Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng TMCP dầu khí toàn cầu - chi nhánh Ninh Bình
lượt xem 1
download
Luận văn tiến hành phân tích và đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng TMCP dầu khí toàn cầu - Chi nhánh Ninh Bình. Đề xuất giải pháp để hoàn thiện việc phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng TMCP dầu khí toàn cầu - Chi nhánh Ninh Bình.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng TMCP dầu khí toàn cầu - chi nhánh Ninh Bình
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG --------------------------------------- Họ và tên học viên – Mã học viên NGUYỄN THỊ BÍCH THỦY - C00924 PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG TMCP DẦU KHÍ TOÀN CẦU - CHI NHÁNH NINH BÌNH TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH DOANH VÀ QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG MÃ SỐ: 60340201 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. Cao Thị Ý Nhi HÀ NỘI - NĂM 2018
- LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Với xu thế tất yếu của quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, vấn đề cạnh tranh được đặt ra cực kỳ quan trọng đối với hầu hết các lĩnh vực trong nền kinh tế nước ta, trong lĩnh vực đó ngân hàng rất được chú trọng bởi hiện nay lĩnh vực ngân hàng Việt Nam còn khoảng cách khá xa so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Hơn nữa, theo xu thế hội nhập chúng ta đang phải đối mặt với sự gia nhập của nước ngoài, các tập đoàn tài chính đa quốc gia với sự dày dạn kinh nghiệm, với tiềm lực tài chính khổng lồ, công nghệ hiện đại… thì để tồn tại và phát triển dù muốn hay không phải có sự "thay da đổi thịt" thật sự trong lĩnh vực ngân hàng, các ngân hàng Việt Nam phải có những nỗ lực hết mình để bắt kịp tiến trình hiện đại hóa ngân hàng mà trước hết phải làm sao để có ứng dụng ngân hàng điện tử một cách hiệu quả nhất. Vài thập niên gần đây, những thành tựu trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật đã đưa nhân loại bước sang một thời kỳ văn minh hậu công nghiệp. Trong số những thành tựu đó phải kể đến sự phát triển của công nghệ thông tin. Có thể nói sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin đã góp phần không nhỏ cho sự phát triển của dịch vụ ngân hàng điện tử thế giới. Dịch vụ ngân hàng điện tử còn khá mới mẻ ở Việt Nam, nhưng với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin thì chắc chắn đây sẽ là mảng dịch vụ chủ đạo của các ngân hàng thương mại tương lai. Hầu hết các ngân hàng trong nước hiện nay đã đang ngắm tới mảng dịch vụ này với mục tiêu phát triển bền vững trong tương lai. Vì vậy, để tồn tại và phát triển Ngân hàng TMCP dầu khí toàn cầu - Chi nhánh Ninh Bình đang phấn đấu và nỗ lực hết mình để bắt kịp tiến trình hiện đại hóa ngân hàng, tập trung phát triển các ứng dụng ngân hàng hiện đại, trong đó chú trọng dịch vụ Ngân hàng điện tử, không ngừng hoàn thiện những nghiệp vụ truyền thống, đáp ứng yêu cầu nâng cao năng lực cạnh tranh, hội nhập và phát triển. Bên cạnh việc đầu tư công nghệ, kỹ thuật thì Ngân hàng cũng nhận thấy việc phát triển đội ngũ nhân viên, quy trình quản lý ngân hàng điện tử cũng là điều hết sức cần thiết cho việc phát triển quy mô ngân hàng điện tử nó giúp cho việc cung ứng dịch vụ trở nên nhanh chóng, an toàn, thuận tiện hơn đây là những yếu tố nâng cao sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ của Ngân hàng TMCP dầu khí toàn cầu. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử 1
- còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế. Việc tìm ra những biện pháp nhằm phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử vẫn là vấn đề đã và đang được đặt ra khá bức thiết. Chính vì vậy, "Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng TMCP dầu khí toàn cầu - Chi nhánh Ninh Bình" được chọn làm đề tài cho luận văn. 2. Mục đích nghiên cứu Hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến việc phát triển dịch vụ ngân hàng điện của Ngân hàng thương mại. Phân tích và đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng TMCP dầu khí toàn cầu - Chi nhánh Ninh Bình. Đề xuất giải pháp để hoàn thiện việc phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng TMCP dầu khí toàn cầu - Chi nhánh Ninh Bình. 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: + Dịch vụ Ngân hàng điện tử tại Ngân hàng thương mại. - Phạm vi nghiên cứu: + Không gian: Ngân hàng TMCP dầu khí toàn cầu - Chi nhánh Ninh Bình + Thời gian: Giai đoạn 2015÷2017 + Nội dung: Những sản phẩm Ngân hàng điện tử của Ngân hàng TMCP dầu khí toàn cầu - Chi nhánh Ninh Bình từ đó đưa ra giải pháp. 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu tổng quan - Phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích và so sánh. 5. Bố cục luận văn Ngoài phần mục luc, danh mục từ viết tắt, danh mục bảng biểu, phụ lục luận văn bố trí thành 03 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử của ngân hàng thương mại. Chương 2: Thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng TMCP dầu khí toàn cầu - Chi nhánh Ninh Bình. Chương 3: Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng TMCPdầu khí toàn cầu - Chi nhánh Ninh Bình. 2
- CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ 1.1.1. Khái niệm Dịch vụ ngân hàng điện tử tiếng Anh là Electronic Banking (viết tắt là E-banking là các dịch vụ của ngân hàng thông qua hệ thống phần mềm vi tính cho phép một khách hàng có thể truy cập từ xa vào một ngân hàng nhằm thu thập thông tin, thực hiện các giao dịch thanh toán, tài chính dựa trên các khoản lưu ký tại ngân hàng và đăng ký các dịch vụ mới. Cũng có thể hiểu cụ thể hơn, E-Banking là một hệ thống phần mềm tin học cho phép khách hàng có thể tìm hiểu thông tin hay thực hiện một số giao dịch ngân hàng thông qua phương tiện điện tử (công nghệ thông tin, điện tử, kỹ thuật số, truyền dẫn không dây, quang học, điện từ) 1.1.2. Các sản phẩm của dịch vụ Ngân hàng điện tử 1.1.2.1. Ngân hàng qua mạng internet Dù ở bất kỳ nơi nào, khách hàng cũng có thể biết được thông tin về sản phẩm dịch vụ, truy cập vào web của ngân hàng, xem thông tin giao dịch, in sao kê giao dịch, … hay thực hiện các giao dịch tài chính như: chuyển khoản, thanh toán hóa đơn, nạp tiền điện thoại… Để sử dụng dịch vụ Internet banking khách hàng đăng ký với ngân hàng sử dụng dịch vụ này để được cấp mật khẩu và tên truy cập. 1.1.2.2. Ngân hàng qua điện thoại Dịch vụ này được cung cấp qua một hệ thống máy chủ và phần mềm quản lý đặt tại ngân hàng, liên kết với khách hàng thông qua tổng đài dịch vụ. Với dịch vụ Phone banking khách hàng có thể ngồi tại nhà hay cơ quan dùng điện thoại gọi tới tổng đài của ngân hàng. Mobile banking là kênh phân phối hiện đại giúp khách hàng truy cập các dịch vụ ngân hàng từ xa bằng cách sử dụng các thiết bị di động kết nối với mạng viễn thông không dây. 1.1.2.3. Ngân hàng tại nhà Khách hàng giao dịch với ngân hàng qua mạng nhưng là mạng nội bộ (Intranet) do ngân hàng xây dựng riêng. Thông qua dịch vụ Home banking, khách hàng có thể thực hiện các giao dịch về chuyển tiền, liệt kê giao dịch, tỷ giá lãi suất… 3
- 1.1.2.4. Ngân hàng qua mạng di động Cùng với sự phát triển của mạng thông tin di động, các ngân hàng thương mại cũng đã nhanh chóng ứng dụng những công nghệ mới này vào các dịch vụ ngân hàng. Về nguyên tắc, thông tin bảo mật được mã hóa và trao đổi giữa trung tâm xử lý của ngân hàng và thiết bị di động của khách hàng (điện thoại di động, Pocket PC, Palm…) 1.1.2.5. Call center Call center là dịch vụ ngân hàng qua điện thoại với nhiệm vụ: Cung cấp tất cả các thông tin về sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, bao gồm: tiền gửi thanh toán, tiết kiệm, cho vay, chuyển tiền, …Giới thiệu qua điện thoại các sản phẩm thẻ của ngân hàng; Đăng ký làm thẻ qua điện thoại… 1.1.2.6. Dịch vụ lifestyle Hỗ trợ khách hàng tra cứu/tìm kiếm các điểm ưu đãi vàng hiện có của ngân hàng theo từng lĩnh vực ưu đãi, theo vị trí địa lý của điểm ưu đãi, theo khoảng giá sản phẩm dịch vụ của điểm ưu đãi hoặc theo từ khóa khách hàng tìm kiếm. 1.1.2.7. Smart banking Vấn tin tài khoản của khách hàng (tiền gửi thanh toán, tiết kiệm, tiền vay). Đăng ký sản phẩm dịch vụ Online (Tiền vay, thẻ).. Tra cứu tỷ giá, lãi suất, chuyển khoản nội bộ trong ngân hàng, chuyển tiền nhanh liên ngân hàng 24/7.… 1.1.2.8. KIOSK ngân hàng Trên đường phố sẽ đặt các trạm làm việc với đường kết nối Internet tốc độ cao. Khi khách hàng cần thực hiện giao dịch hoặc yêu cầu giao dịch, họ chỉ cần truy cập, cung cấp số chứng nhận cá nhân và mật khẩu để sử dụng dịch vụ của hệ thông ngân hàng phục vụ mình. 1.1.3. Đặc điểm của dịch vụ ngân hàng điện tử a) Các dịch vụ ngân hàng điện tử đều được phát triển dựa trên công nghệ hiện đại b) Các dịch vụ ngân hàng điện tử thường là các sản phẩm mang tính trọn gói vì thế đòi hỏi các ngân hàng thường xuyên bổ sung và nâng cao chất lượng dịch vụ c) Các DVNHĐT đòi hỏi trình độ nguồn nhân lực chất lượng cao d) Các DVNHĐT đòi hỏi vốn lớn để đầu tư cơ sở hạ tầng và công nghệ hiện đại 4
- 1.1.4. Vai trò của dịch vụ ngân hàng điện tử a) Đối với ngân hàng Ngân hàng có thể kiểm soát hầu hết các chu chuyển tiền tệ, cũng từ đó có thể hạn chế được việc chuyển tiền bất hợp pháp, tham nhũng… Đẩy mạnh việc liên kết, hợp tác giữa các ngân hàng ngày càng chặt chẽ, phát triển đa dạng, mạnh mẽ, rộng khắp trong nước và thế giới. b) Đối với khách hàng của ngân hàng Khách hàng có thể giao dịch bất cứ lúc nào trong ngày mà không cần tới ngân hàng giúp tiết kiệm thời gian và chi phí đi lại cho c) Đối với nền kinh tế Mạng thông tin cung cấp cho các tổ chức tín dụng nắm được diễn biến của các thị trường, tiền tệ, chứng khoán, hối đoái, những diễn biến về lãi suất, tỷ giá hối đoái. 1.2. PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.2.1. Quan điểm phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử là sự tăng trưởng quy mô cung ứng dịch vụ ngân hàng điện tử và gia tăng tỷ trọng thu nhập từ các dịch vụ này trển tổng thu nhập của ngân hàng, nhằm nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ bảo đảm đáp ứng ngày càng tốt hơn như cầu đa dạng của khách hàng dựa trên cơ sở kiểm soát rủi ro và gia tăng hiệu quả kinh doanh phù hợp với mục tiêu và chiến lược kinh doanh của ngân hàng qua từng thời kỳ. 1.2.2. Sự cần thiết phải phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử Quy luật của sự phát triển kinh tế xã hội, việc trao đổi mua bán hàng hóa diễn ra rộng khắp trên cả nước và cả thế giới, do đó, cần phải có những dịch vụ đi kèm đảm bảo an toàn cho các nhà đầu tư, thúc đẩy nhanh quá trình trao đổi tiền - hàng, tạo đà phát triển kinh tế. 1.2.3. Các tiêu chí đánh giá sự phát triển của ngân hàng điện tử 1.2.3.1. Mở rộng quy mô dịch vụ ngân hàng điện tử Sự ra tăng số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ: Chỉ tiêu này để phân tích sự tăng trưởng của khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử, cho thấy ngân hàng có chú trọng phát triển thị trường, phát triển và thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử 5
- hay không. Tốc độ tăng trưởng càng cao, càng tốt. Chỉ tiêu này được tính bằng cách so sánh số lượng khách hàng qua các năm. Sự gia tăng doanh thu từ sản phẩm, dịch vụ ngân hàng điện tử: Chỉ tiêu này để đánh giá hiệu quả của hoạt động dịch vụ ngân hàng điện tử thông qua việc đánh giá doanh thu từ dịch vụ thông qua các năm, đánh giá hàng năm có tăng lên hay không. Tốc độ tăng trưởng càng cao càng đánh giá được hiệu quả hoạt động của sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử. Chỉ tiêu này được tính bằng cách so sánh doanh thu của dịch vụ qua các năm. 1.2.3.2. Thu nhập từ dịch vụ ngân hàng điện tử Cho biết rõ nguồn gốc các khoản thu nhập trong kỳ của ngân hàng, từ đó, đánh giá tầm quan trọng, sự ổn định cũng như khả năng tăng trưởng của chúng trong tương lai. Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả hoạt động cung ứng dịch vụ ngân hàng điện tử của ngân hàng và là căn cứ để các nhà quản trị, nhà đầu tư đưa ra các quyết định phù hợp với thực tiễn. 1.2.3.3. Thị phần dịch vụ ngân hàng điện tử Chỉ tiêu này nói rõ phần sản phẩm ngân hàng điện tử của ngân hàng so với tổng sản phẩm tiêu thụ trên thị trường. 1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử 1.2.4.1. Nhân tố chủ quan Nguồn lực về tài chính Nguồn nhân lực Cơ sở vật chất và công nghệ Hoạt động Marketing ngân hàng 1.2.4.2. Nhân tố khách quan Môi trường pháp lý. Môi trường kinh tế. Môi trường chính trị – xã hội. Yếu tố tâm lý và thói quen tiêu dùng. Môi trường cạnh tranh. KẾT LUẬN CHƯƠNG I 6
- CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG TMCP DẦU KHÍ TOÀN CẦU - CHI NHÁNH NINH BÌNH 2.1. GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG TMCP DẦU KHÍ TOÀN CẦU - CHI NHÁNH NINH BÌNH Ngân hàng TMCP dầu khí toàn cầu - CN Ninh Bình có trụ sở chính tại số 173 đường Lê Đại Hành, phường Thanh Bình, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình. Ngân hàng được tổ chức theo mô hình quản lý trực tiếp, hiện có 04 phòng nghiệp vụ và 03 phòng giao dịch (Đến thời điểm 31/12/2017). 2.2. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP DẦU KHÍ TOÀN CẦU - CHI NHÁNH NINH BÌNH GIAI ĐOẠN 2015÷2017 2.2.1. Huy động vốn Quy mô huy động vốn Biểu đồ 2.1: Huy động vốn cuối kỳ giai đoạn 2015-2017 (Tỷ đồng) 2500 2175 2168 2000 1500 1000 482 500 0 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Nguồn: Báo cáo tổng kết GP bank - CN Ninh Bình Số huy động vốn cuối kỳ trong 03 năm qua thấy rằng hoạt động huy động vốn của GP bank sau khi chuyển đổi mô hình hoạt động nhận bàn giao từ Hội sở chính là 482 tỷ đồng năm 2015, số dư huy động vốn có bước đột phá trong năm 2016, 2017, đặc biệt năm 2016 nguồn vốn Chi nhánh đạt 2.175 tỷ đồng tăng gấp 4,51 lần so với thời điểm 2015. Năm 2017, nguồn vốn giảm 07 tỷ xuống còn 2.168 tỷ đồng. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do sự giảm nguồn vốn tiền gửi của tổ chức kinh tế (giảm 245 tỷ đồng) mà chủ yếu là các công ty xăng dầu, do giá dầu thế giới giảm, các công ty đã rút bớt tiền gửi tại các ngân hàng để phục vụ kinh doanh. Tiền gửi 7
- dân cư tăng trưởng tốt (246 tỷ trong năm 2015) nhưng cũng không bù đắp được sự suy giảm của tiền gửi tổ chức kinh tế. Cơ cấu huy động vốn Bảng 2.1. Cơ cấu huy động vốn của ngân hàng GP bank - CN Ninh Bình giai đoạn 2015÷2017 ĐVT: Tỷ đồng Năm Năm Năm Chỉ tiêu 2015 2016 2017 Tổng nguồn vốn huy động 482 2.175 2.168 1. Cơ cấu huy động vốn có kỳ hạn (%) 90,44% 90,22% Trong đó: Tiền gửi có kỳ hạn 1.967 1.965 Tiền gửi không kỳ hạn 208 212 2. Cơ cấu tiền gửi VNĐ (%) 93,29% 92,53% Trong đó: Tiền gửi VNĐ 2.030 2.006 Tiền gửi ngoại tệ 145 162 3. Cơ cấu huy động vốn theo thành phần 90,04% 47,12% 59,93% kinh tế (%) Trong đó: Huy động vốn dân cư 434 903 1.149 Huy động vốn tổ chức kinh tế 48 1.013 768 4. Thị phần trên địa bàn Ninh Bình 1,10% 3,72% 2,99% Nguồn: Báo cáo tổng kết GP bank - CN Ninh Bình từ các năm 2015÷2017 Thị phần huy động vốn Thị phần huy động vốn của GP bank - CN Ninh Bình tăng đều trong năm 2015, 2016 nhưng sang năm 2017 đã suy giảm còn 2,99%. Ninh Bình là địa phương có nhiều ngân hàng thương mại hoạt động nên các ngân hàng này đã gia tăng công tác huy động vốn nhằm cạnh tranh thị phần. Nhưng so với các ngân hàng khác thị phần của GP bank - CN Ninh Bình tương đối cao. 8
- 2.2.2. Sử dụng vốn Biểu đồ 2.2: Dư nợ tín dụng cuối kỳ giai đoạn 2015-2017 1500 1213 1000 813 500 401 0 2015 2016 2017 Nguồn: Báo cáo tổng kết GP bank - CN Ninh Bình từ các năm 2015÷2017 Tổng dư nợ trong hoạt động cho vay tại GP bank - CN Ninh Bình qua các năm có sự tăng trưởng ổn định. Dư nợ tín dụng năm 2015 tại thời điểm chuyển đổi mô hình hoạt động của ngân hàng là 401 tỷ đồng lên 1.213 tỷ đồng năm 2017 tăng 3,02 lần. Điều này cho thấy, GP bank - CN Ninh Bình đã dần tạo được một nền tảng khách hàng uy tín và quan hệ tín dụng tốt mang tính ổn định cao, mức dư nợ tín dụng luôn luôn có sự tăng trưởng và ổn định. Cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ. Tỷ trọng cho vay ngắn hạn tăng mạnh qua các năm đảm bảo tốt hơn sự phù hợp về kỳ hạn giữa nguồn huy động (chủ yếu là ngắn hạn từ dân cư và các tổ chức kinh tế) với kỳ hạn của các khoản cho vay. Biểu đồ 2.3: Dư nợ ngắn hạn, trung dài hạn giai đoạn 2015-2017 800 746 600 504 Cho vay ngắn 467 400 hạn (tỷ đồng) 309 Cho vay trung 240 200 161 dài hạn (tỷ đồng) 0 2015 2016 2017 Nguồn: Báo cáo tổng kết GP bank - CN Ninh Bình từ các năm 2015÷2017 9
- Bảng 2.2. Cơ cấu tín dụng của ngân hàng GP bank - CN Ninh Bình giai đoạn 2015÷2017 Năm Năm Năm TT Chỉ tiêu ĐVT 2015 2016 2017 Cơ cấu dư nợ VNĐ/Tổng dư 1 % 100 91,21 92,58 nợ. 1.1 Tr.đó: - Số tuyệt đối VNĐ Tỷ đồng 401 742 1.123 1.2 - Số tuyệt đối USD Tỷ đồng 0 71 90,54 2 Cơ cấu dư nợ bán lẻ % 12,47 17,55 20,94 Tr.đó: Số tuyệt đối bán lẻ Tỷ đồng 50 143 253,98 Cơ cấu dư nợ có tài sản bảo 3 % 74 75,5 80 đảm Nguồn: Báo cáo tổng kết GP bank - CN Ninh Bình từ các năm 2015÷2017 2.2.3. Hoạt động dịch vụ GPBank cung cấp đầy đủ các loại hình dịch vụ tài chính - ngân hàng tầm cỡ quốc tế như: tiết kiệm - tiền gửi, tín dụng bảo lãnh, thanh toán quốc tế, dịch vụ tài chính - du học, kinh doanh ngoại tệ, dịch vụ thẻ, dịch vụ chuyển tiền, dịch vụ Internet Banking, Mobile Banking... và nhiều dịch vụ ngân hàng khác dựa trên nền tảng công nghệ tiên tiến nhằm tối đa hóa lợi ích của khách hàng. 2.2.4. Kết quả hoạt động kinh doanh 10
- Bảng 2.3. Kết quả kinh doanh của ngân hàng GP bank - CN Ninh Bình giai đoạn 2015÷2017 ĐVT: Tỷ đồng Chênh lệch Chênh lệch Năm Năm Năm Chỉ tiêu 2016-2015 2017-2016 2015 2016 2017 +/- % +/- % 1. Thu nhập 246,93 361,86 404,29 114,93 46,54 42,43 11,72 2. Chi phí 219,24 331,28 347,34 112,04 51,10 16,06 4,84 3. Chênh lệch thu chi 27,7 30,58 59,95 2,88 10,40 29,37 96,04 - Trích dự phòng rủi ro 8,78 10,5 18,5 1,72 19,60 8 76,19 - LN trước thuế 18,92 20 38,45 1,08 5,70 18,45 92,25 Nguồn: Báo cáo tổng kết GP bank - CN Ninh Bình từ các năm 2015÷2017 Nhìn vào Bảng 2.3. Kết quả kinh doanh của GP bank - CN Ninh Bình giai đoạn 2015÷2017 ta thấy Chi nhánh không chỉ đạt được tốc độ tăng trưởng về lợi nhuận mà còn đạt được hiệu quả cao trong việc tăng hiệu quả lao động cũng như nâng cao chất lượng trong hoạt động kinh doanh. Chênh lệch thu chi có sự tăng trưởng đều qua các năm. Năm 2015 tổng chi phí là 219,24 tỷ đồng, năm 2016 tăng 112,04 tỷ đồng (tăng 51,10%) so với năm 2015. Đến năm 2017 tổng chi phí là 347,34 tỷ đồng tăng 4,84% so với năm 2016. 2.3. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ CỦA NGÂN HÀNG TMCP DẦU KHÍ TOÀN CẦU - CHI NHÁNH NINH BÌNH 2.3.1. Hệ thống ngân hàng điện tử tại GP bank - CN Ninh Bình Phần cứng Phần mềm 2.3.2. Phân tích thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại GP bank - CN Ninh Bình qua các tiêu chí phản ánh 2.3.2.1. Số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ và doanh thu từ sản phẩm, dịch vụ ngân hàng điện tử a) Dịch vụ ngân hàng trực tuyến - GP.Internet banking 11
- Bảng 2.4. Kết quả kinh doanh dịch vụ Internet banking của ngân hàng GP bank - CN Ninh Bình giai đoạn 2015÷2017 Năm 2016 Năm 2017 Năm Chỉ tiêu ĐVT Thực So với Thực So với 2015 hiện 2015 hiện 2016 Số lượng IB Khách 325 1.245 283% 4.525 263% cá nhân hàng Phí giao Triệu dịch IB thu 2,54 22,41 782% 94,52 321% đồng được Nguồn: Báo cáo tổng kết GP bank - CN Ninh Bình từ các năm 2015÷2017 Số liệu tại bảng 2.4 cho thấy số lượng khách hàng cá nhân sử dụng dịch vụ này của năm 2016 bằng 283% so với năm 2015, năm 2017 bằng 263% so với năm 2016 với phí giao dịch tăng tương ứng là năm 2016 tăng tuyệt đối 19.870.000 đồng, năm 2017 số tiền tăng tương ứng là 72.110.000 đồng. Tuy giá trị bằng tiền thu được từ dịch vụ Internet banking vẫn còn khá nhỏ so với các loại hình dịch vụ truyền thống khác của ngân hàng nhưng rõ ràng tốc độ tăng trưởng vô cùng khích lệ. Khách hàng ngày càng trở nên quen thuộc và quan tâm hơn đến những dịch vụ ngân hàng điện tử có nhiều tiện ích. b) Dịch vụ ngân hàng qua tin nhắn - GP.SMS banking Bảng 2.5. Kết quả kinh doanh dịch vụ SMS banking của ngân hàng GP bank - CN Ninh Bình giai đoạn 2015÷2017 Năm 2016 Năm 2017 Năm Chỉ tiêu ĐVT 2015 Thực So với Thực So với hiện 2015 hiện 2016 Số lượng Tin 832.169 1.545.419 85,71% 2.855.142 84,74% SMS nhắn Doanh thu Triệu 354,6 587 65,53% 852,7 45,26% GP.SMS đồng Nguồn: Báo cáo tổng kết GP bank - CN Ninh Bình từ các năm 2015÷2017 Qua số liệu bảng 2.5 cho ta thấy năm 2016 doanh thu từ GP.SMS banking thu được tăng 65,53% so với năm 2015 với số tiền tăng tương ứng là 232,4 triệu đồng. Năm 2017 tăng 45,26% so với 12
- năm 2016 với số tiền tăng là 265,7 triệu đồng. Dịch vụ này tuy có tăng nhưng trong 03 năm gần đây tỷ lệ tăng tương đối là ít. Nguyên nhân là do sự gia tăng của các khách hàng mới đối với ngân hàng trong đó có sử dụng dịch vụ SMS là không nhiều. c) Dịch vụ mobile - banking Bảng 2.6. Kết quả kinh doanh dịch vụ Mobile - banking của ngân hàng GP bank - CN Ninh Bình giai đoạn 2015÷2017 Năm 2016 Năm 2017 Năm Chỉ tiêu ĐVT Thực So với Thực So với 2015 hiện 2015 hiện 2016 Tỷ Doanh số 10,3 11,7 13,59% 13,62 16,41% đồng Số lượng Khách khách 278 805 189,57% 1.794 122,86% hàng hàng Số lượng Giao 19.620 54.509 177,82% 229.281 320,63% giao dịch dịch Nguồn: Báo cáo tổng kết GP bank - CN Ninh Bình từ các năm 2015÷2017 Số liệu bảng 2.6 cho thấy dịch vụ Mobile banking có được sự tăng trưởng đáng kể và được nhiều khách hàng ưa chuộng trong 4 năm gần đây, tốc độ tăng trưởng luôn ở mức hơn 100% về số lượng khách hàng và số lượng giao dịch. Đến thời điểm năm 2017, khách hàng có tài khoản thanh toán sử dụng dịch vụ Mobile banking tăng nhanh, trong đó có khoảng 1.794 khách hàng có sử dụng dịch vụ thanh toán qua Mobile banking. Khách hàng sử dụng dịch vụ Mobile banking đa phần là các khách hàng có độ tuổi trong phạm vi chủ yếu từ 30-45, đây là những khách hàng có công việc và thu nhập ổn định, có giao dịch thường xuyên và có khả năng tiếp cận những công nghệ hiện đại. d) Dịch vụ home banking 13
- Bảng 2.7. Kết quả kinh doanh dịch vụ Home - banking của ngân hàng GP bank - CN Ninh Bình giai đoạn 2015÷2017 Năm 2016 Năm 2017 Năm Chỉ tiêu ĐVT Thực So với Thực So với 2015 hiện 2015 hiện 2016 Tỷ Doanh số 57 132 131,58% 189 43,18% đồng Số lượng Khách khách 9 23 155,56% 31 34,78% hàng hàng Số lượng Giao 3.257 6.835 109,86% 9.024 32,03% giao dịch dịch Nguồn: Báo cáo tổng kết GP bank - CN Ninh Bình từ các năm 2015÷2017 Bảng 2.7 cho thấy lượng khách hàng quan tâm đến dịch vụ Home banking có tăng theo thời gian. Các khách hàng sử dụng dịch vụ Home banking hiện nay hầu hết là khách hàng doanh nghiệp, điều này cho thấy chỉ các doanh nghiệp lớn, lượng giao dịch tương đối nhiều mới đầu tư hệ thống và tham gia dịch vụ này. đ) Dịch vụ ngân hàng di động - GP.mPlus Bảng 2.8. Kết quả kinh doanh dịch vụ mPlus của ngân hàng GP bank - CN Ninh Bình giai đoạn 2015÷2017 Năm 2016 Năm 2017 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2015 So với So với Thực hiện Thực hiện 2015 2016 Số lượng khách Khách 1.052 3.045 189,44% 7.454 144,79% hàng sử hàng dụng dịch vụ Doanh VNĐ 654.200.000 2.644.600.000 304,24% 6.187.540.000 133,97% số Nguồn: Báo cáo tổng kết GP bank - CN Ninh Bình từ các năm 2015÷2017 Bảng 2.8 cho ta thấy năm 2016 số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ tăng gấp ba lần so với năm 2015 đạt 189,44% với doanh thu 14
- tương ứng tăng 1.990.400.000 đồng, năm 2017 tăng gần gấp đôi so với năm 2016 khi đó doanh thu đạt mốc trên sáu tỷ đồng (133,97%). Với tốc độ tăng trưởng như vậy có thể thấy dịch vụ GP.mPlus của GP bank hiện nay đang dần được mở rộng và có thêm nhiều khách hàng tham gia sử dụng, rõ ràng đây là một dịch vụ có rất nhiều tiềm năng. 2.3.2.2. Thu nhập từ dịch vụ ngân hàng điện tử của GP bank - Chi nhánh Ninh Bình Bảng 2.9. Thu nhập từ dịch vụ ngân hàng điện tử của GP bank - CN Ninh Bình giai đoạn 2015÷2017 Năm 2015 Năm 2016 So sánh Năm 2017 So sánh (Tr.đồng) (Tr.đồng) (%) (Tr.đồng) (%) Chỉ tiêu (3)=(2)- (5)=(4)- (1) (2) (4) (1)/(1) (2)/(2) Dịch vụ Internet 2,286 16,66 628,7 72,56 335,5 banking Dịch vụ Mobile 3.090 3.510 13,6 4.086 16,41 banking Dịch vụ SMS 106,38 176,1 65,6 255,81 45,26 banking Dịch vụ Home 1.710 39.600 2.215,8 56.700 43,18 banking Dịch vụ mPlus 196,26 793,38 304,2 1.856,23 133,96 Tổng thu nhập từ dịch vụ ngân 5.104,93 44.096,14 763,8 62.970,6 42,8 hàng điện tử Nguồn: Báo cáo tổng kết GP bank - CN Ninh Bình từ các năm 2015÷2017 Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy thu nhập từ dịch vụ ngân hàng điện tử đều có sự tăng trưởng qua các năm, trong đó, dịch vụ Home banking và dịch vụ Mobile banking chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng thu nhập từ hoạt động dịch vụ ngân hàng điện tử. Dịch vụ Mobile banking có được sự tăng trưởng đáng kể và được nhiều khách hàng ưa chuộng trong 4 năm gần đây, tốc độ tăng trưởng luôn ở mức hơn 100% về số lượng khách hàng và số lượng giao dịch. Đối 15
- với các dịch vụ Internet banking, SMS banking, mPlus thu nhập cũng tăng đều qua các năm và lần lượt chiếm 18,21% tổng thu nhập từ dịch vụ ngân hàng điện tử năm 2015; 22,05% tổng thu nhập từ dịch vụ ngân hàng điện tử năm 2016; 75,8% tổng thu nhập từ dịch vụ ngân hàng điện tử năm 2017. 2.3.2.3. Thị phần dịch vụ ngân hàng điện tử của GP bank - CN Ninh Bình Biểu đồ 2.4: Thị phần dịch vụ ngân hàng điện tử trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đến 31/12/2017 14% 22% Viettinbank GP bank 20% Vietcombank 10% Maritimebank VP bank BIDV 8% 20% Agribank 6% Nguồn: Báo cáo tổng kết GP bank - CN Ninh Bình năm 2017 Thị phần dịch vụ ngân hàng điện tử của GP bank - CN Ninh Bình tính theo doanh thu/Tổng doanh thu về dịch vụ ngân hàng điện tử trên địa bàn chiếm tỷ trọng 10%, dẫn đầu thị phần vẫn là những ngân hàng lớn: Viettinbank, Vietcombank, BIDV với năng lực và hiệu quả tài chính, uy tín truyền thông và sự hài lòng của khách hàng với các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng đó cung cấp. Mặc dù chiếm thị phần nhỏ nhưng so với với một số ngân hàng có cùng quy mô hoạt động trên địa bàn thì GP bank có thị phần nhỉnh hơn, GP bank cũng đang dần khẳng định vị trí của mình trong lĩnh vực dịch vụ ngân hàng điện tử. 16
- Bảng 2.10. So sánh các tiện ích của dịch vụ ngân hàng điện tử của GP bank và các ngân hàng TMCP GP Viettin Maritime Chức năng VP bank bank bank bank Internet Banking Tra cứu số dư tài khoản, X X X X số dư thẻ Liệt kê các giao dịch trên X X X X tài khoản Vấn tin lãi suất, tỷ giá X X Thanh toán hóa đơn X X X X Chuyển khoản, chuyển X X X X tiền trong cùng hệ thống Chuyển đổi ngoại tệ X X Mobile banking Vấn tin số dư tài khoản X X X X Liệt kê 5 giao dịch gần X X X X nhất bằng tin nhắn SMS Nạp tiền cho điện thoại mình và cho các thuê bao X X khác bằng SMS Nhận tin khi có biến động X X X số dư tài khoản Thực hiện giao dịch X X X X chuyển khoản Thanh toán hóa đơn X X X X Mua thẻ trả trước và liệt kê giao dịch mua thẻ trả X trước Tracứuthôngtintỷgiá,chứngkhoán X X X 17
- GP Viettin Maritime Chức năng VP bank bank bank bank Home banking Tra cứu thông tin tài khoản (xem số dư, liệt kê X X X X và in giao dịch) Cập nhật những thông tin mới nhất về ngân hàng, X X X X tham khảo lãi suất tiết kiệm, tỷ giá hối đoái Thanh toán hóa đơn X X X X Chuyển khoản trên mạng X X X Hướng dẫn cài đặt miễn X X X X phí SMS banking Kiểm tra số dư tiền gửi X X X X thanh toán Nghe 05 giao dịch phát X X X X sinh mới nhất Nghe thông tin về lãi suất, tỷ giá hối đoái và giá X X X X chứng khoán Yêu cầu gửi bản fax liệt kê giao dịch, lãi suất tiết X X kiệm và tỷ giá hối đoái Yêu cầu gửi bản fax giá chứng khoán, liệt kê giao X X dịch chứng khoán Nguồn: Website: http://cafebiz.vn/so sánh tiện ích dịch vụ ngân hàng điện tử tại một số ngân hàng Bảng 2.10 cho thấy hiện nay dịch vụ Home banking và SMS banking tại GP bank được phát triển mạnh nhất so với các ngân hàng có triển khai dịch vụ ngân hàng điện tử. Điều này cũng phù hợp với những phân tích ở trên khi mà dịch vụ Home banking là dịch vụ hiện nay đang được khách hàng gia tăng lượng sử dụng và giá trị sử dụng tại GP bank. Đây có thể được xem như lợi thế cạnh tranh của GP 18
- bank trong việc phát triển thị trường và gia tăng giá trị cho các dịch vụ ngân hàng điện tử. 2.3.3. Về mặt cung ứng dịch vụ ngân hàng điện tử Sau thời gian cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử, GP bank - CN Ninh Bình không ngừng tìm hiểu cảm nhận, đánh giá của khách hàng nhằm hoàn thiện hơn các sản phẩm, dịch vụ của mình. Vì vậy, hàng năm GP bank - CN Ninh Bình luôn có đợt khảo sát định kỳ nhằm giúp cho ngân hàng hiểu hơn về hành vi, thói quen tiêu dùng, nhận xét và mức độ hài lòng của khách hàng mục tiêu đối với sản phẩm, dịch vụ ngân hàng điện tử nhằm xây dựng và ngày càng cải thiện các sản phẩm, dịch vụ hơn nữa. 2.4. NHỮNG THÀNH CÔNG VÀ HẠN CHẾ CỦA GP BANK - CN NINH BÌNH TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ 2.4.1. Kết quả đạt được Khách hàng ngày càng quan tâm đến các dịch vụ mà ngân hàng cung cấp. Đặc biệt, dịch vụ Home banking dù số lượng khách hàng còn thấp nhưng các khách hàng sử dụng dịch vụ Home banking hiện nay của ngân hàng hầu hết là khách hàng doanh nghiệp, điều này cho thấy chỉ các doanh nghiệp lớn, lượng giao dịch tương đối nhiều mới đầu tư hệ thống và tham gia dịch vụ này. Dịch vụ Internet banking do GP bank cung cấp cũng được khách hàng ngày càng quan tâm, tuy doanh thu mang lại không chiếm tỷ trọng cao như những dịch vụ điện tử khác nhưng nó đã phần nào cho thấy sự thay đổi trong chất lượng dịch vụ, những đổi mới, nâng cấp tính năng trên website. 2.4.2. Hạn chế Thứ nhất, số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ dịch vụ Home banking của ngân hàng còn rất thấp. Thứ hai, thu nhập từ dịch vụ Internet banking, SMS banking tốc độ tăng còn chậm so với các dịch vụ ngân hàng điện tử khác mà GP bank - CN Ninh Bình cung cấp. Thứ ba, thị phần cung cấp dịch vụ ngân hàng điện tử của GP bank - CN Ninh Bình nhìn chung còn ở mức thấp. Thứ tư, liên kết chuyển tiền nhanh 24/7 còn hạn chế về thời gian. 2.4.3. Nguyên nhân 2.4.3.1. Nguyên nhân khách quan 19
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 789 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Hoạch định chiến lược kinh doanh dịch vụ khách sạn tại công ty cổ phần du lịch - dịch vụ Hội An
26 p | 422 | 83
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản tại Công ty TNHH Thẩm định giá và Dịch vụ tài chính Đà Nẵng
26 p | 504 | 76
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 544 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 527 | 47
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Cải cách thủ tục hành chính ở ủy ban nhân dân xã, thị trấn tại huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
26 p | 342 | 41
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Dầu khí Toàn Cầu
26 p | 307 | 39
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng chương trình tích hợp xử lý chữ viết tắt, gõ tắt
26 p | 331 | 35
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 350 | 27
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 247 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 287 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra ở Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang
26 p | 228 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Biện pháp quản lý đổi mới phương pháp dạy học các môn Khoa học xã hội và Nhân văn ở trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Kon Tum
26 p | 108 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Lý thuyết độ đo và ứng dụng trong toán sơ cấp
21 p | 220 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển thương hiệu Trần của Công ty TNHH MTV Ẩm thực Trần
26 p | 100 | 8
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 264 | 7
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Các cấu trúc đại số của tập thô và ngữ nghĩa của tập mờ trong lý thuyết tập thô
26 p | 233 | 3
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu tính chất hấp phụ một số hợp chất hữu cơ trên vật liệu MCM-41
13 p | 201 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn