Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Sở giao dịch
lượt xem 5
download
Nội dung của đề tài nghiên cứu được cấu trúc thành 3 chương, được trình bày như sau: Cơ sở khoa học về phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ của Ngân hàng thương mại; Thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Sở giao dịch; Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Sở giao dịch
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ -----/----- -----/----- HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HOÀNG THỊ HỒNG HẠNH PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH SỞ GIAO DỊCH TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG Mã số: 8 34 02 01 HÀ NỘI – NĂM 2019
- Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN THỊ THÙY VINH Phản biện 1:………………………………………………………… ………………………………………………………………………. Phản biện 2:………………………………………………………… ………………………………………………………………………. Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Địa điểm: Phòng họp ….. Nhà...... - Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Số: 77 - Đường Nguyễn Chí Thanh - Quận Đống Đa – TP Hà Nội Thời gian: vào hồi …… giờ …… tháng …… năm 2019 Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang Web Khoa Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia
- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ đang là một xu thế yếu đối với các ngân hàng thương mại hiện nay nhằm đa dạng hóa loại hình sản phẩm dịch vụ, gia tăng thị phần và tăng sức cạnh tranh của ngân hàng. Hoạt động ngân hàng bán lẻ có vai trò quan trọng trong việc tạo nền tảng, phát triển hoạt động kinh doanh của ngân hàng, mang lại nguồn lợi nhuận ổn định cho ngân hàng. Ở Việt Nam, kể từ khi đổi mới đất nước và đặc biệt là sau giai đoạn hội nhập WTO đến nay, nền kinh tế nước ta liên tục đạt đà tăng trưởng cao, tốc độ tăng trưởng kinh tế trong những năm gần đây luôn đạt từ 6,5% - 7,08%/năm, thu nhập bình quân đầu người hàng năm được tăng lên đáng kể, năm 2006 GDP bình quân đầu người đạt 797 USD/người và đến năm 2018 đạt 2.587 USD/ người. Đây là điều kiện, cơ hội rất thuận lợi để các ngân hàng trong nước nắm bắt, tận dụng để phát triển cạnh tranh thị phần với các ngân hàng nước ngoài vốn có bề dày kinh nghiệm trong việc phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ. Trong những năm gần đây, một số ngân hàng tiêu biểu trong nước đã đi đầu trong lĩnh vực này như Vietcombank, BIDV, Vietinbank, HD Bank, Techcombank… Tuy nhiên, trong cuộc chạy đua phát triển dịch vụ bán lẻ này, dường như thương hiệu Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam so với các đối thủ khác chưa tạo được sức hấp dẫn, thu hút đối với khách hàng. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Sở giao dịch có hoạt động dịch vụ ngân hàng bán lẻ còn khá manh mún, rời rạc, nguồn lợi nhuận đem lại chủ yếu vẫn từ các hoạt động truyền thống, nhiều sản phẩm dịch vụ đi sau các ngân hàng khác và chất lượng dịch vụ còn nhiều điều đáng bàn do chưa có 1
- chiến lược cạnh tranh rõ ràng để thu hút thị trường rất tiềm năng đang ngày càng rơi vào tay các đối thủ cạnh tranh. Trên cơ sở những nguyên nhân trên, tác giả đã lựa chọn đề tài Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Sở giao dịch” để nghiên cứu. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Liên quan đến vấn đề phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ (NHBL) tại các ngân hàng thương mại đã được nhiều tác giả quan tâm, nghiên cứu trong thời gian qua với nhiều góc độ khác nhau, có thể kể đến một số Đề tài nghiên cứu tiêu biểu như sau: - Luận án Tiến sỹ kinh tế của nghiên cứu sinh Vũ Thị Ngọc Dung với Đề tài Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam” (năm 2010) tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân. - Luận văn Thạc sỹ kinh tế của tác giả Phạm Thị Hà Giang nghiên cứu về đề tài: Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Hà Thành”, năm 2008, trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Nhìn chung, các đề tài nghiên cứu trên đều đã có quan điểm xác định Ngân hàng bán lẻ là nơi cung ứng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng tới từng hộ gia đình, cá nhân riêng lẻ thông qua mạng lưới chi nhánh hoặc nhờ các phương tiện công nghệ thông tin, điện tử viễn thông. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có luận văn nào viết về dịch vụ NHBL tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh Sở giao dịch. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích nghiên cứu 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 2
- 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: các dịch vụ ngân hàng và sự phát triển các sản phẩm dịch vụ NHBL của ngân hàng thương mại. - Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu phát triển dịch vụ NHBL tại NHNo&PTNT VN - Chi nhánh Sở giao dịch với số liệu tập trung nghiên cứu 3 năm từ năm 2016 đến năm 2018. 5. Phư n ph p n hiên cứu Tác giả đã sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp duy vật lịch sử, phương pháp thống kê, so sánh, điều tra khảo sát, phân tích tổng hợp để tìm ra giải pháp nhằm phát triển dịch vụ bán lẻ của NHNo&PTNT CN Sở giao dịch trong điều kiện hiện nay. 6. Ý n hĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của đề tài nghiên cứu được cấu trúc thành 3 chương: Chương 1. Cơ sở khoa học về phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ của Ngân hàng thương mại Chương 2. Thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ của NHNo&PTNT VN - Chi nhánh Sở giao dịch Chương 3. Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại NHNo&PTNT VN - Chi nhánh Sở giao dịch 3
- Chư n 1 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Tổn quan về dịch vụ n ân hàn b n lẻ của n ân hàn thư n mại 1.1.1. Khái niệm về dịch vụ ngân hàng bán lẻ Theo từ điển Tài chính – Đầu tư – Ngân hàng – Kế toán Anh Việt (NXB Khoa học và Kinh tế, 1999), dịch vụ NHBL là các dịch vụ ngân hàng được thực hiện với khách hàng là công chúng, thường có quy mô nhỏ và thông qua các chi nhánh. Trong luận văn này, tác giả sử dụng định nghĩa dịch vụ NHBL của NHTM là dịch vụ cung ứng các sản phẩm dịch vụ cho các cá nhân, hộ gia đình, các doanh nghiệp nhỏ và vừa thông qua các mạng lưới Chi nhánh hoặc thông qua các phương tiện công nghệ thông tin, dịch vụ viễn thông hiện đại. 1.1.2. Đặc điểm dịch vụ NHBL của NHTM 1.1.2.1. Khách hàng 1.1.2.2. Số lượng và quy mô giao dịch 1.1.2.3. Ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại 1.1.2.4. Mạng lưới phân phối rộng, sản phẩm dịch vụ đa dạng 1.1.3. Các sản phẩm và dịch vụ của Ngân hàng bán lẻ 1.1.3.1. Dịch vụ huy động vốn của NHBL - Tiền gửi thanh toán trong hoạt động huy động vốn - Tiết kiệm tiền gửi trong hoạt động huy động vốn - Giấy tờ có giá trong hoạt động huy động vốn 1.1.3.2. Các sản phẩm dịch vụ thuộc hoạt động cho vay của NHBL - Cho vay tiêu dùng 4
- - Cho vay trả góp - Cho vay du học - Cho vay thấu chi - Cho vay chiết khấu: - Bao thanh toán - Cho vay dựa trên các khoản phải thu - Cho vay theo hạn mức tín dụng - Cho vay từng lần 1.1.3.3. Các sản phẩm dịch vụ khác - Dịch vụ thanh toán - Sản phẩm dịch vụ thẻ - Sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử - Dịch vụ chi trả lương - Dịch vụ mua bán ngoại tệ - Dịch vụ ủy thác - Dịch vụ bảo lãnh - Dịch vụ tư vấn tài chính 1.2. Ph t triển dịch vụ n ân hàn b n lẻ của NHTM 1.2.1. Quan điểm về sự phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ của NHTM Phát triển dịch vụ NHBL là mở rộng các sản phẩm, dịch vụ NHBL trở nên đa dạng, phong phú hơn, đồng thời gia tăng chất lượng dịch vụ để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Phát triển dịch vụ NHBL không chỉ là phát triển theo chiều rộng nhằm thỏa mãn nhu cầu về các loại hình sản phẩm dịch vụ của mọi đối tượng khách hàng, đáp ứng yêu cầu phát triển chung của nền kinh tế, mà còn tập trung phát triển cả chiều sâu nhằm không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm của mình. 5
- 1.2.2. Vai trò của phát triển dịch vụ bán lẻ - Đối với các ngân hàng: Tạo thêm nhiều cơ hội gia tăng lợi nhuận cho các ngân hàng, thu hút được nguồn vổn định với chi phí thấp, thiết lập tốt hơn các mối quan hệ với khách hàng, nâng cao năng lực cạnh tranh của mình, tạo tiền đề thuận lợi cho các NHTM trong việc hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng sự xâm nhập và liên kết các dịch vụ tài chính. - Đối với khách hàng: Dịch vụ NHBL hiện đại giúp khách hàng tiết kiệm thời gian giao dịch, chi phí và tiếp cận với ngân hàng nhanh và hiệu quả hơn. - Đối với nền kinh tế: Dịch vụ NHBL đẩy nhanh quá trình lưu thông tiền tệ và hàng hóa, thúc đẩy sự phát triển của thương mại, đặc biệt là thương mại điện tử, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về tiền tệ, kiểm soát các hành vi gian lận thương mại và góp phần thúc đẩy thói quen không dùng tiền mặt, đảm bảo an toàn trong giao dịch. 1.2.3. Các tiêu chí đánh giá sự phát triển dịch vụ bán lẻ của NHTM 1.2.3.1. Các chỉ tiêu định tính - Tính tiện ích của sản phẩm dịch vụ - Sự hài lòng của khách hàng - An toàn cho khách hàng trong hoạt động NHBL - Mức độ đầu tư vào nguồn nhân lực và khoa học công nghệ 1.2.3.2. Các chỉ tiêu định lượng - Số lượng sản phẩm dịch vụ, quy mô thị phần dịch vụ NHBL - Số lượng khách hàng cá nhân và hộ gia đình sử dụng dịch vụ sản phẩm DVBL - Quy mô mạng lưới giao dịch - Tỷ trọng lợi nhuận từ dịch vụ bán lẻ trên Tổng thu nhập. 6
- 1.3. C c nhân tố ảnh hưởn tới sự ph t triển của dịch vụ b n lẻ của NHTM 1.3.1. Nhân tố chủ quan - Giá cả của dịch vụ ngân hàng - Chất lượng nguồn nhân lực - Bộ máy tổ chức và trình độ quản lý điều hành - Cơ sở vật chất, kỹ thuật công nghệ của ngân hàng - Hoạt động Marketing ngân hàng - Uy tín thương hiệu, năng lực tài chính và kênh phân phối sản phẩm - Các nhân tố khác 1.3.2. Nhân tố khách quan - Môi trường chính trị - pháp lý của Nhà nước - Môi trường cạnh tranh - Trình độ dân trí và thói quen tiêu dùng và sử dụng sản phẩm dịch vụ của ngân hàng - Sự phát triển và ứng dụng CNTT 1.4. Kinh n hiệm ph t triển dịch vụ NHBL của một số NHTM tron và n oài nước và bài học kinh n hiệm 1.4.1. Kinh nghiệm phát triển dịch vụ NHBL của một số NHTM trong và ngoài nước Ngân hàng Citibank – Mỹ Ngân hàng HSBC - Anh Ngân hàng Vietcombank Chi nhánh Thăng Long 1.4.2. Bài học kinh nghiệm Một là, cần trú trọng ứng dụng CNTT để hiện đại hóa ngân hàng, phát triển những sản phẩm tiện ích có hàm lượng công nghệ cao, đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Đầu tư vào công nghệ hiện đại 7
- để bảo mật thông tin cho khách hàng đồng thời phát triển kênh phân phối hiện đại; Hai là, nâng cao công tác quản trị rủi ro để giảm thiểu rủi ro xuống một cách thấp nhất và đem lại lợi nhuận cao nhất. Xây dựng hệ thống kiểm soát và quản lý rủi ro hoạt động tín dụng; tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ, qua đó dự báo, cảnh báo để đảm bảo an toàn, lành mạnh trong hoạt động và tuân thủ các quy định của Nhà nước. Ba là, đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ. Ngân hàng cần luôn luôn nghiên cứu thị trường, nghiên cứu nhu cầu của khách hàng để đưa ra nhiều sản phẩm, dịch vụ với giá thành, chi phí thấp nhất để cạnh tranh với các ngân hàng khác. Bốn là, mở rộng các kênh phân phối để khách hàng có thể sử dụng dịch vụ một cách thuận lợi nhất. Năm là, xây dựng trung tâm chăm sóc khách hàng, qua đó hướng dẫn, tư vấn khách hàng sử dụng dịch vụ phù hợp với mục đích và nhu cầu của khách hàng.. Sáu là, xây dựng đội ngũ nguồn nhân lực chuyên nghiệp có chất lượng để đáp ứng yêu cầu về nghiệp vụ, đồng thời cũng đòi hỏi cán bộ phải có khả năng tiếp xúc để hiểu rõ nhu cầu của khách hàng, đưa ra những tư vấn hợp lý nhằm tối đa hóa lợi ích cho khách hàng. 8
- KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Trong Chương 1, Luận văn đã tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến dịch vụ NHBL như làm rõ khái niệm liên quan đến phát triển DVBL, đối tượng khách hàng của dịch vụ bán lẻ chính là các cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp nhỏ và vừa, đồng thời cũng khẳng định vai trò quan trọng của dịch vụ NHBL đối với ngân hàng như làm tăng khả năng cạnh tranh, gia tăng lợi nhuận ổn định và bền vững cho ngân hàng. Bên cạnh đó luận văn cũng đi vào phân tích những nhân tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến phát triển DVBL như là giá cả của dịch vụ, chất lượng sản phẩm dịch vụ, năng lực tài chính, uy tín thương hiệu, các kênh phân phối sản phẩm, môi trường chính trị - pháp lý của nhà nước, sự phát triển về hạ tầng kinh tế và công nghệ thông tin cũng như trình độ dân trí và thói quen tiêu dùng của khách hàng. Luận văn cũng đã chỉ ra những tiêu chí để đánh giá sự phát triển dịch vụ NHBL của một ngân hàng cần phải dựa trên sự đánh giá phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu. Ngoài ra, Luận văn cũng trình bày một số kinh nghiệm phát triển thành công dịch vụ NHBL của một số NHTM trên thế giới cũng như kinh nghiệm phát triển dịch vụ bán lẻ của một Chi nhánh ở Việt Nam đang thành công từ việc chuyển hướng tập trung sang phát triển dịch vụ NHBL, từ đó rút ra bài học phát triển dịch vụ NHBL cho các NHTM tại Việt Nam. Các nội dung trình bày ở Chương 1 là cơ sở lý luận rất cần thiết để nghiên cứu các chương tiếp theo của Luận văn. 9
- Chư n 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG No&PTNT VN CHI NHÁNH SỞ GIAO DỊCH 2.1. Giới thiệu chun về N ân hàn NNo&PTNT Việt Nam Chi nh nh Sở iao dịch 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng NNo&PTNT VN Chi nhánh Sở giao dịch Khái quát về Ngân hàng No&PTNT Việt Nam Khái quát về quá trình thành lập và phát triển Ngân hàng No&PTNT VN Chi nhánh Sở giao dịch 2.1.2. Cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của Ngân hàng No&PTNT Chi nhánh Sở giao dịch C cấu tổ chức Tính đến ngày 31/12/2018, Chi nhánh Sở giao dịch có cơ cấu tổ chức gồm: Ban giám đốc (01 Giám đốc và 04 Phó giám đốc), 9 phòng chuyên môn nghiệp vụ là: Phòng Kế hoạch – Nguồn vốn, Phòng dịch vụ Marketing, Phòng Điện toán, Phòng Khách hàng hộ sản xuất và cá nhân, Phòng Khách hàng doanh nghiệp, Phòng Kinh doanh ngoại hối, Phòng Kiểm tra và kiểm soát nội bộ, Phòng Kế toán Ngân quỹ và Phòng Hành chính – Nhân sự. 10
- Hình 2. 1. S đồ bộ máy tổ chức của Ngân hàng No&PTNT VN Chi nhánh Sở giao dịch BAN GIÁM ĐỐC Phòn Phòn Phòn Phòng Phòng Phòng Phòn Phòng Phòng g Kế g dịch Khách Kiểm g g HC-NS hoạc hàng tra và Kinh vụ Điện KH doanh Kế toán h hộ SX KSNB doan nguồ Make toán và CN nghiệp h ngân n vốn ting ngoại hối quỹ PHÒNG PHÒNG PHÒNG PHÒNG PHÒNG GIAO GIAO GIAO GIAO GIAO DỊCH SỐ DỊCH SỐ DỊCH SỐ DỊCH SỐ DỊCH SỐ 01 02 03 04 05 (Nguồn: Báo cáo thực hiện nhiệm vụ kinh doanh năm 2016-2018) Chức năn , nhiệm vụ chính của Chi nhánh Sở giao dịch 2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng No&PTNT Việt Nam Chi nhánh Sở giao dịch trong những năm vừa qua 2.2. Thực trạn ph t triển dịch vụ n ân hàn b n lẻ của N ân hàn No&PTNT Việt Nam Chi nh nh Sở iao dịch iai đoạn 2016 - 2018 2.2.1. Phân tích theo nhóm chỉ tiêu định tính Theo kết quả khảo sát ý kiến của khách hàng đánh giá về chất lượng sản phẩm dịch vụ được thực hiện trong thời gian 2 tuần từ ngày từ ngày 10/6-21/6/2019 cho thấy: 11
- 2.2.1.1. Tính tiện ích của sản phẩm dịch vụ Đánh giá về tính tiện ích của sản phẩm dịch vụ có 51,19% khách hàng được khảo sát cho rằng ngân hàng cung cấp chưa đa dạng các sản phẩm dịch vụ và 41,07% ý kiến không hài lòng khi cho rằng các loại hình sản phẩm dịch vụ mới đã đáp ứng được nhu cầu và mang lại tiện ích cho khách hàng. 2.2.1.2. Sự hài lòng của khách hàng Biểu đồ 2. 1. Mức độ hài lòng của khách hàng về chất lượng SPDV 80,000% 60,000% 40,000% 20,000% ,000% Sự an toàn của Sự đa dạng Giá cả của SPDV Chất lượng DV SPDV của SPDV khác Rất hài lòng Hài lòng Không hài lòng (Nguồn: Kết quả khảo sát ) 2.2.1.3. An toàn cho khách hàng trong hoạt động 2.2.2. Phân tích theo nhóm chỉ tiêu định lượng 2.2.2.1. Số lượng và quy mô các dịch vụ ngân hàng bán lẻ Về số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ NHBL Quy mô các sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ Ngân hàng No&PTNT VN Chi nhánh Sở giao dịch hiện có trên 200 sản phẩm dịch vụ được chia thành các nhóm chính như sau: Tình hình huy động vốn 12
- Bảng 2. 1. C cấu tiền gửi theo khách hàng tại NH No&PTNT Chi nhánh Sở giao dịch iai đoạn 2016 - 2018 Đơn vị tính: số tiền: tỷ đồng; Năm 2016 2017 2018 % so % so % so Số với với Số với Số tiền Chỉ tiêu tiền năm năm tiền năm trước trước trước 1. TG của khách hàng 1.189 1.307 1.452 cá nhân 2. TG của khách hàng DN NVV 497 645 790 3. TG của khách hàng doanh nghiệp lớn 1.689 1.798 1.612 Tổng cộng 3.375 87,7 3.750 111,1 3.854 102,77 (Nguồn: Phòng Kế toán ngân quỹ, NH No&PTNT Chi nhánh Sở giao dịch) Dịch vụ tín dụng Bảng 2.5. Tình hình dư nợ tại NHNo&PTNT Chi nhánh Sở giao dịch iai đoạn 2016-2018 Đvt: tỷ đồng Năm 2016 2017 2018 Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ Chỉ tiêu Số tiền Số tiền Số tiền (%) (%) (%) Tổn dư nợ 3.766,6 100 3.978 100 4.739 100 A. Phân loại theo KH 3.766,6 100 3.978 100 4.739 100 1. Doanh nghiệp lớn 2.727 72,4 2.461,6 61,88 2.689 56,74 2. DN NVV 691 18,34 895 22,5 983 20,74 3. Cá nhân, hộ sx 349 9,26 621,5 15,62 1.067,5 22,52 B. Phân loại theo ngoại tệ VND 3.543 94,06 3.749 94,24 4.599,6 97,06 USD, EUR(đvt triệu USD) 10,08 5,94 10,223 5,76 6,02 2,94 B. Phân loại theo 3.766,6 100 3.978 100 4.739 100 thời gian 1. Ngắn hạn 1.726 45,82 1.611 40,50 2.355,2 49,70 2. Trung và dài hạn 2.040,6 54,18 2.367 59,50 2.384 50,30 (Nguồn: Báo cáo thực hiện nhiệm vụ kinh doanh của Agribank CN SGD) 13
- Dịch vụ thanh toán Bảng 2.6. Dịch vụ thanh toán của khách hàng cá nhân và DNVVN tại NHNo&PTNT Chi nhánh Sở giao dịch iai đoạn 2016 - 2018 Đơn vị: Tỷ đồng Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Tỷ Tỷ Tỷ Chuyển tiền Số Số trọng Số tiền trọng trọng tiền tiền (%) (%) (%) Séc 1.560 39,1 1.609 38,5 1.723 38,6 Ủy nhiệm chi 2.134 53,4 2.218 53,1 2.361 53,0 Ủy nhiệm thu 300 7,5 351 8,4 375 8,4 Tổng 3.994 100 4.178 100 4.459 100 (Nguồn: Agribank Chi nhánh Sở giao dịch) Dịch vụ thẻ Bảng 2. 8. Số thẻ phát hành tại NHNo&PTNT Chi nhánh Sở giao dịch iai đoạn 2016-2018 Đvt: cái 2016 2017 2018 Năm Tăn so Tăn so Tăn so Số với cùng Số với cùng Số với cùng lượng kỳ năm lượng kỳ năm lượng kỳ năm trước trước trước Chỉ tiêu Số lượng thẻ 32.612 15% 33.864 3,84% 35.009 3,38% (Nguồn: Agribank Chi nhánh Sở giao dịch) 14
- Biểu đồ 2.5. Thu phí dịch vụ thẻ tại Ngân hàng No&PTNT Chi nhánh Sở giao dịch iai đoạn 2016 – 2018 4000 3653 3147 3000 2.409 2000 Năm 2016 985 1000 613804 480528691 Năm 2017 0 Năm 2018 Phí phát hành Phí thanh toán Phí khác từ dịch thẻ thẻ vụ thẻ (Nguồn: Agribank Chi nhánh Sở giao dịch) Dịch vụ ngân hàng điện tử 2.2.1.2. Hệ thống mạng lưới giao dịch Ngân hàng NNo&PTNT Chi nhánh Sở giao dịch hiện có 05 Phòng giao dịch được đặt trên vị trí giao thông thuận lợi, đông người qua lại, có cơ sở vật chất khang trang nhằm mang lại cho khách hàng sự thuận tiện trong việc tiếp cận và mang đến dịch vụ tốt nhất cho các khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp trên địa bàn. Bảng 2.11. Tình hình hoạt động của các máy ATM/POS tại Ngân hàng No&PTNT Chi nhánh Sở giao dịch iai đoạn 2016 – 2018 Đơn vị tính: Số máy ATM, POS: cái; Doanh số qua thanh toán POS: tỷ đồng Năm Năm 2017 Năm 2018 2016 Diễn giải So với năm So với năm Số Số 2016 Số 2016 lượng lượng Tăn Tỷ lệ lượng Tăn Tỷ lệ trưởng % trưởng % Số máy ATM 15 17 2 13,33 20 3 17,65 Số máy POS 134 157 23 17,16 168 11 7,01 Doanh số thanh 134 tỷ 203 tỷ 69 tỷ 51,49 233 tỷ 30 tỷ 14,79 toán qua POS (Nguồn: Agribank Chi nhánh Sở giao dịch) 15
- 2.2.1.3. Thu nhập từ dịch vụ NHBL Bảng 2.12. Thu nhập từ hoạt động dịch vụ tại Ngân hàng No&PTNT Chi nhánh Sở giao dịch iai đoạn 2016 – 2018 Đơn vị: triệu đồng % TH Năm Năm % TH so Năm % TH so Chỉ tiêu so với 2016 2017 với KH 2018 với KH KH Thu từ dịch vụ thanh 6.184 94% 5.402,6 73% 5.381,7 77% toán trong nước Thu từ dịch vụ thanh 8.972 79,4% 5.632,5 51% 7.149,4 98% toán quốc tế Thu phí dịch vụ kiều 91 71,5% 110,4 76% 99,1 70,8% hối Thu từ dịch vụ thanh 2.409 106% 3.146,8 106% 3.652,8 83,2% toán thẻ Thu dịch vụ E-Banking 817 94% 1.070,5 91,3% 1.298,3 84,3% Thu ủy thác và đại lý 140 53,7% 90 30% 321,8 208,6% Bancassasurance Thu dịch vụ ngân quỹ 211 72,5% 192 73% 184,5 73,8% Thu dịch vụ khác 932,6 73% 1.227,2 103,6% 2.346,7 161,8% Thu ròng từ KD ngoại tệ 5.340 61% 4.756 74% 5.384,2 87,5% Cộng 25.120,3 79% 21.628 70% 25.809 91,1% (Nguồn: Agribank Chi nhánh Sở giao dịch) 2.3. Đ nh i thực trạn dịch vụ n ân hàn b n lẻ của N ân hàn No&PTNT Chi nh nh Sở iao dịch 2.3.1. Những kết quả đạt được Thứ nhất, các sản phẩm dịch vụ NHBL của ngân hàng đã đem lại sự hài lòng cho khách hàng khi đáp ứng được những nhu cầu cơ bản cho khách hàng Thứ hai, các sản phẩm dịch vụ bán lẻ của Chi nhánh Sở giao dịch ngày càng phong phú, đa dạng và số lượng sản phẩm dịch vụ ngày càng gia tăng. Thứ ba, tổng dư nợ bán lẻ và dư nợ bán lẻ bình quân trên một 16
- khách hàng của tín dụng bán lẻ có xu hướng ngày càng tăng Thứ tư, số lượng khách hàng cá nhân và hộ gia đình, DNVVN sử dụng sản phẩm dịch vụ ngày càng tăng Thứ năm, thu nhập từ hoạt động dịch vụ bán lẻ ngày càng tăng Thứ sáu, quy mô, mạng lưới hoạt động ngày càng mở rộng và phát triển Thứ bảy, đảm bảo sự an toàn trong hoạt động ngân hàng và an toàn đối với tài sản, thông tin của khách hàng 2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân 2.3.2.1. Hạn chế - SPDV còn mang tính truyền thống cao, chưa tạo được sự khác biệt hoàn toàn, chưa nổi trội hẳn so với các ngân hàng khác, các sản phẩm còn chưa phong phú. - Các chương trình khuyến mãi, tri ân khách hàng của các NHTM khác đặc biệt, hấp dẫn và đa dạng hơn. - Các sản phẩm huy động vốn: lãi suất đưa ra chưa hấp dẫn nên dẫn đến nguồn vốn huy động còn giảm chưa đạt kế hoạch đề ra. - Điều kiện cho vay và thủ tục cho vay còn rườm rà, phức tạp, mức lãi suất dù đã có ưu đãi nhưng đôi khi còn cao. - Dịch vụ ngân hàng điện tử chưa đa dạng về tiện ích như các ngân hàng khác. - Giá cả của dịch vụ nhiều loại thấp hơn các ngân hàng khác nhưng có nhiều loại lại cao hơn - Thu nhập chính hiện nay vẫn là thu nhập từ lãi cho vay, các khoản thu nhập từ các DVBL khác còn chiếm tỷ trọng tương đối thấp. - Một số khách hàng còn chưa hài lòng về thái độ, phong cách phục vụ. - Công tác truyền thông SPDV đến khách hàng chưa đa dạng về 17
- hình thức, chưa ấn tượng đủ để lôi kéo khách hàng sử dụng dịch vụ, - Thiếu các sản phẩm bán chéo, sản phẩm liên kết và sản phẩm trọn gói, nhân viên ngân hàng còn thụ động trong việc tiếp thị khách hàng sử dụng các dịch vụ này. - Hệ thống phòng giao dịch hoặc các điểm ATM, POS mặc đù đã được đầu tư phát triển nhưng số lượng còn ít. 2.3.2.2. Nguyên nhân * Nguyên nhân khách quan - Môi trường pháp lý còn chưa đầy đủ và đồng bộ, chưa phù hợp với tình hình thực tế - Theo các quy định hiện nay, hoạt động ngân hàng đang dựa chủ yếu vào các giao dịch thủ công với nhiều loại giấy tờ; - Do trình độ kinh tế - xã hội nước ta còn thấp, người dân vẫn có thói quen thích sử dụng tiền mặt. - Một số ngân hàng có sự thỏa thuận ngầm về lãi suất đã tạo sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các ngân hàng với nhau. * Nguyên nhân chủ quan - Ban lãnh đạo chi nhánh vẫn chưa thực sự quyết liệt, tìm mọi biện pháp để chuyển hướng sang DVBL; - Các sản phẩm chưa phong phú và đa dạng, chưa đáp ứng được yêu cầu của khách hàng; - Thời gian, thủ tục thẩm định dự án, phê duyệt khoản vay của Agribank còn nhiều bất cập và kéo dài - Hoạt động Marketing còn thiếu chuyên nghiệp và bài bản; - Chất lượng nguồn nhân lực còn thấp, - Chính sách giá chưa linh hoạt đối với từng đối tượng khách hàng. 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 788 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Hoạch định chiến lược kinh doanh dịch vụ khách sạn tại công ty cổ phần du lịch - dịch vụ Hội An
26 p | 421 | 83
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản tại Công ty TNHH Thẩm định giá và Dịch vụ tài chính Đà Nẵng
26 p | 504 | 76
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 542 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 527 | 47
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Cải cách thủ tục hành chính ở ủy ban nhân dân xã, thị trấn tại huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
26 p | 342 | 41
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Dầu khí Toàn Cầu
26 p | 305 | 39
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng chương trình tích hợp xử lý chữ viết tắt, gõ tắt
26 p | 330 | 35
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 350 | 27
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 246 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 286 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Phân tích và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác lập dự án đầu tư ở Công ty cổ phần tư vấn xây dựng Petrolimex
1 p | 114 | 10
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra ở Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang
26 p | 228 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Lý thuyết độ đo và ứng dụng trong toán sơ cấp
21 p | 220 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển thương hiệu Trần của Công ty TNHH MTV Ẩm thực Trần
26 p | 99 | 8
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 264 | 7
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Các cấu trúc đại số của tập thô và ngữ nghĩa của tập mờ trong lý thuyết tập thô
26 p | 233 | 3
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu tính chất hấp phụ một số hợp chất hữu cơ trên vật liệu MCM-41
13 p | 199 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn