TRÀO LƯU NHÂN VĂN – HIỆN SINH TRONG TÂM LÝ TRỊ LIỆU<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
BS. NGUYỄN MINH TIẾN<br />
<br />
Nói một cách khái quát, trào lưu nhân văn – hiện sinh (existential-humanistic approach) có cơ sở từ trong tất cả<br />
những tư tưởng của con người về sự nhiệm mầu của ý thức và của cuộc sống. Nói tỉ mỉ hơn, chúng ta có thể phát<br />
hiện những cội nguồn của trào lưu này ngay từ thời có những quan điểm muốn “khách thể hóa” (objectify) những<br />
trải nghiệm của con người của những nhà tư tưởng như Aristotle, Newton, Descartes; cho đến những khuynh<br />
hướng hiện đại hơn muốn đặt nặng tầm quan trọng vào “tính chất chủ quan” của con người (human subjectivity)<br />
của các học giả trong thế kỷ 20 như Husserl, Heidegger, Sartre và Merleau-Ponty.<br />
<br />
Những tác giả theo chủ nghĩa hiện sinh (existentialists), cùng với những nhà tâm lý nổi tiếng như Freud, Gordon<br />
Allport, Buber, William James, và các triết gia như Ortega y Gasset và Pascal, đã phát biểu về ý nghĩa cốt yếu của<br />
các trải nghiệm (experience) trong nội tâm của con người. Trong khi đó, quan điểm nhân văn (humanistic<br />
perspective) trong tâm lý học, tiêu biểu bởi các tác giả như Anderson, Bugental, Arthur Deikman, Erich Fromm,<br />
George Kelly, Sidney Jourard, Abraham Maslow, Carl Rogers, lại phát triển mạnh trong khoảng bốn thập niên cuố<br />
thế kỷ 20 và trở nên đồng điệu với trào lưu tư tưởng hiện sinh. Tất cả những trào lưu tư tưởng này có ảnh hưởng<br />
ngày càng mạnh mẽ trên sự phát triển của ngành tâm lý trị liệu trong khoảng thời gian này. Sự kết hợp hai dòng<br />
tư tưởng hiện sinh và nhân văn đã đưa sự chú tâm của những nhà chuyên môn trở về với những chủ đề đậm<br />
chất con người như: tình yêu, sự ganh ghét, tính trung thực, sự phản bội, lòng can đảm, sự giận dữ, đức hy sinh,<br />
sự toàn mỹ, tính sáng tạo, sự độc ác, cùng với những chiều kích khác rất phong phú nhưng cũng đầy mâu thuẫn<br />
trong cuộc sống nội tâm của tất cả chúng ta.<br />
<br />
Trong thập niên 1960, những thách thức đối với các mô hình tâm lý trị liệu theo truyền thống phần nào đã thúc<br />
đẩy sự phá vỡ các mô hình trị liệu kém hiệu lực của phương pháp phân tâm cổ điển và đồng thời cũng phá vỡ<br />
những tầm nhìn còn nhiều hạn chế của các nhà trị liệu không phải phân tâm. Và như câu châm ngôn của<br />
Alexander Pope: “Việc nghiên cứu đúng đắn về con người chính là loài người” (The proper study of humans is<br />
humankind). Việc này đặt nặng vai trò trung tâm của đời sống chủ quan của con người bao gồm sự nhận biết,<br />
chú tâm, xúc cảm, nhận thức, cùng tất cả những chiều kích muôn màu muôn vẻ trong cuộc sống. Mỗi tác giả theo<br />
khuynh hướng nhân văn – hiện sinh đều có cách riêng độc đáo của mình, tuy nhiên tất cả họ đều chia sẻ lòng tin<br />
vào sự thánh thiện và tiềm năng của đời sống con người, đặc biệt là đời sống nội tâm. Sự phát triển khuynh<br />
hướng nhân văn – hiện sinh cũng hòa nhịp cùng với trào lưu “hiện tượng học” trong ngành tâm lý học<br />
(phenomenological psychology).<br />
<br />
Do vậy có một “dòng sông” được tạo nên bởi ba nhánh phụ bao gồm: (1) Tâm lý học hiện sinh và triết học hiện<br />
sinh; (2) Tâm lý học nhân văn và (3) Phương pháp nghiên cứu và quan điểm hiện tượng học. Tất cả những trào<br />
lưu này cùng tương tác và có ảnh hưởng lên quan điểm của trường phái nhân văn – hiện sinh trong tâm lý học<br />
nói chung và tâm lý trị liệu nói riêng ở các nước phương Tây.<br />
<br />
Lịch sử văn hóa phương Tây (cũng như toàn thế giới) đã chứng kiến rất nhiều những mối công kích tràn lan lên<br />
những nguồn lực mang lại ý nghĩa cho đời sống của con người. Trong một châu Âu đang hồi phục từ những sang<br />
chấn hàng loạt sau chiến tranh thế giới thứ hai, tất cả những nhà tư tưởng đều phải đối mặt với một thực tại về<br />
sự hủy diệt của con người. Một số người có tư duy mang nặng tính hình thái cơ học (mechanomorphs), xem con<br />
người chỉ như là những cỗ máy được chi phối bởi những tác nhân có ảnh hưởng từ bên ngoài. Một số trở nên b<br />
quan nhìn đời đen tối, xem toàn bộ thế gian này là một sự phi lý. Một số người khác lại cố tìm cách cứu vớt<br />
những hy vọng còn sót lại sau những hủy hoại do chiến tranh và thất bại kinh tế.<br />
<br />
Nhiều nhà chuyên môn như các bác sĩ tâm thần, nhà tâm lý và các cán bộ xã hội nhận thấy rằng những phương<br />
thức trị liệu tâm lý theo truyền thống lúc ấy (chủ yếu dựa trên nền tảng phân tâm và các tư vấn khuyên bảo) là<br />
không đầy đủ và hiệu quả nữa. Ngoài ra, cũng có ảnh hưởng từ những thay đổi trong thái độ của công chúng nó<br />
chung về việc thế nào là “được trị liệu” và những kỳ vọng thông thường về những gì mà tâm lý trị liệu có thể<br />
mang lại. Thay vì chỉ trông đợi được trị liệu tâm lý khi mắc phải những tâm bệnh quan trọng, những thân chủ mớ<br />
của thời kỳ ấy có thể tìm kiếm sự trợ giúp khi họ gặp phải những vấn đề rất đời thường nhưng có tính cấp bách<br />
của cuộc sống như ly hôn, trầm cảm, thất tình, bất đắc chí, cô đơn, ghen tuông, những tình trạng xâm hại, lạm<br />
dụng, những nỗi lo sợ thường xuyên và các chủ đề thông thường khác trong đời sống (tức là những vấn đề có<br />
ảnh hưởng lên trên sự “tồn tại” hay “hiện sinh”), và họ đã đưa các chủ đề ấy vào trong các phòng tư vấn.<br />
<br />
Chuyên ngành sức khỏe tâm thần có sẵn lúc ấy đã chậm trễ không nhận ra những thay đổi này, không nhận ra<br />
những gì mà các thân chủ yêu cầu nơi họ cũng như những gì mà người trong ngành cần phải dạy và học. Hậu<br />
quả là nhiều chuyên gia không phải ngành y khoa như các nhà giáo, nhân viên xã hội, những người thiện<br />
nguyện... đôi khi chỉ có học vị master trong các lĩnh vực chuyên môn của mình đã đứng ra đảm trách việc đáp<br />
ứng cho các nhu cầu đang lên ấy và đã nhanh chóng nắm bắt ngành nghề mới mẻ này (Tình hình này rất giống<br />
với sự hình thành ngành Tư vấn Tâm lý tại Việt Nam vào những năm sau chiến tranh - Người dịch).<br />
<br />
Cả một pho tư liệu bao gồm nhiều công trình nghiên cứu đã xuất hiện và góp phần đáng kể vào việc hình thành<br />
phương pháp trị liệu theo hướng nhân văn – hiện sinh, một phương pháp có gốc rễ bắt nguồn từ rất nhiều<br />
khuynh hướng trị liệu trước đó. Ở đây ta có thể kể đến một số nội dung có ảnh hưởng quan trọng nhất như:<br />
<br />
- Các luận thuyết của Freud về sự phản kháng, chuyển di và chuyển di ngược (resistance, transference,<br />
countertransference), cùng với sức mạnh và sự phong phú của vô thức.<br />
<br />
- Lòng tin của Carl Rogers về tiềm năng tự bình phục của thân chủ và vai trò trung tâm của bản ngã (self).<br />
<br />
- Sự khẳng định của Husserl về vai trò trung tâm của chủ thể và sự mở rộng các trải nghiệm của con<br />
người theo cách thức làm mới liên tục thông qua bối cảnh của cuộc sống thường ngày từ lúc này sang lúc<br />
khác.<br />
<br />
- Từ việc Rollo May mang quan điểm hiện sinh vào trong tâm lý trị liệu, với sự nhấn mạnh vào hiện tại, sự<br />
thách thức đối đầu với thực tế cuộc sống (confrontation), và vai trò quan trọng của sự chủ tâm có dự<br />
định của con người. May cũng mang đến những nghiên cứu về những trải nghiệm cơ bản trong cuộc sống<br />
con người như về sự lo âu, tình yêu, ý chí, sức mạnh, sự vô tội...)<br />
<br />
- Allen Wheelis nhiều lần đòi hỏi con người phải đối mặt với những bi kịch, với sự méo mó và trống trả<br />
vốn là một phần trong cuộc sống.<br />
<br />
- Irvin Yalom thận trọng kết hợp những ý nghĩa trong việc thực hành tâm lý trị liệu với những giả định cơ<br />
bản trong cuộc sống.<br />
<br />
- Peter Koestenbaum dùng những tư duy có tính triết lý để mô tả các đề tài của cuộc sống và đã nghiên<br />
cứu về “sự sống động của cái chết” (vitality of death).<br />
<br />
Việc thực hành tâm lý trị liệu theo quan điểm nhân văn – hiện sinh do vậy cũng đa dạng và phong phú như chính<br />
sự phát triển của trào lưu tư tưởng này. Đối với nhiều người, quan điểm này đã góp phần chủ yếu vào việc mở<br />
rộng phạm vi thích ứng với các phương pháp và khái niệm từ nhiều học thuyết nền tảng khác nhau. Vì thế, ngày<br />
nay, phạm vi ứng dụng của quan điểm này đã mở rộng từ những nhà trị liệu phân tâm theo kiểu truyền thống<br />
cho đến những tác giả ủng hộ việc trị liệu theo xu hướng ngắn hạn, tập trung trị liệu triệu chứng (symptom<br />
focused) và cả những nhà trị liệu thực hành các liệu pháp dài hạn hướng đến những thay đổi lâu dài trong cuộc<br />
sống. Những tác giả của bài viết này chủ yếu thực hiện công việc mô tả quan điểm nhân văn – hiện sinh như<br />
những báo cáo viên có tính trung dung, nêu lên những lập trường có tính quan điểm và những áp dụng của<br />
chúng trên lĩnh vực lâm sàng.<br />
<br />
Có hai sự chuyển biến trong tư duy của ngành tâm lý học đã tạo nên nền tảng cho quan điểm nhân văn – hiện<br />
sinh: (1) Chuyển từ việc “khách thể hóa” các hiện tượng tâm lý sang việc nhận ra tầm quan trọng của “tính chủ<br />
quan”; (2) Chuyển đổi lĩnh vực tâm lý trị liệu từ chỗ chủ yếu nghiên cứu về các trạng thái tâm bệnh kinh điển<br />
(như loạn tâm hoặc nhiễu tâm) trở thành một ngành ứng dụng rộng rãi vào các chủ đề rộng hơn, bao gồm cả<br />
những chủ đề gây phiền muộn thông thường trong cuộc sống.<br />
Nói thẳng ra, phần lớn các trường phái tâm lý trị liệu đều xem thân chủ như những “khách thể” (object), có thể<br />
là đối tượng để nghiên cứu, để hiểu biết, có thể “tác động” vào để làm cho thay đổi...; thân chủ cũng có thể<br />
được xem như những “vấn đề” từ đó có thể được phân tích, xem xét và “giải quyết”; hoặc họ cũng có thể được<br />
xem như những người bệnh cần được “chữa trị”... Theo quan điểm nhân văn – hiện sinh, thân chủ về căn bản<br />
được xem như những “chủ thể” (subject) tham gia vào tiến trình trị liệu, còn nhà trị liệu được xem như một<br />
người hỗ trợ, một cố vấn hoặc như một người đồng hành trong lúc thân chủ đang cố gắng làm cho đời sống của<br />
mình trở nên dễ chịu hơn, toại ý hơn. Những chủ đề mà quan điểm nhân văn – hiện sinh lưu tâm đến cũng rất đa<br />
dạng và điều này cũng liên quan mật thiết đến sự phát triển, bởi chừng nào mà lĩnh vực tâm lý vẫn còn là một<br />
lĩnh vực chú tâm đến những rối loạn tâm trí nghiêm trọng và rõ ràng thì cái nhìn của nhà trị liệu đối với thân chủ<br />
cũng vẫn nhắm đến việc “khách thể hóa”, tìm cách “xử lý” các triệu chứng và tạo nên mối quan hệ xa cách giữa<br />
một bên là “nhà chuyên môn” và bên kia là “bệnh nhân”.<br />
<br />
Các thủ tục chẩn đoán theo thông lệ đòi hỏi nhà lâm sàng phải giữ khoảng cách “từ xa” để có thể xác định được<br />
những tình trạng của thân chủ bằng cách xem xét các biểu hiện hành vi của họ. Đây là cách thức làm việc dựa<br />
trên lập trường “phi nhân tính” và “khách thể hóa” (impersonal and objectifying). Trái lại, tính “chủ<br />
quan” (subjectivity) chủ yếu dựa vào sự lưu ý đến những trải nghiệm bên trong nội tâm của cả thân chủ lẫn nhà<br />
trị liệu, chú ý đến những cảm nhận, ý nghĩa và cảm xúc ở từng con người từ lúc này sang lúc khác, cùng sự thể<br />
hiện của những trải nghiệm đó trong mối quan hệ sống động giữa nhà trị liệu và thân chủ lúc đang diễn ra cuộc<br />
gặp gỡ giữa họ với nhau. Đây là một lập trường có tính cá nhân, dựa trên mối quan hệ giữa người với người và<br />
có xem xét đến nội tâm con người (personal, interpersonal and intrapsychic).<br />
<br />
Cả sự chú trọng đến tính chủ quan lẫn việc mở rộng chủ đề phục vụ sang nhiều lĩnh vực thông thường trong đời<br />
sống cũng góp phần vào việc “định nghĩa lại” thế nào là “làm người” và thế nào là “những nỗi khổ của con<br />
người”, và đương nhiên cũng giúp xác định lại cách thức để loại bỏ những nỗi khổ đó. Bằng cách thức này,<br />
những nỗi khổ của con người, với một mức độ khá quan trọng, được xem như là những điều được nhận biết một<br />
cách chủ quan, thay vì xem chúng như những “sự trừng phạt về mặt đạo đức”, một “căn bệnh” mà người bệnh<br />
mắc phải, một thất bại về mặt tính cách, hoặc như một rối loạn về mặt hóa học hoặc thực thể.<br />
<br />
Những sự chuyển biến trong lập trường và quan điểm này đưa chúng ta đến việc nhận thức được rằng những nỗi<br />
khổ là có tính chủ quan, và do vậy tiến trình làm vơi đi những nỗi khổ ấy ít nhất cũng phần nào tương tự như<br />
vậy. Điều này trái ngược với những tác giả chủ trương sử dụng các phương thức điều trị hóa dược hoặc thay đổi<br />
hành vi; những người này thường cho rằng tính chủ quan không phải là yếu tố quan trọng cả trong việc hình<br />
thành những phiền nhiễu nơi thân chủ lẫn trong phương thức để “chữa lành” chúng. Đối lập với những tác giả<br />
này là những nhà trị liệu theo khuynh hướng nhân văn – hiện sinh, những người có lòng tin rằng sức mạnh luôn<br />
tồn tại bên trong con người, và rằng chính cái sức mạnh đã gây ra nỗi đau khổ kia cũng có thể được “chuyển<br />
hướng” để đưa đến sự bình phục.<br />
<br />
KHÁI NIỆM VỀ NHÂN CÁCH<br />
<br />
Thuật ngữ “nhân cách” không được xem là cách dùng từ hữu ích. Nhân cách là một khái niệm trừu tượng, không<br />
chính xác, cả trong ngôn ngữ khoa học lẫn phổ thông. Nhân cách là khái niệm trừu tượng chứ không “có tính<br />
hiện tượng” (phenomenological). Do vậy, thay vì cố gắng trình bày khái niệm nhân cách với một ý nghĩa đặc biệt<br />
nào đó, các tác giả theo xu hướng nhân văn – hiện sinh chỉ nêu ra một số khái niệm có liên quan với nhau, mỗi<br />
khái niệm thể hiện một khía cạnh có tính tiến trình quan trọng của con người.<br />
<br />
Từ khóa (key word) ở đây là “tiến trình”. Thay vì mô tả những cấu trúc có tính cố định, các tác giả nhận thấy sẽ<br />
hữu ích hơn nếu công nhận cơ chế động năng liên tục (continual dynamism) của đời sống con người – một “dòng<br />
chảy” không ngừng của đời sống về tất cả một phương diện. Chính Gordon Allport (1964) cũng có lần nêu rõ<br />
“Cấu trúc là sản phẩm được thải xuất ra từ các tiến trình” (Structure is the secretion of process).<br />
<br />
Tính chủ quan (subjectivity)<br />
<br />
Như đã nêu trên, quan điểm về tính chủ quan là nền tảng của nhãn quan nhân văn – hiện sinh (còn gọi là nhãn<br />
quan “hiện tượng học” – phenomenological - trong văn phong nghi thức hơn). Khái niệm này có ý nói về những<br />
trải nghiệm bên trong của cả nhà trị liệu lẫn thân chủ như những “cảnh quang” chính trong quá trình chúng ta cố<br />
gắng chú tâm và làm việc. Lập trường này rất khác biệt với phần đông những trường phái khác trong tâm lý học<br />
cũng như tâm lý trị liệu hiện nay đang cố “tranh đua” với các ngành khoa học tự nhiên về tính “khách quan”,<br />
chính xác.<br />
<br />
Tập trung vào tính chủ quan tức là chú tâm vào những gì con người cảm nhận được, vào cảm xúc trong hiện tại,<br />
vào những dự định và toàn bộ những trải nghiệm ẩn sâu trong mỗi con người (thân chủ). Điều này có lúc bị hiểu<br />
sai là sự chú tâm vào những tình cảm (emotions), và tuy đôi khi đúng là như thế nhưng quả là một sự bóp méo<br />
nếu người ta xem việc nhấn mạnh vào tính chủ quan như là cách thức xem cảm xúc (feelings) có ý nghĩa quan<br />
trọng hơn các lĩnh vực tư duy và các suy nghĩ có chủ ý (cognitive and intentional spheres).<br />
<br />
Liên chủ thể (intersubjectivity)<br />
<br />
Khi hai con người tham gia sâu vào một công việc chung, ví dụ như mối quan hệ trong tâm lý trị liệu, sẽ tạo nên<br />
một hiện tượng (phenomenon) với những thuộc tính lớn hơn tổng số hai thành phần hợp lại. Sản phẩm mới tạo<br />
lập này được gọi là “liên chủ thể” (intersubjectve) (Levenson, 1983, 1991; Stolorow, Brandtchaft & Atwood,<br />
1987). Đó là sản phẩm của tiến trình nhận biết cả có ý thức lẫn dưới ngưỡng ý thức, về cả những gì được nói lẫn<br />
chưa được nói, cả những tín hiệu từ lời nói lẫn từ cơ thể, cả trong ký ức hiện tại lẫn dự báo cho tương lai, và<br />
phần nhiều những sự nhận biết này khó có thể nói hết thành lời.<br />
<br />
Bằng thuật ngữ hiện sinh quen thuộc hơn, các tác giả hay nói về tình trạng căn bản này của con người như là<br />
một tình trạng vừa tách rời khỏi người khác vừa vẫn như là một phần của người khác. Điều này cũng có ngụ ý<br />
khi nói về những cam kết trong việc trị liệu, cũng như sự phân tích các quá trình xảy ra trong trị liệu như phản<br />
kháng (resistance), chuyển di (transference) và chuyển di ngược (counter-transference) (Bugental, 1987).<br />
<br />
Sự hiện hữu (presence)<br />
<br />
Để có thể thực sự hiện hữu người ta phải nhận biết và tham gia đầy đủ vào thực tế sống ngay trong hiện tại,<br />
không sống tách biệt, đảm nhận các vai trò và khách thể hóa bản ngã của mình (self-objectification). Mức độ<br />
hiện hữu của chúng ta trong từng hoàn cảnh sống cụ thể luôn luôn thay đổi, bởi vì những trạng thái tình cảm,<br />
các dự định, các mối quan hệ với người xung quanh và nhiều chiều kích khác trong cuộc sống của chúng ta cũng<br />
liên tục thay đổi. Khi xem xét sự hiện hữu bên trong tình huống tâm lý trị liệu, chúng ta có thể thấy rằng cả hai<br />
con người, nhà trị liệu và thân chủ, đều cần phải hiện hữu một cách đầy đủ; nhưng đồng thời chúng ta cũng<br />
nhận thấy rằng đây không phải là một trạng thái mà một khi đã hình thành thì đương nhiên sẽ được duy trì sau<br />
đó. Sự hiện hữu ấy rất quan trọng trong tâm lý trị liệu; đó là một mục đích luôn phải được tìm kiếm liên tục<br />
nhưng thường lại hay bị bỏ quên.<br />
<br />
Những nhà trị liệu thông thái sẽ học cách quán sát sự hiện hữu của chính bản thân mình cũng như sự hiện hữu<br />
của thân chủ và nhận biết được những cách thức đặc trưng mà con người sử dụng để né tránh hiện hữu. Những<br />
cách thức né tránh này (sẽ mô tả trong phần sau) góp phần hình thành nên sự phản kháng (resistance) và luôn<br />
là một chủ đề quan trọng trong tâm lý trị liệu.<br />
<br />
Hệ thống kiến tạo Ngã-và-Thế giới (Self-and-World Construct System)<br />
<br />
Ngay từ những giờ phút đầu tiên trong đời, chúng ta đã thực sự dấn thân vào một quá trình vừa khám phá, vừa<br />
tạo tác nên một thế giới trong đó chúng ta sống và lập nên một bản sắc để bản thân mình có được một “chỗ<br />
đứng” trong thế gian này. Tất nhiên, phần nhiều những công việc sống động này là có tính tiềm ẩn, không diễn<br />
đạt được bằng lời và xảy ra bên ngoài tầm nhận biết. Tuy nhiên, cuộc sống sinh động của chúng ta tùy thuộc vào<br />
cách thức mà ta thực hiện quá trình này.<br />
<br />
Để sống trong thế gian, chúng ta phải hiểu rõ những gì là “tốt” và những gì là “nguy hiểm”; những gì có thể cho<br />
chúng ta sức mạnh, sự nâng đỡ và bảo vệ; những gì chúng ta phải làm để đạt đến sự hài lòng và tránh được<br />
những khổ đau. Trong khi hình thành những quan điểm này, chúng ta vẫn liên tục phát triển, duyệt xét lại và thể<br />
hiện quan niệm sống của chính mình – về những gì là sức mạnh và điểm yếu của chúng ta; về cách thức mà<br />
chúng ta xử lý các tình huống sống và về những gì mà chúng ta cố gắng tìm kiếm sâu xa nhất. Tất nhiên, phần<br />
lớn cái hệ thống Ngã-và-Thế-giới này tồn tại một cách tiềm ẩn và không thể diễn đạt thành lời.<br />
<br />
Khi xem xét từ bên ngoài, Hệ thống kiến tạo Ngã-và-Thế giới tạo nên điều mà chúng ta vẫn thường hình dung<br />
như là “nhân cách” hoặc “cá tính” của một con người. Khi xem xét từ bên trong, hệ thống này dường như “chỉ là<br />
cách thức mà qua đó các sự vật và bản thân ta đang tồn tại” (just the way things are and the way I am). Hệ<br />
thống ấy tự nó rất trong suốt và có chức năng như một lăng kính sàng lọc một số điều này và tập trung vào một<br />
số điều khác. Chính lăng kính ấy cũng có thể bóp méo nhận thức của chúng ta.<br />
<br />
Những thực tại hiện hữu (existential “givens”)<br />
<br />
Sẽ hữu ích khi chúng ta nhận thấy rằng cuộc sống mang đến cho tất cả chúng ta những điều kiện nhất định để<br />
tồn tại và để đáp ứng, mặc dù chúng ta có thể “rộng đường” thay đổi những cách thức đáp ứng này. Hệ thống<br />
kiến tạo Ngã-và-Thế giới là một mô hình vận hành thường xuyên những đáp ứng này. Hoặc, khi nhìn từ một góc<br />
độ khác, đó là cách thức chính yếu để chúng ta đương đầu với những lo âu, theo đuổi những lợi ích và thiết lập<br />
những giới hạn cho chính sự tồn tại của mình.<br />
<br />
Các tác giả theo xu hướng hiện sinh đã trình bày nhiều khía cạnh cơ bản trong cuộc sống của chúng ta, ở đây<br />
chúng ta chỉ xem xét đến 6 “yếu tố thực tại” của việc “làm người” (six “givens” of being human):<br />
<br />
Sự nhận biết (awareness)<br />
<br />
Khả năng cơ bản nhất trong tất cả các khả năng trong cuộc sống của chúng ta đó là khả năng chú ý đến cả<br />
những gì “ngoài kia” (out there) và những gì “trong này” (in here). Từ chõ nhận biết này mà phát sinh nên ý thức<br />
của chúng ta, khả năng nhận biết được ta đang nhận biết (awareness of being aware), mà điều này khiến cho<br />
cuọc sống con người có sự khác biệt về chất lượng (trong chừng mực những gì chúng ta biết được) so với các<br />
chủng loại khác trên hành tinh này. Do bởi ta nhận biết được ta đang tồn tại, do bởi ta nhìn thấy được những tác<br />
động của ta lên những gì ở xung quanh ta, do bởi ta có thể phản ánh được những gì ta đã trải nghiệm, cho nên<br />
cuộc sống của con người được tách biệt ra khỏi những trạng thái hiện hữu “phi ý thức” của những đồ vật, cây cỏ<br />
và muôn thú. Chúng ta thật sự không thể sống một cách vô tư vì chúng ta luôn luôn phải để lại những dấu ấn<br />
trong đời. (Nguyên văn: “We can never be truly innocent; we leave spoor wherever we pass” nghĩa là “Chúng ta<br />
không bao giờ thực sự là vô can; chúng ta để lại mùi bất cứ nơi nào mình đi qua”)<br />
<br />
Sự hiện thân (embodiedness)<br />
<br />
Thân thể hữu hình của chúng ta luôn chú tâm cả ngày lẫn đêm, tạo điều kiện và thiết lập giới hạn, nhắc nhở và<br />
điều khiển chúng ta. Những lập luận từ các học thuyết Nhị nguyên, Nhất nguyên hoặc Thuyết Tương tác... đều<br />
rất lý thú, nhưng tất cả đều không phản bác được sự hiện thân sống động liên tục của sự tồn tại.<br />
<br />
Thân thể của chúng ta dạy cho chúng ta rằng chúng ta là những “tiến trình” (processes) chứ không phải là<br />
những “cấu trúc” kiên định (fixed structures). Sự thay đổi liên tục của thân thể chúng ta là một ẩn dụ, một ví dụ<br />
và là một sự thật mà chúng ta có lẽ đã cố làm ngơ hoặc chối bỏ, nhưng sau cùng đó vẫn là thực tại của chúng<br />
ta. Sung sướng hay đau khổ cũng đều là những “giọng nói” của thân xác chúng ta; chúng là những giới hạn ở hai<br />
cực của một chuỗi vô số những trạng thái cảm xúc của chúng ta.<br />
<br />
Tính hữu hạn (Finitude)<br />
<br />
Trong bất cứu lĩnh vực nào chúng ta cũng chỉ có thể có một hiểu biết giới hạn, mặc dù chúng ta hiếm khi thực sự<br />
cảm nhận rõ điều này trong trải nghiệm chủ quan của chúng ta. Mặc dù sự thật rõ ràng là tất cả chúng ta đều<br />
phải chết, rằng chúng ta không thể làm được bất cứ điều gì mà mình đã lựa chọn, rằng có cả một đại dương<br />
mênh mông của những kiến thức vây quanh cái hòn đảo hiểu biết nhỏ bé của chúng ta... nhưng những xung lực<br />
bên trong vẫn thúc đẩy chúng ta đạt đến sự toàn hảo, để có được tất cả, biết được tất cả... và đó cũng là một<br />
thuộc tính cố hữu của chúng ta khi chúng ta đáp ứng lại với khả năng giới hạn của chúng ta. Vì bởi khả năng<br />
chúng ta hữu hạn, nên ta lại chuyển điều đó trở thành một tác nhân kích thích chúng ta tăng trưởng, triển nở,<br />
phát minh và sáng tạo.<br />
Khả năng hành động (Actonable)<br />
<br />
Chúng ta là những diễn viên trong “vở kịch cuộc đời” (drama of being), chứ không đơn giản chỉ là những khán<br />
giả. Chúng ta có thể làm hoặc tránh không làm; và quan trọng là ở chỗ chúng ta làm điều gì và không làm điều<br />
gì. Chính vì thế mà chúng ta có trách nhiệm. Từ mỗi hành động (kể cả những khi không hành động) tạo nên<br />
những đợt sóng hệ quả có thể lan rộng ra xa. Do khả năng hữu hạn, chúng ta không thể dự kiến được tất cả<br />
những gì có thể xảy ra, nhưng chúng ta vẫn phải “đánh cược” (we must place our bets). Và những gì chúng ta<br />
đang đặt cược vào chính là cuộc sống của chúng ta.<br />
<br />
Tính tự chủ (Autonomy)<br />
<br />
Để đương đầu với sự trống trải của cuộc sống, chúng ta hay đòi hỏi những dấu hiệu, những chỉ báo, hoặc những<br />
manh mối để biết được cách thức đảm nhận những việc mình có thể thực hiện sao cho có thể đạt khả năng<br />
thành công cao nhất, hoặc chí ít cũng có thể hạn chế đến mức thấp nhất những thất bại và phiền nhiễu. Có<br />
nhiều yếu tố được liệt kê ở đây như những thứ mà con người có thể lựa chọn để đáp ứng cho nhu cầu này:<br />
những con người, đức tin, các hóa chất, những nghi thức, những triết lý, những thương nhân, người diễn trò,<br />
những tổ chức thương mại... tất cả đều cuốn hút sự chú tâm của chúng ta.<br />
<br />
Nhưng chẳng có thứ nào trên đây thỏa nhu cầu trong mọi trường hợp; và vì thế chúng ta vẫn tiếp tục phải “đánh<br />
cược” mà chẳng bao giờ có thể chắc chắn được kết quả sau cùng của những nỗi khao khát.<br />
<br />
Tất cả nằm ở chỗ sự tự do của chúng ta. Trong hoàn cảnh bấp bênh, chắc chắn sẽ có những nỗi lo âu, nhưng<br />
cũng chính từ đó mà hình thành nên tính tự lập, tính sáng tạo, bản sắc cá nhân và đời sống cảm xúc của tất cả<br />
chúng ta. Đó chính là nguồn lực trong mỗi đời người để giúp người ấy sau cùng làm nên sự hiện hữu.<br />
<br />
Tách biệt nhưng vẫn liên hệ (separate but related)<br />
<br />
Mỗi người trong chúng ta đều ngụ cư trong cái thế giới riêng tư chủ quan của chính mình. Khi cố gắng làm<br />
những điều mình muốn, con người có thể không biết được điều gì xảy ra bên trong nội tâm của một người khác.<br />
Nhưng mặt khác, chúng ta cũng có khả năng thiết lập các mối quan hệ với những người khác, gắn bó và nối kết<br />
với họ. Những trải nghiệm phong phú nhất trong cuộc đời của hầu hết mọi người chính là khi ta chia sẻ những<br />
trải nghiệm của mình với những người khác. Người yêu, vợ chồng, gia đình, bè bạn, người đồng hành, các đối<br />
tác, đồng chí... là vô số những con người mà ta có thể thực hiện được những kết nối. Có thể nói rằng một con<br />
người chỉ có thể hiểu biết được về bản thân mình khi đang cố gắng làm tròn một việc gì đó, thông qua sự gắn<br />
kết sâu đậm với ít nhất là một người khác.<br />
<br />
Phản kháng và phòng vệ (Resistance and Defenses)<br />
<br />
Hệ thống kiến tạo Ngã-và-Thế giới của một con người chính là cuộc sống của người ấy – hoặc ít nhất là kế hoạch<br />
hoặc khuôn mẫu cho cuộc sống của người ấy. Nếu theo thời gian, hệ thống đó mang lại cho người ấy sự hài lòng<br />
và ít có điều phiền muộn, thì chắc chắn nó sẽ có khuynh hướng được duy trì và được bảo vệ chống lại bất cứ cố<br />
gắng nào làm thay đổi nó.<br />
<br />
Có một điều ít được thấy rõ đó là ngay cả khi hệ thống ấy không còn hoạt động hiệu quả, thì đương sự vẫn có<br />
thể cứ duy trì và bảo vệ nó. Vì thế nhiệm vụ của tâm lý trị liệu chiều sâu (depth psychotherapy) là phải tìm cách<br />
giúp cho thân chủ tạo nên những thay đổi lâu dài cho cuộc sống. Điều quan trọng cũng nằm ở chỗ những nhà<br />
tâm lý trị liệu có thiện chí cũng có thể không hoàn toàn hiểu thấu được khiến cho, bằng cách không chủ ý, họ tự<br />
làm cho công việc của họ thêm phần khó khăn hơn.<br />
<br />
Để có thể thay đổi cách thức sống và quan điểm sống của chính mình, con người phải xem xét và duyệt lại cái<br />
mảnh đất đặc thù nơi mình đang đứng. Không hề có một không gian trung dung (neutral space) nào để chúng ta<br />
có thể lui về rồi vô tư xem xét những gì là tốt và những gì là xấu trong cuộc đời mình, tìm xem những gì đang<br />
tác động lên cuộc sống chúng ta, hoặc để xem xét lại cách thức mà chúng ta đã đánh giá về những ưu, khuyết<br />
điểm của mình. Tất cả những cố gắng ấy đòi hỏi một điều rằng chủ thể đang được khảo sát ấy phải đồng thời<br />
vừa là khung tham chiếu vừa là nội dung của cuộc khảo sát; nó cũng tương tự như (tuy không đơn giản như thế)<br />
việc một người dùng bàn tay phải điều chỉnh chiếc máy chụp X quang đê ghi hình cho bàn tay trái của mình.<br />
<br />
Hai thuật ngữ rất thông dụng trong tâm lý trị liệu, “phản kháng” và “phòng vệ”, vì thế được xem như hai mặt của<br />
một tiến trình: sự duy trì hệ thống Ngã-và-Thế giới, một cơ cấu độc đáo trong cuộc sống mà thân chủ cảm thấy<br />
là rất thiết yếu cho sự hiện hữu của bản thân mình. Trước tiên, không có cách nào để cho thân chủ có thể có<br />
được một nhãn quan mới dựa trên hệ thống Ngã-và-Thế giới của chính anh ta.<br />
<br />
Những nhà trị liệu nào nhầm lẫn về sự phản kháng khi khảo sát cách thức sống của thân chủ với một vị trí đối<br />
nghịch với họ thì sẽ có thể làm xáo trộn tiến trình trị liệu và có thể sẽ kết thúc trị liệu như là một “đối thủ” của<br />
thân chủ thay vì như là một “đồng minh” của họ.<br />
<br />
Tìm kiếm (Searching)<br />
<br />
Chúng ta sẽ hiểu rõ hơn công việc trị liệu nếu giờ đây chúng ta quay trở lại bàn luận về những khả năng của con<br />
người, những khả năng mà thường vẫn ít được thừa nhận và đánh giá cao nhưng lại rất thiết yếu đối với cuộc<br />
sống và là trung tâm của các liệu pháp tâm lý theo xu hướng nhân văn – hiện sinh.<br />
<br />
Con người có hai chương trình thiết yếu cho cuộc sống đã được “cài đặt sẵn” như sau: Đó là Tìm kiếm<br />
(searching) và Học tập (learning). Nói một cách đơn giản thì học tập là khả năng mà chúng ta huy động đến khi<br />
phải đối đầu với những tình huống mà chúng ta phải thực hành những phương thức đáp ứng. Tìm kiếm là một<br />
tiến trình có tính bổ trợ; đó chính là điều chúng ta làm khi không có sẵn những con đường đã định để đương đầu<br />
với những tình huống quan trọng đối với chúng ta.<br />
<br />
Việc tìm kiếm liên quan đến sự mở lòng chấp nhận những rủi ro đối với những gì chưa được hiểu rõ, khám phá<br />
những khả năng, thử nghiệm những gì xem ra là có thể, sử dụng những cách thức thay thế khi hoàn cảnh bị bế<br />
tắc và sau cùng là giải quyết được tình huống.<br />
<br />
Khả năng tìm kiếm không phải là một sự phát minh hoặc khám phá trong định hướng trị liệu hiện tại. Nó đã được<br />
áp dụng qua suốt tiến trình lịch sử loài người, nhưng chính là khi xuất hiện tâm lý trị liệu, nó trở thành lĩnh vực tự<br />
nhận biết bản thân, được gọi tên và được chú ý đến nhiều hơn. Tìm kiếm (searching) là một thuật ngữ được sử<br />
dụng trong tâm lý học Mỹ và cũng có phần tương tự với những phương thức khác có tác dụng dẫn đường vào<br />
nguồn sức mạnh tương tự ở con người như liên tưởng tự do (free association) trong phân tâm học, sự “bộc<br />
lộ” (unfolding) của Buber (được công nhận bởi Welwood, 1982) và “tập trung tiêu điểm” (focusing) của Gendlin<br />
(1978).<br />
<br />
Vấn đề chẩn đoán và các thể loại nhân cách<br />
<br />
Từ những gì đã được mô tả từ đầu cho đến giờ, quan điểm nhân văn – hiện sinh rõ ràng là ít có những nhu cầu<br />
về chẩn đoán theo như thông lệ, ví dụ như xem xét các tiêu chí chẩn đoán của DSM-IV hoặc chẩn đoán các thể<br />
loại nhân cách. Phần nhiều các ứng dụng chẩn đoán trong tâm lý học và tâm thần học đã xem nhân cách và các<br />
tiêu chí chẩn đoán như thể chúng là những cấu trúc. Trong khi đó, xu hướng nhân văn – hiện sinh xem con<br />
người như những tiến trình diễn tiến liên tục. Các tác giả của xu hướng này không phủ nhận việc những khuôn<br />
mẫu hành vi, cảm xúc và quan hệ vẫn có thể được quan sát thấy. Tuy nhiên, các thể loại được sử dụng để xác<br />
định các khuôn mẫu này thì quá chung chung và mơ hồ khiến chúng thường làm cho việc hiểu biết một con<br />
người cụ thể càng thêm khó khăn chứ không được rõ ràng. Cách phân chia con người thành những thể loại có<br />
thể sử dụng ngắn gọn trong việc qản lý, nhưng thường làm cho việc hiểu biết tình trạng hiện hữu của từng cá<br />
nhân trở nên mơ hồ và vì thế làm trở ngại cho công việc thực hiện tâm lý trị liệu chiều sâu.<br />
<br />
Quan điểm nhân văn – hiện sinh không làm việc dựa trên sự “dán nhãn” hoặc “cho một mã số” lên trên một thân<br />
chủ. Mỗi thân chủ được xem như một trường hợp độc đáo; mỗi người phải được tiếp cận bằng một thái độ rộng<br />
mở để được khám phá.<br />
<br />
YẾU TỐ BÌNH PHỤC<br />
Marcel Proust đã viết: “Cuộc hành trình khám phá thực sự không chỉ bao gồm việc nhìn thấy những lãnh địa mới<br />
mà còn phải có những tầm nhìn mới”. Sự thay đổi cơ bản nhất trong tất cả các trải nghiệm của con người đó là<br />
sự thay đổi về mặt nhận thức. Khi xem xét những tình huống sống quen thuộc bằng cái nhìn mới mẻ, chúng ta<br />
có thể nhìn thấy những khả năng mà trước đó có thể không nhìn thấy được. Nhiệm vụ trung tâm của tâm lý trị<br />
liệu là giúp cho thân chủ khám phá được những cách thức mà lâu nay họ đã sử dụng để tự hạn chế tầm nhìn của<br />
mình đối với các lĩnh vực quan trọng trong cuộc sống. Khi đã đạt đến sự nhận biết này, sự thay đổi được xem là<br />
đã xảy ra. Đây chính là một thực tại đáng ngạc nhiên: Tiến trình nhận ra được cách thức mà chúng ta tự gây trở<br />
ngại cho sự nhận biết của bản thân mình đồng thời cũng chính là tiến trình khởi đầu cho việc làm giảm những trở<br />
ngại.<br />
<br />
Để có được kết quả này, tức là để giải phóng năng lực nhận biết của thân chủ, thân chủ cần phải được giúp đỡ<br />
để có thể trở nên hiện hữu đầy đủ trong việc trị liệu. Hiện hữu nghĩa là tính chất của một con người có thể tiếp<br />
cận được và thể hiện được một cách cởi mở trong từng khoảnh khắc ở hiện tại. Đó là một chiều kích của sự trải<br />
nghiệm mà không hề có một điểm dừng sau cùng. Chúng ta luôn luôn ở một mức độ thể hiện ít hơn sự hiện hữu<br />
đầy đủ. Những cách thức mà chúng ta hạn chế sự hiện hữu của mình chính là cách thức mà chúng ta dùng để<br />
hạn chế khả năng nhận biết của chính mình, nhưng (điều này cũng là điểm tối quan trọng) chúng cũng chính là<br />
những cách thức mà chúng ta tạo nên cuộc sống và ý nghĩa cuộc sống.<br />
<br />
Vì thế, khi nhà trị liệu làm việc với thân chủ để giúp thân chủ giảm bớt những sự giới hạn khả năng của mình<br />
(những “phản kháng”) thì công việc đó có thể được thân chủ trải nghiệm như là một mối đe dọa đối với cuộc<br />
sống của mình. Điều này được trải nghiệm “đúng” ở chỗ cách thức sống của thân chủ trong thế gian này phải<br />
được thay đổi, nhưng “không đúng” ở chỗ thân chủ cảm nhận có thể gặp nguy hiểm vì bản thân mình có thể bị<br />
hủy hoại.<br />
<br />
Cũng giống như một loại khả năng “nội thị” (insight), nó có thể trở thành yếu tố then chốt giúp tạo nên sự thay<br />
đổi có tính trị liệu. Nhưng đây không phải là loại “nội thị” được cung cấp bởi sự diễn giải của một nhà trị liệu<br />
phân tâm hoặc do thân chủ giải bày qua vài lời nói có tính vắn tắt (Ý nói về “liên tưởng tự do” – Người dịch).<br />
<br />
“Cái nhìn từ bên trong” (inner vision) là một thuật ngữ chỉ sự thấu hiểu các tiến trình chủ quan bên trong con<br />
người, trên nhiều bình diện, nhiều ý nghĩa, về nhận thức cũng như cảm xúc, cả trên sự nhận biết trước khi dùng<br />
lời và ngoài việc dùng lời. Cái nhìn từ bên trong thường có tính chất man mác, lan tỏa, chỉ có thể nắm bắt và diễn<br />
tả bằng lời một phần nào đó. Tuy nhiên, nếu được trải nghiệm một cách thục sự, con người đó có thể ít nhiều<br />
được thay đổi sau đó.<br />
<br />
Dĩ nhiên, việc xuất hiện của một cái nhìn bên trong như thế không phải là điểm dừng sau cùng, cũng không phải<br />
là sự “lành bệnh” mà thân chủ ban đầu đã tìm kiếm; nó cũng không đủ để tạo nên sự thay đổi có tính lâu dài.<br />
Chính tiến trình “khơi thông” (working-through) trong đó thân chủ nhận ra được những cách thức tự hạn chế sự<br />
nhận biết của mình mới có vai trò thiết yếu cho những thay đổi lâu dài.<br />
<br />
Nhà trị liệu nhân văn – hiện sinh không cố gắng thực hiện việc diễn giải để trực tiếp tạo nên cái nhìn từ bên<br />
trong này. Tuy nhiên, nhà trị liệu thường “thách thức” (confront) thân chủ đối diện với thực tế rằng họ đã hạn<br />
chế khả năng nhận biết của mình, đối diện với những nhu cầu của bản thân thân chủ muốn tự hạn chế mình và<br />
những gì mà họ phải “trả giá” khi duy trì tình trạng gới hạn này.<br />
<br />
Việc trị liệu tập trung quanh việc thân chủ hiện hữu như thế nào trong cuộc sống. Điều này có nghĩa là xem xét<br />
thái độ của thân chủ đối với thực tế cuộc sống của họ, đối với hướng đi của cuộc đời họ, đối với mức độ mà thân<br />
chủ cảm thấy có thể mang lại sự thay đổi cho cuộc sống của mình, đối với những mối quan hệ và các hoạt động<br />
xảy ra trong cuộc sống của mình và đối với nhãn quan của thân chủ về cuộc sống, cả về những ý nghĩa chung<br />
nhất lẫn những ý nghĩa tức thời. Nói đến việc thân chủ hiện hữu “như thế nào” trong cuộc sống tức là nói về khả<br />
năng của người ấy có thể rộng mở, biết chấp nhận và trân trọng những gì đang còn tiềm ẩn chưa được nhận biết<br />
bên trong bản thân con người của mình.<br />
<br />
Điều chủ yếu cần được quan sát có liên quan đến chủ đề trung tâm này chính là sự hiện hữu của thân chủ trong<br />
tiến trình trị liệu và việc thân chủ có sử dụng những cơ hội có tính trị liệu của họ hay không. Sự hiện hữu là một<br />
trạng thái thuộc về trải nghiệm mà mọi người có thể nhận biết được, ít nhất là ở mức độ tiềm ẩn, tuy nhiên nó lại<br />
thường bị bỏ qua. Để dễ hiểu hơn có lẽ ta sẽ nhận diện được sự hiện hữu bằng cách nêu ra những gì không<br />
phải là hiện hữu. Hiện hữu không phải là nói chuyện về vấn đề của thân chủ, bàn luận về những suy nghĩ và<br />
hành vi của thân chủ. Hiện hữu không phải là thiết lập mối quan hệ phù hợp hoặc bàn luận và đáp ứng với<br />
những chủ đề quan trọng trong đời sống của thân chủ. Hiện hữu là một thái độ chú tâm, dấn thân và sẵn lòng<br />
đối mặt với các nguy cơ. Khi cả thân chủ và nhà trị liệu cùng hiện hữu đối với sự trải nghiệm chủ quan của thân<br />
chủ, lúc đó một năng lượng mạnh mẽ sẽ được phóng thích ra từ đó có thể dẫn đến việc gia tăng khả năng nhận<br />
biết sự tồn tại (“aware being”) của bản thân thân chủ.<br />
<br />
Trong phần trên, chúng ta đã nhấn mạnh vào sự hiện hữu của cả thân chủ và nhà trị liệu. Tâm lý trị liệu, được<br />
nói đến ở đây, không phải là “một điều gì đó được làm cho thân chủ”; mà nó chính là “một thành quả của sự hợp<br />
sức từ hai đối tác cùng tham gia vào” (an achievement of the partnership of the two so engaged).<br />
<br />
Ý nghĩa rõ rệt của điều này là ở chỗ: trạng thái lành mạnh về tâm thần và cảm xúc của nhà trị liệu là một biến số<br />
(variable) có tính thiết yếu trong quá trình trị liệu. Điều này không có ý nói rằng nhà trị liệu phải “làm sạch” hoặc<br />
hoàn toàn tự do không lệ thuộc vào các vấn đề cảm xúc. Nó cũng không có nghĩa là khi nhà trị liệu đạt đến mức<br />
độ thực sự hiện hữu trong việc tham gia vào mối quan hệ với thân chủ thì những cố gắng của ông ta sẽ đạt được<br />
đến mức tối ưu.<br />
<br />
Có một số phương pháp trị liệu đả thể hiện tính chất đặc trưng như sau: “chẳng làm gì cả, ngoài việc hiện diện<br />
cùng với thân chủ” (nothing, but just being with the client). Đây là một sự đơn giản hóa rất ngờ nghệch và có thể<br />
gây nguy hiểm. Để có thể hiện diện một cách hài hòa với một người khác thì phải vận dụng tối đa cả sự nỗ lực<br />
của từng cá nhân lẫn sự nỗ lực hợp sức của hai con người. Như đã mô tả ở phần trên, một số người có thể hình<br />
dung về sự hiện hữu “đơn giản chỉ là ở cùng với” thân chủ. Khi thái độ có tính qua loa này chiếm ưu thế, lúc đó<br />
nhà trị liệu thường sẽ quan tâm nhiều hơn đến yếu tố kỹ thuật thay vì là chú tâm đến sự hiện hữu. Kết quả là<br />
công việc trị liệu sẽ bị hạn chế mà điều này không được nhà trị liệu nhận biết. Nói cách khác, việc nhà trị liệu bận<br />
tâm nhiều đến các kỹ thuật có thể là cách nhà trị liệu kháng cự lại với việc hiện hữu một cách trung thực với thân<br />
chủ của mình.<br />
<br />
Sự thành công trong tâm lý trị liệu phụ thuộc vào “độ hội tụ” (convergence) của sự hiện hữu từ cả thân chủ lẫn<br />
nhà trị liệu. Để việc này có thể xảy ra, những mối bận tâm về cuộc sống của thân chủ phải được “huy động”.<br />
Thật hữu ích khi ta suy nghĩ về những nỗi bận tâm của thân chủ theo bốn khía cạnh sau: (1) Những đau khổ,<br />
stress, lo âu và một số dạng thức phiền muộn khác; (2) Hy vọng, khao khát tìm kiếm một trải nghiệm sống khác;<br />
(3) Sẵn sàng dấn thân một cách đầy đủ - về thời gian, tiền bạc, tình cảm và sự nỗ lực; và (4) Chấp nhận nhu cầu<br />
cần phải chú ý đến nội tâm bên trong để mang lại những đổi thay mong muốn.<br />
<br />
Trong một mối liên minh trị liệu hiệu quả (effective therapeutic alliance), những bận tâm của thân chủ sẽ được<br />
đáp ứng và được hỗ trợ bởi mối bận tâm tương ứng của nhà trị liệu – mối bận tâm này cũng được thể hiện trên<br />
bốn phương diện như sau: (1) Công việc trị liệu phải tương ứng với nhu cầu thể hiện tính hài hòa (genuine need)<br />
của nhà trị liệu; (2) Nhà trị liệu đạt đến một tầm nhìn (vision) để thấy được sự lành mạnh tiềm ẩn bên trong thân<br />
chủ; (3) Nhà trị liệu được chuẩn bị để sẵn sàng hiện hữu ngay cả trước khi thân chủ đạt được trạng thái này; và<br />
(4) Nhà trị liệu cần phải học cách tin tưởng, bảo vệ và sử dụng tính nhạy cảm sâu sắc của mình (deep<br />
sensitivity).<br />
<br />
Sự “hội tụ” những mối bận tâm từ thân chủ và nhà trị liệu (tuy không bao giờ toàn hảo, nhưng thường vẫn mỗi<br />
lúc một phát triển thêm) có thể ung đúc nên một sức mạnh to lớn đủ để có thể vượt qua được những trở lực<br />
nặng nề của những năm tháng thân chủ sống với cái ngã xưa cũ gò bó, cứng nhắc, và cũng rất thường hay xảy<br />
ra là những trở lực từ những người khác xung quanh giữ thân chủ lại không cho người này thay đổi.<br />
<br />
Khi mối liên minh trị liệu mang lại nguồn năng lượng mạnh mẽ này, có thể nói tâm lý trị liệu đã sử dụng đến một<br />
trong số những sức mạnh to lớn nhất trên thế gian này. Nếu cách trình bày này nghe có vẻ cực đoan, thì cũng<br />
xin nhắc lại rằng: tất cả mọi hình thái năng lượng khác như điện năng, lực hấp dẫn, lực cơ học, vv... đều được<br />
khai thác và điều khiển bởi những chủ tâm của con người.<br />