intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Triển vọng từ liên kết kinh tế khu vực đô thị tiếp giáp thành phố Hồ Chí Minh - Bình Dương - Đồng Nai

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

5
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong bài viết này, thông qua việc tổng hợp các nguồn tư liệu, tác giả trình bày những điểm tương đồng trong phát triển kinh tế giữa các địa phương tại khu vực đô thị tiếp giáp thành phố Hồ Chí Minh - Bình Dương - Đồng Nai, qua đó chỉ ra tiềm năng trong việc hợp tác kinh tế giữa các đô thị này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Triển vọng từ liên kết kinh tế khu vực đô thị tiếp giáp thành phố Hồ Chí Minh - Bình Dương - Đồng Nai

  1. TRIỂN VỌNG TỪ LIÊN KẾT KINH TẾ KHU VỰC ĐÔ THỊ TIẾP GIÁP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - BÌNH DƯƠNG - ĐỒNG NAI Lê Vy Hảo1 1. Trường Đại học Thủ Dầu Một; email: haolv@tdmu.edu.vn TÓM TẮT Với lịch sử đặc biệt, từng trải qua một giai đoạn bị gián đoạn và chỉ được khởi động lại từ đầu thế kỷ XVII, nên so với các vùng, kinh tế Đông Nam Bộ có phần bất lợi hơn về bề dày phát triển. Tuy nhiên, vùng này lại sở hữu một nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh và toàn diện, đóng góp tích cực vào sự phát triển của kinh tế quốc gia. Trong đó, khu vực tiếp giáp đô thị thành phố Hồ Chí Minh - Bình Dương - Đồng Nai là nơi tập trung mạnh mẽ sức mạnh kinh tế của vùng và chứa đựng nhiều tiềm năng cho việc liên kết và phát triển kinh tế. Đây là khu vực tập trung những đô thị lớn cũng như có hạ tầng kinh tế phát triển bậc nhất của vùng. Trong tham luận này, thông qua việc tổng hợp các nguồn tư liệu, chúng tôi trình bày những điểm tương đồng trong phát triển kinh tế giữa các địa phương tại khu vực đô thị tiếp giáp thành phố Hồ Chí Minh - Bình Dương - Đồng Nai, qua đó chỉ ra tiềm năng trong việc hợp tác kinh tế giữa các đô thị này. Từ khóa: Đô thị; kinh tế; liên kết; tiếp giáp. Abtracts PROSPECTS IN ECCONOMIC CONNECTION AT THE CONTERMINOUS URBAN AREA OF HO CHI MINH CITY - BINH DUONG - DONG NAI With a special history, having experienced a long interruption and only restarted since the beginning of the 17th century, the Southeast region’s economy is somewhat disadvantaged in length of development. However, this region currently possesses an economy with the fastest and most comprehensive economic growth, contributing positively to national economy. In particular, the conterminous urban areas of Ho Chi Minh City - Binh Duong - Dong Nai is where concentrates the most developed economic infrastructure in the region. In this paper, through the synthesis of data sources, we present the similarities in economic development between localities in the urban area adjacent to Ho Chi Minh City - Binh Duong - Dong Nai, thereby showing the potential in economic cooperation between these cities. Keywords: urban, economy, link, contiguous 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Thực tế đô thị hóa diễn ra trong khoảng hai thập niên đầu của thế kỷ XXI tạo điều kiện thúc đẩy sự liên kết giữa các vùng đô thị. Trong khoảng hai thập niên, quá trình đô thị hóa của các tỉnh thành này diễn ra rất nhanh, đặc biệt là các địa phương tiếp giáp thành phố Hồ Chí Minh. Quá trình đô thị hóa của các địa phương này gắn liền với công nghiệp hóa nên các đô thị thường có thế mạnh về kinh tế công nghiệp. Hầu hết các tỉnh, thành Đông Nam Bộ đều tập trung đẩy mạnh phát triển kinh tế công nghiệp, trong đó Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng 160
  2. Tàu và thành phố Hồ Chí Minh là bốn trung tâm lớn, hợp thành vùng “Tứ giác kinh tế”, là nơi tập trung các khu công nghiệp và cụm công nghiệp, trung tâm sản xuất công nghiệp của Việt Nam. Ngoài ra, Đông Nam Bộ còn phát triển các loại hình dịch vụ công nghiệp, công nghệ thông tin, viễn thông, logistics... Sau một thời gian đô thị hóa, nhiều đô thị mới hình thành cùng với xu hướng cơi nới của các đô thị cũ làm cho các đô thị có xu hướng ngày càng dịch lại gần nhau. Mối liên hệ giữa các đô thị lân cận cũng bộc lộ rõ ràng hơn trên nhiều phương diện như hạ tầng giao thông, dân cư lao động, văn hóa, giáo dục… và nhất là trên lĩnh vực kinh tế. Từ xu hướng đó, việc liên kết kinh tế giữa các đô thị tiếp giáp này ngày càng cấp bách hơn. Trong Hội nghị tổng kết Chương trình hợp tác phát triển kinh tế - xã hội và ký kết hợp tác thỏa thuận hợp tác phát triển giữa các địa phương Đông Nam Bộ giai đoạn 2023 - 2025, đồng chí Nguyễn Văn Nên, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng về vai trò, vị trí, tiềm năng, thế mạnh của vùng Đông Nam bộ và sự liên kết phát triển vùng, xem đây là xu thế tất yếu cho sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hồ Chí Minh và vùng Đông Nam Bộ (M. Hiệp, 2023). Tuy nhiên, theo Nghị quyết 24-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội vùng Đông Nam Bộ, cho đến nay hiệu quả liên kết nội vùng và liên vùng ở Đông Nam Bộ vẫn chưa thực sự cao do “nhận thức về vai trò, vị trí và tầm quan trọng của vùng và liên kết vùng chưa đầy đủ; một số mục tiêu đề ra khá cao trong khi huy động và sử dụng nguồn lực còn hạn chế; phân bổ nguồn lực còn thiếu trọng tâm, trọng điểm. Thể chế liên kết vùng chưa đồng bộ, hiệu lực, hiệu quả; thiếu cơ chế, chính sách khuyến khích, huy động hiệu quả các nguồn lực, nhất là nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước để đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kết nối vùng quan trọng, quy mô lớn và cho khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo” (Bộ Chính trị, 2022). Bài viết này16, với mục đích trình bày thực trạng phát triển kinh tế của các đô thị khu vực tiếp giáp thành phố Hồ Chí Minh - Bình Dương - Đồng Nai, hy vọng sẽ góp phần về mặt lý thuyết cho việc nhận diện vai trò kinh tế cũng như bước đầu nhận diện được những khả năng và triển vọng trong việc liên kết kinh tế giữa các địa phương khu vực này. 2. PHƯƠNG PHÁP Trong tham luận này, chúng tôi sử dụng chủ yếu phương pháp phân tích tổng hợp, bao gồm thu thập, phân tích tư liệu, văn bản được thu thập từ các nguồn khác nhau có liên quan đến vấn đề nghiên cứu để trình bày hiện trạng của kinh tế, qua đó đánh giá tiềm năng trong việc liên kết kinh tế giữa các đô thị tiếp giáp thành phố Hồ Chí Minh - Bình Dương - Đồng Nai. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Tổng quan về khu vực đô thị tiếp giáp thành phố Hồ Chí Minh - Bình Dương - Đồng Nai Đông Nam Bộ nằm trên vùng đồng bằng và bình nguyên rộng, chuyển tiếp từ cao nguyên Nam Trung Bộ đến Đồng bằng sông Cửu Long. Nhìn chung địa hình của vùng bằng phẳng, ít chia cắt tạo, cùng với khi hậu ôn hòa, ít thiên tai, là những điều kiện vô cùng thuận lợi cho phát triển công nghiệp và đô thị, xây dựng hệ thống giao thông vận tải... Không những thế, khu vực này có có hệ thống sông lớn chảy qua địa phận của nhau là sông sông Đồng Nai, sông Sài Gòn và sông Bé. Sông Bé bắt nguồn từ tỉnh Đắk Nông, qua Bình Phước rồi đến huyện Phú Giáo, 16 Bài viết có sử dụng một phần kết quả của đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở “Nhận diện hiện trạng và nguồn lực của vùng liên kết đô thị Bình Dương - thành phố Hồ Chí Minh - Đồng Nai” do tác giả là đồng chủ nhiệm (MS:02, Trường Đại học thủ Dầu Một). 161
  3. Bình Dương thì đổi sang hướng đông nam và đổ vào sông Đồng Nai - sông nội địa dài nhất Việt Nam. Sau khi gặp sông Bé, sông Đồng Nai thành ranh giới tự nhiên giữa Đồng Nai và Bình Dương. Sông Đồng Nai chảy qua thành phố Biên Hòa, rồi chảy dọc theo ranh giới giữa Đồng Nai và thành phố Hồ Chí Minh, giữa Bà Rịa - Vũng Tàu và Thành phố Hồ Chí Minh. Sông Sài Gòn là một phụ lưu của sông Đồng Nai, bắt nguồn từ tỉnh Bình Phước chảy đến địa bàn tỉnh Bình Dương và Thành phố Hồ Chí Minh, hợp với sông Đồng Nai thành hệ thống sông Đồng Nai, đổ ra biển. Hệ thống sông liên thông với nhau là cơ sở tự nhiên thuận lợi cho sự giao lưu giữa các đô thị ở Đông Nam Bộ từ thời cận đại cho đến nay. Khu vực tiếp giáp thành phố Hồ Chí Minh - Bình Dương - Đồng Nai có ưu thế hệ thống giao thông quốc gia liên kết giữa các tỉnh, thành bao gồm quốc lộ 13, quốc lộ 1K, quốc lộ 51, tỉnh lộ 743… Đặc biệt, trong những năm đầu thế kỷ XXI, đã xuất hiện một số tuyến đường huyết mạch mới, mở ra những cơ hội mới cho việc giao lưu và kết nối đô thị. Một công trình giao thông tiêu biểu là đường Mỹ Phước - Tân Vạn. Đây là tuyến đường quan trọng kết nối trung tâm tỉnh Bình Dương với tỉnh Biên Hòa - tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và thành phố Hồ Chí Minh. Cùng với tuyến Mỹ Phước - Tân Vạn, hệ thống giao thông kết nối các đô thị thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh, thành lân cận đã được hình thành gồm các đường vành đai 2, 3, 4, các tuyến đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương, thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây, Biên Hòa - Vũng Tàu. Những công trình giao thông này không chỉ mang lại những lợi ích lớn về kinh tế - xã hội cho thành phố Hồ Chí Minh mà còn giúp cho các đô thị “xích lại” gần nhau hơn do rút ngắn đáng kể thời gian di chuyển giữa các đô thị. Không gian đô thị tại khu vực tiếp giáp thành phố Hồ Chí Minh - Bình Dương - Đồng Nai có dạng chùm, đã hình thành tương đối rõ nét và ngày càng trở nên đậm đặc. Công nghiệp hóa dẫn đến những đột phá trong quá trình đô thị hóa của các địa phương, dẫn đến số lượng thành phố cũng tăng nhanh trong hai thập kỷ đầu của thế kỷ XXI. Các thành phố này rất gần nhau tạo thành một khu vực đô thị rộng lớn (hình 1), bao gồm thành phố Hồ Chí Minh (thành lập năm 1975), thành phố Thủ Đức (năm 2021), thành phố Biên Hòa (năm 1976), thành phố Thủ Dầu Một (năm 2012), Dĩ An (năm 2020) và Thuận An (năm 2020). Khu vực này là điển hình cho cho sự mở rộng của không gian đô thị Đông Nam Bộ. Đây là vùng đô thị thành phố Hồ Chí Minh tiếp giáp với với thành phố Biên Hòa và thành phố Dĩ An qua trục Quốc lộ 1K và Quốc lộ 1; thành phố Hồ Chí Minh tiếp giáp với thành phố Thuận An và kết nối với thành phố Thủ Dầu Một qua Quốc lộ 13. Khoảng cách giữa các khu vực trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh (Quận 1) - Thành phố Thủ Đức (Quận Thủ Đức) - Thành phố Thủ Dầu Một - Thành phố Biên Hòa chỉ dưới 20 km với thời gian di chuyển trong vòng một giờ đồng hồ. Có thể trong tương lai không xa, khu vực đô thị này sẽ nối liền không gian với các đô thị Bà Rịa và Vũng Tàu ở phía Đông tạo thành một đại đô thị hướng biển. 3.2. Tình hình phát triển kinh tế tại các đô thị khu vực tiếp giáp thành phố Hồ Chí Minh - Bình Dương - Đồng Nai Cho đến đầu thập niên 2020, kinh tế khu vực đô thị tiếp giáp thành phố Hồ Chí Minh - Bình Dương - Đồng Nai mang nhiều nét tương đồng, thể hiện ở cả ba ngành kinh tế chính, cụ thể như sau: 3.2.1. Hoạt động nông nghiệp Trước kia, khu vực tiếp giáp thành phố Hồ Chí Minh - Bình Dương - Đồng Nai là một vùng có sản xuất nông nghiệp khá mạnh, nông nghiệp góp phần đặc biệt quan trọng vào sự phát triển của vùng những năm trước đây. Nhưng những năm gần đây, quá trình công nghiệp hóa ở ba địa phương Bình Dương, thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai đã làm cho sản xuất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp lại, đặc biệt là những nơi có tốc độ đô thị hóa nhanh. 162
  4. Các địa phương tại thành phố Thủ Đức như Quận 2 trước đây, có các vùng cư dân làm ruộng, nuôi vịt, đánh bắt thủy sản nhưng ngành nông nghiệp của quận dần ít phát triển và giá trị đóng góp vào nền kinh tế ngày càng giảm sút qua các năm. Sự phát triển nông nghiệp của Quận 2 là nông nghiệp kỹ thuật cao nên diện tích trồng lúa hầu như không còn. Vào năm 2018, số trang trại nông nghiệp tại Quận 2 đạt 8 trang trại. Số doanh nghiệp nông nghiệp hoạt động năm 2018 chỉ có 24 doanh nghiệp. Lao động trong ngành nông nghiệp đạt 98 người. Tại Quận 9, vào năm 2018, số trang trại nông nghiệp tại Quận 9 đạt 25 trang trại, chỉ đứng sau huyện Củ Chi (110 trang trại). Số doanh nghiệp nông nghiệp hoạt động là 38 doanh nghiệp. Lao động trong ngành nông nghiệp đạt 173 người. Ở quận Thủ Đức, địa phương này đã thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi trong sản xuất nông nghiệp theo hướng giảm dần diện tích trồng lúa, tăng diện tích trồng cây cảnh. Thủ Đức có tiềm năng lớn trong phát triển cây cảnh, bon sai, hoa lan, mai vàng… với hàng loạt sản phẩm chuyển thành hàng hóa có giá trị kinh tế cao. Việc trồng hoa kiểng của người dân Thủ Đức trước chỉ là phụ nhưng hiện nay đã trở thành một nghề mang lại hiệu quả kinh tế cao, phát triển thành những làng trồng hoa kiểng tiêu biểu như ở phường Hiệp Bình Phước, Hiệp Bình Chánh, Linh Đông. Vào năm 2018, số trang trại nông nghiệp tại quận Thủ Đức đạt 8 trang trại. Số doanh nghiệp nông nghiệp hoạt động năm 2018 là 40 doanh nghiệp. Lao động trong ngành nông nghiệp đạt 106 người. Các địa phương ở Bình Dương như thành phố Thủ Dầu Một, nông nghiệp đang giảm về diện tích do tốc độ phát triển thương mại - dịch vụ và công nghiệp nhanh. Đến năm 2010 diện tích đất nông nghiệp chỉ còn 510 ha, chiếm khoảng 4,3% diện tích tự nhiên của thành phố. Tuy nhiên năng suất cây trồng và vật nuôi vẫn được giữ ổn định và tăng thêm do việc áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật và thâm canh một cách hiệu quả (Phan Thị Thu, 2012). Tại Bến Cát có tốc độ phát triển công nghiệp nhanh nhưng nông nghiệp vẫn là lĩnh vực có vai trò quan trọng trong đời sống của người dân địa phương. Bên cạnh đó Bến Cát còn là một trong những điểm có tiềm năng để phát triển chăn nuôi. Trên địa bàn thị xã có nhiều công ty nước ngoài chăn nuôi heo với quy mô hiện đại nhất cả nước, nhiều trang trại nuôi gia súc, gia cầm tư nhân lớn. Trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản thị xã có thuận lợi là có 2 con sông Sài Gòn và Thị Tính chảy qua. Tiềm năng về mặt nước trên 100 ha. Thành phố Thuận An cũng thuận lợi trồng được nhiều loại cây như nhãn măng cụt, sầu riêng, bòn bon, dâu… Trong 6 tháng đầu năm 2019, diện tích trồng cây măng cụt là 674 ha chiếm 59% diện tích cây quả của Thuận An (Phòng kinh tế - UBND thành phố Thuận An, 2019). Ngoài việc trồng các loại cây ăn quả, tại Thuận An còn trồng những loại cây khác, trong đó, nổi bật nhất là nghề trồng mai ở phường Vĩnh Phú, thành phố Thuận An. Về chăn nuôi, tại Thuận An phát triển chăn nuôi các loài động vật như: heo, bò, gà vịt... Tổng diện tích nuôi trồng thủy sản năm 2019 là 4,65 ha, có 48 hộ nuôi trồng thủy sản nước ngọt với 86 ao nuôi. Trong năm 2019, trên địa bàn Thuận An phát triển nhiều mô hình chăn nuôi hướng nông nghiệp đô thị như 2 hộ nuôi cá sấu với 216 con, 1 hộ nuôi rắn và trăn là 14 con, 03 nuôi chim trĩ với 415 con, 12 hộ nuôi chim yến với 3600 con, 1 hộ nuôi bồ câu với 2000 con và 11 hộ 700 cặp cá dĩa bố mẹ, 8000 cá con (Phòng kinh tế - UBND thành phố Thuận An, 2019). Diện tích gieo trồng lúa vụ Đông Xuân năm 2019 là 04 ha, gieo trồng cây ngô và cây lương thực có hạt là 0,5 ha. Diện tích trồng cây ăn quả 37 ha (Chi cục thống kê Dĩ An, 2019). Thành phố Dĩ An đang chú trọng phát triển mô hình nông nghiệp đô thị trong đó khoảng 100 hộ dân chủ yếu là trồng hoa lan, cây kiểng và nuôi chim, gà kiểng (Đỗ Tương, 2020). Chăn nuôi tại thành phố Dĩ An có xu hướng giảm, cụ thể tổng lượng đàn heo 793 con, đàn gia cầm 8.463 con, trâu bò 901 con. Tổng lượng thủy sản 25,27 tấn với diện tích mặt nước 11,06 ha (Chi cục thống kê Dĩ An, 2019). 163
  5. Tại Đồng Nai, nền nông nghiệp hiện đại theo sự phát triển đô thị, với việc phát triển hệ thống cung cấp rau sạch quy mô lớn cho thị trường thành phố Biên Hòa và lân cận. Hệ thống rừng phòng hộ đang được thành phố chú trọng phát triển tại phường Tân Biên và phường Phước Tân. Về thủy sản, thành phố tại một số phường xã ven sông Đồng Nai có chăn nuôi bè cá. Huyện Long Thành có loại cây trồng như mía, lạc, chôm chôm, sầu riêng, nhã, hồ tiêu, điều. Huyện Long Thành phát triển chăn nuôi bò sữa và chế biến các sản phẩm từ bò sữa. Trong giai đoạn 2015 - 2020, huyện Long Thành thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu cây trồng sang các loại giống mới có năng suất và hiệu quả kinh tế. Đồng thời huyện cũng xây dựng các mô hình sản xuất và chuỗi liên kết sản phẩm như sản xuất cây bắp tại xã Bình An, rau sạch tại xã Long Phước, lúa tại xã Long An, Long Phước... Huyện Long Thành đang duy trì và phát triển mô hình trồng cây sầu riêng, măng cụt theo tiêu chuẩn VietGap tại xã Bình Sơn, Bình An với diện tích khoảng 40ha (Chí Tài, 2020). Huyện Nhơn Trạch đang phát triển sản xuất nông nghiệp theo định hướng nông nghiệp đô thị và sản xuất hàng hóa. Huyện đang chuyển đổi một số diện tích trồng lúa, hoa màu sang sản xuất trồng hoa, cây cảnh, sinh vật cảnh; nuôi trồng thủy sản nước lợ... (Lê Quyên, 2019). 3.2.2. Hoạt động công nghiệp - Thành phố Thủ Đức Về phía thành phố Thủ Đức, Quận 2 có 2 khu công nghiệp là Cát Lái với Cát Lái 2. Vào năm 2018, số doanh nghiệp công nghiệp - xây dựng hoạt động trên địa bàn là 1.227 doanh nghiệp, trong đó công nghiệp là 499 doanh nghiệp, xây dựng là 728 doanh nghiệp. Lao động trong ngành công nghiệp - xây dựng đạt 28.061 người. Nguồn vốn của doanh nghiệp đang hoạt động có kết quả sản xuất kinh doanh đạt 47.956 tỷ đồng. Doanh thu thuần của doanh nghiệp năm 2018 đạt 39.426 tỷ đồng (Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh, 2019). Quận 9 có số doanh nghiệp công nghiệp - xây dựng hoạt động vào năm 2018 là 2.328 doanh nghiệp, trong đó công nghiệp là 1.178 doanh nghiệp, xây dựng là 1.150 doanh nghiệp. Lao động trong ngành công nghiệp - xây dựng đạt 76.099 người. Thu nhập bình quân của người lao động trong doanh nghiệp đang hoạt động có kết quả sản xuất kinh doanh đạt 10.254 nghìn đồng. Nguồn vốn của doanh nghiệp đang hoạt động có kết quả sản xuất kinh doanh đạt 135.007 tỷ đồng. Doanh thu thuần của doanh nghiệp năm 2018 đạt 183.320 tỷ đồng (Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh, 2019). Quận 9 còn có khu công nghệ cao. Khu công nghệ cao Quận 9 tập trung vào 04 mũi nhọn gồm: (i) Vi điện tử - Công nghệ thông tin - Viễn thông; (ii) Cơ khí chính xác - Tự động hóa; (iii) Công nghệ sinh học áp dụng trong dược phẩm và môi trường; (iv) Năng lượng mới - Vật liệu mới - Công nghệ Nano. Tính đến hết tháng 4/2019, Khu công nghệ cao đã cấp chứng nhận đầu tư cho 156 dự án với tổng vốn đầu tư đạt khoảng 7,136 tỷ đô la Mỹ, trong đó có 73 dự án đã đi vào hoạt động ổn định với tổng giá trị xuất khẩu lũy kế đạt khoảng 45,456 tỷ USD, đóng góp khoảng 94% kim ngạch xuất khẩu sản phẩm công nghệ cao của thành phố Hồ Chí Minh. Điểm nhấn quy hoạch của Khu công nghệ cao là Khu Không gian khoa học, nơi dành riêng cho các hoạt động nghiên cứu phát triển - Đào tạo - Ươm tạo, điều này đã mang đến tác động tích cực cho việc phát triển nguồn nhân lực công nghệ cao cũng như năng lực nghiên cứu phát triển khoa học công nghệ tại thành phố Hồ Chí Minh và Việt Nam (Ban Quản lý Khu công nghệ cao Quận 9, 2020). Quận Thủ Đức có nhiều nhà máy công nghiệp như nhà máy xi măng Hà Tiên I, công ty cơ điện Thủ Đức, công ty bánh kẹo Kinh Đô, công ty TNHH Cân Nhơn Hoà, công ty sản xuất nước ngọt Cocacola. Quận Thủ Đức hiện nay có sức hút lớn nhiều nhà đầu tư với khu chế xuất Linh Trung I, Linh Trung II, Khu công nghiệp Bình Chiểu (Phạm Thị Vẹn, 2020). Vào năm 2018, số doanh nghiệp công nghiệp - xây dựng hoạt động là 3.425 doanh nghiệp, trong đó 164
  6. công nghiệp là 1.805 doanh nghiệp, xây dựng là 1.620 doanh nghiệp. Lao động trong ngành công nghiệp - xây dựng đạt 132.490 người. Thu nhập bình quân của người lao động trong doanh nghiệp đang hoạt động có kết quả sản xuất kinh doanh đạt 9.193 nghìn đồng/tháng. Nguồn vốn của doanh nghiệp đang hoạt động có kết quả sản xuất kinh doanh đạt 123.906 tỷ đồng. Doanh thu thuần của doanh nghiệp năm 2018 đạt 93.489 tỷ đồng (Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh, 2019). - Tỉnh Bình Dương Về phía Bình Dương, thành phố Thủ Dầu Một có giá trị sản xuất công nghiệp năm 2019 đạt gần 36.000 tỷ đồng. Thành phố Thủ Dầu Một hiện có 07 khu công nghiệp, các khu công nghiệp này tập trung chủ yếu ở phía Bắc của thành phố và nằm trong Khu liên hợp công nghiệp - dịch vụ - đô thị Bình Dương gồm: VSIP II, Sóng Thần 3, Phú Tân, Kim Huy, Đại Đăng, Đồng An 2, Mapletree Bình Dương. Thị xã Bến Cát là nơi có điều kiện vị trí thuận lợi, dễ dàng di chuyển đi đến những trung tâm phát triển của miền Nam; điều kiện khí hậu tốt, ổn định; hệ thống cơ sở hạ tầng đang từng bước hoàn thiện; cư dân trong độ tuổi lao động cao; hệ thống hành chính gọn nhẹ... thu hút nhiều các nhà đầu tư. Bến Cát hiện có 8 KCN trên địa bàn thị xã với tổng giá trị sản xuất đạt 116.643,31 tỷ đồng vào năm 2018 theo giá thực tế, tăng 19,7% so với năm 2017 (Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Dương, 2019). Vào năm 2020, thành phố Thuận An có 03 khu công nghiệp (khu công nghiệp VSIP 1, Việt Hương, Đồng An) và 02 cụm công nghiệp (cụm công nghiệp Bình Chuẩn và An Thạnh). Riêng với thành phố Dĩ An, thành phố này có 6 khu công nghiệp và 1 cụm khu công nghiệp, cụ thể là khu công nghiệp Sóng Thần 1, Sóng Thần 2, Bình Đường, Bình An, Tân Đông Hiệp A, Tân Đông Hiệp B và cụm công nghiệp Tân Đông Hiệp (Chi cục thống kê Dĩ An, 2019). Đối với tỉnh Đồng Nai, ngay từ năm 1967, khu công nghiệp Biên Hòa I (Khu kỹ nghệ Biên Hòa) đã được hình thành. Đến năm 2020, thành phố Biên Hòa hiện có 6 khu công nghiệp (Ban quản lý các khu công nghiệp Đồng Nai, 2020) là Khu công nghiệp Biên Hòa 1, diện tích 335 ha; Khu công nghiệp Biên Hòa 2, diện tích 365 ha; Khu công nghiệp Amata, diện tích 674 ha; Khu công nghiệp Loteco, diện tích 100 ha; Khu công nghiệp Agtex Long Bình, diện tích 43 ha; Khu công nghiệp Tam Phước, diện tích 323 ha. Bên cạnh khu công nghiệp, thành phố có một vài cụm công nghiệp như: Cụm công nghiệp Gốm sứ Tân Hạnh, diện tích 32 ha; Cụm công nghiệp chế biến gỗ Tân Hòa, diện tích 39 ha (Ban quản lý các khu công nghiệp Đồng Nai, 2020). Huyện Long Thành có 7 khu công nghiệp được Chính phủ phê duyệt, trong đó có 5 khu công nghiệp đã xây dựng hoàn chỉnh và 2 khu công nghiệp đang xây dựng, gồm Khu công nghiệp An Phước: 201 ha; Khu công nghiệp Gò Dầu: 210 ha; Khu công nghiệp Long Đức: 580 ha; Khu công nghiệp Long Thành: 488 ha; Khu công nghiệp Lộc An - Bình Sơn: 498 ha; Khu công nghiệp Phước Bình: 640 ha (đang xây dựng); Khu công nghiệp công nghệ cao Amata Long Thành: 410 ha (đang xây dựng). Ngoài ra, huyện Long Thành còn có 7 cụm công nghiệp được chính phủ phê duyệt: Bình Sơn (xã Bình Sơn); Long Phước 1, Long Phước 2 (xã Long Phước); Dốc 47, Tam Phước 1 (xã Tam Phước), Tam An (xã Tam An) và An Phước. Trong đó, 2 cụm công nghiệp Bình Sơn và Dốc 47 đã đi vào hoạt động và 5 cụm công nghiệp đang được xây dựng hạ tầng kỹ thuật. Huyện Nhơn Trạch Có 10 khu công nghiệp được Chính phủ phê duyệt, gồm Khu công nghiệp Nhơn Trạch 1, diện tích 449 ha; Khu công nghiệp Nhơn Trạch 2 - D2D, diện tích 347 ha; Khu công nghiệp Nhơn Trạch 2 - Lộc Khang, diện tích 70 ha; Khu công nghiệp Nhơn Trạch 2 - Nhơn Phú, diện tích 183 ha; Khu công nghiệp Nhơn Trạch 3, diện tích 697 ha; Khu công nghiệp Nhơn Trạch 5, diện tích 309 ha; Khu công nghiệp Nhơn Trạch 6, diện tích 327 ha; Khu 165
  7. công nghiệp Dệt may Nhơn Trạch, diện tích 184 ha; Cụm công nghiệp Phú Thạnh - Vĩnh Thanh; Khu công nghiệp Nhơn Trạch Ông Kèo, diện tích 856 ha. 3.2.3. Hoạt động thương mại, dịch vụ Ở thành phố Thủ Đức, hoạt động thương mại và dịch vụ rất phát triển. Ở khu vực Quận 2, ngành thương mại và dịch vụ trong các năm qua liên tục tăng trưởng mạnh. Trên địa bàn của Quận 2 có nhiều khu chung cư, khu đô thị, nhà ở cao cấp như khu đô thị Thủ Thiêm, khu đô thị Sala, khu đô thị Cát Lái, khu đô thị Palm City, khu đô thị Marina Bay Thủ Thiêm, khu đô thị Sarah Thảo Điền, khu đô thị Empire City Thủ Thiêm, khu đô thị Lake View City, khu đô thị Citi Bella… với nhiều trung tâm thương mại như Vincom Thảo Điền, Lotte Cantavill… Quận 2 hiện có hơn 20 siêu thị, trung tâm thương mại và 10 chợ. Số doanh nghiệp thương mại - dịch vụ hoạt động năm 2018 là 6.075 doanh nghiệp. Lao động trong ngành thương mại - dịch vụ đạt 69.476 người. Nguồn vốn của doanh nghiệp đang hoạt động có kết quả sản xuất kinh doanh đạt 287.128 tỷ đồng. Doanh thu thuần của doanh nghiệp năm 2018 đạt 178.593 tỷ đồng (Cục Thống kê TP. Hồ Chí Minh, 2019). Khu vực Quận 9 có 13 siêu thị, trung tâm thương mại và 12 chợ. Số doanh nghiệp thương mại - dịch vụ hoạt động năm 2018 là 4.292 doanh nghiệp. Lao động trong ngành thương mại - dịch vụ đạt 27.159 người. Thu nhập bình quân của người lao động trong doanh nghiệp đang hoạt động có kết quả sản xuất kinh doanh đạt 9.258 nghìn đồng. Nguồn vốn của doanh nghiệp đang hoạt động có kết quả sản xuất kinh doanh đạt 62.589 tỷ đồng. Doanh thu thuần của doanh nghiệp năm 2018 đạt 48.341 tỷ đồng (Cục Thống kê TP. Hồ Chí Minh, 2019). Vào năm 2018, khu vực quận Thủ Đức có 11 siêu thị, trung tâm thương mại và 14 chợ. Quận Thủ Đức có các chợ truyền thống như chợ Bình Triệu, chợ Linh Xuân, chợ Tam Hải, nhiều khu thương mại và dịch vụ lớn tại các phường Hiệp Bình Chánh, Tam Bình, Bình Chiểu, Linh Xuân. Trong quy hoạch chợ của , quận Thủ Đức đã có chợ đầu mối Tam Bình thay cho chợ đầu mối Cầu Muối thuộc Quận 1. Vào năm 2018, số doanh nghiệp thương mại - dịch vụ hoạt động năm 2018 là 6.425 doanh nghiệp. Lao động trong ngành thương mại - dịch vụ đạt 39.382 người. Thu nhập bình quân của người lao động trong doanh nghiệp đang hoạt động có kết quả sản xuất kinh doanh đạt 8.223 nghìn đồng/tháng. Nguồn vốn của doanh nghiệp đang hoạt động có kết quả sản xuất kinh doanh đạt: 79.197 tỷ đồng. Doanh thu thuần của doanh nghiệp năm 2018 đạt 96.342 tỷ đồng (Cục Thống kê TP. Hồ Chí Minh, 2019). khu vực quận Thủ Đức cũng đã tận dụng được những tiềm năng, thế mạnh của mình để thúc đẩy phát triển các ngành chủ lực như dịch vụ vận tải, cảng, kho bãi, công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm, dệt, sản xuất hóa chất… Về phía Bình Dương, thành phố Thủ Dầu Một có tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ năm 2022 đạt trên 253.476 tỷ đồng. Thương mại - dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một. Thành phố là đô thị trung tâm với định hướng phát triển thương mại dịch vụ chất lượng cao với các khu vực nổi tiếng sầm uất như đường Đại Lộ Bình Dương nơi tập trung hàng loạt trụ sở chi nhánh ngân hàng và được ví như là phố Wall của Bình Dương, khu vực mua sắm, giải trí, tham quan, du lịch, tổ chức lễ hội quanh khu vực Ngã Sáu, chợ Thủ Dầu Một, con đường mua sắm thời trang Yersin, khu ăn uống, nhà hàng, khách sạn, dịch vụ giải trí quanh đường Thích Quảng Đức, khu dân cư Chánh Nghĩa, khu nhà hàng khách sạn cao cấp quanh tòa nhà Becamex Tower. Trên địa bàn Thủ Dầu Một có 1 trung tâm thương mại (Becamex Tower), 6 siêu thị lớn (1 siêu thị Big C, 2 siêu thị Co.opMart, 1 siêu thị MM Mega Market, 1 siêu thị Aeon CitiMart, siêu thị Bình Dương Center), 15 chợ đang hoạt động, hàng chục siêu thị mini (Bách Hóa Xanh, FamilyMart, Vinmart+, Co.op Food...) trải rộng khắp địa bàn phục vụ tốt đời sống sinh hoạt hàng ngày của người dân thành phố. 166
  8. Trung tâm Thương mại Thế giới Thành phố mới Bình Dương cũng được Hiệp hội Trung tâm Thương mại Thế giới (WTCA) chấp thuận trở thành thành viên chính thức của hiệp hội này với vai trò kết nối và giúp các doanh nghiệp địa phương phát triển giao thương quốc tế, phát triển Bình Dương trở thành một khu vực năng động có đa dạng dịch vụ chuyên nghiệp, phát triển nhân lực có khả năng phát triển thương mại toàn cầu và tăng sức hút cho các dự án bất động sản trong khu vực. Thị xã Bến Cát đang muốn phát triển các loại hình theo lợi thế của địa phương. Trên địa bàn thị xã có 10 chợ và 1 siêu thị. Ngoài ra thị xã cũng đã đầu tư khai thác tiềm năng về du lịch văn hóa, sinh thái như: khu di tích lịch sử địa đạo Tây Nam (xã An Tây), Khu du lịch văn hóa lịch sử Đại Nam (Xã Tân Định), Khu bảo tồn sinh thái Phú An (xã Phú An), Khu liên hợp du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng (xã An Tây). Thành phố Thuận An có khoảng 30.000 hộ kinh doanh thương mại dịch vụ; có 6 siêu thị; 7 trung tâm thương mại; 38 siêu thị mini (cửa hàng tiện ích); 25 chợ theo quy hoạch (trong đó chợ Lái Thiêu và chợ Búng do phường quản lý, 1 chợ do hợp tác xã quản lý, 22 chợ do doanh nghiệp tư nhân quản lý) (Phòng kinh tế UBND thành phố Thuận An, 2019). Về phát triển thương mại, dịch vụ ở thành phố Dĩ An, thành phố này đang phát triển các trung tâm logistics quy mô lớn như: ICD Sóng Thần, Cảng Bình Dương, TBS Tân Vạn… Đến tháng 6 năm 2019, toàn thành phố Dĩ An có 2 siêu thị, 42 siêu thị mini và 11 chợ truyền thống đang hoạt động (Phương Lê, 2019). Về phía Đồng Nai, ngành thương mại tại thành phố Biên Hòa cũng rất phát triển với hệ thống trung tâm thương mại, siêu thị lớn như trung tâm Big C, Mega Market, Co.op Mart, Lotte, Vincom Plaza... cùng một số hệ thống siêu thị điện máy, siêu thị nội thất, cửa hàng điện tử, điện thoại máy tính. Ngoài ra, tại thành phố Biên Hòa có các chợ truyền thống như chợ Biên Hòa, chợ Tân Hiệp, chợ Long Bình... Huyện Long Thành đã cấp phép mới cho 1.283 doanh nghiệp và 5.443 hộ cá thể hoạt động kinh doanh trên địa bàn huyện (Chí Tài, 2020). Huyện cũng hút đầu tư và đưa vào hoạt động Trung tâm cao ốc thương mại dịch vụ Long Thành, Siêu thị Winmart Long Thành, các Cửa hàng Bách hóa xanh, chợ Long Phú, chợ Long An... Huyện cũng đang phát triển mạnh các dịch vụ có thế mạnh như: Trạm dừng nghỉ đáp ứng nhu cầu phục vụ khách du lịch, lữ hành; dịch vụ cao ốc văn phòng cho thuê; dịch vụ tín dụng - ngân hàng, chính sách đầu tư cho vay đối với lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Về phát triển ngành thương mại - dịch vụ, huyện Nhơn Trạch cũng đã hoàn thành quy hoạch phát triển mạng lưới trung tâm thương mại, siêu thị. Dự kiến, trên địa bàn huyện sẽ hình thành 2 trung tâm thương mại và 16 siêu thị phục vụ cho các khu dân cư (UBND huyện Nhơn Trạch, 2020). 3.3. Triển vọng từ việc liên kết kinh tế khu vực tiếp giáp thành phố Hồ Chí Minh - Bình Dương - Đồng Nai Từ những điểm tương đồng về hoạt động kinh tế tại các địa phương khu vực đô thị tiếp giáp thành phố Hồ Chí Minh - Bình Dương - Đồng Nai, có thể thấy với điều kiện như hiện này, khu vực này đã hội tụ nhiều cơ hội cho việc liên kết kinh tế, đặc biệt trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ để tạo ra những thuận lợi và đột phá sau: - Tăng cường sức mạnh kinh tế: Các đô thị riêng lẻ thường có nhiều vấn đề kinh tế xã hội như thiếu tài nguyên, không đủ dân số và cơ sở hạ tầng không đồng bộ. Liên kết vùng cung cấp khả năng đáp ứng tốt hơn nhu cầu kinh tế - xã hội của dân cư. Nếu đô thị này có thế mạnh, nó có thể bù đắp cho những thiếu sót của các đô thị trong vùng. Từ đó thúc đẩy sự phát triển kinh tế chung của vùng. 167
  9. - Tạo ra các cực tăng trưởng mới: Liên kết kinh tế giúp các đô thị có thể hình thành các cực tăng trưởng mới, để tạo động lực phát triển cho khu vực. Các cực tăng trưởng mới sẽ tập trung vào việc phát triển cơ sở hạ tầng, thu hút nhà đầu tư, doanh nghiệp, người lao động đến làm việc, giảm áp lực trên vùng lõi. Nếu một vùng đô thị chính thức được hình thành ở Đông Nam Bộ, có thể có 5 cực tăng trưởng. Các cực tăng trưởng cũ: bao gồm phần Nam và Tây Bắc thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Dầu Một và thành phố Biên Hòa. Những cực tăng trưởng này có thể đóng vai trò của tam giác trung tâm thương mại và tài chính hỗ trợ toàn bộ nền kinh tế khu vực. Cực tăng trưởng mới: thành phố Thủ Đức (phía Đông Bắc và Đông Nam của thành phố Hồ Chí Minh cũ), thành phố Dĩ An và thành phố Thuận An. Nền kinh tế chính của các thành phố này là công nghiệp. Trong đó, Thủ Đức có thể đóng vai trò là cụm công nghiệp nòng cốt; Dĩ An nối với Thuận An trở thành một cụm công nghiệp cấp hai. Các cụm công nghiệp này sẽ được hỗ trợ liên tục bởi ba trung tâm thương mại và tài chính xung quanh. - Hình thành trung tâm công nghiệp lớn. Mặc dù vùng được coi là “thủ phủ công nghiệp” của cả nước, sự phát triển của các khu công nghiệp và cụm công nghiệp chưa được định hướng theo một tổng thể thống nhất. Mối quan hệ giữa các doanh nghiệp sản xuất và đào tạo, nghiên cứu còn lỏng lẻo. Việc hỗ trợ các hoạt động liên quan đến các phân đoạn sản xuất, chuỗi giá trị và mạng lưới sản xuất chưa được quan tâm đúng mức. Kết nối đô thị sẽ không chỉ giúp giải quyết những vấn đề này mà còn cho phép hình thành hệ thống khu công nghiệp quy mô lớn. Cho đến thời điểm hiện tại, có nhiều khu công nghiệp lớn trong tam giác thành phố Hồ Chí Minh - Bình Dương - Đồng Nai: Khu chế xuất Linh Trung, Khu công nghiệp Sóng Thần, Khu công nghiệp VSIP 1, Khu công nghiệp Biên Hòa 1… Sự liên kết các khu công nghiệp này sẽ mang lại nhiều lợi thế như nguồn lao động dồi dào, tận dụng lợi thế của các ngành công nghiệp hỗ trợ, phát triển nhanh hệ thống logistics dựa trên điều kiện tự nhiên và quỹ đất của Dĩ An, Thuận An, Thủ Dầu Một, Biên Hòa, đặc biệt là nhận được sự hỗ trợ công nghệ từ Khu công nghệ cao thành phố Hồ Chí Minh, đặt tại Thủ Đức. Những tác động tích cực này sẽ gia cố sức mạnh của hệ thống công nghiệp Đông Nam Bộ, nâng cao giá trị của sản phẩm, tăng cường khả năng cạnh tranh với các trung tâm công nghiệp lớn trên thế giới. 4. KẾT LUẬN Có thể nhận định, khu vực đô thị tiếp giáp thành phố Hồ Chí Minh - Đồng Nai - Bình Dương là nơi tập trung ưu thế về sức mạnh kinh tế của Đông Nam Bộ. Nơi đây không những có những khu công nghiệp lớn nhất mà còn là trung tâm thương mại - dịch vụ - tài chính của toàn vùng. Quan trọng hơn, kinh tế của các đô thị có rất nhiều điểm tương đồng về xu hướng và hiện trạng, mở ra nhiều cơ hội cho sự hợp tác, liên kết để mở rộng quy mô nâng cao chất lượng kinh tế. Nghị quyết số 24-NQ/TW về phát triển kinh tế - xã hội vùng Đông Nam Bộ đã xác định nhiệm vụ liên kết và cần phải tăng cường đổi mới liên kết vùng trên cơ sở xây dựng cơ chế liên kết và điều phối vùng hiệu lực, hiệu quả, thúc đẩy liên kết giữa các địa phương trong vùng, giữa vùng với các vùng khác và các nước tiểu vùng sông Mê Công, ASEAN và thế giới. Vì vậy, các chính quyền đô thị khu vực tiếp giáp thành phố Hồ Chí Minh - Đồng Nai - Bình Dương cần khẩn trương tranh thủ cơ hội để có thể tiến hành các hoạt động liên kết, mà trước hết là trên lĩnh vực kinh tế để tạo ra những bước đột phá mới cho nền kinh tế của các đô thị nói riêng và cũng như kinh tế khu vực và vùng Đông Nam Bộ nói chung. 168
  10. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ban quản lý các khu công nghiệp Đồng Nai (2020). Danh mục các khu công nghiệp tại Đồng Nai. Http://diza.dongnai.gov.vn/Pages/kcn.aspx. 2. Ban Quản lý Khu công nghệ cao Quận 9 (2020). Giới thiệu. Http://www.shtp.hochiminhcity.gov.vn/gioithieu/Pages/tongquanshtp.aspx. 3. Chi cục thống kê Dĩ An (2019). Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2019. Thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương. 4. Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh (2019). Sách trắng doanh nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh. Thành phố Hồ Chí Minh. 5. M. Hiệp (2023). Liên kết đưa Đông Nam bộ trở thành vùng phát triển năng động, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, động lực tăng trưởng lớn nhất cả nước. Https://www.hcmcpv.org.vn/tin-tuc/lien- ket-dua-dong-nam-bo-tro-thanh-vung-phat-trien-nang-dong-co-toc-do-tang-truong-kinh-te-cao- don-1491906216 6. Phương Lê (2020). Phấn đấu đạt các tiêu chí đô thị loại I. Http://baobinhduong.vn/phan-dau-dat- cac-tieu-chi-do-thi-loai-i-a226174.html. 7. Lê Quyên (2019). Nhơn Trạch phát triển nông nghiệp đô thị. Http://baodongnai.com.vn/tintuc/201908/nhon-trach-phat-trien-nong-nghiep-do-thi-2961034/. 8. Chí Tài (2020). Thành tựu phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng-an ninh huyện Long Thành giai đoạn 2015-2020. Http://longthanh.dongnai.gov.vn/Pages/newsdetail.aspx?NewsId=5018&CatId=85. 9. Phan Thị Thu (2012). Quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thị xã Thủ Dầu Một - Bình Dương thực trạng và giải pháp. Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Địa lý học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. 10. Phòng kinh tế - UBND thành phố Thuận An (2019). Báo cáo tình hình kinh tế xã hội Thuận An năm 2019, Bình Dương. 11. Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Dương (2019). Thị xã Bến Cát được công nhận đô thị loại III. Https://www.binhduong.gov.vn/chinh-quyen-tin-hoat-dong-tp-huyen-thi-xa/2019/01/401-thi-xa- ben-cat-duoc-cong-nhan-do-thi-loai-ii. 169
  11. 170
  12. PHẦN 2: CHUYỂN ĐỔI SỐ VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TRONG CÁC LĨNH VỰC CHUYÊN NGÀNH 171
  13. 172
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
9=>0