Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014<br />
<br />
TRẺ SƠ SINH SANH RẤT NON SUY HÔ HẤP CẤP:<br />
KẾT QUẢ VÀ CHI PHÍ ĐIỀU TRỊ<br />
Hồ Tấn Thanh Bình*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Đánh giá kết quả và chi phí điều trị của trẻ sanh rất non suy hô hấp cấp nhập khoa Hồi sức sơ<br />
sinh (HSSS) bệnh viện Nhi Đồng 1 từ 1/2013 – 12/2013.<br />
Phương pháp: Chọn các trẻ sanh non có tuổi thai 28 – 32 tuần, nhập khoa Hồi sức sơ sinh trước 24 giờ tuổi<br />
vì suy hô hấp cấp, ghi nhận các thông tin bệnh lý và chi phí điều trị đến xuất viện.<br />
Kết quả: Có 90 trẻ được nhận vào nghiên cứu. Tỉ lệ cứu sống là 91,1% với chi phí hiệu quả sống còn là<br />
23.346.504 đồng và thời gian nằm viện trung bình là 41,8 ngày. Tỉ lệ các biến chứng liên quan sanh non: nhiễm<br />
trùng bệnh viện (41,1%), bệnh phổi mạn (16,7%), còn ống động mạch lớn (11,1%), viêm ruột (11,1%), bệnh lý<br />
võng mạc sơ sinh (7,8%). Cứ mỗi 10% cân nặng lúc sanh giảm, chi phí điều trị tăng 30,1%; số ngày nằm viện<br />
tăng 16,4% (p = 0,00). Nhóm có biến chứng nhiễm trùng bệnh viện so với nhóm không biến chứng có tổng chi<br />
phí tăng thêm 272%; số ngày nằm viện tăng thêm 86% (p = 0,00). Nhóm có biến chứng nhiễm trùng bệnh viện<br />
kèm bệnh phổi mạn hoặc còn ống động mạch lớn so với nhóm không biến chứng có tổng chi phí tăng thêm 666%;<br />
số ngày nằm viện tăng thêm 159% (p = 0,00).<br />
Kết luận: Tỉ lệ cứu sống 91,1% với chi phí hiệu quả sống còn là 23.346.504 đồng. Nhóm trẻ này có nhiều<br />
biến chứng liên quan sanh non như nhiễm trùng bệnh viện, bệnh phổi mạn, còn ống động mạch lớn, viêm ruột,<br />
bệnh lý võng mạc sơ sinh. Cân nặng lúc sanh thấp và các biến chứng liên quan đến sanh non làm tăng cao thời<br />
gian nằm viện và chi phí điều trị.<br />
Từ khóa: sanh non, suy hô hấp cấp, chi phí, biến chứng của sanh non.<br />
ABSTRACT<br />
VERY PRETERM WITH RESPIRATORY DISTRESS SYNDROME:<br />
OUTCOME AND COST OF TREATMENT<br />
Ho Tan Thanh Binh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - Supplement of No 4- 2014: 48 - 53<br />
Objective: Evaluate outcome and treatment‘s cost of very preterm babies with respiratory distress syndrome<br />
(RDS) in Neonatal Intensive Care Unit (NICU) – Children’s Hospital 1 from 1/2013 – 12/2013.<br />
Methods: Preterm from 28 – 32 weeks with RDS admitted to NICU before 24 hours after birth were<br />
included and followed up to discharge.<br />
Results: 90 very preterm were included. The survival rate was 91.1% with the cost effectiveness 23,346,504<br />
VND and mean hospital stay 41.8 days. The incidence of complications related to preterm: nosocomial infection<br />
(41.1%), chronic lung disease (CLD) (16.7%), large PDA (11.1%), enterocolitis (11.1%), retinopathy of<br />
prematurity (7.8%). Every 10% decrease of birth weight, the treatment’s cost increased 30.1% and the length<br />
hospital stay increased 16.4% (p = 0.001). The preterm babies with nosocomial infection had treatment’s cost<br />
272% higher and length hospital stay 86% longer than whom without complication (p = 0.001). The preterm<br />
