Journal of Science – 2015, Vol.5 (1), 92 – 100<br />
<br />
An Giang University<br />
<br />
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU HÌNH MẪU Ả ĐÀO TỪ SỬ LIỆU<br />
Nguyễn Hoàng Anh Tuấn1<br />
1<br />
<br />
NCS. Khoa Văn hóa học, Trường Đại học KHXH&NV, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh<br />
<br />
Thông tin chung:<br />
Ngày nhận bài: 12/05/14<br />
Ngày nhận kết quả bình duyệt:<br />
04/11/14<br />
Ngày chấp nhận đăng: 03/15<br />
Title:<br />
Overview the patterns of A<br />
Dao from literature reviews<br />
Từ khóa:<br />
Ả đào, sử liệu<br />
Keywords:<br />
A Dao, historical documents<br />
<br />
ABSTRACT<br />
The article aimed to examine the patterns of A Dao - Vietnamese cultural pattern<br />
based on literature reviews. The findings also show the strengths and weaknesses<br />
towards the study of A đao as well as recommend suggestions to continue<br />
conducting the research on this issue.<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Bằng phương pháp sử liệu (phê khảo sử liệu), bài viết tổng kết, đánh giá việc<br />
khai thác nguồn sử liệu của những công trình nghiên cứu về ả đào - một hình<br />
mẫu văn hóa Việt Nam; kết quả nghiên cứu rút ra những ưu khuyết điểm của<br />
những công trình này, bài học kinh nghiệm trong việc tiếp cận sử liệu và những<br />
vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu về ả đào.<br />
<br />
1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
<br />
người của lịch sử.<br />
<br />
Lâu nay, việc nghiên cứu mảng đề tài liên ngành<br />
lịch sử - nghệ thuật có hai thử thách không tránh<br />
khỏi: lĩnh vực nghệ thuật đòi hỏi khả năng cảm<br />
thụ và trải nghiệm, trong khi nghiên cứu lịch sử<br />
yêu cầu phải có phương pháp khoa học. Chính vì<br />
thế, đa số các nhà chuyên môn sử học chỉ nghiên<br />
cứu những đề tài chính trị, xã hội, bỏ ngỏ lịch sử nghệ thuật cho các nhà nghiên cứu xuất thân từ<br />
giới nghệ sỹ, nghệ nhân thừa kinh nghiệm nhưng<br />
thiếu phương pháp. Đóng góp của các tài năng<br />
biểu diễn, tài năng hùng biện trong phân tích, bình<br />
giảng tư liệu lịch sử nghệ thuật tuy có sức hấp dẫn<br />
cao nhưng chưa thật sự đáng tin cậy về mặt khách<br />
quan khoa học.<br />
<br />
2. KHÁI NIỆM VỀ “Ả ĐÀO”, “SỬ LIỆU” VÀ<br />
PHƢƠNG PHÁP LUẬN CỦA SỬ LIỆU HỌC<br />
2.1 Ả đào là một khái niệm để chỉ chức danh<br />
của một nữ nghệ nhân hát ca trù, còn đƣợc gọi<br />
là đào nƣơng hay cô đầu.<br />
Từ cô đầu xuất hiện muộn hơn vào khoảng cuối<br />
thế kỷ XIX, nửa đầu thế kỷ XX, có người cho là<br />
"cô đầu" là từ "cô đào" bị nói trệch đi, chữ “ả” là<br />
chữ Nho có nghĩa là “cô”, ả đào có nghĩa là cô<br />
đào. "Cô đầu" lại cũng thường được dùng để chỉ<br />
những cô ca sỹ có nhiều học trò. Cô đầu thoát thai<br />
từ ả đào. “Tiếng cô thay tiếng ả cho rõ ràng, tiếng<br />
đầu thay tiếng đào để tỏ ý tán tụng bậc danh ca”<br />
(Vũ Bằng, 1971, tr. 3-5).<br />
Diễn trình lịch sử về ả đào luôn có mối quan hệ<br />
gắn bó mật thiết với lịch sử nghệ thuật ca trù.<br />
Chính vì thế, người ta còn gọi nghệ thuật ca trù là:<br />
hát ả đào, hát cô đầu, đào nương ca (nương nương<br />
ca) - hai khái niệm này có trong các thư tịch, Ôn<br />
Như Nguyễn Văn Ngọc đã sử dụng để làm tiêu đề<br />
cho tác phẩm của mình - Đào nương ca (1932).<br />
<br />
Theo giả thiết của chúng tôi: Những vấn đề về<br />
lịch sử nghệ thuật sẽ được giải quyết một cách<br />
triệt để hơn nếu ta lựa chọn được hệ thống<br />
phương pháp luận nghiên cứu phù hợp. Bài viết<br />
này là một cuộc thử nghiệm phương pháp sử liệu<br />
(phương pháp phân tích - phê khảo sử liệu)...<br />
nhằm tìm ra một hướng tiếp cận mới trong nghiên<br />
cứu người ả đào với tư cách một kiểu mẫu con<br />
<br />
92<br />
<br />
Journal of Science – 2015, Vol.5 (1), 92 – 100<br />
<br />
An Giang University<br />
<br />
Căn cứ vào bốn không gian diễn xướng của đào<br />
nương: cung vua, đình làng (đền thần), dinh quan<br />
(tư gia) và ca quán và phương thức biểu diễn của<br />
họ, ca trù còn được gọi là hát nhà trò (hát cửa<br />
đình), hát nhà tơ (hát nhà ty, hát cửa quyền), hát<br />
thẻ (trù); ở Thanh Hóa còn gọi là hát ca công, hát<br />
gõ,… Ca trù là một thể loại hát thính phòng xuất<br />
xứ từ hát thờ (tín ngưỡng dân gian) được bác học<br />
hóa thành hát chơi (giải trí cho tầng lớp trí thức),<br />
trong đó ả đào giữ vai chính bên cạnh kép đệm<br />
đàn đáy và quan viên cầm chầu thưởng thức.<br />
<br />
khái quát tổng hợp hóa và đôi khi phải sử dụng cả<br />
khả năng phán đoán, tưởng tượng, tư duy logic…<br />
và nhất là phải nắm vững quy luật hình thành và<br />
phản ánh của sử liệu: 1- quan điểm giai cấp của<br />
tác giả với nội dung của tư liệu, 2- ảnh hưởng của<br />
hoàn cảnh lịch sử cụ thể, của nhu cầu và mục đích<br />
ra đời của tư liệu, 3- tính đúng đắn đầy đủ của tư<br />
liệu , 4- sự phụ thuộc lẫn nhau của các tư liệu.<br />
Chính vì thế, những vấn đề đặt ra trong nghiên<br />
cứu hình mẫu ả đào từ góc nhìn sử liệu học đó là:<br />
Người ả đào được phản ánh qua những tư liệu<br />
nào? (phân loại tư liệu). Đặc điểm của thời đại ả<br />
đào (nguồn gốc xuất xứ của tư liệu trực tiếp). Cái<br />
nhìn của lịch sử về ả đào từ những phương diện<br />
giai cấp và ý thức hệ tư tưởng của xã hội (độ tin<br />
cậy của các tư liệu gián tiếp).<br />
<br />
2.2 Lịch sử với ý nghĩa là quá khứ, là một hiện<br />
thực đã qua, không còn hiện hữu, không thể<br />
nghiên cứu thực nghiệm nhƣ các đối tƣợng<br />
nghiên cứu của khoa học tự nhiên.<br />
Vì thế, sử liệu được quan niệm “là tất cả những gì<br />
mà từ đó có thể khai thác được từ những thông tin<br />
về quá khứ” đóng vai trò trung gian duy nhất giữa<br />
lịch sử và nhà nghiên cứu (C.O. Smidt, dẫn theo<br />
Phạm Xuân Hằng, in trong Kỷ yếu, 2011, tr. 32).<br />
Trường hợp những thông tin về người ả đào như<br />
một ví dụ điển hình cho vai trò của sử liệu là<br />
giảng nghĩa về cội nguồn và khởi điểm của nghệ<br />
thuật ca trù mà qua đó nhà nghiên cứu có thể lựa<br />
lọc được một ít sự thật có thể tin cậy được.<br />
<br />
3. SỬ LIỆU NÓI GÌ VỀ Ả ĐÀO<br />
Để phục dựng lại ả đào- một hình mẫu con người<br />
của quá khứ, cần hiểu rõ quy luật chi phối nguồn<br />
sử liệu và phương thức tái tạo nguồn sử liệu.<br />
Quy luật chi phối nguồn sử liệu về ả đào<br />
Trước hết là quy luật về quan niệm hình thành sử<br />
liệu, lịch sử Việt Nam thời phong kiến là lịch sử<br />
của các triều đại, chính sử được quan tâm hơn dã<br />
sử (Chính sử là sách sử do triều đình phong kiến<br />
tổ chức biên soạn, Dã sử là sử liệu lưu truyền<br />
trong dân gian dưới dạng truyền miệng hay ghi<br />
chép trên cơ sở tài liệu lưu truyền trong nhân dân<br />
(Phan Ngọc Liên, 2010, tr. 105). Vì thế ả đào với<br />
tư cách là một nhân vật của dã sử, đã được ghi<br />
nhận một cách đại khái, mơ hồ, khó kiểm chứng<br />
về độ xác thực của tư liệu.<br />
<br />
2.3 Tuy nhiên, giới sử học hiện đại quan niệm<br />
không nên coi lịch sử là những gì chỉ có trong<br />
tƣ liệu nếu nhƣ vậy thì lịch sử sẽ cực kỳ nghèo<br />
nàn<br />
Nhà sử học người Pháp - Lucien Fevre (18781956) đã gọi “tư liệu thư tịch”là “những bông hoa<br />
quen thuộc” khi không có chúng, nhà sử học vẫn<br />
có thể hái mật cho mình từ tất cả những gì mà trí<br />
tuệ của anh ta đưa vào tầm ngắm”- ám chỉ chính<br />
là “những gì thuộc về con người, phụ thuộc con<br />
người, phục vụ con người, thể hiện sự hiện hữu,<br />
hoạt động, sở thích và các phương thức sinh sống<br />
của con người”. Nhà sử học kiêm triết gia người<br />
Anh R. Jh. Collingwood diễn đạt một cách đơn<br />
giản hơn: “Mọi thứ trên đời đều là chứng cứ tiềm<br />
tàng của cái gì đó” (dẫn theo Nguyễn Thị Mai<br />
Hoa, Nguyễn Văn Khánh).<br />
<br />
Thứ hai là quy luật về mối quan hệ của hai đặc<br />
tính sử liệu: sử liệu trực tiếp và sử liệu gián tiếp<br />
(Sử liệu trực tiếp là sử liệu của chủ thể trực tiếp<br />
tham gia vào quá trình của sự kiện/ đối tượng, là<br />
một bộ phận của sự kiện. Thí dụ: Những bài thơ<br />
Nôm mô tả các chầu hát ả đào của những văn<br />
nhân tham gia vào cuộc hát. Sử liệu gián tiếp là sử<br />
liệu được hình thành trên cơ sở nhận thức của chủ<br />
thể trung gian khác, ra đời sau sự kiện lịch sử. Thí<br />
dụ: Những tác phẩm biên khảo tiến trình lịch sử<br />
hát ả đào). Tuy nguồn sử liệu trực tiếp (sử liệu vật<br />
chất như các văn bia, di tích, di chỉ, di vật…) có<br />
giá trị hơn nhưng nếu không tham khảo nguồn sử<br />
liệu gián tiếp (sử liệu văn viết, sử liệu truyền<br />
khẩu) thì không thể hiểu hết được ý nghĩa tiềm ẩn<br />
trong sử liệu trực tiếp (như hiểu các ý niệm biểu<br />
<br />
Mặt khác, mỗi tư liệu có cách phản ánh khác<br />
nhau, có tư liệu phản ánh một mặt, có tư liệu phản<br />
ánh nhiều mặt, có tư liệu phản ánh được quy luật<br />
cơ bản, điển hình, có tư liệu chỉ phản ánh được cái<br />
riêng, cái đặc thù. Vì vậy, phương pháp luận của<br />
sử liệu học quan niệm nhà nghiên cứu phải biết<br />
chọn lọc từ nhiều nguồn sử liệu khác nhau, phải<br />
93<br />
<br />
Journal of Science – 2015, Vol.5 (1), 92 – 100<br />
<br />
An Giang University<br />
<br />
trưng về hình mẫu ả đào trong các điêu khắc đình<br />
làng, trong một số địa danh…).<br />
<br />
này không phải luôn luôn có giá trị tuyệt đối.<br />
Trong nguồn sử liệu trực tiếp dưới dạng chữ viết<br />
hiện đang được lưu giữ tại Viện nghiên cứu Hán<br />
Nôm, có hai tư liệu đáng ghi nhận:<br />
<br />
Sau là quy luật biến đổi sử liệu (thực trạng sao lục<br />
dối trá “tam sao thất bản”, và thiếu ý thức bảo lưu<br />
tư liệu) đã khiến cho sử liệu thành văn bị mai một.<br />
<br />
Bài thơ Nôm Đại Nghĩ bát giáp thưởng đào giải<br />
văn (Nghĩ hộ tám giáp, làm bài văn thưởng cho ả<br />
đào) soạn trước năm 1500, là tư liệu sớm nhất có<br />
hai chữ “ả đào” và “ca trù”, trong gia phả tiến sỹ<br />
Lê Đức Mao (1462-1529). Bài thơ mô tả không<br />
khí trang nghiêm của lễ hội đầu xuân ở làng Đông<br />
Ngạc - bấy giờ có 8 giáp cùng nhau thưởng đào ở<br />
đình làng và nêu rõ vai trò của đào nương là hát<br />
các bài thơ ca ngợi thành hoàng và cầu chúc cho<br />
dân làng.<br />
<br />
Mặt khác, tuy được các nhà nghiên cứu chú ý và<br />
tin tưởng hơn cả nhưng phần lớn nguồn sử liệu<br />
thành văn cũng là chép lại, thuật lại từ sử liệu<br />
truyền khẩu.<br />
Nhà nghiên cứu phải rất vất vả để nhặt nhạnh,<br />
chắp vá từng mảnh tư liệu/sự kiện rời rạc mới<br />
phác họa được một chân dung tương đối hoàn<br />
chỉnh về con người ả đào.<br />
Phương thức tái tạo nguồn sử liệu về ả đào<br />
<br />
Bài Dạ du phỏng đào nương bất ngộ (Đêm đi<br />
chơi, tìm cô đào mà không gặp) của Hoàng Nghĩa<br />
Phú (1480-?) thì cung cấp một thông tin khác cho<br />
biết ngay thời điểm có chứng cớ xác minh ca trù<br />
ra đời (thế kỷ XV) thì hình thức ca quán đã phát<br />
triển, nhu cầu giải trí đi hát ả đào của giới văn<br />
nhân đã có. Bài thơ hé mở một giả thiết lịch sử ả<br />
đào và ca trù có lẽ còn sớm hơn những gì đã được<br />
chứng minh.<br />
<br />
Trong hoàn cảnh nguồn sử liệu về ả đào rất mong<br />
manh, để tái tạo nguồn sử liệu này cần phải có tư<br />
duy suy đoán dựa trên sự am hiểu nghệ thuật,<br />
ngôn ngữ và cả sức tưởng tượng phong phú…<br />
dưới hình thức dàn dựng/ sáng tạo lại các buổi<br />
diễn xướng của ả đào, giải mã ngôn ngữ (dịch<br />
thuật) Hán - Nôm trên các tư liệu văn viết và văn<br />
khắc.<br />
Biểu hiện cụ thể của ả đào trong các nguồn sử<br />
liệu<br />
<br />
Bên cạnh đó, công trình ghi chép về lịch sử Việt Lào, “Histoire nouvelle et curieuse des royaumes<br />
de Tonquin et de Lao” (Lịch sử mới lạ của hai<br />
vương quốc Đàng Ngoài và Lào, bản dịch từ tiếng<br />
Ý sang tiếng Pháp do Francoise Célestin Le<br />
Comte, Nxb Clouzier Paris năm 1666) của giáo sỹ<br />
Marini Romain (người Ý) có đoạn miêu tả về sinh<br />
hoạt đời thường của các đào nương như cách ăn<br />
uống và kiêng sinh hoạt vợ chồng để giữ giọng<br />
hát,… Đặc biệt, tác phẩm ghi nhận hình mẫu “đào<br />
nương thuở ấy, hễ tóc đen mườn mượt, tóc dài<br />
thậm thược thì được người yêu” (dẫn theo Trần<br />
Văn Khê, 2000, tr. 397). Nhưng tác giả không lý<br />
giải dựa trên hệ giá trị, chuẩn mực hay quan điểm<br />
nhân mỹ học nào mà người ta đã đặt ra những tiêu<br />
chí như vậy.<br />
<br />
Với nguồn sử liệu truyền khẩu về ả đào, người ta<br />
quen gọi “ả đào” (đào nương) đồng nghĩa với<br />
nghệ thuật ca trù. Bởi vì, sự xuất hiện tên gọi “đào<br />
nương” hay “ả đào” có thể xem là cột mốc để truy<br />
tìm lịch sử nguồn gốc của nghệ thuật ca trù. Trong<br />
nhiều dị bản của truyền thuyết tổ nghề ca trù, các<br />
giáo phường xưa vẫn thờ Mãn Đào Hoa công<br />
chúa - con gái Bạch Đinh Xà Đại Vương, bà là<br />
một ca nương có tư chất thông minh, có giọng hát<br />
hay và tinh thông âm luật, đã đặt ra lối hát ả đào<br />
để dạy đời. Theo Đỗ Bằng Đoàn (1962, tr. 38) thì<br />
đời nhà Lê, Đinh Lễ quê làng Cổ Đạm, huyện<br />
Nghi Xuân (Hà Tĩnh) được Lý Thiết Quải và Lã<br />
Đồng Tân cho một khúc gỗ dạy làm cây đàn. Nhờ<br />
đàn, Đinh Lễ đã chữa bệnh và cưới được Hoa<br />
nương - con quan châu Thường Xuân (Thanh<br />
Hóa). Lịch triều phong tặng Đinh Lễ là Thanh Xà<br />
Đại vương và Hoa nương là Mãn Đào Hoa công<br />
chúa.<br />
<br />
Đại Việt sử ký toàn thư (1479) đề cập đến tổ chức<br />
giáo phường (trường dạy nhạc của ả đào) từ đời<br />
Lý Thái Tổ đến Ban nữ nhạc đời Lý Thái Tông<br />
(1041) khi phong trào ca múa nhạc đã lan rộng cả<br />
nước, giới ả đào ngày thêm đông, nhân đó nói về<br />
xuất xứ tên “ả đào” là thời ấy có nàng ca nhi họ<br />
Đào xinh đẹp, hát hay, thường được vua khen<br />
thưởng nên người đời mới gọi người hát hay, xinh<br />
đẹp là đào nương hay ả đào. Điều này cho thấy từ<br />
khi khai sinh khái niệm ả đào, lịch sử đã gắn liền<br />
<br />
Với nguồn sử liệu văn viết về ả đào, (1) Cần phải<br />
có kiến thức về ngôn ngữ Hán - Nôm và am hiểu<br />
về các hình thức, chức năng của sinh hoạt hát ả<br />
đào mới có thể tiếp cận, khai thác những sử liệu<br />
này; (2) Tuy rất có giá trị, nhưng nguồn sử liệu<br />
94<br />
<br />
Journal of Science – 2015, Vol.5 (1), 92 – 100<br />
<br />
An Giang University<br />
<br />
“ả đào” với ý niệm về hình mẫu người ca nữ xinh<br />
đẹp có tài ca múa.<br />
<br />
Ngoài ra, nguồn sử liệu vật chất - những tư liệu<br />
mỹ thuật (từ những tác phẩm điêu khắc dân gian<br />
về đề tài nhạc vũ) còn cho thấy hình tượng ả đào<br />
trong không gian kiến trúc đình làng theo khuôn<br />
mẫu nghệ thuật ca trù như đang múa Bài bông,<br />
cầm đàn đáy…[Hình 1]. Các di chỉ, di tích và di<br />
vật còn sót lại cho thấy vị trí ả đào trong văn hóa<br />
dân gian như Cồn Sênh Phách, những sắc phong<br />
cho ả đào [Hình 2], những đền thờ ả đào...<br />
<br />
Công dư tiệp ký (1775) của Vũ Phương Đề, Lịch<br />
triều hiến chương loại chí (1819) của Phan Huy<br />
Chú, Đại Nam nhất thống chí - tỉnh Hưng Yên<br />
(1882) thì cùng nêu sự tích ả đào giết giặc được<br />
lập đền thờ và được lấy tên làm tên gọi của một<br />
vùng là thôn Ả Đào. Sự kiện này góp phần bổ<br />
sung ý nghĩa tài sắc, tô điểm thêm cho ả đào như<br />
hình mẫu một trang liệt nữ. Đại Việt sử ký tiền<br />
biên, khắc in dưới thời Tây Sơn (1800) hình ảnh ả<br />
đào được ghi nhận một cách gián tiếp qua những<br />
giai thoại về các hoàng hậu, quý phi xuất thân làm<br />
ca nhi - tiền thân của ả đào như: “Triệu Đà lấy vợ<br />
là con hát ở làng Dương Thâm, quận Giao Chỉ,<br />
phong làm Trình hoàng hậu”. Sau này con cháu<br />
Trình Thị đổi ra họ Trần, vẫn giữ nghiệp ca công,<br />
nên có đền thờ, hàng năm đến ngày 11 tháng chạp<br />
thì giỗ tổ.<br />
Dựa trên hình mẫu ả đào trong lịch sử, hình tượng<br />
nhân vật ả đào được xây dựng đầu tiên trong Vũ<br />
trung tùy bút của Phạm Đình Hổ, tác phẩm văn<br />
chương bằng chữ Hán đặc sắc của thời Lê mạt<br />
(cuối thế kỷ XVIII). Trong đó, Phạm Đình Hổ gọi<br />
ca trù là tục nhạc và trình bày sơ lược về sinh hoạt<br />
ca trù thời Cảnh Hưng (1740- 1786) trong hoàn<br />
cảnh âm luật bị thất truyền, vai trò ả đào (già,<br />
nhiều kinh nghiệm) được đề cao trong việc truyền<br />
lưu các bài bản tổ truyền của nghệ thuật. Ở<br />
chương “Việc tai dị”, một đoạn kể về hồn ma ả<br />
đào, câu chuyện gắn kết hình tượng văn học nghệ<br />
thuật với màu sắc văn hóa tâm linh.<br />
<br />
Hình 2. Sắc phong Đức Bà Vƣơng làng Phƣợng Cách,<br />
Quốc Oai, Hà Tây<br />
Nguồn: Đặc khảo ca trù Việt Nam, 2006, tr. 427<br />
<br />
Đặc biệt, nguồn sử liệu văn khắc (văn bia) về ả<br />
đào đối với giới nghiên cứu hàn lâm luôn là<br />
nguồn tư liệu đáng tin cậy, bởi vì: Đó là thứ “văn<br />
bản quyền uy” được viết nên để tự giới thiệu, để<br />
kể về nguồn gốc cao quý, sự nghiệp vẻ vang của<br />
giáo phường (tổ chức ả đào) cho hậu thế; Sử liệu<br />
văn bia vừa mang giá trị vật chất (lâu bền, trường<br />
tồn theo năm tháng), vừa mang giá trị tinh thần<br />
(giá trị văn hiến) cung cấp cho chúng ta sự tưởng<br />
tượng phong phú về sinh hoạt ca trù một thời<br />
vang bóng với việc mua bán “quyền hát cửa<br />
đình”, đã góp phần khắc họa rõ nét hơn con người<br />
và hình tượng ả đào trong cộng đồng nghệ thuật<br />
và cộng đồng xã hội làng xã.<br />
4. CÁC HỌC GIẢ ĐÃ KHAI THÁC ĐƢỢC<br />
GÌ TỪ NHỮNG SỬ LIỆU VỀ Ả ĐÀO<br />
Theo hướng nghiên cứu văn bản,<br />
Từ đầu thập niên 90 - thế kỷ XX trở về trước, các<br />
học giả chỉ khai thác được thông tin về ả đào - gắn<br />
với nghệ thuật ca trù trên từ sử liệu truyền khẩu và<br />
sử liệu văn viết.<br />
Điển hình là bài Văn chương trong lối hát ả đào<br />
(Tạp chí Nam Phong, tháng 3- 1923) của Phạm<br />
Quỳnh, ngoài việc luận về giá trị văn chương<br />
trong thể hát nói, tác giả còn dành vài trang mở<br />
<br />
Hình 1.Thiếu nữ vác đàn đáy, điêu khắc gỗ tại đình<br />
Đại Phùng, huyện Đan Phƣợng (Hà Tây)<br />
Nguồn: Đặc khảo ca trù Việt Nam, 2006, tr. 531<br />
<br />
95<br />
<br />
Journal of Science – 2015, Vol.5 (1), 92 – 100<br />
<br />
An Giang University<br />
<br />
đầu để bàn về những chuẩn mực đạo đức của lối<br />
chơi ả đào, trong đó ông bênh vực ả đào trước<br />
những định kiến xã hội. Bài “Khảo luận về cuộc<br />
hát ả đào” (Tạp chí Nam Phong, 4/1923) của<br />
Nguyễn Đôn Phục là một khảo cứu đầy đặn về<br />
một "xã hội ả đào" trước giai đoạn suy thoái, bế<br />
tắc. Qua mô tả nề nếp sinh hoạt, từ tổ chức giáo<br />
phường, hát đình, hát đám, hát thi, tác giả đã nhấn<br />
mạnh và đề cao kỷ cương, phẩm hạnh của giới ca<br />
kỹ nước nhà.<br />
<br />
những tệ nạn mà ả đào gây ra là do cấu trúc nghệ<br />
thuật và cấu trúc xã hội bị phá vỡ (nghệ sỹ và đối<br />
tượng khán giả - tầng lớp trí thức Nho học không<br />
còn nữa).<br />
Nguyễn Xuân Khoát thì đi sâu vào âm nhạc học<br />
với bài Hát ả đào (báo Ngày nay số 214 – 219,<br />
năm 1940) và Âm nhạc lối hát ả đào (TC. Thanh<br />
Nghị 1942) đặt trong sự so sánh đối chiếu với âm<br />
nhạc Tây phương, ngoài trình bày những điểm đặc<br />
biệt về việc hoà nhạc trong lối hát ả đào, tác giả<br />
còn khẳng định giá trị của lối hát ả đào trong kho<br />
tàng âm nhạc truyền thống, đồng thời đề cao giá<br />
trị nhân cách của các ca nương.<br />
<br />
Cũng theo truyền thuyết về tổ ca trù - Đinh Lễ và<br />
Bạch Hoa, Nguyễn Đôn Phục (1923) đã thừa nhận<br />
“hát ả đào phôi thai phát triển sớm lắm. Duy âm<br />
điệu thì tản mát ở dân gian, hoặc mỗi người chế ra<br />
mỗi khúc, hoặc mỗi xứ hát ra mỗi giọng, khi xưa<br />
chưa có thống nhất. Bà Mãn Đào Hoa công chúa<br />
là một thiên tài âm nhạc, tự mình chế ra khúc hát<br />
ở các nơi, đem tu bổ san thuật lại để dạy đời”.<br />
Duy Việt trong truyện Đất tổ và Phú Sơn trên tạp<br />
chí Trung Bắc chủ nhật (1943) cũng đồng quan<br />
điểm cho rằng: “lối hát ả đào đã lâu đời rồi, dù<br />
không rõ niên đại, nhưng chắc cũng chẳng sau lối<br />
hát tuồng, chèo vốn là những lối hát phát sinh từ<br />
đời Trần sơ”.<br />
<br />
Bài viết đầu tiên của Trần Văn Khê về ả đào là bài<br />
Hát ả đào cho tạp chí Bách khoa (1960) dựa trên<br />
tư liệu Dân tộc học của giáo sỹ Marini Romain để<br />
bàn về cái đẹp ngoại hình và lối sinh hoạt hằng<br />
ngày của ả đào. Với lòng ngưỡng mộ giọng hát ả<br />
đào, Trần Văn Khê đã giới thiệu đào nương<br />
Quách Thị Hồ ra diễn đàn quốc tế bằng những<br />
buổi thuyết giảng về ca trù. Tuy nhiên, những nỗ<br />
lực khoa học của Trần Văn Khê chỉ thành công ở<br />
mẫu người Quách Thị Hồ mà chưa có độ khái<br />
quát thành “hình mẫu ả đào” để làm chuẩn mực<br />
cho việc đào tạo các thế hệ đào nương sau này.<br />
Việt Nam ca trù biên khảo của Đỗ Bằng Đoàn Đỗ Trọng Huề (1962) đã góp phần khảo cứu<br />
những tác phẩm thơ và giai thoại về đào nương,<br />
đã hệ thống hóa quá trình phát triển về bề rộng<br />
của nghệ thuật ca trù gồm 4 giai đoạn: cung vua,<br />
đền thần, dinh quan và tư gia, về chiều sâu của nội<br />
dung qua 3 giai đoạn: nhạc, thơ và sắc "theo đúng<br />
hệ thống giai tầng của xã hội Việt Nam cũ... đã<br />
khai thác tất cả những khía cạnh có thể có của một<br />
ngành nghệ thuật". Như vậy, hai tác giả này đã<br />
thừa nhận ả đào như một thành tố trong nghệ thuật<br />
(sắc) và như một thành tố trong hệ thống giai tầng<br />
xã hội.<br />
<br />
Đào nương ca (1932) của Ôn Như Nguyễn Văn<br />
Ngọc góp phần thống kê các bài hát nói theo từng<br />
chủ đề, từ đó khẳng định mối quan hệ đào - khách<br />
trong nghệ thuật “làng chơi làm sao thì nhà nghề<br />
làm vậy” có tính quyết định sự tồn tại của nghề ả<br />
đào và nghệ thuật ca trù.<br />
Trên địa hạt sáng tác lẫn nghiên cứu, tiêu biểu là<br />
tác phẩm Lục xì (1937) - thiên phóng sự của Vũ<br />
Trọng Phụng ghi nhận những nhận định về nạn<br />
phong tình của đào rượu những năm đầu thế kỷ<br />
XX. Tạp chí Trung Bắc chủ nhật năm 1942 đăng<br />
loạt bài của Vũ Tri Quang Hát ả đào ngày nay<br />
hay là một cuộc bể dâu, bài của Hồng Lam Nạn<br />
hoa liễu do các nhà cô đầu gây ra và bài của Văn<br />
Hạc Hát ả đào ngày xưa là một thú phong nhã<br />
không phải dành cho quan viên vô học… Bên<br />
cạnh giá trị thông tin thực tế từ những phóng sự<br />
này mang lại, thì mặt trái của nó là đã góp phần<br />
vào cái nhìn ác cảm đối với ả đào như một tệ nạn<br />
xã hội cần phải nhanh chóng loại trừ. Đến phóng<br />
sự của Ngô Tất Tố và Vũ Bằng thì cái nhìn về ả<br />
đào có vẻ thiện cảm hơn. Trong bài viết Lá đơn<br />
của mấy nhà cô đầu ở Ngã tư sở gửi lên cụ<br />
thượng Vi, báo Xuân Trào Thời vụ số 47,<br />
22.7.1938, Ngô Tất Tố mượn lời văn châm biếm<br />
để nói hộ cho ả đào, tác giả cho rằng nguyên nhân<br />
<br />
Theo tư liệu của dân tộc học, Lê Văn Hảo với bài<br />
Vài nét về sinh hoạt của hát ả đào trong truyền<br />
thống văn hóa Việt Nam (tạp chí Đại học, 1963)<br />
đã đề cập đến vấn đề địa vị ả đào trong lịch sử xã<br />
hội Việt Nam qua các giai đoạn từ thế kỷ XV đến<br />
đầu thế kỷ XX; nghệ thuật và sinh hoạt của ả đào<br />
trong văn hóa và phong tục Việt Nam qua hai<br />
hình thức sinh hoạt của nghệ thuật này ở giai đoạn<br />
biến chất và đặc biệt nhấn mạnh giai đoạn phát<br />
triển lành mạnh, chính đáng của hát ả đào trong<br />
truyền thống văn hóa dân gian, nhấn mạnh nguồn<br />
gốc dân gian của hình mẫu ả đào.<br />
96<br />
<br />