intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Phát triển dịch vụ thẻ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Sơn Tây

Chia sẻ: Huyen Nguyen My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:25

11
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn cùng tham khảo luận văn để nắm chi tiết các đề xuất giải pháp phát triển dịch vụ thẻ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Sơn Tây.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Phát triển dịch vụ thẻ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Sơn Tây

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG ----------------------------------- Hoàng Thị Thu – C00671 PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THẺ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH SƠN TÂY TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH DOANH VÀ QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG MÃ SỐ: 8340201 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. Lưu Thị Hương Hà Nội, năm 2018
  2. LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Chất lượng cuộc sống của dân cư ở Việt Nam ngày càng được nâng cao đòi hỏi các dịch vụ tiện ích kinh tế xã hội cũng phải đa dạng và hiện đại. Nhu cầu mua sắm, thanh toán của dân cư không chỉ bó hẹp trong phạm vi một quốc gia mà diễn ra trên toàn thế giới. Góp phần đáp ứng đòi hỏi đó, triển khai dịch vụ thẻ được coi là một lựa chọn hợp lý và đúng hướng của các Ngân hàng thương mại. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Sơn Tây cũng không phải ngoại lệ. Nhờ chú trọng phát triển dịch vụ thẻ, thu nhập của chi nhánh phần nào được cải thiện, uy tín của chi nhánh ngày càng được khẳng định. Tuy nhiên, dịch vụ thẻ của chi nhánh vẫn chưa đáp ứng được mục tiêu phát triển về số lượng và chất lượng. Trong bối cảnh cạnh tranh trong dịch vụ thẻ đang diễn ra gay gắt trên địa bàn, sức cạnh tranh của chi nhánh sẽ khó được đảm bảo, chi nhánh sẽ khó phát triển bề vững nếu không tiếp tục phát triển dịch vụ thẻ trong thời gian tới. Là một cán bộ công tác tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Sơn Tây, với mong muốn góp phần giải quyết vấn đề cấp bách đặt ra trong thực tiễn, tác giả đã chọn nghiên cứu đề tài “Phát triển dịch vụ thẻ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Sơn Tây” 2. Mục đích nghiên cứu Đề xuất giải pháp phát triển dịch vụ thẻ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Sơn Tây 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa những lý luận cơ bản về phát triển dịch vụ thẻ của ngân hàng thương mại 1
  3. - Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ thẻ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Sơn Tây - Đề xuất giải pháp phát triển dịch vụ thẻ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Sơn Tây 4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vị nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Phát triển dịch vụ thẻ tại ngân hàng thương mại - Phạm vi nghiên cứu:  Về không gian : Nghiên cứu phát triển dịch vụ thẻ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Sơn Tây  Thời gian nghiên cứu : Nghiên cứu thực trạng phát triển dịch vụ thẻ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Sơn Tây 2013 – 2017 ; Đề xuất giải pháp cho giai đoạn 2017 – 2023.  Đề tài được nghiên cứu trên giác độ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Sơn Tây 5. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện nghiên cứu nhằm đảm bảo tính khoa học và thực tiễn các nội dung nghiên cứu, các phương pháp sau được sử dụng : - Phương pháp nghiên cứu tại bàn - Phương pháp thống kê, mô tả: tác giả thu thập các số liệu từ các báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh, báo cáo thường niên, báo cáo tài chính của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn Việt Nam chi nhánh Sơn Tây và số liệu sẽ được xử lý bằng phương pháp thống kê mô tả: điều tra, tổng hợp, phân tích, so sánh, …thông qua bảng biểu, đồ thị. - Phương pháp phân tích, so sánh: thông qua các dữ liệu thứ cấp từ báo cáo tài chính, báo cáo thường niên của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn Việt Nam chi nhánh Sơn Tây từ đó tác giả phân tích, so sánh đối chiếu để đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ thẻ tại Agribank chi nhánh Sơn Tây 2
  4. 6. Kết cấu luận văn Ngoài phần mục lục, danh mục các chữ viết tắt, các bảng biểu số liệu, danh mục tài liệu tham khảo, mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển dịch vụ thẻ của ngân hàng thương mại. Chương 2: Thực trạng phát triển dịch vụ thẻ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Sơn Tây Chương 3: Giải pháp phát triển dịch vụ thẻ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Sơn Tây CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THẺ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1 Dịch vụ của ngân hàng thương mại 1.1.1. Khái quát về ngân hàng thương mại 1.1.1.1 Khái niệm ngân hàng thương mại Peter S.Rose đưa ra một khái niệm mới về ngân hàng: “Ngân hàng là một loại hình tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất – đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và dịch vụ thanh toán và thực hiện nhiều chức năng tài chính so với bất kỳ tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế” (Peter S.Rose, Commercial Bank Management, Irwin, 1999). Trong luận văn, tác giả tiếp cận ngân hàng thương mại theo khái niệm được đưa ra bởi Peter S.Rose là một pháp nhân làm chức năng trung gian tín dụng, tạo ra nguồn vốn và tham gia quá trình sản xuất thông qua hoạt động tín dụng đầu tư, dịch vụ, bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền, của ngân hàng và phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của đất nước. 1.1.1.2. Đặc trưng của ngân hàng thương mại 3
  5. * Cấu trúc tài chính và tài sản: * Hoạt động của ngân hàng thương mại luôn chứa đựng nhiều rủi ro và chịu sự kiểm soát, giám sát chặt chẽ của hệ thống luật pháp * Tính liên kết và ổn định của hệ thống ngân hàng 1.1.2. Dịch vụ của ngân hàng thương mại 1.1.2.1 Khái niệm và đặc điểm dịch vụ Dịch vụ ngân hàng được hiểu theo 2 cách: Thứ nhất, theo nghĩa rộng, dịch vụ ngân hàng bao gồm toàn bộ những hoạt động tiền tệ, tín dụng, thanh toán, ngoại hối… của ngân hàng. Cách hiểu này phù hợp với cách phân biệt dịch vụ ngân hàng trong dịch vụ tài chính của WTO và hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Hoa Kỳ, cũng như cách phân loại của nhiều nước phát triển. Thứ hai, theo nghĩa hẹp, dịch vụ ngân hàng chỉ bao gồm những hoạt động không thuộc phạm vi kinh doanh tiền tệ và các nghiệp vụ ngân hàng theo chức năng một trung gian tài chính (huy động tiền gửi, cho vay) - theo đó dịch vụ ngân hàng chỉ bao gồm những hoạt động ngoại bảng, thu phí như chuyển tiền , bảo lãnh kinh doanh ngoại hối, thanh toán quốc tế… (Nguồn: Peter S.Rose (2010), Giáo trình quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội) Ngân hàng thương mại là doanh nghiệp thuộc ngành dịch vụ, do vậy, tác giả đồng tình với cách hiểu thứ nhất.  Dịch vụ ngân hàng mang những đặc trưng cơ bản sau: - Tính vô hình - Tính đồng thời - Tính không ổn định và khó xác định khối lượng 1.1.2.2 Phân loại dịch vụ Căn cứ theo đối tượng khách hàng sử dụng dịch vụ: - Dịch vụ ngân hàng dành cho danh nghiệp 4
  6. - Dịch vụ ngân hàng dành cho khách hàng cá nhân Căn cứ theo tính chất dịch vụ thì dịch vụ ngân hàng được phân hành hai loại: Dịch vụ tín dụng ngân hàng và dịch vụ phi tín dụng ngân hàng - Dịch vụ tín dụng ngân hàng - Dịch vụ phi tín dụng ngân hàng Căn cứ theo mức độ ứng dụng công nghệ thì dịch vụ ngân hàng được phân thành hai loại: - Dịch vụ ngân hàng truyền thống - Dịch vụ ngân hàng hiện đại 1.2. Dịch vụ thẻ của Ngân hàng thương mại 1.2.1. Khái quát về thẻ ngân hàng 1.2.1.1. Khái niệm thẻ Thẻ là một phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt, ra đời từ phương thức mua bán chịu hàng hóa bán lẻ và phát triển gắn liền với sự ứng dụng công nghệ tin học trong lĩnh vực ngân hàng. Là công cụ thanh toán do NH phát hành thẻ cấp cho khách hảng sử dụng để thanh toán hàng hóa dịch vụ hoặc rút tiền mặt trong phạm vi số dư tiền gửi của mình hoặc hạn mức tín dụng được ký kết giữa NH và khách hàng. 1.2.1.2. Phân loại thẻ a. Phân loại theo nguồn tài chính đảm bảo cho việc sử dụng thẻ - Thẻ tín dụng (Credit Card) - Thẻ ghi nợ (Debit card) - Thẻ trả trước (Pre-paid) b. Phân loại theo phạm vi lãnh thổ sử dụng thẻ - Thẻ nội địa - Thẻ quốc tế c. Phân loại theo công nghệ sản xuất: Thẻ được chia làm 3 loại: - Thẻ khắc chữ nổi (EmbossinsCard) - Thẻ băng từ (Magnetic stripe) 5
  7. - Thẻ thông minh (Smart card, Chip card) 1.2.2 Dịch vụ thẻ của Ngân hàng thương mại 1.2.2.1. Khái niệm và đặc điểm dịch vụ thẻ Dịch vụ thẻ là dịch vụ do ngân hàng cung cấp trong lĩnh vực thẻ thanh toán của ngân hàng từ khâu phát hành, thanh toán và hỗ trợ trong quá trình sử dụng thẻ của chủ thẻ. Trong số các sản phầm của dịch vụ ngân hàng dịch vụ thẻ ngân hàng thương mại mang những đặc điểm riêng nhất định sau: Thứ nhất, dịch vụ thẻ ra đời nhằm hạn chế liền mặt trong lưu thông Thứ hai, dịch vụ thẻ rút ngắn khoảng cách về đồng tiền giữa các nước trên thế giới. Thứ ba, dịch vụ thẻ là dịch vụ ứng dụng nhiều công nghệ khoa học, kĩ thuật hiện đại Thứ tư, đặc tính của dịch vụ thẻ là khá đồng nhất giữa các ngân hàng 1.2.2.2 Nội dung dịch vụ thẻ a. Nghiệp vụ phát hành thẻ Nghiệp vụ phát hành thẻ của ngân hàng bao gồm việc quản lý và triển khai toàn bộ quá trình phát hành thẻ, từ khâu tiếp nhận nhu cầu của khách hàng đến khi trả thẻ cho khách. Mỗi một phần đều liên quan rất chặt chẽ đến việc phục vụ khách hàng và quản lý rủi ro cho ngân hàng. Quy trình phát hành thẻ cho khách hàns bao gồm các bước sau: Chủ thẻ Tài khoản thẻ (1) (2) (4) (3) Ngân hàng phát hành Sơ đồ 1.1: Quy trình phát hành thẻ 6
  8. b. Nghiệp vụ thanh toán thẻ 1- Mua hàng hóa dịch vụ hoặc ứng tiền mặt Ngân hàng Chủ thẻ phát hành 2- Hóa đơn thanh 9- Thanh toán 3- Tạm ứng 8- Sao kê toán 6- Gửi 4- Gửi dữ liệu dữ liệu Ngân hàng Ngân hàng Ngân hàng phát hành phát hành phát hành 7- Báo 5- Báo nợ có Sơ đồ 1.2. Quy trình thanh toán thẻ Hoạt động thanh toán thẻ của ngân hàng được thực hiện như sau: - Xây dựng và quản lý hệ thống thông tin khách hàng ĐVCNT: Thực hiện xét duyệt và ký kết hợp đồng chấp nhận thanh toán thẻ với các ĐVCNT. - Quản lý hoạt động của mạng lưới ĐVCNT. - Tổ chức thanh toán các giao dịch sử dụng thẻ cho các ĐVCNT. Việc thanh toán thẻ khi có giao dịch phát sinh diễn ra như sau: 1. Chủ thẻ sử dụng thẻ để rút tiền tại máy ATM hoặc tại ngân hàng đại lý, mua hàng hoá, dịch vụ tại các ĐVCNT. Khi nhận được thẻ từ khách hàng, ĐVCNT phải kiểm tra tính hợp lệ của thẻ. Nêu hợp lệ ĐVCNT sẽ cung cấp hàng hoá, dịch vụ hoặc tiền mặt cho khách hàng, 7
  9. in hóa đơn và yêu cầu khách hàng ký xác nhận. 2. ĐVCNT gửi hoá đơn thanh toán thẻ cho NHTT. Hoá đơn thanh toán thẻ được lưu tại NHTT dùng làm chứng từ gốc để kiểm tra và giải quyết các khiếu nại (nếu có). 3. Khi tiếp nhận hóa đơn từ ĐVCNT, NHTT phải tiến hành kiểm tra tính hợp lệ của các thông tin trên hóa đơn. Nếu họp lệ, ngân hàng tiến hành ghi có vào tài khoản của ĐVCNT. 4. NHTT tổng hợp toàn bộ dữ liệu các giao dịch phát sinh từ thẻ do ngân hàng khác phát hành và truyền dữ liệu cho TCTQT. 5. TCTQT sau khi nhận được dữ liệu từ NHTT sẽ tiến hành ghỉ có cho NHTT. Dữ liệu mà TCTQT truyền về bao gồm những khoản NHTT đã trả, những khoản phí phải trả cho TCTQT, những giao dịch bị tra soát. 6. TCTQT truyền dữ liệu cho NHPH. 7. NHPH khi nhận thông tin dữ liệu từ TCTQT sẽ tiến hành thanh toán. 8. Trên cơ sở đó NHPH lập bảng sao kê báo cho chủ thẻ các khoản thẻ đã sử dụng và yêu cầu chủ thẻ thanh toán. 9. Chủ thẻ thanh toán nợ cho NHPH: Sau khi nhận được sao kê chủ thẻ sẽ phải thanh toán những khoản hàng hoá dịch vụ mà mình đã tiêu dùng. c. Các thiết bị có liên quan Thanh toán bằng thẻ là một hình thức thanh toán hiện đại, sử dụng chủ yếu bằng máy móc thiết bị. Hiện nay có các loại thiết bị hỗ trợ chủ yếu như:  Thiết bị chấp nhận thẻ (POS)  Máy rút tiền tự động (ATM) 1.2.2.3 Hoạt động quản lý rủi ro trong kinh doanh dịch vụ thẻ 1.2.3. Phát triển dịch vụ thẻ của ngân hàng thương mại 8
  10. 1.2.3.1 Khái niệm Phát triển dịch vụ thẻ là việc mở rộng quy mô cung ứng và nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ của ngân hàng nhằm thoả mãn ngày càng tốt nhu cầu của khách hàng, trên cơ sở đảm bảo các mục tiêu của ngân hàng trong từng thời kỳ. 1.2.3.2 Chỉ tiêu đánh giá a. Chỉ tiêu định tính - Sự hài lòng của khách hàng - Tính bảo mật, an toàn - Tiện ích b. Chỉ tiêu định lượng - Số lượng thẻ phát hành Chỉ tiêu này cho biết số lượng thẻ phát hành năm (t) tăng hay giảm bao nhiêu % so với số lượng thẻ phát hành năm (t-1). - Số lượng thẻ hoạt động trên tổng số lượng thẻ phát hành - Doanh số thanh toán thẻ Chỉ tiêu này cho biết doanh số thanh toán thẻ năm (t) tăng hay giảm bao nhiêu % so với doanh số thanh toán thẻ năm (t-1). - Mạng lưới máy rút tiền tự động, đơn vị chấp nhận thẻ  Tốc độ tăng trưởng mạng lưới máy rút tiền tự động Chỉ tiêu này cho biết số lượng máy ATM năm (t) tăng hay giảm bao nhiêu % so với số lượng máy ATM năm (t-1).  Tốc độ tăng trưởng mạng lưới đơn vị chấp nhận thẻ Chỉ tiêu này cho biết số lượng máy POS năm (t) tăng hay giảm bao nhiêu % so với số lượng máy POS năm (t-1). - Thị phần dịch vụ thẻ của ngân hàng: Thể hiện mức độ chiếm lĩnh thị trường của ngân hàng. - Thu nhập 9
  11. Chỉ tiêu này cho biết thu nhập dịch vụ thẻ năm (t) tăng hay giảm bao nhiêu % so với thu nhập dịch vụ thẻ năm (t-1). 1.3. Nhân tố ảnh hưởng tới phát triển dịch vụ thẻ của ngân hàng thương mại 1.3.1. Nhân tố chủ quan 1.3.1.1 Cơ sở vật chất và trình độ ứng dụng kỹ thuật công nghệ thông tin của ngân hàng 1.3.1.2 Chính sách phát triển dịch vụ thẻ của ngân hàng 1.3.1.3 Trình độ của đội ngũ cán bộ 1.3.1.4 Quản trị rủi ro trong phát triển dịch vụ thẻ 1.3.2. Nhân tố khách quan 1.3.2.1 Môi trường kinh tế 1.3.2.2 Thói quen và nhận thức của dân cư 1.3.2.3 Môi trường pháp lý 1.3.2.4 Môi trường công nghệ 1.3.2.5 Môi trường cạnh tranh 1.3.2.6 Sự phát triển của các dịch vụ khác 1.4 Kinh nghiệm và bài học phát triển dịch vụ thẻ của ngân hàng thương mại nước ngoài và ngân hàng thương mại Việt Nam Kết luận chương 1 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THẺ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH SƠN TÂY 2.1. Khái quát về ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn Việt Nam chi nhánh Sơn Tây 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 2.1.2. Cơ cấu tổ chức Hiện tại, Agribank chi nhánh Sơn Tây có bộ máy cơ cấu tổ chức phù hợp với quy định tại Quyết định số 1377/QĐ-HĐQT-TCCB của Hội đồng thành viên Agribank gồm 6 phòng nghiệp vụ và 7 phòng giao dịch 10
  12. 2.1.3. Các hoạt động chủ yếu Bảng 2.1: Cơ cấu vốn huy động của Agribank chi nhánh Sơn Tây Đơn vị: tỷ đồng Năm Năm Năm Năm TT Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2017 I Nguồn vốn nội tệ 2.084 2.608 3.155 3.640 1 Tiền gửi không kỳ hạn 234 279 257 259 2 Có kỳ hạn dưới 12 tháng 1.344 1.562 1.650 1.522 3 Có kỳ hạn từ 12 tháng 506 767 1.248 1.859 II Nguồn vốn ngoại tệ 95 97 62 42 1 Tiền gửi không kỳ hạn 10 8 27 14 2 Có kỳ hạn dưới 12 tháng 52 61 20 19 3 Có kỳ hạn từ 12 tháng 33 28 15 9 Tổng nguồn vốn (I+II) 2.179 2.705 3.217 3.682 (Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Agribank CN Sơn Tây) Qua bảng 2.1 ta thấy, tổng nguồn vốn trong các năm qua tại ngân hàng đã tăng trưởng ổn định, đáp ứng đầy đủ vốn cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Tổng nguồn vốn huy động của Agribank chi nhánh Sơn Tây năm 2015 là 2.705 tỷ tăng 526 tỷ so với năm 2014; năm 2016 là 3.682 tỷ tăng 512 so với năm 2015. Sang năm 2017, tổng nguồn vốn tiếp tục có sự tăng trưởng, đạt 3.682 tỷ tăng 465 tỷ so với năm 2016. Trong đó, nguồn tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng luôn chiếm tỷ trọng cao. Nguồn vốn ngoại tệ giảm mạnh là do chính sách lãi suất ngoại tệ điều chỉnh giảm còn 0%, năm 2016 giảm 35 tỷ so với năm 2015; năm 2017 tiếp tục giảm 20 tỷ so với năm 2016. Tuy nhiên mặt bằng chung nguồn vốn vẫn tăng. Như vậy, chứng tỏ công tác huy động 11
  13. vốn của chi nhánh khá tốt, giúp chi nhánh chủ động hơn trong nguồn vốn kinh doanh của mình. 2.1.3.2. Hoạt động tín dụng Là ngân hàng được đánh giá là chủ lực, kinh doanh và phục vụ trên địa bàn huyện Sơn Tây, những năm qua, Agribank chi nhánh Sơn Tây luôn xác định thị trường và khách hàng truyền thống vẫn chủ yếu là lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Song bên cạnh đó, Agribank cũng chủ động mở rộng, phát triển thị phần sang các lĩnh vực kinh tế khác nhằm thu hút các cá nhân và tổ chức, doanh nghiệp. Đứng trước nhu cầu mở rộng quy mô khi chuyển từ một ngân hàng huyện, thị lên chi nhánh cấp 1 (năm 2009), và được Agribank tạo điều kiện cấp vốn, Agribank chi nhánh Sơn Tây đã có một thời gian tăng trưởng tín dụng nóng, tổng dư nợ của chi nhánh đã có nhiều biến đổi. 2.1.3.3 Hoạt động dịch vụ Doanh thu mảng dịch vụ của Agribank CN Sơn Tây chủ yếu là từ thu nhập dịch vụ thanh toán trong nước, dịch vụ thanh toán quốc tế rất ít vì trên địa bàn các doanh nghiệp và công ty hoạt động xuất nhập khẩu không nhiều. Doanh số mua bán qua đồng ngoại tệ không đáng kể. Bảng 2.2: Doanh thu hoạt động dịch vụ tại Agribank CN Sơn Tây Đơn vị: triệu đồng So sánh So sánh So sánh 2015/2014 2016/2015 2017/2016 Chỉ Năm Năm Năm Năm Số tiền Đạt tỷ tiêu 2014 2015 2016 2017 Số Đạt tỷ Đạt tỷ Số tiền lệ (%) tiền lệ (%) lệ (%) Doanh thu hoạt 6.185 7.488 8.024 8.436 1.303 21,07 536 7,16 412 5,13 động dịch vụ (Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Agribank CN Sơn Tây) 12
  14. 2.2 Thực trạng phát triển dịch vụ thẻ tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Sơn Tây 2.2.1 Phát hành thẻ tại tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Sơn Tây 2.2.1.1 Thẻ ghi nợ nội địa (Success) * Thẻ ghi nợ nội địa (Success) có 2 hạng thẻ - Hạng thẻ chuẩn (Success): Tối đa đến 50 triệu đồng - Hạng thẻ vàng (plus Success): Từ trên 50 triệu đồng đến 300 triệu đồng 2.2.1.2 Thẻ ghi nợ quốc tế Agribank Visa/Mastercard gồm 2 hạng thẻ: - Hạng thẻ chuẩn ( Classic/ Standard) - Hạng thẻ vàng (Gold) Thẻ mang thương hiệu Visa/MasterCard do Agribank phát hành cho phép khách hàng cá nhân là chủ thẻ sử dụng trong phạm vi số dư tài khoản tiền gửi thanh toán và hạn mức thấu chi để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ; rút/ứng tiền mặt và các dịch vụ khác tại ATM, đơn vị chấp nhận thẻ, điểm ứng tiền mặt trên phạm vi toàn cầu hoặc giao dịch qua Internet. 2.2.2 Thanh toán thẻ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Sơn Tây Sơ đồ 2.2: Quy trình phát hành thẻ 13
  15. * Quy trình thanh toán thẻ Sơ đồ 2.3: Quy trình thanh toán thẻ 2.2.3 Hoạt động quản lý rủi ro trong kinh doanh dịch vụ thẻ tại Agribank chi nhánh Sơn Tây 2.2.4 Phân tích chỉ tiêu phản ánh mức độ phát triển dịch vụ thẻ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Sơn Tây 2.2.4.1 Chỉ tiêu định tính - Sự hài lòng của khách hàng Điều này được thể hiện mức độ hài lòng của hầu hết khách hàng khi sử dụng dịch vụ thẻ của Agribank chi nhánh Sơn Tây. Có thể thấy, dịch vụ thẻ của Agribank chi nhánh Sơn Tây đã tạo được niền tin cho khách hàng cũng như xây dựng uy tín và hình ảnh của Agribank chi nhánh Sơn Tây trên địa bàn. Ngoài ra, dịch vụ thẻ của Agribank chi nhánh Sơn Tây còn tạo ra kết quả khác như: nâng cao dân trí, sức cạnh tranh và khả năng hội nhập của ngân hàng thông qua việc quảng bá, xây dựng hình ảnh ngân hàng. Dịch vụ thẻ ra đời đã làm phong phú thêm các loại hình dịch vụ ngân hàng, nó mang lại cho khách hàng một phương tiện thanh toán đa tiện ích, thoả mãn tốt nhất nhu cầu của KH - Tính bảo mật, an toàn 14
  16. Tính bảo mật và độ an toàn dịch vụ thẻ của Agribank chi nhánh Sơn Tây là tương đối tốt qua đó có thể thấy dịch vụ thẻ Agribank chi nhánh Sơn Tây đã được khách hàng chấp nhận nhưng chưa làm hài lòng hết được các nhu cầu của khách hàng. - Tiện ích dịch vụ thẻ Tại Agribank Chi nhánh Sơn Tây việc triển khai phát hành thẻ mới luôn chậm so với các ngân hàng thương mại cổ phẩn trên địa bàn. Mặt khác các tính năng của thẻ sau khi ra đời cũng không có điểm nổi bật, nổi trội. Hầu hết các tính năng của thẻ của tất cả các hệ thống ngân hàng trên địa bàn Sơn Tây đều sêm sêm như nhau ( rút tiền, nạp tiền, vắn tin, chuyển khoản, thanh toán online…) Do đó, dịch vụ thẻ của Agribank Sơn Tây cũng chỉ phát triển ở mức trung bình chứ chưa mạnh mẽ. Mặt khác hạn mức giao dịch chuyển khoản qui định của thẻ Agribank Chi nhánh Sơn Tây có phần chặt chẽ hơn (chuyển khoản tối đa mức 20 triệu/thẻ/ ngày), đồng thời việc chuyển khoản khác hệ thống trước đây không thực hiện được (Từ 1/10/2017 chuyển khoản ngoài hệ thống tại Agribank CN Sơn Tây mới được thực hiện). 2.2.4.2 Chỉ tiêu định lượng - Số lượng thẻ phát hành và số lượng thẻ không hoạt động, đóng trên tổng số lượng thẻ lphát hành tại Agribank Chi nhánh Sơn Tây Bảng 2.4: Tình hình thẻ phát hành của Agribank CN Sơn Tây Đơn vị: thẻ Năm Năm Năm Năm Năm TT Nội dung 2013 2014 2015 2016 2017 1 Số lượng thẻ phát hành 3.075 2.901 3.271 3.892 4.335 2 Số thẻ đóng 82 50 31 20 25 3 Số thẻ không hoạt động 127 112 384 91 72 Tỷ trọng số lượng thẻ 0,51 4 đóng/số lượng thẻ phát 2,67% 1,72% 0,95% 0,57 % hành % Tỷ trọng số lượng thẻ 2,34 5 không hoạt động/ số 4,13% 3,86% 11,74 1,66 % lượng thẻ phát hành % % Cộng 3.284 3.063 3.686 4.003 4.432 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động thẻ của Agribank CN Sơn Tây) 15
  17. Nhìn chung, trong những năm qua số lượng phát hành thẻ của Agribank Chi nhánh Sơn Tây có xu hướng tăng, nhưng mức tăng trưởng thấp. Số lượng thẻ đóng (thẻ không phát sinh giao dịch trong vòng 12 tháng) không hoạt động tại Agribank Chi nhánh Sơn Tây qua các năm đều giảm. Mặt khác, số lượng thẻ không hoạt động (thẻ trong tình trạng ngủ - 06 tháng không phát sinh giao dịch) tại Agribank CN Sơn Tây cũng có giảm đáng kể song vẫn trong tình trạng chiếm tỷ trọng cao so với số lượng thẻ phát hành. Ngoài ra, tại Agribank Chi nhánh Sơn Tây các sản phẩm thẻ còn đơn điệu, chủ yếu là thẻ ghi nợ nội địa thông thường, không có sản phẩm mới độc đáo, triển khai phát hành còn chậm so với các ngân hàng bạn. Nguyên nhân chính là Agribank là một chi nhánh trong cả hệ thống Agribank, mọi hoạt động của chi nhánh đều phụ thuộc ngân hàng cấp trên, nên việc triển khai các sản phẩm thẻ mới hầu như đều chậm, tính cạnh tranh kém trên địa bàn. Điều này thể hiện rõ qua bảng số liệu sau: Bảng 2.5: Cơ cấu thẻ phát hành qua của Agribank CN Sơn Tây Đơn vị: thẻ/% Năm Năm Năm Năm Năm TT Loại thẻ 2013 2014 2015 2016 2017 Thẻ ghi nợ nội địa 1 2.845 2.656 3.109 3.670 (Success) 3.719 Thẻ ghi nợ nội địa 2 220 238 149 179 (Plus-Success) 635 Thẻ ghi nợ quốc tế 3 10 7 13 43 (Classic/Standard) 78 4 Cộng 3.075 2.901 3.271 3.892 4.432 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động thẻ của Agribank CN Sơn Tây) 16
  18. Nhìn chung, cơ cấu phát hành thẻ qua các năm 2013-2017 của Agribank Chi nhánh Sơn Tây chủ yếu là phát hành loại thẻ ghi nợ nội địa (Succsess). Loại thẻ ghi nợ nội địa (Plus-success) chiếm tỷ trọng nhỏ. Từ năm 2012 Agribank Sơn Tây bắt đầu đẩy mạnh phát triển thẻ ghi nợ quốc tế. Đầu tiên chỉ có 2 thẻ, đến năm 2013 là 10 thẻ, số lượng tuy rất nhỏ nhưng phát triển dần qua các năm cũng khá, đã đạt được 78 thẻ vào năm 2017. Doanh số thanh toán thẻ và doanh số sử dụng thẻ Biều đồ 2.2: Doanh số thanh toán thẻ và doanh số sử dụng thẻ qua các năm 2013-2016 của Agribank Chi nhánh Sơn Tây Đơn vị: giao dịch/tỷ đồng 1200 1.007 1000 800 600 Giao dịch Doanh số 400 185 200 198.936 208.028 71.42886.88089.748 94.202 61.794 41.760 0 2013 2014 2015 2016 2017 (Nguồn: Báo cáo hoạt động thẻ của Phòng dịch vụ Maketting- Agribank Chi nhánh Sơn Tây) Sau khi được đầu tư và quan tâm đúng hướng từ năm 2013, Agribank CN Sơn Tây không chỉ tập trung phát triển thanh toán thẻ vào các đối tượng khách hàng có thu nhập cao mà còn cả khách hàng có thu nhập trung bình và khá. Với chính sách chăm sóc và ưu đãi dành cho 17
  19. dành cho đơn vị chấp nhận thẻ, doanh số thanh toán thẻ của chi nhánh liên tục tăng qua các năm. Mạng lưới hệ thống máy rút tiền tự động (ATM) và thiết bị thanh toán thẻ tự động (POS) Năm 2016 Agribank CN Sơn Tây quản lý 8 máy ATM và 12 POS thanh toán nhưng sang năm 2017 số lượng máy POS đã tăng lên 81 máy, đạt giao dịch qua POS là 90.077 giao dịch với số tiền là 114 tỷ 554 triệu đồng. Tất cả các máy này đều đặt tại các vị trí trung tâm đông dân cư, hoạt động và phục vụ chủ thẻ tốt 24/24h với tần suất hoạt động cao nên chủ thẻ rất thuận tiện trong quá trình sử dụng thẻ. Ngoài ra, các máy POS thanh toán của Agribank CN Sơn Tây cũng đã đặt rộng khắp không chỉ trong địa bàn mà còn xa hơn ngoài địa bàn Sơn Tây (Bắc Ninh, Thái Nguyên, Hải Dương…) đây là bước tiến mới của Agribank CN Sơn Tây mặc dù doanh số giao dịch chưa cao, nhưng trong tương lai đây là kênh thanh toán có tiềm năng và triển vọng phát triển. Thị phần dịch vụ thẻ của Agribank chi nhánh Sơn Tây Thực hiện chủ trương của Nhà nước về việc đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt, trong thời gian vừa qua, Agribank tiếp tục giữ vững đà tăng trưởng, phát triển ổn định cả về quy mô, số lượng và chất lượng, duy trì vững chắc vị trí TOP 3 ngân hàng dẫn đầu thị trường thẻ Việt Nam, Agribank đã rất chú trọng công tác phát triển sản phẩm với các tính năng tiện ích mới áp dụng công nghệ hiện đại góp phần giữ và thu hút thêm khách hàng, đồng thời nâng cao khả năng cạnh tranh của Agribank. 18
  20. - Thu nhập dịch vụ thẻ Bảng 2.6: Thu nhập dịch vụ thẻ của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn Chi nhánh Sơn Tây Đơn vị: triệu đồng TT Nội dung 2013 2014 2015 2016 2017 1 Tổng thu nhập 218.179 187.082 240.429 251.462 268.210 2 Thu nhập từ thẻ 1.083 1.902 2.469 2.965 3.387 3 Tỷ trọng thu nhập 0.50 1.017 1.027 1.179 1.263 thẻ/Tổng TN (%) 4 Thu nhập từ CK 23 12 33 38 39 ATM/EDC 5 Thu nhập từ thẻ nội 119 142 333 304 555 địa 6 Tỷ trọng TN thẻ Nội 10,99 13 13,49 10,25 16,39 địa/TN thẻ 7 Thu nhập từ thẻ ghi 20 30 8 11 18 nợ quốc tế 8 Thu nhập từ DV 0 534 1.297 1.633 1.756 Mobile-Banking 9 Tỷ trọng thu nhập từ DV Mobile - Banking/ 28,08 52,53 55,08 51,37 Thu nhập từ thẻ (%) (Nguồn: Báo cáo của Phòng Dịch vụ Maketting Agribank CN Sơn Tây) Qua bảng 2.6 cho thấy tỷ trọng thu từ dịch vụ thẻ còn hạn chế so với tổng thu nhập của Chi nhánh, chưa phải là một dịch vụ mang lại lợi nhuận nhiều cho Agribank Chi nhánh Sơn Tây. Nó chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng thu nhập của Agribank Chi nhánh Sơn Tây 0.50% năm 2013 nhưng có xu hướng tăng dần, năm 2014 là 1.017 %; năm 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2