Trường Đại học Bạc Liêu chuẩn bị tiến tới cơ chế tự chủ
lượt xem 2
download
Dựa trên cơ sở của báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ, giai đoạn 2009-2019 và Kế hoạch chiến lược phát triển Trường Đại học Bạc Liêu, giai đoạn 2020–2025, tầm nhìn 2030, người viết đã xem xét và đánh giá những kết quả đạt được cũng như chỉ ra những hạn chế thách thức của đơn vị trong thời gian qua, từ đó đề xuất một số giải pháp để phục vụ cho công tác tự chủ của Trường Đại học Bạc Liêu trong thời gian sắp tới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Trường Đại học Bạc Liêu chuẩn bị tiến tới cơ chế tự chủ
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC BẠC LIÊU CHUẨN BỊ TIẾN TỚI CƠ CHẾ TỰ CHỦ Nguyễn Phước Hoàng Trường Đại học Bạc Liêu 1. Mở đầu Trong bối cảnh đổi mới giáo dục và đạo tạo như hiện nay, việc tự chủ giáo dục đại học là yêu cầu cấp thiết nhằm phục vụ cho hoạt động quản trị đại học cũng như tạo ra sự linh hoạt, năng động cho cơ sở giáo dục đại học, nơi sáng tạo ra nguồn tri thức đáp ứng yêu cầu của thời đại mới. Không những thế, việc tự chủ giáo dục đại học còn làm tăng tính cạnh tranh giữa các cơ sở đào tạo đại học trong bối cảnh “trăm hoa đua nở”, bởi hiện nay hầu như các địa phương trên cả nước đều có trường đại học. Chính sự canh tranh như thế sẽ tạo động lực cho các đơn vị tự nỗ lực phấn đấu để hoàn thiện và khẳng định vị thế nhằm phát triển bền vững. Trường Đại học Bạc Liêu được thành lập theo Quyết định số 1558/QĐ-TTg ngày 24/11/2006 của Thủ tướng Chính phủ và là trường đại học công lập, trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu. Với chức năng đào tạo đa ngành, đa hệ, Trường Đại học Bạc Liêu luôn hướng người học tới ba mục tiêu: Có kiến thức chuyên ngành vững chắc; đảm bảo các kỹ năng cần thiết đáp ứng nhu cầu xã hội; trở thành một công dân có trình độ văn hóa cao và nhân cách tốt. Ngoài ra, nhà trường còn giữ vai trò nòng cốt trong đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ cho khu vực Bán đảo Cà Mau trên các lĩnh vực trọng yếu như Nông nghiệp - Thủy sản - Du lịch - Dịch vụ. Trong những năm qua, Chính phủ, Bộ giáo dục và Đào tào đã có chủ trương cho một số cơ sở đào tạo đại học thực hiện cơ chế tự chủ nhằm giảm bớt các thủ tục hành chính nhà nước, tăng tính chủ động, linh hoạt trong tổ chức thực hiện các hoạt động của đơn vị. Mặc dù sinh sau đẻ muộn nhưng với xu thế chung của giáo dục và đào tạo đại học hiện nay, Trường Đại học Bạc Liêu đang chuẩn bị mọi mặt để tiến tới thực hiện cơ chế tự chủ. Có thể nói, đây là nhiệm vụ hết sức khó khăn và đầy thử thách nhưng đồng thời là cơ hội mới để cho tập thể cán bộ, giảng viên Trường Đại học Bạc Liêu tự nỗ lực, phấn đấu nhằm khẳng định vị thế của mình, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. Dựa trên cơ sở của Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ, giai đoạn 2009-2019 và Kế hoạch chiến lược phát triển Trường Đại học Bạc Liêu, giai đoạn 2020 – 2025, tầm nhìn 2030, người viết đã xem xét và đánh giá những kết quả đạt được cũng như chỉ ra những hạn chế thách thức của đơn vị trong thời gian qua, từ đó đề xuất một số giải pháp để phục vụ cho công tác tự chủ của Trường Đại học Bạc Liêu trong thời gian sắp tới. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Tự chủ giáo dục đại học Để đảm bảo cho các cơ sở giáo đại học tự quyết định kế hoạch phát triển của đơn vị thì tại Điều lệ trường đại học, ban hành theo Quyết định số 153/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ở Điều 10 đã nêu rõ “trường đại học được quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật về quy hoạch, kế hoạch phát triển nhà trường, tổ chức các hoạt động đào tạo, khoa học, công nghệ, tài chính, quan hệ quốc 435
- tế, tổ chức và nhân sự”. Hay, Luật Giáo dục của Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, (số 38/2005 ngày 14 tháng 6 năm 2005) ở Điều 14 có đề cập về việc thực hiện phân công, phân cấp quản lý giáo dục, tăng cường quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của cơ sở giáo dục. Hoặc, Nghị quyết 14 của Chính phủ (14/2005/NQ-CP ban hành ngày 2 tháng 11 năm 2005) về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006 – 2020 cũng khẳng định tầm quan trọng của việc hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục đại học theo hướng “bảo đảm quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của cơ sở giáo dục đại học, sự quản lý của Nhà nước và vai trò giám sát, đánh giá của xã hội đối với giáo dục đại học, theo đó đổi mới cơ chế quản lý cần chuyển các cơ sở giáo dục đại học công lập sang hoạt động theo cơ chế tự chủ, có pháp nhân đầy đủ, có quyền quyết định và chịu trách nhiệm về đào tạo, nghiên cứu, tổ chức, nhân sự và tài chính; xóa bỏ cơ chế bộ chủ quản, xây dựng cơ chế đại diện sở hữu nhà nước đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập”. Như vậy, có thể hiểu tự chủ đại học, theo Nguyễn Thị Nên (2020) là “quyền của cơ sở giáo dục đại học quyết định sứ mạng và chương trình hoạt động của mình, cách thức và phương tiện thực hiện sứ mạng và chương trình hoạt động đó, đồng thời tự chịu trách nhiệm trước công chúng và pháp luật về mọi quyết định cũng như hoạt động của mình. Đây là hình thức quản trị thích hợp với những tổ chức không thuộc hệ thống hành chính (hệ thống có cấp trên cấp dưới; cấp dưới do cấp trên bổ nhiệm và phải làm theo quyết định của cấp trên)”. Từ các cơ sở pháp lý nêu trên, việc tự chủ giáo dục đại học được xem là chủ trương lớn và đúng đắn nhằm tạo điều kiện cho các cơ sở giáo dục đại học tự quyết định cũng như tự chịu trách nhiệm giải trình trước xã hội về những mặt hoạt động trọng yếu như công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học, tổ chức nhân sự, cơ sở vật chất và tài chính nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào sự quản lí của Nhà nước. Vì thế, với xu thế cạnh tranh và đổi mới giáo dục như hiện nay, Trường Đại học Bạc Liêu đang ráo riết chuẩn bị các điều kiện để tiến tới cơ chế tự chủ trong thời gian sớm nhất. Tuy nhiên, muốn thực hiện được cơ chế tự chủ là điều không hề dễ dàng, bởi đơn vị phải nỗ lực để hoàn thiện rất nhiều yếu tố, đặc biệt là yếu tố tài chính. Thực tế là trường đại học địa phương với tứ bề khó khăn thì việc tự chủ sẽ là bài toán đặt ra hết sức nan giải. Do đó, việc tự chủ của đơn vị chắn chắc sẽ khó có thể diễn ra một cách nhanh chóng mà chắc chắn sẽ tiếp cận tự chủ từng phần rồi dần tiến tới tự chủ hoàn toàn. 2.2. Hiện trạng Trường Đại học Bạc Liêu 2.2.1. Về công tác đào tạo a) Kết quả đạt được Trong những năm qua, Trường Đại học Bạc Liêu luôn chú trọng đến việc tổ chức thực hiện công tác liên kết đào tạo và mở mới một số mã ngành đào tạo hệ đại học. Hiện tại, Trường đã được cấp phép đào tạo 13 ngành Đại học, 12 ngành Cao đẳng thuộc 04 khoa chuyên ngành: Sư phạm, Công nghệ thông tin, Kinh tế, Nông nghiệp. Trường cũng tổ chức dạy và cấp chứng chỉ về sư phạm, kế toán trưởng, tin học, ngoại ngữ nhằm đáp ứng nhu cầu bồi dưỡng của cán bộ công chức cũng như người dân tỉnh Bạc Liêu và các vùng lân cận. Ngoài ra, Trường đã và đang phối hợp liên kết với các viện, trường đại học tại Hà Nội, Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Trà Vinh đào tạo 14 ngành Thạc sĩ. Không những thế, nhà trường còn thực hiện chuyển đổi phương thức đào tạo từ 436
- niên chế sang tín chỉ; xây dựng, bổ sung và điều chỉnh chương trình đào tạo phù hợp với mục tiêu đào tạo và chuẩn đầu ra; đổi mới phương pháp dạy học theo hướng hiện đại, rèn luyện kỹ năng, phát triển năng lực, đẩy mạnh ứng dụng CNTT và truyền thông trong dạy học. Năm 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 Đại học chính quy (ĐH CQ) Số SV 457 287 596 449 726 458 362 489 340 Số ngành ĐT 9 9 10 12 12 12 12 13 10 Cao đẳng chính quy (CĐ CQ) Số SV 560 507 565 412 415 350 375 156 201 Số ngành ĐT 7 8 11 11 12 13 13 13 6 Đại học vừa làm vừa học (ĐH VLVH) Số SV 908 444 590 582 467 237 230 111 200 Số ngành ĐT 6 4 6 8 9 7 4 5 5 Cao đẳng vừa làm vừa học (CĐ VLVH) Số SV 87 0 53 0 0 0 0 0 0 Số ngành ĐT 2 1 1 1 1 1 1 1 1 Sau đại học (SĐH) Số SV 41 29 74 55 17 94 76 22 46 Số ngành ĐT 2 2 5 5 5 6 7 7 8 Nguồn: Báo cáo thống kê của Trường Đại học Bạc Liêu b) Những hạn chế, thách thức Về chương trình đào tạo và nội dung đào tạo của Trường vẫn còn nặng về cung cấp kiến thức, chưa chú trọng trang bị năng lực cần thiết cho sinh viên. Hơn nữa, tính mềm dẻo của chương trình đào tạo còn chưa cao, chưa gắn với đáp ứng nhu cầu xã hội, chưa có nhiều học phần tự chọn để sinh viên lựa chọn cho phù hợp với nguyện vọng và năng lực của bản thân các em. Về cơ sở vật chất, trang thiết bị, giáo trình, học liệu… tuy có phát triển, nhưng vẫn chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu đào tạo, đặc biệt là trong bối cạnh hội nhập. Do đó, khi lên lớp, một số giảng viên vẫn còn tình trạng “dạy chay, dạy suông”. Hơn nữa, là trường đại học địa phương nên 05 năm trở lại đây, công tác tuyển sinh của Trường gặp rất nhiều khó khăn, chưa đạt chỉ tiêu theo yêu cầu đề ra, thường đạt khoảng 60-70% so với chỉ tiêu được giao (1.000 sinh viên/năm). Đặc biệt, năm 2020, các ngành sư phạm bị vướng bởi quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo nên không được tiếp tục mở dẫn đến sự sụt giảm số lượng sinh viên rất đáng kể. Thêm vào đó, việc mở rộng quy mô đào tạo ở đơn vị vẫn còn mang tính thời vụ, thiếu sự cạnh tranh bền vững. Việc triển khai đào tạo liên thông, đào tạo văn bằng 2 của đơn vị còn chậm, chưa hiệu quả. Điều đáng quan tâm nữa là do cơ chế quy định việc mở mã ngành học mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo nên đã ảnh hưởng rất lớn đến quy mô mở rộng ngành học của 437
- đơn vị. Cụ thể, chỉ tiêu mở thêm ngành đào tạo mới trong kế hoạch chiến lược 2011- 2019 của nhà trường đạt được rất thấp so với chiến lược đề ra. Hơn nữa, do chương trình đào tạo của nhà trường chưa được kiểm định, đánh giá ngoài nên Bộ Giáo dục và Đào tạo không cho phép tuyển sinh với số lượng năm sau cao hơn năm trước. Từ đó dẫn đến các ngành đào tạo của đơn vị không mới, không thu hút được lực lượng sinh viên cũng như không thể tuyển sinh với số lượng vượt cao hơn so với các năm trước đó. 2.2.2. Về hoạt động đảm bảo chất lượng giáo dục a) Kết quả đạt được Thời gian qua, nhà trường đã thành lập Tổ Đảm bảo chất lượng giáo dục theo Quyết định số: 331/QĐ-ĐHBL ngày 02/11/2010 của Hiệu trưởng Trường Đại học Bạc Liêu với chức năng là đơn vị tham mưu, giúp việc cho Hiệu trưởng trong công tác đánh giá, quản lý, đảm bảo chất lượng giáo dục của trường, đồng thời là đơn vị nghiên cứu, tư vấn các vấn đề đảm bảo chất lượng giáo dục. Hằng năm, Tổ Đảm bảo chất lượng giáo dục tổ chức đều đặn việc lấy ý kiến người học về hoạt động giảng dạy của giảng viên và hoạt động phục vụ; khảo sát sinh viên cuối khóa về chất lượng khóa học, chương trình đào tạo, cơ sở vật chất, các hoạt động hỗ trợ học tập; khảo sát tình hình việc làm của sinh viên tốt nghiệp; lấy ý kiến đồng nghiệp qua hoạt động dự giờ. Ngoài ra, nhà trường đã hoàn thành Báo cáo tự đánh giá cơ sở giáo dục theo bộ tiêu chuẩn cũ (10 tiêu chuẩn, 61 tiêu chí) với kết quả tự đánh giá đạt 56/61 tiêu chí (91,8%); đã triển khai tự đánh giá 07 chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn AUN-QA (18 tiêu chuẩn) bao gồm chương trình đào tạo của các ngành: Đại học Tin học ứng dụng; đại học Ngữ văn; Đại học Tiếng Anh; dại học Kế toán Tổng hợp; đại học Nuôi trồng Thủy sản; đại học Sư phạm Sinh và đại học Sư phạm Hóa. Hiện tại, nhà trường đang đẩy mạnh hoạt động rà soát, cải tiến và hoàn thiện một số chương trình đào tạo ở các Khoa chuyên môn để chuẩn bị tiến tới việc kiểm định đánh giá ngoài tiến tới chuẩn hóa chương trình đào tạo. b) Hạn chế, thách thức Mặc dù nhà trường đã triển khai tự đánh giá được 07 chương trình đào tạo, tuy nhiên việc tự đánh giá này còn mang tính chủ quan, thiếu nhiều minh chứng. Hơn nữa, đối với bộ tiêu chuẩn cũ, nhà trường đã đạt được hầu hết các tiêu chí, nhưng khi áp dụng đánh giá theo bộ tiêu chuẩn mới (TT 12/BGD&ĐT) thì kết quả đạt rất thấp, đáng báo động, chỉ có khoảng 16% tiêu chuẩn đạt yêu cầu. Việc lấy ý kiến đánh giá của các nhà tuyển dụng về tình hình năng lực làm việc sinh viên sau khi ra trường, hay việc lấy ý kiến đánh giá của cựu sinh viên về chương trình đào tạo vẫn chưa được Tổ Đảm bảo chất lượng giáo dục thực hiện thường xuyên. Nhà trường còn đang trong giai đoạn xây dựng kế hoạch cải tiến chất lượng chưa đến hoạt động tự đánh giá; kế hoạch kiểm định cơ sở giáo dục cũng như chương trình đào tạo nên chưa đạt kết quả theo yêu cầu. Cuối cùng là kinh phí đầu tư cho hoạt động đảm bảo chất lượng của nhà trường chưa được quan tâm, đầu tư đúng mức. 438
- 2.2.3. Về hoạt động nghiên cứu khoa học a) Kết quả đạt được Thời gian qua, cán bộ giảng viên nhà trường đã nỗ lực tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học và công bố được 146 sản phẩm nghiên cứu khoa học (gồm 02 đề tài cấp Tỉnh, 07 đề tài cấp Cơ sở của Sở KHCN và 137 đề tài cấp Cơ sở của Trường); 173 bài báo khoa học trong nước và quốc tế (quốc tế: 20, trong nước: 153); 191 bài kỷ yếu hội (quốc tế 30 bài, trong nước: 161 bài); 113 giáo trình, sách chuyên khảo, tài liệu tham khảo được xuất bản; Thông tin Khoa học Giáo dục Trường ĐHBL được xuất bản 03 kỳ/năm với tổng số là 179 bài. Số lượng cán bộ giảng viên tham dự hội thảo: 196 (quốc tế 17, trong nước 179); Số lượng GV đi tập huấn chuyên môn: 71 (quốc tế 18, trong nước 53). Bảng 1: Số lượng đề tài (2010 – 2019) Đề tài Năm học Tổng NCKH 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 37 17 20 15 14 12 09 07 07 08 146 Giảng 01CT 09Tr 07Tr 02CS 03CS Tr Tr Tr 01CT 01CS 02CT viên 05Tr, 08K 13K 13Tr 11Tr 01CS 07Tr 07CS 31K 05Tr 137Tr Sinh 13 15 21 03 04 56 viên * CT: Cấp tỉnh, CS: Cấp cơ sở, Tr: Cấp trường, K: Cấp khoa Bảng 2: Số lượng công bố khoa học (2010 – 2019) Năm học Nội dung Tổng 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 Trong 14 03 01 09 10 17 36 17 20 26 153 Tạp nước chí Quốc 03 03 - - 01 01 01 03 07 01 20 tế ISI 01ISI Kỷ Trong 14 04 02 22 28 11 17 12 14 37 161 yếu nước hội Quốc thảo - - 01 13 01 - - 06 06 03 30 tế Thông tin 30 28 23 18 13 22 16 17 08 04 179 KH&GD Nguồn: Báo cáo thống kê của Trường Đại học Bạc Liêu b) Hạn chế, thách thức Với số lượng bài báo công bố có tăng nhưng công bố trên các tạp chí có chỉ số ISI và trong danh mục Scopus còn hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng đội ngũ cán bộ giảng viên của Trường và kết quả đạt được cũng chỉ mang tính tự phát. Số 439
- lượng cán bộ giảng viên tham gia thực hiện đề tài NCKH, hay công bố bài báo chỉ tập trung vào một số ít cán bộ giảng viên chứ chưa được lan tỏa rộng khắp cả đơn vị. Trong 05 năm trở lại đây, số lượng đề tài nghiên cứu khoa học giảm đáng kể, đặc biệt là nghiên cứu khoa học trong sinh viên. Từ năm 2016 đến nay không có đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên được đăng kí và thực hiện. Ngoài ra, cán bộ giảng viên chưa đăng ký thành công các đề tài cấp Bộ, cấp Nhà nước, các đề tài thuộc Chương trình Tây Nam Bộ. Điều đáng quan tâm nữa là hằng năm, Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu chỉ cấp 150 triệu cho đơn vị hoạt động về nghiên cứu khoa học nên không thể tạo sự đột phá đối với hoạt động nghiên cứu khoa học ở quy mô rộng lớn. 2.2.4. Về công tác tổ chức, cán bộ a) Kết quả đạt được Công tác rà soát, sửa đổi bổ sung quy chế, quy định của đơn vị đã tiến hành sửa đổi, bổ sung và ban hành mới các quy chế, quy định như: quy tắc ứng xử của cán bộ, viên chức và sinh viên trong trường; các quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động quản lý đào tạo; các quy định về hoạt động khoa học và công nghệ; hay quy định quản lý hoạt động sáng kiến; các quy định hoạt động sở hữu trí tuệ, nghiên cứu khoa học của sinh viên; các quy định liên quan đến công tác Quản lý sinh viên; nội quy Kí túc xá, Thư viện, Phòng thực hành;… Về tổ chức bộ máy của đơn vị cơ bản đã được hoàn thiện. Cơ cấu tổ chức bộ máy của đơn vị hiện tại gồm 03 khối: khối quản lý có 08 phòng, tổ; khối giảng dạy và nghiên cứu gồm 06 khoa, bộ môn; khối ứng dụng và dịch vụ gồm 02 trung tâm. Về chất lượng nguồn nhân lực: Khi thành lập, nhà trường có 150 GV (trong đó có 02 tiến sĩ và 21 thạc sĩ) đến nay, nhà trường có 189 GV (trong đó 01 PGS tiến sĩ, 17 tiến sĩ, 148 thạc sĩ), có 35 giảng viên hiện đang học nghiên cứu sinh, cao học ở trong và ngoài nước. Về luân chuyển, quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại viên chức giữ chức vụ lãnh đạo và thay đổi chức danh nghề nghiệp để đáp ứng yêu cầu công tác, nhà trường đã điều động một số giảng viên, chuyên viên, cán sự và tương đương từ đơn vị này sang đơn vị khác. Nhà trường đã triển khai thực hiện công tác rà soát, bổ sung quy hoạch BGH, lãnh đạo cấp khoa, phòng, tổ, bộ môn giai đoạn 2016-2021 và quy hoạch giai đoạn 2021-2026. Công tác bổ nhiệm mới, bổ nhiệm lại được đơn vị thực hiện đảm bảo theo quy định. Về chính sách, chế độ đối với viên chức bao gồm nâng bậc lương thường xuyên, nâng bậc lương trước khi nghỉ hưu, nâng lương trước hạn do có thành tích xuất sắc, đối chiếu báo cáo thu nộp BHXH, giải quyết chế độ hưu trí, thôi việc, cấp phát thẻ BHYT, làm sổ BHXH,... đã được nhà trường triển khai thường xuyên và theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo quyền lợi cho cán bộ, viên chức, người lao động. Về công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức, nhà trường đã thực hiện rất tốt như mở lớp bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên; phối hợp với Trường chính trị Châu Văn Đặng mở lớp bồi dưỡng trung cấp lý luận chính trị; xét cử viên chức đi học sau đại học trong và ngoài nước, học các lớp bồi dưỡng về quản lý nhà nước, quản trị đại học… 440
- b) Những hạn chế, thách thức Dù có nhiều chuyển biến, nhưng đội ngũ cán bộ giảng viên của đơn vị vẫn còn nhiều hạn chế, chưa đồng bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển bền vững và hội nhập của đơn vị. Hiện tại, đội ngũ cán bộ giảng viên của nhà trường tương đối đông nhưng chưa đủ mạnh, nhiều ngành đào tạo còn thiếu giảng viên cơ hữu có trình độ tiến sĩ trở lên. Ngoài ra, nhà trường còn thiếu những cán bộ lãnh đạo, quản lý giỏi, nhà khoa học và chuyên gia đầu ngành trên nhiều lĩnh vực. Còn một bộ phận cán bộ, viên chức thiếu quyết liệt trong thực hiện nhiệm vụ được giao. Nhiều giảng viên có học hàm, học vị cao nhưng chưa phát huy tốt khả năng trong đào tạo và nghiên cứu khoa học; đội ngũ cán bộ trẻ còn chậm đầu tư chuyên môn toàn diện; động cơ học tập để nâng cao trình độ ở một bộ phận giảng viên chưa cao; trình độ ngoại ngữ, tin học của giảng viên còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy, tiếp cận các nguồn học liệu hiện đại cũng như các nguồn học bổng du học. Đặc biệt, hiện tại còn một số giảng viên trẻ vẫn chưa được xét vào biên chế nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến tư tưởng của họ trong việc đóng góp, cống hiến toàn lực, toàn tâm cho đơn vị. 2.2.5. Về cơ sở vật chất và tài chính a) Kết quả đạt được Đối với cơ sở vật chất, nhà trường luôn quan tâm, đầu tư: tăng cường xây dựng các phòng chức năng, trang bị trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy - học tập và nghiên cứu (thư viện, phòng thí nghiệm, phòng máy, nhà tập đa năng,…). Bảng 1: Cơ sở vật chất TT Nội dung Số lượng Diện tích I Diện tích đất đai 5 ha II Diện tích sàn xây dựng 15.344 m2 1 Hội trường, giảng đường, phòng học 54 phòng 6.274 m2 2 Phòng học máy tính 7 phòng 545 m2 3 Phòng học ngoại ngữ 1 phòng 75 m2 4 Thư viện 9 phòng 2.250 m2 5 Phòng thí nghiệm 5 phòng 528 m2 6 Xưởng thực tập, thực hành 2 phòng 120 m2 7 Diện tích nhà ăn của cơ sở đào tạo 381 m2 8 Diện tích hội trường 530 m2 9 Diện tích nhà thi đấu đa năng 1.057 m2 10 Nhà hiệu bộ (nhà làm việc) 2 nhà III Ký túc xá (500 chỗ) 72 phòng 6.119 m2 IV Diện tích sân vận động 01 1.500 m2 441
- Bảng 2: Ký túc xá cho sinh viên Các tiêu chí 2014 2015 2016 2017 1. Tổng diện tích phòng ở (m2) 2280 2280 2280 2280 2. Số lượng sinh viên 3. Số sinh viên có nhu cầu ở ký túc xá 400 234 209 177 4. Số sinh viên được ở ký túc xá 400 234 209 177 4. Tỷ số diện tích trên đầu sinh viên ở trong ký 5,7 9,7 10,9 12,9 túc xá, m2/người Nguồn: Báo cáo thống kê của Trường Đại học Bạc Liêu Về Tài chính, Trường Đại học Bạc Liêu là một cơ sở đào tạo và nghiên cứu khoa học công lập, nguồn tài chính phục vụ cho hoạt động của đơn vị bao gồm: nguồn ngân sách nhà nước cấp; nguồn thu sự nghiệp từ học phí, lệ phí từ người học theo quy định của Nhà nước; thu từ các hoạt động hợp tác đào tạo, nghiên cứu khoa học, và các khoản thu khác. Công tác tài chính và quản lý tài chính của Trường từ khâu xây dựng dự toán, thu, chi đến khâu quyết toán đều được thực hiện đúng quy định, công khai, minh bạch và được kiểm tra, kiểm toán thường xuyên, định kì bởi các cơ quan có thẩm quyền. Trường chấp hành đúng chế độ thu, mức thu học phí, lệ phí theo đúng quy định của Nhà nước. Công tác mua sắm tài sản cố định được đơn vị tổ chức thực hiện theo đúng nội dung, phạm vi dự toán được duyệt; việc mua sắm tài sản đều thông qua đấu thầu theo quy định của Luật Đấu thầu và các văn bản hướng dẫn có liên quan của Bộ Tài chính. b) Những hạn chế, thách thức Bằng việc triển khai thực hiện Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước, công tác quản lý, sử dụng cơ sở vật chất, nhà trường còn chậm đổi mới, chưa đồng bộ với cơ chế quản lý tài chính, chưa đáp ứng được yêu cầu trong tình hình mới. Số lượng và chất lượng cơ sở vật chất hiện tại ở đơn vị còn nhiều bất cập, chưa hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu dạy - học; diện tích phòng học còn hạn chế, nhiều hạng mục đã xuống cấp, nguồn ngân sách duy tu, bảo dưỡng và xây dựng bổ sung còn chưa đảm bảo. Quy hoạch tổng thể của nhà trường chưa đồng bộ, hiệu quả sử dụng thấp. Về tài chính, nhà trường đã sửa đổi, bổ sung chế độ chi tiêu (chế độ công tác phí, phụ cấp lưu trú…) nhưng nguồn kinh phí được bổ sung có hạn, chưa đáp ứng theo yêu cầu, nhiệm vụ nên gặp nhiều khó khăn trong điều hành. Nguồn thu chủ yếu của Trường là từ thu học phí, tuyển sinh hệ chính quy và đào tạo sau đại học nhưng trong những năm gần đây đang giảm đáng kể so với năm các trước. Hiện tại, nhà trường chưa tìm được những nguồn thu mới và lớn nên ảnh hưởng không nhỏ đến nguồn thu nhập tăng thêm của cán bộ viên chức. Ngoài việc lập dự toán hàng năm nguồn kinh phí chi thường xuyên, nhà trường chưa có sự chuẩn bị cần thiết về các chương trình, dự án nên ít tranh thủ được kinh phí đầu tư của nhà nước (Kinh phí của Tỉnh và các chương trình mục tiêu quốc gia). Không những thế, hiện tại, nhà trường còn phụ thuộc nhiều vào nguồn thu học phí, vì thế nếu không đảm bảo được nguồn thu sẽ là thách thức lớn. Hơn nữa, trong bối cảnh tuyển sinh ngày càng khó khăn và nhiều biến động như hiện nay thì nguồn thu học phí trở nên khó bền vững, nguy cơ rủi ro cao nếu nhu cầu thị trường lao động bão hòa. Thêm vào đó, 442
- nguồn thu từ các dịch vụ chưa nhiều nên đã gây nhiều khó khăn cho đơn vị trong thời gian sắp tới. 2.3. Những giải pháp chuẩn bị cho cơ chế tự chủ sắp tới của Trường Đại học Bạc Liêu 2.3.1. Về công tác đào tạo a) Nâng cao chất lượng đào tạo Để phục vụ tốt cho hoạt động đào tạo, nhà trường cần xây dựng và phát triển học liệu điện tử và xây dựng hạ tầng CNTT cũng như thí điểm đào tạo thông qua E- learning ngành CNTT và TC-NH (lập kế hoạch, xây dựng nội dung khóa học, tiến hành đào tạo, đánh giá và chỉnh sửa). Ngoài ra, nhà trường tiếp tục khuyến khích đội ngũ giảng viên tự nâng cao khả năng ngoại ngữ nhằm từng bước đưa vào giảng dạy nhiều môn học bằng tiếng Anh, đồng thời xây dựng và triển khai chương trình đào tạo Tiếng Anh, tin học để sinh viên đạt chuẩn đầu ra theo yêu cầu. Điều đặc biệt quan trọng là bản thân mỗi giảng viên phải có ý thức tự đổi mới phương pháp giảng dạy, điều chỉnh phương pháp đánh giá theo hướng tập trung phát triển năng lực. b) Phát triển chương trình đào tạo và mở rộng quy mô đào tạo Nhà trường tăng quy mô đào tạo trên cơ sở mở thêm lĩnh vực và ngành đào tạo; đẩy mạnh phát triển chương trình đào tạo sau đại học, chương trình đào tạo chất lượng cao nhằm tiến tới phát triển chương trình đào tạo chất lượng cao và uy tín. Hơn nữa, nhà trường tiếp tục mở rộng hợp tác đào tạo với các cơ sở trong và ngoài nước cũng như xây dựng kế hoạch triển khai hoạt động liên kết đào tạo với các đối tác mà đơn vị đã ký kết các biên bản ghi nhớ MoU (các trường thành viên ĐHQGHCM, ĐH Cần Thơ, ĐH Trà Vinh, ĐHQT Hồng Bàng, ĐH Đồng Tháp…). Điều quan trọng nữa là nhà trường cần phát triển chương trình đào tạo ngắn hạn đáp ứng nhu cầu xã hội cũng như nghiên cứu xây dựng nội dung chương trình một số khóa đào tạo, bồi dưỡng mới (Marketing, Nghiệp vụ khai báo thuế, Tiếng Anh chuyên ngành, Quản trị bán hàng, Kỹ năng chuyên sâu về kế toán, Kiểm toán, Tin học dành cho trẻ em…). c) Đổi mới công tác tuyển sinh Để thu hút người học, nhà trường cần đổi mới công tác tuyển sinh; khai thác hiệu quả các mối quan hệ từ việc hợp tác với các trường danh tiếng trong và ngoài nước, từ cựu sinh viên, doanh nghiệp… Ngoài ra, nhà trường cần ứng dụng chiến lược marketing hiện đại vào công tác tuyển sinh; đẩy mạnh công tác truyền thông, đa dạng hóa các phương tiện truyền thông; có chính sách hợp lý để thu hút người học cũng như thiết kế tờ rơi, panel… với nội dung nêu rõ sự đổi mới chương trình đào tạo định hướng ứng dụng, sự cam kết của nhà tuyển dụng, sự kí kết hợp tác với các trường đai học uy tín, các chương trình trao đổi sinh viên. Tổ chức các mô hình thu hút học sinh từ các Trường trung học phổ thông đến tham quan và tìm hiểu Trường Đại học Bạc Liêu (BLU- tour; Trại hè Sáng tạo kỹ thuật BLU; phối hợp với Đoàn trường ĐHKT-Luật tổ chức các buổi tuyên truyền phổ 443
- biến Luật, ĐHBK tổ chức các cuộc thi Khoa học Vui cho học sinh…). Có thể nói đây là những mô hình đào tạo mới cần phải phát huy triệt để nhằm thu hút số lượng sinh viên đến với đơn vị. 2.3.2. Về công tác đảm bảo chất lượng giáo dục Để đơn vị tiếp tục phát triển vững bền thì hoạt động quan trọng nhất là phải đẩy mạnh công tác rà soát, cải tiến hoàn thiện chương trình đào tạo và xúc tiến nhanh việc kiểm định đánh giá ngoài. Nếu không thực hiện được hoạt động này thì đơn vị sẽ không được tuyển sinh với số lượng vượt quá mức quy định của các năm trước, đồng thời sẽ không mở được ngành học mới. Như vậy, có thể khẳng định, đây là hoạt động cực kì quan trọng và là sự sống còn của đơn vị. Do đó, đòi hỏi từ lãnh đạo đến mỗi cán bộ giảng viên cần có sự đồng lòng, dốc hết tâm lực để thực hiện tốt công tác rà soát, cải tiến hoàn thiện chương trình đào tạo và đánh giá ngoài đạt được đúng tiến độ, yêu cầu đề ra. Không những thế, nhà trường cần thiết kế lại các mô đun dạy học lý thuyết, tăng cường thực hành định hướng ứng dụng nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo đầu ra. Nói chung, để tiến tới cơ chế tự chủ, nhà trường cần xây dựng thương hiệu mạnh, có uy tín trong công tác đào tạo thì mới thu hút được số lượng người học. 2.3.3. Về hoạt động nghiên cứu khoa học Hoạt động nghiên cứu khoa học là một trong những tiêu chí đánh giá sự lớn mạnh của đơn vị. Do đó, nhà trường cần đẩy mạnh quy chế hoạt động nghiên cứu khoa học nhằm phát huy hơn nữa sự nỗ lực, sáng tạo của mỗi cán bộ giảng viên cũng như tạo được sự công bằng đối với hoạt động này. Bởi, thực tế, có những cán bộ giảng viên rất tích cực tham gia nghiên cứu khoa học, ngược lại có không ít cán bộ giảng viên vẫn còn thờ ơ, mặc dù bản thân có sẵn năng lực về nghiên cứu, sáng tạo. Bên cạnh đó, nhà trường tiếp tục khuyến khích cán bộ giảng viên phải kết hợp chặt chẽ giữa hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học để nâng cao chất lượng. Đồng thời, nhà trường cần tranh thủ sự ủng hộ của Đại học Quốc gia HCM từ nguồn nhân lực cho đến cơ sở vật chất - kỹ thuật để phát huy hiệu quả của hoạt động nghiên cứu khoa học cho đơn vị trong thời gian tới. Ngoài ra, nhà trường còn làm đầu mối chính trong các hoạt động hợp tác nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, phục vụ cộng đồng; làm cầu nối trong các nghiên cứu phục vụ phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh; đóng góp và khuyến nghị chính sách về đào tạo, NCKH và phát triển KT-XH. Điều quan trọng là nhà trường cần có kế hoạch để tăng nguồn thu từ hoạt động khoa học công nghệ, chuyển giao công nghệ đối với các tổ chức, cá nhân. 2.3.4. Về công tác tổ chức, cán bộ Trước tiên, cần nâng cao nhận thức cho giảng viên nhằm đồng thuận với nhà trường tháo gỡ những khó khăn vướng mắc và cùng nhau phấn đấu quyết tâm nâng cao chất lượng đào tạo. Thứ hai, nhà trường phải tiếp tục tinh giảm nhân sự, nhất là đội ngũ giảng viên Khoa Sư phạm hiện đang trong tình trạng dôi dư. Giải pháp trước mắt là nhà trường cần động viên, khuyến khích những giảng viên lớn tuổi về nghỉ sớm theo chính sách. Thứ ba, nhà trường có thể mở thêm các trung tâm, dịch vụ để chuyển đổi công 444
- việc cho những giảng viên dôi dư. Thứ tư, trong thời gian một số giảng viên đang thiếu tiết thì nhà trường cần tạo điều kiện cho họ tham gia đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, hoặc chuyển đổi công việc sao cho thích ứng với những dịch vụ mà đơn vị chuẩn bị mở trong thời gian sắp tới. Cụ thể, nhà trường tiếp tục quan tâm thực hiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực với các nhiệm vụ trọng tâm như: Thực hiện gửi đào tạo 50 giảng viên của Trường đi học tập trình độ tiến sĩ tại các trường đại học lớn, uy tín, trong nước và quốc tế; thực hiện các hỗ trợ cần thiết để phát triển lực lượng giảng viên có trình độ tiến sĩ ở đơn vị tham gia các hoạt động đồng đào tạo, đồng hướng dẫn nghiên cứu sinh, thạc sĩ; tham gia nghiên cứu khoa học; tham dự các hội thảo, hội nghị lớn trong nước và quốc tế, tăng cường công bố khoa học nhằm đảm bảo trong 03 năm có đủ điều kiện đăng ký học hàm PGS; thực hiện chuẩn hóa, hiện đại hóa số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ viên chức: Tăng tỉ lệ đội ngũ giảng viên có trình độ cao, đội ngũ quản lý, chuyên viên có tính chuyên nghiệp cao. Điều đáng quan tâm nữa là nhà trường cần xây dựng kế hoạch chuẩn hóa đội ngũ về ngoại ngữ (Chứng chỉ Anh văn quốc tế, Văn bằng 2 Tiếng Anh), tin học, quản lý nhà nước, chính trị, bồi dưỡng PPGD, kỹ năng quản lý (CDIO, STEAM, ISO...) đáp ứng yêu cầu đào tạo và hội nhập quốc tế. 2.3.5. Về cơ sở vật chất và tài chính Nhà trường tiếp tục hoàn thiện công tác cơ sở vật chất theo kế hoạch trung và dài hạn theo chiến lược đề ra để phục vụ cho các hoạt động học tập, nghiên cứu, thực tập, thực hành theo hướng đồng bộ, hiện đại và hiệu quả, đặc biệt là khai thác hiệu quả mặt bằng hiện hữu, tạo cảnh quang hiện đại, thân thiện, gần gũi với môi trường xanh, sạch đẹp và thân thiện để thu hút ngày càng nhiều người đến học tập và nghiên cứu khoa học. Ngoài ra, các trang thiết bị cũng cần phải bổ sung, thay mới để bảo đảm chất lượng đào tạo. Hơn nữa, nhà trường đầu tư phát triển thêm một số phòng thí nghiệm hiện đại đạt tiêu chuẩn ISO, theo định hướng phát triển các ngành nghề nông nghiệp công nghệ cao, năng lượng mới, năng lượng tái tạo, công nghệ thông tin, thương mại điện tử, v.v.. phù hợp với định hướng phát triển, thế mạnh của tỉnh nhà và vùng bán đảo Cà Mau. Là trường đại học địa phương nên nhà trường rất cần có chính sách ưu tiên của nhà nước để đơn vị tháo gỡ những khó khăn trước mắt và dần hoàn thiện các yếu tố nhằm tạo đà cho việc tiến tới cơ chế tự chủ. Cụ thể, để có được cơ sở vật chất được đảm bảo và đủ điều kiện cho việc tự chủ thì rất cần Nhà nước đầu tư ban đầu cho đơn vị. Hay, Ủy ban nhân tỉnh cần tăng thêm cho kinh phí cho hoạt động nghiên cứu khoa học… Có được như thế, nhà trường mới đảm bảo được điều kiện cho việc tiến tới cơ chế tự chủ. Một điều rất quan trọng nữa là đơn vị rất cần có cơ chế thông thoáng để mở rộng mô hình đào tạo và các dịch vụ nhằm tạo được nguồn thu kinh phí đa dạng như nguồn thu học phí, nguồn thu về chuyển giao công nghệ, tư vấn pháp luật, nguồn thu từ các dịch vụ,... thì lúc đó nha trường mới có thể tự tin tiến tới tự chủ và phát triển bền vững. 3. Kết luận Có thể nói, tự chủ giáo dục đại học đã mở ra rất nhiều cơ hội cho các cơ sở đào tạo đại học nói chung, Trường Đại học Bạc Liêu nói riêng để tự hoạch định chiến lược phát triển bền vững mà không phải lệ thuộc nhiều vào sự quản lí nhà nước cũng như tự chịu trách nhiệm giải trình trước xã hội về các hoạt động của đơn vị. Tuy nhiên, việc tự chủ giáo dục đại học cũng là thách thức lớn cho đơn vị trong việc tự xoay sở, khắc 445
- phục các yêu cầu được đặt ra, nhất là vấn đề tài chính. Vì thực tế hiện nay, các trường đại học ở địa phương như Trường Đại học Bạc Liêu đang phải đối diện với nhiều khó khăn về số lượng tuyển sinh ngày càng giảm; không mở được ngành đào tạo mới, các ngành sư phạm thì bị dừng đào tạo, các dịch vụ thì chưa mở …. dẫn đến nguồn kinh phí của đơn vị không đủ chi cho nên việc tự chủ là vấn đề hết sức nan giải. Hơn nữa, Trường đại học Bạc Liêu là trường đại học công lập không chỉ mang sứ mạng đào tạo nguồn nhân lực tri thức cao mà còn có nhiệm vụ chính trị quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà nên không đặt lợi nhuận lên trên hàng đầu. Chính vì thế, vấn đề đặt ra là các trường đại học nói chung, Trường Đại học Bạc Liêu cần phải có sự hỗ trợ ban đầu của nhà nước về cơ sở vật chất cũng như cần có các cơ chế thông thoáng, cởi mở hơn để các đơn vị có thể tự xoay sở, tháo gỡ những khó khăn vướng mắc để tạo đà vững chắc cho đơn vị vững tin tiến dần tới cơ chế tự chủ trong thời gian sớm nhất. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hoàng Thị Cẩm Thương: Giải pháp tăng cường tự chủ đại học ở Việt Nam, Tạp chí Tài chính, kỳ 1, số tháng 3/2017. 2. Hoàng Thị Xuân Hoa: Tự chủ đại học – Xu thế của phát triển, VNU Media. 3. http://eba.htu.edu.vn/tin-tuc-su-kien/tu-chu-dai-hoc-co-hoi-va-thach- thuc.html 4. Luật Giáo dục của Quốc Hội nước Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, số 38/2005 ngày 14 tháng 6 năm 2005. 5. Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP của Chính phủ ban hành ngày 2 tháng 11 năm 2005: Nghị quyết về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006-2010 6. Nguyễn Minh Thuyết: Tự chủ đại học – Thực trạng và giải pháp, Đối thoại Giáo dục Việt Nam lần thứ nhất với chủ đề Cải cách giáo dục đại học ở Việt Nam, ngày 31/07 và 01/08/2014 tại TP Hồ Chí Minh. 7. Nguyễn Thị Nên (2020), Tự chủ đại học: cơ hội và thách thức, 8. http://eba.htu.edu.vn/tin-tuc-su-kien/tu-chu-dai-hoc-co-hoi-va-thach- thuc.html 9. Phan Thị Bích Nguyệt: Tự chủ đại học và các vấn đề nhức nhối cần lời giải, Hội thảo “Tự chủ Đại học – Cơ hội và thách thức” do Hiệp hội các trường Đại học, Cao đẳng Việt Nam tổ chức ngày 30/9/2016. 10. Quyết định số 153/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, ngày 30 tháng 7 năm 2003 việc ban hành “Điều lệ trường Đại học”. 11. Trường Đại học Bạc Liêu (2019), Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ giai đoạn 2009 – 2019 và triển khai nhiệm vụ, giải pháp đến năm 2021 và những năm tiếp theo. 12. Trường Đại học Bạc Liêu (2019), Kế hoạch chiến lược phát triển Trường Đại học Bạc Liêu, giai đoạn 2020 – 2025, tầm nhìn 2030. 446
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sử dụng phân tích nhân tố nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của học sinh
4 p | 72 | 4
-
Xây dựng cuốn tài liệu tham khảo “Tài liệu luyện thi tiếng Anh trình độ A2 dùng cho sinh viên Trường Đại học Sư phạm Thể dục thể thao Hà Nội”
6 p | 11 | 4
-
Xây dựng đề thi học phần đáp ứng chuẩn đầu ra chương trình đào tạo tại Trường Đại h ọc Công nghiệp Quảng Ninh
11 p | 13 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn