intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Phát triển dịch vụ phi tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh Sơn Tây

Chia sẻ: Huyen Nguyen My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:21

15
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn tiến hành tìm hiểu thực trạng phát triển dịch vụ phi tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Viêt Nam - chi nhánh Sơn Tây; giải pháp phát triển dịch vụ phi tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Sơn Tây.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Phát triển dịch vụ phi tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh Sơn Tây

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG Họ và tên học viên: Vương Ngọc Trung Mã học viên: C00674 PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ PHI TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH SƠN TÂY TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH KINH DOANH QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG MÃ SỐ: 60340201 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM THỊ HOA Hà Nội - Năm 2018
  2. LỜI MỞ ĐẦU Trong nền kinh tế thị trường, khi nền kinh tế đã đạt đến trình độ cao của kinh tế hàng hoá, ngân hàng đóng vai trò quan trọng, nó là hệ thống thần kinh, hệ thống tuần hoàn của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Ngân hàng thương mại (NHTM) có vai trò quan trọng trong việc cung cấp các dịch vụ tiện ích cho sự phát triển kinh tế - xã hội và đời sống con người. Quá trình đổi mới ở Việt Nam đã hình thành hệ thống ngân hàng thương mại và từng bước thích nghi với cơ chế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, hoạt động của các ngân hàng thương mại vẫn còn mang dấu ấn của ngân hàng truyền thống, các sản phẩm chưa có nhiều chủng loại và thích ứng với nhu cầu khách hàng, chủ yếu vẫn là dịch vụ truyền thống như: huy động vốn, thanh toán... Bên cạnh đó, dưới áp lực cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại hiện nay, xu hướng phát triển mô hình ngân hàng thương mại trở thành ngân hàng bán lẻ đang ngày càng tăng. Bởi vậy, phát triển dịch vụ ngân hàng tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam là một chiến lược đúng đắn và cần thiết. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam từ khi thành lập (26/3/1988) đến nay luôn khẳng định vai trò là một trong những ngân hàng thương mại hàng đầu ở Việt Nam, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế thì hệ thống ngân hàng Việt Nam nói chung và ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam nói riêng sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức lớn, năng lực cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh đặc biệt là hoạt động dịch vụ phi tín dụng ngân hàng còn nhiều hạn chế. Do vậy, bằng cách nào, biện pháp nào và giải pháp nào để nhanh chóng phát triển các hoạt động dịch vụ phi tín dụng ngân hàng đang là yếu tố cần thiết đối với hệ thống các ngân hàng thương mại ở Việt Nam nói chung và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nói riêng. Là một chi nhánh của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, Agribank - Chi nhánh Sơn Tây cũng đang trong quá trình tìm kiếm những giải pháp tốt nhất để phát triển các hoạt động dịch vụ phi tín dụng của mình, nâng cao hiệu quả kinh doanh cho ngân hàng. Xuất phát từ lý do trên, em đã lựa chọn đề tài “Phát triển Dịch vụ phi tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Sơn Tây” làm luận văn tốt nghiệp của mình
  3. Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn bao gồm ba chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển dịch vụ phi tín dụng tại ngân hàng thương mại Chương 2: Thực trạng phát triển dịch vụ phi tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Viêt Nam - chi nhánh Sơn Tây Chương 3: Giải pháp phát triển dịch vụ phi tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Sơn Tây
  4. CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ PHI TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1 TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ PHI TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1.1. Khát quát về ngân hàng thương mại 1.1.1.1 Khái niệm ngân hàng thương mại Do sự khác nhau về điều kiện kinh tế và sự phát triển của hệ thống tài chính của mỗi nước mà Ngân hàng có những định nghĩa khác nhau. Theo Luật các Tổ chức Tín dụng của Việt Nam năm 2010 thì: Ngân hàng thương mại là loại hình Ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động Ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật tổ chức tín dụng nhằm mục tiêu lợi nhuận. Cụ thể hơn: “Ngân hàng thương mại là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán”.[1, Đ4] 1.1.1.2 Đặc điểm ngân hàng thương mại - NHTM là tổ chức kinh doanh có điều kiện, NHTM phải tuân thủ theo quy định của Pháp luật. - Lĩnh vực kinh doanh của NHTM là tiền tệ, tín dụng và hoạt động ngân hàng - Là một trung gian tài chính, - Hoạt động của các NHTM trong nền kinh tế rất nhạy cảm với những biến động về kinh tế, kỹ thuật và chính trị. - Nguồn vốn hoạt động chủ yếu của NHTM là vốn huy động từ bên ngoài. 1.1.1.3 Hoạt động của ngân hàng thương mại - Hoạt động huy động vốn - Hoạt động tín dụng + Cho vay: + Bảo lãnh: + Chiết khấu: + Cho thuê tài chính: - Hoạt động trung gian 1.1.2 Dịch vụ phi tín dụng của ngân hàng thương mại 1.1.2.1 Khái niệm
  5. Dịch vụ phi tín dụng là bất cứ dịch vụ hoặc sản phẩm nào cung cấp bởi ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính mà không phải là những dịch vụ tín dụng. Dịch vụ phi tín dụng ngân hàng là dịch vụ được ngân hàng cung cấp tới khách hàng để đáp ứng nhu cầu về tài chính, tiền tệ của khách hàng nhằm trực tiếp hoặc gián tiếp đem lại cho ngân hàng khoản thu nhập thông qua việc thu phí, hoa hồng dịch vụ, trong đó không bao gồm dịch vụ tín dụng . 1.1.2.2 Các dịch vụ phi tín dụngcủa ngân hàng thương mại Thứ nhất; Dịch vụ thanh toán, chuyển tiền, kiều hối - Thanh toán chuyển tiền trong nước: - Thanh toán quốc tế: - Kiều hối Thứ hai; Dịch vụ ngân quỹ - Thu, chi tại quầy - Thu, chi hộ Thứ ba; Dịch vụ bảo lãnh Thứ tư; Dịch vụ kinh doanh ngoại tệ Thứ năm; Dịch vụ thẻ Thứ sáu; Dịch vụ tư vấn và cung cấp thông tin Thứ bảy; Dịch vụ ngân hàng điện tử Thứ tám; Dịch vụ bảo quản và ký gửi tài sản Thứ chín; Dịch vụ bảo hiểm Thứ mười; Dịch vụ đầu tư tài chính và ủy thác đầu tư Thứ mười một; Dịch vụ môi giới, đại lý phát hành chứng khoán, bảo quản và quản lý chứng khoán 1.2 PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ PHI TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.2.1 Khái niệm phát triển dịch vụ phi tín dụng Phát triển dịch vụ phi tín dụng ngân hàng là sự gia tăng về số lượng và chất lượng dịch vụ phi tín dụng ngân hàng cung cấp ra thị trường phù hợp với yêu cầu của khách hàng trong việc sử dụng dịch vụ ngân hàng. 1.2.2 Vai trò phát triển dịch vụ phi tín dụng - Đáp ứng nhu cầu khách hàng, nhu cầu xã hội qua đó phát triển kinh tế xã hội - Hoạt động dịch vụ phi tín dụng phát triển, ngân hàng thu hút được nhiều khách hàng, mở rộng thị trường và nâng cao vị thế của ngân hàng.
  6. - Phát triển dịch vụ phi tín dụng ngân hàng sẽ làm tăng lợi nhuận của ngân hàng thương mại, - Hoạt động dịch vụ phi tín dụng ngân hàng phát triển tạo điều kiện cho ngân hàng hạn chế rủi ro kinh doanh. - Phát triển dịch vụ phi tín dụng ngân hàng giúp khách hàng tiết kiệm thời gian và chi phí. 1.2.3 Các tiêu chí đánh giá sự phát triển dịch vụ phi tín dụng 1.2.3.1.Tiêu chí định lượng - Sự gia tăng số lượng và chủng loại dịch vụ cung ứng: - Thu nhập từ dịch vụ phi tín dụng ngân hàng - Tỷ lệ thu nhập từ dịch vụ phi tín dụng trong tổng thu nhập: - Thị phần dịch vụ phi tín dụng của ngân hàng - Tỷ lệ đầu tư vào dịch vụ phi tín dụng của ngân hàng 1.2.3.2. Tiêu chí định tính - Mức độ triển khai các quy trình, văn bản, cơ chế chính sách, hướng dẫn thực hiện dịch vụ phi tín dụng tại ngân hàng - Công tác chăm sóc khách hàng của ngân hàng - Công tác quảng bá sản phẩm dịch vụ phi tín dụng - Mức độ gia tăng những tiện ích của các sản phẩm dịch vụ phi tín dụng 1.2.4 Các nhân tố tác động đến phát triển dịch vụ phi tín dụng 1.2.4.1 Nhóm nhân tố chủ quan Thứ nhất, Nguồn nhân lực Thứ hai, Mạng lưới hoạt động của ngân hàng Thứ ba, Cơ sở hạ tầng công nghệ của ngân hàng Thứ tư, Chính sách khách hàng, quảng cáo thương hiệu Thứ năm, Quản trị rủi ro dịch vụ phi tín dụng của ngân hàng 1.2.4.2 Nhóm nhân tố khách quan Thứ nhất, Môi trường kinh tế vĩ mô của Nhà nước về tiền tệ, tài chính Thứ hai, Môi trường pháp lý Thứ ba, Môi trường xã hội Thứ tư , Mức độ cạnh tranh trên thị trường tài chính 1.3 KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ PHI TÍN DỤNG TẠI MỘT SỐ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ
  7. PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH SƠN TÂY 1.3.1. Kinh nghiệm tại một số ngân hàng thương mại trong nước Tại An Bình Bank Tại Techcombank Tại Vietcombank 1.3.2. Kinh nghiệm tại một số ngân hàng thương mại nước ngoài Tại Ngân hàng HSBC - Anh Tại Ngân hàng Standard Chartered - Singapore Tại Citibank - Nhật Bản 1.3.3. Bài học kinh nghiệm cho cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Sơn Tây Thứ nhất, để phát triển dịch vụ phi tín dụng ngân hàng, các ngân hàng thực hiện đa dạng hóa danh mục dịch vụ cung ứng trên cơ sở áp dụng công nghệ hiện đại Thứ hai, đầu tư cho công nghệ là yếu tố dẫn đến sự thành công của nhiều ngân hàng thương mại Thứ ba, các ngân hàng thương mại có mô hình với bộ máy tổ chức, quản lý hợp lý Thứ tư, đẩy mạnh công tác tiếp thị, quảng bá sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ tiện ích Thứ năm, xây dựng và hoàn thiện môi trường pháp lý đối với dịch vụ phi tín dụng ngân hàng, Thứ sáu, chú trọng đúng mức và phát triển hợp lý mạng lưới. Thứ bảy, xây dựng phương thức giá cả hợp lý.
  8. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ PHI TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH SƠN TÂY 2.1 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH SƠN TÂY 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Sơn Tây Với sự nỗ lực và phấn đấu không ngừng của toàn thể cán bộ nhân viên, ngân hàng No&PTNT – Chi nhánh Sơn Tây đã luôn luôn hoàn thành tốt các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh hàng năm. Năm 2009 nhằm đáp ứng nhu cầu của tình hình kinh tế Sơn Tây nói chung và ngân hàng nói riêng, Chủ tịch Hội Đồng Thành viên Agribank đã ra quyết định số 342/QĐ/HĐQT-TCCB ngày 5 tháng 8 năm 2009 thành lập Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, chi nhánh Sơn Tây - là một chi nhánh cấp 1 trực thuộc Agribank. Với: - Tên giao dịch: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Sơn Tây (Agribank Chi nhánh Sơn Tây) - Địa chỉ: Số 189 Lê Lợi – Phường Lê Lợi- Thị xã Sơn Tây - Hà Nội 2.1.2. Bộ máy quản lý của Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Sơn Tây Hiện tại. Agribank chi nhánh Sơn Tây có bộ máy cơ cấu tổ chức phù hợp với quy định số 1377/QĐ – HĐQT – TCCB của Hội đồng thành viên Agribank. Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Sơn Tây gồm Hội sở và 7 Phòng Giao dịch, 1 Phòng Kinh doanh, 1 Phòng Kế toán, 1 Phòng Hành chính, 1 Phòng Dịch Vụ & Marketing. Các phòng giao dịch bao gồm: Sơn Lộc, Xuân Khanh, Quang Trung, Văn Miếu, Lê Lợi, Đông Sơn và Phòng giao dịch số 8. 2.1.3. Tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Sơn Tây
  9. Bảng 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNTVN – Chi nhánh Sơn Tây Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2015 2016 2016/2015 2017 2017/2016 Tỷ lệ % Tỷ lệ % Tổng nguồn vốn huy + 18,96 + 14,45 2.704.271 3.217.039 3.682.133 động + 12,18 + 13,97 Tổng dư nợ 1.564.881 1.755.455 2.000.750 + 16,9 + 3,57 Tổng doanh thu 135.020 157.861 163.495 + 19,3 +1,77 Tổng chi phí 90.350 107.872 109.788 + 11,9 + 9,43 Lợi nhuận 44.670 49.989 54.707 (Nguồn: Báo cáo thường niên của NHNo&PTNTVN – Chi nhánh Sơn Tây năm 2015-2017) 2.2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ PHI TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH SƠN TÂY 2.2.1 Thực trạng dịch vụ phi tín dụng tại chi nhánh Sơn Tây 2.2.1.1 Dịch vụ thanh toán trong nước Đến ngày 31/12/2017, theo báo cáo về kết quả thực thiện dịch vụ phi tín dụng tại Chi nhánh, thu dịch vụ thanh toán trong nước đạt 4.147,4 triệu đồng giảm 252 triệu so với năm 2016, đạt 80,6% kế hoạch. Chiếm tỷ trọng 49,2% trong tổng thu dịch vụ (toàn quốc 37%). Thu dịch vụ thanh toán trong nước là nguồn thu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu dịch vụ toàn Chi nhánh. Tuy nhiên do có sự cạnh tranh mạnh trên địa bàn và xu hướng sử dụng các hình thức thanh toán hiện đại (Thẻ, e-banking…) nên tỷ doanh thu và tỷ trọng thu ngày càng nhỏ lại (năm 2016 chiếm 56,5% tổng thu). 2.2.1.2 Dịch vụ thanh toán quốc tế
  10. Thu dịch vụ thanh toán quốc tế năm 2017 là 436,3 triệu đồng giảm (-87,7 triệu đồng), và chỉ bằng 83,3% so với năm 2016, thu dịch vụ năm 2016 chỉ bằng 73,6% so với năm 2015. Sự giảm sút về thu dịch vụ thanh toán quốc tế xuất phát từ Nguyên nhân chủ yếu là do trong năm đầu tư cho tín dụng ngoại tệ giảm sút về doanh số, điều này ảnh hưởng đến doanh thu dịch vụ thanh toán quốc tế. Điều này xuất phát từ việc chi nhánh trong một thời gian dài thực hiện giải ngân VNĐ đối với các khoản vay của khách hàng xuất khẩu. 2.2.1.3 Dịch vụ kinh doanh ngoại tệ Thu ròng kinh doanh ngoại tệ giảm dần qua các năm. Năm 2016 thu ròng kinh doanh ngoại tệ là 690,8 triệu đồng chỉ chiếm tỷ lệ 94% so với năm 2015 (734,9 triệu đồng); năm 2017 thu ròng kinh doanh ngoại tệ là 606,8 triệu đồng chỉ chiếm tỷ lệ 87,8% so với năm 2016. Tuy nhiên, cùng với dịch vụ thanh toán quốc tế và kiều hối, dịch vụ kinh doanh ngoại tệ không được coi là thế mạnh cùa Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Sơn Tây. 2.2.1.4 Dịch vụ kiều hối Thu từ dịch vụ Kiều hối đến 31/12/2017 đạt 183 triệu đồng (1.656 món), không tăng trưởng so với năm 2016, đạt 71,6% kế hoạch, trong năm doanh số thu kiều hối toàn ngành cũng giảm (-2%). 2.2.1.5 Dịch vụ thẻ Thu từ dịch vụ thẻ đạt 1 tỷ 455 triệu đồng, tăng 701 triệu so 2016, tăng trưởng +93% so 2016, đạt 128,7% kế hoạch. Chiếm tỷ trọng 17,3% trong tổng thu dịch vụ. Đến 31/12/2017, tổng số thẻ còn hiệu lực là 21.348 thẻ, số dư trên thẻ đạt 124 tỷ 622 triệu, trung bình đạt 5,84 trđ/thẻ. Doanh số thanh toán là 185 tỷ 300 triệu và doanh số lĩnh tiền mặt là 937 tỷ 21 triệu. Số lượng giao dịch qua ATM là 307.954 giao dịch với số tiền 1.007 tỷ 676 triệu, số lượng thanh toán qua POS là 90.077 giao dịch với số tiền 114 tỷ 554 triệu. Số lượng ATM hiện tại là 8 máy, số lượng POS là 81 máy. 2.2.1.6 Dịch vụ E – Banking Thu từ dịch vụ E-banking đến 31/12/2017 đạt 961,4 triệu, tăng 257,3 triệu so 2016, tỷ lệ tăng 36,5%. Hoàn thành 105,1% kế hoạch, chiếm tỷ trọng 11,4% tổng doanh thu dịch vụ. 2.2.1.7 Dịch vụ ủy thác đại lý
  11. Thu từ dịch vụ ủy thác và đại lý chủ yếu là từ dịch vụ liên kết với ABIC. Đến 31/12/2017, thu từ dịch vụ ủy thác và đại lý đạt 266 tr, -49,6 triệu so 2016 (-15,7%), chỉ đạt 60,4% kế hoạch giao (toàn quốc đạt 80,6%). Chiếm tỷ trọng 3,2% trong tổng thu dịch vụ. 2.2.1.8 Dịch vụ ngân quỹ Thu từ dịch vụ ngân quỹ đến 31/12/2017 đạt 253,2 triệu, tăng 42,8 triệu so năm 2016, đạt 100,5% kế hoạch, chiếm tỷ trọng 3% trong tổng thu dịch vụ. Đóng góp chủ yếu trong doanh thu dịch vụ ngân quỹ là thu từ phí lĩnh tiền mặt tại quầy. 2.2.1.9 Dịch vụ khác Đến 31/12/2017 nhóm sản phẩm dịch vụ khác đạt 127 triệu đồng chiếm tỷ trọng 1,5% trong tổng thu dịch vụ. 2.2.2 Thực trạng phát triển dịch vụ phi tín dụng tại Chi nhánh Sơn Tây 2.2.2.1 Thực trạng phát triển dịch vụ phi tín dụng tại Chi nhánh Sơn Tây theo các tiêu chí định lượng Thứ nhất, Sự gia tăng số lượng và chủng loại dịch vụ cung ứng Bảng 2.14: Số lượng dịch vụ phi tín dụng tại Chi nhánh Sơn Tây Đơn vị: sản phẩm Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Số lượng dịch vụ phi tín 136 152 167 179 dụng Mức tăng số lượng dịch vụ phi tín dụng - +16 + 15 +12 (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Chi nhánh) Thứ hai, Thu từ dịch vụ phi tín dụng
  12. Bảng 2.15: Doanh thu phí dịch vụ theo nhóm dịch vụ của Chi nhánh Đơn vị: triệu đồng,% STT Chỉ tiêu Năm Năm Năm 2016/2015 2017/2016 2015 2016 2017 1 Thanh toán trong nước 4.107 4.399 4.147 +7,1 -5,7 2 Thanh toán quốc tế 712 524 436 -26,4 -16,8 3 Kiều hối 170 182 183 +7,2 +0,5 4 Thẻ 685 754 1.455 +10 +92,98 5 E-Banking 525 704 961 +30,4 +36,5 6 Ủy thác và đại lý 256 316 266 +23,4 -15,8 7 Ngân quỹ 256 210 253 -17,8 +20,5 8 Thu khác 5 4 127 -18 +3175 9 Thu ròng KDNH 735 691 607 -6 -12,15 Tổng Thu DVPTD 7.469 7.784 8.436 +4,3 +8,4 (Nguồn: Báo cáo kết quả dịch vụ phi tín dụng của Chi nhánh) Thứ ba, Tỷ lệ thu nhập từ dịch vụ phi tín dụng so với tổng thu nhập của Chi nhánh Tỷ lệ thu nhập từ dịch vụ phi tín dụng của Chi nhánh so với tổng thu nhập của Chi nhánh được xác định qua bảng sau: Bảng 2.16: Tỷ lệ thu nhập từ dịch vụ phi tín dụng/Tổng thu nhập Đơn vị: Triệu đồng, Tỷ lệ % Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Thu từ dịch vụ phi 7469 7784 8436 tín dụng Tổng thu nhập 135.020 157.861 163.495 (Thu từ 5,53 4,93 5,16 DVPTD/Tổng thu nhập)* 100% (Trích Báo cáo kết quả kinh doanh của Chi nhánh) Thứ tư; Thị phần khách hàng sử dụng dịch vụ phi tín dụng của Chi nhánh Phân tích lượng khách hàng sử dụng dịch vụ phi tín dụng tại Chi nhánh Sơn Tây qua 3 năm gần đây ta có bảng sau:
  13. Bảng 2.18 Số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ thẻ tại Chi nhánh Đơn vị: người, % Đơn vị Năm 2015 Năm 2016 2016/2015 Năm 2017 2017/2016 SL KH SL KH (Tỷ lệ %) SL KH (Tỷ lệ %) 110 Hội sở 7.111 7.837 7.943 101 118 Sơn Lộc 2.292 2.696 2.755 102 103 Xuân Khanh 4.449 4.569 4.534 99 148 Quang Trung 608 898 956 106 116 Văn Miếu 937 1.088 1.174 108 105 Lê Lợi 1.151 1.204 1.302 108 109 Đông Sơn 1.878 2.056 2.202 107 116 Số 8 372 433 482 113 111 Tổng 18.798 20.787 21.348 103 (Nguồn: Báo cáo tổng kết chuyên đề sản phẩm dịch vụ của Chi nhánh) Thứ năm; Tỷ lệ đầu tư vào dịch vụ phi tín dụng tại Chi nhánh Sơn Tây Tỷ lệ này tại Chi nhánh được tổng kết qua bảng sau: Bảng 2.20 Tỷ lệ đầu tư vào dịch vụ phi tín dụng tại Chi nhánh Đơn vị: Triệu đồng,% Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Chi phí đầu tư cho DVPTD 19.578 26.363 29.447 Tổng thu nhập 135.020 157.861 163.595 Tỷ lệ đầu tư vào DVPTD (%) 14,5 16,7 18 (Nguồn: Báo cáo tổng kết chuyên đề sản phẩm dịch vụ của Chi nhánh) 2.2.2.2 Thực trạng phát triển dịch vụ phi tín dụng tại Chi nhánh Sơn Tây theo các tiêu chí định tính
  14. - Mức độ triển khai các quy trình, văn bản, cơ chế chính sách, hướng dẫn thực hiện dịch vụ phi tín dụng tại Chi nhánh Sơn Tây. Việc thực hiện dịch vụ hoạt động dịch vụ phi tín dụng tại Chi nhánh Sơn Tây được tiến hành theo những quy định chung từ hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và từ Ngân hàng Nhà nước. Tất cả các hoạt động ngân hàng của các NHTM nói chung và Chi nhánh Sơn Tây nói riêng đều đang thực hiện theo Luật Các Tổ chức Tín dụng Việt Nam năm 2010. Theo Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày 22/11/2012 của Chính phủ về Thanh toán không dùng tiền mặt có những quy định cụ thể về các mức phí thanh toán - Công tác chăm sóc khách hàng của Chi nhánh Sơn Tây Những năm gần đây công tác chăm sóc khách hàng của Chi nhánh Sơn Tây ngày càng quan tâm và chú trọng nhiều hơn thể hiện ở việc: + Chi nhánh Sơn Tây tạo điều kiện cho cán bộ người lao động được tham gia đào tạo nâng cao trình độ và kỹ năng phục vụ, chăm sóc khách hàng. + Khách hàng đã có những phản ánh, chấm điểm cho nhân viên Chi nhánh về thái độ phục vụ tăng dần. + Chi nhánh đã cải tiến chế độ luân chuyển chứng từ, cải tiến công tác thu, chi tiền mặt và đổi mới thái độ, phong cách phục vụ khách hàng nên đã khuyến khích các tổ chức kinh tế mở tài khoản thanh toán tại Chi nhánh + Chi nhánh thực hiện niêm yết các số đường dây nóng tiếp nhận phản ánh và hỗ trợ dịch vụ tại các điểm giao dịch và ATM. + Các chương trình khuyến mãi như mở tài khoản cho sinh viên, tri ân khách hàng, bốc thăm trúng thưởng, tặng quà sinh nhật cho khách hàng... thường xuyên được Chi nhánh Sơn Tây triển khai. - Công tác quảng bá sản phẩm dịch vụ phi tín dụng Về công tác tiếp thị và truyền thông với các hoạt động quảng bá thương hiệu, xây dựng văn hóa doanh nghiệp, tiếp thị sản phẩm dịch vụ, truyền thông nội bộ và thông tin đại chúng được xây dựng và triển khai bài bản, đồng bộ và có định hướng xuyên suốt toàn hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam. - Mức độ gia tăng những tiện ích của các sản phẩm dịch vụ phi tín dụng
  15. Những năm gần đây, Chi nhánh đã phát triển và gia tăng nhiều sản phẩn dịch vụ phi tín dụng mới và tiện ích dịch vụ góp phần đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, đáp ứng nhu cầu về dịch vụ, tài chính ngân hàng theo mặt bằng chung. 2.3 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ PHI TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH SƠN TÂY 2.3.1. Những kết quả đạt được - Chi nhánh phát triển và gia tăng nhiều sản phẩm dịch vụ mới và tiện ích dịch vụ góp phần đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, đáp ứng nhu cầu về dịch vụ, tài chính ngân hàng theo mặt bằng chung. - Thu từ dịch vụ phi tín dụng của Chi nhánh có sự gia tăng qua các năm. - Chất lượng dịch vụ của Chi nhánh từng bước được nâng cao và đi vào ổn định. - Chi nhánh tiến hành triển khai kịp thời các quy trình, văn bản, cơ chế chính sách, hướng dẫn thực hiện phù hợp với tình hình hoạt động và thị trường. - Chi nhánh đã thực hiện thường xuyên, kịp thời công tác quảng bá các sản phẩm dịch vụ phi tín dụng thông qua các chiến lược marketing. - Hệ thống công nghệ thông tin vận hành ổn định, an toàn và hiệu quả. 2.3.2. Hạn chế - Danh mục sản phẩm dịch vụ phi tín dụng tại Chi nhánh cơ bản đáp ứng nhu cầu khách hàng nhưng tính cạnh tranh chưa cao. Một số sản phẩm của Chi nhánh chưa đáp ứng được yêu cầu khách hàng như: internet, e-banking. - Thu dịch vụ có tăng trưởng nhưng tỷ lệ còn thấp, một số nhóm sản phẩm có mức tăng trưởng âm. - Tỷ lệ đầu tư cho dịch vụ phi tín dụng còn thấp chỉ chiếm tỷ lệ khoảng 15%, trong khi đó tỷ lệ này theo mặt bằng chung các NHTM khác là 20%. - Thị trường thẻ bão hòa trong khi các dịch vụ tiện ích gia tăng mới tại chi nhánh mới triển khai chưa mang lại hiệu quả cao. - Chất lượng các dịch vụ của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Sơn Tây còn nhiều hạn chế, chưa tạo ra được nhiều tiện ích trong một sản phẩm cho khách hàng, độ chính xác của sản phẩm chưa cao, thời gian xử lý trong quá trình cung ứng
  16. sản phẩm còn dài, quy trình cung cấp một số dịch vụ còn rườm rà về thủ tục. - Việc triển khai các thỏa thuận hợp tác với các đơn vị đã được Chi nhánh tiến hành nhưng hiệu quả chưa cao. 2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế - Một số sản phẩm khó phát triển để đa dạng hóa danh mục sản phẩm vì Hệ thống NSNN chưa được kết nối trực tiếp: Thu NSNN, Thuế điện tử… - Nguyên nhân dẫn đến sự tăng trưởng chậm của doanh thu dịch vụ phi tín dụng không đạt chỉ tiêu đề ra chủ yếu là do giảm sút ở những dịch vụ như dịch vụ thanh toán quốc tế, dịch vụ kinh doanh ngoại tệ. Điều này xuất phát từ việc chi nhánh trong một thời gian dài thực hiện giải ngân VNĐ đối với các khoản vay của khách hàng xuất khẩu. - Cạnh tranh trong địa bàn ngày càng cao. - Trong năm 2015, 2016, 2017 công tác giao chỉ tiêu phát triển dịch vụ phi tín dụng làm chưa tốt. - Vướng mắc trong công tác pháp lý trong một số khoản thu nên còn lúng túng: phí tư vấn, phí trả nợ trước hạn. Các văn bản pháp quy về hoạt động ngân hàng chủ yếu được xây dựng trên cơ sở giao dịch thủ công với nhiều loại giấy tờ, thủ tục và quy trình xử lý phức tạp. - Tăng trưởng huy động vốn chưa cao, tăng trưởng tín dụng pháp nhân thấp, một số doanh nghiệp vay vốn kinh doanh kém hiệu quả, nợ xấu hoặc phá sản cũng dẫn đến giảm doanh thu phí dịch vụ. - Do đặc thù của Chi nhánh là mạng lưới hoạt động chủ yếu ở nông thôn, khách hàng nhỏ lẻ, địa bàn hoạt động xa, đối tượng khách hàng chủ yếu là nông dân… - Nguồn lực của Chi nhánh hiện vẫn còn thiếu nhân lực có trình độ kỹ thuật cao, có trình độ ngoại ngữ và am hiểu về luật pháp, thông lệ quốc tế. - Chi nhánh chưa có chiến lược phát triển công nghệ để đáp ứng những đòi hỏi từ dịch vụ phi tín dụng hiện đại. Việc đầu tư cho phát triển công nghệ, khai thác công nghệ thông tin, kỹ thuật số, điện tử viễn thông....tại Chi nhánh hiện nay còn hạn chế.
  17. CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ PHI TÍN DỤNG NGÂN HÀNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM- CHI NHÁNH SƠN TÂY 3.1 MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ PHI TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH SƠN TÂY 3.1.1 Mục tiêu phát triển dịch vụ phi tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Sơn Tây 3.1.1.1 Mục tiêu chung 3.1.1.2 Mục tiêu cụ thể Làm tốt công tác phát triển thẻ, đăng ký SMS tiền gửi, tiền vay đạt tối thiểu 80% tổng số tài khoản, khoản vay đủ điều kiện đăng ký SMS, tăng số món, doanh thu bảo hiểmABIC, Bankcasurance... Phấn đấu tăng trưởng doanh thu phí dịch vụ tăng 20% so với năm 2017 (Mục tiêu toàn ngành 17%). 3.1.2 Định hướng phát triển Tập trung thị trường nông nghiệp, nông thôn. Đa dạng hóa các phương thức và hình thức huy động vốn. Tập trung hiện đại hóa hạ tầng công nghệ kỹ thuật và hệ thống thanh toán bảo đảm an toàn và tin cậy. Tiếp tục phát triển mạnh các hoạt động trên mọi lĩnh vực của nền kinh tế, trên các thị trường trong và ngoài nước, phục vụ mọi đối tượng khách hàng, mọi thành phần kinh tế. Tập trung xác định thị trường mục tiêu cho từng lĩnh vực hoạt động và cho từng sản phẩm dịch vụ theo từng nhóm khách hàng và yêu cầu phục vụ đối với các nhóm khách hàng. Thiết lập các kênh phân phối các sản phẩm dịch vụ đáp ứng các thị trường mục tiêu để thực hiện việc bán các sản phẩm dịch vụ. Thực hiện chương trình chăm sóc khách hàng, văn hóa kinh doanh đối với khách hàng 3.2 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ PHI TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH SƠN TÂY 3.2.1 Đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ phi tín dụng
  18. Trước hết, Chi nhánh phải tổ chức nghiên cứu các sản phẩm dịch vụ phi tín dụng hiện đang cung cấp cho thị trường, nghiên cứu nhu cầu thị trường, từ đó quyết định cần phải đẩy mạnh phát triển dịch vụ nào và phát triển như thế nào là vừa, tùy từng thời gian cụ thể, bảo đảm đáp ứng được nhu cầu của thị trường, đồng thời hiệu quả kinh doanh đạt cao nhất, nâng cao khả năng cạnh tranh. 3.2.2 Giải pháp về chất lượng dịch vụ phi tín dụng Chi nhành thường xuyên đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ nghiệp vụ và kỹ năng bán hàng nhằm cải thiện tác phong, thái độ và kỹ năng của giao dịch viên trong giao tiếp, xử lý giao dịch, tư vấn khách hàng, xử lý khiếu nại. Kiên quyết kiểm điểm cán bộ vi phạm về tác phong, lề lối làm việc. Chi nhánh chú trọng nhiều hơn đến chất lượng hoạt động giao dịch trực tiếp với khách hàng. Tăng tính chuyên nghiệp và nâng cao tác phong làm việc và văn hóa giao dịch của nhân viên. Chi nhánh nhanh chóng xây dựng cơ sở dữ liệu về khách hàng của mình. Tăng cường phương tiện hữu hình để tạo độ tin cậy đối với khách hàng. Giảm thiểu các sai sót trong quá trình triển khai. 3.2.3 Giải pháp về chính sách Marketing Xây dựng đội ngũ cán bộ nhân viên Agribank là kênh tiếp thị quảng bá sản phẩm hiệu quả, toàn thể nhân viên đều có thể giới thiệu và tư vấn sản phẩm dịch vụ phi tín dụng tới khách hàng. Để thực hiện được việc này cần phải tập huấn cho cán bộ công nhân viên về các sản phẩm và khuyến khích cán bộ sử dụng. Tăng cường công tác quảng bá hình ảnh Agribank ra công chúng. Rà soát lại hệ thống nhận diện thương hiệu, thay mới các biển hiệu tại các PGD như: Quang Trung, Số 8, Sơn Lộc, Đông Sơn. Thực hiện tốt các hoạt động tuyên truyền, quảng cáo, khuyếch trương nhằm xây dựng hình ảnh, biểu tượng riêng biệt và tốt đẹp của Agribank trong dân chúng. 3.2.4 Giải pháp kiểm tra, phòng ngừa rủi ro hoạt động sản phẩm dịch vụ phi tín dụng Kiểm tra giám sát công tác thực hiện kế hoạch, tuân thủ quy trình, tác phong giao dịch. Việc quản lý và phòng ngừa các loại rủi ro là điều hết sức cần thiết và quan trọng khi triển khai các dịch vụ phi tín dụng. Hoạt động này ảnh hưởng rất lớn đến uy tín, năng lực hoạt động của ngân hàng và tác động trực tiếp tới quyết định sử dụng dịch vụ của khách hàng. Các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro, gồm: Xác
  19. định rõ trách nhiệm của nhân viên trong việc giám sát xây dựng và duy trì các chính sách an ninh của ngân hàng; Thực hiện kiểm tra trực tiếp đầy đủ để ngăn ngừa các hành vi truy cập thực tế chưa được phép trong môi trường máy tính; Các mối quan hệ với các đối tác thứ ba cũng phải được giám sát chặt chẽ… 3.2.5 Phát triển công nghệ ngân hàng Chi nhánh xây dựng một chiến lược phát triển công nghệ dài hạn, đi đôi với phát triển nguồn lực hiện có. Việc thay đổi công nghệ ngân hàng khá tốn kém, vì thế nếu không có chiến lược phát triển công nghệ đúng đắn có thể tạo ra sự lãng phí lớn. Chiến lược công nghệ cần đi sâu vào các mặt, như: trình độ công nghệ, kỹ thuật, khả năng cải tiến, nghiên cứu và phát triển sản phẩm dịch vụ, ứng dụng, khai thác công nghệ thông tin, kỹ thuật số, điện tử và viễn thông trong hoạt động kinh doanh (giao dịch, thanh toán, quản trị điều hành…) của ngân hàng. 3.2.6 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Trong đó, đặc biệt chú ý phát triển nguồn nhân lực có trình độ kỹ thuật cao. Do dịch vụ phi tín dụng hiện đại có sử dụng các công nghệ cao, nên đòi hỏi người cung cấp dịch vụ phải có trình độ hiểu biết và làm chủ công nghệ. Cùng với đó, cần xây dựng chính sách thu hút nhân tài và giữ nguồn nhân lực giỏi, gắn bó và cống hiến cho sự phát triển của ngân hàng. Cải thiện trình độ ngoại ngữ và sự am hiểu luật pháp, thông lệ quốc tế thì còn nhiều hạn chế Chi nhánh cần có các tập huấn chất lương và tập trung, khâu tuyển dụng cũng cần chủ ý đến các tiêu chí này trong phẩm chất ứng viên hơn. Đây là nhiệm vụ cần thiết và cấp bách hiện nay. Bởi lẽ nhân viên là người mang lại thành công cho NHTM, song cũng mang lại rủi ro cho NHTM. 3.2.7 Giải pháp về công tác điều hành - Khoán doanh thu dịch vụ gắn với khoán tài chính và kế hoạch: Phòng Kế hoạch sẽ giao chỉ tiêu doanh thu dịch vụ hằng năm và thực hiện quyết toán tài chính gắn với kế hoạch tới từng đơn vị nhận khoán. - Khoán chỉ tiêu phát triển sản phẩm dịch vụ: Phòng Dịch vụ làm đầu mối khoán chỉ tiêu tới từng đơn vị nhận khoán, căn cứ kết quả thực hiện sẽ thực hiện quyết toán các chỉ tiêu và gắn với quyết toán thực hiện kế hoạch để quyết toán lương.
  20. - Thực hiện cơ chế thi đua, khen thưởng. 3.3 KIẾN NGHỊ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ PHI TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH SƠN TÂY 3.3.1 Kiến nghị với Chính Phủ Một là, ổn định môi trường kinh tế vĩ mô. Hai là, thống nhất quan điểm xác định rõ và cụ thể về lộ trình mở cửa dịch vụ ngân hàng theo đúng cam kết quốc tế. Ba là, phát triển hạ tầng kỹ thuật-công nghệ hiện đại. Thứ tư là, hoàn thiện chính sách về nông nghiệp, nông thôn, thúc đẩy kinh tế nông nghiệp, nông thôn phát triển. 3.3.2. Kiến nghị với ngân hàng nhà nước Ngân hàng nhà nước cần có những chính sách cho các ngân hàng thương mại thực sự cạnh tranh bình đẳng bằng việc nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ chứ không phải cạnh tranh bằng việc lôi kéo, khuyến mại, dùng lợi ích vật chất vô lối. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra giám sát hoạt động ngân hàng, trước hết tập trung vào những khâu trọng yếu như: chất lượng tín dụng, quản lý rủi ro, đảm bảo khả năng thanh toán… Thông tin kinh tế rất cần cho hoạt động kinh doanh ngân hàng. 3.3.3. Kiến nghị với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Để huy động vốn ngoài nghiệp vụ phát hành chứng khoán, Agribank có thể thực hiện biện pháp là người đứng ra nghiên cứu các dự án đầu tư khả thi, sau đó sẽ tiến hành phát hành trái phiếu cho từng dự án cụ thể hoặc kêu gọi các nhà đầu tư khác cùng tham gia vào dự án đầu tư. Tạo động lực mới thông qua cơ chế khoán tài chính đến từng Chi nhánh, từng người lao động thông qua kết quả công việc. Đẩy nhanh tiến độ ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động ngân hàng, xác định đây là điểm đột phá để sắp xếp lại cơ cấu lao động, tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh, phấn đấu thanh toán điện tử trong toàn hệ thống Agribank. Thực hiện chính sách giá linh hoạt phù hợp với tín hiệu thị trường Tăng cường các biện pháp quản lý rủi ro về lãi suất.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2