babies with nosocomial infection associated with CLD or large PDA had treatment’s cost 666% higher and length<br />
hospital stay 159% longer than whom without complication (p = 0.001).<br />
Conclusions: The survival rate was 91.1% with the cost effectiveness 23,346,504 VND. Very preterm babies<br />
with RDS had many complications as nosocomial infection, chronic lung disease, large PDA, enterocolitis,<br />
* Khoa Hồi sức sơ sinh - Bệnh viên Nhi Đồng 1<br />
Tác giả liên lạc: Ths.Bs Hồ Tấn Thanh Bình<br />
ĐT: 0908440550<br />
<br />
48<br />
<br />
Email: httbinh80@gmail.com<br />
<br />
Chuyên Đề Nhi Khoa<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
retinopathy of prematurity. The low birth weight and the complications related to preterm increase significantly<br />
the length of hospital stay and cost of treatment.<br />
Keywords: preterm, respiratory distress syndrome, cost of treatment, complications related to preterm.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
<br />
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
<br />
Với những tiến bộ của hồi sức sơ sinh, khả<br />
năng cứu sống của các trẻ sanh rất non suy hô<br />
hấp cấp được tăng lên, nhưng cũng đồng thời<br />
tăng những bệnh tật liên quan, tăng thời gian<br />
nằm viện và nhất là chi phí điều trị(2,12,15). Các<br />
biến chứng liên quan sanh non như nhiễm<br />
trùng bệnh viện, bệnh phổi mạn, bệnh lý võng<br />
mạc … không chỉ làm tăng tỉ lệ tử vong mà<br />
còn làm tăng di chứng ở nhóm trẻ được cứu<br />
sống(12,14). Chi phí hồi sức chiếm phần lớn chi<br />
phí của cả bệnh viện, chi phí cho trẻ sanh non<br />
rất nhẹ cân chiếm hơn 10% tổng chi phí của<br />
các bệnh nhi(2,15). Vấn đề đánh giá chất lượng<br />
điều trị và chi phí cần được quan tâm và<br />
nghiên cứu đánh giá. Do đó chúng tôi tiến<br />
hành nghiên cứu “Trẻ sơ sinh sanh rất non suy<br />
hô hấp cấp: kết quả và chi phí điều trị” nhằm<br />
đánh giá chất lượng của điều trị không chỉ qua<br />
kết quả sống còn mà qua các bệnh tật liên<br />
quan đến sanh non và các chi phí điều trị<br />
tương ứng.<br />
<br />
Nghiên cứu được tiến hành từ 1/1/2013 đến<br />
31/12/2013. Chúng tôi chọn vào nghiên cứu các<br />
trẻ sanh non có tuổi thai từ 28 – 32 tuần, nhập<br />
khoa HSSS bệnh viện Nhi Đồng 1 trước 24 giờ<br />
tuổi vì suy hô hấp cấp. Loại ra khỏi nghiên cứu<br />
những trẻ sơ sinh nhập viện sau 24 giờ tuổi,<br />
không cần hỗ trợ hô hấp khi nhập khoa HSSS<br />
hoặc có dị tật bẩm sinh nặng. Các trẻ trong<br />
nghiên cứu được ghi nhận các thông tin bệnh lý<br />
trong thời gian nằm viện bao gồm các chẩn đoán<br />
nhiễm trùng bệnh viện (viêm phổi, nhiễm khuẩn<br />
huyết, viêm màng não), bệnh phổi mạn trung<br />
bình – nặng, còn ống động mạch lớn, viêm ruột<br />
và bệnh lý võng mạc sơ sinh cần điều trị laser<br />
quang động. Chi phí điều trị được ghi nhận khi<br />
xuất khoa Hồi sức sơ sinh và khi xuất viện. Chi<br />
phí điều trị chỉ bao gồm chi phí giường nằm cho<br />
trẻ sơ sinh và bà mẹ (không bao gồm phí dịch<br />
vụ); chi phí chiều đèn, giường sưởi, thủ thuật, hỗ<br />
trợ hô hấp (oxy, NCPAP, thở máy), thuốc, dịch<br />
truyền, sản phẩm của máu, xét nghiệm, vật tư y<br />
tế tiêu hao sử dụng trưc tiếp cho bệnh nhân. Chi<br />
phí được tính dựa trên đơn giá (đồng Việt Nam)<br />
theo quy định của bệnh viện. Chi phí được chi<br />
trả bởi thân nhân bệnh nhi và / hoặc bảo hiểm y<br />
tế. Chi phí điều trị không bao gồm các loại chi<br />
phí cố định. Kết quả điều trị bao gồm sống xuất<br />
viện, tử vong và bệnh nặng xin về. Dữ liệu được<br />
nhập bằng phần mềm Excel. Phân tích và xử lý<br />
thống kê bằng phần mềm R.<br />
<br />
Mục tiêu nghiên cứu<br />
Mục tiêu tổng quát<br />
Đánh giá kết quả và chi phí điều trị của trẻ<br />
sanh rất non suy hô hấp cấp nhập khoa Hồi<br />
sức sơ sinh (HSSS) bệnh viện Nhi Đồng 1 từ<br />
1/2013 – 12/2013.<br />
<br />
Mục tiêu cụ thể<br />
Mô tả kết quả điều trị của trẻ sanh rất non<br />
suy hô hấp cấp (tỉ lệ tử vong, thời gian nằm viện,<br />
KẾT QUẢ<br />
tỉ lệ một số biến chứng của sanh non) và chi phí<br />
Trong thời gian nghiên cứu từ 1/1/2013 đến<br />
điều trị.<br />
31/12/2013, có tất cả 90 trẻ tuổi thai từ 28 – 32<br />
Xác định mối liên quan giữa chi phí điều trị,<br />
tuần suy hô hấp cấp thỏa các điều kiện nhận vào<br />
thời gian nằm viện với cân nặng lúc sanh và các<br />
nghiên cứu.<br />
nhóm biến chứng của sanh non.<br />
Bảng 1: Đặc điểm và kết quả điều trị của 90 trẻ sanh rất non suy hô hấp trong nghiên cứu<br />
Đặc điểm<br />
Cân nặng lúc sanh (gr)<br />
Thời gian nằm khoa HSSS (ngày)<br />
<br />
Chuyên Đề Nhi Khoa<br />
<br />
Kết quả<br />
1447 ±253 (800 – 1800)<br />
20,5 ±21,1 (2 – 122)<br />
<br />
49<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Biến chứng<br />
của sanh non<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014<br />
<br />
Đặc điểm<br />
Thời gian nằm viện (ngày)<br />
Tử vong / Nặng xin về<br />
Nhiễm trùng bệnh viện (Viêm phổi / Nhiễm khuẩn huyết / Viêm màng não)<br />
Bệnh phổi mạn trung bình – nặng<br />
Sử dụng Dexamethasone<br />
Còn ống động mạch lớn<br />
Viêm ruột<br />
Bệnh lý võng mạch sơ sinh cần điều trị<br />
<br />
Kết quả<br />
41,8 ± 24,1 (5 – 122)<br />
8 (8,9%)<br />
37 (41,1%)<br />
15 (16,7%)<br />
9 (10,0%)<br />
10 (11,1%)<br />
10 (11,1%)<br />
7 (7,8%)<br />
<br />
Bảng 2: Chi phí điều trị của trẻ sanh rất non suy hô hấp cấp trong nghiên cứu<br />
Đặc điểm<br />
Thở máy<br />
Thở NCPAP<br />
Sử dụng Surfactan<br />
Sử dụng sữa non tháng<br />
Chi phí điều trị ở khoa HSSS<br />
Tổng chi phí điều trị<br />
Chi phí hiệu quả sống còn<br />
<br />
Số ca (%)<br />
28 (31,1%)<br />
77 (85,6%)<br />
14 (15,6%)<br />
87 (96,7%)<br />
90 (100%)<br />
90 (100%)<br />
<br />
Chi phí trung bình<br />
3.256.250 (87.500 – 18.462.500)<br />
1.130.000 (50.000 – 10.450.000)<br />
24.982.142 (13.990.000 – 27.980.000)<br />
323.662 (3.900 – 8.604.900)<br />
14.280.044 (199.759 – 79.619.576)<br />
21.268.665 (790.716 – 80.587.174)<br />
23.346.504<br />
<br />
khoa HSSS và tổng số ngày nằm viện tăng lần<br />
lượt 30,8% và 16,4% (p = 0,00).<br />
<br />
Biểu đồ 1 và 2: Mối liên quan giữa chi phí điều trị,<br />
thời gian nằm viện với cân nặng lúc sanh<br />
Cứ mỗi 10% cân nặng lúc sanh giảm, chi phí<br />
điều trị ở khoa HSSS và tổng chi phí tăng lần<br />
lượt 37,6% và 30,1% (p = 0,00); số ngày điều trị ở<br />
<br />
50<br />
<br />
Biểu đồ 3 và 4: Chi phí điều trị, thời gian điều trị<br />
theo các nhóm biến chứng của sanh non<br />
<br />
Chuyên Đề Nhi Khoa<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014<br />
Nhóm có biến chứng nhiễm trùng bệnh viện<br />
so với nhóm không biến chứng có chi phí điều<br />
trị ở khoa HSSS và tổng chi phí tăng thêm lần<br />
lượt là 354% và 272% (p = 0,00); số ngày điều trị<br />
ở khoa HSSS và tổng số ngày nằm viện tăng<br />
thêm lần lượt 109% và 86% (p = 0,00).<br />
Nhóm có biến chứng nhiễm trùng bệnh viện<br />
kèm bệnh phổi mạn hoặc còn ống động mạch<br />
lớn so với nhóm không biến chứng có chi phí<br />
điều trị ở khoa HSSS và tổng chi phí tăng lần<br />
lượt là 744% và 666% (p = 0,00); số ngày điều trị<br />
ở khoa HSSS và tổng số ngày nằm viện tăng<br />
thêm lần lượt 362% và 159% (p = 0,00).<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Nhóm trẻ sơ sinh trong nghiên cứu chúng tôi<br />
có cân nặng lúc sanh trung bình là 1447 gr, dao<br />
động từ 800 – 1800 gr. Tỉ lệ tử vong được ghi<br />
nhận là 8,9%, có giảm khi so với kết quả nghiên<br />
cứu của tác giả Tăng Chí Thượng năm 2007 với<br />
tỉ lệ tử vong ở nhóm < 1000 gr, 1000 – 1499 gr,<br />
1500 – 2499 gr lần lượt là 31,8%, 11,3%, 21,2%(15).<br />
Ở các nước đã phát triển, nhóm trẻ sanh non suy<br />
hô hấp cấp được cải thiện khả năng cứu sống rất<br />
đáng kể từ 40% (năm 1970 – 1974) xuống 10%<br />
(năm 1985 – 1989) nhờ vào chiến lược hỗ trợ hô<br />
hấp với NCPAP, dinh dưỡng tĩnh mạch và tiếp<br />
tục giảm xuống 2% (năm 2000 – 2004) nhờ sử<br />
dụng corticoid trước sanh và surfactant sau<br />
sanh(4,14). Tỉ lệ sử dụng surfactant trong nghiên<br />
cứu chúng tôi là 15,6%, thấp so với y văn(2,19).<br />
Hiện tại, chúng tôi đang áp dụng chiến lược sử<br />
dụng surfactant điều trị cứu sống; trong khi y<br />
văn chứng minh ở nhóm trẻ dưới 32 tuần nên áp<br />
dụng chiến lược sử dụng surfactant sớm và sử<br />
dụng surfactant liều 2 khi có chỉ định sẽ giúp cải<br />
thiện tỉ lệ tử vong và giảm các biến chứng bệnh<br />
phổi mạn, rò rỉ khí phổi(3,6,13,14). Để thực hiện<br />
được chiến lược này cần có sự phối hợp giữa các<br />
đơn vị sản – nhi tuyến trước và đơn vị hồi sức sơ<br />
sinh trong vấn đề corticoid trước sanh, hồi sức<br />
sau sanh, chuyển viện, hỗ trợ hô hấp và sử dụng<br />
surfactant sớm.<br />
Chi phí điều trị và thời gian nằm viện trung<br />
bình của trẻ sanh rất non suy hô hấp là<br />
<br />
Chuyên Đề Nhi Khoa<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
21.268.665 đồng / 41,8 ngày, riêng ở khoa HSSS<br />
là 14.280.044 đồng / 20,5 ngày. Chi phí hiệu quả<br />
sống còn là 23.346.504 đồng. Trẻ càng nhẹ cân<br />
chi phí điều trị và thời gian điều trị càng tăng, cứ<br />
10% cân nặng lúc sanh giảm thì chi phí điều trị ở<br />
khoa HSSS và tổng chi phí tăng lần lượt 37,6%<br />
và 30,1% (p = 0,00); số ngày điều trị ở khoa HSSS<br />
và tổng số ngày nằm viện tăng lần lượt 30,8% và<br />
16,4% (p = 0,00). Do đó chi phí hiệu quả của trẻ<br />
sanh non là vấn đề cần được cân nhắc đánh giá.<br />
Có đến 41,1% trường hợp có biến chứng<br />
nhiễm trùng bệnh viện bao gồm viêm phổi bệnh<br />
viện, nhiễm khuẩn huyết có nuôi cấy bệnh phẩm<br />
dương tính, sử dụng đến các kháng sinh bậc cao<br />
như là nhóm Imipenem ± Vancomycin hoặc có<br />
viêm màng não. Ở nhóm 8 trẻ tử vong, tất cả đều<br />
có biến chứng nhiễm trùng bệnh viện, trong đó 6<br />
trẻ có nguyên nhân tử vong là do nhiễm trùng<br />
huyết ± sốc nhiễm trùng. Chi phí điều trị của<br />
nhóm trẻ có biến chứng nhiễm trùng bệnh viện<br />
tăng thêm lần lượt là 354% và 272% (p = 0,000) so<br />
với nhóm không biến chứng. Theo y văn, tỉ lệ<br />
nhiễm trùng bệnh viện ở nhóm trẻ rất nhẹ cân<br />
khoàng 20 – 30%, nhưng có thể tăng đến 43% ở<br />
nhóm trẻ 400 – 750 gr(1). Do đó phòng ngừa<br />
nhiễm trùng bệnh viện là một biện pháp quan<br />
trọng sống còn không chỉ để giảm tỉ lệ tử vong,<br />
giảm di chứng mà còn giúp giảm phần lớn chi<br />
phí điều trị.<br />
Tỉ lệ bệnh phổi mạn trung bình – nặng<br />
trong nghiên cứu chúng tôi là 16,7%. Tỉ lệ bệnh<br />
phổi mạn chung theo y văn là 4 - 9%(19). Tỉ lệ<br />
này ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố, trong đó<br />
có sử dụng corticoid trước sanh, chiến lược sử<br />
dụng surfactan và hỗ trợ hô hấp(18). Việc sử<br />
dụng surfactant sớm ở khoa HSSS chúng tôi là<br />
khó khăn do khoảng thời gian chuyển viện từ<br />
các bệnh viện tuyến trước. Tất các trẻ trong<br />
nhóm biến chứng bệnh phổi mạn trung bình –<br />
nặng được điều trị với hỗ trợ hô hấp (thở máy,<br />
NCPAP và thở oxy qua bộ trộn), đảm bào dinh<br />
dưỡng đủ để trẻ tăng cân, sử dụng lợi tiểu<br />
ngắn hạn. Thuốc Dexamathasone được chỉ<br />
đinh sử dụng sau 2 – 3 tuần tuổi trong 60%<br />
<br />
51<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014<br />
<br />
trường hợp. Có 2 trường hợp thất bại điều trị,<br />
suy hô hấp nặng thở máy kéo dài và tử vong<br />
hoặc nặng xin về.<br />
Tỉ lệ trẻ sanh non còn ống động mạch lớn là<br />
11,1%. Còn ống động mạch lớn dẫn đến lệ thuộc<br />
máy thở, CPAP kéo dài, suy tim, tăng nguy cơ<br />
bệnh phổi mạn, xuất huyết não, viêm ruột hoại<br />
tử, gây khó khăn cho điều trị(14,17). Hiện tại chúng<br />
tôi sử dụng Ibuprofen để đóng ống mạch cho các<br />
trường hợp này nếu không có chống chỉ định và<br />
khi thất bại với thuốc trẻ sẽ được phẫu thuật cột<br />
ống động mạch.<br />
Nhóm có biến chứng nhiễm trùng bệnh viện<br />
kèm bệnh phổi mạn hoặc còn ống động mạch<br />
lớn so với nhóm không biến chứng có chi phí<br />
điều trị ở khoa HSSS và tổng chi phí tăng lần<br />
lượt là744% và 666% (p = 0,00); số ngày điều trị ở<br />
khoa HSSS và tổng số ngày nằm viện thêm tăng<br />
lần lượt 362% và 159% (p = 0,00). Chúng tôi nhận<br />
thấy bệnh phổi mạn, còn ống động mạch lớn là<br />
nguyên nhân chính trẻ nằm viện kéo dài và tăng<br />
cao chi phí điều trị.<br />
Tỉ lệ viêm ruột trong nghiên cứu chúng tôi là<br />
11,1%. Theo y văn, viêm ruột hoại tử xuất hiện ở<br />
1 – 5%trong tổng số trẻ nhập khoa HSSS, và 5 –<br />
10% trẻ rất nhẹ cân; đây là bệnh lý có tỉ lệ tử<br />
vong cao(9). Có đến 96,7% các trẻ trong nghiên<br />
cứu chúng tôi sử dụng sữa công thức của trẻ non<br />
tháng. Chi phí sử dụng sữa công thức của nhóm<br />
trẻ này trung bình là 323.662 đồng. Thực tế tại<br />
khoa HSSS bệnh viện Nhi Đồng 1, việc sử dụng<br />
sữa mẹ cho trẻ non tháng gặp nhiều khó khăn<br />
như là không có bà mẹ trong bệnh viện nhất là<br />
những ngày đầu tiên, không có đủ không gian,<br />
phương tiện hỗ trợ bà mẹ vắt sữa, bà mẹ không<br />
đủ sữa và chưa có hệ thống trữ sữa mẹ. Theo y<br />
văn, mặc dù sữa mẹ là không đáp ứng đủ nhu<br />
cầu dinh dưỡng của trẻ non tháng nhưng việc sử<br />
dụng sữa mẹ là yếu tố quan trọng giúp giảm tỉ lệ<br />
tử vong, giảm nguy cơ nhiễm trùng, viêm ruột<br />
hoại tử và giúp phát triển thần kinh vận động tốt<br />
hơn (Lucas năm 1992, ElMohandes năm 1997,<br />
Hylander năm 2003, Furman năm 2003, Schanler<br />
năm 2005, Vohr năm 2007, Meinzen-Der năm<br />
<br />
52<br />
<br />
2008)(5,7,14,20). Tăng cường sử dụng sữa mẹ là một<br />
trong những chiến lược quan trọng của các đơn<br />
vị hồi sức sơ sinh; tại Mỹ tỉ lệ sử dụng sữa mẹ tại<br />
các đơn vị hồi sức sơ sinh đạt trung bình<br />
75%(7,16). Do đó cần có các biện pháp giúp tăng<br />
sử dụng sữa mẹ tại khoa hồi sức sơ sinh, góp<br />
phần cải thiện chất lượng điều trị và giảm một<br />
phần chi phí chung.<br />
Bệnh lý võng mạc sơ sinh được ghi nhận ở<br />
nghiên cứu chúng tôi 7,8%. Tỉ lệ này là còn cao<br />
so với y văn: tỉ lệ ROP nặng cần điều trị là6%,<br />
có nơi chỉ có 2%(10,19). Bệnh gây giảm thị lực,<br />
gây mù cho trẻ sanh non, làm giảm chất lượng<br />
cuộc sống của trẻ sau xuất viện(11). Mỗi năm<br />
bệnh viện Nhi Đồng I chúng tôi nhận điều trị<br />
phẫu thuật bắn laser quang đông cho trên 300<br />
trường hợp bệnh lý võng mạc sơ sinh. Để giảm<br />
biến chứng bệnh lý võng mạc sơ sinh, cần có<br />
chiến lược cung cấp oxy phù hợp cho trẻ với<br />
mục tiêu SpO2 thích hợp(8).<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
Tỉ lệ cứu sống của trẻ sanh rất non trong<br />
nghiên cứu chúng tôi là 91,1% với chi phí hiệu<br />
quả sống còn là 23.346.504 đồng. Nhóm trẻ này<br />
có nhiều biến chứng liên quan sanh non như<br />
nhiễm trùng bệnh viện (41,1%), bệnh phổi mạn<br />
trung bình – nặng (16,7%), còn ống động mạch<br />
lớn (11,1%), viêm ruột (11,1%), bệnh lý võng mạc<br />
sơ sinh cần điều trị (7,8%). Các biến chứng này<br />
làm tăng cao thời gian nằm viện và chi phí điều<br />
trị (p = 0,00). Để nâng cao chất lượng điều trị, cần<br />
phòng ngừa nhiễm trùng bệnh viện hiệu quả,<br />
tăng tỉ lệ sử dụng sữa mẹ và xem xét mở rộng<br />
chỉ định sử dụng surfactan. Cần có các nghiên<br />
cứu đánh giá hiệu quả của các phương pháp can<br />
thiệp cải thiện chất lượng điều trị trẻ sanh non<br />
suy hô hấp cấp không chỉ về kết quả điều trị mà<br />
còn về chi phí hiệu quả.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
<br />
2.<br />
<br />
Bersani I, Speer CP (2012). “Nosocomial sepsis in neonatal<br />
intensive care: inevitable or preventable?” ZGeburtshilfe<br />
Neonatol, 216(4):186-90.<br />
Cömert S, Akın Y, Dervişoğlu P (2012). “The Cost Analysis of<br />
Preterm Infants from a NICU of a State Hospital in Istanbul”.<br />
Iran J Pediatr, 22(2):185-90.<br />
<br />
Chuyên Đề Nhi Khoa<br />
<br />