intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tổng quan về quản lý dự án xây dựng

Chia sẻ: Ze Wu Jun | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:6

162
lượt xem
26
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Dự án xây dựng hàm chứa bản chất lưỡng tính: một mặt dự án xây dựng là tập hợp các hồ sơ và bản vẽ thiết kế, trong đó bao gồm các tài liệu pháp lý, quy hoạch tổng thể, kiến trỳc, kết cấu, công nghệ tổ chức thi công v.v... được giải quyết đối với công trình xây dựng; mặt khác, đây là môi trường hoạt động phù hợp với những mục đích đó được đặt ra, nghĩa là một quá trình xây dựng có định hướng đối với các công trình mới hoặc cải tạo đối với các công trình hiện hữu đang sản xuất.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tổng quan về quản lý dự án xây dựng

  1. QUẢN LÝ DỰ ÁN XÂY DỰNG Tổng quan về dự án xây dựng Khái niệm Sản phẩm đầu tư xây dựng là các công trình xây dựng đó hoàn thành (bao gồm cả việc  lắp đặt thiết bị công nghệ ở bên trong). Sản phẩm xây dựng là kết tinh của các thành   quả  khoa học ­ công nghệ  và tổ  chức sản xuất của toàn xã hội  ở  một thời kỳ  nhất  đinh. Nó là một sản phẩm có tính chất liên ngành, trong đó những lực lượng tham gia   chế tạo sản phảm chủ yếu: các chủ đầu tư, các doanh nghiệp nhận thầu xây lắp, các  doanh nghiệp tư vấn xây dựng, các doanh nghiệp sản xuất thiết bị công nghệ, vật tư  thiết bị  xây dựng, các doanh nghiệp cung  ứng, các tổ  chức dịch vụ  ngân hàng và tài  chính, các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan. Bản chất của các dự án xây dựng Dự  án xây dựng hàm chứa bản chất lưỡng tính: một mặt dự  án xây dựng là tập hợp   các hồ  sơ  và bản vẽ thiết kế, trong đó bao gồm các tài liệu pháp lý, quy hoạch tổng   thể, kiến trỳc, kết cấu, công nghệ  tổ  chức thi công v.v… được giải quyết đối với  công trình xây dựng; mặt khác, đây là môi trường hoạt động phù hợp với những mục  đích đó được đặt ra, nghĩa là một quá trình xây dựng có định hướng đối với các công  trình mới hoặc cải tạo đối với các công trình hiện hữu đang sản xuất. Tóm lại, dự  án xây dựng được hiểu như một phạm vi hoạt động sáng tạo hoặc thay   đổi cả  những chức năng hoạt động của công trình, hệ  thống sản xuất, công nghệ  kỹ  thuật, môi truờng… cũng như sự hình thành toàn thể từ quan điểm thống nhất của các   mục tiêu, địa điểm và thời gian thực hiện. Loại dự án xây dựng được xác định bởi quy mô, thời hạn thực hiện, chất lượng, mục   tiêu, sự hạn chế tài nguyên… và quản lý dự án xây dựng đòi hỏi phải có một tổ chức  
  2. năng động, các thành viên thông thạo công việc, biết phối hợp hoạt động với nhau một   cách hiệu quả. Xuất phát từ tầm quan trọng của yếu tố thời gian, nhiều dự án xây dựng có vốn đầu   tư không lớn, nhưng thời điểm giành cơ hội cạnh tranh bán sản phẩm của chủ đầu tư  ra ngoài thị trường lại cấp bách, do vậy, mà công tác quản lý dự án xây dựng đảm bảo  đưa công trình vào hoạt động đúng hạn có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong kinh  doanh. Về chất lượng dự án xây dựng có thể không sai sót, nhưng điểm chủ yếu đối với chất   lượng công trình là  độ  tin cậy và  bền vững cao.  Những dự   án như  vậy chúng ta  thường gặp ở những nhà máy hóa chất, khí gas hoặc điện nguyên tử. Dự án xây dựng không phải tồn tại một cách ổn định cứng. Hàng loạt những phần tử  của nó đều có thể  thay đổi trong quá trình thực thi do nhiều nguyên nhân, chẳng hạn   các tác nhân từ bên trong như nguồn nhân lực, tài chính, các hoạt động sản xuất… và   bên ngoài như môi trường chính trị, kinh tế, công nghệ, kỹ thuật, thậm chí cả các điều  kiện tự nhiên ­ xã hội v.v… Những phần tử riờng của dự án có thể được sử dụng vừa   như  các yếu tố  thuộc thành phần bên trong, vừa như  bên ngoài của chính nó, chẳng  hạn, một đơn vị xây lắp chuyên ngành đồng thời có thể thực hiện công việc của một   vài dự án khác nhau. Khởi đầu dự án xây dựng có thể được tính từ thời điểm xuất vốn đầu tư để thực hiện   công trình. Tuy nhiờn trước đó người ta có thể cũn phải chờ đợi, cân nhắc các phương   án và lựa chọn chúng, nhưng dù sao thì dự án vẫn tồn tại một cách trừu tượng cho đến  khi hiện diện một quá trình thực thi thực tế. Kết thúc dự án xây dựng được tính vào thời điểm bàn giao công trình đưa vào sử dụng  và vận hành sản xuất ra sản phẩm đạt công suất thiết kế. Trong điều kiện thị trường,   chủ đầu tư  kỳ  vọng không chỉ   ở công trình đang xây dựng, mà điều chính yếu là kết  quả từ công trình xây dựng mang lại nguồn thu và lợi nhuận như thế nào sau khi đưa  công trình vào sản xuất kinh doanh. Bởi vậy, chủ đầu tư  xem sự  vận hành của công 
  3. trình trong tương quan với những mục đích kinh doanh của mình. Chính vì thế mà chủ  đầu tư  hết sức thận trọng xem xét các yếu tố  chi phí trong toàn bộ  dự  án. Thật vậy,  khoản chi phí trực tiếp cho quá trình vận hành công trình có thể giảm đáng kể do việc   tăng chi phí ban đầu ở giai đoạn xây dựng. Thí dụ: Khi sử dụng vật liệu bao che công trình cách nhiệt tốt, mặc dự có thể làm tăng   chi phí ban đầu, nhưng lại giảm đáng kể  mức độ  tiêu hao năng lượng để  điều hòa   nhiệt độ trong suốt quá trình sản xuất. Trong thành phần của bước thực hiện dự án, việc lựa chọn công ty tư vấn và nhà thầu  xây dựng có một ý nghĩa rất quan trọng. Thật vậy, trong bước thực hiện các dự án xây   dựng luôn luôn tiềm ẩn và nẩy sinh nhiều yếu tố rủi ro cả trong kỹ thuật lẫn tài chính   và có thể làm sai lệch tiến độ. Kinh nghiệm đó chỉ  ra rằng, biện pháp cơ  bản để  rút  ngắn thời gian thực hiện các dự  án, chính là khả  năng phối hợp tốt giữa những con   người cụ  thể với toàn bộ  các công việc ngay từ  thời điểm đầu tiên đến khi kết thúc   công trình. Những dự án được xem là thành công, chỉ khi tổng các chi phí không vượt  quá tổng dự  toán hoặc tổng mức đầu tư  (trong dự  án khả  thi) và thời gian thực hiện   phải tương úng với hạn định trong kế hoạch. Những đặc điểm kinh tế kỹ thuật của dự án xây dựng Ngành xây dựng có những đặc thù nếu được xem xét riêng thì cũng có  ở  các ngành   khác, nhưng khi kết hợp chúng lại thì chỉ xuất hiện trong ngành xây dựng, vì thế  cần   được nghiên cứu riêng. Các đặc thù ở  đây chia làm bốn nhóm: bản chất tự  nhiên của  sản phẩm, cơ  cấu của ngành cùng với tổ  chức quá trình xây dựng; những nhân tố  quyết định nhu cầu; phương thức xác định giá cả. Những đặc điểm sản phẩm xây  dựng có  ảnh hưởng lớn đến phương thức tổ  chức sản xuất và quản lý kinh tế  trong   ngành xây dựng, làm cho việc thi công xây lắp công trình xây dựng có nhiều điểm khác   biệt so với việc thi công các sản phẩm của các ngành khác. Sản phẩm xây dựng với tư  cách là các công trình xây dựng hoàn chỉnh thường có đặc điểm sau:
  4. Sản phẩm mang nhiều tính cá biệt, đa dạng về công dụng, cấu tạo và cả  về  phương   pháp chế tạo. Sản phẩm mang tính đơn chiếc vì phụ thuộc vào đơn đặt hàng của chủ  đầu tư, điều kiện địa lý, địa chất công trình nơi xây dựng. Sản phẩm là những công trình được xây dựng và sử  dụng tại chỗ. Vốn đầu tư  xây  dựng lớn, thời gian kiến tạo và thời gian sử  dụng lâu dài. Do đó, khi tiến hành xây   dựng phải chú ý ngay từ khi lập dự án để chọn địa điểm xây dựng, khảo sát thiết kế  và tổ  chức thi công xây lắp công trình sao cho hợp lý, tránh phá đi làm lại, hoặc sửa   chữa gây thiệt hại vốn đầu tư và giảm tuổi thọ của công trình. Sản phẩm thường có kích thước lớn, trọng lượng lớn. Số lượng, chủng loại vật tư,   thiết bị  xe máy thi công và lao động phục vụ  cho mỗi công trình cũng rất khác nhau,   lại luôn thay đổi theo tiến độ  thi công. Bởi vậy giá thành sản phẩm rất phức tạp   thường xuyên thay đổi theo từng khu vực, từng thời kỳ. Sản phẩm có liên quan đến nhiều ngành cả về phương diện cung cấp các yếu tố đầu  vào, thiết kế và chế tạo sản phẩm, cả về phương diện sử dụng công trình. Sản phẩm xây dựng liên quan đến nhiều cảnh quan và môi trường tự nhiên, do đó liên  quan đến lợi ích của cộng đồng, nhất là đến dân cư của địa phương nơi đặt công trình. Sản phẩm mang tính tổng hợp về  kỹ  thuật, kinh tế, xã hội, văn hóa ­ nghệ  thuật và   quốc phũng. Sản phẩm chịu nhiều  ảnh hưởng của nhân tố  thượng tầng kiến trúc,   mang bản sắc truyền thống dân tộc, thói quen tập quán sinh hoạt… Có thể  nói sản   phẩm xây dựng phản ánh trình độ  kinh tế  khoa học ­ kỹ  thuật và văn hóa trong từng   giai đoạn phát triển một đất nước. Sản phẩm xây dựng thuộc phần kết cấu nõng đỡ bao che không trực tiếp tác động tới  đối tượng lao động trong quá trình sản xuất sản phẩm. Đặc điểm này đòi hỏi người  thiết kế phải chọn những giải pháp kết cấu, giải pháp bố  cục mặt bằng hợp lý, tiết   kiệm. Quản lý dự án xây dựng
  5. Khái niệm Quản lý đầu tư trong xây dựng là tập hợp những tác động của nhà nước, chủ đầu tư đến toàn bộ quá trình đầu tư  xây dựng kể từ  bước xác định dự  án đầu tư  xây  dựng đến khi thực hiện dự án tạo ra công trình bàn giao đưa vào sử dụng để đạt được   mục tiêu đầu tư đó xỏc định. Nội dung quản lý dự án xây dựng Quản lý lập báo cáo đầu tư để xin phép đầu tư Quản lý lập, thẩm định, quyết định đầu tư  cho các dự  án hoặc báo cáo kinh tế  kỹ thuật xây dựng công trình. Quản lý việc điều chỉnh dự án đẩu tư xây dựng công trình. Quản lý lập, thẩm định, phờ  duyệt thiết kế, dự  toán, tổng dự  toán xây dựng   công trình. Quản lý về cấp phép xây dựng công trình Quản lý lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng Quản lý thi công xây dựng công trình Quản lý khối lượng thi công xây dựng Quản lý mụi trường xây dựng Quản lý bảo hành công trình xây dựng. Nguyên tắc quản lý dự án đầu tư xây dựng Đầu tư xây dựng công trình phải phự hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã   hội, quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch xây dựng. Đầu tư  xây dựng công trình phải đảm bảo an ninh, an toàn xã hội và an toàn mụi   trường. Đầu tư xây dựng công trình phải phự hợp vúi các quy định của pháp luật về đất đai và   pháp luật khác có liên quan.
  6. Ngoài những nguyên tắc trờn thì tùy thuục theo từng nguồn vốn sử dụng cho dự án mà  quản lý nhà nước đối với dự án cũn phải theo nguyên tắc sau: Đối với dự  án sử  dụng vốn ngân sách: Nhà nước quản lý toàn diện quá trình  đầu tư xây dựng từ việc xác định chủ trương đầu tư, lập dự án, quyết định đầu   tư, lập thiết kế, tổng dự  toán, lựa chọn nhà thầu, thi công xây dựng đến khi   nghiệm thu, bàn giao đưa công trình vào khai thỏc sử dụng. Đối với dự  án sử  dụng vốn tín dụng nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư  phát triển của nhà nước và vốn đầu tư  phát triển của doanh nghiệp nhà nước:   Nhà nước chỉ quản lý về chủ trương và quy mô đầu tư. Doanh nghiệp có dự án   đầu tư  tự  chịu trách nhiệm tổ  chức thực hiện và quản lý dự  án theo quy định  của pháp luật. Đối với dự  án sử  dụng vốn khác kể  cả  vốn tư  nhân: Chủ  đầu tư  quyết định  hình thức đầu tư và nội dung quản lý dự  án. Riờng trường hợp dự án sử  dụng   vốn hỗn hợp từ  nhiều nguồn vốn thì các bên gúp vốn thỏa thuận về  phương   thức quản lý hoặc quản lý theo quy định đối với loại nguồn vốn có tỷ trọng lớn   nhất trong tổng mức đầu tư của dự án.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2