Trở ngại tâm lý trong giao tiếp với giảng viên của sinh viên năm thứ nhất trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế
lượt xem 4
download
Bài viết trình bày nhận định chung về thực trạng trở ngại tâm lý trong giao tiếp với giảng viên của sinh viên năm 1; Các trở ngại tâm lý trong giao tiếp với giảng viên của sinh viên năm thứ nhất; Các cách ứng phó trở ngại tâm lý trong giao tiếp với giảng viên của sinh viên năm 1.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Trở ngại tâm lý trong giao tiếp với giảng viên của sinh viên năm thứ nhất trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế
- TRỞ NGẠI TÂM LÝ TRONG GIAO TIẾP VỚI GIẢNG VIÊN CỦA SINH VIÊN NĂM THỨ NHẤT TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ TRẦN THỊ THUẬN - TRẦN THỊ MINH TÂM Khoa Tâm lý – Giáo dục 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Bước vào giảng đường đại học sư phạm với một môi trường mới lạ không chỉ mở ra những cơ hội học tập, giao lưu thầy cô và bạn bè, học tập tích lũy kiến thức, trải nghiệm nhằm thiết lập kĩ năng nghiệp vụ sư phạm để trở thành một giáo viên có tri thức và kĩ năng nghề nghiệp trong tương lai mà còn mở ra bao khó khăn, thách thức đòi hỏi sinh viên phải vượt qua. Khi bước vào cổng trường đại học người thanh niên trải qua bước ngoặt đặc biệt quan trọng trong cuộc đời của mình. Kể từ lúc này họ đã thuộc hàng ngũ những người được trang bị hệ thống tri thức, kỹ năng, kỹ xảo và cần tích cực để tham gia vào đội ngũ tri thức. Những năm đầu bỡ ngỡ với sự thay đổi lớn về phong cách học tập và sinh hoạt làm cho sinh viên gặp không ít khó khăn trong đời sống học đường. Đặc biệt là những khó khăn trong việc thiết lập các mối quan hệ mới trong nhà trường, nhất là khó khăn trong giao tiếp với giảng viên. Vì thế sinh viên thường không tự tin trong giao tiếp, trao đổi những vấn đề chưa hiểu với giảng viên, ngại ngùng, cảm thấy luống cuống, lung túng khi phát biểu. Nguyên nhân dẫn đến trở ngại đó có thể do sự trở ngại tâm lý trong giao tiếp mà họ không phát hiện ra hay không muốn vượt qua trở ngại đó. Nếu vượt qua được trở ngại đó kết quả giao tiếp sẽ tốt hơn còn ngược lại sẽ tạo tính ỳ trong giao tiếp ở những năm tiếp theo và sau khi ra trường sẽ khó phá vỡ tính ỳ đó. Để khắc phục những trở ngại trong giao tiếp của sinh viên và giúp sinh viên đạt kết quả tốt trong học tập thì bước phát hiện và phá bỏ những trở ngại trong giao tiếp của sinh viên với giảng viên là hết sức quan trọng và thiết thực. Quá trình rèn luyện kỹ năng giao tiếp với giảng viên của sinh viên là một trong những hành trang chuẩn bị vững chắc cho sinh viên gia nhập vào xã hội và thực hiện chức năng của mình. Vậy làm sao để vượt qua được những trở ngại đó, làm sao để nâng cao hiệu quả của việc giao tiếp giữa sinh viên với giảng viên. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài “Nghiên cứu trở ngại tâm lý trong giao tiếp của sinh viên năm thứ nhất với giảng viên trường ĐHSP, ĐH Huế”. Nghiên cứu được thực hiện trên 60 sinh viên năm thứ nhất thông qua phương pháp nghiên cứu bằng anket, phương pháp quan sát và phỏng vấn. Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Sinh viên năm học 2013-2014 Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế, tháng 12/2013, tr: 335-339
- 336 TRÂN THỊ THUẬN – TRẦN THỊ MINH TÂM 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 2.1. Nhận định chung về thực trạng trở ngại tâm lý trong giao tiếp với giảng viên của sinh viên năm 1 Để có thể nhìn nhận được thực trạng chung về trở ngại tâm lý trong giao tiếp với giảng viên của sinh viên năm 1 ở Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế, chúng tôi đã trưng cầu ý kiến của 60 SV qua câu hỏi: “Trong giao tiếp giảng viên, bạn có gặp trở ngại tâm lý không?” Kết quả cho thấy là có đến 96,7% SV trong số mẫu điều tra gặp phải trở ngại tâm lý trong giao tiếp với giảng viên. Cụ thể tần số xuất hiện những TNTL trong GT với GV của SV năm 1 được thể hiện ở bảng 1 dưới đây: Bảng 1. Mức độ tần suất gặp phải những trở ngại tâm lý trong giao tiếp với giảng viên của sinh viên năm 1 Các mức độ Số lượng Tỉ lệ % Rất thường xuyên 3 5 Thường xuyên 11 18.3 Thỉnh thoảng 40 66.7 Hiếm khi 4 6.7 Không bao giờ 2 3.3 Từ kết quả đã điều tra được, dễ nhận thấy rằng “mức độ thỉnh thoảng gặp khó khăn tâm lý” chiếm tỉ lệ khá lớn với 66,7% sinh viên, tiếp đó “mức độ thường xuyên” chiếm tần số 18,3% sinh viên và các mức độ khác giảm dần theo thứ tự như rất thường xuyên chiếm 5%, hiếm khi 6,7% và không bao giờ chỉ có 3,3%. Điều đó cho thấy chỉ một số rất ít sinh viên năm 1 tự tin phần nào vào khả năng giao tiếp, ứng xử phù hợp với giảng viên trong môi trường đại học. Còn hầu hết sinh viên năm 1 đều gặp trở ngại trong giao tiếp với giảng viên. Tuy vậy, dù nhận thức được mức độ về những trở ngại tâm lý trong giao tiếp với giảng viên nhưng việc sử dụng những cách ứng phó hiệu quả nhằm khắc phục những trở ngại này đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn mà không phải người sinh viên năm 1 nào cũng có được. 2.2. Các trở ngại tâm lý trong giao tiếp với giảng viên của sinh viên năm thứ nhất Để làm sáng tỏ bức tranh với những trở ngại tâm lý trong giao tiếp với giảng viên của sinh viên năm thứ nhất, trước hết chúng tôi tập trung vào khảo sát các loại trở ngại tâm lý trong giao tiếp với giảng viên mà sinh viên năm 1 gặp phải. Kết quả điều tra cho thấy những trở ngại tâm lý trong giao tiếp với giảng viên của sinh viên năm thứ nhất thường trải nghiệm là: “Thiếu tự tin e dè, ngại ngùng khi giao tiếp”, “Thụ động trong giao tiếp”, “sợ không làm hài lòng giảng viên” và “không diễn đạt lưu loát suy nghĩ của mình” (73,3% sinh viên). Lý giải cho kết quả này, sinh viên năm thứ nhất cho rằng do tính cách của bản thân như rụt rè, mặc cảm, trầm tính và do nhà trường ít có những buổi giao lưu, gặp gỡ giữa giảng viên và sinh viên nên sinh viên không diễn đạt lưu loát suy nghĩ của mình, sợ không làm hài lòng giảng viên. Những trở ngại tâm lý khác mà sinh
- TRỞ NGẠI TÂM LÝ TRONG GIAO TIẾP VỚI GIẢNG VIÊN... 337 viên năm thứ nhất gặp phải là “không biết cách tổ chức và duy trì cuộc giao tiếp” (65%) và “khó tạo thiện cảm với giáo viên khi giao tiếp” (61,7%). Tuy nhiên, bên cạnh những trở ngại tâm lý trong giao tiếp với giảng viên mà sinh viên năm thứ nhất gặp phải như trên đã nêu trên thì có 28,2% sinh viên năm thứ nhất “không bao giờ” gặp phải một số trở ngại tâm lý khác. Tiêu biểu là có 61,7% “không bao giờ” “sợ bị giảng viên ghét, trù dập” và 65% sinh viên được hỏi “không bao giờ” “sợ bị trừ điểm”. Ngoài ra, đáng lưu ý là không có sinh viên nào có lựa chọn “không hứng thú giao tiếp” với giảng viên. Có thể xem đây là những số liệu thống kê mang tín hiệu tích cực cho thấy các em rất mong muốn được cải thiện khả năng giao tiếp của mình nói chung và với giảng viên nói riêng. Với sự tự tin này, cùng với sự nỗ lực của bản thân, có thể sinh viên năm 1 sẽ phần nào dễ dàng hơn trong việc khắc phục những trở ngại tâm lý trong giao tiếp với giảng viên. Nhìn chung, từ kết quả điều tra cho thấy, số sinh viên năm 1 gặp phải trở ngại tâm lý trong giao tiếp với giảng viên ở mức độ khá cao, vì vậy nghiên cứu những biểu hiện cụ thể của trở ngại tâm lý trong giao tiếp với giảng viên cũng như những cách ứng phó với những trở ngại tâm lý nay là rất cần thiết để có thể đưa ra một số biện pháp tác động nhằm giảm thiểu những trở ngại tâm lý đó cho sinh viên năm 1. 2.3. Các biểu hiện của trở ngại tâm lý trong giao tiếp với giảng viên của sinh viên năm 1 Bảng 2. Biểu hiện của trở ngại tâm lý trong giao tiếp với giảng viên của sinh viên năm 1 Stt Biểu hiện Số lượng Tỉ lệ % 1 Vẫn tỏ vẻ tự nhiên như không có vấn đề gì 15 17 2 Không thích phát biểu ý kiến 14 16 3 Phát biểu lí nhí khi có yêu cầu 11 12.5 4 Không hoàn thành nhiệm vụ giảng viên giao 8 9.1 5 Thường xuyên nghỉ học 0 0 6 Nói chuyện trong lớp 1 1.1 7 Sợ gặp GV ấy, khi gặp thì lúng túng, hoang mang, ngại ngùng 9 10.2 8 Tâm trạng căng thẳng, cử chỉ gò bó, không hài lòng với chính 30 34.1 mình Nhìn chung, khi gặp trở ngại tâm lý trong giao tiếp với giảng viên biểu hiện của sinh viên năm 1 rất đa dạng. Biểu hiện thường xuyên xuất hiện nhất là “Tâm trạng căng thẳng, cử chỉ gò bó, không hài lòng với chính mình”. Tuy nhiên, một dấu hiệu tích cực khác cho thấy là dù biết có gặp trở ngại tâm lý khi giao tiếp với giảng viên của mình và cảm thấy gò bó không thoải mái nhưng sinh viên năm 1 vẫn đi học thường xuyên, không có hiện tượng nghỉ học hay nói chuyện trong lớp. Có thể thấy rằng sinh viên của trường là sinh viên sư phạm nên ý thức học tập rất cao, họ có tinh thần học tập, tiếp thu tri thức nghiêm túc, cũng như mong muốn được cải thiện những trở ngại tâm lý giữa họ và giảng viên giảng dạy mình.
- 338 TRÂN THỊ THUẬN – TRẦN THỊ MINH TÂM 2.4. Các cách ứng phó trở ngại tâm lý trong giao tiếp với giảng viên của sinh viên năm 1 Từ bảng 3 có thể dễ dàng nhận thấy rằng sinh viên năm 1 có hướng khắc phục những trở ngại tâm lý trong giao tiếp với giảng viên theo hướng rất tích cực, các bạn tập trung vào việc: “Tự nhận thức và rèn luyện năng lực giao tiếp cho chính mình bằng cách tìm tòi, học hỏi (như tham gia vào các khóa học kỹ năng mềm, các câu lạc bộ, các diễn đàn về kỹ năng giao tiếp, đọc các sách vở liên quan tới giao tiếp.” Có thể thấy rằng, tuy mới vào giảng đường đại học nhưng sinh viên năm 1 đã ý thức rất rõ về vai trò của giao tiếp và ảnh hưởng của nó đến kết quả học tập nên các em đã có ý thức rất rõ về việc cải thiện các kỹ năng đó. Nhiều sinh viên khác lựa chọn giải pháp “Tìm đến người thân, bạn bè hay những người có kinh nghiệm với mong muốn được chia sẻ”, 22.6% sinh viên chọn phương án “chủ động trong mọi hoạt động và sinh hoạt”. Các kết quả này cho thấy rằng sinh viên năm 1 đã cố gắng để cải thiện kỹ năng giao tiếp của mình. Cũng có một số sinh viên chọn cách lảng tránh bằng “Mơ ước những khó khăn này sớm đi qua”, nhưng số sinh viên này không nhiều (3.5% sinh viên). Bảng 3. Cách ứng phó trở ngại tâm lý trong giao tiếp với giảng viên của sinh viên năm 1 Stt Ứng phó với trở ngại tâm lý trong giao tiếp Số lượng Tỷ lệ Thứ bậc 1 Tự nhận thức và rèn luyện năng lực giao tiếp cho chính mình bằng cách tìm tòi, học hỏi (như tham gia vào các khóa học kỹ năng mềm, các câu lạc bộ, các 43 37.4 1 diễn đàn về kỹ năng giao tiếp, đọc các sách vở liên quan tới giao tiếp). 2 Chủ động trong mọi hoạt động học tập và sinh hoạt. 26 22.6 3 3 Mạnh dạn khéo léo trong mọi cuộc giao tiếp. 15 13.0 4 4 Mơ ước những khó khăn này sớm đi qua. 4 3.5 5 5 Tìm đến người thân, bạn bè hay những người có kinh 27 23.5 2 nghiệm với mong muốn được chia sẻ. 3. KẾT LUẬN Qua quá trình nghiên cứu thực trạng và lí luận chúng tôi thấy rằng: Sinh viên năm thứ nhất gặp trở ngại tâm lý trong giao tiếp với giảng viên ở mức độ khá thường xuyên. Các trở ngại mà sinh viên năm thứ nhất vấp phải phong phú và biểu hiện cũng khác nhau, Kết quả điều tra cho thấy những trở ngại tâm lý trong giao tiếp với giảng viên của sinh viên năm thứ nhất thường trải nghiệm là: “Thiếu tự tin e dè, ngại ngùng khi giao tiếp”, Thụ động trong giao tiếp”, “sợ không làm hài lòng giảng viên” và “không diễn đạt lưu loát suy nghĩ của mình”) với biểu hiện thường xuyên là: “Tâm trạng căng thẳng, cử chỉ gò bó, không hài lòng với chính mình.”. Cùng với những cách ứng phó tích cực từ phía sinh viên năm thứ nhất như: “Tự nhận thức và rèn luyện năng lực giao tiếp cho chính mình bằng cách tìm tòi, học hỏi (như tham gia vào các khóa học kỹ năng mềm, các câu lạc bộ, các diễn đàn về kỹ năng giao tiếp, đọc các sách vở liên quan tới giao tiếp.” và “Tìm đến người thân, bạn bè hay những người có kinh nghiệm với mong muốn được chia sẻ.”. Tuy nhiên, vẫn còn những khó khăn trong giao tiếp có những bạn sinh viên
- TRỞ NGẠI TÂM LÝ TRONG GIAO TIẾP VỚI GIẢNG VIÊN... 339 thụ động trong giao tiếp, e dè, nhút nhát, mơ tưởng cho những khó khăn trong giao tiếp giữa họ và giảng viên mau chóng qua nhanh mà không dám đối đầu, cải thiện những khó khăn ấy. Nhằm giúp sinh viên năm thứ nhất ứng phó hiệu quả với những trở ngại tâm lý trong giao tiếp với giảng viên cần khuyến khích sinh viên tích cực sử dụng các cách ứng phó tích cực thông qua việc, tổ chức các cuộc giao lưu trò chuyện cho giảng viên và sinh viên những buổi sinh hoạt ngoài giờ lên lớp để sinh viên dần dần tự tin hơn trong giao tiếp, tổ chức nhiều khóa học về kỹ năng mềm, kỹ năng giao tiếp… để đáp ứng nhu cầu học tập và giao lưu, giao tiếp với giảng viên của sinh viên. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Thạc (2009). Tâm lý học sư phạm đại học, NXB Đại học Sư phạm. [2] Đinh Văn Đáng. Giáo Trình kỹ năng giao tiếp, NXB Lao động - xã hội [3] Nguyễn Văn Lê. Vấn đề giao tiếp, NXB Thanh niên Hà Nội. [4] Huỳnh Cát Dung (2010). Trở ngại tâm lý trong giao tiếp của sinh viên với giảng viên ở một số trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn. [5] Ngô Công Hoàn (2007). Những trắc nghiệm tâm lý tập 1 (trắc nghiệm về trí tuệ), NXB Đại học Sư Phạm. TRẦN THỊ THUẬN TRẦN THỊ MINH TÂM SV lớp TLGD 4, Khoa Tâm lý – Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Tâm lý học quản lý: Phần 2 - PGS.TS. Vũ Dũng
142 p | 725 | 243
-
Cẩm nang giáo dục giới tính cho trẻ em
80 p | 239 | 42
-
Trở ngại tâm lý của học sinh trung học cơ sở trong hành vi tham gia học giáo dục giới tính - Nguyễn Phương Lan
17 p | 117 | 18
-
Trở ngại tâm lý trong thái độ của học sinh trung học cơ sở đối với môn học giáo dục giới tính - Nguyễn Phương Lan
9 p | 112 | 16
-
Giáo trình Tâm lý học quản lý: Phần 1 - Vũ Hùng
240 p | 15 | 8
-
Trở ngại tâm lý trong giao tiếp giữa sinh viên với giảng viên
8 p | 66 | 5
-
Vai trò của giảng viên trong việc tạo động lực thúc đẩy học viên học tập
4 p | 26 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn