần 45% nhân lực của Chi nhánh. Tuy nhiên, nhân sự cho bộ phận marketing và thẻ chỉ có 02 người, chưa đáp ứng đủ yêu cầu nên Chi nhánh cần có giải pháp bổ sung nhân sự cho bộ phận này. 2.2.1.2.2 Thực trạng hệ thống thông tin và nền tảng công nghệ Hiện tại NHTMCP Công Thương Việt Nam đang tích cực đổi mới và hiện đại hóa hệ thống CNTT phù hợp với tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế. 2.2.1.2.3 Thực trạng nghiên cứu phát triển và quản lý rủi ro Là chi nhánh cấp I của NHTMCP Công Thương Việt Nam, nên hoạt động này tại Chi nhánh Nam chịu sự chi phối rất lớn từ trụ sở chính. 2.2.1.3 Hiệu quả kinh doanh Bảng 2.10: Kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh từ năm 2015-2017 Đvt: Triệu đồng Năm Năm Năm Chỉ tiêu 2015 2016 2017 Thu nhập 224.565 294.532 396.247 Chi phí 206.673 264.322 340.130 Lợi nhuận 17.892 30.210 56.117 Phí thu từ dịch vụ 7.666 8.977 13.994 Tỷ lệ phí thu từ dịch vụ/Thu nhập (%) 3,41% 3,05% 3,53% (Nguồn: Phòng tổng hợp NHTMCP CTVN - CN Nam TTHuế) Thu nhập của Chi nhánh tăng trưởng khá ổn định. Tuy nhiên, thu phí dịch vụ vẫn còn chiếm tỷ lệ thấp. Nguồn thu từ hoạt động tín dụng vẫn là nguồn thu chủ đạo mang lại lợi nhuận cho chi nhánh nhưng lại tiềm ẩn nhiều rủi ro. 13
  16. Bảng 2.11: Chi tiết nguồn thu phí dịch vụ và bảo lãnh của Chi nhánh năm 2015 – 2017 Năm Năm Năm Năm 2016/2015 Năm 2017/2016 Chỉ tiêu 2015 2016 2017 +/- % +/- % Thu phí dịch vụ 7.666 8.977 13.994 1.311 17.10 5.017 55.89 và bảo lãnh Thanh toán 1.020 1.244 2.214 224 21.96 970 77.97 chuyển tiền Tài trợ thương 3.756 3.367 6.251 -389 -10.36 2.884 85.65 mại Bảo lãnh 439 822 897 383 87.24 75 9.12 Hoạt động thẻ 1.585 2.130 1.625 545 34.38 -505 -23.71 Ngân hàng điện 82 256 196 174 212.20 -60 -23.44 tử Tiền tệ kho quỹ 128 226 252 98 76.56 26 11.50 Tín dụng và 656 932 2.559 276 42.07 1.627 174.57 dịch vụ khác (Nguồn: Phòng tổng hợp NHTMCP CTVN - CN Nam TTHuế) Bảng 2.12: Thu nhập từ lãi thuần khách hàng bán lẻ của Chi nhánh năm 2015 - 2017 Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 1. Thu nhập từ lãi thuần (NII) 23,16 BL 19,02 19,37 1.1.NII KHCN 15,75 17,17 20,22 - NII cho vay 1,54 2,55 7,23 - NII huy động 14,21 14,62 12,99 1.2.NII DN Siêu vi mô 3,27 2,20 2,94 - NII cho vay 0,68 1,64 2,33 - NII huy động 2,59 0,56 0,61 (Nguồn: Phòng tổng hợp NHTMCP CTVN - CN Nam TTHuế) Thu nhập từ lãi thuần khách hàng bán lẻ của Chi nhánh mặc dù có tăng trưởng nhưng tỷ lệ còn khá thấp. Chi nhánh cần tăng hiệu quả hoạt động từ mảng ngân hàng bán lẻ thông qua việc phát huy hiệu 14
  17. quả công tác huy động vốn, áp dụng lãi suất cho vay hợp lý nhưng vẫn đảm bảo cạnh tranh. 2.2.1.3 Chất lượng tín dụng Bảng 2.13: Chất lƣợng tín dụng của Chi nhánh từ năm 2015 - 2017 Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu dư nợ Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Dư nợ chi nhánh 1.463.690 2.006.482 2.593.201 Nợ nhóm 2 2.725 - 21.775 Nợ xấu 50.903 45.297 24.263 Tỷ lệ nợ xấu/ Tổng dư nợ (%) 3.48 2.26 0.936 Nợ đã bán VAMC 80.465 70.123 0 Nợ XLRR 21.250 21.051 61.764 (Nguồn: Phòng tổng hợp NHTMCP CTVN - CN Nam TTHuế) Tỷ lệ nợ xấu mặc dù có giảm nhưng vẫn còn khá cao so với toàn hệ thống. Đây là một khó khăn lớn của Chi nhánh. Bảng 2.14: Chất lƣợng tín dụng khách hàng bán lẻ của Chi nhánh năm 2015 - 2017 Đvt: Triệu đồng Năm Năm Năm Chỉ tiêu dư nợ 2015 2016 2017 1. Nợ quá hạn KHCN 1.1. Dư nợ nhóm 2 0 0 15.182 % nợ nhóm 2/Tổng dư nợ KHCN 0 0 3,41 1.2. Dư nợ xấu 2.697 2.403 1.973 % nợ xấu/Tổng dư nợ KHCN 1,02 0,70 0,44 2. Nợ quá hạn KH SVM 2.1. Dư nợ nhóm 2 0 0 6.593 % nợ nhóm 2/Tổng dư nợ KH SVM 0 0 5,14 2.2. Dư nợ xấu 2.587 480 1.200 % nợ xấu/Tổng dư nợ KH SVM 2,11 0,49 0,93 (Nguồn: Phòng tổng hợp NHTMCP CTVN - CN Nam TTHuế) 15
  18. Dư nợ và tỷ lệ nợ nhóm 2 của Khách hàng bán lẻ bằng 0, tỷ lệ nợ xấu thấp. Điều này chứng tỏ cho vay khách hàng bán lẻ mức độ rủi ro thấp hơn so với cho vay các khách hàng khác. 2.2.1.4 Thị phần trên địa bàn tỉnh TT Huế: Theo báo cáo của Ngân hàng nhà nước tỉnh TT Huế, tính đến 31/12/2016, thị phần nguồn vốn Chi nhánh chiếm 4,06%, thị phần dư nợ chiếm 6,13%. Thị phần dư nợ của Chi nhánh mặc dù có tăng trưởng nhưng vẫn còn khá thấp. Chi nhánh cần nỗ lực hơn nữa trong công tác mở rộng thị phần, tiếp cận và thu hút nhiều hơn các khách hàng sử dụng sản phẩm dịch vụ của mình. 2.2.2 Năng lực cạnh tranh dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại NHTMCP Công Thương Việt Nam - CN Nam Thừa Thiên Huế 2.2.2.1 Về sản phẩm dịch vụ Các sản phẩm dịch vụ khách hàng bán lẻ tại Vietinbank CN Nam TT Huế có thể được tóm tắt như sau: - Về cho vay: + Phân tích dư nợ KHBL: Bảng 2.15: Dƣ nợ cho vay theo mục đích vay khách hàng bán lẻ của Chi nhánh từ năm 2015 - 2017 Đvt: Triệu đồng Năm Năm Năm 2016/2015 2017/2016 Chỉ tiêu 2015 2016 2016 (+/-) % (+/-) % 1.Dư nợ cuối kỳ KHBL 386.459 443.044 573,629 56.585 14,64 130.585 29.47 1.1.Dư nợ KHCN, HGĐ 263.837 345.702 445,240 81.865 31,03 99.538 28.79 - Tiêu dùng 103.416 180.776 209,985 77.360 74,80 29.209 16.16 - SXKD 83.405 150.028 226,578 66.623 79,88 76.550 51.02 - Đặc thù 77.016 13.561 7,237 -63.455 -82,39 -6.324 -46.63 - Thẻ tín dụng 1.043 1.337 1,439 294 28,19 102 7.63 1.2.Dư nợ DN Siêu vi mô 122.622 97.342 128,389 -25.280 -20,62 31.047 31.89 (Nguồn: Phòng tổng hợp NHTMCP CTVN - CN Nam TTHuế) Tổng dư nợ bán lẻ của Chi nhánh tăng đều qua các năm. Tuy nhiên, năng lực cạnh tranh của Chi nhánh thể hiện qua con số thị phần mà Chi nhánh đạt được. Thị phần dư nợ đến thời điểm cuối năm 2017 của Chi nhánh được cụ thể qua bảng sau: 16
  19. Bảng 2.16: Thị phần dƣ nợ cho vay của Chi nhánh trên địa bàn tỉnh TTHuế năm2017 STT Ngân hàng Thị phần 1 Agribank 18,17% 2 BIDV CN TTHuế 15,95% 3 Vietinbank TTHuế 9,46% 4 Vietcombank 8,79% 5 BIDV Phú Xuân 7,47% 6 Vietinbank Nam TTHuế 7,14% 7 Sacombank 3,88% 8 Bắc Á Bank 2,73% 9 MB Bank 2,48% 10 NH khác 23,93% Tổng (trừ Ngân hàng Phát triển) 100% (Nguồn: Báo cáo thị phần của Ngân hàng Nhà nước tỉnh TT Huế) Theo Bảng 2.16, trong 24 ngân hàng TMCP trên địa bàn tỉnh TT Huế, thị phần dư nợ của Chi nhánh đứng thứ 6, chiếm 7,14% thị phần dư nợ toàn tỉnh. Chi nhánh đã chiếm được một phần dư nợ đáng kể trên địa bàn, tuy nhiên con số này vẫn còn khá khiêm tốn khi so sánh với các ngân hàng thương mại có vốn nhà nước trên địa bàn. + Hiện tại, các sản phẩm cho vay khách hàng bán lẻ tại chi nhánh rất phong phú và đa dạng, đáp ứng tối đa nhu cầu khách hàng. + Về lãi suất cho vay: Vietinbank ban hành các chương trình ưu đãi lãi suất để cung cấp cho khách hàng các sản phẩm dịch vụ với mức lãi suất cạnh tranh trên thị trường. Ngoài việc ban hành các chương trình lãi suất ưu đãi, Tổng giám đốc NH TMCP Công thương Việt Nam còn giao quyền tự chủ cho các Giám đốc chi nhánh được giảm từ 1,0% đến 1,5% so với sàn lãi suất cho vay của các chương trình trên. - Về huy động vốn: mức lãi suất huy động của chi nhánh một mặt tuân thủ mức trần lãi suất qui định của NHCT Việt Nam và NH nhà nước, một mặt đảm bảo mức cạnh tranh trên thị trường. Thị phần nguồn vốn của chi nhánh trên địa bàn tỉnh TT Huế đến cuối năm 2016 cụ thể như sau: 17
  20. Bảng 2.17: Thị phần nguồn vốn của Chi nhánh trên địa bàn tỉnh TTHuế năm 2017 TT Ngân hàng Thị phần 1 Agribank 20,60% 2 Vietcombank 14,32% 3 Vietinbank TTHuế 10,38% 4 BIDV CN TTHuế 9,67% 5 Sacombank 6,75% 6 VP Bank 4,94% 7 Quốc Dân 4,41% 8 SHB 4,39% 9 Đại Chúng 4,24% 10 MB Bank 3,31% 11 Vietinbank Nam TTHuế 3,14% 12 NH khác 23,53% Tổng (trừ Ngân hàng Phát triển) 100% (Nguồn: Báo cáo thị phần của Ngân hàng Nhà nước tỉnh TT Huế) Theo Bảng 2.17, trong 24 ngân hàng TMCP trên địa bàn tỉnh TT Huế, thị phần nguồn vốn huy động của Chi nhánh đứng thứ 11, chiếm 3,14% nguồn vốn huy động toàn tỉnh nhưng vẫn còn khá thấp so với các ngân hàng đối thủ. - Về dịch vụ thẻ: các loại thẻ của chi nhánh đa dạng và phong phú, nhiều chương trình ưu đãi được ban hành để kích thích nhu cầu sử dụng thẻ của khách hàng. - Về dịch vụ ngân hàng điện tử: cung cấp dịch vụ ngân hàng online với nhiều tiện ích đáp ứng nhu cầu cho cả khách hàng cá nhân và doanh nghiệp siêu vi mô. 2.2.2.2 Về mạng lưới phân phối Mạng lưới của Chi nhánh bao gồm trụ sở chính ở thị xã Hương Thủy, hai PGD tại Thành phố Huế, một PGD tại thị trấn Phú Lộc, huyện Phú Lộc. Tuy nhiên, khi so sánh với các ngân hàng khác trên địa bàn tỉnh TT Huế, mạng lưới của Chi nhánh còn hạn chế. Chi nhánh đã có kế hoạch mở thêm 01 PGD ở trung tâm huyện Phong Điền, tỉnh TT Huế và đang chờ được phê duyệt. 2.2.2.3 Về việc xúc tiến, hỗ trợ kinh doanh Chi nhánh đã chú trọng đến công tác này nhưng vẫn còn hạn chế, đặc biệt là mảng xúc tiến truyền thông. Chi nhánh cần đẩy mạnh công tác truyền thông để tiếp cận được nhiều đối tượng khách hàng 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0