Tổng quan chung về ngân hàng thương mại
lượt xem 55
download
Ngân hàng thương mại(NHTM) là tổ chức kinh doanh tiền tệ tín dụng có vị trí quan trọng nhất trong nền kinh tế thị trường ở các nước. Có nhiều khái niệm khác nhau về ngân hàng thương mại: Ở Mỹ: NHTM là công ty kinh doanh tiền tệ, chuyên cung cấp dịch vụ tài chính và hoạt động trong ngành công nghiệp dịch vụ tài chính.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tổng quan chung về ngân hàng thương mại
- Nhóm 3 Nghi ệp v ụ ngân hàng Lịch sử hình thành và sự phát triển của hệ thống ngân hàng thương mại. Chức năng của hệ thống ngân hàng thương mại Khái niệm về NHTM. Ngân hàng thương mại(NHTM) là tổ chức kinh doanh ti ền tệ tín dụng có vị trí quan trọng nhất trong n ền kinh tế thị trường ở các nước. Có nhiều khái niệm khác nhau về ngân hàng thương mại: Ở Mỹ: NHTM là công ty kinh doanh tiền tệ, chuyên cung cấp dịch vụ tài chính và hoạt động trong ngành công nghiệp dịch vụ tài chính. Ở Pháp: NHTM là những xí nghiệp và cơ sở nào thường xuyên nhận của công chúng dưới hình thức ký thác hay hình thức khác các số ti ền mà họ dùng cho chính họ vào nghiệp vụ chiết khấu, tín dụng hay dịch vụ tài chính. Ở Ấn Độ: NHTM là cơ sở nhận các khoản ký thác để cho vay hay tài trợ đầu tư. Theo Pháp lệnh Ngân hàng năm 1990 của Việt Nam: Ngân hàng thương mại là một tổ chức kinh doanh tiền tệ mà nghiệp vụ thường xuyên và chủ yếu là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng s ố tiền đó để cho vay, chiết khấu và làm phương tiện thanh toán. Theo luật Các tổ chức tín dụng Việt Nam có hiệu lực vào tháng l0/1998: “Ngân Hàng” là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan”. Nghị định của Chính phủ số 49/20001NĐ-CP ngày 12/9/2000 định nghĩa:
- Nhóm 3 Nghi ệp v ụ ngân hàng “Ngân hàng thương mại là ngân hàng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì m ục tiêu lợi nhuận, góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế của nhà nước ". Như vậy có thể nói NHTM là định chế tài chính trung gian quan trọng và bậc nhất trong nền kinh tế thị trường. Nhờ hệ thống định ch ế tài chính trung gian mà các nguồn tiền nhàn rỗi nằm rải rác trong xã hội sẽ đu ọc huy động, taaoj trung lại, đồng thời sử dung số vốn đó để cấp tín dụng cho các tổ chức kinh tế, cá nhân dể phát triển kinh tế xã hội. I, Sự hình thành và phát triển của NHTM. Giai đoạn đầu (3500 năm trước Công nguyên): -> Giai đoạn sơ khai hình thành nghề ngân hàng. Các cuộc chi ến di ễn ra triền miên giữa các bộ tộc, tình trạng cướp bóc, tranh giành ảnh h ưởng trong xã hội ngày càng phổ biến; tiền đúc bằng kim loại (đồng, b ạc, vàng) đã xuất hiện trong lưu thông tuy còn rất đơn giản. Điều trên làm nảy sinh 2 yêu cầu: - Làm sao bảo vệ an toàn tiền bạc của mình trong điều ki ện có c ướp bóc và chiến tranh xảy ra phổ biến. - Làm sao để chuyển đổi những đồng tiền bị hao mòn thành nh ững đồng tiền có đầy đủ trọng lượng để lưu thông 1 cách bình thường. Đáp ứng 2 yêu cầu này giai đoạn này chỉ có các chùa chiền, các nhà thờ và những người quyền quý trong xã hội, những thợ kim hoàn…Nghề ngân hàng ra đời với nghiệp vụ đơn giản: nhận bảo quản ti ền và đ ược tr ả thù lao bảo quản; đổi tiền đúc và ăn hoa hồng đổi tiền. Ngh ề ngân hàng sơ khai xuất hiện từ Hy Lạp rồi lan ra các nước khác. -> Đến thế kỷ thứ VIII trước công nguyên, hoạt động của những người bảo quản và đổi tiền đã tiến triển thêm một bước mới. Họ không những thu nhận bảo quản, đổi tiền mà còn sử dụng số tiền bảo quản đó để cho vay. -> Đến thế kỷ thứ III trước công nguyên, La Mã đã chinh ph ục nhi ều nước về chính trị và quân sự và trở thành 1 đế quốc giàu có bậc nhất và nghề ngân hàng được mở rộng tại đây. Chính quyền La Mã cho phép những người hành nghề ngân hàng mở tiệm kinh doanh trên các hè phố với
- Nhóm 3 Nghi ệp v ụ ngân hàng phương tiện chủ yếu là những cái bàn dài (Bancus) được chia nhiều ngăn để cất giữa bảo quản tiền và các tài sản khác… Giai đoạn 2: từ thế kỷ thứ V đến X sau công nguyên. - Giai đoạn này các chủ ngân hàng đã biết cách sử dụng số hiệu tài khoản để ghi chép theo dõi tiền gửi của các thân chủ (theo dõi s ố ti ền cho vay, thu nợ, lãi…) - Nghiệp vụ thanh toán bù trừ cũng được các NH áp dụng trong các giao dịch thanh toán giữa các đối tượng. Từ thế kỷ XII – XVI sau công nguyên, các nghiệp vụ ngân hàng phát triển đa dạng và phong phú: nghiệp vụ chuyển tiền, trả tiền trước cho các thương phiếu chưa đến hạn (chiết khấu)… Giai đoạn 3: Từ thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XX: - Hệ thống NH phát triển nhanh chóng, các NH chạy đua cạnh tranh hình thành 2 hệ thống NH: + Hệ thống NH phát hành -> NH trung ương. + Hệ thống NHTM Tóm lại qua sự phân tích lịch sử phát triển của hệ thống ngân hàng trung gian, có thể nói NHTM ra đời bằng 2 con đường: - Thứ nhất, những người chuyên làm nghề kinh doanh tiền đúc dần dần tích lũy được số vốn, chuyển sang hoạt động cho vay nặng lãi, r ồi cùng với sự phát triển của xã hội, với sức ép t ừ nhà n ước và Giáo h ội, h ọ từng bước hạ thấp lãi suất cho vay, mở rộng các nghiệp v ụ đ ể hình thành các NH cổ từ TK XIII trở về trước. - Thứ hai, các nhà kinh doanh trong lĩnh vực công th ương nghi ệp, d ịch vụ, đứng trước gánh nặng lãi suất của NH cho vay nặng lãi, đã làm cho họ phải hợp lực lại với nhau, hùn vốn, góp vốn để lập ra các Hội tín dụng và sau đó phát triển thành các NHTM đ ể ho ạt động kinh doanh ngân hàng với lãi suất thích hợp và vừa phải. Nh ững ngân hàng loại này ra đời vào khoảng TK XVI trở về sau. Quá trình hình thành và phát triển của hệ thống NHTM ở Vi ệt Nam.
- Nhóm 3 Nghi ệp v ụ ngân hàng Ngân hàng thương mại [1] đã hình thành tồn tại và phát triển hàng trăm năm gắn liền với sự phát triển của kinh tế hàng hoá. Sự phát triển hệ thống NHTM đã có tác động rất lớn và quan trọng đến quá trình phát tri ển của nền kinh tế hàng hoá, ngược lại kinh tế hàng hoá phát tri ển m ạnh m ẽ đến giai đoạn cao nhất là nền kinh tế thị trường thì NHTM cũng ngày càng được hoàn thiện và trở thành những định chế tài chính không th ể thi ếu được. 1) NH trong cơ chế kế hoạch hóa: - Tổ chức tín dụng đầu tiên là NH tín dụng- thành l ập năm 1951 là ti ền thân của NH nhà nước Việt Nam( hệ thống chi nhánh tỉnh và chi điểm huyện từng là tổ chức tín dụng lớn nhất và duy nhất trong hàng ch ục năm ở Việt Nam). Ngày 6 tháng 5 năm 1951 thành lập NH quốc gia Việt Nam( National Bank of VN) theo sắc lệnh số 15/LCT c ủa ch ủ t ịch nước Việt Nam Dân Cộng Hòa, đến năm 1961 đổi tên thành NHNN Việt Nam-NHNN VN(State Bank of VN- SBV) cho đến nay. - NHNN VN có chức năng : huy động tiền gửi để cho vay, vừa là c ơ quan quản lý tiền tệ tín dụng , vừa là tổ chức kinh doanh không vì m ục tiêu lợi nhuận. Trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung và chiến tranh, NHNH VN thực hiện chính sách lãi suất, tỷ giá, tỷ lệ cho vay... nhằm hướng vào phục vụ cho các doanh nghiệp nhà nước, hợp tác xã và phục vụ quốc phòng để hoàn thành các kế hoạch 5 năm, 10 năm,…NHNN trở thành kênh cấp vốn cho các ngành, các lĩnh vực thông qua hình thức tín dụng. Phần lớn doanh nghiệp và hợp tác xã vay 100% vốn ngắn h ạn và t ừ 70 - 90% vốn cố định. - Sau năm 1975, Việt Nam đối mặt với những khó khăn về kinh t ế. Lượng tiền không đủ chi tiêu và đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế—xã hội vì vậy nhà nước phải in tiền để tài trợ cho nhu c ầu chi tiêu c ủa các đơn vị hành chính sự nghiệp. Tuy nhiên, việc làm này đã có nh ững ảnh hưởng không tốt như làm cho lạm phát tăng, xói mòn tiết kiệm, khuy ến khích tích trữ và đầu cơ, tăng nhu cầu vốn từ NH, lãi suất thực âm, tỷ giá bị bóp méo, tiền lương không đủ trang trải tạo sức ép NH phải in
- Nhóm 3 Nghi ệp v ụ ngân hàng nhiều tiền hơn. Hậu quả là NH không bảo toàn được đồng v ốn, không tính toán được hiệu quả kinh tế và do đó lạm phát càng tăng cao( siêu lạm phát)\ - Tình trạng độc quyền hệ thống NH đã làm duy trì tình trạng trì tr ệ trong NH, giảm vai trò trung gian tài chính hoạt động vì m ục tiêu hiệu quả kinh tế. - NHNN VN hoạt động theo mô hình NH m ột c ấp: v ừa th ực hi ện các chức năng nhiệm vụ của NHTW vừa thực hiện các hoạt động của NHTM. 2) Hệ thống NH trong chuyển đổi cơ chế kinh tế ( sau năm 1988) - Từ tháng 4/1988, hệ thống mô hình NH một cấp chuy ển đ ổi thành hệ thống NH 2 cấp, trong đó NH cấp I là NHNN VN ch ỉ thực hiện chức năng, nhiệm vụ vốn có của NHTW, còn NH cấp II, bao gồm các NHTM, các tổ chức tín dụng khác, hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ - NH. Các tổ chức tín dụng bao gồm: ngân hàng thương mại quốc doanh, ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, hợp tác xã tín dụng, công ty tài chính. Tháng 12.1997 trước yêu cầu cao của th ực ti ễn hai Pháp lệnh ngân hàng đã được Quốc hội nâng lên thành hai luật về ngân hàng (có hiệu lực từ ngày 1.10.1998) và sau đó Lu ật NHNN và Luật các TCTD được sửa đổi và bổ sung vào năm 2003, 2004. - Đặc điểm nổi bật là mô hình hệ thống NH của nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung chuyển sang mô hình của nền kinh tế thị trường. Đa dạng hóa loại hình NH, từng bươc xóa bỏ độc quy ền, chuyển sang tự do cạnh tranh và có sự quản lý của NHNN. Như vậy, hệ thống ngân hàng thương mại VN đã chính thức đánh dấu sự ra đời và phát triển khoảng trên 15 năm (từ 1990 đến nay). Tr ải qua chặng đường trên, hệ thống NHTM VN đã không ngừng phát tri ển v ề quy mô (vốn điều lệ không ngừng gia tăng, mạng lưới chi nhánh…), chất lượng hoạt động và hiệu quả trong kinh doanh. Mạng lưới ngân hàng thương mại VN đến cuối năm 2005 đã có những buớc phát tri ển m ạnh
- Nhóm 3 Nghi ệp v ụ ngân hàng phủ khắp quận huyện và hình thành cả trong các trường học. Hệ th ống NHTM ở nước ta bao gồm: 5 NHTM nhà nước (Ngân hàng ngoại th ương VN, Ngân hàng đầu tư và phát triển VN, Ngân hàng công thương VN, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long), 36 NHTM cổ phần đô thị và nông thôn, 29 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 04 ngân hàng liên doanh. Trong đó Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn VN có mạng lưới rộng nhất với hơn 100 chi nhánh cấp 1 và 2000 chi nhánh cấp 2-4 phủ khắp huyện và cả hệ thống ngân hàng lưu động. Vốn điều lệ của các NHTM VN không ngừng gia tăng, NHTMNN sau nhiều lần bổ sung vốn đã nâng tổng vốn chủ sở hữu của 05 NHTMNN lên trên 20.000 tỷ đồng tăng gấp 3 lần so với thời điểm cuối năm 2000. V ốn điều lệ của NHTMCP được gia tăng đáng kể từ lợi nhuận giữ lại, sáp nhập, các quỹ bổ sung vốn điều lệ, phát hành thêm c ổ phi ếu… t ừ đó giúp tổng vốn điều lệ NHTMCP đến cuối năm 2005 tăng gấp 5 l ần so v ới năm 2000, nhiều NHTMCP có vốn điều lệ trên 500 tỷ đồng-1000 tỷ đồng. Hệ thống NHTM VN đã có những đóng góp quan trọng cho sự ổn định và tăng trưởng kinh tế ở nước ta trong nhiều năm qua. Với nhiều hình thức huy động vốn tương đối đa dạng, NHTM VN đã huy động vốn hàng trăm tỷ đồng (năm 2005 tăng gấp 30 lần so với năm 1990-trên 600.000 tỷ đồng, tại TP.HCM các NHTM huy động đến cuối năm 2005 là 184.600 tỷ đồng gấp 2,8 lần so với năm 2001) từ các nguồn vốn trong xã h ội, tăng d ư nợ cho vay với mọi thành phần kinh tế (dư nợ năm 2005 tăng 40 lần so với năm 1990, tại TP.HCM dư nợ cho vay cuối năm 2005 của các NHTM 170.200 tỷ đồng gấp 3 lần so với năm 2001), tăng đầu tư vào nh ững
- Nhóm 3 Nghi ệp v ụ ngân hàng chương trình trọng điểm quốc gia, qua đó góp phần thúc đẩy chuy ển dịch cơ cấu kinh tế, thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy kinh tế tăng trưởng liên tục với tốc độ cao (GDP tăng bình quân 7.5% trong 5 năm 2001-2005), góp phần tạo công ăn vi ệc làm cho xã hội (trong 5 năm 2001-2005 cả nước tạo việc làm cho 7,5 tri ệu lao động), góp phần xóa đói giảm nghèo (tỷ lệ hộ nghèo còn 7%) và làm giàu hợp pháp. Nhiều dịch vụ tiện ích (chi lương, thu chi h ộ, thanh toán chuyển khoản, chuyển tiền tự động, dịch vụ ngân hàng điện tử, dịch vụ thẻ…) và nhiều sản phẩm mới xuất hiện đã đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của dân cư và sản xuất kinh doanh của mọi thành phần kinh tế… Hiệu quả kinh doanh của các NHTM VN nhìn chung có những chuyển biến tích cực, lợi nhuận tăng trưởng khá cao, có những NHTM tỷ suất l ợi nhuận ròng trên vốn tự có (ROE) đạt trên 20%, riêng t ại TP.HCM k ết thúc năm 2005 các NHTM đã có những kết quả kinh doanh (thu nh ập-chi phí) tăng khá cao so với năm 2004 (NHTMN tăng 73,9%, NHTMCP tăng 41,3%), dư nợ tồn đọng giảm dần. Tại các nước đang phát triển như Việt Nam, ngân hàng thương mại thực sự đóng một vai trò rất quan trọng, vì nó đảm nhận vai trò giữ cho mạch máu (dòng vốn) của nền kinh tế được lưu thông và có vậy mới góp phần bôi trơn cho hoạt động của một nền kinh tế thị trường còn non yếu. Năm 2005-2006 Việt Nam đã tích cực đẩy mạnh quá trình cổ ph ần hóa các ngân hàng thương mại Nhà nước với mục đích quan trọng nhất là nâng cao năng lực tài chính của các tổ chức này. Tính đến tháng 2-2007 đã có 34 ngân hàng thương mại hoàn tất việc cổ phần hóa với tổng số vốn điều lệ trên 21.000 tỷ đồng , trong đó Ngân hàng thương mại cổ ph ần Sài gòn Th ương tín có số vốn điều lệ cao nhất là trên 2.089 tỷ đồng. Trong thời gian qua, hệ thống ngân hàng đã cung cấp thêm một l ượng v ốn khá lớn cho nền kinh tế, chiếm khoảng 16-18% GDP hàng năm và g ần bằng 50% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Điều này ch ứng tỏ h ệ th ống ngân
- Nhóm 3 Nghi ệp v ụ ngân hàng hàng đã có một sự phát triển vượt bậc, phát huy hiệu quả vai trò huy ết mạch trong việc làm cầu nối giữa sản xuất, tiêu dùng và tiết kiệm. Vốn điều lệ các ngân hàng thương mại năm 2007 Số lượng NHTM qua các năm NHTMLD: Ngân hàng NHTMQD: Ngân hàng thương mại quốc doanh NHTMLD: Ngân hàng thương mại liên doanh
- Nhóm 3 Nghi ệp v ụ ngân hàng CNNHTMNN: Chi nhánh Ngân hàng TM nước ngoài NHTMCP: Ngân hàng thương mại cổ phần Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực hệ th ống NHTM VN v ẫn còn quá nhiều điểm yếu kém và tồn tại. Ngân hàng thương mại Việt Nam: ĐIỂM MẠNH (Strengths) Nội dung Tỷ lệ (%) 1 Có hệ thống mạng lưới chi nhánh rộng khắp. 100 2 Am hiểu về thị trường trong nước. 100 3 Đội ngũ khách hàng của NHTM VN khá đông đảo. 100 4 Chiếm thị phần lớn về hoạt động tín dụng, huy động vốn 100 và dịch vụ. 5 Đội ngũ nhân viên tận tụy, ham học hỏi và có kh ả năng 75 tiếp cận nhanh các kiến thức, kỹ thuật hiện đại. 6 Có được sự quan tâm và hỗ trợ đặc biệt từ phía NH Trung 80 ương. 7 Môi trường pháp lý thuận lợi. 60 8 Hầu hết đều đang thực hiện hiện đại hóa ngân hàng. 60
- Nhóm 3 Nghi ệp v ụ ngân hàng ĐIỂM YẾU (Weaknesses) Nội dung Tỷ lệ (%) 1 Năng lực quản lý, điều hành còn nhiều hạn chế so với yêu 90 cầu của NHTM hiện đại, bộ máy quản lý cồng kềnh, không hiệu quả. 2 Chính sách xây dựng thương hiệu còn kém. 90 3 Chất lượng nguồn nhân lực kém, chính sách tiền lương 90 chưa thỏa đáng, dễ dẫn đến chảy máu chất xám. 4 Các tỷ lệ về chi phí nghiệp vụ và kh ả năng sinh l ời c ủa 70 phần lớn các NHTM VN đều thua kém các ngân hàng trong khu vực. 5 Sản phẩm dịch vụ chưa đa dạng và chưa đáp ứng nhu cầu 80 toàn diện của khách hàng. 6 Thiếu sự liên kết giữa các NHTM với nhau. 50 7 Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu là tín dụng, nợ quá hạn cao, 80 nhiều rủi ro. 8 Hệ thống pháp luật trong nước, thể chế thị trường chưa 80 đầy đủ, chưa đồng bộ nhất quán. 9 Quy mô vốn hoạt động còn nhỏ nên chưa thực hiện được 90 mục tiêu kinh doanh một cách hoàn chỉnh. 10 Việc thực hiện chương trình hiện đại hóa của các NHTM 80 VN chưa đồng đều nên sự phối kết hợp trong việc phát triển các sản phẩm dịch vụ chưa thuận lợi, chưa tạo được nhiều tiện ích cho khách hàng như kết nối sử dụng thẻ giữa các ngân hàng.
- Nhóm 3 Nghi ệp v ụ ngân hàng CƠ HỘI (Opportunities) chuẩn bị gia nhập WTO, chính sách kinh tế mở, hội nhập kinh tế Nội dung Tỷ lệ (%) 1 Có điều kiện tranh thủ vốn, công nghệ và đào tạo đội ngũ 80 cán bộ, phát huy lợi thế so sánh của mình để theo kịp yêu c ầu cạnh tranh quốc tế và mở rộng thị trường ra nước ngoài. Từ đó, nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ. 2 Hội nhập kinh tế quốc tế tạo động lực thúc đẩy công cu ộc 95 đổi mới và cải cách hệ thống ngân hàng VN, nâng cao năng lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực ngân hàng, tăng cường khả năng tổng hợp, hệ thống tư duy xây dựng các văn bản pháp luật trong hệ thống ngân hàng, đáp ứng yêu cầu hội nhập và thực hiện cam kết với hội nhập quốc tế. 3 Hội nhập kinh tế quốc tế giúp các NHTM VN học hỏi 90 được nhiều kinh nghiệm trong hoạt động ngân hàng của các ngân hàng nước ngoài. Các ngân hàng trong nước sẽ phải nâng cao trình độ quản lý, cải thiện chất lượng dịch vụ để tăng cường độ tin cậy đối với khách hàng. 4 Hội nhập quốc tế sẽ tạo động lực thúc đẩy cải cách ngành 100 ngân hàng VN, thị trường tài chính sẽ phát triển nhanh h ơn t ạo điều kiện cho các ngân hàng phát triển các loại hình dịch vụ mới…
- Nhóm 3 Nghi ệp v ụ ngân hàng 5 Hội nhập quốc tế sẽ tạo điều kiện cho các ngân hàng VN 60 từng bước mở rộng hoạt động quốc tế, nâng cao vị thế của các NHTM VN trong các giao dịch tài chính quốc tế. 6 Mở ra cơ hội trao đổi, hợp tác quốc tế giữa các NHTM 70 trong hoạt động kinh doanh tiền tệ, đề ra giải pháp tăng cường giám sát và phòng ngừa rủi ro, từ đó nâng cao uy tín và vị th ế c ủa hệ thống NHTM VN trong các giao dịch quốc tế. Từ đó, có điều kiện tiếp cận với các nhà đầu tư nước ngoài để hợp tác kinh doanh, tăng nguồn vốn cũng như doanh thu hoạt động. 7 Chính hội nhập quốc tế cho phép các ngân hàng nước ngoài 80 tham gia tất cả các dịch vụ ngân hàng tại VN buộc các NHTM VN phải chuyên môn hoá sâu hơn về nghiệp vụ ngân hàng, quản trị ngân hàng, quản trị tài sản nợ, quản trị tài sản có, quản trị rủi ro, cải thiện chất lượng tín dụng, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn, dịch vụ ngân hàng và phát triển các dịch vụ ngân hàng mới mà các ngân hàng nước ngoài dự kiến sẽ áp dụng ở VN.
- Nhóm 3 Nghi ệp v ụ ngân hàng THÁCH THỨC (Threats) Nội dung Tỷ lệ (%) 1 Do khả năng cạnh tranh thấp, việc mở cửa thị trường tài 95 chính sẽ làm tăng số lượng các ngân hàng có tiềm lực mạnh về tài chính, công nghệ, trình độ quản lý làm cho áp lực cạnh tranh tăng dần. 2 Áp lực cải tiến công nghệ và kỹ thuật cho phù h ợp để có 80 thể cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài. 3 Hệ thống pháp luật trong nước, thể chế thị trường chưa 100 đầy đủ, chưa đồng bộ và nhất quán, còn nhiều bất cập so với yêu cầu hội nhập quốc tế về ngân hàng. 4 Khả năng sinh lời của hầu hết các NHTM VN còn thấp 65 hơn các ngân hàng trong khu vực, do đó hạn chế khả năng thiết lập các quỹ dự phòng rủi ro và quỹ tăng vốn tự có. 5 Trong quá trình hội nhập, hệ thống ngân hàng VN cũng 65 chịu tác động mạnh của thị trường tài chính thế giới, nhất là về tỷ giá, lãi suất, dự trữ ngoại tệ, trong khi phải thực hiện đồng thời nhiều nghĩa vụ và cam kết quốc tế. 6 Các ngân hàng thương mại VN đầu tư quá nhiều vào 75 doanh nghiệp nhà nước, trong khi phần lớn các doanh nghiệp này đều có thứ bậc xếp hạng tài chính thấp, và thuộc các ngành có
- Nhóm 3 Nghi ệp v ụ ngân hàng khả năng cạnh tranh yếu. Đây là nguy cơ tiềm tàng rất lớn đối với các NHTM. 7 Hội nhập kinh tế, quốc tế làm tăng các giao dịch vốn và 85 rủi ro của hệ thống ngân hàng, trong khi cơ chế quản lý và hệ thống thông tin giám sát ngân hàng còn rất sơ khai, ch ưa phù h ợp với thông lệ quốc tế. 8 Cấu trúc hệ thống Ngân hàng tuy phát triển mạnh mẽ về 80 chiều rộng (cả ở khu vực quản lý lẫn khu vực kinh doanh) nhưng còn quá cồng kềnh, dàn trải, chưa dựa trên một mô hình tổ chức khoa học làm cho hiệu quả và chất lượng hoạt động còn ở mức kém xa so với khu vực. 9 Việc đào tạo và sử dụng cán bộ, nhân viên còn b ất c ập so 85 với nhu cầu của nghiệp vụ mới, đặc biệt còn coi nhẹ hoạt động nghiên cứu chiến lược và khoa học ứng dụng làm cho khoảng cách tụt hậu về công nghệ ngân hàng của VN còn khá xa so với khu vực. Nền văn minh tiền tệ của nước ta do đó chưa thoát ra khỏi một nền kinh tế tiền mặt. 10 Hội nhập kinh tế quốc tế mở ra cơ hội tiếp cận và huy 95 động nhiều nguồn vốn mới từ nước ngoài nhưng đồng th ời cũng mang đến một thách thức không nhỏ cho các NHTM VN là làm như thế nào để huy động vốn hiệu quả. Vì khi đó, NHTM VN thua kém các Ngân hàng nước ngoài về nhiều mặt như công nghệ lạc hậu, chất lượng dịch vụ chưa cao… sẽ ngày càng khó thu hút khách hàng hơn trước. 11 Thách thức lớn nhất của hội nhập không đến từ bên 100 ngoài mà đến từ chính những nhân tố bên trong của hệ thống
- Nhóm 3 Nghi ệp v ụ ngân hàng ngân hàng VN. Vấn đề cần quan tâm hàng đầu là nguồn nhân l ực và các cơ chế khuyến khích làm việc tại ngân hàng hiện nay. Chảy máu chất xám là vấn đề khó tránh khỏi khi mở cửa h ội nhập. Các NHTM VN cần có các chính sách tiền lương và chế độ đãi ngộ hợp lý để lôi kéo và giữ chân các nhân viên giỏi. Giải pháp Để nâng cao năng lực cạnh tranh cho các NHTM VN, trong thời gian tới cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau: ° Đẩy nhanh quá trình cơ cấu lại hệ thống NHTM VN, c ải cách ngân hàng theo hướng nâng cao năng lực quản trị điều hành, năng lực tài chính, mở rộng quy mô và năng lực cạnh tranh cho NHTM VN. Hình thành các tập đoàn tài chính-ngân hàng đủ lớn, mạnh dạn sắp xếp lại NHTMCP theo hướng thanh lý, giải thể những ngân hàng yếu kém, sáp nh ập những ngân hàng nhỏ không đủ vốn pháp định vào những ngân hàng lớn (vốn pháp định NHTM đô thị cần điều chỉnh trên 200 tỷ đồng). Đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa NHTMNN, như chúng ta đã cổ phần hóa các DNNN (REE, SACOM, VINAMILK…) và hiện nay những doanh nghiệp CPH đang phát triển tốt), thực hiện thí điểm CPH Ngân hàng ngoại th ương, sau đó nhân rộng các ngân hàng khác. Trước khi CPH cần lành mạnh hóa tình hình tài chính, giải quyết triệt để các khoản nợ xấu, nợ tồn đọng, có th ể s ử d ụng nguồn vốn NSNN cấp bù các khoản này, sau đó thu h ồi từ vi ệc bán c ổ phiếu của NHTMNN khi tiến hành CPH (giá cổ phiếu của ngân hàng hi ện nay cao gấp 5-10 lần so với mệnh giá).
- Nhóm 3 Nghi ệp v ụ ngân hàng ° Thị trường chứng khoán đang phát triển rất thuận lợi cho các NHTMCP phát hành thêm cổ phiếu mới để tăng vốn tự có và năng cao năng lực tài chính của mình. Việc cho phép các nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của các ngân hàng thương mại trong nước (tối đa 30%) cũng góp phần tăng nhanh vốn điều lệ của các NHTMCP VN. “Cái bánh ngon” (lợi nhuận hoạt động ngân hàng) đã được chia cho nhiều người, trong đó có người nước ngoài không có gì lo ngại, vấn đề là làm sao cho cái bánh đó ngon hơn, chất lượng hơn và to hơn. Sau NHTMCP Sài Gòn Thương Tín cần tạo điều kiện cho các NHTMCP khác niêm yết cổ phiếu trên th ị trường chứng khoán VN và tiến tới là niêm y ết trong khu v ực ASEAN. Vốn điều lệ tăng sẽ góp phần hiện đại hóa công ngh ệ, m ở rộng m ạng lưới, nâng cao năng lực tài chính... và thực hiện nhiều chiến lược khác. ° Cần có một chiến lược kinh doanh trung hạn và dài hạn, đ ặc bi ệt là chiến lược nhân sự. Gắn chiến lược nhân sự với các trường đại h ọc trọng điểm và hình thành các trung tâm đào tạo tại các ngân hàng thương m ại. Nhân viên ngân hàng là những người làm việc trên lĩnh vực dịch v ụ cao cấp nên phải đảm bảo tính chuyên nghiệp và lương cao. Vì vậy, cần có cơ chế tiền lương phù hợp với trình độ và năng lực của cán bộ, tránh chi trả lương theo cơ chế DNNN, hạn chế việc bình bầu thi đua khen th ưởng. Nếu tiếp tục như vậy sẽ mất hết cán bộ giỏi hoặc cán bộ dễ quan liêu, tham nhũng, tiêu cực… ° Các ngân hàng thương mại cần củng cố và hoàn thiện mạng lưới chi nhánh (thế mạnh của NHTM VN), đi liền với chính sách chăm sóc khách hàng và tăng cường công tác tiếp thị. NTHM VN, cần tiếp tục đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ ngân hàng: trong huy động vốn, tín dụng
- Nhóm 3 Nghi ệp v ụ ngân hàng sản xuất kinh doanh, tín dụng tiêu dùng, tài trợ xuất nh ập khẩu, dịch vụ thanh toán, thẻ, thu hộ chi hộ, giữ hộ, ủy thác, ngân hàng điện t ử... Cần chú ý phát triển các sản phẩm gắn với th ị trường chứng khoán và ho ạt động bảo hiểm. ° Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng và phải xem đây là mục tiêu chiến lược để cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài, nâng cao hi ệu quả kinh doanh và thu hút khách hàng trong nước. Đặc biệt là cơ chế thanh toán, phải nhanh chóng, an toàn, tiện lợi và có tính hệ thống, đồng bộ. Mạng lưới phủ khắp nơi, nhưng giữa các chi nhánh không liên lạc với nhau được thì vô nghĩa. Đầu tư vào công nghệ hiện đại có thể làm tăng chi phí ban đầu, nhưng sẽ giảm chi phí nghiệp vụ trong dài h ạn, thu hút nhi ều khách hàng, quản trị được rủi ro do thông tin nhanh chóng, công tác điều hành hiệu quả, đặc biệt là ngân hàng sẽ huy động nhi ều ti ền g ởi thanh toán (lãi suất thấp) do thanh toán dễ dàng, tiện lợi và mở rộng kênh phân phối. ° Tăng cường công tác thanh tra giám sát nhằm đảm bảo tính an toàn cho cả hệ thống ngân hàng và tạo niềm tin cho công chúng, nâng cao thương hiệu “hàng VN chất lượng cao và giá dịch vụ phải chăng”, tăng cường công tác kiểm toán-kiểm soát nội bộ nhằm giám sát và ngăn ngừa sai sót trong từng ngân hàng. Các quy định về thanh tra giám sát c ần nghiên cứu và ban hành phù hợp với chuẩn mực quốc tế và các quy đ ịnh trong Basel I (1988) và Basel II (dự kiến áp dụng cuối năm 2006). ° Hoàn thiện hệ thống pháp luật về lĩnh vực tiền tệ và dịch vụ ngân hàng theo hướng hội nhập. Hai luật ngân hàng cần kh ẩn trương hoàn
- Nhóm 3 Nghi ệp v ụ ngân hàng thiện, bổ sung, sửa đổi hai Luật ngân hàng VN phù hợp v ới c ơ ch ế th ị trường và hội nhập kinh tế quốc tế. Trước mắt, NHNN c ần ph ối h ợp v ới các Bộ có liên quan như: Bộ tư pháp, Bộ tài nguyên và môi tr ường, B ộ tài Chính, Công an,…ban hành những Thông tư liên bộ có liên quan đến vấn đề xử lý tài sản thế chấp, đặc biệt là các tài sản của DNNN để NHTM thu hồi nợ nhanh chóng và góp phần lành mạnh hóa năng l ực tài chính c ủa các NHTM trước thềm hội nhập, cũng như trước khi tiến hành cổ ph ần hóa NHTM NN. Nếu các giải pháp trên đây được thực hiện đồng bộ, chắc chắn sẽ góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương m ại VN trong tiến trình hội nhập quốc tế. Tóm lại quá trình hình thành và phát triển của hệ thống NHTM ở Việt Nam trải qua một chặng đường khá dài với nhiều khó khăn, th ử thách nhưng đạt được nhiều thành quả đáng khích lệ. Càng ngày hệ thống càng hoàn thiện và phát triển đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế- xã h ội của đất nước, là một bộ phận gắn bó khăng khít với h ệ th ống NHTM th ế giới và đang từng bước khẳng định chỗ đứng, tầm ảnh hưởng đối với th ế giới. II, Chức năng của NHTM Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng xuất hiện đầu tiên và phổ biến nhất hiện nay. Đây là tổ chức nh ận tiền g ửi (depository institutions) đóng vài trò là trung gian tài chính huy động tiền nhàn rỗi thông qua các dịch vụ nhận tiền gửi rồi cung cấp cho những chủ thể cần vốn chủ yếu dưới hình thức các khoản vay trực tiếp. Các ngân hàng thương mại huy động vốn chủ yếu dưới dạng: tiền gửi thanh toán (checkable deposits), tiền gửi tiết kiệm (saving deposits), ti ền gửi có kỳ hạn (time deposits). Vốn huy động được dùng để cho vay: cho vay th ương
- Nhóm 3 Nghi ệp v ụ ngân hàng mại (commercial loans), cho vay tiêu dùng (consumer loans), cho vay b ất động sản (mortage loans) và để mua chứng khoán chính phủ, trái phiếu của chính quyền địa phương. Ngân hàng thương mại dù ở quốc gia nào cũng đều là nhóm trung gian tài chính lớn nhất, cũng là trung gian tài chính mà các chủ thể kinh tế giao dịch thường xuyên nhất. Với vị trí quan trọng đó, Ngân hàng thương mại đảm nhiệm nh ững chức năng khác nhau trong nền kinh tế như: a, Trung gian tín dụng. Khi thực hiện chức năng trung gian tín dụng, ngân hàng thương mại đóng vai trò là cầu nối giữa người thừa vốn và người có nhu cầu v ề v ốn. Với chức năng này, ngân hàng thương mại vừa đóng vai trò là ng ười đi vay, vừa đóng vai trò là người cho vay và h ưởng lợi nhu ận là kho ản chênh lệch giữa lãi suất nhận gửi và lãi suất cho vay và góp ph ần t ạo l ợi ích cho tất cả các bên tham gia: người gửi tiền và người đi vay . Được minh họa qua sơ đồ sau : Công ty Công ty Xí nghiệp Xí nghiệp Tổ chức kinh Ngân Tổ chức kinh tế hàng tế Cá nhân thương Hộ gia đình mại Cá nhân Trung gian tín dụng : Ngân hàng là 1 tổ chức trung gian tài chính với hoạt động ch ủ y ếu là chuyển tiết kiệm thành đầu tư. Với chức năng này ngân hàng đã khôi phục được tình trạng bất cân xứng trên thị trường tài chính .Trong một giao dịch vốn:
- Nhóm 3 Nghi ệp v ụ ngân hàng + Người đầu tư bao giờ cũng nắm rõ thông tin về mức độ rủi ro va tỷ suất sinh lời của dự án đầu tư đang tiến hành hơn là người cung cấp vốn . + Người cho vay ít có thông tin về người đầu tư . Vấn đề này gọi là thông tin bất cân xứng .Thông tin bất cân xứng dẫn tới sự xuất hiện 2 hạn chế như sau: • Về phía doanh nghiệp : những người cần vốn gặp nhiều khó khăn về huy động vốn thường có xu hướng đưa ra mức lãi xuất huy động vốn cao và rất cao. • Về phía người tiết kiệm : do không biết rõ về lịch sử va đặc điểm hoạt động của người cần vốn nên không sẵn lòng cung cấp vốn , hoặc nếu có cung cấp vốn thi mức giá cho vay cũng chỉ tương hợp với tình trạng tài chính của người đi vay . Rủi ro về đạo đức : Xảy ra sau khi th ực hiện giao d ịch vốn (c ố ý làm liều ). Những hợp đồng vay nợ thường có đặc điểm là lãi suất cố định để khắc phục tình trạng khi cung cấp vốn để đảm bảo ng ười đi vay s ẽ dùng số tiền vay đầu tư vào dự án có nhiều rủi ro. Giải quyết vấn đề thông tin bất cân xứng và 2 v ấn đ ề liên đ ới là l ựa chọn đối nghịch . Để góp phần giảm bớt chi phí giao dịch ( gồm tiền và thời gian th ực hiện giao dịch tín dụng ) cho khách hàng khi có nhu cầu về vốn . Do đó NH có: Khả năng vượt trội . Có tính chuyên nghiệp. Đội ngũ cán bộ có năng lực tốt. Tiếp cận các thông tin của người đi vay và kiểm soát những hoạt động đầu tư của người đi vay. “Trung gian tín dụng” được hiểu theo 2 khía cạnh sau: - NH chỉ là nơi trung gian để chuyển vốn tiền tệ từ nơi thừa (bằng nghiệp vụ nguồn vốn) sang nơi thiếu bằng (nghiệp vụ tín dụng) .Các ch ủ thể tham gia gồm những người gửi tiền vào NHTM và những người vay tiền từ NH không có mối liên hệ kinh tế trực ti ếp nào.Nh ư vậy NHTM có trách nhiệm hoàn trả tiền gửi cho người gửi (bất kể người đi vay sử dụng
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tổng quan chung về Ngân hàng và các dịch vụ Ngân hàng
51 p | 1022 | 722
-
Bài giảng chuyên đề môn Nghiệp vụ ngân hàng thương mại- PGS.TS. Trần Hoàng Ngân
116 p | 1343 | 658
-
Giáo trình Ngân hàng thương mại
144 p | 2086 | 454
-
Giáo trình Ngân hàng thương mại: Phần 1
21 p | 505 | 69
-
Bài giảng Quản trị ngân hàng: Chương 1 - Tổng quan hoạt động kinh doanh ngân hàng thương mại
37 p | 180 | 27
-
Giáo trình Nghiệp vụ ngân hàng thương mại (Ngành: Kế toán) - CĐ Kinh tế Kỹ thuật TP.HCM
95 p | 65 | 11
-
ngân hàng thương mại: phần 1
42 p | 111 | 9
-
Bài giảng Kế toán ngân hàng thương mại: Chương 1
30 p | 120 | 8
-
Bài giảng Kế toán ngân hàng thương mại: Chương 1 - Đặng Thế Tùng
16 p | 95 | 8
-
Bài giảng Kế toán ngân hàng thương mại: Chương 1 - Lê Việt Thủy
82 p | 79 | 7
-
Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng thương mại Xây dựng Việt Nam - Chi nhánh Long An
6 p | 17 | 6
-
Bài giảng Kế toán Ngân hàng thương mại: Chương 1 - Nguyễn Quỳnh Hương
19 p | 104 | 5
-
Bài giảng Kế toán ngân hàng thương mại: Chương 1 - Lê Hàn Thủy
52 p | 22 | 5
-
Bài giảng Kế toán ngân hàng thương mại - Chương 1: Tổng quan về kế toán ngân hàng thương mại
55 p | 96 | 4
-
Giáo trình Kế toán ngân hàng thương mại: Phần 1
136 p | 13 | 4
-
Bài giảng Kế toán ngân hàng thương mại - Bài 1: Tổng quan về kế toán ngân hàng thương mại
14 p | 63 | 2
-
Tác động của kỷ luật thị trường đến hiệu quả tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam
4 p | 4 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn