intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Tác động của chính sách an toàn vĩ mô đến rủi ro hệ thống tại các ngân hàng thương mại Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:36

38
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của Luận văn nhằm xây dựng và đề xuất các khuyến nghị tăng cường sự tác động của chính sách an toàn vĩ mô đến rủi ro hệ thống tại các ngân hàng thương mại Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Tác động của chính sách an toàn vĩ mô đến rủi ro hệ thống tại các ngân hàng thương mại Việt Nam

  1. NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN NGÂN HÀNG --------- ĐỖ THU HẰNG TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH AN TOÀN VĨ MÔ ĐẾN RỦI RO HỆ THỐNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Hà Nội, 2020
  2. NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN NGÂN HÀNG --------- ĐỖ THU HẰNG TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH AN TOÀN VĨ MÔ ĐẾN RỦI RO HỆ THỐNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 9340201 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Phạm Thị Hoàng Anh 2. TS. Nguyễn Phi Lân Hà Nội, 2020
  3. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007 – 2008 đã đặt ra hai vấn đề vốn bị xem nhẹ trước đây trong hệ thống tài chính là rủi ro hệ thống và giảm thiểu rủi ro hệ thống như thế nào. Trước cuộc khủng hoảng tài chính 2007 – 2008, các cơ quan giám sát chỉ quan tâm đến các rủi ro riêng lẻ như rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro hoạt động ... và coi rủi ro hệ thống là một phần của các rủi ro riêng lẻ đó (Meuleman và cộng sự, 2020). Đồng thời, hoạt động giám sát ngân hàng giai đoạn đó cũng tập trung chủ yếu vào khía cạnh vi mô, nghĩa là đảm bảo sự an toàn, lành mạnh và hạn chế rủi ro của từng TCTC riêng lẻ. Điều này là do các chính sách này bị giới hạn trong các mục tiêu là ổn định giá cả và hoạt động kinh tế (từ góc độ kinh tế vĩ mô) và rủi ro đơn lẻ (từ góc độ kinh tế vi mô) (IMF, 2013). Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng 2008 và những vụ việc như Lehman Brothers đã chứng minh rằng sự thất bại của một ngân hàng có thể khiến toàn bộ hệ thống trở nên không ổn định và việc giữ cho các TCTC riêng lẻ hoạt động tốt không phải là điều kiện đủ để đảm bảo sự ổn định tài chính (Meuleman và cộng sự, 2020). Sự sụp đổ của các NHTM có thể lan truyền trong hệ thống tài chính, tạo ra những cú sốc cho thị trường tài chính và ảnh hưởng tiêu cực tới nền kinh tế. Khi hoạt động của các TCTC ngày trở nên phức tạp với mối liên hệ gia tăng giữa các kênh đầu tư và kinh doanh, rủi ro hệ thống gây ra đổ vỡ hàng loạt của các TCTC càng trở nên rõ rệt hơn (Benoit và cộng sự, 2017). Khi các NHTM gặp rủi ro và trở nên thiếu vốn, khả năng cung cấp tín dụng ra nền kinh tế sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực và kéo theo rủi ro khủng hoảng kinh tế gia tăng. Trong bối cảnh đó, một số biện pháp nhằm mục đích tăng cường sự ổn định của hệ thống tài chính đã được triển khai trên tất cả các quốc gia phát triển như Mỹ, Châu Âu. Chính sách an toàn vĩ mô đã trở nên nổi bật trong việc phòng ngừa và hạn chế rủi ro hệ thống của khu vực ngân hàng do các chính sách này hướng đến giảm thiểu rủi ro hệ thống bằng cách tập trung vào tương quan thất bại và trạng thái rủi ro chung giữa các TCTC (Crockett, 2000, Borio, 2003 và Caruana, 2010). Chính quyền trung ương và cơ quan giám sát ở các nước đã dựa nhiều hơn vào các chính sách ATVM để giảm rủi ro hệ thống, tăng sự ổn định tài chính và xây dựng một hệ thống tài chính an toàn hơn, từ đó làm giảm khả năng xảy ra khủng hoảng trong tương lai. Theo nhiều nghiên cứu (Lim và cộng sự, 2011; Claessens và cộng sự, 2013; Aydinbas và cộng sự 2015; Cerutti và cộng sự, 2017), mục tiêu
  4. 2 chính của chính sách ATVM là hạn chế rủi ro tài chính ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống (rủi ro hệ thống). Theo ghi nhận của Cerutti và cộng sự (2017) chính sách ATVM tìm cách tăng khả năng phục hồi của hệ thống tài chính trước những cú sốc, hạn chế sự tích tụ của các lỗ hổng theo thời gian, kiểm soát các lỗ hổng cấu trúc có thể tăng lên từ các mối liên kết và kiểm soát các tổ chức có quy mô “quá lớn để thất bại”. Nếu nền kinh tế bị đe dọa bởi khủng hoảng thanh khoản, chính sách ATVM có thể hạn chế các lỗ hổng ngân hàng thông qua thuế đối với các khoản nợ ngân hàng phi ngân hàng hoặc đối với các khoản nợ ngân hàng hoặc các khoản nợ ngoại tệ (các công cụ này có thể hạn chế tăng trưởng cho vay ngân hàng một cách gián tiếp). Tăng trưởng cho vay cũng có thể được hạn chế bằng cách thay đổi các ưu đãi của việc sử dụng các công cụ dựa trên vốn ngân hàng, chẳng hạn như yêu cầu vốn phản chu chu kỳ, dự phòng và giới hạn đòn bẩy. Một nguồn rủi ro hệ thống khác là các tổ chức ‘quá lớn để thất bại” dẫn đến các động lực sai lệch và rủi ro đạo đức. Các biện pháp được sử dụng để kiểm soát rủi ro này có thể dựa trên vốn (bộ đệm rủi ro hệ thống, quỹ riêng bổ sung và yêu cầu bộ đệm) và công cụ dựa trên thanh khoản. Cũng cần lưu ý là, không có bộ công cụ chung giữa các quốc gia, mà chúng được áp dụng dựa trên các điều kiện kinh tế vĩ mô riêng lẻ: nguồn rủi ro, phát triển tài chính, loại chế độ trao đổi và mức độ hội nhập tài chính quốc tế (Lim và cộng sự, 2011; Claessens và cộng sự, 2013). Chính sách ATVM bổ sung cho các chính sách vi mô và tương tác với các loại công cụ khác, đặc biệt là CSTT (Aydinbas và cộng sự, 2015). Chính sách an toàn vi mô nhằm mục đích hạn chế sự khó khăn của các tổ chức đơn lẻ, trong khi chính sách ATVM tập trung vào sự khó khăn trên toàn hệ thống tài chính (Andries và cộng sự, 2017). Theo Andries và cộng sự (2017), cả hai loại chính sách phải được thực hiện theo cách phối hợp, vì các thể chế riêng lẻ đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và phân tán rủi ro hệ thống và việc thực thi các chính sách ATVM nên xem xét tác động của chúng đối với các thể chế riêng lẻ. Do đó, các chính sách này góp phần kiểm soát sự đóng góp của mỗi TCTC vào rủi ro hệ thống. Để hạn chế các lỗ hổng hệ thống và để đạt được sự ổn định tài chính, chính sách ATVM phải được hỗ trợ bởi sự giám sát và thực thi mạnh mẽ và được bổ sung bởi các chính sách phù hợp, như CSTT, chính sách tài khóa, chính sách cạnh tranh, cũng như chính sách giải quyết và xử lý khủng hoảng (IMF, 2013). Tại Việt Nam, thị trường tài chính đang phát triển nhanh chóng, phức tạp cả về quy mô lẫn cấu trúc, với các hoạt động tài chính đan xen giữa các khu vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm và trong môi trường kinh tế vĩ mô nhiều biến động. Từ đó hệ thống tài
  5. 3 chính tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ra rủi ro hệ thống trong cả ba lĩnh vực khu vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm. Bên cạnh đó, nền kinh tế lại có mức độ phụ thuộc lớn vào nguồn vốn tín dụng. Điều này khiến nền kinh tế trở nên dễ bị tổn thương trước những biến động bất lợi và rủi ro cao từ hệ thống tài chính và các TCTD. Có thể thấy rằng, các nguy cơ mang tính hệ thống này xuất phát cả từ sự bất ổn của môi trường kinh tế vĩ mô cũng như từ sự tích lũy rủi ro tiềm ẩn nội bộ bên trong các TCTC. Thêm vào đó, trong giai đoạn từ 2010 đến 2016, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, hệ thống NHTM Việt Nam phải đối mặt với nhiều khó khăn, căng thẳng tài chính. Vào thời điểm đó, Việt Nam chưa chính thức thực hiện điều hành chính sách ATVM. Tuy nhiên, để vượt qua khó khăn, ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã rất chủ động và linh hoạt trong điều hành CSTT cũng như các chính sách ATVM bằng việt kết hợp các công cụ điều hành mang tính hành chính cũng như các công cụ kinh tế. Các công cụ này phần lớn mang tính truyền thống của CSTT nhưng trong số đó, một số công cụ thực chất lại chính là các công cụ của chính sách ATVM và đã phần nào phát huy được hiệu lực trong hạn chế rủi ro hệ thống. Tuy nhiên, cũng có nhiều nghiên cứu chỉ ra, Việt Nam hiện nay vẫn còn thiếu bộ công cụ tiêu chuẩn của chính sách ATVM hay hiệu lực đơn lẻ của các công cụ còn chưa cao. Vì thế, việc đánh giá hiệu lực của các công cụ đã triển khai là một việc làm rất cần thiết, làm cơ sở cho việc xây dựng một chính sách ATVM hoàn chỉnh, có hiệu lực mạnh hơn để khi kích hoạt chúng, các công cụ sẽ phát huy được hiệu lực truyền tải tới mục tiêu trung gian cũng như mục tiêu cuối cùng đó là ổn định hệ thống tài chính. Từ các lý do kể trên, việc lựa chọn đề tài “Tác động của chính sách an toàn vĩ mô đến rủi ro hệ thống tại các ngân hàng thương mại Việt Nam” là hoàn toàn cần thiết. 2. MỤC TIÊU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu nghiên cứu  Mục tiêu tổng quát: nghiên cứu nhằm đánh giá tác động của chính sách an toàn vĩ mô đến rủi ro hệ thống tại ngân hàng thương mại  Trên cơ sở mục tiêu tổng quát, luận án có những nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể như sau:  Thứ nhất, xây dựng cơ sở lý luận một cách hệ thống về rủi ro hệ thống, chính sách ATVM và tác động của chính sách ATVM đến rủi ro hệ thống.  Thứ hai, nghiên cứu định tính và định lượng về thực trạng rủi ro hệ thống tại các ngân hàng thương mại Việt Nam dựa trên phương pháp SRISK.  Thứ ba, phân tích thực trạng chính sách ATVM được áp dụng tại Việt Nam.
  6. 4  Thứ tư, đánh giá tác động của chính sách ATVM theo từng công cụ riêng lẻ, theo nhóm công cụ và chỉ số ATVM tổng hợp đến rủi ro hệ thống tại các ngân hàng thương mại Việt Nam  Thứ năm, xây dựng và đề xuất các khuyến nghị tăng cường sự tác động của chính sách ATVM đến rủi ro hệ thống tại các ngân hàng thương mại Việt Nam. 2.2. Câu hỏi nghiên cứu  Thực trạng rủi ro hệ thống tại các ngân hàng thương mại Việt Nam như thế nào?  Các công cụ chính sách ATVM riêng lẻ có phát huy được tác động làm giảm thiểu rủi ro hệ thống tại các NHTM hay không?  Sự kết hợp các công cụ chính sách ATVM trong một nhóm (tín dụng, thanh khoản, vốn hoặc ngoại hối) có tác động làm giảm thiểu rủi ro hệ thống tại các NHTM hay không?  Sự kết hợp tổng hợp các công cụ chính sách ATVM có tác động làm giảm thiểu rủi ro hệ thống tại các NHTM hay không? 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án tập trung nghiên cứu về tác động của chính sách ATVM đến rủi ro hệ thống tại các ngân hàng thương mại Việt Nam 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi về không gian: Luận án tập trung nghiên cứu về tác động của chính sách ATVM đến rủi ro hệ thống tại các ngân hàng thương mại Việt Nam được niêm yết trên thị trường chứng khoán. Phạm vi về thời gian: Luận án tập trung nghiên cứu về tác động của chính sách ATVM đến rủi ro hệ thống tại các ngân hàng thương mại Việt Nam từ năm 2009 đến năm 2019. Phạm vi nội dung: luận án tập trung nghiên cứu về tác động của chính sách ATVM tại các ngân hàng thương mại. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Luận án sử dụng phương pháp định lượng chính bao gồm:  Mô hình SRISK: được sử dụng để đo lường rủi ro hệ thống tại Việt Nam. Mô hình này tập trung vào dự đoán sự thiếu hụt vốn của một TCTC trong trường hợp xảy ra sự kiện mang tính hệ thống. Các dữ liệu được sử dụng để đo lường rủi hệ thống theo mô hình SRISK bao gồm dữ liệu về chỉ số chứng khoán, giá chứng khoán và các thông tin trên báo cáo tài chính của 13 NHTM đang niêm yết trên sàn chứng khoán. Nguồn số liệu sử dụng được thu thập từ các nguồn dữ liệu tin cậy như cơ sở dữ liệu Fiin Group, S&P Capital IQ, IMF và báo cáo tài chính của các NHTM.
  7. 5  Mô hình hồi quy tuyến tính theo dữ liệu bảng: được sử dụng để đánh giá tác động của các công cụ riêng lẻ, từng nhóm chính sách ATVM và chính sách ATVM tổng hợp đến rủi ro hệ thống tại các NHTM Việt Nam từ 2009 quý 2 đến 2019 quý 4. Nguồn số liệu sử dụng được thu thập từ các nguồn dữ liệu tin cậy như Ngân hàng Nhà nước, Tổng cục thống kê, UBGSTCQG, cơ sở dữ liệu Fiin Group, S&P Capital IQ và IMF. 5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN 5.1. Về mặt lý luận Luận án đã hệ thống hóa được cơ sở lý thuyết về rủi ro hệ thống, chính sách ATVM và tác động của chính sách ATVM đến rủi ro hệ thống. 5.2. Về mặt thực tiễn Luận án của nghiên cứu sinh đã có những đóng góp mới như sau: Thứ nhất, nghiên cứu đo lường rủi ro hệ thống của các NHTM Việt Nam bằng phương pháp SRISK dựa trên cơ sở dữ liệu thị trường chứng khoán của 13 NHTM hiện được niêm yết trên cả hai sàn chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh và sàn chứng khóa Hà Nội. Thứ hai, trên cơ sở đo lường rủi ro hệ thống, luận án đã đánh giá hiệu lực của chính sách ATVM đến mục tiêu là thúc đẩy giảm thiểu rủi ro hệ thống, ổn định thị trường tài chính. 6. KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận án gồm 4 chương như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về tác động của chính sách an toàn vĩ mô đến rủi ro hệ thống Chương 2: Thực trạng rủi ro hệ thống tại các ngân hàng thương mại Việt Nam Chương 3: Đánh giá tác động của chính sách an toàn vĩ mô đến rủi ro hệ thống tại các ngân hàng thương mại Việt Nam Chương 4: Khuyến nghị chính sách
  8. 6 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH AN TOÀN VĨ MÔ ĐẾN RỦI RO HỆ THỐNG 1.1. RỦI RO HỆ THỐNG 1.1.1. Khái niệm và phân loại rủi ro hệ thống 1.1.1.1. Khái niệm rủi ro hệ thống Về mặt lý thuyết, khái niệm rủi ro hệ thống xuất hiện khoảng những năm 90 của thế kỷ 20 nhưng chỉ thật sự được chú ý sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2007 – 2008. Nghiên cứu cho thấy, đến nay vẫn chưa có khái niệm thống nhất cho vấn đề này. Một số khái niệm rủi ro hệ thống tiêu biểu như sau: Mishkin (1995) đã định nghĩa, rủi ro hệ thống là khả năng xảy ra sự kiện bất ngờ, thường là không dự tính được, làm gián đoạn thông tin trên thị trường tài chính, khiến thị trường không thể luân chuyển vốn một cách hiệu quả cho các bên có cơ hội đầu tư hiệu quả nhất. Kaufman (1995) đưa ra khái niệm rủi ro hệ thống là khả năng tổn thất tích lũy đươc tích tụ từ một sự kiện gây ra một loạt các tổn thất liên tiếp dọc theo một chuỗi các tổ chức hoặc thị trường hình thành nên hệ thống tài chính. Vì vậy, rủi ro hệ thống là rủi ro của một phản ứng dây chuyền của sự sụp đổ liên kết với nhau. Ngân hàng thanh toán quốc tế BIS (1994) cho rằng, rủi ro hệ thống là rủi ro người tham gia không thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng có thể lần lượt khiến những người tham gia khác vỡ nợ với phản ứng dây chuyền dẫn đến khó khăn tài chính rộng lớn hơn. Kaufmann và Scott (2003) đã đưa ra định nghĩa sau: “Rủi ro hệ thống là nguy cơ hoặc khả năng đổ vỡ trong toàn bộ hệ thống, ngược lại với sự đổ vỡ ở các bộ phận hoặc cấu phần riêng lẻ, và do sự tương quan giữa phần lớn hoặc tất cả các thành phần của hệ thống. Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB, 2004) định nghĩa Rủi ro hệ thống: là rủi ro mà một tổ chức không có khả năng thực hiện/đáp ứng các nghĩa vụ của mình khi đến hạn khiến các tổ chức khác không thể để đáp ứng nghĩa vụ của họ khi đến hạn. Sự thất bại này có thể gây ra vấn đề thanh khoản hoặc tín dụng nghiêm trọng và, do đó, đe dọa sự ổn định hoặc niềm tin vào thị trường. Rủi ro này cũng tiếp cận hướng tương tự với khái niệm của Kaufmann và Scott (2003) nhưng đã chỉ ra nguyên ngân và hậu quả của rủi ro hệ thống một cách rõ ràng hơn. Adrian và Brunnermeier (2009), hay Acharya và các cộng sự (2009) đã định nghĩa rủi ro hệ thống là rủi ro khó khăn (distress) của một tổ chức lan rộng và làm biến dạng nguồn cung tín dụng và vốn cho nền kinh tế thực.
  9. 7 S. L. Schwarczát (2008) định nghĩa về rủi ro hệ thống là rủi ro (i) một cú sốc kinh tế ví dụ sự thất bại hay sụp đổ một tổ chức hay cả thị trường kích hoạt (thông qua sự hoảng loạn hoặc bằng cách khác) (X) sự thất bại của thị trường hoặc một chuỗi tổ chức hoặc (Y) một chuỗi tổn thất đáng kể đối với các TCTC, (ii) dẫn đến tăng chi phí vốn hoặc giảm tính sẵn có của nguồn vốn, thường được chứng minh bằng sự biến động giá đáng kể trên thị trường tài chính. Như vậy, có thể khái quát khái niệm rủi ro hệ thống như sau: rủi ro hệ thống là rủi ro do một cú sốc kinh tế (ví dụ sự thất bại hay sụp đổ một tổ chức hay cả thị trường) dẫn đến sự thất bại của một tổ chức tài chính hoặc/và một chuỗi tổ chức tài chính hoặc/và cả thị trường hoặc và từ đó dẫn đến tác động đáng kể đến nền kinh tế. Dù các khái niệm trên khác nhau, nhưng có thể thấy rằng, khi đề cập đến khái niệm rủi ro hệ thống sẽ bao gồm ít nhất ba vấn đề: Thứ nhất, một sự kiện kích hoạt. Các sự kiện kích hoạt có thể có thể đến từ bên ngoài hệ thống tài chính hoặc có thể đến trong nội bộ. Thứ hai, việc lan truyền các cú sốc trong hệ thống tài chính. Sự lan truyền các cú sốc có thể thông qua các mối liên kết trực tiếp hoặc gián tiếp giữa các ngân hàng. Và thứ ba, tác động đáng kể của cuộc khủng hoảng đối với kinh tế vĩ mô, thông qua nhiều nhân tố: tác động vào cung tiền, tác động vào cung tín dụng, tác động đến trên các chỉ số (lớn) trên thị trường chứng khoán, tác động đến lãi suất và cuối cùng là tác động đến nền kinh tế sản xuất và tỷ lệ việc làm (tỷ lệ thất nghiệp). Rủi ro hệ thống có thể được mô hình hóa theo Hình 1.1. dựa trên khái niệm về rủi ro hệ thống kết hợp với các quá trình tích lũy mất cân bằng và sự xuất hiện của chúng. Hình 1.1: Mô hình rủi ro hệ thống Nguồn: Smaga, 2014
  10. 8 1.1.1.2. Phân loại rủi ro hệ thống Về mặt lý thuyết, rủi ro hệ thống được xem xét trên hai khía cạnh sau (BIS, 2010):  Chiều thời gian hoặc chu kỳ (thay đổi theo thời gian – time dimension). Khía cạnh này của rủi ro hệ thống được hiểu là sự gia tăng (tích tụ) rủi ro hệ thống theo thời gian. Chiều thời gian bao gồm các rủi ro bắt nguồn từ tập hợp các hành vi của các tổ chức trong hệ thống tài chính, từ đó dẫn tới sự khuếch đại sự bất ổn trong khu vực tài chính và nền kinh tế thực, các hiệu ứng phản hồi (feedback effects) và gánh nặng nợ quá mức, đòn bẩy.  Chiều liên kết chéo hoặc cấu trúc (cross sectional or structural dimension): Khía cạnh này của rủi ro hệ thống được hiểu là sự phân bổ rủi ro trong hệ thống tài chính tại một thời điểm nhất định. Chiều liên kết chéo này bắt nguồn từ sự liên kết giữa các TCTC trong hệ thống tài chính và khiến cho các tổ chức cũng như hệ thống tài chính trở nên dễ bị tổn thương. 1.1.2. Nguyên nhân rủi ro hệ thống 1.1.2.1. Nguyên nhân của rủi ro hệ thống theo thời gian Rủi ro hệ thống theo thời gian hay chu kỳ tài chính là sự gia tăng hay tích tụ rủi ro theo thời gian (Ferguson và nhóm G30, 2010). Tính thuận chy kỳ thể hiện ở xu hướng hành động giống nhau của các TCTC mà từ đó làm khuếch đại sự dao động của chu kỳ tài chính. Frait và Komárková (2010) đã chỉ ra tính thuận chu kỳ được thể hiện thông qua chu kỳ tín dụng và đòn bẩy như sau:  Tính thuận chu kỳ tín dụng  Giai đoạn tăng trưởng của nền kinh tế thông thường sẽ đi kèm với gia tăng chu kỳ tài chính và một vòng xoáy hành vi ứng xử tích cực. Theo đó, trong giai đoạn tăng trưởng này, các TCTC và khách hàng có thể bắt đầu đánh giá thấp các rủi ro liên quan đến các quyết định kinh tế của họ, hoặc trong môi trường cạnh tranh gia tăng thậm chí có thể có mong muốn chấp nhận rủi ro lớn hơn.  Trong giai đoạn suy thoái, các TCTC như NHTM và khách hàng có thể, ngược lại, bắt đầu thể hiện sự ác cảm rủi ro quá mức. Các ngân hàng và khách hàng, do đó có xu hướng điều chỉnh hành vi của mình.  Tính thuận chu kỳ của đòn bẩy:  Trong giai đoạn tăng trưởng, các TCTC có xu hướng lạc quan thái quá và gia tăng tài sản bằng cách gia tăng vay nợ, dẫn đến đòn bẩy tài chính, sự bất cân xứng Tài sản – Nợ và sự mất cân đối tài chính gia tăng, khiến cho các TCTC này trở nên dễ tổn thương.  Trong giai đoạn tiếp theo, khi nền kinh tế suy thoái, đòn bẩy tài chính sẽ giảm và rủi ro
  11. 9 hệ thống lúc này sẽ bị bộc lộ. Các TCTC nhận ra rằng thu nhập của họ đã tăng lên ở mức cao không bền vững, họ phải gánh quá nhiều nợ, tài sản đang nắm giữ bị giảm giá trị và vì vậy họ cần phải cơ cấu lại bảng cân đối kế toán thông qua giảm đòn bẩy. 1.1.2.2. Nguyên nhân rủi ro hệ thống theo chiều liên kết chéo a. Các mối liên kết giữa các tổ chức tài chính Theo Gray và Leibrock (2015), các mối liên kết giữa các TCTC được chia thành hai nhóm: liên kết trực tiếp và liên kết gián tiếp.  Các mối liên kết trực tiếp, bao gồm: dư nợ tín dụng giữa các TCTC, sự phụ thuộc vào các dịch vụ tài chính, sự phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng tài chính.  Các mối liên kết gián tiếp, việc tác động của thông qua hai kênh: tổn thất ghi nhận theo thị trường gây ra bởi bán tháo tài sản và mức ký quỹ bổ sung và tỷ lệ khấu trừ (hair- cut) trên tài sản mà ngân hàng nắm. b. Hiệu ứng lan truyền Theo Dijkman (2010), các kênh lan truyền có thể được chia thành hai loại: kênh lan truyền thực và thông tin. Kênh lan truyền thực đề cập đến việc hậu quả thực của một tổ chức (hoặc thị trường hoặc cơ sở hạ tầng) bị rủi ro tác động đến các tổ chức khác thông qua các liên kết trực tiếp (chẳng hạn như tổng dư nợ tín dụng hiện tại hoặc dòng tài chính thông qua hệ thống thanh toán). Sự lan truyền qua kênh thông tin đơn giản có thể được định nghĩa là một sự thay đổi đột ngột và bất ngờ trong hành vi của các TCTC, có thể ở dạng hành vi bầy đàn, các tầng thông tin, hoặc bất ngờ tái thẩm định các nguyên tắc kinh tế cơ bản (Vaugirard, 2007). Quá trình lan truyền sẽ diễn ra bên trong các thành phần chính của thị trường tài chính bao gồm: các TCTC, thị trường tài chính và cơ sở hạ tầng của thị trường (Dijkman, 2010). Khi rủi ro hệ thống lan truyền, nó sẽ được lan truyền qua lại giữa ba thành phần này với nhau. 1.1.3. Tác động của rủi ro hệ thống Các tác động kinh tế thực tế bất lợi gây nên bởi rủi ro hệ thống sẽ ảnh hưởng đến các công ty và hộ gia đình khi các ngân hàng và các trung gian tài chính khác không thể thực hiện các chức năng của họ (Freixas và cộng sự, 2015). Tác động của rủi ro hệ thống bao gồm: (i) sự gián đoạn hệ thống thanh toán; (ii) sự suy yếu của chức năng chia sẻ và quản lý rủi ro của các ngân hàng; và (iii) sự suy giảm dòng tín dụng cho nền kinh tế trong sự kiện hệ thống. 1.1.4. Đo lường rủi ro hệ thống Theo Schwaab và cộng sự (2011), có thể phân loại các mô hình đo lường rủi ro hệ thống thành bốn nhóm, bao gồm:
  12. 10  Nhóm thứ nhất, đo lường đóng góp rủi ro hệ thống. Nhóm này tập trung vào đo lường rủi ro lan truyền và mức độ tổn thất của hệ thống do một TCTC riêng lẻ, các mô hình nổi bật bao gồm: mô hình thiếu hụt vốn MES và SES, mô hình SRISK, mô hình giá trị rủi ro có điều kiện CoVaR, mô hình chi phí bảo hiểm khó khăn DIP;  Nhóm thứ hai đo lường sự lan truyền rủi ro trong hệ thống. Nhóm này tiếp cận theo hướng một rủi ro xuất phát từ một tổ chức đơn lẻ sẽ được lan truyền giữa các TCTC, bao gồm mô hình đo lường phân tích thành phần chính PCA, phương pháp xác suất rủi ro chung.  Nhóm thứ ba đo lường rủi ro từ những cú sốc tổng hợp. Nhóm mô hình này đo lường các tác động một cú sốc kinh tế vĩ mô đến hệ thống tài chính, ví dụ mô hình Stress – Test, RAMSI, mô hình xác suất thất bại.  Nhóm thứ tư đo lường rủi ro bất cân đối tài chính lan truyền trong hệ thống. 1.2. CHÍNH SÁCH AN TOÀN VĨ MÔ 1.2.1. Khái niệm chính sách an toàn vĩ mô Cũng như rủi ro hệ thống, chính sách ATVM là một khái niệm mới và chưa có một khái niệm thống nhất. Theo Hội đồng Ổn định Tài chính (FSB, 2009) chính sách ATVM được hiểu là chính sách sử dụng các công cụ thận trọng để hạn chế các rủi ro đối với tổng thể hệ thống tài chính nhằm giảm thiểu khả năng đổ vỡ của hệ thống tài chính mà có thể gây hậu quả nghiêm trọng đối với nền kinh tế thực. Theo Brockmeijer và cộng sự (2011) trong báo cáo của IMF, chính sách ATVM là chính sách sử dụng các công cụ an toàn nhằm hạn chế rủi ro hệ thống hoặc các rủi ro tài chính đối với toàn hệ thống, từ đó giảm thiểu sự gián đoạn trong việc cung cấp dịch vụ tài chính có thể gây hậu quả nghiêm trọng đến nền kinh tế. Theo Ferguson và nhóm G30 (2010) trong báo cáo của nhóm G30, chính sách ATVM bao gồm hệ thống các chính sách nhằm giám sát, đánh giá và đưa ra phản ứng chính sách phù hợp cho toàn bộ hệ thống tài chính đang phát triển, thay vì tập trung vào các tổ chức riêng lẻ hoặc các biện pháp kinh tế nhất định. Chính sách ATVM được nhận định rộng rãi là một chính sách hiệu quả cho những thay đổi trong hệ thống tài chính toàn cầu. IMF cùng với Ngân hàng Thanh toán Quốc tế và Hội đồng Ổn định Tài chính đã đưa ra ba đặc điểm chính của chính sách ATVM bao gồm:  Mục tiêu: để hạn chế rủi ro gián đoạn trên diện rộng đối với việc cung cấp các dịch vụ tài chính và do đó giảm thiểu tác động của những gián đoạn đó đối với toàn bộ nền kinh tế. Rủi ro hệ thống chủ yếu được thúc đẩy bởi sự biến động của các chu kỳ kinh tế và tài chính theo thời gian và mức độ liên kết của các TCTC và thị trường.
  13. 11  Phạm vi phân tích: tập trung vào toàn bộ hệ thống tài chính (bao gồm các tương tác giữa các lĩnh vực tài chính và kinh tế) chứ không tập trung vào các thành phần riêng lẻ.  Các công cụ quản trị và liên quan: chủ yếu sử dụng các công cụ thận trọng đã được thiết kế và hiệu chỉnh để hướng tới mục tiêu rủi ro hệ thống. Bất kỳ công cụ không thận trọng nào là một phần của khung cần phải được thiết kế chi tiết để nhắm mục tiêu rủi ro hệ thống thông qua các thỏa thuận quản trị. 1.2.2. Mục tiêu chính sách an toàn vĩ mô 1.2.2.1. Mục tiêu cuối cùng Mục tiêu của của chính sách ATVM là hạn chế rủi ro hệ thống theo cả hai chiều hay nói cách khác hướng vào hai nội dung chính: (1) Giảm thiểu rủi ro hệ thống theo chiều cấu trúc hay liên kết chéo phát sinh từ các mối liên kết giữa các TCTC và ngăn chặn tính lan truyền rủi ro trong hệ thống tài chính dẫn đến giảm khả năng vận hành của thị trường. (2) Giảm thiểu rủi ro hệ thống thay đổi theo thời gian, chính sách ATVM hướng đến rủi ro hệ thống được tích tụ do phản ứng thuận chu kỳ của các TCTC. 1.2.2.2. Mục tiêu trung gian Mục tiêu trung gian đầu tiên là giảm thiểu và ngăn chặn tăng trưởng tín dụng và đòn bẩy quá mức. Mục tiêu trung gian thứ hai liên quan đến bất cân xứng kỳ hạn quá mức (tức là mức độ các khoản vốn ngắn hạn tài trợ cho tài sản dài hạn). Mục tiêu trung gian thứ ba là hạn chế mức độ tập trung trạng thái rủi ro trực tiếp và gián tiếp, có tính đến mức độ rủi ro của chúng. Mục tiêu trung gian thứ tư nhằm hạn chế tác động có hệ thống của các động lực sai lệch nhằm giảm thiểu rủi ro đạo đức. Mục tiêu trung gian thứ năm là tăng cường khả năng phục hồi của cơ sở hạ tầng tài chính. 1.2.3. Các công cụ của chính sách an toàn vĩ mô Theo các kênh tác động thông qua mục tiêu trung gian của chính sách ATVM, nghiên cứu sinh phân loại thành các nhóm công cụ sau: 1.2.3.1. Nhóm công cụ liên quan đến tín dụng Nhóm công cụ này hướng đến việc giảm thiểu và ngăn chặn tăng trưởng tín dụng quá mức và mất cân đối trên thị trường tài sản. Nhóm công cụ này bao gồm: tỷ lệ cho vay trên giá trị tài sản đảm bảo (Loan to value – LTV), giới hạn tỷ lệ nợ trên thu nhập (Debt to Income – DTI hay Loan to income - LTI), trần tăng trưởng tín dụng, tỷ lệ tăng trưởng tín dụng.
  14. 12 1.2.3.2. Nhóm công cụ liên quan đến vốn Nhóm công cụ liên quan đến vốn là nhóm công cụ yêu cầu các TCTC nắm giữ các khoản vốn chất lượng cao/ổn định, là tấm đệm để hấp thu rủi ro. Nhóm công cụ này bao gồm những công cụ sau: tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu; các bộ đệm vốn như bộ đệm vốn phản chu kỳ, bộ đệm rủi ro hệ thống, bộ đệm vốn cho các tổ chức có tầm quan trọng hệ thống, bộ đệm vốn đối với các ngành/lĩnh vực; tỷ lệ đòn bẩy tài chính; tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro. 1.2.3.3. Nhóm công cụ liên quan đến tính thanh khoản Đây là nhóm công cụ nhằm ngăn ngừa rủi ro thanh khoản lan truyền thông quan kênh vốn và kênh tái tài trợ. Nhóm công cụ này bao gồm: các công cụ thanh khoản phản chu kỳ LCR và NSFR, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tỷ lệ dư nợ cho vay trên vốn huy động (Loan to Deposit ratio – LDR), tỷ lệ ký quỹ và khấu trừ. 1.2.3.4. Nhóm công cụ liên quan ngoại hối và công cụ khác Đây là nhóm công cụ liên quan đến hoạt động ngoại hối và sự bất cân đối tài chính trên bản cân đối của các TCTC. Nhóm công cụ này bao gồm: Trần cho vay ngoại tệ, qui định đối tượng được vay từng loại ngoại tệ so với thu nhập, qui định chênh lệch kì hạn của các loại ngoại tệ so với vốn tự có, qui định trạng thái ngoại tệ ròng - Net open Position (NOP, yêu cầu dự trữ ngoại hối hay giới hạn về trạng thái bất cân xứng kỳ hạn. 1.3. TÁC ĐỘNG CHÍNH SÁCH AN TOÀN VĨ MÔ ĐẾN RỦI RO HỆ THỐNG 1.3.1. Tác động của các công cụ liên quan đến tín dụng Cơ chế tác động chung: thắt chặt các công cụ liên quan đến tín dụng có thể tác động trực tiếp đến cả người cho vay (ngân hàng) và người đi vay, hướng tới giảm thiểu và ngăn chặn tăng trưởng tín dụng và đòn bẩy quá mức, từ đó hướng tới tác động chu kỳ tín dụng. Việc thắt chặt công cụ có thể tác động đến người cho vay (tổ chức tài chính) nhằm giảm lượng cung tín dụng ví dụ trần tăng trưởng tín dụng, giới hạn cho vay. Hoặc có thể tác động đến người vay thông qua công cụ như LTV, DTI có thể giảm đồn bẩy tài chính của người vay, tăng bộ đệm chống đỡ rủi ro cho người đi vay từ đó giảm thiểu nguy cơ rủi ro. Đồng thời, nhóm công cụ này có thể tác động qua kênh kỳ vọng: thắt chặt công cụ tín dụng sẽ thắt chặt yêu cầu cho vay, từ đó hướng tới quản lý hoạt động cho vay chặt chẽ hơn. 1.3.2. Tác động của các công cụ liên quan đến vốn Cơ chế tác động chung: thắt chặt các công cụ liên quan đến vốn nhằm giảm thiểu và ngăn chặn tăng trưởng tín dụng và đòn bẩy quá mức. Khi các công cụ này bị thắt chặt (tức
  15. 13 là bộ đệm vốn tăng lên), để đáp ứng yêu cầu vốn cao hơn, các ngân hàng có thể tăng vốn chủ sở hữu và/hoặc giảm nợ nếu không thể thu hút vốn từ chủ sở hữu. Vốn chủ sở hữu có thể tăng lên bằng cách định giá lại danh mục cho vay (tức là tăng chênh lệch cho vay), giảm cổ tức và tiền thưởng, hoặc bằng cách tăng vốn chủ sở hữu mới. Mức vốn cao hơn trực tiếp làm tăng khả năng hấp thụ tổn thất của các ngân hàng, thúc đẩy khả năng phục hồi. Chu kỳ tín dụng cũng có thể bị ảnh hưởng. Sự gia tăng chênh lệch cho vay (credit spread) có thể ảnh hưởng tiêu cực đến nhu cầu tín dụng vì các khoản vay trở nên đắt hơn, trong khi nguồn cung tín dụng có thể giảm nếu các ngân hàng chọn giảm tài sản. 1.3.3. Tác động của các công cụ liên quan đến thanh khoản Mục tiêu của nhóm công cụ này nhằm giảm thiểu và ngăn chặn sự bất cân xứng kỳ hạn quá mức và sự kém thanh khoản của thị trường thông qua kênh vốn và kênh tái tài trợ (ESRB, 2013). Khi công cụ này được áp dụng, tác động của nó sẽ làm giảm độ phụ thuộc của các ngân hàng vào các khoản vốn đi vay (bán buôn) kém ổn định, hạn chế bán tháo tài sản (ổn định giá bán tài sản) từ đó giúp các ngân hàng vượt qua giai đoạn khó khăn thanh khoản và hạn chế tác động lan truyền của rủi ro hệ thống. Bên cạnh đó, nhóm công cụ này còn có thể có tác động gián tiếp đến chu kỳ tín dụng thông qua các điều chỉnh để đáp ứng yêu cầu thanh khoản. Khi các yêu cầu thanh khoản tăng lên, các ngân hàng sẽ phải tăng vốn dài hạn hoặc tăng tài sản thanh khoản (hoặc cả hai), rút ngắn kỳ hạn khoản vay… Các điều chỉnh này sẽ làm tăng chi phí vốn của ngân hàng hoặc giảm lợi nhuận dẫn đến việc ngân hàng phải tăng chênh lệch tín dụng. Điều này có thể tác động làm giảm khối lượng tín dụng. 1.3.4. Tác động của các công cụ liên quan đến ngoại hối Các công cụ giám sát ATVM liên quan đến ngoại hối nhằm mục đích hạn chế rủi ro do dòng vốn ngoại biến động quá lớn, bao gồm cả rủi ro hệ thống từ hoạt động tín dụng ngoại tệ. Các công cụ này có tác động trực tiếp lẫn gián tiếp đến việc gia tăng khả năng phục hồi và hạn chế chu kỳ tín dụng, từ đó giảm thiểu rủi ro hệ thống cả theo chiều liên kết chéo và thời gian. 1.3.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự tác động của chính sách an toàn vĩ mô đến rủi ro hệ thống 1.3.5.1. Các yếu tố vĩ mô  Khung thể chế của chính sách an toàn vĩ mô Khung thể chế là nền tảng hỗ trợ quá trình vận hành chính sách ATVM. Khung thể chế bao gồm: mục tiêu của cơ quan giám sát ATVM, chức năng của cơ quan thực thi chính sách ATVM và quyền hạn của các cơ quan đó.
  16. 14  Mức độ phát triển của thị trường tài chính Một thị trường tài chính có sự phát triển ở mức độ cao, các sản phẩm, hoạt động tài chính đan xen giữa khu vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm với nhiều sản phẩm mới sẽ khiến việc xác định các phạm vi điều chỉnh chính sách ATVM khó khăn và từ đó có thể làm giảm hiệu quả của công tác quản lý, giám sát và từ đó làm giảm hiệu lực của chính sách ATVM đến rủi ro hệ thống.  Năng lực của cơ quan giám sát Hiệu lực của chính sách ATVM chỉ phát huy khi cơ quan giám sát có khả năng trong việc nhận diện, đo lường rủi ro hệ thống và khả năng sử dụng các công cụ giám sát một cách chính xác, kịp thời.  Sự phối hợp giữa chính sách ATVM và các chính sách vĩ mô khác Chính sách ATVM không thể thay thế được các chính sách vĩ mô như CSTT, chính sách tài khóa mà chính sách ATVM sẽ bổ sung toàn diện cho bộ chính sách điều hành kinh tế vĩ mô hiện đại. Chính vì thế, để đảm bảo thực hiện mục tiêu giảm thiểu rủi ro hệ thống, chính sách ATVM cần phối hợp chặt chẽ, hài hòa với các chính sách vĩ mô khác nhằm hạn chế tối đa sự lệch pha cũng như tác động ngoại ứng của từng chính sách.  Các yếu tố bên ngoài Đối với lĩnh vực tài chính – ngân hàng thì tác động từ thị trường tài chính quốc tế lại càng nhanh chóng, mạnh mẽ hơn các khu vực khác. Sự tác động này phụ thuộc vào quy mô, mức độ phát triển và mức độ hội nhập vào thị trường tài chính quốc tế. Sự tác động của thị trường quốc tế đến đến thị trường tài chính có thể thông qua dòng vốn từ bên ngoài, các mối liên kết thương mại và tài chính. Sự tác động này sẽ khiến các quốc gia có nền tài chính kém ổn định hơn trở nên dễ bị tổn thương và dẫn đến bất ổn tài chính. Trong điều kiện thị trường tài chính trở nên dễ tổn thương thì hiệu lực của chính sách ATVM sẽ suy giảm, mục tiêu cuối cùng là hạn chế rủi ro hệ thống rất khó có thể đạt được. 1.3.5.2. Các yếu tố vi mô trong tổ chức tài chính  Mức độ nhận thức về rủi ro hệ thống của TCTC Các TCTC cần nhận thức đúng về rủi ro hệ thống và cần áp dụng các biện pháp để hạn chế các hoạt động có thể tích tụ rủi ro hệ thống cũng như xây dựng kế hoạch dự phòng trong sự kiện rủi ro hệ thống để hạn chế sự lan truyền khó khăn trong hệ thống tài chính. Khi đó, chính sách ATVM mới có thể phát huy được hiệu lực ở mức cao nhất.
  17. 15  Khẩu vị rủi ro và sự tuân thủ của các TCTC Nếu các TCTC trong hệ thống có khẩu vị rủi ro cao, sẵn sàng tham gia vào các hoạt động tiềm ẩn rủi ro, sản phẩm mới để kỳ vọng lợi nhuận lớn sẽ làm gia tăng nguy cơ gây nên rủi ro hệ thống. Điều này làm gây nên khó khăn trong việc điều hành chính sách ATVM. Nếu các TCTC không tuân thủ thực thi chính sách ATVM đưa ra bởi các cơ quan giám sát, có các hành vi lách luật hoặc chậm trễ trong việc thi hành chính sách ATVM thì thậm chí còn có thể gây ra nguy cơ rủi ro lớn hơn cho hệ thống.
  18. 16 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG RỦI RO HỆ THỐNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 2.1. TỔNG QUAN HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 2.1.1. Sự phát triển của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2009 – 2019 Trải qua sự phát triển bùng nổ vào giai đoạn 2005 – 2009 và giai đoạn tái cấu trúc từ năm 2011, hệ thống NHTM Việt Nam đã đạt được những thành tựu nhất định trên nhiều phương diện như số lượng, quy mô hoạt động, kiềm chế tín dụng, nguồn vốn và khả năng sinh lời… 2.1.2. Một số tồn tại của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2009 – 2019 Có thể thấy rằng trong giai đoạn 2009 – 2019, hoạt động các NHTM Việt Nam có sự phát triển, tuy nhiên, đây cũng là giai đoạn mà hệ thống NHTM trải qua nhiều vấn đề do hậu quả của việc tăng trưởng nóng trong giai đoạn trước đó cũng như ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính thế giới 2007 – 2008. Thứ nhất, tốc độ tăng trưởng tín dụng có giảm nhưng tỷ lệ cho vay cho các thành phần kinh tế trên GDP vẫn gia tăng liên tục và ở mức cao. Thứ hai, tỷ lệ nợ xấu có sự biến động lớn và chất lượng tín dụng suy giảm. Thứ ba, cơ cấu tín dụng không được đa dạng hóa, tập trung tín dụng tại một số lĩnh vực có mức độ rủi ro cao. Thứ tư, mức độ đòn bẩy tài chính lớn dẫn đến hệ thống dễ bị tổn thương. Thứ năm, mức độ tập trung hoạt động hay thị trường chịu sự chi phối của các NHTM lớn. Thứ sáu, tình trạng sở hữu chéo tồn tại phức tạp. Thứ bảy, xuất hiện tình trạng căng thẳng thanh khoản trong hệ thống NHTM tại một số giai đoạn. 2.2. THỰC TRẠNG RỦI RO HỆ THỐNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM DƯỚI GÓC ĐỘ ĐỊNH LƯỢNG 2.2.1. Mô hình đo lường rủi ro hệ thống 2.2.1.1. Đo lường thiếu hụt vốn có điều kiện Việc đo lường rủi ro hệ thống ở đây dựa trên một hệ thống bao gồm N TCTC. Biến sử dụng để đo lường sự khó khăn của một TCTC là sự thiếu hụt vốn của nó – Capital shortfall CS, Công thức để xác định mức độ thiếu hụt vốn của ngân hàng i vào ngày t được tính toán như sau:
  19. 17 CSit = kAit - Wit = k(Dit + Wit) - Wit CSit = kDit – (1 – k) Wit (1) Sự kiện hệ thống được ký hiệu là {Rmt+1: t+h
  20. 18 2.2.1.2. Đo lường thiếu hụt biên dự kiến dài hạn LRMES Trong nghiên cứu này, ước tính LRMES được dựa trên mô hình GARCH-DCC (Engle, 2002, 2009). Đây là mô hình phản ánh và đo lường tương quan động theo thời gian của giá cổ phiếu và chỉ số giá thị trường. Mô hình này gồm 2 bước để ước tính covariance và tương quan ρ biến thiên theo thời gian. Theo Engle (2002), đây là mô hình được sử dụng rộng rãi trong phân tích chuỗi thời gian vì nó có thể thể hiện được các giả định của dữ liệu thực tế. Đồng thời nghiên cứu sinh sẽ dựa vào nghiên cứu của Brownlees và Engle (2012) để xây dựng mô hình ước lượng LRMES. 2.2.2. Mô tả dữ liệu Để đo lường SRISK tại các NHTM Việt Nam, nghiên sinh tập trung vào sử dụng dữ liệu tổng hợp từ 13 NHTM được niêm yết trên cả 2 sàn chứng khoán là HNX và HoSE. Dựa trên dữ liệu Vnindex và giá chứng khoán, nghiên cứu sinh tính toán mức biến động giá cổ phiếu hàng ngày của các ngân hàng niêm yết trên hai TTCK và biến động chỉ số cổ phiếu hàng ngày. 2.2.3. Kêt quả ước tính rủi ro hệ thống SRISK 2.2.3.1. SRISK cho từng ngân hàng thương mại Giá trị ước tính SRISK cho từng ngân hàng sẽ cho biết, nếu sự kiện hệ thống xảy ra, các NHTM sẽ tổn thất bao nhiêu. SRISK dương cho thấy mức độ thiếu hụt vốn nếu thị trường gặp khó khăn trong khi giá trị SRISK âm lại thể hiện dư thừa vốn. Biểu đồ 2.23 thể hiện giá trị ước tính SRISK cho từng ngân hàng trong giai đoạn 2010 – 2019. Kết quả ước lượng cho thấy giá trị SRISK tương đối biến động ở các NHTM. Một số NHTM sẽ chịu tác động lớn khi hệ thống NHTM rơi vào khó khăn như BID, CTG, SHB, NVB hay STB. 2.2.3.2. Giá trị tổng SRISK cho các ngân hàng thương mại Việc ước tính giá trị tổng SRISK có thể thấy rằng giá trị SRISK của các NHTM Việt Nam tăng dần trong giai đoạn từ 2009 đến 2019. Việc gia tăng giá trị thiếu hụt vốn của các NHTM giai đoạn 2009 – 2019 được lý giải bởi một số nguyên nhân. Thứ nhất, sự gia tăng số lượng các NHTM niêm yết trên thị trường chứng khoán. Thứ hai, sự gia tỷ lệ đòn bẩy tài chính tại các NHTM Việt Nam khiến cho các tổ chức này càng trở nên nhạy cảm hơn với sự biến động thị trường. Thứ ba, sự biến động của bản thân thị trường chứng khoán và giá chứng khoán của các NHTM.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2