Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Y tế công cộng: Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến bệnh do vi rút Zika tại Việt Nam giai đoạn 2016-2017
lượt xem 2
download
Mời các bạn cùng tham khảo luận văn để nắm chi tiết đặc điểm dịch tễ, lâm sàng bệnh do vi rút Zika tại Việt Nam trong giai đoạn 2016- 2017; phân tích một số yếu tố liên quan đến bệnh do vi rút Zika của đối tượng nghiên cứu.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Y tế công cộng: Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến bệnh do vi rút Zika tại Việt Nam giai đoạn 2016-2017
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG VŨ THANH TÚ THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN BỆNH DO VI RÚT ZIKA TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2016 - 2017 Chuyên nghành : Y tế công cộng Mã số : 60 72 03 01 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG Hà Nội – Năm 2018
- 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Nhiễm vi rút Zika là bệnh truyền nhiễm cấp tính do muỗi Aedes truyền và có thể gây dịch. Bệnh được phát hiện lần đầu tiên trên khỉ Rhesus tại Uganda vào năm 1947 và phát hiện trên người vào năm 1952 tại Uganda và Tanzania. Theo thông báo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), bệnh do vi rút Zika hiện đang diễn biến phức tạp và lây lan nhanh trên phạm vi toàn cầu. Đến ngày 29/12/2016 đã có 82 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận có sự lưu hành hoặc lây truyền vi rút Zika, trong đó châu Mỹ 49, châu Á 23, châu Âu 7, châu Phi 3. Tại khu vực Đông Nam Á, đã có 9/11 quốc gia ghi nhận sự lưu hành vi rút Zika (trừ Brunei và Đông Timor). Có 13 quốc gia báo cáo bằng chứng lây truyền từ người sang người, 29 quốc gia và vùng lãnh thổ báo cáo ghi nhận trẻ mắc chứng đầu nhỏ có liên quan đến vi rút Zika, 20 quốc gia báo cáo gia tăng hội chứng viêm đa rễ thần kinh. Ngày 01/2/2016, WHO tuyên bố sự gia tăng các trường hợp dị tật bẩm sinh nghiêm trọng tại Nam Mỹ có khả năng do vi rút Zika gây ra và coi đây là yếu tố đủ để cấu thành tình trạng khẩn cấp toàn cầu về y tế. Ngày 08/3/2016, WHO khẳng định tình trạng dịch bệnh do vi rút Zika là sự kiện y tế công cộng khẩn cấp gây quan ngại quốc tế và cho rằng sự lan truyền của vi rút Zika sẽ tiếp tục mở rộng trong thời gian tới. Ngày 18/11/2016, WHO đã tuyên bố nhiễm vi rút Zika không còn là sự kiện y tế công cộng khẩn cấp gây quan ngại quốc tế nhưng những hậu quả do nhiễm vi rút này vẫn là một thách thức y tế công cộng đòi hỏi phải hành động mạnh mẽ. Tại Việt Nam cũng đã lưu hành vi rút Zika trong cộng đồng. Theo báo cáo tổng kết năm 2016 cả nước ghi nhận 212 mẫu dương
- 2 tính với vi rút Zika tại 11 tỉnh, thành phố: TP. Hồ Chí Minh (186), Bình Dương (07), Khánh Hòa (06), Đồng Nai (04), Đắk Lắk (02), Bà Rịa - Vũng Tàu (02), Phú Yên (01), Long An (01), Tây Ninh (01), Cần Thơ (01) và Bình Phước (01). Trong đó ghi nhận 01 trường hợp trẻ đầu nhỏ nghi có liên quan đến lây nhiễm vi rút Zika. Nhiều trường hợp bệnh không có biểu hiện triệu chứng (khoảng 80%) và triệu chứng nhẹ do vậy rất khó phát hiện, chẩn đoán để can thiệp khống chế dịch. Bệnh do vi rút Zika có thể gây chứng đầu nhỏ ở 1- 10% số trẻ được sinh ra từ bà mẹ bị nhiễm vi rút Zika trong 3 tháng đầu thời kỳ thai nghén. Hiện chưa có vắc xin phòng bệnh và thuốc điều trị đặc hiệu. Hơn nữa, ý thức cộng đồng chưa cao, nhiều địa phương còn chủ quan, lơ là trong công tác phòng chống dịch. Trên thế giới hiện đã có nhiều nghiên cứu được tiến hành nhằm mô tả đặc điểm dịch tễ của bệnh do nhiễm vi rút Zika. Báo cáo của Dick về lần đầu tiên phát hiện vi rút Zika ở người tại Uganda và Tanzania (1952). Báo cáo của Duffy và cộng sự về vụ dịch và triệu chứng lâm sàng của các bệnh nhân nhiễm vi rút Zika đầu tiên xảy ra ngoài Châu Phi trên đảo Yab (2009). Tại Châu Á có báo cáo dịch tễ của Olson và cộng sự tại Indonesia (2016) báo cáo về 2 trường hợp nhiễm vi rút đầu tiên. Báo cáo của Tappe và cộng sự (2014) về trường hợp nhiễm vi rút Zika đầu tiên du nhập vào Châu Âu. Tại Châu Mĩ có báo cáo của Marcondes và Ximenes (2016), báo cáo của Stamm (2016). Các báo cáo khác về đặc điểm lâm sàng của bệnh do vi rút Zika như báo cáo của Grard và cộng sự (2014), Brasil và cộng sự tại Brazil (2016), Cerbino-Neto và cộng sự cũng tại Brazil (2016), Jimenez Corona và cộng sự tại Mexico (2016). Ở Việt Nam còn rất ít các báo cáo về đặc điểm dịch tễ và lâm sàng về bệnh do nhiễm vi rút Zika. Câu hỏi đặt ra là tình hình dịch
- 3 bệnh do nhiễm vi rút Zika giai đoạn 2016-2017 tại Việt Nam đã diễn ra như thế nào? Những yếu tố nào có liên quan đến tỷ lệ mắc và tử vong do vi rút Zika ở Việt Nam? Để trả lời cho các câu hỏi trên góp phần cung cấp bằng chứng cho công tác phòng ngừa và kiểm soát sự lan truyền của dịch bệnh, chúng tôi đã tiến hành đề tài: "Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến bệnh do vi rút Zika tại Việt Nam giai đoạn 2016-2017" với hai mục tiêu: 1. Mô tả một số đặc điểm dịch tễ, lâm sàng bệnh do vi rút Zika tại Việt Nam trong giai đoạn 2016- 2017. 2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến bệnh do vi rút Zika của đối tượng nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu Hồ sơ bệnh án những bệnh nhân được chẩn đoán xác định nhiễm vi rút Zika tại các cơ sở Y tế ở Việt Nam. Tiêu chuẩn lựa chọn: Hồ sơ của đối tượng là công dân Việt Nam hoặc nước ngoài đang sống và làm việc tại Việt Nam. Đã được chẩn đoán xác định nhiễm vi rút Zika từ ngày 01/01/2016 đến ngày 30/06/2017. Hồ sơ bệnh án có đầy đủ thông tin về lâm sàng, dịch tễ học về vi rút Zika của đối tượng. Tiêu chuẩn loại trừ: Hồ sơ bệnh án không đầy đủ thông tin về lâm sàng, dịch tễ học bệnh vi rút Zika của của đối tượng. Địa điểm và thời gian nghiên cứu - Địa điểm nghiên cứu: Toàn bộ các tỉnh, thành phố của Việt Nam - Thời gian nghiên cứu: Từ ngày 01/04/2017 đến 30/08/2017.
- 4 Phương pháp nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích, kết hợp hồi cứu. Cỡ mẫu nghiên cứu Toàn bộ bệnh nhân được chẩn đoán xác định nhiễm vi rút Zika ở tất cả các tỉnh thành của Việt Nam. Thực tế chúng tôi thu nhận được 251 đối tượng. Cách chọn mẫu Chọn mẫu thuận tiện: Chọn mẫu tất cả các hồ sơ bệnh án được chẩn đoán xác định nhiếm vi rút Zika trên địa bàn cả nước. Công cụ nghiên cứu - Bệnh án nghiên cứu. - Báo cáo ca bệnh từ tất cả các tỉnh thành có bệnh nhân nhiễm vi rút Zika. Các bước nghiên cứu - Bước 1: Lựa chọn các trường hợp bệnh đạt các tiêu chuẩn lựa chọn. - Bước 2: Thu thập thông tin từ bệnh án nghiên cứu và báo cáo trường hợp bệnh của các tỉnh thành có bệnh nhân nhiễm vi rút Zika. - Bước 3: Hoàn thành bộ câu hỏi nghiên cứu. - Bước 4: Nhập và xử lý số liệu. Thu thập số liệu Việc tổ chức thu thập số liệu được thực hiện qua các bước sau: - Bước 1: Xây dựng, thử nghiệm và hoàn thiện công cụ nghiên cứu. - Bước 2: Tiến hành thu thập số liệu. - Bước 3: Sàng lọc, làm sạch, mã hóa và nhập số liệu.
- 5 Phân tích và xử lý số liệu - Số liệu được mã hóa và nhập bằng phần mềm Excel. - Số liệu sau khi nhập và làm sạch được phân tích bằng phần mềm SPSS 20. Các thống kê mô tả và suy luận được sử dụng. Sai số và khống chế sai số trong nghiên cứu - Sai số hệ thống: • Do bệnh án không đủ thông tin • Do kỹ năng của điều tra viên. • Nhập số liệu vào máy tính - Cách hạn chế: • Hỏi kỹ các thông tin của địa phương về các bệnh án không đủ thông tin để hoàn thiện. • Tập huấn kỹ cho điều tra viên cách thu thập thông tin. • Các số liệu sau khi đã nhập vào máy tính, sẽ được đối chiếu lại với các thông số ở phiếu điều tra. Hạn chế của nghiên cứu và cách khắc phục - Đối tượng được chọn vào nghiên cứu đều là bệnh nhân đã được chẩn đoán xác định nhiễm vi rút Zika vì vậy thiếu thông tin và khó để xác định được các yếu tố liên quan tới tỷ lệ mắc của bệnh. - Khắc phục hạn chế nghiên cứu bằng cách hỏi về thông tin bệnh nhân qua điện thoại, email hoặc trực tiếp các cán bộ có chuyên môn để tìm hiểu về các yếu tố có thể có liên quan tới tỷ lệ mắc bệnh. Đạo đức trong nghiên cứu - Nghiên cứu được thông qua hội đồng khoa học trường Đại Học Thăng Long.
- 6 - Kết quả nghiên cứu chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu và chăm sóc sức khỏe bệnh nhân. Kết quả- bàn luận Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu: Theo kết quả nghiên cứu trên cả nước trong 2 năm 2016 tới 2017 của chúng tôi có 251 ca mắc Zika. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi về tổng số đối tượng mắc Zika tại Việt Nam thấp hơn so với ở Singapore cùng thời điểm với 8,7/100.000 dân (442 trường hợp mắc), Thái Lan 1,3/100.000 dân (852 trường hợp mắc) và ở Philippines 0,3/100.000 dân (262 trường hợp mắc), tỷ lệ mắc của cả nước trong nghiên cứu của chúng tôi là 0,2/100.000 dân. Ngoài ra, cũng đã ghi nhận 06 trường hợp người nước ngoài được phát hiện nhiễm vi rút Zika sau khi từ Việt Nam trở về gồm: Hàn Quốc (04), Đức (01), Đài Loan (01). 03 trường hợp người nước ngoài khác (Israel, Úc, Đức) xét nghiệm dương tính với vi rút Zika sau khi trở về từ Việt Nam tuy nhiên không đủ thông tin về lây nhiễm vi rút Zika trong thời gian ở Việt Nam. Đặc điểm nhân khẩu học của các đối tượng nghiên cứu cho thấy đa số đối tượng mắc bệnh do vi rút Zika là nữ giới với 70,5% cao gấp 2,3 lần tỷ lệ này ở nam giới (29,5%). Nhóm tuổi có tỷ lệ cao nhất là 15-29 tuổi với 51,0% đối tượng, sau đó là 37,5% đối tượng trong nhóm 30-49 tuổi. Rất ít đối tượng nghiên cứu ≥ 50 tuổi (8,3%) và
- 7 nhất là ở Việt Nam thì cho tới nay chưa có nghiên cứu nào về Zika chỉ ra phân nhóm tuổi của đối tượng này, tuy nhiên dựa trên những thông tin có được thì độ tuổi mắc bệnh do vi rút Zika nhiều nhất ở tất cả các quốc gia là khoảng 15 đến 49 tuổi. Phần lớn đối tượng mắc bệnh do vi rút Zika tập trung ở thành phố Hồ Chí Minh với 208/251 đối tượng chiếm, 82,9%. Đứng tỷ lệ thứ hai là tại Đồng Nai với 4,4% đối tượng, tiếp theo là Bình Dương (3,6%), Khánh Hòa 2,8%, Long An 1,6%. Các tỉnh thành còn lại mỗi tỉnh chỉ có 1 đối tượng nghiên cứu chiếm 0,4%. Giải thích cho phân bố bệnh nhân Zika theo địa lý tại Việt Nam có thể lý giải là vi rút Zika hiện diện ở khắp nơi trên thế giới, chu trình truyền bệnh liên quan đến muỗi, do đó Zika trở thành một tác nhân gây bệnh mới nổi quan trọng tác động trên phạm vi toàn cầu chưa lường trước được. Tuy nhiên không có trường hợp bệnh nào ở miền Bắc mà tập trung chủ yếu ở miền Nam và khu vực Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, điều này có thể liên quan đến thời tiết và mùa cũng như lượng mưa giúp muỗi phát triển thuận lợi và gây bệnh cho người. Vào ngày 1 tháng 2 năm 2016, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng có nhận xét tương tự khi ban bố tình trạng Khẩn cấp Y tế Công cộng Quốc tế về vi rút Zika, sau khi tham khảo ý kiến từ các chuyên gia hàng đầu về dịch tễ học, y tế công cộng và bệnh truyền nhiễm từ khắp thế giới tại một cuộc họp của Ủy ban khẩn cấp y tế quốc tế thuộc WHO và đưa ra yếu tố véc tơ muỗi liên quan tới chu trình truyền bệnh và mùa mắc bệnh Zika trên thế giới. Đặc điểm dịch tễ học bệnh do vi rút Zika Đối tượng mắc bệnh do vi rút Zika tập trung chủ yếu từ tuần 43 đến tuần 53. Trong đó nhiều nhất ở các tuần từ 46 tới tuần 52. Từ tuần 6 tới tuần 40 hầu như chỉ có 1-2 đối tượng mắc bệnh do vi rút Zika trong một tuần. Cao điểm nhất là tuần thứ 50 với 37/251 ca.
- 8 Tuần từ 43 tới tuần 53 là mùa mưa của khu vực miền Nam, miền Tây cũng như khu vực Tây Nguyên tạo thuận lợi cho muỗi phát triển nên dịch tễ học của Zika tại Việt Nam cũng như nghiên cứu của chúng tôi là hợp lý. Ngoài ra phân tích theo năm thì năm 2016 thì có các đối tượng mắc bệnh do vi rút Zika xuất hiện bắt đầu từ tuần 33 tới tuần 53, trong đó phát triển rầm rộ nhất vào tuần 46-50. Ngược lại tới năm 2017 thì các trường hợp mắc bệnh do vi rút Zika mới xuất hiện rải rác từ 1 đến 7 ca từ tuần 1 tới tuần 32; tuần 33 của năm 2017 lại là tuần kết thúc mắc Zika. Sự phân bố Zika theo năm 2016 và 2017 cũng hợp lý theo diễn biến của bệnh từ trường hợp khởi phát tới khi kết thúc trong vòng đúng 1 năm từ tuần 33 năm 2016 tới tuần 33 năm 2017 thì Việt Nam đã kiểm soát tốt bệnh dịch này. Như vậy tới đầu năm 2017 cho tới tuần 33 thì số trường hợp mắc mới bệnh Zika có chiều hướng giảm dần đều. Thông tin về tiền sử sản khoa, bệnh tật Chỉ có 1/251 trường hợp có tiền sử mắc sốt xuất huyết (0,4%). Về tiền sử mắc viêm não Nhật bản có 8,4% đối tượng mắc. Có tới 26,5% đối tượng nghiên cứu mắc bệnh do vi rút Zika là đang mang thai (47/177 ca nữ). Trong 47 bệnh nhân Zika có thai, tuổi thai trung bình là 21,3±8,6 tuần. Thấp nhất là 1 tuần và cao nhất là 36 tuần tuổi. Trong 47 bệnh nhân Zika có thai, kết quả siêu âm cho thấy có 1/47 ca bị tật đầu nhỏ và 1/47 trường hợp có kết quả chậm phát triển. Có 2/251 trường hợp nghiên cứu bị biến chứng thai kỳ nghi do vi rút Zika (0,8%). Trong số 2 ca này thì biến chứng đầu nhỏ có 1 trường hợp và làm thai chậm phát triển có 1 trường hợp. Bệnh nhân là trẻ sơ sinh 4 tháng tuổi tại tỉnh Đắc Lắk với tình trạng là đẻ sống, bị đầu nhỏ, bị hóa vôi nội sọ, bị bất thường thính giác, bất thường mắt, tiền sử mẹ của bé bị Zika khi mang thai, xét nghiệm có vi rút Zika và tuổi thai khi sinh là 36 tuần tuổi. Thông tin về trường hợp trẻ bị đầu nhỏ
- 9 duy nhất trong nghiên cứu này là ở H'Lệ Mlô, nữ, sinh ngày 12/06/2016 (4 tháng tuổi). Địa chỉ: tại xã Cư Pơng, huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk. Tiền sử: Trẻ đẻ thường tại BVĐK Thị xã Buôn Hồ, tuổi thai 36 tuần, nặng 2.600 gram. Sau khi sinh đã phát hiện có đầu nhỏ. Không có số đo vòng đầu, vòng ngực, chiều cao khi sinh. Ra viện sau 5 ngày. Trẻ bú tốt, gia đình nói trẻ hay quấy khóc, thỉnh thoảng bị viêm đường hô hấp trên. Bé đã được tiêm BCG. Lúc bé 3 tuổi hàng xóm nói thấy đầu cháu nhỏ gia đình đưa đi khám tại BVĐK Đắk Lắk, sau đó được chuyển đi BV Nhi đồng I. Kết quả khám tại BV Nhi đồng I cho thấy hình ảnh siêu âm não với các não thất: giãn sừng trán não thất bên d = 9,6cm, thiểu sản thùy trán 2 bên. Màng nội mạc tủy bình thường. Cấu trúc não: không thấy vách trong suốt, vôi hóa mạch máu nhân nền. Đường M không di lệch. Không thấy tụ dịch bất thường dưới màng cứng. Kết luận: thiểu sản não trước. Chụp Xquang sọ: hình ảnh xương sọ bé. Thông tin về mẹ của trẻ đầu nhỏ trong nghiên cứu chúng tôi cụ thể là H’Blươm Mlô, sinh năm 1993. Dân tộc Ê đê. Tiền sử sản khoa: Có 2 con, con đầu 5 tuổi, khỏe mạnh. Người mẹ cho biết trước khi mang thai lần này có lần khám ở phòng khám tư nhân cho biết có men gan tăng tuy nhiên không có dấu hiệu vàng mắt, vàng da. Lần mang thai này: Khi mang thai tháng thứ 3 có ngấy sốt nhưng không đo nhiệt độ, kèm theo có phát ban và ngứa toàn thân, mệt mỏi, đau nhức đầu, không đau mắt, không đi khám, tự mua thuốc về uống, cùng thời gian này có chị gái ruột ở nhà bên cạnh cũng có sốt và phát ban. Trước và trong những tháng đầu thời kỳ mang thai người mẹ chỉ đi rẫy, không đi đâu xa, người trong nhà cũng không có ai có biểu hiện ốm sốt. Mẹ trẻ đã tiêm phòng mũi thứ 3 vắc xin phòng uốn ván (2 lần vào lần mang thai thứ nhất). Ngoài ra không có tiêm hoặc dùng các thuốc điều trị, thuốc đông y/dân gian nào khác trong quá trình mang thai. Không có
- 10 tiếp xúc với hoá chất độc hại như thuốc trừ sâu hay diệt cỏ. Mẹ trẻ không hút thuốc lá, uống rượu bia. Tháng thứ 6 đi khám thai ở phòng khám tư nhân thấy có tình trạng huyết áp thấp nhưng không điều trị gì. Trong tháng thứ 6 mẹ trẻ có bị sốt, nhưng không phát ban, không ngứa, không đi khám, tự mua thuốc uống. Khoảng thời gian này người mẹ có đi Cư Mga, ở lại đó 1 ngày và người bố có sốt sau đó 1- 2 ngày, sau vài ngày tự khỏi, không khám, không uống thuốc gì. Tháng thứ 8 siêu âm tại phòng khám tư nhân thị xã Buôn Hồ, nghi ngờ thai nhi có đầu nhỏ (không còn giữ hồ sơ) và không có xử lý gì. Theo nghiên cứu của chúng tôi về trẻ biến chứng đầu nhỏ do vi rút Zika là 1/251 trẻ, kết quả này thấp hơn nhiều các quốc gia khác như ở Brazil từ năm 2001 đến 2014 có 163 trường hợp. Tại Pháp có 9 trường hợp đầu nhỏ từ 3/2014 đến 5/2015 và tại quần đảo Hawaii phát hiện 2 trường hợp đầu nhỏ có mẹ đi du lịch ở Brazil về. Thái Lan ghi nhận sự phát tán rộng trong 3 tháng qua với trên 200 trường hợp mắc, trong đó có 02 trường hợp trẻ mắc chứng đầu nhỏ do vi rút Zika tính tới hết năm 2016. Trong nghiên cứu của chúng tôi, cả 251 đối tượng mắc vi rút Zika đều không có Hội chứng Guillain-Barré (rối loạn miễn dịch, tấn công hệ thần kinh ngoại biên, tê buốt và yếu hai chân, hai tay). Tuy nhiên trên thế giới có nhiều người bị hội chứng này khi mắc bệnh do vi rút Zika như ở Brazil 7/2015 có 1708 trường hợp Guillain-Barré so với 1439 trường hợp có Hội chứng Guillain-Barré vào năm 2014 (tăng 14%). Ở French Polynesia có 8750 trường hợp nhiễm Zika thì 42 trường hợp có Hội chứng Guillain-Barré. Đặc điểm lâm sàng bệnh do vi rút Zika Ban đầu đối tượng đa phần được chẩn đoán là sốt phát ban và sốt với 37,1% và 29,1%. Có 50/251 đối tượng được chẩn đoán ban đầu là Zika (19,9%). Chỉ có 2% chẩn đoán là sốt xuất huyết. Và có
- 11 0,8% trường hợp được chẩn đoán ban đầu là bệnh đầu nhỏ/thai chậm phát triển. Kết quả này cao hơn so với nghiên cứu của Duijster J W và cộng sự năm 2016 về nhiễm Zika ở 18 người trở về từ Surinam và Cộng hòa Dominican, Hà Lan, tháng 11 năm 2015-tháng 3 năm 2016 cho thấy chỉ có 20% bệnh nhân nhiễm vi rút Zika có biểu hiện triệu chứng lâm sàng. Các triệu chứng thường gặp bao gồm: sốt, mệt mỏi, đau khớp, phát ban và viêm kết mạc. Ngoài ra có thể gặp đau cơ, đau đầu. Các triệu chứng thường nhẹ và kéo dài trong khoảng 2-7 ngày. Kết quả của chúng tôi về biểu hiện lâm sàng trong các đối tượng mắc bệnh do vi rút Zika tại Việt Nam khá tương đồng với Sarmiento- Ospina A đưa ra trong nghiên cứu ở Colombia năm 2016 cho thấy các triệu chứng thường gặp bao gồm: sốt, mệt mỏi, đau khớp, phát ban và viêm kết mạc. Ngoài ra có thể gặp đau cơ, đau đầu. Các triệu chứng thường nhẹ và kéo dài trong khoảng 2-7 ngày. Cũng tương tự về biểu hiện lâm sàng của bệnh Zika so với nghiên cứu của chúng tôi thì tài liệu đầu tiên về trường hợp bệnh sốt do vi rút Zika năm 1964 mô tả các triệu chứng như: trước tiên là bị đau đầu và sau đó phát ban dát sần (maculopapular rash) bao phủ một phần cơ thể ở ngày hôm sau. Ngoài ra, trong cơn sốt thường kèm với đau lưng và một cảm giác chung của người bệnh là thấy khó chịu. Năm 1973, một bệnh nhân bị sốt do vi rút Zika với biểu hiện sốt, đau khớp, đau đầu nhưng không phát ban phát hiện trong nghiên cứu về quan hệ tình dục sau khi đi thực địa, một kết quả khoa học đầu tiên của Martin Enserink. Kết quả đặc điểm lâm sàng này cũng cao hơn trong nghiên cứu biểu hiện lâm sàng của nhiễm trùng Vi rút Zika, Rio de Janeiro, Braxin có 7 bệnh nhân có biểu hiện sốt, nhưng có thêm các triệu chứng khác như đau bụng và chóng mặt, tiêu chảy và biếng ăn nhưng không có dấu hiệu phát ban. Trong tất cả các trường hợp, các triệu
- 12 chứng đều nhẹ và thường tự hết trong một tuần mà không cần nhập viện hoặc không có nguy cơ bị biến chứng nặng. Đa phần biểu hiện lâm sàng của nhiễm Zika là sốt (88,8%); phát ban (87,3%); đau cơ (77,7%); đau khớp (61%) và viêm kết mạc với 42,2%. Ói mửa là biểu hiện có ít đối tượng bị nhất với 2,8%. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương tự với một báo cáo về vụ dịch vi rút Zika của Calvet .G. A xảy ra tại Rio de Janeiro, Brazil, triệu chứng phổ biến nhất là ban dát sẩn (97%), tiếp theo là ngứa (79%), mệt mỏi (73%), đau đầu (66%), đau khớp (63%), đau cơ (61%), viêm kết mạc (56%), đau vùng thắt lưng (51%). Có thể có sốt nhưng thường không sốt cao và không kéo dài. Cũng tương tự kết quả về lâm sàng của bệnh nhân Zika trong một nghiên cứu khác của Jimenez Corona và cộng sự về đặc điểm lâm sàng và dịch tễ học của các trường hợp xác định tự miễn dịch trong phòng thí nghiệm của Zika Virus ở Mexico. Phân tích 93 trường hợp nhiếm vi rút Zika tại Mexico. Triệu chứng lâm sàng chính bao gồm sốt (96,6%), nổi mẩn (93,3%), viêm kết mạc (88,8%), đau đầu (85,4%), và đau cơ (84,3%). Trong nghiên cứu của chúng tôi, các bệnh nhân Zika bị sốt có nhiệt độ trung bình 38,2±0,5 độ C, dao động từ 37,2 độ C tới 39,5 độ C. Số ngày sốt trung bình là 3±1,2 ngày. Kết quả này tương tự với kết quả nghiên cứu ở Brazil của Calvet là thông thường, người bệnh mắc vi rút Zika thường không sốt cao, tuy nhiên một vài trường hợp có thể sốt cao (tới 40ºC) trong nghiên cứu về Zika của Zanluca C và của tác giả Zheng C G. Hạch to, đau bụng dữ dội, tình trạng giảm tiểu cầu, tụ máu đã được mô tả ở một số báo cáo. Giảm tiểu cầu nghiêm trọng thường không phổ biến, nhưng số trường hợp thì đang tăng lên và có trường hợp dẫn đến tử vong.
- 13 Một số yếu tố liên quan đến bệnh vi rút Zika Trong nghiên cứu của chúng tôi không có trường hợp nào mắc bệnh do vi rút Zika tử vong nên không so sánh được về các yếu tố liên quan tới tử vong do bệnh Zika, chỉ có thể phân tích được các yếu tố liên quan tới mắc bệnh của các bệnh nhân Zika. Tuy nhiên trên thế giới đã có bệnh nhân Zika tử vong. Cụ thể một vài trường hợp tử vong liên quan đến nhiễm vi rút Zika đã được ghi nhận trong một nghiên cứu ở Gabon (Trung Phi) - năm 2007 và nghiên cứu đã phân lập được vi rút Zika lây nhiễm từ nước bọt của một trường hợp bị lây nhiễm trong một chuyến trở về Ý từ Cộng hòa Dominican tháng 1 năm 2016. Vào tháng 10 năm 2015, một bé gái 15 tuổi có tiền sử bị bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm đã tử vong do tắc mạch gây ra bởi tình trạng viêm và sự khu trú tiểu cầu trong lách. Bốn trường hợp tử vong khác được báo cáo ở Colombia. Đến tháng 5 năm 2016, có 3 trường hợp tử vong do các biến chứng liên quan đến nhiễm vi rút Zika, theo giới chức Y tế Brazil. Ở Puerto Rico, một người đàn ông 70 tuổi đã tử vong vì các biến chứng liên quan đến giảm tiểu cầu nặng vào cuối tháng 2 năm 2016. Chỉ có 1/251 đối tượng mắc bệnh do vi rút Zika là có tiền sử đã từng mắc sốt xuất huyết (0,4%). 95,6% đối tượng mắc bệnh do vi rút Zika bị muỗi đốt tại nhà và 55,7% đi đến nơi khác và có bị muỗi đốt. 6,8% đối tượng có hành vi QHTD không an toàn từ ngày phát bệnh. Trên thế giới, một số báo cáo đã mô tả các yếu tố được cho là ảnh hưởng đến tỷ lệ mắc bệnh như: Điều kiện khí hậu và thời tiết, các véc tơ truyền bệnh, hệ sinh thái, du lịch, đô thị hóa trong nghiên cứu của Trung tâm Kiểm soát và Kiểm soát Bệnh tật Châu Âu (ECDC) -Tổ chức Truyền thông Y tế-Nhóm biên tập Eurosurveillance (2014) về sự bùng phát các bệnh nhiễm virut Dengue, chikungunya và Zika đồng thời - làn sóng dịch bệnh chưa
- 14 từng có của vi rút gây ra muỗi ở Châu Á Thái Bình Dương 2012- 2014. Theo báo cáo của trung tâm dự báo thời tiết và nghiên cứu khí hậu tại Viện nghiên cứu vũ trụ quốc gia Braxin (5/2016) trong việc biến đổi khí hậu liên quan đến sự lây lan của vi rút Zika tại Brazil cho thấy điều kiện khí hậu là yếu tố quan trọng đối với sự xuất hiện và tăng các trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm. Đối với bệnh do vi rút Zika, các nhà khoa học đưa ra các yếu tố khí hậu ảnh hưởng đến tỷ lệ mắc bệnh như sự tăng nhiệt độ (nóng lên bất thường) điều này dẫn đến tăng tỷ lệ mắc bệnh do muỗi truyền. Ví dụ, El Nino là một trong những yếu tố mang lại mưa lớn dẫn đến việc tạo ra cơ hội tốt cho muỗi sinh sản và nhân lên. Nhiều nhà khoa học quan sát thấy sự nóng lên toàn cầu trùng với các ổ dịch vi rút Zika xảy ra tại Brazil vào đầu năm 2016, hiện tượng cũng xảy ra ở Thái Bình Dương, đặc biệt là dọc theo bờ biển miền Trung và Nam Mỹ. Sự tăng lên số lượng muỗi cũng làm tăng sự tiếp xúc của muỗi với con người (do muỗi Aedes cái tìm và chích máu trong thời kỳ chúng sinh sản), điều này làm tăng khả năng truyền bệnh do vi rút Zika. Đối với bệnh truyền nhiễm do vi rút Zika, một số loại muỗi Aedes là yếu tố truyền bệnh quan trọng nhất, là yếu tố cần để lây lan dịch bệnh do vi rút Zika tại một địa phương. Báo cáo cũng cho thấy sự gia tăng các trường hợp bệnh liên quan tới sự gia tăng của véc tơ truyền bệnh. Các nhà nghiên cứu cũng cho rằng sự bùng nổ của dịch bệnh cũng có liên quan tới các yếu tố sinh thái như gia tăng dân số đi kèm với mở rộng khu vực sinh sống, nạn phá rừng, gia tăng lũ lụt dẫn tới gia tăng nơi sinh sản của muỗi kèm với khí hậu dần ấm lên, sự nhạy cảm của người di cư so với người dân bản địa, chất lượng môi trường sống đi xuống là điều kiện để các loài véc tơ phát triển và lan truyền bệnh. Đợt dịch lớn thứ hai gần đây của vi rút Zika bên ngoài châu Phi và châu Á đã được xác định trong tháng 4 năm 2015, tại Brazil được
- 15 cho là liên quan đến World Cup 2014 và cùng với số lớn vec tơ truyền bệnh như muỗi Aedes aegypt (vector chính) và Aedes albopictus tồn tại sẵn ở khu vực. Do ảnh hưởng của toàn cầu hóa, việc di chuyển giữa các quốc gia khác nhau góp phần vào việc lan truyền vi rút giữa các khu vực. Tần số du lịch quốc tế tăng lên có thể dẫn đến sự lây lan nhanh chóng của bệnh trên toàn cầu. Trên thế giới hầu như chưa có các báo cáo về sự liên quan giữa các đặc điểm của cá nhân tới mắc do nhiễm vi rút Zika. Tuy nhiên chưa có báo cáo nào mô tả các yếu tố có thể ảnh hưởng đến tỷ lệ tử vong do nhiễm vi rút Zika trong cộng đồng. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi về yếu tố nguy cơ dịch tễ học liên quan tới mắc bệnh Zika tại Việt Nam cụ thể là muỗi đốt hoàn toàn hợp lý với báo cáo của Cục Y học Dự phòng Việt Nam năm 2016 về nguyên nhân dịch như ghi nhận mẫu muỗi nhiễm vi rút Zika trong quần thể muỗi vằn tự nhiên tại tỉnh Khánh Hòa, ghi nhận một số người nước ngoài có xét nghiệm dương tính với vi rút Zika sau khi trở về từ Việt Nam. Nguyên nhân dịch xảy ra vì vi rút Zika đã lưu hành tại Việt Nam và các nước trong khu vực; sự giao lưu, thương mại, du lịch với các địa phương trong nước và các quốc gia trong khu vực, muỗi vằn (Aedes aegypti) lưu hành rộng ở nước ta, là loài muỗi chính truyền bệnh bệnh do vi rút Zika, sốt xuất huyết, miễn dịch cộng đồng thấp với vi rút Zika. Nhiều trường hợp bệnh không có biểu hiện triệu chứng (khoảng 80%) và triệu chứng nhẹ do vậy rất khó phát hiện, chẩn đoán để can thiệp khống chế dịch. Hiện chưa có vắc xin phòng bệnh và thuốc điều trị đặc hiệu. Hơn nữa, ý thức cộng đồng chưa cao, nhiều địa phương còn chủ quan, lơ là trong công tác phòng chống dịch. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy: Đối tượng mang thai mắc bệnh do vi rút Zika có biểu hiện lâm sàng bệnh nặng hơn
- 16 nhiều so với đối tượng không mang thai mắc bệnh do vi rút Zika biểu hiện lâm sàng (p
- 17 không lây bệnh cho bốn đứa con của họ - nên các chuyên gia kết luận lời giải thích hợp lý nhất cho trường hợp này là lây truyền qua đường tình dục. Sở Y tế thành phố Dallas, Mỹ cũng báo cáo trường hợp một bệnh nhân nhiễm vi rút Zika đã bị nhiễm bệnh sau khi quan hệ tình dục với một người vừa trở về từ Venezuela, nơi vi rút Zika lưu hành. CDC đã xác nhận trường hợp nhiễm vi rút Zika tại Dallas. Giới chức y tế ở Dallas cho biết rằng người bị nhiễm qua quan hệ tình dục này chưa hề ra khỏi nước Mỹ, và rằng không ghi nhận được sự lây truyền vi rút do muỗi trong thành phố. Tuy nhiên ở Việt Nam chưa có nghiên cứu nào nói lên yếu tố quan hệ tình dục là yếu tố liên quan tới mắc vi rút Zika. Ngoài quan hệ tình dục, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng vi rút Zika có thể lây truyền từ mẹ sang con, qua truyền máu, cấy ghép mô hoặc nội tạng. Cho đến nay, chưa có bằng chứng khoa học hỗ trợ cho giả thiết vi rút Zika có thể truyền qua nước bọt của người, hay qua sữa và nước tiểu. Qua kết quả và bàn luận chúng tôi rút ra một số kết luận: 1. Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng bệnh do vi rút Zika tại Việt Nam trong giai đoạn 2016- 2017. - 70,5% đối tượng mắc bệnh do vi rút Zika là nữ giới cao gấp 2,3 lần tỷ lệ này ở nam giới (29,5%). - Nhóm tuổi có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất là 15-29 tuổi (51,0%), tiếp đó là nhóm 30-49 tuổi (37,5%). - Các đối tượng mắc bệnh do vi rút Zika tập trung ở thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Tây Nguyên, Đông Nam Bộ. - Đối tượng mắc bệnh do vi rút Zika tập trung chủ yếu vào mùa mưa.
- 18 - Có tới 26,5% đối tượng mắc bệnh do vi rút Zika đang mang thai. - Tuổi thai trung bình của phụ nữ mắc bệnh do vi rút Zika là 21,3±8,6 tuần. - 2/251 trường hợp nghiên cứu bị biến chứng thai kỳ nghi do vi rút Zika. - Biểu hiện lâm sàng chủ yếu của nhiễm Zika là sốt, phát ban, và đau cơ. - Bệnh nhân Zika bị sốt có nhiệt độ trung bình 38,2±0,5 độ C. - 1 bệnh nhân bị hội chứng đầu nhỏ. 2. Một số yếu tố liên quan đến bệnh vi rút Zika - Muỗi đốt là yếu tố nguy cơ chính dẫn tới mắc Zika. - Mùa mưa là mùa mắc bệnh Zika nhiều nhất. - Đối tượng mang thai mắc bệnh do vi rút Zika có biểu hiện lâm sàng bệnh nặng hơn nhiều so với biểu hiện lâm sàng ở đối tượng không mang thai mắc bệnh do vi rút Zika (p
- 19 Với người dân: - Biện pháp phòng bệnh hữu hiệu nhất là diệt bọ gậy; diệt muỗi, phòng muỗi đốt; loại bỏ nơi sinh sản của muỗi. - Tích cực phối hợp với ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch. - Đến ngay cơ sở y tế để được khám, theo dõi và điều trị kịp thời nếu có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh do vi rút Zika, không tự ý điều trị tại nhà. Đối với phụ nữ có thai và dự định có thai - Mọi người dân, nhất là phụ nữ có thai và dự định có thai không đến các quốc gia đang có dịch khi không cần thiết. - Nếu phải đến các khu vực có dịch, cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống lây nhiễm vi rút Zika theo hướng dẫn của cán bộ y tế. - Sau khi về từ các khu vực có dịch cần đến các cơ sở y tế để được tư vấn, xét nghiệm phát hiện sớm yếu tố lây nhiễm.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 789 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Hoạch định chiến lược kinh doanh dịch vụ khách sạn tại công ty cổ phần du lịch - dịch vụ Hội An
26 p | 422 | 83
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản tại Công ty TNHH Thẩm định giá và Dịch vụ tài chính Đà Nẵng
26 p | 504 | 76
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 544 | 61
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 344 | 55
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 527 | 47
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Cải cách thủ tục hành chính ở ủy ban nhân dân xã, thị trấn tại huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
26 p | 342 | 41
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Dầu khí Toàn Cầu
26 p | 307 | 39
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng chương trình tích hợp xử lý chữ viết tắt, gõ tắt
26 p | 331 | 35
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 350 | 27
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 287 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 247 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra ở Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang
26 p | 228 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Lý thuyết độ đo và ứng dụng trong toán sơ cấp
21 p | 220 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 264 | 7
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Các cấu trúc đại số của tập thô và ngữ nghĩa của tập mờ trong lý thuyết tập thô
26 p | 233 | 3
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Kiểm tra thuế của Cục thuế tỉnh Điện Biên đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản
9 p | 16 | 3
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu tính chất hấp phụ một số hợp chất hữu cơ trên vật liệu MCM-41
13 p | 201 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn