Triết lý về tiền bạc
lượt xem 30
download
Hôm nay chúng ta nói chuyện với nhau triết lý về tiền bạc. Từ nàođến giờ ai trong chúng ta cũng biết xài tiền nhưng sự thật là trong đồng tiền đó có nhiều ý nghĩa nhiều triết lý đáng cho ta suy gẫm mà người nào hiểu được ý nghĩa triết lý
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Triết lý về tiền bạc
- TRIẾT LÝ VỀ TIỀN BẠC Hôm nay chúng ta nói chuyện với nhau triết lý về tiền bạc. Từ nào đến giờ ai trong chúng ta cũng biết xài tiền nhưng sự thật là trong đồng tiền đó có nhiều ý nghĩa nhiều triết lý đáng cho ta suy gẫm mà người nào hiểu được ý nghĩa triết lý của đồng tiền thì chúng ta có thêm con đường để sống cho thật cao cả tốt đẹp hơn. Tiền thì ai cũng có không ít thì nhiều mà hể cầm tới đồng tiền thì ta phải có Đạo lý để sống cho có ý nghĩa với đồng tiền đó. Có một nhà tư tưởng đã nói một câu rất hay cô động bí hiểm là : " Đồng tiền là ông chủ ác độc nhưng là một người đầy tớ tử tế ". Cũng chính vì câu nói bí hiểm này cũng chính vì chúng ta phải sử dụng tiền bạc hàng ngày nên chúng ta phân tích với nhau về triết lý tiền bạc trên quan điểm cái nhìn của Đạo Phật. Trước hết tiền là gì ? Tiền còn được gọi là tiền tệ hay tiền bạc ở một nghĩa nào đó tiền là tệ bạc nhưng ai cũng cần dùng ai cũng ham muốn. Trước hết tiền là vật trung gian để trao đổi. Ngày xưa người ta sống không biết đến tiền bạc người ta trao đổi bằng cách thương lượng trực tiếp với nhau theo cách thuận mua vừa bán. Thí dụ : Có một người vác một bao lúa ra chợ đổi con trâu con bò hoặc mang gà vịt ra đổi lấy muối v.v... Việc đi lựa người mà cần cái món mình có và đi tìm người có cái món mình cần rất là mất thời gian. Vào xa xưa người ta phải làm hầu hết mọi việc từ cất nhà săn bắn trồng trọt dệt may quần áo v.v... dần dần họ đi vào chuyên môn và thế là họ trao đổi nhau. Sau này người ta mới nghĩ ra một vật trao đổi trung gian và người ta dùng đồng tiền vàng. Điều ngạc nhiên nhất mà đồng tiền giấy có in hình in số mà ngày nay ngay đứa nhỏ cũng biết sử dụng thành thạo. Điều này ngày xưa mà nghe nói có một xứ sở sử dụng tờ giấy mà có thể mua bất cứ món gì thì không ai chấp nhận. Việc sử dụng tiền
- giấy của con người là một bước tiến rất dài của xã hội về pháp lực pháp chế tổ chức nhà nước. Ở nước ta thời Vua Hồ Quý Ly đã bắt đầu sử dụng tiền giấy. Bây giờ chúng ta nói về khía cạnh Đạo lý của đồng tiền mà không phân biệt theo góc độ luật pháp hay kinh tế. Khi luật pháp công nhận tờ giấy in ra gọi là tiền thì chúng ta có thể cầm tờ giấy đó mua bất cứ thứ gì mà người ta bán. Vậy chúng ta mua được cái gì ? Chúng ta mua được 2 loại : một cái vật chất nào đó và hai là một dịch vụ. Vật chất là một món hàng cụ thể mà ta thấy rờ mó. Sử dụng được như : cơm gạo quần áo nhà cửa xe cộ trang sức tủ lạnh truyền hình tranh ảnh v.v... tất cả những vật dụng bằng vật chất mà ta có thể dùng đồng tiền mua được. Về dịch vụ chẳng hạn như ta mua được dịch vụ hớt tóc. Khi mái tóc ta cần cắt tỉa cho gọn gàng hay uốn tóc cho đẹp thẩm mỹ. Chúng ta nhuộm tóc model với đủ loại đủ kiểu ta uốn tóc quăn rồi duỗi tóc thẳng có khi ta cắt tóc đầu đinh rồi có khi buồn buồn cạo trọc chơi cạo trọc chưa đủ rồi để một đường tóc giữa đầu như cái bườm cạo hai bên để thiên hạ dòm thấy mà sợ chơi... Một dịch vụ khác như dịch vụ y tế chúng ta bị bệnh đến nhờ bác sĩ khám ghi toa mua thuốc. Hoặc ta mua dịch vụ tư vấnnhư là ta cần xây một căn nhà thì đến nhờ họ tư vấn thiết kế bản vẽ xây dựng căn nhà và ta phải trả tiền dịch vụ đó. Dịch vụ giáo dục là ta đem con mình đến giao cho Thầy Cô giao cho nhà trường dạy dỗ truyền đạt kiến thức và chúng ta phải trả tiền v.v... Chính vì đồng tiền mua được nhiều thứ quá tiền mua được vật chất tiện nghi mua được sự phục vụ của người khác nên riết rồi người ta kết luận rằng : " Có tiền mua tiên cũng được " có nghĩa là đồng tiền mua được mọi thứ trên đời. Sức mạnh đồng tiền mạnh đến nỗi người ta nói : " Đa kim ngân phá luật lệ " có nghĩa đồng tiền có thể bẻ cong luật pháp Đạo lý.
- Thậm chí có người nói đồng tiền đôi khi mua được cả lương tâm con người. Những người thừa hành pháp luật những người mà cầm cán cân công lý giữa cuộc đời vẫn có thể bị đồng tiền mua chuộc làm lung lay lập trường lời tuyên thệ của mình đối với người dân để rồi họ lạm quyền tham nhũng bênh vực kẻ xấu trù dập người tốt. Đồng tiền đã phá hoại công lý như vậy. Chính vì đồng tiền mua được nhiều thứ quá thậm chí có khi mua được lương tâm của con người nên sức mạnh đồng tiền thật là khủng khiếp rồi người ta đưa đồng tiền lên vị trí độc tôn và cho rằng có tiền là có tất cả. Vì nghĩ như vậy nên có một số người bất chấp mọi điều làm bất cứ điều gì có thể làm được để kiếm tiền thậm chí lừa đảo trộm cắp bất chấp hậu quả bất chấp Đạo lý lương tâm luật pháp. Họ cho rằng có tiền là có tất cả có nhiều tiền là có danh giá được người ta trọng vọng. Khi họ bước ra đường người ta khinh rẽ do họ nghèo. Một món hàng đắt tiền họ không mua được mặc áo quần thì không bảnh bao đi chiếc xe thì không ngon ở căn nhà thì tồi tàn khi họ nghèo mọi người đối xử với họ tệ bạc. Họ thấy người giàu có thì được mọi người xum xoe ân cần kính trọng nên họ quyết tâm có nhiều tiền để có được những giá trị như thế chính vì họ không hiểu nguyên nhân vì sao người ta giàu vì sao người ta nghèo. Với cách kiếm tiền bất chấp hậu quả như vậy thì họ càng kiếm tiền thì càng mang tội. Họ không biết rằng đồng tiền không mua được tất cả. Nếu chúng ta nhìn kỹ sâu sắc một chút sẽ thấy tiền không mua được tất cả chẳng hạn tiền mua được thuốc men nhưng không mua được sức khỏe. Thuốc men và sức khoẻ là khác nhau. Tiền mua được sự phục vụ của Bác sỹ và y tá mình đưa tiền thì Bác sỹ sẽ khám bệnh cho mình y tá sẽ canh chừng hầu hạ mình nhưng không có nghĩa là mình mua được sức khỏe bản thân.
- Tại sao như vậy ? bởi vì sức khỏe là gien di truyền do lối sống của mình do sự rèn luyện của mình chứ không phải do thuốc men hay do sự hầu hạ phục dịch của người khác mà có được. Sức khỏe còn do Phước đời xưa chi phối có khi ta không biết. Chúng ta thấy trên thế giới có nhiều nhà tỷ phú nhưng ăn không được vì bệnh đau bao tử hay có những tỷ phú vẫn chết vì bệnh tật như thường mặc dù ông ta có tiền có thể mua bất cứ thuốc men nào tốt nhất thế giới. Ông ta có thể mua cả một bệnh viện phục vụ cho mình nhưng cái chết vẫn đến khi lâm bệnh nặng. Khi nghiệp đổ bệnh ra thì dù cho bất cứ ai dù giàu hay nghèo thì thần chết vẫn rước ta đi. Điều làm cho ta khỏe mạnh sảng khoái từ tâm hồn đến thể chất ăn ngon ngủ ngon giấc sáng dậy thấy khỏe khoắn bước chân hùng hổ tập luyện thoải mái đi vào nơi gió lạnh hay nóng bức mình chịu đựng được làm việc luôn thấy sung sức v.v... cái đó tiền không mua được mà do Phước đời trước do đời xưa họ gây tạo Phước nên bây giờ thành tựu Phước sức khỏe. Nếu không có Phước sức khỏe đó thì dù bỏ ra bao nhiêu tiền vẫn không mua được sự sảng khoái bửa ăn ngon giấc ngủ sâu hay của một lần chạy bộ tập thể dục mà không biết mệt. Tiền mua được trò chơi chứ không mua được hạnh phúc. Chẳng hạn trẻ con có thể bỏ tiền ra chơi game điện tử hoặc người lớn có thể bỏ tiền ra lập một bàn nhậu vào vũ trường bỏ tiền ra đánh bài bỏ tiền ra đi một cuộc chơi v.v... nhưng đừng tưởng đó là hạnh phúc. Trong trò chơi game đó có những đứa trẻ dằn vặt hơn thua những người bạn nhậu hò hét uyên náo tưởng rằng sung sướng nhưng đằng sau vợ con họ đau khổ vì họ nhậu hoài làm dần dần mất nhân cách. Trong bàn nhậu họ cũng hơn thua bắt bẻ nhau từng lời nói. Tiền họ bỏ ra mua được sự giải trí những trò chơi đó cũng có thể kéo họ vào hố sâu tội lỗi. Còn hạnh phúc là một cái gì khác hẳn hạnh phúc là một cái không hình không tướng mà đồng tiền không chạm tới được. Hạnh phúc là do quan điểm sống một triết lý sống một nội tâm bình thản an lạc một
- trái tim nhân ái tràn đầy tình thương mà chúng ta có hạnh phúc. Khi chúng ta có tiền mà không có một Đạo lý sống thì ta có thể có một chút hảnh diện có sự thoải mái trong đời sống nhưng đừng tưởng rằng ta hạnh phúc. Làm sao chúng ta biết là một người hạnh phúc ? Ta hãy nhìn vào nội tâm của chúng ta thì biết. Chẳng hạn ta nhìn thấy ngọn gió thổi qua ở khung cảnh ngôi chùa làm lung lay các đọt cây nhành cây xào xạt ở cội Bồ Đề mà ta cảm nhận đó là niềm vui an lạc. Hay là cảnh trời mưa lâm râm ta ngồi trên bờ kè của chùa nhìn sông nước lục bình trôi cá tung tăng bơi lội nhảy sóng xa xa có chiếc thuyền với cô gái chèo đò qua sông mà ta thấy hạnh phúc vậy là ta đã biết sống đã biết tu. Khi buổi sáng sớm ban mai ánh nắng xuyên qua kẻ lá tiếng chim hót vang lừng cả vườn cây thì ta thấy hạnh phúc. Hoặc mỗi sáng ta đi bộ dọc theo bờ sông cho chim vịt ăn và chúng nhảy nhót vui mừng khi thấy sự xuất hiện của ta thì ta thấy hạnh phúc cái đó tiền không mua được. Hạnh phúc đó thuộc người biết sống biết tu hiểu Đạo Pháp. Khi một người có nội tâm thanh tịnh biết sống Đạo thì những phiền muộn đau khổ những giao động của cuộc đời không đánh vào Tâm người đó được lúc đó Tâm ta rờ đâu cũng hạnh phúc hay nói là chạm đâu cũng hạnh phúc thấy gì cũng hạnh phúc. Thậm chí có người hiểu lầm đến mắng vào mặt ta thì ta cũng hổng buồn mà thấy thương họ ta cũng vẫn hạnh phúc. Ta nghĩ thôi họ mắng mình như vậy nên ráng nghe có khi làm họ giảm stress vì ta thấy thương họ. Người mà sống đến mức độ như vậy thì không có gì làm họ đau khổ được cái gì với họ cũng là hạnh phúc cái này tiền không mua được. Tiền có thể mua được dịch vụ thẫm mỹ chứ không mua được sự trẻ trung sắc đẹp tự nhiên. Ta có thể đến viện thẫm mỹ nhờ Bác sĩ nâng mũi cắt mắt 2 mí xâm lông mày cắt má lúm đồng tiền chẽ cằm nhưng sau khi ta trả tiền cho dịch vụ thẫm mỹ này về thì ta có đẹp đôi chút nhưng không bền nếu quan sát kỷ thì sẽ nhận ra không tự nhiên bởi đó là cái đẹp vay mượn chứ không thật sự đẹp.
- Sắc đẹp thật sự xuất phát từ tâm hồn và từ Phước quá khứ mà ra. Sắc đẹp đó là một cái gì tự nhiên mà người ta ai nhìn mình cũng yêu quý khi mình nhờ một việc gì thì người ta sẳn sàng làm. Sắc đẹp của mình chính là nơi tình thương của những người xung quanh mình quý mến mình thì đó mới là mình đẹp. Chúng ta đừng hỏi là cô gái ấy có đẹp không mà hãy xem những người xung quanh có quý mến cô gái ấy không. Sắc đẹp thật sự chính là tình cảm của những người xung quanh dành cho mình và sắc đẹp này tồn tại bền vững mãi. Những người có sắc đẹp Đào hoa diện thì đôi khi là tai họa Thi hào Nguyễn Du đã nói : " Hồng nhan đa truân " có nghĩa nhiều người có ngoại hình đẹp nhưng thường là đau khổ trong đời sống hôn nhân. Điều mà chúng ta cần tìm trong đời là hạnh phúc. Hạnh phúc là khi được mọi người thương yêu quý trọng khi ta cần thì mọi người ra tay giúp đỡ. Thí dụ : Có một người đàn ông tìm một cô gái để kết giao tình cảm mới đăng trên câu lạc bộ tìm bạn 4 phương và nhờ người giới thiệu. Nếu là người đàn ông hời hợt hiếu sắc không có trách nhiệm thì thì chỉ thích các cô gái trẻ đẹp còn một người đàn ông chững chạc thì muốn tìm một người vợ thật sự cho mình thì thích cô gái nết na giỏi giắn đảm đang chứ không phải người đẹp đem về để mà chưng. Do đó cái mà lâu bền làm cho người ta tin tưởng không phải là sắc đẹp mà chính là tâm hồn của người đó và tình thương yêu quý mến của những người xung quanh đặt lên mình và cái đó tiền không mua được. Nói như thế chứ việc ta tốn tiền đi thẫm mỹ viện thì cứ làm chứ không cấm đoán. Ai đi thẫm mỹ cứ đi ai sửa cứ sửa ai xâm môi cứ xâm môi ai chẻ càm cứ chẻ cằm ai duỗi tóc thẳng cứ duỗi tóc thẳng ai cạo tóc model cứ cạo ai đầu đinh cứ đinh v.v...đại khái là cứ làm nhưng cần hiểu rằng cái quan trọng để mọi người thương yêu mình
- chính là giá trị sống của mình là cuộc sống hữu ích là tâm hồn cao đẹp của mình cái đó đồng tiền không mua được. Tiền có thể mua được sự phục vụ của người khác chứ không mua được sự trung thành của họ. Chẳng hạn mình có thể trả một năm tiền lương để người ta làm việc cho mình nhưng khi ăn cướp đến dí súng tra hỏi tiền của ông chủ để ở đâu thì họ chỉ chỗ liền bởi vì tiền chỉ mua được sự phục vụ mà thôi. Sự phục vụ là người ta bỏ công sức ra cân đối với số tiền mình bỏ ra còn người trung thành là người thương yêu mình dám sống chết với mình bảo vệ mình ở sau lưng bênh vực mình ở trước mặt và sẳn sàng xả thân vì mình. Sự trung thành như vậy tiền không mua được. Sự trung thành đó là ân nghĩa của nhiều đời đó là sự thuyết phục của người chủ về cả tư cách Đạo lý cả tài năng và đạo đức điều này tiền không mua được. Chúng ta đừng nghĩ là khi ta giàu sang có người hầu kẻ hạ có nhiều tiền là có tất cả. Trong trái tim của họ ta không có chỗ đứng dù ta trả lương cho họ hàng tháng hàng năm nhưng trong lòng họ chỉ có tiền. Vậy khi nào mới có sự trung thành ? Cũng là việc ta bỏ tiền ra thuê họ làm việc nhưng ta đối xử với họ tử tế ta coi họ như người thân trong gia đình ta thương yêu chăm sóc ân cần quý trọng họ khi họ ngặt nghèo ta biết giúp đỡ ta có ân nghĩa với họ thì lúc đó mới có sự trung thành. Như vậy đồng tiền hàng tháng ta trả công cho họ không mang lại sự trung thành mà chính lòng tốt sự tử tế của ta đối với họ mới có sự trung thành. Như vậy tiền không phải là tất cả mà chính tâm hồn ta cuộc sống của ta cách sống của ta mới là tất cả. Nhiều người cứ lầm tưởng có tiền là có tất cả thì thật oan cho đồng tiền. Chúng ta có tiền là do quá khứ ta có Phước đó là nguỵên tắc bất di bất
- dịch. Hể ta có Phước thì ta có tiền ta không Phước thì không tiền ta ít Phước thì ít tiền ta nhiều Phước thì nhiều tiền mà đã là Phước hưởng hoài sẽ hết. Chẳng hạn mình nói sợ hết tiền nên mua căn nhà sang trọng để ở như vậy tiền sẽ không mất không hao mà nhà đất càng lúc càng lên giá. Điều này không chắc chắn chút nào hết khi quả báo nghiệp trổ ra thúc ép ta thì ta đăng bảng chạy vắt giò lên cổ bán nhà không kịp để cấp cứu một việc đột xuất gì đó như trong nhà bỗng có người đổ bệnh nặng hiểm nghèo phải bán nhà...hoặc ta có một số tiền thật lớn mà chỉ vị kỷ tích lũy cho mình chẳng giúp ai thì chỉ cần những sự biến động đưa đến như : làm ăn lỗ vốn kẹt tiền ngân ngân hàng một vụ tai nạn xe cộ bất thần nào đó biến động hôn nhân luật pháp v.v...lúc đó tiền bạc sẽ mất mát hết cho tai họa đó. Chúng ta đừng nghĩ mình có tiền vật chất khéo giữ rồi sẽ còn không có đâu. Do tiền là Phước mà hưởng hoài thì hết đó là nguyên tắc. Vậy khi nào không hết tiền mà luôn có nguồn tiền phong phú hoài ? Đó là do chúng ta biết gây tạo công đức từ đời này sang đời khác. Tiền là Phước của quá khứ để hiện tại cho ta hưởng nhưng nếu ta không hưởng hết mà biết làm lợi ích san sẻ đến cho mọi người thì trở thành Phước của tương lai. Chúng ta phải biết hy sinh chia sẻ với những người cần có sự giúp đỡ đó là Đạo lý sống từ bi cao cả chứ không phải chỉ biết hưởng thụ hết vị kỷ cho mình. Tiền vừa là niềm vui vừa là gánh nặng. Tiền là niềm vui vì có tiền làm ta yên tâm tạm thời giúp ta sống một thời gian nữa. Khi ta giúp tiền người khác lúc họ gặp bệnh tật hoạn nạn khó khăn thì tiền sẽ làm họ yên tâm giảm bớt lo lắng một thời gian. Quả báo yên tâm đó sau này trổ ra làm cuộc sống ta sung túc tâm trí an định không phải quá lo lắng bận tâm nhiều về sinh kế nữa. Tiền cũng là gánh nặng. Người không có trí tuệ thì thấy nhiều tiền thì
- ham thích sung sướng hưởng thụ vị kỷ cho bản thân. Người có trí tuệ mới thấy nhiều tiền là gánh nặng. Tại sao như vậy ? Vì tiền mà dùng sai mục đích thì Phước hết thứ đến tiền để hoài trong nhà không dùng đến thì tất phát sinh ra tai họa. Chúng ta cứ quan sát những người xung quanh mình sẽ nhận ra điều này. * Tiền dùng sai mục đích thể hiện ở sự phí phạm quá mức, mua cái không đáng mua cho người hư hỏng không đáng cho thì sau này mình không còn tiền nữa. * Tiền để yên không dùng tới là tiền mà ta cất giấu trong tủ vàng chôn dưới đất hay để ở một nơi bí mật nào đó v.v.... 5 10 năm sau tự nhiên trong nhà phát sinh chuyện xui xẻo tai họa ập đến mất hết. Còn đồng tiền do bất chính mà cất giấu để yên một chỗ thì tác họa đáng sợ hơn. Chúng ta đã từng thấy có những nhà rất giàu có nhưng con cái hư hỏng chơi heroin thuốc lắc đua xe v.v...dẫn đến những cái chết đột tử. Ta biết chắc rằng đồng tiền kiếm được đó không trong sạch và tiền đang tàn phá gia đình họ. Theo nguyên lý cứ tiền để yên một chỗ thì phát sinh tai họa trong nhà. Chúng ta thấy tiền dùng đúng mục đích thì có Phước mà để yên thì sinh tai họa trong nhà bởi vậy mới nói tiền vừa là niềm vui vừa là gánh nặng. Chúng ta nhận thức rằng khi Chư Phật Bồ Tát giao cho ta một điều quý giá là giao cho ta sứ mạng chứ không phải để ta hưởng thụ. Chẳng hạn Chư Phật trợ Duyên cho ta một trí tuệ sáng suốt là để ta lo cho đời cho Đạo chứ không phải ta khoe khoang hưởng thụ. Tương tự đồng tiền là Phước của quá khứ cho ta để ta biết san sẻ với mọi người chứ không phải để ta hưởng thụ vị kỷ mà tổn hết Phước lành. ĐỨC PHẬT dạy chúng ta về sử dụng đồng tiền như sau :
- - Để dành. - Đầu tư để làm ăn. - Mua sắm những nhu cầu cần thiết. - Chi trả những việc cần dùng. - Tặng biếu cúng dường bố thí làm phước thiện. Có người hỏi là tiền để dành với tiền để yên khác nhau chỗ nào ? Tiền để dành là số tiền an toàn cho gia đình ta ( Cư Sĩ ) hay an toàn cho đại chúng ( Tu Sĩ ). Đây là khoản tiền dự phòng căn bản nhằm đề phòng những bất trắc trong cuộc sống. Còn tiền để yên là tiền mà ta cứ muốn tích góp cho nhiều cho đầy nhằm thoã mãn lòng tham của mình thì đồng tiền này chắc chắn sẽ phát sinh tai họa trong một thời gian nào đó. Bây giờ chúng ta phân tích vài điều xem người có tiền và người không tiền thường mắc những bệnh gì ? - Người giàu có nhiều tiền mà xài tiền phung phí ăn chơi hưởng thụ thì tương lai sẽ hết tiền do Phước bị tổn. Ngược lại người mà 1 xu cũng không dám bố thí giúp đỡ người khác là người mắc bệnh keo kiệt bỏn xẻn thì tương lai cũng không có tiền nữa. - Người Phật tử có trí tuệ thì càng bố thí cúng dường thì càng kín đáo khiêm tốn thì được Phước báu cực kỳ lớn. Còn người hành thiện mà thường khoe khoang hoặc giúp đỡ người mà nói nặng nói nhẹ thì Phước sẽ suy giảm. - Người mà lấy vật chất làm thước đo giá trị con người thì quả báo của họ là vật chất và thường ràng buộc họ ở cõi người trở xuống địa ngục ngạ quỷ súc sanh. Còn người mà đánh giá con người bằng Tâm Đạo tâm hồn thánh thiện thì có quả báo từ cõi người trở lên các tầng trời của chư Thánh Phật.
- Người Đạo đánh giá con người trên nhân cách tâm hồn. Ta kính trọng một người vì người đó có nguồn Đạo lý Phật Pháp chứ không phải vì người đó có nhiều tiền.Đó là lý do tại sao ta phải kính trọng Tăng Ni những người có cuộc sống rất thanh bạch chỉ sống lo cho bá tánh lo cho Phật Pháp. Khi ta gặp Tăng Ni thì ta lễ lạy kính trọng xưng hô thành kính bởi vì Tăng Ni là những người học hỏi được Gíao Pháp của Đức Phật với nguồn Đạo lý bất tận, có trí huệ có lòng từ bi thương yêu chúng sinh. Chính vì những quý giá trong trái tim thương yêu tràn đầy, trong bộ óc trí tuệ sáng suốt đó mà ta đãnh lễ cũng chính vì ta biết đãnh lễ trước chân giá trị của những bậc chân tu học hỏi tu tập theo lời dạy của Đức Phật mà ta thuộc từ cõi người trở lên các bậc Thánh thăng hoa dần về tâm linh Đạo quả. Chúng ta biết " Tiền là một ông chủ ác độc nhưng là một người đầy tớ tử tế " tại sao như vậy ? Có nghĩa nếu ta coi tiền là ông chủ tiền là trên ta hơn ta mà ta phải tôn thờ thì đồng tiền sẽ sai khiến ta làm những điều ác độc bất nhân. Bản thân đồng tiền không ác độc nhưng chính do ta đã tôn thờ xem tiền là tất cả thì vì tiền ta sẽ làm điều ác độc. Tiền là người đày tớ tử tế bởi vì ta xem tiền chỉ là phương tiện để sống tiền không hơn giá trị con người do đó ta sẽ sử dụng đồng tiền hữu ích đúng giá trị và biết giúp đỡ con người. Người ít tiền thì lúc nào cũng lo kiếm tiền. Người có Phước thì kiếm tiền dễ tâm hồn họ thanh thản hay gặp may mắn thuận lợi được nhiều người giúp sức do đó dễ gặt hái thành công trong cuộc đời. Người mà ít Phước thì làm bửa nay phải lo bửa mai là do nghiệp ràng buộc mình. Người nghèo thì lúc nào cũng phải lo lắng mưu sinh người giàu thì chỉ lo khi họ có tham vọng có cái tham. Người nghèo mà có
- triết lý sống tri túc biết an phận thì mới không lo tạm ổn trong thanh bần. ĐỨC PHẬT có dạy 5 điều cho người Cư Sĩ tại gia sử dụng đồng tiền như sau : - Nuôi sống bản thân và gia đình. - Gíup đỡ những người có hoàn cảnh nghèo khổ cơ nhỡ bất hạnh. - Cúng dường Tam Bảo. - Tái đầu tư. - Dành dụm dự phòng. Trong 5 điều dạy trên chúng ta thấy có 2 điều ngoại thân là giúp đỡ tha nhân và cúng dường Tam Bảo và Đức Phật xếp thứ tự là giúp đỡ tha nhân lên trên rồi mới đến việc cúng dường Tam Bảo. Điều này cho thấy triết lý sống nhân ái tình người lòng từ bi bao la của Ngài đối với chúng sinh. Chúng ta cũng biết quý trọng người giàu có biết sống có Đạo lý nhưng không xu nịnh họ. Người ít tiền biết chấp nhận đời sống thanh bần biết siêng năng làm ăn làm Phước thì dần dần cuộc sống sẽ thay đổi. Ta nhớ đừng vì lòng tham mê tín mà làm phép trấn ếm qua bùa ngãi để có tiền mà tạo ác nghiệp ta chỉ làm Phước giúp người trong thiện nghiệp. Trên thế giới có những nhà Tỷ Phú như Bill Gates chủ hãng Microsoft những cống hiến của ông ta về điện tóan được áp dụng trên toàn cầu và cũng mang lại cho ông ta thành người giàu nhất hành tinh. Bill Gates cực kỳ giàu có nhưng ông ta có triết lý sống nhân ái nên ông ta cũng là nhà từ thiện lớn nhất thế giới. Bill Gatrs đã sớm viết di chúc để lại 80% giá trị tài sản của mình để phục vụ cho những người nghèo khổ bệnh tật Sida phong cùi viêm gan siêu vi chất độc da cam v.v.... Chúng ta thấy đồng tiền không phải là tất cả càng hiểu Đạo lý thì
- càng thấy tiền là trách nhiệm. Khi có nhiều tiền thì phải lo rất nhiều để làm sao sử dụng đồng tiền đó đúng có gía trị có ý nghĩa để đem lại an vui lợi ích hạnh phúc Đạo lý cho cuộc đời này. Hồ Quốc Vĩ Sưutầm
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Triết học phương Đông - Lý: Phần 1
302 p | 190 | 77
-
Vài nét sơ lược về sự Phát triển của Triết học Trung Hoa - Phần 1
11 p | 240 | 68
-
Vài nét về sự phát triển của Triết học Trung Hoa - Bình minh xuất hiện
31 p | 224 | 58
-
Một số vấn đề về lý luận và thực tiễn - Cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học: Phần 1
59 p | 307 | 51
-
Chính sách Tín dụng trong kinh tế thị trường định hướng XHCN - 6
6 p | 108 | 21
-
Tìm hiểu về Việt lý tố nguyên: Phần 2
224 p | 111 | 15
-
Giữa tân tiến và hậu tân tiến Phật giáo và Việt Nam trong cuộc giao lưu văn hóa Đông Tây
46 p | 96 | 15
-
Chân dung tinh thần Lý Bạch trong cảm nghĩ của Đỗ Phủ và Nguyễn Du
9 p | 130 | 13
-
Triết thuyết về Khổng Tử: Phần 1
120 p | 111 | 12
-
Phạm trù riêng chung và vận dụng vào Kinh tế thị trường - 2
8 p | 79 | 11
-
Hiệp định Genève chia đôi đất nước Việt Nam
5 p | 164 | 8
-
Tìm hiểu về khoa học nghịch lý: Phần 1
93 p | 57 | 5
-
KIến trúc Hà Nội dưới góc độ triết học - 1
5 p | 78 | 4
-
Đôi điều suy nghĩ về “Tiên học lễ, hậu học văn”
6 p | 55 | 4
-
Một số vấn đề đặt ra từ việc nhìn nhận về đặc điểm lao động của đội ngũ Giảng viên
3 p | 72 | 3
-
Vai trò của lý luận và thực tiễn trong dạy và học ở bậc đại học
4 p | 15 | 3
-
Tình hình nghiên cứu về tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Tày ở vùng Đông Bắc Việt Nam hiện nay
7 p | 13 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn