intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tổng quan hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ biển của Viện Hải dương học giai đoạn 2015-2020

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

30
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Viện Hải dương học là một trong những Viện nghiên cứu khoa học được thành lập sớm nhất ở Đông Dương (ngày 14/9/1922), đến nay Viện đã tồn tại và phát triển qua 98 năm. Là một Viện nghiên cứu cơ bản về hải dương học, tài nguyên và môi trường biển. Nhiệm vụ của Viện là nghiên cứu các lĩnh vực vật lý biển, địa chất - địa mạo, hóa học biển, sinh thái môi trường và sinh vật biển; xác định, đánh giá nguồn lợi, tài nguyên, môi trường và thiên nhiên biển Việt Nam;...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tổng quan hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ biển của Viện Hải dương học giai đoạn 2015-2020

  1. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC 45 NĂM VIỆN HÀN LÂM KHCNVN DOI: 10.15625/vap.2020.00136 TỔNG QUAN HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BIỂN CỦA VIỆN HẢI DƢƠNG HỌC GIAI ĐOẠN 2015-2020 Hồ Văn Thệ Viện Hải dương học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Email: hovantheio@gmail.com I. MỞ ĐẦU Viện Hải dương học là một trong những Viện nghiên cứu khoa học được thành lập sớm nhất ở Đông Dương (ngày 14/9/1922), đến nay Viện đã tồn tại và phát triển qua 98 năm. Là một Viện nghiên cứu cơ bản về hải dương học, tài nguyên và môi trường biển. Nhiệm vụ của Viện là nghiên cứu các lĩnh vực vật lý biển, địa chất - địa mạo, hóa học biển, sinh thái môi trường và sinh vật biển; xác định, đánh giá nguồn lợi, tài nguyên, môi trường và thiên nhiên biển Việt Nam; nghiên cứu độc tố, độc chất trong sinh vật và môi trường biển; bảo đảm hệ thống đài trạm quan trắc và cảnh báo môi trường biển, hệ thống thông tin và dữ liệu hải dương học; duy trì và phát triển quan hệ hợp tác khu vực và quốc tế. Đồng thời Viện đã và đang phát triển nghiên cứu ứng dụng triển khai về bảo tồn đa dạng sinh học, bảo tàng hải dương học; công nghệ nuôi trồng; vật lý hải dương, khí tượng - thủy văn và động lực biển. Về nguồn nhân lực, đội ngũ cán bộ nghiên cứu được đào tạo chính quy, với tổng số 127 công chức, viên chức. Trong số đó có 02 giáo sư, 02 phó giáo sư, 22 tiến sĩ, 38 thạc sĩ, 42 cử nhân, 25 viên chức thuộc các trình độ khác. Trong lịch sử hơn 95 năm hoạt động, đồng hành cùng lịch sử của dân tộc, Viện Hải dương học đã có nhiều thành tựu về phát triển nền khoa học và công nghệ biển quốc gia, đóng góp xứng đáng cho sự nghiệp nghiên cứu biển, bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, phát triển kinh tế, bảo vệ an ninh, chủ quyền và lợi ích quốc gia trên biển. Tiếp nối truyền thống, trong thời gian từ 2015 đến nay, Viện Hải dương học không ngừng phấn đấu vượt mọi khó khăn xây dựng tiềm lực khoa học để đạt được những thành tích trong các hoạt động nghiên cứu, đào tạo đội ngũ cán bộ nghiên cứu, hợp tác quốc tế, quản lý và phát triển cơ sở vật chất ngày một đi lên, để trở thành một trung tâm nghiên cứu mạnh về hải dương học có tầm cỡ khu vực và ngày càng có uy tín trong khu vực và trên trường quốc tế. II. KẾT QUẢ NỔI BẬT NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BIỂN GIAI ĐOẠN 2015-2020 Trong giai đoạn vừa qua (2015-2020), toàn thể cán bộ, viên chức Viện Hải dương học chủ trì hơn hơn 69 lượt đề tài, dự án các cấp (bao gồm 05 đề tài cấp Nhà nước, 11 đề tài nghiên cứu cơ bản tài trợ bởi Quỹ Phát triển KH&CNQG, 19 đề tài cấp Viện Hàn lâm), các chương trình hợp tác quốc tế, triển khai các nhiệm vụ đài - trạm, giám sát môi trường và hơn 70 hợp đồng khoa học với các địa phương, trường, viện, doanh nghiệp... trong và ngoài nước. 160
  2. ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ CÁC CHẤT CÓ HOẠT TÍNH SINH HỌC 2.1. Các hoạt động khoa học trong 05 năm qua của Viện khẳng định thế mạnh nghiên cứu cơ bản Các hoạt động khoa học trong 05 năm qua tiếp tục khẳng định thế mạnh của Viện là nghiên cứu cơ bản đóng góp vào hiểu biết các quy luật của biển Việt Nam nói riêng và Biển Đông nói chung, đạt được những thành tựu mới với các nghiên cứu bản chất và đa dạng sinh học của các hệ sinh thái, hiểu biết về cơ chế phát tán nguồn giống để bảo tồn nguồn lợi và các hệ sinh thái hiệu quả. Có thể kể đến một số kết quả nổi bật trong thời gần đây như: Dự án “Xây dựng bộ sưu tập mẫu sinh vật biển miền Nam Việt Nam” được thực hiện từ năm 2015-2019 đã thu thập, bổ sung được 18.624 mẫu vật với 2.439 mẫu trưng bày và 16.185 tiêu bản nghiên cứu, bao gồm các nhóm: thực vật biển, sinh vật phù du, hải miên, thân mềm, giáp xác, da gai, giun nhiều tơ, san hô mềm, san hô cứng, cá sụn, cá xương. Dự án đã góp phần nâng cao năng lực cho các cán bộ nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực phân loại học và góp phần nâng cao giá trị đa dạng sinh học của sinh vật biển Việt Nam. Đề tài độc lập cấp Nhà nước “Nghiên cứu một số quá trình tương tác biển - khí quyển - lục địa và biến động môi trường ở Biển Đông với bối cảnh biến đổi khí hậu trong khuôn khổ chương trình IOC-WESTPAC” đã làm rõ một số quá trình tương tác biển - khí quyển - lục địa và biến động môi trường ở Biển Đông với bối cảnh biến đổi khí hậu; Nâng cao năng lực và vị thế quốc tế của Việt Nam thông qua các hoạt động phối hợp với IOC và IOC/WESTPAC; góp phần khẳng định chủ quyền của Việt Nam tại Biển Đông. Đề tài cấp Nhà nước “Nghiên cứu cơ chế phát tán nguồn giống và tính liên kết quần thể nguồn lợi, nâng cao hiệu quả quản lý các khu bảo tồn vùng biển ven bờ từ Quảng Trị đến Kiên Giang” có ý nghĩa quan trọng đối với việc bảo vệ nguồn lợi của các khu bảo tồn và vườn quốc gia. Trên cơ sở này để xác định được phạm vi ưu tiên bảo vệ các bãi giống quan trọng nghiên cứu và đề xuất được mô hình và giải pháp bảo tồn và khai thác hợp lý nguồn lợi. Các đề tài nghiên cứu cơ bản tài trợ bởi Quỹ Phát triển KH&CN Quốc gia (Nafosted) đã đóng góp được những nghiên cứu cơ bản có giá trị cho khoa học biển về đa dạng sinh học, đóng góp các loài mới cho khoa học; sinh lý - sinh thái và tăng cường năng lực xuất bản khoa học quốc tế. Với hơn 95 năm hoạt động và quan hệ quốc tế rộng, Viện đã được giao chủ trì xây dựng hệ thống dữ liệu biển của quốc gia, tập hợp kết quả của 6.731 chuyến khảo sát ở Biển Đông với tổng số trạm là 149.000 trạm về điều kiện tự nhiên, nguồn lợi, tài nguyên và môi trường Biển Đông. Trong 05 năm vừa qua, Viện tiếp tục cập nhật và bổ sung thông tin và thường xuyên cung cấp các dữ liệu cho việc xây dựng các hoạt động khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và khẳng định chủ quyền quốc gia trên biển. 2.2. Đạt nhiều kết quả mới và có ý nghĩa trong nghiên cứu ứng dụng và triển khai thành công một số giải pháp công nghệ 2.2.1. Ứng dụng các kết quả nghiên cứu cơ bản vào thực tiễn và phát triển công nghệ 161
  3. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC 45 NĂM VIỆN HÀN LÂM KHCNVN Kết quả nghiên cứu một số đề tài cấp Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, được triển khai trong 05 năm qua theo hướng nghiên cứu cơ bản với định hướng ứng dụng vào thực tiễn đã cung cấp nhiều dẫn liệu khoa học tăng cường hiểu biết về tương tác giữa lục địa và biển phục vụ cho khắc phục và giảm nhẹ thiên tai, xây dựng công trình bờ, quy hoạch phát triển nuôi trồng và du lịch bền vững, cụ thể đề tài: “Đánh giá ảnh hưởng của các công trình chỉnh trị tới chế độ thủy-thạch động lực và cấu trúc hình thái các vùng cửa sông ven biển Nam Trung Bộ và đề xuất giải pháp khắc phục hậu quả”, đề tài: “Nghiên cứu biến động hình thái địa hình các cửa sông ven biển dưới tác động của việc nạo vét tận thu cát nhiễm mặn khu vực Nam Trung Bộ”. Kết quả của đề tài cấp Nhà nước “Nghiên cứu phát triển bộ KIT phát hiện nhanh một số độc tố vi tảo trong sản phẩm thủy sản” đã xây dựng, phát triển được bộ KIT phát hiện nhanh độc tố vi tảo gây ngộ độc mất trí nhớ ASP và ngộ độc gây liệt cơ PSP trong sản phẩm hải sản. Giai đoạn 2016-2019, được sự đầu tư của Viện Hàn lâm về dự án “Tăng cường năng lực phòng thí nghiệm trọng điểm cấp Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam về an toàn thực phẩm và môi trường (Khu vực miền Trung), một số kết quả nghiên cứu của đề tài: “Nghiên cứu độc tố của một số loài cá rạn và thân mềm có nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm tại Việt Nam” đã nâng cao hiểu biết về độc tố học biển làm cơ sở cho bảo đảm an toàn thực phẩm biển. Ứng dụng có hiệu quả công nghệ viễn thám và GIS ven bờ, triển khai thành công công nghệ chụp ảnh viễn thám bằng máy bay không người lái trong nghiên cứu hải dương học (Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng thử nghiệm máy bay không người lái (UAV) kết hợp với một số thiết bị khoa học chuyên dụng (máy ảnh chuyên dụng, phổ kế phản xạ) trong nghiên cứu thủy văn và môi trường vùng nước nông ven bờ (điểm triển khai khu vực Phú Yên - Bình Thuận). Đề tài “Điều tra, đánh giá hiện tượng dòng Rip (Rip current) tại các bãi tắm, xác định nguyên nhân và đề xuất các giải pháp phòng tránh” đã được thực hiện tại các tỉnh ven biển Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định, Quảng Nam. Kết quả nghiên cứu của đề tài đã được tuyên truyền, phổ biến rộng rãi đến cộng đồng qua các buổi hội thảo, tập huấn, phim phóng sự, nhằm bảo đảm an toàn cho các địa phương ven biển và phát triển du lịch biển. Đề tài “Nghiên cứu ứng dụng đèn LED cho nghề lưới vây kết hợp ánh sáng khai thác thủy sản xa bờ” đã sử dụng nguồn năng lượng thân thiện với môi trường, tiết kiệm năng lượng và nâng cao hiệu quả kinh tế trong khai thác thủy sản. 2.2.2. Nghiên cứu ứng dụng hỗ trợ xây dựng và quản lý các khu bảo tồn biển Các nghiên cứu ứng dụng theo hướng này chủ yếu được triển khai thông qua các đề tài dự án của Bộ chuyên ngành hoặc theo đặt hàng của của các địa phương Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bà Rịa- Vũng Tàu, Kiên Giang). Qua đó, Viện Hải dương học tiếp tục đóng vai trò tiên phong trong nghiên cứu khoa học phục vụ thiết lập và quản lý các khu bảo tồn biển. Các nghiên cứu trước đây của Viện về đa dạng sinh học, hiện trạng khai thác tài nguyên và tiềm năng bảo tồn thiên nhiên đã được chú trọng đã giúp xây dựng luận chứng và đưa các khu các khu bảo tồn biển ở Nam Việt Nam (Phú Quốc, Côn Đảo, 162
  4. ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ CÁC CHẤT CÓ HOẠT TÍNH SINH HỌC Cù Lao Cau, Hòn Mun, Cù Lao Chàm) đi vào hoạt động. Trong những năm gần đây Viện tiếp tục giám sát biến động đa dạng sinh học, tài nguyên và chất lượng môi trường để phục vụ cho quản lý thích ứng các khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm, vịnh Nha Trang, Cù Lao Cau, Phú Quốc. Viện cũng đã tiến hành khảo sát và cung cấp tư liệu cho việc mở rộng chức năng quản lý biển của Vườn Quốc gia Núi Chúa (tỉnh Ninh Thuận). Nhằm hỗ trợ hoạt động quản lý ở các khu bảo tồn biển đã thành lập, Viện đã tổ chức nhiều khóa đào tạo về giám sát hệ sinh thái, tài nguyên và môi trường, kỹ năng lặn biển cho các vườn quốc gia và khu bảo tồn biển như Cù Lao Chàm, Lý Sơn, vịnh Nha Trang, Núi Chúa, Côn Đảo và Phú Quốc. Từ năm 2019, thực hiện Nghị định số 26/2019/NĐ-CP về quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản, Viện cùng với một số địa phương thực hiện các nghiên cứu quy hoạch lại các phân khu chức năng của một số khu bảo tồn biển như Vườn Quốc gia Côn Đảo, Khu Bảo tồn biển Cù Lao Cau. Ngoài ra, Viện còn tham gia xây dựng các mô hình quản lý và phục hồi hệ sinh thái với sự tham gia của cộng đồng hoặc doanh nghiệp. Trong thời gian qua, Viện đã và đang chuyển giao công nghệ phục hồi san hô cứng cho các khu bảo tồn biển trọng điểm nhằm tái tạo hệ sinh thái ở những khu vực đã bị suy thoái do tác động của con người và tai biến thiên nhiên như Lý Sơn (Quảng Ngãi), Nha Trang, Phú Quốc. 2.2.3. Cung cấp cơ sở khoa học phục vụ quy hoạch phát triển kinh tế biển cho các địa phương Theo đặt hàng của các địa phương hoặc doanh nghiệp, Viện đã xây dựng cơ sở khoa học - kinh tế - xã hội và công nghệ để khai thác, quản lý và phát triển bền vững các nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường biển. Viện cũng đã tích cực tiến hành các nghiên cứu nhằm giải quyết vấn đề con giống vật nuôi, vấn đề quy hoạch khai thác và nuôi trồng bền vững, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, nghiên cứu các cơ chế, nguyên nhân và dự báo các tai biến thiên nhiên, các quá trình suy giảm chất lượng môi trường, các giải pháp phát triển nguồn lợi, đồng thời Viện cũng chú trọng đến công tác tuyên truyền, giáo dục hướng dẫn cộng đồng những kỹ thuật thuật đơn giản để khai thác, phát triển và bảo vệ nguồn lợi tài nguyên môi trường một cách bền vững. Các đề tài dự án tiến hành trong 05 năm qua trải khắp nhiều tỉnh ven biển miền Trung và Nam Bộ (Hà Tĩnh, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bến Tre, Trà Vinh, Kiên Giang). Một số kết quả cụ thể như: Điều tra, tính toán các tham số thủy thạch động lực phục vụ việc thiết kế các trung tâm công nghiệp lớn ven biển như: Khu vực giàn khoan dầu khí; Khu công nghiệp Vũng Áng (Hà Tĩnh); Khu nghĩ dưỡng cao cấp tại Cam Ranh (Khánh Hòa); Xác định các khu vực có khả năng cải tạo, phát triển bãi tắm nhân tạo và đề xuất các phương án bảo vệ bãi tắm tự nhiên trong vịnh Nha Trang; “Đánh giá hiện trạng, dự báo diễn biến đa dạng sinh học, chất lượng các thành phần môi trường tại tỉnh Ninh Thuận phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, trọng điểm là khu vực phía Nam của tỉnh”; “Nghiên cứu nâng cao hiệu quả thu giống và nuôi hàu thương phẩm tại tỉnh Bến Tre”. Đặc biệt sự cố môi trường gây ra hiện tượng cá chết hàng loạt tại các tỉnh miền Trung 4-5/2016, Viện đóng vai trò chủ trì và nòng cốt trong tổ “Tác nhân sinh học”, cử một số chuyên gia tham gia trong tổ “Thuỷ văn - động lực” cung cấp cơ sở khoa học cho hội đồng quốc gia về tìm hiểu nguyên nhân cá chết hàng loạt ở miền Trung. Mặt khác, 163
  5. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC 45 NĂM VIỆN HÀN LÂM KHCNVN Viện cũng đã tổ chức triển khai hoạt động quan trắc môi trường theo yêu cầu của Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên Môi trường. Trong năm 2020, Viện đang chủ trì đề tài cấp Nhà nước: “Nghiên cứu, đánh giá nguồn lợi sinh vật biển và xây dựng giải pháp khai thác hợp lý, phát triển bền vững ở vùng biển huyện Lý Sơn (Quảng Ngãi) và lân cận”. 2.2.4. Phát triển các đối tượng nuôi trồng mới phục vụ phát triển kinh tế Về phát triển công nghệ nuôi trồng, Viện đã kế thừa các kết quả nghiên cứu trước đây, như: đề tài cấp Nhà nước thuộc chương trình KC 06.05/06-10: “Nghiên cứu công nghệ sản xuất giống và nuôi thương phẩm một số loài cá cảnh có giá trị xuất khẩu” được thực hiện giai đoạn 2008-2010; Đề tài “Trồng rong Nho biển - Caulerpa lentilifera J. Agardh dùng làm thực phẩm”. Đề tài “Chuyển giao kỹ thuật trồng, bảo quản và chế biến rong nho biển (Caulerpa lentillifera J. Agardh., 1837) cho quân và dân huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa”. Đây là tiền đề cho những nghiên cứu tiếp theo về sinh sản nhân tạo của một số loài sinh vật cảnh biển quý hiếm đang có nguy cơ cạn kiệt và các đối tượng nuôi trồng có giá trị kinh tế. Những sản phẩm của đề tài đã được thị trường tiêu thụ cá cảnh trong nước và thế giới chấp nhận. Đến nay, Viện vẫn tiếp tục nghiên cứu phát triển các đối tượng nuôi mới, quy hoạch khai thác và nuôi trồng bền vững. Những kết quả này đã góp phần tạo công ăn việc làm, tăng thêm thu nhập cho người lao động, góp phần phát triển kinh tế vùng ven biển và hải đảo nói riêng và phát triển bền vững nghề nuôi trồng thủy sản trong nước nói chung. Một số kết quả nổi bật trong thời gần đây như sau: Kết quả bước đầu của đề tài cấp Nhà nước “Nghiên cứu xác định tiềm năng và ứng dụng công nghệ nuôi biển mở ở vùng biển Nam Trung Bộ” là định hướng mới phát triển công nghệ nuôi trồng theo mô hình công nghiệp và thân thiện môi trường, đề tài đã xây dựng bộ tiêu chí xác định vùng nuôi và đối tượng nuôi phù hợp để phát triển công nghệ nuôi mở, dự kiến sẽ chuyển giao công nghệ trong thời gian tới; Đề tài “Hoàn thiện quy trình và thử nghiệm sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá khoang cổ nemo Amphiprion ocellaris”. Đề tài “Đánh giá hiện trạng khai thác và khả năng sinh sản nhân tạo cá bắp nẻ xanh (Paracanthurus hepatus Linnaeus, 1776) ở Khánh Hòa”. 2.3. Hợp tác quốc tế, quảng bá hoạt động khoa học của Viện thông qua hội nghị - hội thảo và xuất bản các công trình khoa học Viện Hải dương học đã tích cực tìm kiếm cơ hội, tăng cường hợp tác với các nước trong khu vực và trên thế giới nhằm xây dựng và phát triển cơ sở vật chất, tiềm lực khoa học, đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học. Trong 05 năm qua Viện tiếp tục duy trì quan hệ hợp tác với các đối tác truyền thống, tăng cường mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế về nghiên cứu khoa học và công nghệ biển với Nga, Hàn Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Pháp, Malaysia, Đức, Thụy Điển, Thái Lan, Đan Mạch. Viện giữ vai trò quan trọng trong hệ thống hoạt động của tổ chức IOC/WESTPAC (Chủ tịch IOC/WESTPAC 2017-2019; 2019-2021). Các hoạt động hợp tác quốc tế của Viện được thực hiện theo nhiều hình thức: Ký kết các thỏa thuận về trao đổi khoa học, đào tạo, nghiên cứu chung với các đối tác nước ngoài; chủ trì và tham gia các chương trình, dự án được tài trợ; tổ chức các hội nghị, hội thảo, khóa tập huấn quốc tế; tham gia các mạng lưới, hoạt động, chương trình của các tổ chức 164
  6. ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ CÁC CHẤT CÓ HOẠT TÍNH SINH HỌC quốc tế và khu vực, tham gia chương trình hợp tác giữa Chính phủ Việt Nam và các nước, chương trình hợp tác song phương của Viện Hàn lâm KHCNVN. Đặc biệt năm 2016, 2018, Viện Hải dương học đã chủ trì và đóng góp tích cực cho sự thành công hai chuyến khảo sát hỗn hợp: “Khảo sát, nghiên cứu đa dạng sinh học và hóa sinh lần thứ 5 và 6 giữa VAST-FEB RAS bằng tàu Viện sĩ Oparin trong vùng biển Việt Nam”. Hiện nay, Viện đang triển khai Dự án “Xây dựng năng lực hải dương học ứng dụng tại Việt Nam” do Chính phủ Hàn Quốc tài trợ, với mục tiêu đào tạo nhân lực, tăng cường năng lực nghiên cứu hải dương học ứng dụng ở Việt Nam. Trong 05 năm qua, nhiều hội nghị, hội thảo, tập huấn quốc tế đã được tổ chức tại Viện Hải dương học Hội thảo “Các hoạt động trên biển và những tác động có thể có đối với nguồn lợi và môi trường Biển Đông”, ngày 09/7/2015. Hội thảo đã đánh giá hiện trạng và thành tựu nghiên cứu khoa học về nguồn lợi, môi trường và tác động của hoạt động con người trên Biển Đông, xác định nhu cầu và định hướng hoạt động khoa học phục vụ quản lý bền vững Biển Đông. Các báo cáo cũng nhấn mạnh đến tác động của việc xây dựng các công trình ngoài khơi đối với môi trường và nguồn lợi Biển Đông, đặc biệt là các công trình xây dựng đảo nhân tạo của Trung Quốc ở quần đảo Trường Sa. Viện đã phối hợp với IOC/WESTPAC tổ chức hội thảo “Tăng cường năng lực xác định loài và phân tích di truyền các loài sinh vật biển trong hệ sinh thái rạn san hô ở Tây Thái Bình Dương. Hội thảo đã góp phần nâng cao năng lực nghiên cứu cơ bản về định loại thông qua các phương pháp nghiên cứu hiện đại trên thế giới. Đáng chú ý “Diễn đàn Khoa học vì sự tăng trưởng xanh ở Biển Đông, 2017” được tổ chức nhân kỷ niệm 95 năm thành lập Viện Hải dương học đã thu hút đông đảo nhà khoa học trong nước và quốc tế, là cơ hội tốt để các nhà khoa học, quản lý trong nước và quốc tế gặp gỡ, trao đổi, chia sẻ thông tin, kết quả nghiên cứu và kinh nghiệm quản lý về lĩnh vực biển. Viện cũng đã phối hợp với các tổ chức quốc tế để tổ chức các khóa tập huấn, như phối hợp với IOC/WESTPAC tổ chức khóa tập huấn “Áp dụng phương pháp phân tích hóa học để xác định độc tố ciguatoxins (CTXs) trong cá rạn” tại phòng thí nghiệm trọng điểm cấp Viện Hàn lâm về an toàn thực phẩm và môi trường khu vực miền Trung; phối hợp với Đại học Copenhagen (Đan Mạch) tổ chức khóa tập huấn “Ô nhiễm rác thải nhựa - Nghiên cứu tại vịnh Nha Trang và đầm Nha Phu, Việt Nam”. Công tác xuất bản trong 05 năm qua của Viện đã công bố được 01 bằng độc quyền giải pháp hữu ích, 05 sách chuyên khảo, 399 bài báo, trong đó có 296 bài báo trong nước, 103 bài báo quốc tế. 2.4. Bảo tàng Hải dƣơng học thực sự trở thành trung tâm giáo dục về khai thác hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trƣờng và chủ quyền biển quốc gia Trong 05 năm gần đây, Bảo tàng Hải dương học đã liên tục phát triển cả về cơ sở vật chất và chất lượng phục vụ, được Viện Hàn lâm KHCNVN đầu tư thông qua dự án “Xây 165
  7. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC 45 NĂM VIỆN HÀN LÂM KHCNVN dựng khu thuần hóa, bảo tồn sinh vật biển và trưng bày mẫu vật Hoàng Sa-Trường Sa” và dự án “Xây dựng bộ sưu tập mẫu sinh vật biển miền Nam Việt Nam. Bảo tàng đã được bổ sung nhiều mẫu có giá trị về mặt khoa học, với những mẫu sinh vật biển mang tính độc đáo, kích thước lớn, như cá Tra Dầu, cá Trà Sóc, cá Mó gù, cá Bục bịch, bộ xương cá Voi, cá Mập vây đen, các mẫu địa chất tại một số vùng biển sâu xa bờ. Bảo tàng Hải dương học không chỉ có các hoạt động để phục vụ nghiên cứu khoa học mà còn là điểm tham quan du lịch hấp dẫn ở thành phố Nha Trang. Trong giai đoạn 2015-2020, Bảo tàng hải dương học đã tiếp đón hơn 2,2 triệu lượt khách đến tham quan. Bảo tàng cũng tiếp nhận và hướng dẫn cho hàng ngàn lượt sinh viên các trường đại học và học sinh từ mẫu giáo đến trung học phổ thông tới tham quan học hỏi về tài nguyên và môi trường biển. Đây là địa điểm phục vụ rất đắc lực cho việc giáo dục nâng cao nhận thức của cộng đồng trong việc khai thác hợp lý và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển; phòng tránh và giảm thiểu tác hại của thiên tai cũng như nâng cao ý thức dân tộc về chủ quyền quốc gia trên biển. Hàng năm, Bảo tàng đã hưởng ứng và tham gia tích cực trong các hoạt động thường niên của quốc gia và quốc tế như Ngày Môi trường thế giới (05/6), Ngày Đại dương thế giới (08/6), Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học (22/5), Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam, Tuần lễ văn hóa biển Khánh Hòa, Festival Biển tại Nha Trang. Năm 2019, Bảo tàng đã được tổ chức kỷ lục Việt Nam công nhận kỷ lục “Bộ tem về sinh vật biển lớn nhất Việt Nam”. Bảo tàng Hải dương học còn có chức năng, nhiệm vụ là xây dựng các tiêu bản về sinh vật và phi sinh vật, thiết kế trưng bày mẫu vật, quy hoạch, tư vấn xây dựng bảo tàng biển cho các địa phương (trong những năm qua đã triển khai tại một số địa phương: Ninh Thuận, Kiên Giang, Khu du lịch Đầm Sen, Thành Phố Hồ Chí Minh). Với các chức năng và nhiệm vụ này, Bảo tàng Hải dương học đã hướng dẫn và chuyển giao công nghệ phục chế các tiêu bản sinh vật lớn và tư vấn quy hoạch bảo tàng biển cho nhiều bảo tàng địa phương trong toàn quốc, được các địa phương trên đánh giá rất hiệu quả. III. KẾT LUẬN Có thể đánh giá trong giai đoạn 2015-2020, các kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ biển của Viện có ý nghĩa khoa học và thực tiễn. Các kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học phục vụ cho hoạch định phát triển kinh tế biển, như khai thác, nuôi trồng, bảo tồn biển, phát triển du lịch. Công tác hợp tác quốc tế về biển được mở rộng và tăng cường, góp phần nâng cao vai trò của khoa học biển Việt Nam trong khu vực. Trong thời gian tới, Viện tiếp tục xây dựng tiềm lực nghiên cứu, tăng cường đào tạo thông qua hợp tác quốc tế, đồng thời đầu tư trang thiết bị hiện đại. Công tác xuất bản, ngoài việc nâng cao chất lượng và số lượng các bài báo đăng ở các tạp chí khoa học trong nước, thúc đẩy tăng trưởng số lượng và chất lượng các công bố quốc tế, đặc biệt các tạp chí thuộc ISI. Phát triển Bảo tàng theo hướng hiện đại, khoa học, hấp dẫn và có hiệu quả, phấn đấu là một trong những bảo tàng hấp dẫn nhất Việt Nam. Khai thác hiệu quả Bảo tàng Hải dương học hướng tới tính chuyên nghiệp hóa, đa dạng hóa; tăng cường quảng bá, tuyên truyền về nguồn tài nguyên sinh vật, phi sinh vật, đa dạng sinh học, văn hóa biển - đảo, chủ quyền ở Biển Đông của Việt Nam đối với du khách trong nước và quốc tế. 166
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0